Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 17 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Từ ngàn xưa ông cha ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ phép là nét
đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận đánh giá phẩm chất của một
con người Việt Nam. Câu nói ấy làm nền tảng trong việc giáo dục con người,
mà trẻ từ 0- 6 tuổi là giai đoạn hình thành các quá trình tâm lý hết sức mạnh mẽ,
trẻ bắt chước rất nhanh những hành vi của mọi người xung quanh từ đúng đến
sai, vì trẻ chưa nhận thức được vấn đề mình làm là tốt hay xấu, là đúng hay sai.
Mỗi ngày trẻ đến lớp từ 6h30 sáng mãi đến 17h00 chiều mới về nhà. Vì vậy cơ
giáo mầm non đóng vai trị rất lớn trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ, là tấm
gương cho trẻ noi theo. Giáo dục lễ giáo ở lứa tuổi mầm non là tiền đề quan
trọng góp phần giáo dục thẩm mỹ, hình thành ở trẻ cơ sở đầu tiên về nhân cách
con người. Đó là những hành vi ứng xử có văn hố, biết nói lời hay, có hành
động đẹp, phân biệt đúng, sai, thật giả để có những thái độ phù hợp với những
người xung quanh và thể hiện tình cảm đúng với mọi sự vật hiện tượng.
Như chúng ta đã biết, trong điều kiện kinh tế phát triển, đang trên con
đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hố khác
nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tiếp thu thêm nhiều nền văn hóa
phổ biến, rộng rãi khác. Nhưng làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta “Hồ
nhập mà khơng hồ tan”. Trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là
“Vốn văn hoá của dân tộc Việt”, trong thời đại mới thì việc giáo dục cho trẻ phát
triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền thống
văn hố vốn có của cha ơng ta từ ngàn xưa, đó là nhiệm vụ cần và quan trọng
nhất trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay.
Ở lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số
kỹ năng sống ban đầu, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau
này của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển
nhân cách vì kinh nghiệm của trẻ cịn q nghèo nàn, đơn điệu…


Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt
động như: học tập, lao động, vui chơi… đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ
giáo cho trẻ. Giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình
cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo, bạn bè trong lớp
và mọi người xung quanh.
Là giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ luôn được chú
trọng, đặt lên hàng đầu và là việc làm cần thiết có vai trị to lớn trong việc giáo
dục trẻ khơng riêng bậc học Mầm non mà cịn nhiều bậc học khác. Năm nay khi
1

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn
chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi” để góp phần
vào q trình hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Giáo dục đạo đức, lễ giáo cho trẻ nhỏ là một cơng việc khó khăn và vô
cùng quan trọng. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố là nhằm hình thành nếp
sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực phù hợp
với lứa tuổi tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tham gia vào cuộc sống.
Có thể nói giáo dục lễ giáo cho trẻ khơng thể thiếu được trong việc giúp
trẻ trở thành con người mới của xã hội, giáo dục lễ giáo chính là hình thành cho
trẻ những kỹ năng tự phục vụ bản thân, có những hành vi, ứng xử phù hợp, có
văn hóa trong gia đình, trường lớp và trong xã hội.
Hơn ai hết cơ giáo chính là những người giúp trẻ có được những thói quen
tốt, hành vi văn minh trong cuộc sống. Với trẻ cơ giáo là một tấm gương sáng,
những gì cơ giáo nói, những việc cơ giáo làm trẻ đều cho là đúng, là hay. Vậy
thì muốn có con ngoan, trị ngoan thì người lớn, bố mẹ và cơ giáo phải chăm lo,

giáo dục trẻ khi trẻ còn thơ dại.
Biện pháp 1: Cô giáo phải mẫu mực luôn tạo các tình huống để giáo
dục trẻ:
Đặc điểm của trẻ ln có tính bắt chước và trẻ ln coi cơ giáo như là một
thần tượng.Vì vậy muốn thực hiện giáo dục lễ giáo đòi hỏi người giáo viên phải
mẫu mực từ lời nói, việc làm, để thực sự là tấm gương sáng cho mọi trẻ noi
theo. Cô giáo phải luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người
lớn, đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo,
xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ, ln ân cần dịu dàng; khiêm
tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh; khi trẻ hỏi, trả lời rõ ràng, đủ câu,
không trả lời qua loa
Ví dụ: Khi làm một việc gì đó tơi ln nhờ trẻ lấy giúp cơ một cái gì đó
và nói một cách nhẹ nhàng “ Con làm giúp cô việc này nhé!” và ln nói lời
“Cảm ơn trẻ” đồng thời tôi luôn nhắc nhỡ trẻ trao đồ vật cho cô bằng hai tay từ
đó trẻ nhận biết nếu người khác giúp đỡ thì phải cảm ơn và khi trao đồ vật cho
người lớn phải cầm bằng hai tay.
Lúc trò chuyện với đồng nghiệp tơi ln nói nhã nhặn, xưng hơ với các cơ
giáo trong trường khơng gọi mày tao.
Lúc trị chuyện cùng trẻ tơi ln thể hiện tình cảm thân thiện, gần gũi với trẻ
xưng là cô gọi là con để trẻ mạnh dạn, gần gũi bên cô giáo và thích trị chuyện
cùng cơ, đây là cơ hội để giáo viên tập cho trẻ những hành vi lễ giáo chuẩn mực.
Qua giao tiếp và trò chuyện hàng ngày với trẻ tôi tập trẻ làm quen một số
hành vi lễ giáo: biết chào cô, chào bạn, cảm ơn, xin lỗi và trẻ biết nói đủ câu, rõ
ý.
Ví dụ: Đến giờ học cô hoặc bạn tổ trưởng phát đồ dùng học tập như: vở,
viết, bảng con.... Cháu nào cầm một tay hay không cảm ơn tôi nhắc nhở trẻ kịp
2

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:



thời. Khi được người khác giúp đỡ, nhận vật gì các con phải cầm bằng hai tay
và nói cảm ơn nhé!
Khi có cơ giáo nào bước vào lớp, ban đầu tơi khẽ nhắc trẻ có khách đến
lớp các con làm gì nào? Cả lớp đứng dậy con chào cơ… Tuy đó là việc làm nhỏ
nhưng tác động lớn đến trẻ, lôi cuốn trẻ vào hành vi lễ giáo tự nhiên.
Mặt khác, giáo viên cũng rất cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm lý của từng
trẻ để có những cách ứng xử phù hợp với trẻ.
Với khả năng của mình trẻ nhỏ chưa phân biệt đâu là hành vi tốt, đâu là
hành vi xấu. Vì vậy, cơ giáo cần phải giúp trẻ nhận ra các hành vi tốt qua các
hành động của bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Ở
lứa tuổi mầm non trẻ luôn thích được cơ u thương, gần gũi, mọi hành vi của
cơ được trẻ lưu tâm nhất.
Cơ giáo hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vi
hoặc lời nói khơng hay cơ nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm
lần sau. Tuyệt đối không xúc phạm trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng. Tác
phong quần áo cô giáo luôn chú ý ăn mặc gọn gàng, đẹp, lịch sự, cô tươi cười
cháu rất thích.
Giáo viên thực sự yêu nghề, mến trẻ, ln coi trẻ như con em của mình,
tơn trọng mọi ý kiến của trẻ ln lấy tình cảm mẹ - con để giáo dục trẻ, luôn tạo
cho trẻ sự an tồn tuyệt đối khi ở bên cơ. Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt
trong một ngày của trẻ. Cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Cơ giáo phải ln tìm tịi sáng tạo trong cách lên lớp thu hút trẻ. Cơ có thể tự
sáng tác ra những câu chuyện bài thơ về lễ giáo và kể cho trẻ nghe, hoặc cơ có
thể ghi qua băng rồi kể cho trẻ nghe trẻ sẽ tiếp thu rất  nhanh. Cô giáo ứng dụng
công nghệ thông tin cho trẻ xem qua video các câu chuyện về lễ giáo tạo hiệu
ứng khích lệ trẻ sau những lần trả lời để trẻ nhận ra một số hành vi đúng hành vi
sai. Cô hãy luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn là người mẹ hiền thứ
hai của trẻ, trẻ có hai mẹ hiền nhất định trẻ sẽ là con ngoan trò giỏi.

2. Biện pháp 2: Đưa giáo dục lễ giáo vào các hoạt động.
Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các mơn học có nhiều ưu thế nhằm
hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hố sẽ góp phần giáo dục
tồn diện cho trẻ.
* Lồng ghép vào các hoạt động học:
Ở trường mầm non không có giờ đạo đức, nên việc giáo dục lễ giáo được
lồng ghép vào các hoạt động khác. Trong giờ hoạt động của lớp, tôi luôn chú ý
đến cách đi, đứng, ngồi, cách nói năng của trẻ. Ngồi ngay ngắn, đi đứng nhẹ
nhàng, nói năng từ tốn, biết thưa gửi, khơng nói trống khơng, khơng nói leo…
Thời gian đầu trẻ chưa quen nhưng tơi kiên trì rèn luyện, uốn nắn nhẹ nhàng, trẻ
đã dần dần có những thói quen tốt.
Ví dụ: Thông qua hoạt động khám phá khoa học "Cây xanh và môi trường
sống" cô lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ như sau:
- Cơ giáo có thể đàm thoại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như
thế nào?
- Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
3

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


- Khi trả lời trẻ phải trả lời trọn câu: Dạ có, dạ khơng, dạ thưa cơ khơng
trả lời trống khơng. Qua đó cơ đã giáo dục trẻ cách nói năng lễ phép.
- Đồng thời, qua lợi ích của cây xanh cô giáo dục cháu yêu thiên, không
ngắt hoa, bẻ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều
lợi ích.
Với mỗi nội dung của hoạt động, tơi cũng khơng qn phần giáo dục trẻ
tình yêu thương đối với những người trân trong gia đình, u q cơ giáo, bạn
bè, tình u đối với lao động, với cảnh đẹp thiên nhiên và thế giới xung quanh

Ví dụ:
Đối với giờ học tạo hình: “Vẽ người thân trong gia đình”.
Cơ có thể đàm thoại.
Gia đình cháu gồm có những ai?
Gia đình cháu thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn?
Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị,
biết nhường nhịn em bé.
Giờ làm quen văn học: Qua chuyện “Thỏ cong không vâng lời”.
Cô đàm thoại cùng trẻ:
Thỏ mẹ dặn thỏ con điều gì?
Thỏ con có làm theo điều mẹ dặn khơng?
Chuyện gì đã xảy ra với thỏ con?
Cơ giáo dục trẻ biết văng lời ông bà cha mẹ, biết nhận lỗi và xin lỗi khi
mình sai.
Giờ học âm nhạc: Bài “Bông hoa Mừng Cô”.
Đàm thoại:
Đối với cô giáo các con phải như thế nào?
Khi tặng hoa cho cô, các con tặng bằng mấy tay?
Thơng qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên
trao hoặc nhận phải bằng hai tay, khi nhận các con nói lời cảm ơn.
Đối với giờ học phát triển thể chất:
Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh,
trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau,bạn nhỏ, thấp đứng
đằng trước.
Đối với hoạt động làm quen chữ cái:
Cô nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn, khi học xong cất đồ dùng gọn gàng,
ngăn nắp, biết giữ gìn bảo quản đồ dùng… đây là việc làm rất nhỏ nhưng nó là
cơ sở, là nền tảng ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ sau này.Thông qua
việc giáo dục lễ giáo cho trẻ qua các môn học trẻ cũng được học rất nhiều điều

hay, tuy đây chỉ là những việc làm rất đơn giản nhưng nó cũng đã góp một phần
nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
*Thơng qua giờ hoạt động ngồi trời: Trẻ biết quan sát, chăm sóc cây
xanh, có thái độ đúng với mọi vật, yêu cây xanh, biết bảo vệ môi trường, có
những cử chỉ như bắt sâu, nhổ cỏ, tưới cây...
4

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Cô giáo thường xuyên cho trẻ đến thăm các lớp, nơi làm việc của các bộ
phận khác trong trường để trẻ có điều kiện được tiếp xúc với các anh chị lớp lớn
hoặc các em nhỏ ở lớp dưới, với các giáo viên và nhân viên trong trường: Cán
bộ quản lý, bác bảo vệ, các cô cấp dưỡng…Điều này thường tạo được sự hứng
thú đối với trẻ do tính tị mò ham hiểu biết cái mới và nhu cầu muốn được tự
khẳng định mình. Qua đó trẻ có thể luyện tập hành vi giao tiếp có văn hố của
mình, tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí
tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non, tăng cường cho trẻ chơi các
trò chơi dân gian trong giờ hoạt động ngồi trời, nhân cách ý chí tình cảm của
trẻ được hình thành thơng qua vui chơi, chơi để lớn lên. Vì thế, người lớn cần
tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những
kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái
học tập lâu dài ở trẻ, bởi trẻ nhận ra rằng, học vừa vui mà vừa có ý nghĩa. Đồng
thời, khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ sẽ biết lập kế hoạch chơi, biết sáng tạo trong
giao tiếp với bạn.
* Thông qua các giờ hoạt động góc:
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà
học”. Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành, trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau
trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui

chơi, qua hoạt động này trẻ được giao tiếp, đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, biết
cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay…. Đây là hoạt động mà trẻ được hoạt động
tích cực và thể hiện rõ nhất tính cách của từng trẻ. Chính vì thế, tôi theo dõi quan sát
lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó, giúp trẻ
hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi cụ thể là trẻ đóng vai
y tá - bác sĩ; chơi mẹ- con…cô theo dõi trẻ chơi và hướng dẫn trẻ chơi, hướng
dẫn trẻ cách giao tiếp để qua đó giáo dục trẻ biết chào hỏi, xưng hô, ứng xử phù
hợp với mọi người xung quanh….
Chẳng hạn, trẻ chơi góc Bác sĩ thì trẻ biết được công việc của Bác sĩ
khám bệnh cho mọi người và cách nói năng, xưng hơ với bệnh nhân như thế
nào, ân cần ra sao.
Cịn y tá phát thuốc thì dặn dò bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh
nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá,
bác sĩ.
Cô giáo nên thường xuyên tham gia vào hoạt động góc cùng trẻ với tư
cách một vai chơi để đưa các phương thức hành vi giáo dục lễ giáo vào vai chơi,
hoặc có thể điều chỉnh hành vi của các vai khác một cách tự nhiên, tùy theo
hoàn cảnh, điều kiện của lớp mà cơ giáo có thể mở rộng chủ đề chơi, làm như
vậy sẽ tạo ra những vai chơi mới, đòi hỏi trẻ phải tự biết sáng tạo cách ứng xử
mới để thể hiện hành vi với các đối tượng trong các tình huống mới, đây là khó
khăn nhưng là cơ hội thuận lợi để cô giáo đưa cách thể hiện hành vi vào vai chơi
5

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


một cách tự nhiên, thơng qua hoạt động góc giáo dục lễ giáo cho trẻ với tư cách
là người tham gia trực tiếp vào vai chơi.

Sau khi đã thể hiện hành vi của nhân vật mới trước trẻ cô giáo có thể tìm
lý do hợp lý để rút lui khỏi vai chơi để trẻ tự chơi, tự giao tiếp với nhau. Bởi vì
giao tiếp là hoạt động sáng tạo nên cần tạo điều kiện cho trẻ có thể dựa trên “
mẫu” hành vi của cô giáo mà thể hiện hành vi giao tiếp một cách linh hoạt sáng tạo
Ví dụ: Trong chủ đề: “ Gia đình” Sau khi thỏa thuận và nhận vai chơi, trẻ
đóng vai ơng bà, bố mẹ, anh chị em sẽ tự luyện tập các hành vi giao tiếp có văn
hố với ơng bà, bố mẹ, anh chị, em nhỏ. Quá trình nhập vai sẽ tạo ra những xúc
cảm tích cực của trẻ đối với mọi thành viên trong gia đình, trẻ hiểu thêm về
cơng việc của mọi người, quan tâm và thông cảm với nhau hơn, và biết tự điều
chỉnh hành vi, xưng hô cho phù hợp.
Trẻ biết nhận nhiệm vụ của vai mình đảm nhận nhưba mẹ thì quán xuyến
gia đình, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ, giáo dục con cái, biết sắp xếp nhà cửa, nói
năng rõ ràng, dịu dàng, thương yêu các con, làm gương cho các con. Trẻ đảm
nhận vai con biết vâng lời bố mẹ, nói năng lễ phép…..
* Lồng ghép giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Đối với trẻ ở lứa tuổi này “trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Trong giờ vui
chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống
người lớn. Tôi tiến hành lồng ghép lễ giáo vào hoạt động vui chơi; qua đó, trẻ
được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng
hai tay, tôi luôn theo dõi quan sát trẻ trong các vai chơi để kịp thời uốn nắn sửa
sai cho trẻ.
Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì phụ huynh có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi đã mạnh dạn
trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu
giáo để phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo
dục trẻ. Tôi thường trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ, hoặc
trao đổi theo từng học kỳ vào sổ liên lạc để phụ huynh nắm bắt kịp thời cùng kết
hợp để có biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất.
VD: Giờ đón trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô. Tôi phải
thường xuyên nhắc nhở các cháu khi tới lớp phải biết khoanh tay chào cô, chào

bố mẹ và các bạn… khi bố mẹ đón về nhà thì trẻ cũng biết khoanh tay chào ông
bà và mọi người xung quanh. Ngày nào tôi cũng nhắc trẻ như vậy và tơi đã hình
thành cho trẻ được thói quen biết chào hỏi và lễ phép đối với mọi người. Không
chỉ khi tới lớp và ra về trẻ biết chào hỏi mọi người, mà mỗi khi có ban giám hiệu
tới thăm lớp hay các cơ đến chơi với lớp mình thì trẻ cũng biết khoanh tay chào
các cô. Giờ trả trẻ tôi đã trao đổi với phụ huynh những gì cần thiết để phụ huynh
nắm được tình hình của con mình. Từ đó gia đình và cơ giáo cùng có biện pháp
giáo dục thích hợp với trẻ.

6

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo bằng hình thức khích lệ, nêu gương,
động viên:
Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê. Nhất là đối với trẻ lúc
nào cũng muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày vào giờ nêu gương cuối
ngày trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có bạn nào
có hành vi lời nói hay tơi tun dương trước lớp.
Ngồi ra, vào mỗi sáng tơi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan về lễ
giáo để trẻ thực hiện.
Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt, tuần nào cũng
vậy tôi không bao giờ bỏ qua.
Ví dụ: Tuần 1 tháng 10 tơi kể chuyện “Tích Chu” cho trẻ nghe.
Tuần khác tơi kể cho trẻ nghe “Sự tích cây vú sữa”… hoặc những câu
chuyện về ăn uống có văn hố do tơi đặt ra hoặc sưu tầm, những giờ như vậy trẻ
rất thích lắng nghe, nhằm kích thích trẻ học ngoan, muốn được cắm cờ, trẻ sẽ nỗ
lực như ý muốn. Vì trẻ ở lứa tuổi này thích động viên khen ngợi, được khen trẻ

thêm tự tin và hào hứng thực hiện tốt yêu cầu của cô.
Nêu gương nhằm tạo hứng thú, xây dựng tính tự giác cho trẻ trong việc
thực hiện các hành vi văn hoá. Qua những tấm gương của người lớn hay bạn bè
để động viên trẻ bắt chước việc làm tốt của người khác. Người lớn cần luôn nêu
gương tốt cho trẻ học theo, đừng bao giờ thể hiện hành vi thơ lỗ, nói năng thơ
tục. Những hành vi xấu của người lớn khi được trẻ bắt chước sẽ để lại vết nhơ
trong tâm hồn trẻ.
Khi nêu gương, cái chính không phải là nêu người làm việc tốt, mà là một
việc làm tốt. Vì vậy cơ giáo khơng nên nêu gương một cách chung chung, đại
khái hay qua loa( Hôm nay cháu A tốt, cháu B ngoan..), mà việc nêu gương phải
có tác dụng thúc đẩy hành động của trẻ( Cháu A đang chơi ơ tơ thấy cháu B
thích ơ tơ đã sẵn sàng nhường cho bạn).
Ngồi việc nêu gương tơi cịn động viên, khen kịp thời khi trẻ làm tốt một
việc nào đó để khích lệ tinh thần trẻ. Được khen trẻ thêm tự tin, hứng thú và
hăng hái làm tốt cơng việc của mình và cịn động viên các trẻ khác noi theo. Vì
vậy khen ngợi phải xác đáng, có chừng mực. Những hành vi ấy được lặp đi lặp
lại nhiều lần dần dần trẻ lớp tơi có được nề nếp thói quen hành vi lễ giáo chuẩn
mực tự nhiên, trong giao tiếp trẻ nói đủ câu rõ ý.
Ngồi ra, điều quan trọng là ln dành thời gian để gần gũi với trẻ; tìm
những câu nói hài hước, hóm hỉnh, những món quà bất ngờ, kịp thời và các hình
thức khen dễ thương để động viên cho trẻ.
Với một số trẻ chưa ngoan, cô sẽ tạo cơ hội bằng cách cho trẻ lên đọc thơ,
hát múa và tặng những món q nhỏ để khuyến khích động viên trẻ cố gắng hơn
nữa để lần sau cũng được nhận nhiều quà như các bạn.
Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo thông qua ngày lễ, ngày hội
Truyền thống của người Việt Nam chúng ta luôn tôn sư trọng đạo và giữ
vững những nét văn hóa đặc trưng. Vì vậy tơi thường xuyên tạo điều kiện cho
trẻ có cơ hội được tham gia các buổi tổ chức ngày lễ, ngày hội như ngày nhà
giáo Việt Nam, ngày tết trung thu, ngày múa hát mừng xuân.
7


TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, truyền thống của dân tộc để giáo dục
trẻ lòng tự hào dân tộc, tôi cũng đã cung cấp cho trẻ biết về ngày lễ, biết kính
trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Từ đó
hình thành cho trẻ lịng tự hào, kính u đối với người lớn tuổi, thơng qua đó
khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích sau này.
Ví dụ: Ngày nhà giáo Việt Nam tôi tổ chức cho các tổ trong lớp thi hát về
cô giáo. Các tổ sẽ phải nhớ được các bài hát về cô giáo và hát thi với nhau. Sau
đó trị chuyện để trẻ hiểu thêm về ý nghĩa công việc của các cô giáo. Giáo dục
trẻ biết q trọng, nghe lời cơ giáo, cố gắng học giỏi để cơ vui lịng.
Hay đến ngày Tết trung thu tôi chuẩn bị mâm ngũ quả, đèn ông sao và rất
nhiều hoa quả, bánh kẹo. Mời trẻ cùng chuẩn bị, bày mâm ngũ quả và thắp đèn.
Nhắc trẻ giúp đỡ nhau trong khi làm, cùng nhau làm để có một sản phẩm đẹp.
Tơi đóng vai làm chị Hằng kể cho trẻ nghe về ngày tết trung thu có trăng sáng,
có chị hằng, chú cuội và tổ chức cho trẻ rước đèn, hát múa.
Vào ngày thành lậpquân đội nhân dân Việt Nam 22/12, cùng trẻ nghe lại
những lịch sử mà cha ông ta đã dựng nước và giữ nước, những việc làm có ích
của chú bộ đội đối với đất nước. Để từ đó giáo dục trẻ biết yêu thương, quý
trọng chú bộ đội và nhớ ơn các anh hùng đã hi sinh cho đất nước.
Tết và mùa xuân, hướng trẻ chúc tết ông bà, bố mẹ, người thân, bên cạnh
đó nhắc nhở trẻ nhận quà bằng hai tay và biết nói những lời chúc tốt đẹp dành
cho người thân của mình.
Cùng với cuộc thi “Bé tài năng” do nhà trường tổ chức tôi cũng đã tổ
chức cho lớp mình thi “Bé tài năng”. Trong cuộc thi có các bức tranh hành động
đúng và sai như: tranh em bé quét nhà, tranh em bé chào hỏi, tranh em bé bẻ
cành cây, tranh các bạn tranh giành nhau yêu cầu trẻ dán tranh hành động đúng

vào bảng có khn mặt cười và tranh hành động sai vào bảng có khn mặt
mếu. Để trẻ tự tìm tranh đúng hay sai và dán vào bảng phù hợp. Và những cháu
nào thực hiện tốt thì sẽ có phần thưởng. Trẻ rất hứng thú khi tham gia cuộc thi
và đem lại hiệu quả cao.
Biện pháp 5: Dùng hình ảnh trực quan trong và ngoài lớp cho trẻ quan
sát để giáo dục lễ giáo:
Đặc điểm của trẻ nhỏ là thích cái đẹp, cái mới, cái lạ, cái hay, dựa vào đặc
điểm đó tơi ln trang trí lớp với nội dung lễ giáo phong phú, màu sắc được thay
đổi thường xuyên theo chủ đề nhằm huy động các giác quan của trẻ tham gia
vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và ghi
nhớ trở nên cần thiết hơn, cho trẻ quan sát hình ảnh trực quan rất đơn giản mà
lại hiệu quả, sinh động. Chỉ cần bức tranh bé vịng tay chào ơng, bà, người lớn,
bé nhận đồ vật bằng hai tay, bé biết đỡ em nhỏ khi bị ngã, bé bỏ rác vào đúng
nơi quy định, sắp xếp đồ chơi ngăn nắp, tưới và chăm sóc cây xanh….với màu
sắc đẹp sẽ kích thích sự hứng thú của trẻ khi xem, nhìn, ngắm kết hợp với lời
giáo dục của cơ trẻ sẽ nhanh chóng hồn thiện mình theo những điều tốt trong
tranh.
Mặt khác việc tạo cảnh quan sư phạm trong và ngoài lớp học cũng là một
chuyên đề mà tôi chú trọng. Để tạo cảnh quan sư phạm trong và ngoài lớp được
8

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


sạch sẽ thì hàng ngày sau khi cho trẻ chơi xong tơi thường nhắc nhở và động
viên khuyến khích trẻ đồ dùng đồ chơi phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
Không những vậy mỗi sáng sau khi tập thể dục xong tôi thường cho trẻ đi nhặt
rác và lá cây qua đó tơi giáo dục trẻ khơng được vứt rác bừa bãi trên sân trường
để luôn tạo môi trường sạch và đẹp. Đặc biệt ở góc thiên nhiên tơi thường trang

trí và trồng nhiều cây cảnh để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh,
giáo dục trẻ biết u cái đẹp. Qua đó kích thích trẻ u lao động, thích cái đẹp
tạo tình cảm cho trẻ với thế giới thiên nhiên, gần gũi và thân mật, để trẻ có một
thói quen tốt.
Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh giáo dục lễ giáo cho trẻ:
Gia đình là nơi trẻ sinh ra và lớn lên, trẻ chịu sự tác động và ảnh hưởng
rất lớn về nề nếp thói quen, hành vi của các thành viên trong gia đình vì vậy
việc phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục lễ giáo cho trẻ là việc làm rất thiết
thực đem lại hiệu quả cao.
Giáo dục lễ giáo không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu là
nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Cùng với mục tiêu xã hội hoá
giáo dục thì phụ huynh có vai trị khơng nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi
họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của
giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo vì đây là lứa tuổi trẻ bắt chước rất nhanh,
nhất là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hố và một số
phim ảnh, trị chơi giải trí khơng lành mạnh… đã ảnh hưởng một phần khơng
nhỏ về hành vi văn hóa của trẻ. Trẻ có thể đối xử thơ bạo với bạn sau một đoạn
phim hành động, trẻ có những lời khơng nên đối với bố mẹ khi không đồng ý
theo yêu cầu nào đó của trẻ... Để phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề
trên và cùng nhà trường giáo dục trẻ thì việc phối hợp với phụ huynh trong cơng
tác giáo dục trẻ là vấn đề rất cần thiết. Giáo viên ln trị chuyện, tun truyền
với phụ huynh về các nội dung giáo dục lễ giáo để phụ huynh phối hợp rèn và
dạy trẻ tại gia đình.
Phụ huynh ở đây phần đơng làm nghề nơng nên họ ít có thời gian quan
tâm đến con cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền
thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và
cách giáo dục lễ giáo phù hợp đối với trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu
được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo đối với trẻ. Để từ đó phụ huynh
dành thời gian chăm sóc con cái, quan tâm đến con cái nhiều hơn và cùng với
nhà trường ni dạy và giáo dục trẻ tốt hơn. Do đó, phụ huynh xưng hô đúng

mực, luôn mẫu mực trong giao tiếp để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ
kịp thời những thiếu sót trong giao tiếp đối với bạn bè, đối với người lớn
Tôi thường trao đổi phối hợp với phụ huynh qua các hình thức:
*Phối hợp với phụ huynh qua sổ liên lạc
Sổ liên lạc giúp các bậc cha mẹ và giáo viên nắm được thông tin về trẻ
hàng tháng về kết quả học tập, sức khoẻ cũng như trọng tâm xây dựng nề nếp và
9

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


những thói quen của trẻ lúc ở nhà để cùng phối hợp nuôi, dạy trẻ tốt hơn. Tôi
thực hiện công tác phối kết hợp với phụ huynh qua sổ liên lạc như sau:
Trong họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu các bậc cha mẹ luôn chú trọng
những nội dung trong sổ liên lạc.
Ví dụ: Trọng tâm xây dựng nề nếp tháng 9: “Trẻ biết chào, hỏi, xưng hô
lễ phép với mọi người, biết cảm ơn, xin lỗi, biết trao và nhận đồ vật từ tay người
lớn bằng 2 tay. Hoặc tháng 10: “Trẻ không tranh giành đồ chơi của bạn, nói đủ
câu, rõ ý “...Tuy nhiên những yêu cầu về xây dựng nề nếp cho trẻ mỗi phụ
huynh đều biết được từ đầu tháng để cùng với cô giáo rèn luyện cho trẻ.
Cuối tháng tôi nhận xét kết quả trẻ thực hiện được như thế nào để phụ
huynh nắm bắt kịp thời cùng giáo dục trẻ.
* Phối hợp với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ
Hàng ngày tơi thường trị chuyện cùng phụ huynh qua giờ đón trẻ hoặc trả
trẻ để nắm bắt kịp thời về đặc điểm cá tính của trẻ và có biện pháp giáo dục
thích hợp.
Ví dụ: Cháu Thảo My chưa có thói quen chào người lớn khi ba, mẹ chở đi
đến nhà người khác.....Yêu cầu phụ huynh nhắc nhỡ cháu kịp thời để hình thành
thói quen tốt cho các cháu.

Cháu Thanh Duy chưa có thói quen chào cơ khi về thì giờ trả trẻ tơi nhắc nhở
cháu, khi về phải biết chào cô về và thưa ba mẹ con đi học về.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục lễ giáo sau vài tháng đa
số trẻ hình thành nề nếp sinh hoạt, theo nhận xét của phụ huynh các cháu có
nhiều tiến bộ rõ rệt. Nhưng tôi vẫn chưa an tâm bởi tâm lý trẻ dễ nhớ mau
quên…làm thế nào để khắc ghi vào tâm trí trẻ các hành vi cử chỉ đẹp giúp trẻ
luôn nhớ và thực hiện.
Biện pháp 7. Xây dựng góc tun truyền, nêu cao vai trị của phụ huynh
trong việc giáo dục trẻ:
Trường tơi mỗi lớp đều có góc tun truyền. Ở góc tun truyền của lớp
tơi thường xun cắt dán thay đổi hình ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo cho các
cháu, hoặc cắt dán một số bài thơ, câu đố, truyện thơ, bài hát, ca dao…về
chuyên đề giáo dục lễ giáo cho các cháu và phụ huynh cùng xem. Trẻ em có đặc
điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Song, trẻ được trực quan bằng hình ảnh những
gương tốt, hoặc qua thơ, qua chuyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm
nào tốt, việc làm nào xấu.
Ví dụ:Ở góc tun truyền tơi sưu tầm được bài hát “Chim vành khuyên”.
Qua nội dung bài hát tôi giáo dục các cháu biết cách chào hỏi khi gặp người lớn,
khi có khách đến nhà, hoặc khi có các thầy cơ đến thăm lớp… Tơi tìm các hình
ảnh có liên quan đến nội dung bài hát và dán kèm để các cháu vừa thuộc bài hát,
vừa xem hình ảnh, như vậy các cháu sẽ khắc sâu bài học này hơn.
Từng tháng tơi lên kế hoạch có u cầu nội dung cao hơn, bên cạnh đó tơi
thay tranh ảnh bài thơ có nội dung phù hợp với chủ đề từng tháng. Góc tuyên
10

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


truyền thường để ngoài cửa tiện cho phụ huynh dễ nhìn, qua đó giúp cho các bậc

phụ huynh biết được kế hoạch chăm sóc của nhà trường để có hướng nhắc nhở
con cái.
Ngồi ra tơi cịn sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hình ảnh và
nội dung về lễ giáo phù hợp với trẻ làm thành một album, để đến giờ hoạt động
chơi trẻ về góc học tập có thể mở ra xem.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về thói quen của trẻ, về sự thay đổi
của trẻ trong ngày để có hướng giáo dục trẻ tốt hơn, thuận lợi hơn.
Ví dụ: Vào giờ đón trẻ hoặc trả trẻ, cơ có thể trị chuyện, trao đổi với phụ huynh
về đặc điểm, thói quen hàng ngày của trẻ như: sáng trẻ đi học có thưa ơng bà
khơng, khi có khách đến nhà trẻ có thưa khơng, khi nhận vật gì đó từ người lớn
trẻ có nhận bằng hai tay khơng, trẻ có nói tục chửi thề hay nói những câu trổng
khơng khơng…Từ đó, cơ biết được thói quen của trẻ, biết được đặc điểm tâm lý
của trẻ mà tìm ra biện pháp giáo dục trẻ có hiệu quả.
Mời phụ huynh tham gia dự giờ các tiết thao giảng, thanh tra để phụ
huynh nắm được tình hình học cũng như các mặt khác của trẻ mà kịp thời giáo
dục thêm cho trẻ lúc ở nhà.
Ví dụ: Mời phụ huynh dự giờ tiết hoạt động chơi giúp cho phụ huynh thấy được
cách trẻ giao tiếp, ứng xử, chơi với nhau. Phụ huynh sẽ thấy được mặt mạnh
cũng như mặt yếu của con mình để có phương pháp dạy thêm cho trẻ ở nhà.
    
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến
giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
* Ưu điểm:
Được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo chun mơn nhiệt tình, sự đầu tư về đồ
dùng phục vụ học tậpđầy đủ, kịp thời của Ban giám hiệu, phụ huynh và các cấp.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ, phịng học
thống mát, rộng rãi, phù hợp với mọi sinh hoạt của trẻ.
Lớp được bố trí hai giáo viên có trình độ trên chuẩn, giáo viên ln nhiệt
huyết, u nghề, mến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng tác chăm
sóc - giáo dục trẻ.

Đa số phụ huynh nhiệt tình, có mối quan hệ chặt chẽ với cô giáo và nhà
trường tạo điều kiện tốt cho q trình chăm sóc giáo dục trẻ.
* Nhược điểm:
Phần lớn bố mẹ của trẻ làm nông nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế.
Nhiều phụ huynh trong giao tiếp ứng xử, hành vi đôi lúc chưa thực sự là
tấm gương cho trẻ noi theo.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia
đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá.
11

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con
em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên nên thời gian đầu
trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói lêu, trả lời có những lúc khơng trịn câu,
ra vào lớp tự nhiên mà khơng xin phép, chưa biết nói cảm ơn và nhận bằng 2 tay
khi được người lớn trao quà…
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm, đặc biệt là tính đồng cảm và dễ xúc cảm
đối với môi trường giao tiếp. Do đó việc hình thành những ý thức, thói quen tốt
cho trẻ ở giai đoạn này là thuận lợi. Để trẻ dễ hiểu, dễ biết hơn về lễ giáo tôi đã
tìm tịi chọn ra các biện pháp gần gũi nhất đối với trẻ để giáo dục lễ giáo cho trẻ
như:
Biện pháp 1: Cô giáo cần phải gương mẫu trong các hoạt động.
Biện pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động giáo dục:
Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngồi trời và được lồng ghép ở mọi
lúc mọi nơi.

Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo bằng hình thức khích lệ, nêu gương động viên.
Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo thông qua các ngày lễ, ngày hội.
Biện pháp 5: Dùng hình ảnh trực quan trong và ngoài lớp cho trẻ quan sát
để giáo dục lễ giáo.
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Biện pháp 7. Xây dựng góc tun truyền, nêu cao vai trị của phụ huynh
trong việc giáo dục trẻ.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến của bản thân tôi đã thành công trong lớp, được sự khen ngợi và
học tập của đồng nghiệp, tơi đã nhân rộng điển hình ra trong tồn trường. Tất cả
trẻ trong trường đã có được những lễ giáo cơ bản, cần thiết của lứa tuổi này. Bên
cạnh đó được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh cùng phối hợp để giúp
trẻ có thói quen tốt về lễ giáo trong cuộc sống. Nhận thấy được sự tiến bộ của
con em mình phụ huynh rất hài lịng.
Sáng kiến của tôi đã được áp dụng hiệu quả tại trường Mẫu giáo Đại Hưng
và có thể áp dụng tại tất cả các trường Mầm non trên địa bàn huyện Đại Lộc.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực hiện tốt các giải pháp mình đưa ra trước hết người giáo viên cần
phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chun mơn. Đặc biệt là trao đổi
với đồng nghiệp để thẩm định lại những giải pháp mà mình đang áp dụng cho trẻ
có mang tính khả quan hay khơng. Bên cạnh đó giáo dục lễ giáo cho trẻ cần rất
nhiều đồ dùng phương tiện.
Máy vi tính: Bên cạnh những hình ảnh tự nhiên thì hình ảnh trong máy
tính rất đa dạng, phong phú rất thu hút trẻ giúp bổ sung những hình ảnh, sự vật,
12

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:



hiện tượng mà trẻ chưa được quan sát.
Âm nhạc: Thông qua giai điệu của các bài hát quen thuộc cô sửa lại lời bát
hát mang tính giáo dục lễ giáo cho trẻ như vậy vừa giúp trẻ được thư giản vừa
giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó cần tham khảo thêm các tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hè năm 2009-2010
Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hè năm 2011-2012
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III.
Kế hoạch thực hiện tốt chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Tìm hiểu trên mạng internet
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại:
Với những biện pháp tôi áp dụng thực tế tại lớp, bằng cả lòng quyết tâm
cao, qua một năm thực hiện đề tài này bản thân tôi đã nhận được những kết quả
đángkhích lệ:
* Về phía trẻ:
Đa số trẻ lớp tơi đã có thói quen về hành vi văn minh trong cuộc sống
hàng ngày, có thái độ đúng đắn với mọi người bạn bè, cơ giáo, có tình cảm tốt
với sự vật hiện tượng xung quanh cơ bản, cần thiết của lứa tuổi này. Trẻ
biếtxưng hô với cô, với bạn đúng mựcvà được đánh giá cao qua khảo sát các
tiêu chí về lễ giáo: Trẻ biết cảm ơn khi được nhận quà, biết xin lỗi khi có lỗiđạt
90%; Trẻ biết nhận quà, đồ vật bằng 2 tay khi người lớn trao đạt 90%; Ăn uống
từ tốn, lịch sự, khơng rơi vãi đạt 88%; Biết chăm sóc cây xanh, có thái độ thân
thiện với mọi người xung quanh94%; Trẻ nói rõ ràng, trọn câu: 90%; Biết
nhường nhịn, khơng dành đồ chơi với bạn đạt 92%. Nói chung về lễ giáotrẻ lớp
tơi đã phần nào đi vào thói quen của trẻ. Quan sát nhiều lần tôi đã thấy các trẻ
thay đổi qua các giờ học, cách đàm thoại với mọi người, trẻ đã có ý thức rõ ràng
hơn về hành vi lễ giáo trong cuộc sống hằng ngày.
* Về phía phụ huynh:
Về phía phụ huynh, sự chuyển biến tích cực từ phía trẻ đã làm cho phụ
huynh cảm thấy vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà

trường. Các bậc phụ huynh đã tích cực hơn trong việc phối hợp với giáo viên và
nhà trường trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
* Về phía giáo viên:
Về phía giáo viên, qua việc tổ chức hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ
giáo viên cũng có một số kinh nghiệm và tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động
giáo dục cho trẻ trong đó có hoạt động giáo dục lễ giáo.
Với những kết quả nho nhỏ đó cũng đủ khích lệ cho tơi và bố mẹ trẻ, nhà
trường, cả cộng đồng ngày càng quan tâm dìu dắt các cháu thân yêu vào cuộc
sống với đầy văn minh.
2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có:
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu - nếu có:
Số

Họ và

Ngày

Nơi cơng

Chức

Trình độ

Nội dung cơng

13

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:



TT

tên

tháng
năm sinh

tác (hoặc
nơi
thường
trú)

danh

chuyên
môn

việc hỗ trợ

1

Nguyễn 02/02/1993
Thị Thể

Trường
Mẫu giáo
Đại Hưng


Giáo
viên

ĐHSPMN

Hỗ trợ thực
hiện các phương
pháp tại lớp.

2

Phạm
Thị
Ngọc

01/08/1984

Trường
Mẫu giáo
Đại Hưng

Giáo
viên

ĐHSPMN

Hỗ trợ thực
hiện các phương
pháp tại lớp.


3

Lương 02/03/1988
Thị Mỹ
Lệ

Trường
Mẫu giáo
Đại Hưng

Giáo
viên

ĐHSPMN

Hỗ trợ thực
hiện các phương
pháp tại lớp.

4. Hồ sơ kèm theo: Hình ảnh minh họa cho sáng kiến.

14

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ qua các tác phẩm văn học

Dạy trẻ biết cách xưng hô khi tham gia hoạt động góc


15

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Trẻ yêu cây xanh qua hoạt động quan sát thực tế

Trẻ biết lao động và không vức rác khi tham gia nhổ cỏ, nhặt lá vàng

16

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:


Trang trí hình ảnh để giáo dục lễ giáo cho trẻ

Trẻ biết giữ trật tự khi đi tham quan

17

TIEU LUAN MOI downloadskkn
:



×