Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn một số biện pháp đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non vĩnh thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.72 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LINH
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH THẠCH
*********&********

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI SINH HOẠT
TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG MẦM NON VĨNH THẠCH
NĂM HỌC 2017-2018

Lĩnh vực:

Quản lý

Họ và tên: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường Mầm non Vĩnh Thạch

skkn


Vĩnh thạch, tháng 4/ năm 2018

Đề tài: Một số biện pháp đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non
Vĩnh Thạch năm học 2017- 2018
A. PHẦN MỠ ĐÀU
I. Lý do chọn đề tài:
“Đổi mới công tác quản lý - Nâng cao chất lượng giáo dục” là góp phần đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để nâng cao chất lượng giáo viên trong
nhà trường và góp phần vào việc đổi mới căn bản tồn diện giáo dục, việc đổi mới
nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn được coi trọng và đặt lên hàng đấu.
Tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng trong bộ máy hoạt động của


trường có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch của nhà trường đến từng giáo viên và
bồi dưỡng cho đội ngũ về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy đổi mới nâng cao chất
lượng sinh hoạt tổ chun mơn cũng là một hình thức đa dạng hóa cách quản lý nhà
nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Mặt khác, đổi mới sinh hoạt
chun mơn cũng chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để bồi dưỡng năng
lực sư phạm cho giáo viên. Đây cũng là vấn đề then chốt quyết định chất lượng đội
ngũ và hiệu quả giờ dạy trong nhà trường.
Ở trường Mầm non Vĩnh thạch chúng tôi Ban giám hiệu nhà trường đã có
nhiều giải pháp để bồi dưỡng chun mơn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả, song
do chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, năng lực chun mơn của một số
giáo viên cịn hạn chế, nên việc lựa chọn nội dung, phương pháp và tổ chức các
hoạt động cịn lúng túng. Trong khi đó vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức
đúng về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường nên chưa
tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, rút kinh nghiệm tiết dạy
2

skkn


của đồng nghiệp, tạo cho buổi sinh hoạt trầm lặng ... Mặt khác, sinh hoạt chn
mơn ở trường vẫn cịn hình thức, nội dung chưa trọng tâm, thiếu thiết thực dẫn đến
hiệu quả chưa cao vì vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà
trường. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn? Nâng
cao chất lượng đội ngũ?
Bản thân tôi là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn nhiều năm gắn bó
với nhà trường, hiểu về đội ngũ, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt của các tổ
chuyên môn cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường nên tôi luôn trăn
trở, suy nghĩ và thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý, chỉ đạo chun
mơn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy nên
tơi chọn đề tài : “ Một sô biện pháp đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường

Mầm non Vĩnh Thạch năm học 2017- 2018”.
2. Mục đích:
Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, giúp cho đội ngũ giáo
viên trường Mầm non Vĩnh Thạch có trình độ chun mơn vững vàng hơn, nắm
chắc hơn nội dung và phương pháp giảng dạy, góp phần thực hiện thành cơng mục
tiêu nhiệm vụ năm học đề ra.
3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát:
Là giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn Trường Mầm non Vĩnh Thạch.
4. Các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp quan sát, khảo sát, đàm thoại,
tổng kết kinh nghiệm...
5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
- Phạm vi: Trường mầm non Vĩnh Thạch
- Thời gian: từ tháng 9/ 2017 đến tháng 4/2018 Năm học 2017-2018.
6. Khả năng ứng dụng: Đề tài ứng dụng trong nhiều năm học.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận và thực tiển:
3

skkn


Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì vấn đề then chốt là phải
nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, nhưng tổ chức sinh hoạt tổ
chun mơn sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề rất quan trọng, nóng
bỏng mà tất cả nhà trường đều phải quan tâm. Tổ chuyên môn ngoài đảm nhận
triển khai các kế hoạch của nhà trường đến từng giáo viên, cịn là mơi trường hoạt
động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho người giáo
viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy. Vì vậy việc xây
dựng tổ chuyên môn vững mạnh là trách nhiệm của các nhà quản lý mà trước hết là

người làm công tác phụ trách chuyên môn.
Đối với trường Mầm non Vĩnh Thạch, Ban giám hiệu nhà trường đã xác
định công tác trọng tâm được đặt lên hàng đầu và phải làm ngay đó là tăng cường
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chuyên môn tốt, tạo môi trường để giáo viên được
học tập, trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm. Đây là cơng việc khó khăn địi hỏi
BGH nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phải tạo sự chuyển biến
về nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần cộng tác, giúp đỡ, hổ trợ, chia sẽ từ
cái dễ đến cái khó, từ đơn giản đến phức tạp để cùng nhau tiến bộ và tổ chuyên
môn thực sự là môi trường tốt nhất để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho
giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
2. Thực trạng:
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tồn trường có 30 người, cán bộ quản
lý 3, giáo viên 20 phân bố/ 10 lớp, nhân viên 7. Trình độ đại học 15 cơ, cao đẳng 10
cô, trung cấp 5.
* Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang có đầy đủ các phòng học, sân
chơi, đảm bảo cơ bản các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, khõe, luôn yêu nghề, mến trẻ,
đồn kết, có tinh thần trách nhiệm cao. Ban giám hiệu nhiệt tình, năng động, vững
vàng về chuyên mơn, có năng lực quản lý.
4

skkn


- Tổ chuyền mơn duy trì việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo
quy định, được bố trí tổ chức sinh hoạt chun mơn theo quy định 2 lần/tháng.
- Được sự Đảng ủy, chính quyền quan tâm, phụ huynh ủng hộ .
* Khó khăn:
- Kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên không đồng đều, khi dự giờ, giáo

viên chỉ chú ý quan sát các bước lên lớp mà ít quan tâm đến phương pháp tổ chức
các hoạt động như thế nào cho linh hoạt, khả năng nhận xét, góp ý, trao đổi giờ dạy
cịn hạn chế, thiếu mạnh dạn, tự tin trong trao đổi chuyên môn. Những giáo viên có
nhiều năm cơng tác hay có ý kiến nhận xét, những giáo viên ít kinh nghệm ít khi có
ý kiến.
- Nội dung sinh hoạt tổ chưa phong phú, hình thức cịn đơn điệu, chưa có
những chun đề thảo luận sôi nổi, thẳng thắn.
- Tổ trưởng tổ chuyên môn phải đảm nhiệm lớp giảng dạy, nhiều việc nên
hạn chế phát huy hết vai trị, trách nhiệm của mình.
- Một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con
* Khảo sát thực tế: Với thực trạng của nhà trường, khi chưa áp dụng các biện
pháp tôi đã tiến hành khảo sát và số liệu chất lượng giáo viên như sau:
Nội dung khảo sát

GV

Xếp loại tốt

Xếp loại khá

được

Xếp loại đạt

Xếp loại chưa

yêu cầu

đạt yêu cầu


khảo

Số

Tỷ lệ Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ lệ

sát

lượng

%

lượng

lệ%

lượng

lệ%


lượng

%

Về soạn giáo án

20

5/20

25

8/20

40

7/20

35

0

0

Dự giờ trên lớp

20

4/20


20

9/20

45

6/20

30

0

0

XDMTHT cho trẻ

20

4/20

20

10/20 50

6/20

30

0


0

Làm ĐDĐC

20

5/20

10

11/20 50

4/20

20

0

0

3. Các biện pháp thực hiện:
* Biện pháp 1: Xây dựng biên chế tổ chuyên môn hợp lý.
- Căn cứa vào đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, từ đó phân
cơng chun mơn, biên chế tổ chun mơn cho hợp lý, hài hịa. Để có kế hoạch chỉ
5

skkn


đạo hợp lí, chuẩn bị vào năm học mới tơi tiến hành tìm hiểu kĩ hồn cảnh gia đình,

khả năng cơng tác, trình độ chun mơn, sở trường của từng giáo viên.Trao đổi
trực tiếp, gián tiếp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo viên. Mặt khác căn cứ
vào kết quả công tác của giáo viên trong những năm học trước để cân nhắc. Từ đó,
tham mưu với hiệu trưởng, thống nhất trong BGH phân công chuyên môn nhiệm
vụ cho cán bộ giáo viên sao cho phù hợp và sắp xếp lại các thành viên trong tổ,
khối sao cho giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và giáo viên mới vào nghề và
trình độ giữa các tổ cho đồng đều.
- Phân cơng Tổ trường, tổ phó: Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng, tổ phó
chun mơn trong nhà trường là cầu nối vững chắc giữa nhà trường với GV và
giữa các thành viên trong tổ có tốt hay khơng là do kĩ năng lãnh đạo, tổ chức hoạt
động của người tổ trưởng, tổ phó. Mỗi tổ chun mơn đều phải có giáo viên cốt
cán làm tổ trưởng, tổ phó, chịu sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường, có
nhiệm vụ lĩnh hội sự chỉ đạo chun mơn của nhà trường, mà trực tiếp là của Phó
Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chủ động lên kế hoạch chỉ đạo hoạt
động chun mơn của tổ, trong đó hoạt động chính là chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì
vậy, người tổ trưởng, tổ phó phải có uy tín và được tập thể tín nhiệm. Chính vì thế
tơi đã tham mưu với Hiệu trưởng cân nhắc và chọn giáo viên có năng lực quản lý
và phải là: Những giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh,
huyện, giảng dạy nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm, có tinh thần đồn kết cao.
Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức
vững vàng, nhất là hoạt động phải có kế hoạch nhiệt tình, kiên quyết, chịu trách
nhiệm với cơng việc, am hiểu công việc, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về vật chất
lẫn tinh thần. Điều cốt lỗi là biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu
của mọi thành viên của tổ.
*Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ hòa đồng , thân thiện giữa các thành
viên trong tổ.
Là một tập thể hoàn toàn nữ, để tạo được một tập thể tổ chuyên môn tốt về
mọi mặt và cùng tiến trong công tác, tôi đã tập trung vào một số việc sau :
- Tăng cường việc xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập
thể như lịng u mến, tơn trọng đồng nghiệp, quan tâm hợp tác giáo dục, lo lắng


6

skkn


cơng việc chung của tổ, của nhà trường, có trách nhiệm trong cơng việc, có ý
thức tổ chức tinh thần kỉ luật, tơn trọng lãnh đạo.
- Dân chủ hóa hoạt động của tổ, tạo mọi điều kiện cho từng thành viên cùng
tham gia vào những cơng việc chung, tích cực đóng góp xây dựng tập thể vững
mạnh.
- Biết lắng nghe, phân tích dư luận, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn,
thắc mắc, tạo sự hòa hợp thống nhất và gắn bó các thành viên trong tổ với nhau
- Tổ trưởng và giáo viên phải thực sự đoàn kết, mạnh dạn phê bình và tự phê
bình, thực hiện cơng bằng trong xử sự, tạo sự tin yêu của tập thể, nhiều thành
viên trong tổ tốt sẽ tạo thành một tập thể vững mạnh và ngược lại một tập thể
vững mạnh sẽ tạo điều kiện tiến bộ của từng cá nhân.
* Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sinh hoạt tổ
chuyên môn cho giáo viên.
Tôi đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho giáo viên tham gia
học tập bồi dưỡng chính trị, các nghị quyết của cấp trên để giáo viên nắm bắt về
đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, của nhà nước đối với ngành học.
Học tập Điều lệ trường mầm non để giáo viên nhận thức được về tổ chuyên
môn được quy định tại điều 14. Quyết định 14/2008-BGD&ĐT ngày 07/04/2018 có
vị trí, vai trị và tầm quan trọng đối với chất lượng chuyên môn của nhà trường. Tổ
chức học tập nhiệm vụ năm học, hướng dẫn quy chế chuyên môn của ngành học,
nội quy, quy định của nhà trường. Từ đó giáo viên nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ
trọng tâm của ngành học, nhiệm vụ của mỗi cá nhân, của tập thể sư phạm để phấn
đấu xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh, đồn kết góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường.

Qua việc học tập chính trị bối dưỡng đầu năm đa số cán bộ giáo viên nhận
thức đúng đắn về tổ chuyên mơn và ý thức được vị trí vai trị của mỗi cá nhận trong
tập thể sư phạm, một nhà trường phát triển phải có tập thể sư phạm vững mạnh và
đoàn kêt, Từ nhận thức này giáo viên đã nhận rõ trách nhiệm của mình tự giác tham
gia các hoạt động chuyên môn, từng bước mạnh dạn, tự tin hơn trong thực hiện các
7

skkn


nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là trong các buổi sinh hoạt chuyên môn đã
mạnh dạn trao đổi, chủ động đưa ra các ý băn khoăn vướng mắc, đề xuất để bàn
bạc thống nhất thực hiện..
*Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn phù hợp với
đặc điểm, tình hình của nhà trường.
Tổ trưởng xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ phải căn cứ kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và chỉ tiêu nhà trường giao. Tổ
chuyên mơn tuỳ vào đặc điểm, tình hình, kết quả của năm học trước mà xây dựng
phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể phù hợp với tổ của
mình, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của trường và tổ. 2 tuần sinh hoạt
1lần, dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức sinh hoạt... Sau đó gửi cho tổ viên cùng
nắm bắt thực hiện. Để xây dựng được bản kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ
trưởng chuyên môn cần đảm bảo các yêu cầu:
- Thể hiện nhiệm vụ năm học của trường và phù hợp tình hình thực tế của tổ.
- Đáp ứng yêu cầu và khả năng của giáo viên, phù hợp với nhóm lớp.
- Phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, bố trí thời gian hợp lý cho giáo viên trong tổ thực
hiện.
Khi xây dựng hồn thành kế hoạch sinh hoạt chun mơn của tổ, được Ban
giám hiệu duyệt, các giáo viên sẽ chủ động về thời gian, chuẩn bị các nội dung cần
trao đổi trong buổi sinh hoạt để có ý kiến thảo luận và thống nhất.

Về nội dung buổi sinh hoạt, tổ trường sẽ có trách nhiệm dự kiến các nội
dung cần sinh hoạt để giáo viên cùng nắm bắt và chia sẻ:
Ví dụ: - Chia sẻ về cách lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung giáo dục phù
hợp điều kiện thực tế của lớp, về cấu trúc bài soạn.
- Chia sẻ về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Ví dụ: Chuẩn bị đủ bài soạn trước khi lên lớp, Xác đinh đúng kiến thức, kỹ năng
để dạy trẻ đảm bảo mục đích yêu cầu của độ tuổi, chuẩn bị đủ đồ dùng phục
vụ trẻ học và chơi, cách lựa chọn tên bài, hình thức tổ chức dạy
8

skkn


- Chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu giáo án, tài liệu, tạp chí, tập san...
- Tổ chức dạy chuyên đề, làm đồ dùng, đồ chơi.
- Xây dựng một số tiêu chí phấn đấu, danh hiệu thi đua cho cá nhân và tổ, nghiên
cứu chuyên đề để thao giảng, rút kinh nghiệm qua thao giảng, bồi dưỡng giáo viên
giỏi, giáo viên kinh nghiệm còn non.
Để thực hiện được các nội dung đó, tổ trưởng tiến hành phân cơng nhiệm
vụ cho giáo viên trong tổ theo yêu cầu của từng nội dung theo từng khối lớp cùng
thực hiện, đồng thời theo dõi, giúp đỡ cho giáo viên thực hiện.
Duy trì nền nếp sinh hoạt trong tổ, báo cáo lịch sinh hoạt của tổ cho Ban
giám hiệu để cùng dự sinh hoạt, qua đó sẽ nắm bắt tình hình chung của tổ, dự việc
điều hành họp tổ, góp ý chỉ đạo.
Hàng tháng, tổ trưởng phải triển khai kế hoạch cụ thể tại phiên họp thường
kì của tổ. Số lần sinh hoạt chun mơn theo đúng Điều lệ trường mầm non đã qui
định. Từ đó, giáo viên tích lũy được nhiều kiến thức mới và bổ ích hơn.
* Biện pháp 5: Bồi dưỡng kiến thức về quy trình tổ chức buổi sinh hoạt chun
mơn.
Để tổ chức sinh hoạt chuyên môn đạt được kết quả, trước hết người tổ

trưởng tổ chuyên môn phài nắm được trình tự tổ chức một buổi sinh hoạt chun
mơn, tơi đã hướng dẫn các tổ trưởng, cùng nghiên cứu thực hiện cụ thể:
* Về trình tự tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn:
- 15 phút trước khi tiến hành họp cho tổ viên ổn định, thông báo một số văn bản,
sách, tạp chí giáo dục... có liên quan để giáo viên cùng nắm bắt.
- Tổ trưởng( tổ phó) chun mơn sẽ tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần về dự
họp, thông qua nội dung và người điều hành cuộc họp.
+ Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong thời gian qua ( nêu rõ ưu điểm, tồn tại và
tìm nguyên nhân của những tồn tại ấy, tìm giải pháp khắc phục. )

9

skkn


Ví dụ: Cách lựa chọn một số tên bài cịn quá rộng, hoặc chưa phù hợp với độ tuổi,
chưa đúng với kế hoạch đã được duyệt, hoặc xác định mục đích u cầu về kiến
thức, kỹ năng cịn nhầm lẫn, nội dung bài soạn còn sơ sài..... cần rút kinh nghiệm
+ Phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
+ Trao đổi chun mơn: Thống nhất 1 số hình thức và phương pháp dạy học ở
từng bài hay giải quyết những vướng mắc về bài có nội dung khó trong quá trình
tổ chức cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Trao đổi về phương pháp dạy, trao đổi về làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề
sự kiện trong tháng hoặc theo bài dạy, trao đổi về thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ
tham gia các hoạt động một cách thoải mái không gị bó áp đặt trẻ, trao đổi về nội
dung các bài sắp dạy cần nhũng gì?
- Tổ trưởng( HP) gần gũi, động viên khích lệ các thành viên đưa ra các ý kiến với
tinh thần thoải mái cởi mở, thân thiện tự tin....
- Tổ trưởng (Hiệu phó) chun mơn cùng thống nhất vè các nội dung trao đổi thảo
luận hoặc đưa ra giải pháp về các vấn đề chuyên môn cụ thể.

Ví dụ: thống nhất về cách xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung giáo dục
cho phù hơp, biện pháp thực hiện các hoạt động giáo dục,...
- Tổ trưởng nhắc nhở các giáo viên trong tỏ, khối cần chuẩn bị mốt số nội dung cần
thiêt cho buổi sinh hoạt lần sau, ví dụ: Giáo viên ghi chép lại những vướng mắc,
khó khăn trong q trình thực hiện các nội dung giáo dục, chẳng hạn tên đề tài chưa
phù hợp, bài hát khó, cách dạy hoạt động khám phá, thé nào là khám phá khoa học,
khám phá xã hội... để lần họp tới sẽ trao đổi và thống nhất.
- Tổ trưởng mời đại diện Ban giám hiệu về dự lên có ý kiến chỉ đạo
- Thư ký thơng qua biên bản và kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn trong tháng phải được sắp xếp theo tính chất cơng
việc của từng thời điểm cụ thể, sắp xếp theo thứ tự việc nào cần làm trước, việc nào
làm sau để khi đưa ra triển khai các thành viên xác định rõ nhiệm vụ một cách
nhanh nhất, tránh ôm đồm công việc mà không xác định được u cầu tính chất của
nó, gây chồng chéo.
10

skkn


* Về cách thức tổ chức sinh hoạt tổ:
Tổ trưởng là người chủ trì điều hành cuộc họp cuối tháng, triển khai nội
dung sinh hoạt tới các thành viên trong tổ. Họp giữa tháng do Hiệu phó chủ trì
đánh gia hoạt động chuyên môn tuần 1,2 trong tháng, triển khai kế hoạch tuần 3,4
đồng thời bồi dưỡng 1 nội dung về chuyên môn.
Họp cuối tháng do tổ trưởng chuyên môn chủ trì đánh giá tình hình chun mơn
trong tháng, triển khai KH tổ tháng tới, xếp loại giáo viên hàng tháng. Hiệu phó sẽ
phát biểu ý kiến chỉ đạo.
Cử thư kí ghi biên bản cuộc họp;
Đây là nội dung quan trọng nhất, khi người tổ trưởng chun mơn (hoặc tổ
phó) đã nắm chắc được quy trình các bước tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ tự

tin hơn trong điều hành họp tổ, giáo viên cũng dần mạnh dạn hơn trong việc chia sẻ
khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện chun mơn, tránh được tình trạng
họp tổ qua loa, không hiệu quả.
*Biện pháp 6: Chỉ đạo thực hiện sinh hoạt tổchuyên môn.
- Người quản lý chuyên môn phải xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa các thành
viên trong tổ khối phụ trách, đồng thời song song với xây dựng môi trường học tập
và tự bồi dưỡng cho giáo viên qua việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn, giúp giáo
viên linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hình thức chăm sóc giáo dục trẻ. Qua đó
người quản lý cũng cải tiến được cách quản lý từ chỉ đạo đến thực hiện, xây dựng
kế hoạch và nội dung sinh hoạt chuyên môn cho cả năm học. Thường xuyên kiểm
tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Sắp xếp và bố trí thời gian sinh hoạt chuyên môn hợp lý, linh hoạt. Nội dung sinh
hoạt chuyên môn cần thật cụ thể, sát thực, liên quan trực tiếp đến mỗi hoạt động
giáo dục mà giáo viên thực hiện hàng ngày:
Ví dụ: Rút kinh nghiệm sau dự giờ thao giảng, dự giờ giáo viên giỏi...
- Tổ trưởng dự kiến các nội dung sinh hoạt chuyên môn, sẽ báo cáo với Ban giám
hiệu và thông báo tới các thành viên trong tổ, khối về dự theo kế hoạch đã xây
dựng.
11

skkn


- Trong qua trình sinh hoạt chun mơn nhất thiết phải ghi chép chi tiết, phản ánh
lại toàn bộ nội dung cuộc họp, và có kết luận của tổ trưởng hoặc Hiệu phó chun
mơn chủ trì buổi họp, có chữ ký của thư ký, người chủ trì hoặc của BGH về dự.
- Ban giám hiệu giám sát chặt chẽ các buổi sinh hoạt chun mơn có sự hướng dẫn
và định hướng nội dung sinh hoạt theo tình hình của nhà trường hay từng khối lớp,
lắng nghe các ý kiến thảo luận và khă năng điều hành sinh hoạt tổ, góp ý bổ sung
các nội dung khi cần thiết.

Chính từ những biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn của
Trường mầm non Vĩnh Thạch đã thực hiện trong năm học mà công tác chỉ đạo
chuyên môn của nhà trường đã có bước chuyển biến.
* Biện pháp 7: Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và kiểm tra của Ban giám
hiệu.
Việc quản lý, chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt dựa vào tình hình thực
tế của nhà trường để cùng phối hợp với tổ chuyên môn trực tiếp chỉ đạo đổi mới
sinh hoạt tổ chuyên môn như sau:
- Chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN theo đúng quy trình.
- Ln quan tâm, theo dõi cũng như kiểm tra sinh hoạt chuyên môn của các tổ.
Dành thời gian dự họp với các tổ chuyên môn, vừa nắm bắt được tình hình hoạt
động chun mơn, vừa lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của anh chị em để
từ đó đề ra những giải pháp chỉ đạo phù hợp với tổ chun mơn, khối lớp, kịp thời
động viên, khích lệ tổ trưởng cũng như giáo viên nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn,
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên họp với các tổ trưởng, tổ phó chun
mơn, thơng qua các buổi họp này, tổ trưởng, tổ phó chun mơn báo cáo những khó
khăn vướng mắc trong q trình thực hiện chương trình, đồng thời Ban giám hiệu
triển khai các công việc tiếp theo của nhà trường cho các tổ trưởng, tổ phó chuyên
môn nắm bắt và triển khai tới các thành viên trong tổ/khối cùng thực hiện.
12

skkn


- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong công
tác quản lý, chỉ đạo của tổ trưởng, tổ phó tổ chun mơn.
Tóm lại: Chất lượng, hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào
phẩm chất năng lực, thái độ, kinh nghiệm và tính năng động của người tổ trưởng, tổ

phó chun mơn. Tổ chun mơn trong trường mầm non có vị trí, vai trò, chức
năng nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của quá trinh chăm sóc
giáo dục trẻ và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường. một nhà trường
mạnh hay yếu là do chất lượng hoạt động của các tổ chun mơn, vì vậy cần phải
có chiến lược để phát triển lực lượng này ngày càng vững mạnh hơn.
* Kết quả đạt được:
Sau một năm học với bao trăn trở, suy nghĩ và trải nghiệm thực tế đã mang
lại cho nhà trường những bước chuyển biến rõ nét trong hoạt động chuyên môn.
Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên từng bước được khẳng định. Với việc vận
dụng thành công các biện pháp đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chun
mơn đã có tác dụng lớn trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ, đã đạt một số kết
quả cuối năm học. Cụ thể như sau:
* Về giáo viên:
Nhận thức đúng đắn về tổ chuyên môn và ý thức được vị trí trách nhiệm
của mình trong tổ chun mơn, tự giác tham gia các hoạt động chuyên môn, mạnh
dạn, tự tin trao đổi trong các buổi sinh hoạt, nắm vững chuyên môn trong việc tổ
chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn, các ý kiến trao đổi,
chia sẻ mạnh dạn sôi nổi hơn không e dè như trước.Có 6 giáo viên dự thi giáo viên
dạy giỏi cấp huyện đạt 6/6, 1 GV thi cấp tĩnh đạt 1.
*Tổ chức chuyên môn:
Tổ chức sinh hoạt chuyên mơn được duy trì đúng kế hoạch, sắp xếp thời
gian sinh hoạt chuyên môn hợp lý, linh hoạt. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cụ
thể, sát với thực tiễn của nhà trường, tổ chức các chuyên đề trọng tâm do Phịng
giáo dục chỉ đạo, tránh được tình trạng họp tổ qua loa, chiếu lệ. không hiệu quả.
13

skkn


Đồng thời chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên mơn đã khởi sắc một cách

đáng kể.
*Về vai trị của tổ trưởng:
Tổ trưởng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, chuẩn bị nội dung sinh
hoạt chu đáo. nắm vững quy trình các bước tổ chức buổi sinh hoạt chuyên mơn, tự
tin hơn trong điều hành họp tổ. Duy trì nền nếp sinh hoạt tổ đúng kế hoạch.
*Vê công tác quản lý:
Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong
công tác quản lý, chỉ đạo cho các tổ trưởng, tổ phó chun mơn. Tăng cường cơng
tác giám sát các buổi sinh hoạt tổ.
*Sau khi thực hiệnđề tài chất lượng về chuyên môn được nâng lên cụ
Nội dung khảo sát

GV

Xếp loại tốt

Xếp loại khá

được

thể:

Xếp loại đạt

Xếp loại chưa

yêu cầu

đạt yêu cầu


khảo

Số

Tỷ lệ Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ lệ

sát

lượng

%

lượng

lệ%

lượng

lệ%


lượng

%

Về soạn giáo án

20

7/20

35

11/20 55

2/20

10

0

0

Dự giờ trên lớp

20

9/20

45


10/20 50

1/20

5

0

0

XDMTHT cho trẻ

20

9/20

45

10/20 50

1/20

5

0

0

Làm ĐDĐC


20

8/20

40

12/20 60

0

0

0

0

Nhìn vào kết quả trên cho thấy những ”Biện pháp đổi mới sinh hoạt tổ
chuyên môn trong trường mầm non Vĩnh thạch năm học 2017-2018” không chỉ
mang ý nghĩa nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong tổ mà nó cịn
góp phần rất lớn trong việc xây dựng nhà trường vững mạnh, nó khẳng định các
biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện tại trường là đúng đắn và cần thiết. Tuy
nhiên trong q trình thực hiện, tơi nhận thấy cần phải học hỏi thêm ở đồng nghiệp,
các trường bạn để vận dụng xây dựng tổ chuyên môn hoạt động ngày càng vững
mạnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục giai đoạn hiện nay.
14

skkn


4. Bài học kinh nghiệm

- Đối với người quản lý chun mơn:
+ Người làm cơng tác quản lý phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ, kĩ năng
quản lý, say mê với công tác chuyên môn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ
chun mơn hoạt động có hiệu quả, có khả năng áp dụng đầy đủ những biện pháp
theo chức năng: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
+ Cần xây dựng cụ thể chi tiết kế hoạch năm, kế hoạch chuyên môn tháng,
tuần...xây dựng quy định về chun mơn cụ thể, chi tiết từ đó chỉ đạo tổ chuyên
môn thực hiện tốt quy chế đồng thời giúp giáo viên nắm rõ hơn, cụ thể hơn
nhiệm vụ của mình.
+ Người làm cơng tác quản lý phải biết nắm bắt và xử lý tốt những thông tin từ tổ
chuyên môn để quyết định đúng mọi công việc.
+ Phải tạo điều kiện giúp đỡ tổ chuyên môn hoạt động đúng mục tiêu đã định
- Đối với việc chỉ đạo hoạt động tổ nhóm chun mơn:
+ Muốn nâng cao chất lượng dạy và học, người làm công tác quản lý cần chú ý
đến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, tập trung vào việc thực hiện đổi mới
PPDH theo từng môn học, từng bài học, coi trọng công tác bồi dưỡng của giáo
viên, kiểm tra tự bồi dưỡng. Đặc biệt chú trọng công tác dự giờ của giáo viên với
đồng nghiệp để học hỏi chia sẽ kinh nghiệm. BGH dự giờ phân tích chỉ ra cho
người dạy cũng như người dự những ưu điểm cần phát huy và học tập, những tồn
tại để khắc phục.
+ Phải biết chọn người tổ trưởng là người có năng lực quản lý , có tay nghề vững
vàng , có uy tín với tập thể đặc biệt là phải có tính quyết đốn song phải biết tôn
trọng và lắng nghe ý kiến của các tổ viên .
+ Thường xuyên tham gia sinh hoạt với tổ để giải quyết những thắc mắc của tổ
cũng như chỉ đạo kịp thời .
+ Tổ chức các chuyên đề dạy học để tổ chuyên môn nghiên cứu, trao đổi, giao
lưu tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tinh thần tập thể. Đặc biệt là chỉ đạo việc
triển khai, áp dụng sáng kiến hay của đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận:

15

skkn


Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Đó là một trong những hình thức bồi dưỡng chun mơn,
nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp
chăm sóc giáo dục trẻ cho phù hợp với từng độ tuổi và điều kiện thực tế của trường
mình. Nếu chỉ đạo tốt sinh hoạt chuyên mơn, nhất là đổi mới nội dung sinh và hình
thức sinh hoạt thì tổ chun mơn sẽ là nơi mơi trường tốt cho giáo viên học hỏi,
tâm sự, giải bày những vướng mắc trong chuyên môn để từng bước tự hồn thiện
mình về trình độ chun mơn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất
lượng chuyên môn trong nhà trường. Đây cũng chính là điểm hội tụ của những giáo
viên có tâm huyết với nghề và bồi dưỡng giáo viên giỏi làm nòng cốt trong các tổ
chuyên môn.
2. Khuyến nghị:
* Đối với cấp trên: 
Tổ chức phổ biến sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao trong ngành cho giáo
viên có cơ hội được nghiên cứu học tập.
* Đối với nhà trường: 
Tổ chức các buổi chuyên đề, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm đã được áp
dụng thành công tại trường cho giáo viên học tập.
Khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu, tìm hiểu các sáng kiến hay của các
trường bạn để áp dụng vào chăm sóc giáo dục trẻ cho phù hợp với thực tế của nhà
trường.
* Đối với Giáo viên
Cần mạnh tích cực, mạnh dạn tự tin hơn trong sinh hoạt, xây dựng tổ
chuyên môn để tổ chuyên môn thực sự là môi trường học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm
chuyên môn hiệu quả nhất cho giáo viên.

Trên đây là một số “Biện pháp đổi mới sinh hoạt sinh hoạt tổ chuyên môn
trong trường mầm non năm học 2017-2018”. đã được áp dụng tại trường đạt hiệu

16

skkn


quả. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên góp ý, bổ sung để bản
sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn !
Xác nhận của Hiệu trưởng

Vĩnh thạch, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Hương

Hồ Thị Hương Sáu

17

skkn


18


skkn



×