Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn làm quen với văn học tại trường mầm non hải lựu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.59 KB, 23 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN.
1. Lời giới thiệu.
Đã từ lâu, người ta nhận thấy rằng văn học là nguồn suối không cạn của tri
thức, là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển. M.Gorki từng
nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản
thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”.
Văn học là một môn học rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống con
người, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Văn học ảnh hưởng đến đời sống con
người trên nhiều phương diện: đạo đức, trí tuệ, ngơn ngữ,  tình cảm, thẩm mĩ  và kĩ
năng xã hội. Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chưa có nhiều
những trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh còn ở mức cảm
tính…, thì việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngơn từ và trí tưởng tượng phong
phú trong tác phẩm văn học sẽ là cơ sở để trẻ cảm nhận vẻ đẹp về một thế giới bao
la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. 
Có thể nói văn học có vai trị quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân
cách trẻ em. Giai đoạn 5-6 tuổi là lúc trẻ bắt đầu nhận thức về ngôn ngữ, giao tiếp
và cảm thụ văn học. Đây là giai đoạn vàng để dạy dỗ và định hướng tư duy, suy
nghi, hành động cho trẻ .Vậy làm thế nào để cho trẻ làm quen với văn học thông
qua các câu chuyện, bài thơ, đồng dao , ca dao, tục ngữ…?đây là dấu chấm hỏi để
cho những người làm công tác giáo dục phải suy nghĩ và tìm ra những phương
pháp biện pháp phù hợp. Song thực thực tế văn học còn gặp nhiều vấn đề bất cập
đặc biệt là sự tiếp cận chương trình giáo dục mầm non mới của giáo viên chưa linh
hoạt , việc nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu. Đặc điểm tâm
sinh lý, ý thức của trẻ ở lứa tuổi 5- 6 tuổi còn hạn chế do cơ quan và bộ máy đầu
phát âm của trẻ chưa hoàn thiện. Do vậy nên cịn nhiều trẻ cịn nói ngọng theo
tiếng địa phương, khả năng diễn đạt câu chưa rõ ràng, mạch lạc trẻ cịn hiếu động
chưa có sự tập trung cao trong giờ học. Chính vì vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục trẻ trong hoạt động làm quen với văn học . Xuất phát từ tầm quan trọng
của hoạt động văn học và tình hình thực tế ở trường, lớp là người giáo viên trực
tiếp đứng lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trong q trình dạy ,tơi rất băn khoăn, trăn trở, suy


nghĩ là mình phải làm thế nào để những câu truyện,bài thơ,... của tôi đạt được
những tác dụng về mọi mặt, mọi nội dung như mong muốn, khai thác được hết tác
dụng trong mỗi câu truyện, bài thơ… để trẻ có thể lĩnh hội và cảm nhận hết được
1

skkn


cái hay, cái đẹp khi làm quen với văn học góp phần vào việc giáo dục đạo đức và
hồn thiện nhân cách trẻ.
Mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, năng lực nhận thức
khác nhau,chính vì thế cho trẻ làm quên với văn học là rất quan trọng. Thông qua
các bài thơ câu chuyện, trẻ phân biệt được các điều hay lẽ phải, biết được người tốt
việc tốt, qua đó trẻ học được những tấm gương tốt và những bài học bổ ích trong
các câu chuyện. Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, sự trầm bổng của nhịp
điệu, sắc thái tình cảm của giọng nói, những khả năng gợi thanh gợi hình ảnh, màu
sắc cảm xúc trong các tác phảm văn chương. Để từ đó, trẻ cũng có khả năng sử
dụng được những khả năng này của ngôn ngữ trong khi diễn đạt và giao tiếp.
Bản thân tơi được tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới, tôi thấy
cần phát huy khả năng sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thúc cho trẻ, nhất là
mơn làm quen với văn học, qua đó hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt
đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: lòng yêu thiên nhiên
với mọi vật xung quanh như cỏ cây, hoa lá, lịng kính trọng , u thương, gần gũi
giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà , bố mẹ, anh chị, cô giáo.
Thông qua hoạt động này làm tái tạo và sáng tạo them những tình tiết tác phẩm
một cách hồn nhiên và phù hợp với nội dung tác phẩm. Vậy thế nào là cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học? Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử
mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính cách nhân ái vì
con người. Những tác phẩm văn học cho trẻ Mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc
giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức

tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của
những vần thơ, tính chuẩn xác, biểu cảm của ngơn ngữ được các cháu yêu thích.
Cảm nhận được vẻ đẹp của ngơn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc và kể lại
câu chuyện, bài thơ. Vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ của trẻ trở nên phong phú, tích
cực. Tình u ngơn ngữ nghệ thuật của trẻ cần được giáo dục ngay từ thời thơ ấu
trẻ sẽ mang tình u đó đến trường phổ thơng và mai sau các cháu sẽ thêm yêu văn
học nước nhà. Xuất phát từ tầm quan trọng đó của văn học mà chúng tôi đã chọn
đề tài : “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với văn học
tại trường mầm non Hải Lựu”.
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với văn học”
3. Tác giả sáng kiến:
2

skkn


- Họ và tên: Trần Diệu Linh.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Hải Lựu - xã Hải Lựu – Sông Lô –
Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0976935108
- Email:
- Họ và tên: Phạm Thị Hồng Phượng.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Hải Lựu - xã Hải Lựu – Sông Lô –
Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0982 154 882.
E- mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
-Trần Diệu Linh- Phó hiệu trưởng trường mầm non Hải Lựu – Sông Lô – Vĩnh
phúc

-Phạm Thị Hồng Phượng –Giáo viên trường mầm non Hải Lựu – Sông Lô – Vĩnh
phúc
Chúng tôi áp dụng sáng kiến này tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A4, áp dụng thử các
lớp mẫu giáo 5 tuổi và tổ mẫu giáo 4 tuổi trường mầm non Hải Lựu - Sông Lô Vĩnh phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giúp trẻ 5-6 tuổi biết thể hiện những biểu cảm, những hình tượng con người,
con vật, búc trang được vẽ nên từ ngôn ngữ.
Phát triển nhận thúc, thẩm mỹ của trẻ thông qua lời nói và hành động, sự
biểu cảm của cơ. Mặt khác trẻ còn biết thể hiện những cử chỉ, hành động của mình
qua tững nhân vật trong tác phẩm văn học.
Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng nghe hiểu ngơn ngữ và
hình ảnh nội dung thơng qua tác phẩm văn học.
Trẻ bộc lộ được tình cảm của mình trước các nhân vật, rèn luyện khả năng
đọc, kể diễn cảm, luyện tập để phát âm đúng taats cả các từ trong tiếng việt, kể cả
các từ khó. Phát triển khả năng ghi nhớ, tăng khả năng cảm thụ. Hoạt động lầm
quen với văn học sẽ rât hứng thú, gây sự qquan sát chú ý cho trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ có thể hiện vai chơi củ mình thông qua các tác phẩm văn
học, tạo cơ hội cho trẻ học tốt hơn , tự tin hơn trong giao tiếp.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
- Đề tài được nghiên cứu và áp dụng từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022.
3

skkn


7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Về nội dung của sáng kiến:
Tìm hiểu về khả nhận thức của trẻ khi tiếp xúc và học các tác phẩm thông
qua hoạt động làm quen văn học.
Xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn phương pháp tổ chức làm quen

với văn học có hiệu quả, sát với thực tế đẻ phù hợp với tình hình của trẻ trong lớp,
lựa chọn đề tài phù hợp giúp trẻ hứng thú khi tham gia. Trẻ được làm quen với tác
phẩm văn học vừa kích thích sự suy nghĩ sáng tạo và hứng thú khi tham gia hoạt
động. Nắm vững hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi để xây dựng và tổ chức cho
trẻ làm quen với văn học thơng qua trị chơi.
Nghiên cứu kỹ tác phẩm, đọc diễn cảm và sử dụng các phương tiện trực
quan trong hoạt động làm quen với văn học .
Lồng ghép môn làm quen vawn học với các môn học khác trong các hoạt
động và ở mọi lúc , moi nơi.
Tạo môi trường văn học cho trẻ tiếp xúc và làm quen với tác phẩm mới và
củng cố lại các tác phẩm đã học.
Phối hợp với phụ huynh chặt chẽ để rèn thêm kiến thúc cho trẻ và ủng hộc
nguyên vật liệu đồ dùng để giúp tiết học phong phú sinh động và có hiệu quả.
Tự học tập và tìm tài liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để
nâng cao trình độ chuyên môn.
7.1. Tại sao phải cho trẻ làm quen với văn học tại trường mầm non?
7.1.1. Ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen với văn học.
Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật ngơn từ” chính là đã
chỉ rõ ngơn từ là chất liệu xây dựng lên hình tượng văn học. Chất liệu ngôn từ là
“kho vô tận về âm thanh, bức tranh khái niệm” (nhà nghiên cứu phê bình văn học
Nga Biêlinxki). Đúng vậy văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là
phương tiện phát triển ngơn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu lốt, diễn đạt
gãy gọn biết sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm
quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát
triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Xuất
phát từ những vai trị cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là
môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Ví vậy việc
nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng
trong đỗi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.
4


skkn


Văn học là món ăn tinh thần khơng thể thiếu của trẻ thơ Mỗi tác phẩm văn học:
với nội dung lí thú cùng những hình tượng nghệ thuật trong sáng, ln có sức lơi
cuốn sự chú ý, đem lại niềm vui thích cho trẻ nhỏ, đồng thời cũng mang lại
những tác dụng giáo dục lớn lao. Vì thế, từ lâu, văn học được xem như là một
trong những phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, đạo
đức và thẩm mĩ.Văn học là tấm gương phản ánh muôn mặt hiện thực cuộc sống.
Cuộc sống ấy bao gồm cả thế giới tự nhiên và xã hội. Những chuyện kể, truyện dân
gian, những bài thơ hiện thực vừa sức là một trong các hình thức nhận thức
thế giới của trẻ, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật.
Cho trẻ làm quen với văn học là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành học mầm
non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - giáo dục nghệ thuật. Vậy thế nào là cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học? Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt hàng ngày qua cư xử
mang tình người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính cách nhân ái.
Những tác phẩm văn học cho trẻ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu
chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ,
tính chuẩn xác biểu cảm của ngơn ngữ được các cháu yêu thích. Cảm nhận được vẻ
đẹp của ngơn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc và kể lại câu truyện, câu thơ từ
đó vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ của trẻ trở lên phong phú, tích cực. Tình u
ngơn ngữ của trẻ cần được giáo dục ngay từ thời ấu thơ, trẻ sẽ mang tới trường phổ
thông và mai sau các cháu sẽ thêm yêu văn học nước nhà. Như ca dao có câu “
Uốn cây từ thuở cịn non, dạy con từ thuở con còn bé thơ”.
Trẻ cảm nhận được những vẻ đẹp của ngôn ngữ: Sự trầm bổng của nhịp điệu,
sắc thái tình cảm của giọng nói, những khả năng gợi thanh, gợi hình ảnh, màu sắc,
cảm xúc… trong các tác phẩm văn chương. Để từ đó, trẻ cũng có khả năng sử dụng

được những khả năng này của ngôn ngữ trong khi diễn đạt, giao tiếp. Làm quen
với tác phẩm văn học giúp khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú và có ấn tượng
với hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Trẻ được thể hiện sự
sáng tạo khi đọc kể theo trí tưởng tượng của mình. Cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học góp phần mở rộng, phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm
mĩ, phát triển ngôn ngữ và phát triển ở trẻ sự húng thú với các hoạt động đọc thơ,
kể truyện, đóng kịch…
5

skkn


7.1.2.Thực trạng vấn đề cho trẻ làm quen với văn học tại trường mầm non Hải
Lựu.
Trước tiên phải nói đến thực trạng tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 Trường Mầm
non Hải Lựu. Độ tuổi trẻ đồng đều, đa số trẻ ngoan, chăm học, đi học đều, nhà
trường và cha mẹ học sinh cũng quan tâm mua sắm đồ dùng phục vụ học tập cho
trẻ. Tận dụng được nhiều nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi đẹp và
sang tạo. Số lượng đồ dùng đồ chơi do các công ty sản xuất để phục vụ cho môn
làm quen văn học phong phú, đa dạng, đẹp mắt. Bản thân tơi là người rất thích
mơn văn học, ln nhiệt tình, chịu khó tìm tịi, lắng nghe góp ý của Ban Giám
Hiệu học hỏi chuyên môn và các đồng nghiệp trên thực tế cũng như lý thuyết đó là
một thuận lợi rất lớn.
Qua thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tơi đã tích góp được
nhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp bộ môn, yêu cầu đối với từng thể loại,
từng độ tuổi. Qua các biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ học tốt môn làm quen với
văn học này giáo viên linh hoạt, sáng tạo sẽ phát huy tích tích cực, chủ động của
trẻ đi đúng với các tiêu chí mà nền giáo dục mầm non đặt ra là: Lấy trẻ làm trọng
tâm, trẻ được tiếp thu theo hướng tích cực ở mọi lúc mọi nơi, chú ý đến sự phát
triển cá nhân, giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống.Có sự quan tâm của Ban

Giám Hiệu, sự nhiệt tình giúp đỡ của chun mơn, đồng nghiệp và phụ huynh học
sinh.
Phụ huynh quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường trong q trình
chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen văn học được thể hiện qua số liệu khảo sát đầu năm
như sau:

Đối tượng khảo sát

Nội dung khảo sát

Số trẻ đạt
Tốt

Khá

12/30

13/30

Trung bình

Học sinh

Ngơn ngữ mạch lạc

5- 6 tuổi

Thuộc và kể được nội
dung câu chuyện


10/30

12/30

8/30

Phát triển nhận thức

13/30

12/30

5/30

(Tổng số: 30 trẻ)

6

skkn

5/30


Phát triển thẩm mỹ

12/30

14/30


4/30

Bên cạnh đó thì tơi vẫn gặp khó khăn như 90% trẻ đều là con em nơng dân
nên ít được sự quan tâm, chăm sóc, của bố mẹ, trẻ còn nhút nhát, khả năng nhận
thức còn kém công tác phối kết hợp của giáo viên với phụ huynh trong việc cho trẻ
làm quen với văn học còn có nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất cịn thiếu, chưa đáp
ứng được yêu cầu của ngành đồ dùng phục vụ mơn văn học cịn hạn chế, nên việc
học tập của các cháu chưa đảm bảo. Trong lớp còn một số trẻ hiếu động nên việc
nhận thức còn hạn chế.Trang thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu thốn: ví dụ
như lớp học chưa có máy chiếu hoặc ti vi màn hình lớn để kết nối với máy tính để
áp dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy.
Đa số giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp và chương trình dạy song
việc vận dụng các phương pháp, thủ pháp vào trong các tiết học để các tiết học đạt
hiệu quả còn chưa cao, nhiều giáo viên đã chú ý làm thế nào để nâng cao chất
lượng của giờ học nhưng do một số yếu tố chủ quan và khách quan nên kết quả dạy
tiết học còn ở nhiều mức độ khác nhau, có cơ giáo có khả năng về vẽ tranh nhưng
khả năng về ngôn ngữ và năng khiếu sư phạm lại cịn hạn chế: Ví dụ như có cơ vẫn
cịn nói ngọng tiếng địa phương: n và l.Trẻ phát triển không đều, một số trẻ nhút
nhát, và một số trẻ thể hiện tác phẩm văn học qua hình thức học thuộc lịng chứ
chưa biết ngắt nhịp, chưa biết thể hiện được ngơn ngữ biểu cảm, hình tượng trong
khi thể hiện các tác phẩm văn học.
Công tác phối kết hợp của giáo viên với phụ huynh trong việc cho trẻ làm
quen với văn học cịn có nhiều hạn chế. Do phụ huynh đi lmà ăn xa ko ở nhà chủ
yếu là ông bà đưa trẻ đi học.
Vốn từ của trẻ cịn nghèo,, nói ngọng, nói lắp, khả năng chú ý, ghi nhớ và
khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế.
Trẻ chưa biết cách đọc thơ diễn cảm, kể truyện diễn cảm, khả năng nhập vai
các nhân vật cịn chậm, lóng ngóng, chưa tích cực sáng tạo, hóa thân thành các
nhân vật theo nội dung truyện, hầu như trẻ chưa hứng thú với việc kể truyện sáng
tạo. Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hết năng

lực của trẻ. Trẻ nói ngọng theo miền nhiều hầu như trẻ khơng phát âm được âm “n”
ví dụ: Quả “na” thì trẻ đọc thành quả “la”. “Trời nắng” thì đọc thành “trời lắng”…
Chưa có sự đầu tư về đồ dùng, phương tiện, đồ dùng trực quan để trẻ cảm
nhận tác phẩm văn học một cách dễ hiểu nhất, chưa có sự nghiên cứu, phân tích kĩ
7

skkn


các tác phẩm văn học. Do đặc thù của trường là bán trú nên thời gian để làm đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ còn hạn chế.
7.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:
Trước tiên để xác định rõ mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ là quan trọng hàng
đầu nên tôi luôn chú trọng vào nội dung cách thức để thực hiện nghiên cứu cũng
như tìm hiểu để nâng cao trình độ, cụ thể là mơn làm quen văn học tại trường mầm
non Hải Lựu.
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động
phù hợp khi cho trẻ làm quen với văn học:
Để việc cho trẻ làm quen với văn học một cách có hiệu quả, điều đầu tiên là
tơi phải biết lựa chọn và xây dựng kế hoạch phù hợp với độ tuổi của trẻ ở lớp và
phù hợp với từng chủ đề.
Ngay từ đầu năm học tôi xác định khă năng nhận thức của trẻ trong lớp phân
loại theo từng nhóm. Đối với trẻ 5-6 tuổi, tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển tâm
sinh lý trẻ sẽ không đồng đều, có cháu thì nhanh nhẹn, hoạt bát, nói năng lưu lốt
và tiếp thu nhanh. Trái lại, có trẻ trong giao tiếp nói năng chưa biết diễn đạt ý nghĩ
của mình rõ ràng bằng ngơn ngữ, thể hiện chưa trọn câu, trọn nghĩa. Do vậy, địi
hỏi cơ giáo phải hiểu được đặc điểm tâm lý từng trẻ. Từ đó xây dựng kế hoạch và
lựa chọn những biện pháp hướng dẫn, rèn luyện, đề tài sao cho phù hợp với từng
đối tượng. Tôi xây dựng kế hoạch theo ngày, tuần , tháng mục đích để theo dõi sự
phát triển và khả năng lĩnh hội kiến thức của trẻ.Với những trẻ thơng minh nhanh

nhẹn, chỉ bằng lời nói, câu đố, câu hỏi gợi mở hoặc hình ảnh trên màn hình trẻ đã
hiểu ra. Nhưng đối với trẻ chậm chạp, nhút nhát, tôi chuẩn bị những câu hỏi ngắn
gọn, đơn giản, dễ hiểu và dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ hơn. Đặc biệt chú
ý đến việc sửa sai đối với những trẻ nói ngọng, nói lắp.
Ví dụ: Có trẻ hay sai dấu ngã nói thành dấu sắc (“quả nhãn” nói thành “quả
nhán).“Sữa” trẻ nói thành “sứa” – ( uống sứa), Lại có trẻ hay ngọng nguyên âm: n
phát âm thành l: “quả na thành quả la” , s phát âm thành x…. Tôi sửa cho trẻ bằng
cách: tôi phát âm câu mẫu nhiều lần những câu có chứa thanh nguyên âm hay phụ
âm đầu mà trẻ hay sai, trẻ thực hành nói theo mẫu của cơ. Cho trẻ phát âm những
từ nói về đồ vật, cảnh vật, con vật v.v….có chứa những âm liên quan đến lỗi của
trẻ như: cái mũ, bạn ngã, ……
Đối với những trẻ hiếu động, chưa tập trung chú ý, tơi cần có biện pháp thu
hút sự chú ý của trẻ bằng cách hướng trẻ vào những câu hỏi kích thích trẻ trả lời,
8

skkn


sử dụng cơng nghệ thơng tin, tranh ảnh, mơ hình lôi cuốn sự hấp dẫn, chú ý của trẻ,
Với cử chỉ âu yếm nhẹ nhàng, lời nói ân cần động viên khen ngợi khéo léo, kịp
thời sẽ giúp trẻ cố gắng vươn lên trong học tập.
Với những trẻ nhút nhát, nói năng khơng lưu lốt, một phần do đặc điểm cá
tính, nhưng một phần có lẽ cũng vì vốn từ của trẻ cịn nghèo. Với những trẻ này,
tơi rèn luyện và cung cấp vốn từ cho trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp
nhiều với cô, với bạn như: Thường xuyên cho trẻ được trả lời những câu hỏi từ đơn
giản đến phức tạp của cô trong giờ học, giờ chơi, cho trẻ đọc thơ, ca dao, kể truyện
những câu truyện ngắn đơn giản dễ hiểu , dễ nhớ. Bên cạnh đó cần tạo tình huống
và điều kiện cho trẻ được giao tiếp với bạn thông qua hoạt động vui chơi, học tập,
qua trò chơi phân vai, vận động, dân gian … từ đây trẻ sẽ nghe bạn đọc, cô đọc và
đọc theo. Như vậy sẽ giảm đi phần nào những lời nói ngọng.

- Biện pháp 2: Tạo mơi trường văn học trong và ngồi lớp học theo từng chủ
đề:
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch phù hợp với trẻ thì việc tạo mơi trường
văn học xung quanh trẻ cũng rất quan trọng, bởi mặc dù trẻ 5 - 6 tuổi đã phát triển
tư duy trực quan hình tượng song tư duy của trẻ vẫn chủ yếu là trực quan hình ảnh,
trẻ rất thích những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động, màu sắc rực rỡ. Nắm bắt được
đặc điểm này mà ngay từ đầu năm học trong lớp tơi cũng chú trọng trang trí góc
thư viện có nhiều tranh truyện về các câu chuyện , bài thơ, ca dao , dồng dao, trò
chơi dan gian để trẻ được chơi mà học, học mà chơi.
Để có được một mơi trường văn học phong phú đa dạng thì ngay từ đầu
năm học tôi lên kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, làm tranh trang trí chủ đề treo ở
tường, làm tranh ở góc tuyên truyền cho cha mẹ được hiểu về chủ đề con mình
được học, từ đó cha mẹ trẻ cung cấp thêm một số nội dung về văn học như tranh ,
truyện,… liên quan đến các chủ đề trẻ học .Những loại sách này có hình ảnh rõ nét,
nội dung có tính chất giáo dục cao.Tơi và trẻ cùng tạo ra những bức tranh to, nhỏ
khác nhau, tranh truyện cổ tích, tranh trang trí góc sách truyện đẹp mắt, lôi cuốn
hấp dẫn trẻ giúp trẻ yêu thích mơn làm quen văn học.Ví dụ: Cơ dán các tranh rời
trên tường cho trẻ lên sắp xếp và kể,theo nội dung câu truyện mà trẻ đã được nghe,
chuẩn bị các loại tranh truyện với nội dung và hình thức phong phú theo chủ đề ở
góc thư viện cho trẻ xem.
Ngồi việc xây dựng mơi trường văn học trong lớp ra tôi kết hợp với các
giáo viên trong tổ cùng nhau xây dựng và trang trí mơi trường văn học bên ngoài
9

skkn


lớp học, ví dụ: Khi cho trẻ dạo chơi tại vườn rau, tơi bí mật chuẩn bị các vận dụng
liên quan đến bài học “truyện Nhổ củ cải” tôi chuẩn bị hạt cải hạt cải nảy mầm cây
cải cây cải đã có củ,…sau đó cho trẻ tự khám phá và liên tưởng, rồi kể cho trẻ nghe

về câu chuyện. Qua cách cho trẻ làm quen mơ hình thật như vậy trẻ tại lớp tơi rất
thích thú và nhớ câu chuyện lâu hơn.
- Biện pháp 3: Sử dụng phương tiện trực quan gây hứng thú cho trẻ.
Có thể nói khi đã lựa chọn được tác phẩm văn học phù hợp để dạy trẻ thì
phương tiện và đồ dùng trực quan là một trong những hoạt động thu hút sự hứng
thú của trẻ và đạt được kết quả cao nhất. Bởi vì khi chỉ có lơì kể , lời đọc của cơ thì
trẻ sẽ khơng thể hiểu và hình dung được hết cái hay cái đẹp của tác phẩm mà chỉ
khi có đồ dùng trực quan để trẻ tri giác thì hiệu quả của hoạt động văn học sẽ cao
hơn. Tuy nhiên để sử dụng đồ dùng, phương tiên đó như thế nào thì mới phát huy
được tính tích cực của trẻ và giúp trẻ hiểu sâu được tác phẩm đó là một vấn đề
không phải giáo viên nào cũng làm được. Bên cạnh đó tơi cũng cần nắm vững
được đặc điểm sinh lý của trẻ, tư duy trực quan hình tượng . Do vậy mà việc sử
dụng đồ dùng trực quan trong tiết học có vai trị cực kỳ quan trọng, nó giúp trẻ
hứng thú với tác phẩm hơn.Tơi đã sử dụng minh hoạ cho câu chuyện như: Dành
thời gian sưu tầm, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm như rối tay, rối rẹt và cách
sử dụng khác nhau để minh hoạ cho câu chuyện, bài thơ thêm hấp dẫn.
Trước hết tôi cần nghiên cứu soạn giảng kỹ, xác định tác phẩm đó cung
cấp kiến thúc gì cho trẻ, chuẩn bị đồ dùng ra sao, giới thiệu bài như thế nào, trẻ
ứng dụng như thế nào trong cuộc sống.
- Giới thiệu bài: Vào đầu tiết học, tôi cần khéo léo, nhẹ nhành thu hút trẻ
tham gia hoạt động bằng nhiều hình thức như dùng trị chơi, câu đố, ca dao, tục
ngữ, bài hát có nội dung gần gũi liên quan đến truyện kể. Hoặc bằng hình ảnh, vật
thật đại diện cho nhân vật chính trong truyện, tạo sự bất ngờ và gây sự chú ý đặc
biệt đối với trẻ. Ví dụ: Với câu truyện “Sự tích bánh trưng, bánh giầy”, tôi sử dụng
câu đố và đọc:   “Lá dong xanh mặt đất/Nếp hoa vàng trải ra/Cho đỗ rồi cho
thịt/Lạt mềm buộc chéo hoa? Là bánh gì? ”.  Hay với chuyện “Hai anh em” cô cho

lớp đọc bài ca dao :- Anh em nào phải người xa/- Cùng chung bát mẹ một
nhà cùng thân/- Yêu nhau như thể tay chân/- Anh em hòa thuận hai thân vui
vầy....Có rất nhiều hình thức giới thiệu. Song, tôi cũng phải khéo léo lựa chọn sao

cho phù hợp với từng tác phẩm, lôi cuốn được sự tập trung chú ý và hứng thú của
trẻ ngay từ những phút giây đầu tiên của tiết học .
10

skkn


Bên cạnh việc sủ dụng bài thơ, câu đố, ca dao tơi cịn sử dụng các đồ dùng
trực quan đơn giản, gần gũi và ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của trẻ nhất là
những đồ dùng đồ chơi tự tạo như ống hút, que kem, len mo cau, ống chỉ ,lõi giấy,
hộp giấy, chai lọ để tạo thành một số nhân vạt đơn giản, vẽ thêm mắt mũi , gắn râu
tóc, may quần áo làm thành một số nhân vật cho trẻ lồng vào ngón tay làm rối rồi
đóng vai nhân vật đó. Sử dụng hình ảnh trên powerpoint và sưu tầm tranh ảnh,
chọn những hình ảnh có cùng chủ đề tạo thành những bức tranh có nội dung rồi
cho trẻ kể theo trí tưởng tượng của trẻ. Khi sử dụng đồ dùng phải kết hợp với lời
nói một cách linh hoạt, không đưa ra trước hoặc đưa ra sau làm giảm hứng thú của
trẻ và không sử dụng quá nhiều đồ dùng làm trẻ bị phân tán sự chú ý.
- Kể truyện:Để trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, tôi cần cảm nhận được
câu chuyện, hiểu nội dung truyện, nhớ được các lời thoại, không chỉ nắm vững
phương pháp mà còn phải biết sử dụng các thủ thuật của giọng điệu. Đó là việc sử
dụng đúng:Cường độ âm thanh phù hợp với ngưỡng thính giác của trẻ.Tốc độ
(nhịp điệu trong giọng đọc lời kể): cường độ và tốc độ đi đơi với nhau, nếu cường
độ to thì nhịp điệu nhanh và ngược lại cường độ nhỏ thì nhịp điệu chậm.Ngắt
giọng: Ở mỗi đoạn truyện thì có 1 cách ngắt giọng riêng nếu khơng sử dụng thì ý
nghĩa của tác phẩm văn học sẽ bị phá vỡ.
Thông qua những ngôn ngữ, giọng điệu của cô sẽ giúp trẻ cảm nhận được
tính cách, hành động, tâm trạng của các nhân vật trong truyện .Sau khi giới thiệu
bài, tôi kể cho trẻ nghe 1 lần. Lời kể rõ ràng mạch lạc và diễn cảm (Khơng nói
ngọng, nói lắp, khơng dùng từ địa phương ). Chú ý sử dụng ngôn ngữ, giọng kể, cử
chỉ phù hợp với tính cách của từng nhân vật để lơi cuốn sự chú ý của trẻ.Ví dụ: Với

truyện “dê con nhanh trí”: Dê mẹ là con vật hiền lành, cô kể giọng nhỏ, chậm, trầm
và ngắt qng. Dê con nhanh trí, thơng minh, cơ kể với giọng bình tĩnh, cường độ
âm thanh mạnh mẽ, thể hiện sự đanh thép. Giọng Sói thì giọng to ồm ồm, sau
chuyển dần sang lo lắng, ngần ngừ. Khi kể, không địi hỏi cơ phải thuộc lịng từng
câu trong truyện ( ngoại trừ những câu đối thoại). Song dù thêm hay bớt, nhưng
nhất thiết phải đảm bảo nội dung cốt truyện, biết kết hợp hài hoà ánh mắt, nét mặt,
cử chỉ, điệu bộ và khéo léo sử dụng đồ dùng trực quan. Thống nhất giữa lời nói và
hành động. Nghĩa là đồ dùng trực quan phải được đưa ra đúng lúc, khớp với lời kể,
động tác thuần thục, chính xác và khéo léo .Ví dụ: Với câu chuyện “Ba cơ gái”, tơi
kể: Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái . (các nhân vật
Mẹ và 3 cơ gái xuất hiện trên bức phơng )…sau đó cả 3 cô gái đều đi lấy
11

skkn


chồng( nhân vật 3 cô gái). Như vậy tất cả đều vừa trùng khít với lời kể. Rồi nhân
vật Sóc đến đưa thư cho 3 cô con gái…dân lần lượt xuất hiện với màn trình diễn
khéo léo mang tính nghệ thuật cao, các nhân vật cứ lúc ẩn lúc hiện (theo trình tự
nội dung truyện) đã cuốn hút trẻ say xưa theo dõi. Vừa được nghe kể, lại vừa nhìn
thấy những hình ảnh cụ thể, trẻ sẽ tiếp thu một cách dễ dàng, và tác phẩm ấy sẽ
khắc sâu, in đậm trong trí nhớ của trẻ. Trẻ sẽ biết nhận xét, phân biệt, đánh giá
đúng tính cách của từng nhân vật, tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn và khơng tẻ
nhạt.
Sau khi kể lần 1 tơi tóm tắt nội dung truyện một cách ngắn gọn, chọn những
nét chính làm tốt lên nội dung, khơng diễn giải dài dịng, có thể kết hợp giảng giải
từ khó có trong tác phẩm, nhưng cũng có thể kết hợp gỉảng từ, giảng ý khi cô kể
lần 2. Ở lần 2, tôi kể truyện kết hợp minh hoạ bằng tranh ảnh, mơ hình. Tranh minh
hoạ, mơ hình hay vật thật, với màu sắc đẹp, hài hoà sẽ làm cho câu chuyện trở nên
sinh động, thu hút sự tập trung chú ý cao độ của trẻ. Trẻ dễ thuộc, dễ nhớ nội dung

tác phẩm. Điều đó sẽ thuận lợi rất nhiều khi tiến hành đàm thoại cùng với trẻ. Các
câu hỏi phải ngắn ngọn, dễ hiểu, giúp trẻ diễn đạt được ý tưởng của mình, khơng
gị bó để trẻ trả lời rập khn, với trẻ nhút nhát cô thường xuyên gọi để trẻ phát
biểu, câu hỏi phải sát với nội dung đề tài.
Đàm thoại sẽ giúp trẻ đồng cảm với tác giả, và nếu muốn trẻ đồng cảm với
tác giả thì tơi phải hiểu được nội dung của tác phẩm, phải hiểu và nói lại được
những điều mà tác giả muốn gởi đến trẻ. Đàm thoại có thể tiến hành dưới nhiều
hình thức: Đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ trả lời, hoặc dùng tranh ảnh, mơ hình để
cùng đàm thoại về nội dung cốt truyện. Tôi đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng đảm bảo
tính hệ thống và logic từ đầu đến cuối, khơng dùng câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời có
hoặc khơng. Ví dụ: Với câu chuyện “Ba chú lợn nhỏ”, nội dung câu hỏi đàm thoại
có thể là :
+ Trong truyện “Ba chú lợn nhỏ” có những nhân vật nào?
+Các chú lợn đã xây nhà cho mình bằng những nguyên vật liệu gì?
+Ai đã xuất hiện và phá nhà của lợn?
+ Qua câu chuyện “Ba chú lợn nhỏ” con học tập được tính cách của chú lợn nào?
Vì sao?
Q trình đàm thoại, tơi u cầu trẻ thể hiện tính cách nhân vật bằng ngữ
điệu , cử chỉ giống như thể hiện một vai diễn. Như vậy đã góp phần giảm bót sự gị
bó , căng thẳng tạo khơng khí sơi nổi, nhẹ nhàng thoaỉ mái cho trẻ.
12

skkn


Khi trẻ đã cảm nhận được truyện, sau phần kể chuyện, để tạo cơ hội cho trẻ
được thể hiện khả năng của mình, tơi tổ chức cho trẻ kể lại truyện dưới nhiều hình
thức:
+Cơ trích dẫn, trẻ trả lời những đoạn đối thoại.
+Trẻ kể lại từng đoạn với sự giúp đỡ của cô.

+Kể chuyện kết hợp với tranh minh họa.
Dù kể dưới hình thức nào, tơi cũng chú ý sửa sai kịp thời cách phát âm, cách
diễn đạt của trẻ. Cũng có thể tổ chức cho trẻ kể chuyện dưới hình thức đóng kịch.
Đây là hoạt động trẻ rất hứng thú khi được tham gia.
- Đối với thơ:
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thích đọc thơ đặc biệt là những bài thơ có vần điệu dễ
nhớ, nội dung dễ hiểu, vui tươi.Để giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động đọc thơ
tơi ln thay đổi hình thức tổ chức, lồng ghép xen kẽ các nội dung tích hợp và trị
chơi nhẹ nhàng. Trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức: Đọc luân phiên theo tổ, nhóm,
thi đua xen kẽ tổ nào đọc hay, đọc đối đáp giũa cô và trẻ.
Cũng giống như truyện để tạo được sự hứng thú và tập trung cao độ của trẻ,
khi vào bài tôi sử dụng phương pháp trực quan để giúp trẻ đồng cảm, cảm thụ tác
phẩm như: sử dụng tranh ảnh trên công nghệ thông tin, vật thật, đàm thoại với trẻ
bằng những câu hỏi ngắn gọn, cho trẻ hát những bài hát có nội dung gần gũi để dẫn
dắt trẻ đến với bài thơ.
Ví dụ: Tôi cho trẻ xem video giới thiệu về các danh làm thắng cảnh của
Vĩnh Phúc và dẫn dắt trẻ vào bài thơ “Quê em” hay hát bài “Làm chú bộ đội” để
giới thiệu bài thơ “ chú bộ đội hành quân trong mưa”.v.v..và như vậy, các cháu sẽ
đến với tác phẩm một cách dễ dàng, hứng thú. Quá trình dạy thơ; cũng như truyện,
tôi phải đảm bảo đủ các phần theo trình tự tiết học. Xác định đúng yêu cầu, nội
dung cần truyền đạt.
Để trẻ hiểu, cảm thụ tốt bài thơ thì việc đọc mẫu của cơ cũng giữ một vai trị
hết sức quan trọng. Vì vậy, khi đọc mẫu, tuỳ từng bài thơ, tôi thể hiện sao cho phù
hợp. Cách đọc diễn cảm đó là: Biết ngắt giọng đúng chỗ, thể hiện sắc thái, âm điệu
của mỗi bài thơ.
Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái” tơi đọc với giọng vui tươi hóm hỉnh .Bài thơ “Em yêu
nhà em” tơi đọc hơi chậm, thể hiện tình cảm tha thiết, dịu dàng .Cịn đối với bài
thơ “Ảnh Bác” tơi đọc với nhịp điệu chậm rãi vừa phải, thể hiện sự trang
13


skkn


trọng,tình cảm yêu quý. Biết ngắt giọng ở các câu: Cháu ơi/ đừng có chơi bời đâu
xa. Trồng rau/ quét bếp đuổi gà. Thấy tàu bay Mỹ/ nhứ ra hầm ngồi.
Hoặc những bài thơ mang âm hưởng đồng dao như: “Con chim hay hót” tơi đọc
theo nhịp 2/2:
“Con chim/ hay hót
Nó hót/ cành đa
Nó sa/ cành trúc
Nó rúc/ cành tre”…..
Khi đọc mẫu cho trẻ tôi kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt làm cho bài thơ
thêm sống động. Từ đó thu hút được sự chú ý của trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú ,
hung phấn của trẻ, có thể cho trẻ đọc nhẩm đọc thầm theo cô.
Tôi dạy trẻ đọc thơ qua tranh để nâng cao chất lượng văn học và làm quen
với chữ cái bằng một số hình ảnh và luân phiên, đọc đối , đọc đuổi…khi trẻ đã
thuộc thơ tôi cho trẻ biểu diễn kết hợp với động tác minh họa , giúp trẻ dễ nhớ và
làm cho tiết học thêm sinh động. Để tránh sự mệt mỏi và nhàm chán cho trẻ tơi
thay đổi hình thức và đội hình, hoặc xen kẽ những trị chơinhẹ nhàng như chơi
Chim bay cị bay, chơi ngón tay, Bốn mùa….Điều quan trọng khơng thể thiếu được
đó là cách phát âm, cách luyện giộng và kịp thời sửa sai cho trẻ giúp trẻ thể hiện
được cảm xúc của bài thơ. Để củng cố cho bài thơ, câu chuyện tôi tổ chức trò chơi
để khắc sâu kiến thức vừa cung cấp cho trẻ.
-Sử dụng phương tiện trực quan: đây là một yếu tố quan trọng mang lại sự
thành công cho tiết học.Muốn dạy tốt cần phải có sự đầu tư nghiên cứu tác phẩm,
chuẩn bị đồ dùng đầy đủ và thuộc tác phẩm. Từ đó nghiên cứu bài soạn đầy đủ ,
chi tiết , sang tạo, lôi cuốn trẻ để xác định mục đích yêu cầu của từng thể loại mà
sử dụng phương pháp truyền thụ cho phù hợp. Tham gia tập huần chuyên đề, dự
giờ giáo viên giàu kinh nghiệm và tham gia thao giảng. Từ đó tơi đúc rút ra kinh
nghiệm và phương pháp tổ chức, cũng như các thủ thuật, nghệ thuật khi lên lớp.

Đối với trẻ 5-6 tuổi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượngvì vậy
ngồi việc nghiên cứu tác phẩm, chuẩn bị giáo án thì tơi chuẩn bị đầy đủ ,chu đáo
đồ dùng , ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Đó là những giáo cụ trực
quan cần thiết để trẻ tri giác các sự vật hiện tượng một cách dễ dàng, hình ảnh và
đồ dùng phải đẹp có màu sắc hài hịa, khoa học sang tạo, có tính giáo dục, tính
thực tiễn , phù hợp với bài thơ câu chuyện trong bài dạy.
14

skkn


Ngồi ra tơi tận dụng những vật liệu như vải vụn, bơng, len, xốp, lon bia, bìa
bịch ….để tạo nên những đồ dùng đẹp như: Rối, tranh minh hoạ, mô hình, tranh
động … những trang phục văn nghệ để trẻ thể hiện tái tạo lại tác phẩm thơng qua
trị chơi đóng kịch. Vịng thể dục, các chướng ngại vật hoa, lá, cỏ, cây bằng
xốp .Giấy màu, hồ dán, bút màu ...để trẻ sử dụng khi tích hợp các mơn học khác.
Đó là những nhân vật rối, con rối dược cắt may bằng vải vụn, có mái tóc được bện
bằng những sợi len màu đen, vàng óng ả, đơi mắt đen tròn là những hột nút nhỏ
xinh. Những miếng xốp màu, bìa cứng, các hột hạt có thể dán thành những con vật,
cây xanh, hoa lá làm bức tranh thêm sống động, phù hợp với nội dung của từng tác
phẩm .
- Biện pháp 4 :ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với văn
học.
Bên cạnh việc sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan bằng mơ hình rối thì
việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giờ làm quen với văn học có ý nghĩa và vai
trị quan trọng để thu hút trẻ vào hoạt động của cô. Từ những hình ảnh sinh động
những nhân vật ngộ nghĩnh những bông hoa biết cử động đủ màu sắc , những hàng
chứ biết đi, những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra,với hiệu ứng của âm
thanh sống động. Giúp trẻ cảm thụ được bài thơ, câu chuyện được tốt hơn từ đó
hiểu được nội dung, trẻ thuộc và thể hiện tình cảm khi đọc thơ và kể được những

nhân vật trong truyện. Ví dụ khi tơi kể cho trẻ nghe câu chuyện Sự tích Hồ Gươm,
tơi vừa kể diễn cảm câu truyện kết hợp với hình ảnh minh họa trên máy tính.
Đối với trẻ mầm non đa số là trẻ rất thích xem phim hoạt hình nên tơi tranh
thủ những lúc thư giãn cho trẻ xem phim hoạt hình về các truyện cổ tích , chuyện
có tính giáo dục . có những câu truyện có sẵn trên máy tính nhưng có những câu
chuyện tơi phải tự làm bằng việc thu giộng kể của chính bản thân và chạy hiệu ứng
các hình ảnh minh họa thành video cho trẻ xem.Ví dụ tơi đã làm video truyện Nhổ
Củ Cải….
Qua việc ứng dụng công nghệ tôi thấy trẻ rất hứng thú và làm trẻ dễ cảm
nhận tác phẩm hơn.
- Biện pháp 5: Tích hợp văn học với các mơn học khác và các hoạt động:
* Phối hợp giữa các môn học:
Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi chưa phát triển tồn diện, vốn từ
cịn ít , khả năng diễn đạt cịn hạn chế . Vì vậy q trình hướng dẫn các môn học
khác, tôi đã lồng ghép kiến thức văn học vào, đồng thời luyện khả năng phát âm và
15

skkn


diễn đạt cho trẻ. Để tạo khơng khí sơi nổi, hứng thú, vui tươi nhẹ nhàng trong tiết
học thu hút trẻ một cách thích thú, tơi tổ chức tiết học thành một chương trình vui
có những trị chơi hấp dẫn như chương trình “ Vườn cổ tích”, “Những nhà thơng
thái hoặc chương trình: “Trị chơi âm nhạc”, “Bé làm nghệ sĩ” và mở đầu các
chương trình bao giờ cũng có bài hát hướng trẻ vào nội dung của chương trình tôi
đã sáng tác bài hát”
Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi rất thích được nghe cơ kể chuyện, đặc biệt là
chuyện cổ tích. Nhưng muốn giờ kể chuyện đạt kết quả tốt giáo viên cần nắm vững
phương pháp, biết sử dụng các thủ thuật kể chuyện diễn cảm và vận dụng phương
pháp một cách linh hoạt trong giờ dạy .Để giới thiệu bài hoặc củng cố kiến thức

cho trẻ. Những câu đố nghe vừa vui, vừa dí dỏm, sinh động, vừa giúp trẻ dễ nhớ,
dễ phân biệt. Đồng thời, qua đó trẻ cũng cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cách gieo
vần, ngắt giọng, âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, câu đố .Ví dụ : với hoạt động
khám phá khoa học, đề tài Những con vật đáng yêu, tôi đùng câu đố : Con gì ăn
no/ Bụng to mắt híp/Mồm kêu ụt ịt/ Năm thở phì phị. (Con lợn). Hay với chủ đề
nghề nghiệp cô đọc câu đố :
Ai người đến lớp
Chăm chỉ sớm chiều
Dạy bảo mọi điều
Cho con khôn lớn ? (Cô giáo)
Đối với bộ môn làm quen chữ cái, đây là môn học có tác dụng hỗ trợ rất
nhiều cho mơn văn học. Hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái là giúp trẻ nhận biết
và phát âm chữ cái rõ ràng mạch lạc. Bằng câu thơ :
Nét tròn em đọc chữ o
Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì ?
Con cua, con cá, lá cờ.
Tơi đều có ở trong tên cá từ ?
Ngồi ra, vào đầu các giờ học “ Tạo hình”; “Làm quen với tốn” tơi cho trẻ
đọc các bài thơ đã học. Ví dụ như ở giờ tạo hình Vẽ ngơi nhà , tôi cho trẻ đọc bài
thơ Em yêu nhà em…Như vậy, vừa là để ổn định lớp học, vừa có tác động củng cố
kiến thức cho trẻ. Hoặc cho trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao trong quá trình tổ chức
tiết học. Chẳng hạn: Khi chuyển tiếp giữa phần này với phần khác của tiết học, làm
thay đổi bầu không khí, và có tác dụng luyện kỹ năng đọc thơ, luyện phát âm.Các
mơn học trong chương trình ln có sự tương hỗ lẫn nhau “Làm quen với Văn
16

skkn


học” được lồng ghép với các môn học khác và ngược lại, quá trình tổ chức tiết học

văn học, các mơn học khác cũng được tích hợp, đan xen một cách hợp lý và chặt
chẽ dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hấp dẫn.Ví dụ: Với bài thơ “Bó
hoa tặng cơ”. Phần củng cố luyện tập, cơ có thể tổ chức thi đua giữa các đội với
nhau dưới nhiều hình thức các bài tập như cho trẻ vẽ hoặc dán hoa tặng cơ. Từ đó
tạo nên bầu khơng khí vui tươi, thoải mái và hưng phấn cho trẻ, giáo dục tinh thần
tập thể, tính mạnh dạn tự tin và sự cố gắng hết mình vì thành tích của đội mình ở
mỗi trẻ.Ví dụ: Với bài thơ “Chú bộ đội hành quan trong mưa”cho trẻ tập vận động
làm các chú bộ đội…
* Phối kết hợp với các hoạt động:
-Với hoạt động vui chơi ; Trò chơi là sự phản ánh độc đáo và sáng tạo của
trẻ với môi trường xung quanh, đạc biệt là trị chơi đóng kích và trị chơi phân
vai.Ví dụ , chơi về chủ đề gia đình thì các cháu ở góc phân vai chơi trị chơi mẹ
con, nấu ăn, làm cô giáo dạy các cháu đọc bài thơ : Làng em buổi sáng, chia bánh
mỳ…, hoặc trẻ chơi ở góc học tập xem sách tranh truyện, chữ to đụa vào tranh trẻ
khám phá ra các nhân vaatjcacs từ của câu hoặc tập vẽ, cắt dán làm sách truyện
theo chủ đề.
Bằng việc học mà chơi, chơi mà học, tơi tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch vào
những buổi vui chơi cuối tuần . Ví dụ cho trẻ đống kịch truyện Dê con nhanh trí,
truyện cáo thỏ gà trống…., với nhũng bộ trang phục đẹp như mũ nhân vật , quần
áo.. Trẻ sẽ rất hào hứng và thích thú. Hoặc tơi tổ chức chương trình ‘câu lạc bộ u
thơ’, Liên hoan văn nghệ cho trẻ đọc thơ, đồng dao, ca dao…trẻ chơi với nhiều
hình thức khác nhau. Tơi nhận thấy qua giờ hoạt động góc trẻ mạnh dạn, thích giao
tiếp và phát triển nhiều vốn từ củng cố những kiến thức đã học, đặc biệt là rất thích
tự lập trong lúc làm sách , tranh truyện , phấn khởi và rất thích tham gia ở góc này.
-Trong giờ ăn :Tơi cho trẻ đọc bài thơ Giờ ăn để giáo dục trẻ có ý thức thói
quen ăn uống vệ sinh : Đến giờ ăn cơm/vào bàn bạn nhé/nào bát nào thìa/ Xúc cho
gọn gàng/Chớ có vội vàng/ Cơm rơi cơm vãi/
-Với giờ ngủ trưa cho trẻ lên gường và dọc bài thơ : Giờ ngủ. ; Vào gường đi
ngủ/Không nghịch đồ chơi/ Không gọi bạn ơi/Khơng cười khúc khích….. Qua bài
thơ giáo dục trẻ trong giờ ngủ không cười đùa và sẽ dễ dàng đi vào giác ngủ mà

không cần cô phải nhắc nhở.
-Với hoạt động ngoài trời : Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn học cho
trẻ trên lớp học thì việc lồng ghép cho trẻ thêm trong hoạt động ngoài trời là rât
17

skkn


quan trọng. Ví dụ trong q trình tơi cho trẻ vừa đi vừa đọc những bài thơ, bài
đồng dao theo chủ đề như bài Cây dây leo, cô giáo của em…., đồng dao : Đềnh
dềnh giàng giàng, đi cầu đi quán… hoặc cho trẻ làm quen với nhừng bài đồng dao,
cao dao nói về q hương đất nước, nói về tình cảm gia đình…Cũng có thể cho trẻ
xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh, dùng phấn vẽ lên sân những nhân vật
trong truyện cổ tích mà cháu thích. Làm quen với những bài thơ, câu chuyện sắp
học ….Qua đó làm giàu vốn từ, sự hiểu biết, rèn kỹ năng đọc thơ, kể truyện phát
triển trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng phán đoán ở trẻ .
-Trong các ngày lễ hội tôi cũng cho trẻ làm quen với văn học để trẻ được
tham gia kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch, đó cùng là một hình thức tun truyền rất
lớn.Trẻ rất thích được chủ động tự làm và được khen. Điều này sẽ giúp trẻ phát
triển trí tuệ , nhanh nhẹn, mạnh dạn trước mọi người và cẩm nhận được vẻ đẹp , cái
hay, cái đẹp trong văn học. Hình thức này thu hút nhiều trẻ tham gia luyện tập,
biểu diễn, nó có tác dụng động viên cho các chẳ giỏi, khuyến khích các cháu yếu ,
nhút nhát tham gia vào hoạt động nghệ thuật.
Ngồi ra, tơi có thể tận dụng thời gian đón trẻ, trả trẻ dán các bài thơ câu
chuyện dự định kể vào ngày mai ở góc tuyên truyền để phụ huynh theo dõi và làm
quen dần khi ở nhà, gợi ý cho trẻ tự kể truyện, đọc thơ, chơi trị chơi, câu đố, ơn
luyện kiến thức văn học trong hoạt động góc …cần biết phối kết hợp với phụ
huynh học sinh để bồi dưỡng, rèn luyện kiến thức văn học và phát triển ngôn ngữ
cho trẻ. Thông báo với phụ huynh chương trình học hàng ngày của trẻ, gợi ý phụ
huynh giúp trẻ củng cố các bài thơ, câu chuyện đã học trên lớp dưới hình thức biểu

diễn lại cho ông bà, cha mẹ nghe với sự động viên khích lệ của gia đình. Giờ đón
trẻ, trả trẻ, tơi có thể trao đổi với phụ huynh về cách đọc thơ, kể truyện, cách thể
hiện cảm xúc phù hợp với từng nhân vật trong tác phẩm. Qua đó hình thành nét
tính cách, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.
*Trị chơi tích hợp:
Với chương trình Mầm non mới hiện nay, các môn học luôn được đan xen,
lồng ghép nhằm nâng cao tính hiệu quả, với đặc điểm của giáo dục mầm non, cho
trẻ học mà chơi, thông qua chơi mà học, văn học không chỉ giúp trẻ được nghe kể
chuyện, đọc thơ mà cịn tích hợp được các mơn học khác dưới hình thức tổ chức
trị chơi. Qua trị chơi tôi đánh giá được kiến thức mà trẻ thu lượm được ở mức độ
nào, cao hay thấp. Đưa trò chơi vào lớp học là một sự lồng ghép khéo léo, làm sao
cho giờ học thêm sinh động. Nên chú ý phối hợp giữa trò chơi động và tĩnh. Lựa
18

skkn


chọn những trị chơi có thể tích hợp được nhiều mơn học khác, tuy vậy, cũng cần
nhớ: Trị chơi dù tổ chức dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo tính vừa sức và
hứng thú đối vởi trẻ, khơng lạm dụng, ơm đồm làm mờ đi nội dung chính của đề
tài tiết học.Ví dụ: Với câu truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”, tơi tổ chức trị chơi
“Ai nhanh hơn”. Bằng cách: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng người bằng nhau,
cùng thi đua chuyển những cây nấm và bông hoa về cho thỏ Mẹ .Đếm số lượng
hoa và nấm mà mỗi đội chuyển được, so sánh số lượng nhiều hơn, ít hơn và gắn,
đọc chữ số tương ứng với kết quả của đội mình phát âm các chữ cái có trên từng
cây nấm và bơng hoa. Với bài tập đi theo đường hẹp cùng động tác của người hái
nấm , hoa . Sau 3 phút chơi, đội nào có kết quả cao hơn mà không phạm luật là
thắng cuộc. Hoặc tôi cho trẻ chơi: Chọn những nhân vật gắn đúng vị trí; đốn tên
nhân vật; gắn từ phù hợp với tranh; gắn chữ cái đúng với từ trong tranh.v.v…Các
trò chơi đều được tổ chức mang tính thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau.Trẻ chơi

một cách tự nguyện, hứng thú và thoải mái. Ngồi ra tơi tổ chức các trị chơi mang
tính tích hợp tạo hình như: nặn, tơ, vẽ hoặc ghép tranh các nhân vật chính trong
truyện .Ví dụ: vẽ hình: cậu bé, quả bầu đối với truyện “ Quả bầu tiên”.Ghép các
mảng tranh thành bức tranh hoàn chỉnh về nhân vật . Dê mẹ, dê con và chó sói đối
với chuyện “Dê con nhanh trí”.v.v..
Qua việc áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ học. Lớp tôi chất
lượng về môn làm quen văn học được tăng lên khá rõ. Trẻ rất thích học bộ mơn
này, rất mạnh dạn khi giáo tiếp, thích trị chuyện cùng người lớn và đặc biệt rất
thích tham gia vào hoạt động khác chứ không riêng hoạt động làm quen với văn
học
- Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ giúp trẻ học tốt môn làm
quen văn văn học:
Như lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã chỉ ra : « Giáo dục trong
nhà trường chỉ là một phần cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình
để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà
trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì
kết quả cùng khơng hồn tồn ».
Nhận thức được điều đó ngay từ đầu năm học nhà trường đã họp phụ huynh
và bầu được ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm hỗ trợ và thống nhất các kế hoạch
hoạt động của nhà trường . Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong các giờ
đón trả trẻ. Cụ thể tôi in các câu chuyện , bài thơ dán ở góc ở góc tuyên truyền cho
19

skkn


phụ huynh theo dõi, đồng thời vận động phụ huynh sưu tầm sách báo, tranh
truyện… để tăng thêm sự phong phú cho góc thư viện.
Ngồi ra tơi cịn kết hợp với một số phụ huynh khéo tay ở lớp kết hợp để
làm thành các mơ hình dạy trẻ. Vào những ngày lễ hội ví dụ “ Đêm hội trăng rằm”

tơi phối hợp với phụ huynh làm đồ dùng minh họa, trang trí quần áo, sân khấu,
trang trí mâm ngũ quả để trẻ đóng kịch, diễn rối….
Tóm lại : là một người giáo viên mầm non nếu chúng ta có thể tạo được một
sợi dây liên kết giữa trẻ, giáo viên và gia đình thì chẳng những sẽ giúp trẻ được
học tập tốt hơn mà nó cịn là cầu nối giúp mối quan hẹ giữa giáo dục trong nhà
trường và gia đình càng thêm gắn bó khăng khít từ đó góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên.
7.3. Kết quả.
Sau khi đưa ra một số biện pháp áp dụng của sang kiến vào giảng dạy cùng
với giáo dục theo hướng đổi mới tôi nhận thấy chất lượng của trẻ đối với môn làm
quen với văn học đã có những chuyển biến rõ nét. Số trẻ học khá giỏi tă ng hơn, vì vậy
khi áp dụng sang kiến này vào bài dạy tôi thấy đã cải thiện được hiện trạng so với đầu năm học, kết quả
cụ thể như sau:

Đối tượng khảo sát

Học sinh
5- 6 tuổi

Nội dung khảo sát

Ngơn ngữ mạch lạc

Số trẻ đạt
Tốt

Khá

15/30


13/30

Trung bình
2/30

12/30

15/30

3/30

(Tổng số: 30

Thuộc và kể được nội
dung câu chuyện

trẻ)

Phát triển nhận thức

15/30

13/30

2/30

Phát triển thẩm mỹ

13/30


15/30

2/30

* Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với văn học tại
trường mầm non Hải Lựu đã được áp dụng 4/4 lớp mẫu giaó. Với kết quả và ý
nghĩa đó sáng kiến có thể áp dụng cho một số trường mầm non trong huyện, góp
20

skkn



×