Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Skkn một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học luyện tập môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 66 trang )

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bài luyện tập là dạng bài dạy hoàn thiện kiến thức, kĩ năng và được thực hiện
sau một số bài dạy nghiên cứu kiến thức mới hoặc kết thúc một chương, một phần
của chương trình. Đây là bài học khơng thể thiếu được trong chương trình các mơn
học. Luyện tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình
thành phương pháp nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh.
Tuy vậy, bài luyện tập là một trong những tiết học được đánh giá rất khó thực
hiện để khơng những đạt được mục tiêu đề ra mà còn sau khi thực hiện cả giáo
viên và học sinh thấy thỏa mãn. Thông thường giáo viên thiết kế và thực hiện các
hoạt động dạy học theo trình tự như sách giáo khoa trình bày. Phần kiến thức cần
nắm vững giáo viên hệ thống lại hoặc cho học sinh đọc sách giáo khoa. Phần bài
tập giáo viên chữa theo trình tự 1, 2, 3… hoặc chia bảng gọi các học sinh lên trình
bày bằng phấn viết, học sinh khác theo dõi và chép lại… Đây là một trong những
vấn đề gây thụ động và nhàm chán cho học sinh; khơng kích thích tính tự giác,
khơng phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh; làm cho các em chưa hiểu được
ý nghĩa và tầm quan trọng của bài luyện tập. Và quan trọng hơn các em dần mất đi
tình u đối với bộ mơn Hóa học.
Trong phân phối chương trình hóa học phổ thơng áp dụng tại đơn vị Tôi công
tác số tiết luyện tập, ôn tập chiếm tỉ lệ cao: trên 50% (đối với các lớp theo thiên
hướng tự nhiên); và tương đối: từ 23%-30% (đối với lớp theo thiên hướng xã hội).
Chính vì thế tôi chọn đề tài "Một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh
trong giờ học luyện tập mơn hóa học" nhằm trình bày một số giải pháp gây hứng
thú và đạt hiệu quả cao hơn trong giờ luyện tập góp phần nâng cao chất lượng dạy
học mơn hóa học; mong được sự nhận xét, góp ý của các đồng nghiệp với hi vọng
giúp tôi tiến bộ hơn trong việc dạy học.
1.2. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA, TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
- Trình bày giải pháp năng cao chất lượng giờ dạy luyện tập, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học mơn Hóa học.
- Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá


trình hoạt động học tập chiếm lĩnh tri thức.
- Bên cạnh đó sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Ý nghĩa lớn lao hơn là làm cho học sinh yêu thích bộ mơn hóa học, u con
người và q hương đất nước Việt Nam.
1

skkn


- Cuối cùng bản thân mong muốn được chia sẻ, trao đổi, học hỏi về chuyên
môn và nghiệp vụ với các đồng nghiệp để ngày càng tiến bộ hơn trong nghề dạy
học.
1.2.2. Tính mới của đề tài
- Trình bày được năm giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học
luyện tập. Trong mỗi giải pháp nêu được ưu điểm, những vấn đề lưu ý và lấy được
5-6 ví dụ áp dụng.
- Thiết kế bài giảng “Bài 19: Luyện tập phản ứng oxi hóa – khử” lớp 10 cơ
bản bằng các giải pháp đã trình bày nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học
sinh trong học tập cũng như định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho các
em.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo; Sở giáo dục và
đào tạo có liên quan đến nội dung của đề tài.
- Nghiên cứu lý thuyết về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các
tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu lý luận dạy học hóa học phần luyện tập, cấu trúc chương trình
hóa học phổ thơng, mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Nghiên cứu phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học và giáo dục theo định

hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thơng.
1.3.2. Phương pháp điều tra
- Thăm dị và trao đổi ý kiến với một số giáo viên dạy học hóa học trong và
ngoài trường về nội dung, số lượng kiến thức, cách thiết kế bài giảng luyện tập
theo các giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Thăm dò ý kiến học sinh trước và sau khi học luyện tập theo các giải pháp
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.3.3. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát để quan sát thái độ, hành vi, tác phong, ứng
xử …của học sinh trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
1.3.4. Phương pháp thực nghiệm và thống kê
Phân tích và xử lý các số liệu thu thập được qua thực nghiệm để đưa ra các
nhận định và đánh giá chất lượng, hiệu quả của đề tài.
1.3.5. Phương pháp chuyên gia

2

skkn


Xác định phần kiến thức theo cấp độ từ biết, hiểu, vận dụng đến vận dụng
cao để gán trọng số cho các nội dung đó nhằm định hướng đầu tư về mặt thời gian,
trí lực cho phù hợp.
1.4. PHẠM VI ÁP DỤNGĐỀ TÀI
- Đề tài đã được áp dụng tại các lớp khối 10 cơ bản tại trường mà Tôi đang
công tác.
- Trong tương lai đề tài sẽ được áp dụng tại cả các khối lớp 11, 12 trung học
phổ và ở tại các trường khác trong địa bàn lân cận.

3


skkn


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1.1. Cơ sở lí luận
Có nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác nhau để tổ chức hoạt
động dạy học nói chung và các tiết luyện tập nói riêng, đó là phương pháp thuyết
trình nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại tìm tịi, phương pháp phát hiện và giải
quyết vấn đề, dạy học với lí thuyết tình huống, dạy học với lí thuyết kiến tạo, kĩ
thuật góc, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ tư duy... Tùy
theo nội dung từng bài, đối tượng học sinh và cơ sở vật chất cho phép, chúng ta có
thể chọn phương pháp, kĩ thuật phù hợp nhưng phải đảm bảo các định hướng
chung sau:
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học để phát hiện và giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn.
- Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp
với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
- Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện một cách đa dạng và linh
hoạt.
- Trong q trình dạy học, có thể sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích
cực nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động dạy học, phát triển năng lực cho học
sinh.
- Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học và tự đánh giá.
- Học không chỉ nắm kiến thức mà cả phương pháp để tìm ra kiến thức.
- Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm.
- Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn

Mặc dù đây không phải là vấn đề mới lạ, thế nhưng với những hạn chế về
mặt thời gian của một tiết học cũng như thói quen nên dạy học tiết luyện tập chưa
được chú ý đúng mức, dẫn đến học sinh hiểu lầm rằng nội dung là những kiến thức
“nói lại” những vấn đề cụ thể đã học trước của chương. Đặc biệt là việc tổ chức
dạy học theo cách cũ đã biến tiết luyện tập giống như một tiết thuyết trình tổng hợp
kiến thức lí thuyết và chữa bài tập của giáo viên, còn học sinh là các vị đại biểu
ngồi nghe và ghi chép; gây sự nhàm chán cho cả giáo viên và học sinh. Một trong
những nguyên nhân là do các bài luyện tập trong sách giáo khoa được trình bày
theo cùng một hình thức chung:
A - Kiến thức cần nhớ
B - Bài tập
4

skkn


- Trong hai phần đều sử dụng ngôn ngữ “chữ” và một số bảng biểu tổng hợp
kiến thức.
- Các câu hỏi ít gắn liền với hình ảnh, với thực tiễn.
Bên cạnh đó ở dạng bài này sách giáo viên cũng không chú trọng hướng dẫn
tổ chức các hoạt động mà đa số là hướng dẫn giải bài tập.
Việc sử dụng các phương pháp dạy học sinh động, phù hợp trong tiết luyện
tập khơng những đạt được mục tiêu hồn thiện kiến thức sau một số bài dạy nghiên
cứu kiến thức mới mà cịn có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng
trong việc hình thành phương pháp nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh.
2.2- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.2.1- Ý nghĩa, tầm quan trọng của các bài luyện tập
Bài luyện tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc
hình thành phương pháp nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh vì nhiều lí do:
1. Bài luyện tập giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hóa

các kiến thức đã học được nghiên cứu rời rạc, tản mạn qua một số bài, một chương
hoặc một phần thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ logic với nhau.
Từ các hệ thống kiến thức đó giúp học sinh tìm ra được những kiến thức cơ bản
nhất và các mối liên hệ bản chất giữa các kiến thức đã thu nhận được để ghi nhớ và
vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập…Cụ thể như:
Thông qua bài luyện tập chương nguyên tử, học sinh được hệ thống các kiến
thức về thành phần, cấu tạo nguyên tử, sự phân bố các loại hạt cơ bản và các quy
luật chi phối sự phân bố này. Từ đó, học sinh hiểu được phương pháp mô tả cấu
tạo nguyên tử bằng cách viết cấu hình electron nguyên tử, đồng thời cũng được rèn
luyện kĩ năng vận dụng hệ thống kiến thức lí thuyết đó để giải một số bài tập hóa
học cơ bản và có khả năng mơ tả cấu tạo ngun tử các ngun tố khi biết kí hiệu
hóa học của chúng.
Bài luyện tập về liên kết hóa học giúp cho học sinh hệ thống các kiến thức về
nguyên nhân hình thành liên kết hóa học, bản chất của liên kết, quá trình hình
thành các dạng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Học sinh vận dụng hệ
thống kiến thức này để tìm ra sự khác nhau giữa các dạng liên kết hóa học, nhận
biết các dạng liên kết trong phân tử các hợp chât khác nhau, xác định tính chất đặc
thù của các hợp chất cộng hóa trị hoặc hợp chất ion.
Bài luyện tập về các nhóm nguyên tố giúp học sinh hệ thống các kiến thức về
đặc điểm cấu tạo nguyên tử các nguyên tố, cấu tạo phân tử, các dạng liên kết trong
phân tử đơn chất và hợp chất quan trọng của chúng. Học sinh vận dụng các quy luật
về mối liên quan giữa đặc điểm cấu tạo với tính chất của chất để lí giải và làm rõ:
- Tính chất đặc trưng của các đơn chất và các hợp chất của các nguyên tố
trong nhóm.
5

skkn


- So sánh sự giống nhau, khác nhau về cấu tạo phân tử, tính chất các đơn chất,

hợp chất của các nguyên tố trong nhóm, nguyên nhân của sự giống nhau và khác
nhau đó.
- Nguyên tắc điều chế các đơn chất, hợp chất quan trọng của các nguyên tố
trong nhóm.
- Mối quan hệ, biến đổi giữa đơn chất và các hợp chất của các nguyên tố.
Như vậy trong bài luyện tập học sinh tham gia các hoạt động học tập nhằm hệ
thống hóa và vận dụng kiến thức khơng chỉ ở trong một chương, một số bài học
trước đó mà còn cả kiến thức đã học ở những chương trước, lớp trước và các môn
học khác.
2. Thông qua các hoạt động học tập của học sinh trong bài luyện tập mà giáo
viên có điều kiện củng cố, làm chính xác và chỉnh lí, phát triển và mở rộng kiến
thức cho học sinh.
Trong giờ học luyện tập, giáo viên tổ chức và điều khiển các hoạt động học
tập của học sinh nhằm hệ thống hóa các kiến thức cần nắm vững thì có thể phát
hiện được những kiến thức mà học sinh hiểu chưa đúng hoặc có những khái quát
chưa đúng bản chất của hiện tượng, sự việc. Giáo viên có nhiệm vụ chỉnh lí, bổ
sung thêm kiến thức để học sinh hiểu đúng đắn và đầy đủ hơn, đồng thời có thể mở
rộng thêm kiến thức cho học sinh tùy thuộc vào các điều kiện thời gian, trình độ
nhận thức của học sinh, phương tiện dạy học…
Ví dụ: Khi tiến hành bài luyện tập chương “phản ứng oxi hóa - khử” giáo
viên tổ chức các hoạt động học tập của học sinh nhằm hệ thống các kiến thức cần
nắm vững về phản ứng oxi hóa - khử và phân loại phản ứng hóa học. Giáo viên cần
chính xác hóa các khái niệm cơ bản có liên quan đến phản ứng oxi hóa - khử như
khái niệm số oxi hóa về các nội dung: bản chất của khái niệm, sự tiện ích của việc
sử dụng khái niệm này trong việc nhận diện và cân bằng phản ứng oxi hóa - khử,
phân biệt khái niệm hóa trị và số oxi hóa. Giáo viên có thể mở rộng kiến thức về
các loại phản ứng oxi hóa - khử thơng qua các ví dụ yêu cầu học sinh cân bằng
nhiều loại phản ứng oxi hóa - khử khác nhau…
3. Thơng qua các hoạt động học tập trong giờ luyện tập để hình thành và rèn
luyện các kĩ năng hóa học cơ bản như: giải thích- vận dụng kiến thức, giải các bài

tập hóa học, sử dụng ngơn ngữ hóa học.
Cấu trúc các bài luyện tập trong sách giáo khoa hóa học đều có hai phần:
kiến thức cần nắm vững và bài tập; phần kiến thức cần nắm vững bao gồm các kiến
thức cần hệ thống, củng cố và xác định mối liên hệ tương quan giữa chúng; phần
bài tập bao gồm các dạng bài tập hóa học vận dụng kiến thức, tạo điều kiện cho
học sinh rèn luyện kĩ năng hóa học. Việc giải các bài tập hóa học là phương pháp
học tập tốt nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức giải quyết các vấn đề học tập của bài toán đặt ra.
6

skkn


4. Thông qua hoạt động học tập trong giờ luyện tập, tổng kết, hệ thống kiến
thức mà phát triển tư duy và phương pháp nhận thức, phương pháp học tập cho học
sinh. Trong bài luyện tập tổng kết kiến thức học sinh cần sử dụng các thao tác tư
duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa để hệ thống hóa, nắm vững kiến
thức và vận dụng chúng giải quyết các vấn đề học tập mang tính khái quát cao. Khi
giải quyết một vấn đề học tập giáo viên thường hướng dẫn học sinh phân tích, phát
hiện vấn đề cần giải quyết, xác định kiến thức có liên quan cần vận dụng, lựa chọn
phương pháp giải, lập kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải, biện luận xác định
kết quả đúng.
Các dạng bài tập nhận thức đòi hỏi sự giải thích, biện luận sẽ có hiệu quả
cao trong việc phát triển tư duy hóa học và phương pháp nhận thức cho học sinh.
Ví dụ:
a. Vì sao trong phịng thí nghiệm phổ thơng thường thấy có dung dịch axit
HCl mà khơng thấy có axit HBr, HI?.
b. Trong phịng thí nghiệm điều chế HCl bằng cách cho dung dịch H2SO4 đặc
tác dụng với tinh thể NaCl. Vậy HBr, HI có thể điều chế bằng phương pháp này
được khơng? Vì sao?.

c. Vì sao trong phịng thí nghiệm để bảo quản dung dịch Fe2+ người ta cho
thêm bột Fe hoặc đinh sắt vào dung dịch?.
Thông qua việc hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập nhận thức cụ thể
mà giúp học sinh có được phương pháp nhận thức, phương pháp phát hiện và giải
quyết vấn đề và cả phương pháp học tập độc lập sáng tạo.
Như vậy bài luyện tập là dạng bài học không thể thiếu được trong các môn
học với các giá trị nhận thức và ý nghĩa to lớn của nó trong việc hình thành phương
pháp nhận thức, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và hình thành thế giới quan
khoa học cho học sinh.
2.2.2- Chuẩn bị cho bài dạy luyện tập.
Bài luyện tập không phải là bài giảng lại kiến thức, mà học sinh phải được mở
rộng, phát triển những kiến thức đã học và chiếm lĩnh được cả phương pháp nhận
thức kiến thức đó. Trong giờ học, giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập sao
cho học sinh phải được thể hiện đúng đắn mức độ nắm vững kiến thức và phát huy
tối đa năng lực tư duy của mình. Vì vậy khâu chuẩn bị cho giờ dạy là yếu tố quyết
định đến chất lượng của bài luyện tập. Khi chuẩn bị cho bài luyện tập ta cần tiến
hành các bước sau:
1. Nghiên cứu tài liệu: Giáo viên cần nghiên cứu nội dung bài luyện tập và
các bài học có liên quan đến bài luyện tập có trong sách giáo khoa, các sách tham
khảo cũng như sách hướng dẫn giáo viên để xác định mức độ kiến thức cần hệ
thống, kiến thức cần mở rộng, phát triển các kĩ năng cần rèn luyện, các dạng bài
tập cần được lưu ý.
7

skkn


2. Xác định mục tiêu bài học: Cần xác định rõ ràng mục tiêu về kiến thức, kĩ
năng, phẩm chất, năng lực ở các mức độ nhận thức hiểu biết, vận dụng thành
thạo… cho từng đối tượng học sinh cụ thể.

3. Lựa chọn các nội dung kiến thức cần hệ thống và các dạng bài tập vận dụng
các kiến thức:
Dựa vào hệ thống các kiến thức cần nắm vững đã được nêu ra trong sách giáo
khoa, giáo viên có thể lựa chọn thêm những nội dung kiến thức để kết nối, liên kết,
mở rộng hoặc cung cấp thêm tư liệu mang tính thực tiễn, cập nhập thơng tin và sắp
xếp theo một logic chặt chẽ.
Hệ thống các bài tập hóa học dùng để luyện tập cũng có thể được thiết kế, lựa
chọn thêm cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và yêu cầu rèn luyện kĩ năng
ngoài các bài tập có trong sách giáo khoa.
4. Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương tiện dạy học:
Tùy theo nội dung, mục tiêu của bài luyện tập và khả năng nhận thức của
học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương tiện dạy
học cho phù hợp.
Trong bài luyện tập có sử dụng phương pháp đàm thoại thì giáo viên cần
chuẩn bị hệ thống câu hỏi có các mức độ nhận thức khác nhau để buộc học sinh
bộc lộ được thực trạng kiến thức của mình. Với các bài tập cần làm rõ các khái
niệm, các kiến thức gần nhau thì cần sử dụng phương pháp so sánh, lập bảng tổng
kết và giáo viên cần chuẩn bị nội dung cần so sánh và nội dung của bảng tổng kết.
Khi cần khái quát hóa kiến thức, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức có thể sử dụng
các sơ đồ, đồ thị, khi cần mở rộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành ta có thể
sử dụng thí nghiệm hóa học hoặc các phương tiện trực quan khác nhau.
5. Dự kiến tiến trình của bài luyện tập:
Dựa vào nội dung các kiến thức của bài luyện tập giáo viên thiết kế các hoạt
động học tập trong giờ học, dự kiến các hoạt động dạy (hoạt động của giáo viên)
và hoạt động học (hoạt động của học sinh), hình thức tổ chức giờ học và các
phương tiện dạy học kèm theo. Các hoạt động học tập được sắp xếp theo sự phát
triển của kiến thức cần hệ thống, khái quát và các kĩ năng cần rèn luyện theo mục
tiêu đề ra.
Bài luyện tập có thể trình bày theo hai phần như sách giáo khoa: hệ thống,
tổng kết các kiến thức cần nắm vững và học sinh làm một loạt các bài tập để vận

dụng kiến thức, rèn kĩ năng.
Giáo viên cũng có thể hệ thống các kiến thức theo các đề mục hoặc các vấn
đề trong nội dung cần luyện tập và cho học sinh làm bài tập vận dụng kiến thức
ngay sau đó chuyển sang vấn đề khác. Giáo viên có thể trình bày nội dung các kiến
thức cần nắm vững dưới dạng bảng tổng kết hoặc các sơ đồ tư duy thể hiện mối
liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức sẽ giúp học sinh dễ nhớ và có sự khái quát cao.
Bảng tổng kết hoặc sơ đồ tư duy giáo viên có thể sử dụng phần mềm powerpoint
để trình chiếu các nội dung trong sơ đồ thì sẽ có hiệu quả cao hơn.
8

skkn


6. Dự kiến phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau
giờ luyện tập. Giáo viên cần xác định rõ mục đích của hoạt động kiểm tra đánh giá
cuối giờ luyện tập và chuẩn bị chu đáo cho hoạt động này. Giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh kiểm tra nhanh 10-15 phút trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan
hoặc 2 câu hỏi tự luận và cần chuẩn bị nhiều đề tương đương để đảm bảo tính
khách quan trong kiểm tra đánh giá.
7. Dự kiến các yêu cầu về sự chuẩn bị của học sinh trong giờ luyện tập:
Giáo viên cần xác định các yêu cầu cụ thể để giao nhiệm vụ cho học sinh giờ
luyện tập như xem lại các nội dung các bài học, so sánh các khái niệm, lập bảng
tổng kết, thiết lập các sơ đồ, giải một số dạng bài tập hóa học xác định.
Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh sẽ tạo ra được sự tương tác và phối hợp
thống nhất giữa các hoạt động nhận thức của học sinh với giáo viên và học sinh với
học sinh, làm cho giờ học sôi nổi, sinh động hiệu quả hơn.
8. Thiết kế kế hoạch giờ học:
Giáo viên tiến hành thiết kế kế hoạch giờ học trên cơ sở các nội dung đã
chuẩn bị theo hướng dạy học tích cực. Dạy học tích cực chú trọng đến việc phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm bồi dưỡng phương

pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến
tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Ta cần chú ý đến những
nét đặc trưng của phương pháp tích cực:
- Dạy- học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh dưới sự
điều khiển của giáo viên.
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác trong nhóm.
- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh.
Giáo viên tiến hành trình bày kế hoạch giờ dạy theo các bước đã quy định.
2.2.3- Hệ thống bài luyện tập trong chương trình hóa học trung học phổ thơng.
Trong chương trình hóa học ở trung học phổ thông, các bài luyện tập được
phân bố đồng đều, hợp lí theo các chương. Sự phân phối các tiết học theo chương
trình chuẩn của trường tơi đang cơng tác được thể hiện trong bảng dưới đây:
10
11
12
Lớp

Có tự

Khơng

Có tự

Khơng

Có tự

Khơng


chọn

tự chọn

chọn

tự chọn

chọn

tự chọn

Tổng số tiết

105

70

105

70

105

70

Luyện tập

52


21

48

16

49

19

Ơn tập đầu, cuối kì

10

6

7

4

15

10

9

skkn


Các tiết luyện tập và ôn tập chiếm tỉ lệ cao (trên 50%) đối với các lớp theo

thiên hướng tự nhiên và tương đối (23%-30%) với các lớp theo thiên hướng xã hội.
Từ đó cho ta thấy vị trí và tầm quan trọng của các bài luyện tập trong hệ
thống bài học Hóa học trung học phổ thơng. Các tiết luyện tập hiệu quả sẽ góp
phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập mơn Hóa học cho học sinh.
2.2.4- Một số giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong bài luyện tập hóa học
trung học phổ thơng.
2.2.4.1- Sử dụng hình ảnh
a. Ưu điểm
Hóa học là một trong những môn khoa học liên quan rất nhiều đến đời sống
và những hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh chúng ta. Nếu chỉ dùng lí thuyết và
ngơn ngữ thơng thường để diễn tả, giải thích và kết luận cho học sinh một vấn đề
thực tiễn thì hiệu quả khơng cao mà cịn gây ra sự nhàm chán. Một hình ảnh có thể
nói lên được rất nhiều thơng tin và cũng là bằng chứng đáng tin cậy nhất mà việc
dùng lời khơng thể diễn tả hết. Chính vì thế việc sử dụng hình ảnh là sự lựa chọn
đúng đắn để tăng tính thuyết phục, sự hứng thú và niềm tin của học sinh vào khoa
học.
Hình ảnh là phương tiện truyền tải nội dung bài học nhanh chóng và hiệu quả,
có vai trị quan trọng như:
a. Tăng cường tính trực quan.
b. Kích thích sự say mê, lý thú, yêu thích môn học.
c. Giảm thời gian diễn giải của thầy, tăng thời gian hoạt động của trò.
d. Phát triển tư duy.
f. Là phương tiện trợ giúp cho các phương pháp dạy học khác.
Trong giờ luyện tập giáo viên có thể sử dụng hình ảnh liên quan đến kiến thức
của bài khơng những làm cho học sinh dễ nhớ, nắm được mối liên hệ kiến thức với
thực tiễn, tóm tắt được bài tốn, khái qt được nội dung mà cịn làm cho học sinh
hứng thú, u thích mơn học.
b. Một số lưu ý khi sử dụng hình ảnh trong dạy bài luyện tập
Để tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng hình ảnh cần phải nắm vững một số
nguyên tắc như:

- Hình ảnh phải chính xác, khoa học.
- Hình ảnh phải đơn giản, dễ hiểu.
- Hình ảnh phù hợp giữa kiến thức và nội dung.
- Hình ảnh hài hịa, cân đối, chuẩn mực.
- Kết hợp hình ảnh với câu dẫn, lời nói.
10

skkn


- Sử dụng hình ảnh đúng thời điểm, số lượng.
Hình ảnh sử dụng trong giờ luyện tập gồm nhiều loại như:
- Hình ảnh trong đề bài: đó là các hình ảnh liên quan đến nguồn gốc của chất,
tính chất vật lý- hóa học của chất, ứng dụng - điều chế của các chất; ứng dụng của
các phản ứng hóa học...
- Hình ảnh tóm tắt kiến thức của bài tốn để học sinh dễ dàng hơn trong việc
khái quát bài toán và liên kết các ý, các dữ kiện lại với nhau tìm ra cách giải
quyết vấn đề.
- Hình ảnh tổng hợp kiến thức sau một hoạt động, sau tiết dạy, sau bài dạy: sơ
đồ tư duy, biểu bảng…làm cho học sinh nắm được trọng tâm, khái quát những
kiến thức đã học.
Căn cứ vào hình thức thì hình ảnh chia thành hai loại: hình ảnh tĩnh (tranh vẽ,
ảnh chụp...) và hình ảnh động (video, phim...).
c. Ví dụ áp dụng
Ví dụ 1: Trong tiết luyện tập axit sunfuric (Lớp 10 cơ bản)
Sử dụng hình ảnh trong bài tập sau để luyện tập phần sản xuất axit sunfuric:
Trong công nghiệp axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc
theo sơ đồ sau:

FeS


a. Nêu các cơng đoạn chính và viết phương trình hóa học của các q trình
trên.
b. Tính khối lượng quặng pirit (chứa 85% khối lượng FeS 2 còn lại là tạp chất
khơng có lưu huỳnh) để sản xuất 100 lít dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là
1,84 g/cm3 (biết hiệu suất cả q trình là 90%).
Ngồi tác dụng gây hứng thú, kích thích học sinh học tập hình ảnh trên cịn có
ưu điểm:
11

skkn


- Cung cấp cho học sinh sơ đồ sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp.
- Cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa kiến thức trong sách vở với kiến
thức thực tế, giúp phần tạo tình yêu của các em với bộ mơn hóa học.
- Giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức về 3 cơng đoạn chính của phương
pháp tiếp xúc sản xuất axit sunfuric.
Ví dụ 2: Bài 26 : Luyện tập: Nhóm halogen (Lớp 10 cơ bản)
Sử dụng bài tập sau thay thế bài tập 6 (trang 119)
Trong phịng thí nghiệm khí Cl2 thường được điều chế bằng cách cho dung
dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, thí nghiệm được mơ tả bằng hình vẽ sau:

Em hãy:
a. Cho biết bình (3), (4) và bơng (6) chứa những hóa chất gì? Nêu tác dụng
của chúng.
b. Giải thích vì sao trong thực tế, bình (3) thường sử dụng bình thủy tinh sẫm
màu?.
c. Nếu thay MnO2 bằng KMnO4 thì sẽ có ưu điểm và nhược điểm gì?
d. Khi bình (5) đã thu đầy khí clo, muốn dừng thí nghiệm ta phải tiến hành

các thao tác như thế nào để đảm bảo an tồn.
Ngồi tác dụng gây hứng thú, kích thích học sinh học tập hình ảnh trên cịn có
tác dụng khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng:
- Về kiến thức:
+ Nhớ sâu kiến thức về điều chế clo trong phịng thí nghiệm: hóa chất, điều
kiện phản ứng, phương trình phản ứng, cách thu khí, an tồn thí nghiệm, bảo vệ
mơi trường. Tính chất khơng bền của HClO đặt biệt khi có ánh sáng chiếu vào.
+ Phương pháp thu khí clo tinh khiết.
- Kĩ năng:
+ Ghi nhớ bằng hình ảnh.
12

skkn


+ Quan sát, phân tích, đánh giá.
+ Cách lắp đặt dụng cụ thí nghiệm đúng, an tồn.
Ví dụ 3: Bài 5: Luyện tập axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong
dung dịch các chất điện li. (Lớp 11 cơ bản)
Bài 6 (trang 23): Kết tủa CdS được tạo thành trong dung dịch bằng cặp dung
dịch chất nào dưới đây?
A. CdCl2 + NaOH.
B. Cd(NO3)2 + H2S.
C. Cd(NO3)2 + HCl.
D. CdCl2 + Na2SO4.
Bài 7 (trang23): Viết phương trình hóa học (dạng phân tử và ion rút gọn) của phản
ứng trao đổi ion trong dung dịch tạo thành từng kết tủa sau:

Ngồi tác dụng gây hứng thú, kích thích học sinh học tập hình ảnh trên cịn có
tác dụng khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng

- Về kiến thức:
+ Trạng thái và màu sắc các kết tủa CdS, Al(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2,
Co(OH)2, Fe(OH)3, Fe(OH)2.
+ Hóa trị của các kim loại Al, Fe, Zn, Co, Cu, Cd.
- Kĩ năng:
+ Ghi nhớ bằng hình ảnh.
+ Quan sát, phân tích, đánh giá.
Ví dụ 4: Bài 7 : Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat. (Lớp 12 cơ
bản).
Để tổng hợp kiến thức cần nhớ dùng bài tập sau
Hoạt động 1: Giáo viên cho hình ảnh đưa ra yêu cầu
1. Em hãy cho biết ứng với mỗi hình ảnh sau gắn liền với một loại
cacbohiđrat nào đã học.
2. Điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng:
13

skkn


Tên gọi
CTPT
Đặc điểm
cấu tạo
Tính chất
vật lý
Tính chất
hóa học
Ngồi tác dụng gây hứng thú, kích thích học sinh học tập hình ảnh trên cịn có
tác dụng khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng:
- Về kiến thức:

+ Nhớ sâu kiến thức về trạng thái tự nhiên của các cacbohiđrat cơ bản. Từ đó
nắm vững các kiến thức liên quan.
- Kĩ năng:
+ Liên hệ với kiến thức thực tế để tìm ra cách nhớ nhanh và lâu nhất.
Ví dụ 5: Bài 37: Luyện tập tính chất hóa học của sắt và hợp chất sắt. (Lớp
12 cơ bản).
Dùng hình ảnh sau tổng hợp kiến thức:

14

skkn


Ngồi tác dụng gây hứng thú, kích thích học sinh học tập hình ảnh trên cịn có
tác dụng khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng
- Về kiến thức:
+ Kiến thức tổng hợp về sắt và hợp chất, mối quan hệ giữa chúng.
- Kĩ năng:
+ Tổng hợp, hệ thống kiến thức.
2.2.4.2- Sử dụng thí nghiệm
a. Ưu điểm
Trong giờ luyện tập giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm hóa học hoặc các
phương tiện kỹ thuật với các phần mềm thí nghiệm ảo, hiện thực ảo kết hợp với lời
nói của giáo viên để nâng cao tính tích cực nhận thức, hứng thú học tập của học
sinh.
b. Một số lưu ý khi sử dụng thí nghiệm trong dạy bài luyện tập
Thí nghiệm có thể dùng với mục đích minh họa hay đặt vấn đề nhằm kích
thích học sinh tìm hiểu để giải quyết vấn đề. Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong
giờ luyện tập khơng phải lặp lại thí nghiệm đã biểu diễn mà có thể dùng các thí
nghiệm mới, có những dấu hiệu chung của thí nghiệm đã làm nhưng có những dấu

hiệu của kiến thức mới nhằm chỉnh lí, củng cố, khắc sâu kiến thức, tránh sự khái
quát hóa, suy diễn thiếu chính xác ở học sinh. Ví dụ như:
- Thí nghiệm cho Na vào dung dịch CuSO4 để so sánh kết quả với thí nghiệm
Fe tác dụng với dung dịch CuSO4.
- Thí nghiệm nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 và ngược lại ...
Giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm hóa học như một dạng bài tập nhận thức,
tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm quan sát, mơ tả đầy đủ hiện tượng và
giải thích hoặc biểu diễn ở dạng thí nghiệm vui và yêu cầu học sinh giải thích.
Như vậy các thí nghiệm dùng trong bài luyện tập cần địi hỏi học sinh vận
dụng kiến thức một cách tổng hợp để giải thích hết tất cả các hiện tượng quan sát
được, không nên chỉ tập trung vào một số hiện tượng chính. Vì vậy giáo viên
khơng cần chọn nhiều mà chỉ cần chọn 1 hoặc 2 thí nghiệm để khắc sâu kiến thức
hoặc để luyện tập kĩ năng vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.
c. Ví dụ áp dụng
Ví dụ 1: Bài 19: Luyện tập phản ứng oxi hóa – khử. (Lớp 10 cơ bản)
Bài tập 12 (trang 90): Hịa tan 1,39 gam muối FeSO4.7H2O trong dung dịch
H2SO4 lỗng, dư. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch KMnO 4 0,1M. Tính
thể tích dung dịch KMnO4 đã tham gia phản ứng.

15

skkn


Trong hoạt động 2 (tiết 1) phần 2.2.5 bài 19- Luyện tập phản ứng oxi hóa –
khử giáo viên cho học sinh trình bày thí nghiệm “nhỏ từ từ dung dịch FeSO4 vào
ống nghiệm có chứa dung dịch KMnO4 trong mơi trường H2SO4 lỗng”

Ưu điểm:
- Kích thích, lơi cuốn học sinh tham gia hoạt động.

- Chứng minh được tính chất của ion Fe2+ trong hoạt động “bạn là ai?” để
khẳng định lại kết quả bài tập trước và đặt vấn đề cho hoạt động “ô là la – dễ quá
mà” (trong chuỗi hoạt động logic của bài soạn 19- phản ứng oxi hóa khử phần
2.2.5).
- Qua bài tập giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát thí nghiệm.
Ví dụ 2: Bài 46 : Luyện tập Anđehit-Xeton-Axit cacboxylic. (Lớp 11 cơ bản)
Bài tập 2 (trang 138) : Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các
dung dịch: anđehit axetic, axit axetic, glixerol, ancol etylic.
Giáo viên chuẩn bị sẵn 4 ống nghiệm đánh số (1), (2), (3), (4) đựng 4 dung
dịch riêng biệt không theo thứ tự anđehit axetic, axit axetic, glixerol, ancol etylic.
Hoạt động 1: Học sinh nêu các phương án, giáo viên hướng dẫn học sinh
chọn phương án đơn giản nhất.
Hoạt động 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm nhận biết theo phương án đơn
giản nhất (một học sinh tiến hành, học sinh khác quan sát hoặc làm theo nhóm học
tập)
Bước 1: Trích mẫu thử đánh số, chọn thuốc thử q tím, dung dịch NaOH và
dung dịch CuSO4, dung dịch AgNO3 và dung dịch NH3.
Bước 2: Nhúng q tím vào 4 mẫu thử, mẫu nào q tím chuyển sang màu đỏ
là dung dịch CH3COOH.
16

skkn


Bước 3: Nhỏ dung dịch NaOH vào 3 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO 4 rồi
lấy ống hút nhỏ 3 mẫu thử còn lại ở bước 2 vào xác định được dung dịch glixerol
(hòa tan kết tủa tạo dung dịch xanh lam).
Bước 4: Nhỏ dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch AgNO 3 rồi
lấy ống hút nhỏ 2 mẫu thử còn lại ở bước 3, cho hai ống nghiệm vào cốc nước
nóng khoảng 700C vào xác định được dung dịch anđehit axetic (tạo kết tủa trắng

bạc bám xung quanh ống nghiệm).
Hoạt động 3: Viết phương trình giải thích.
Ví dụ 3: Bài 15 : Luyện tập Polime và vật liệu polime. (Lớp 12 cơ bản)
Bài tập 4 (trang 77): Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:
a. PVC (làm vải giả da) và da thật.
b. Tơ tằm và tơ axetat.
Hoạt động 1: Giáo viên đưa hai mảnh vải (da thật và giả da) đã chuẩn bị
trước cho học sinh xác định loại nào giả da làm từ PVC, loại nào làm từ da thật.
Hoạt động 2: Học sinh nêu phương án kiểm chứng lại kết quả ở hoạt động 1.
Xác định kết quả bằng cách đốt và thực hiện thí nghiệm.
Hoạt động 3: Học sinh kết luận và giải thích.
Hoạt động 4: Học sinh khác vận dụng trả lời câu b.
Ví dụ 4: Bài 29 : Luyện tập tính chất của nhơm và hợp chất của nhôm.
(Lớp 12 cơ bản)
Bài tập 4 (trang 134): Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các dung
dịch lỗng riêng biệt sau: NaCl, CaCl2, AlCl3.
Hoạt động 1: Học sinh nêu phương án.
Hoạt động 2: Một học sinh tiến hành thí nghiệm nhận biết (học sinh khác
quan sát).
Bước 1: Trích mẫu thử, chọn thuốc thử dung dịch NaOH và dung dịch
Na2CO3.
Bước 2: Nhỏ dung dịch NaOH vào 3 ống nghiệm xác định được dung dịch
AlCl3 (có xuất hiện kết tủa keo trắng tan trong dung dịch NaOH dư).
Bước 3: Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm còn lại ở bước 2 xác định
được dung dịch CaCl2 (có xuất hiện kết tủa trắng).
Lưu ý: Nếu dung dịch CaCl2 khơng đủ lỗng có thể tạo vẩn đục ở bước 2 do
Ca(OH)2 ít tan.
(Với lớp khá, giỏi giáo viên có thể hỏi học sinh thay đổi bước 2 và 3 cho nhau
và tiến hành nhanh để mở rộng thêm kiến thức về môi trường của dung dịch Al3+)
17


skkn


Hoạt động 3: Viết phương trình giải thích.
(Bài tập 4 trang 134 còn hai ý nhận biết các kim loại riêng biệt Al, Mg, Na,
Ca; các chất bột riêng biệt CaO, MgO, Al2O3. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về
nhà luyện tập tiếp hoặc để sau thí nghiệm 1 ở bài 30 thực hành tính chất của
natri, magie, nhôm và hợp chất học sinh sẽ dễ dàng giải quyết).
Ví dụ 5: Bài 42 : Luyện tập nhận biết một số hợp chất vô cơ. (Lớp 12 cơ
bản)
Bài tập 4 (trang 180): Hãy phân biệt hai dung dịch riêng rẽ sau: (NH4)2S và
(NH4)2SO4.
Hoạt động 1: Học sinh nêu căn cứ và đưa ra phương án phân biệt (giáo viên
yêu cầu nêu một số phương án và chọn phương án tối ưu: hóa chất có sẵn trong
phịng thí nghiệm, khơng độc hại, phản ứng xảy ra nhanh…).
Hoạt động 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm nhận biết (một học sinh tiến
hành, học sinh khác quan sát hoặc làm theo nhóm nhỏ 6-8 học sinh).
Bước 1: Trích mẫu thử, chọn thuốc thử dung dịch BaCl2 (hoặc dung dịch
CuSO4).
Bước 2: Nhỏ dung dịch thuốc thử vào 2 ống nghiệm, xác định được dung dịch
(NH4)2SO4 do xuất hiện kết tủa trắng (nếu dùng dung dịch CuSO4 thì xác định
được (NH4)2S do xuất hiện kết tủa đen).
Hoạt động 3: Viết phương trình giải thích.
2.2.4.3- Chuyển đổi câu dẫn, câu hỏi
a. Ưu điểm
Trong sách giáo khoa phần B - Bài tập của bài luyện tập có những bài có câu
dẫn dài hoặc khơ khan khơng gây hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể thay đổi
cho sinh động đơn giản dễ hiểu hơn, kích thích sự tìm hiểu, tính tích cực nhận thức
học tập cho học sinh.

Nhiều câu hỏi thuộc cấp độ biết, hiểu có thể chuyển đổi sang các câu trắc
nghiệm nhanh; câu hỏi ở cấp độ vận dụng, vận dụng cao có thể chuyển đổi sang
hình thức trắc nghiệm kết hợp giải thích bằng cách tính nhanh; và chuyển đổi cách
tiếp cận cho học sinh bằng các trò chơi cá nhân hoặc tập thể.
b. Một số lưu ý khi chuyển đổi câu dẫn, câu hỏi trong bài tập luyện tập
Khi chuyển đổi câu dẫn, câu hỏi của một bài tập nào đó phải đảm bảo yêu cầu
về tính chính xác, khoa học, đơn giản dễ hiểu và chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi
học sinh trung học phổ thông.
Khi chuyển đổi cách tiếp cận phải chú ý đến thể lệ cuộc chơi, thời gian và
hiệu quả của hình thức đó.

18

skkn


c. Ví dụ áp dụng
Ví dụ 1: Bài 6 : Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử (1 tiết). (Lớp 10 cơ bản)
Phần B- Bài tập đa số là vấn đề lý thuyết và bài tập nhỏ về cấu hình electron,
xác định số hiệu nguyên tử, số lớp electron, số phân lớp electron, số electron…. Để
tạo hứng thú cho học sinh luyện tập và ghi nhớ các kiến thức giáo viên có thể
chuyển đổi thành trị chơi “Hoa đẹp Chăm Pa”:
- Chuẩn bị giấy màu cắt thành bông hoa (màu khác nhau) và giấy A 0 in hình
cây hoa, keo dán, các thăm có ghi câu hỏi.
- Chia lớp thành hai đội chơi.
- Nêu luật chơi: Mỗi đội sẽ tham gia trò chơi trong 5 phút, lần lượt từng thành
viên lên bốc thăm và trả lời một câu hỏi (ghi vào mỗi bông hoa) rồi dán lên cây
hoa. (Đội chơi còn lại hát bài “Hoa đẹp Chăm Pa” nhằm làm mất tập trung cho
người chơi của đội bạn).
- Sau cuộc chơi đội có nhiều hoa đúng thì đội đó thắng.


Hình ảnh cây hoa Chăm Pa sau khi hồn thành trị chơi
Ví dụ 2: Bài 34 : Luyện tập oxi và lưu huỳnh (2 tiết). (Lớp 10 cơ bản)
Bài tập 4 (trang 146): Có những chất sau: Sắt, lưu huỳnh, axit sunfuric lỗng.
a. Hãy trình bày hai phương pháp điều chế hiđro sunfua từ những chất đã cho.

19

skkn


b. Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng xảy ra và cho biết
vai trò của lưu huỳnh trong các phản ứng.
Để gây hứng thú cho học sinh ta có thể chuyển đổi đề và hình thức như
sau:
Chuẩn bị: 8 ơ giấy nhỏ có hình ảnh và tên từng chất S, Fe, H 2SO4(loãng), H2S
(mỗi chất 2 ô).

Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi và yêu cầu học sinh hãy dán ô giấy và vẽ
thêm các mũi tên, dấu (+) và một chất khác để đích cuối cùng là H 2S theo 2 cách,
viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ đó.
Hoạt động 2: Cho 1 học sinh lên thực hiện, nếu chỉ thực hiện được 1 cách thì
yêu cầu học sinh khác bổ sung.
Hình ảnh học sinh đã thực hiện trên lớp
Cách 1

Cách 2

Hoạt động 3: Học sinh nêu phương pháp điều chế H 2S, viết phương trình hóa
học và xác định vai trị của lưu huỳnh trong các phản ứng. Giáo viên hồn thiện.

Ví dụ 3: Bài 7 : Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat. (Lớp 12 cơ
bản)
Bài tập 5 (trang 37): Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân
a. 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, cịn lại là tạp chất trơ.
b. 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ, còn lại là tạp chất trơ.
c. 1 kg saccarozơ.
Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Để gây hứng thú cho học sinh ta có thể chuyển đổi đề và hình thức như
sau:
20

skkn


Giáo viên chuẩn bị sơ đồ sau:
1kg
H= 100%
1kg
Mùn cưa
(50% xenlulozơ)

H= 100%

Bột gạo
(80% tinh bột)

? gam
Glucozơ

H= 100%


1kg
Saccarozơ

Hoạt động 1: Giới thiệu sơ đồ và yêu cầu học sinh hoàn thành theo nhánh.
Hoạt động 2: Cho 3 học sinh lên thực hiện (mỗi học sinh một nhánh của sơ đồ)
Hoạt động 3: Giáo viên tổ chức chữa bài và yêu cầu học sinh rút ra cách tính
nhanh. Giáo viên hồn thiện.
Ví dụ 4: Bài 19 : Luyện tập phản ứng oxi hóa –khử. (Lớp 10 cơ bản)
Bài tập 4.45 (trang 45 sách bài tập): Nguyên tố nitơ trong các hợp chất có số
oxi hóa thấp nhất là -3 và cao nhất là +5. Xác định số oxi hóa của nitơ trong các
hợp chất sau và xét xem trong các hợp chất nào nitơ chỉ có tính oxi hóa, trong các
hợp chất nào nitơ chỉ có tính khử?
a. NH3, N2O, HNO3, NO2.

b. NH4Cl, NO, HNO2, N2O5.

Để gây hứng thú và học sinh dễ tiếp cận kiến thức ta có thể chuyển đổi đề
như sau:
Hãy điền các chất sau NH3, N2O, HNO3, NO2, NH4Cl, NO, HNO2, N2O5 vào
cột (II) tương ứng với số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong đó.
Cột I (Số oxi hóa của nitơ trong hợp chất)
Cột II (Chất)
+5 (lớn nhất)……………………………………………………………….
+4……………………………………………………………………..…...
+3……………………………………………………………….………….
+2………………………………………………………………………….
+1………………………………………………………………………….
-3 (nhỏ nhất) …………………………………………………………..…
Xét xem trong các hợp chất nào nitơ chỉ có tính oxi hóa, trong các hợp chất

nào nitơ chỉ có tính khử?
21

skkn


Ví dụ 5: Bài 38 : Hệ thống hóa hiđrocacbon. (Lớp 11 cơ bản)
Bài tập 2b (trang 172): Trình bày phương pháp hóa học tách riêng CH 4 từ
hỗn hợp các khí C2H4, C2H2.
Giáo viên có thể chuyển đổi thành bài tập có nội dung sát với kiến thức
thực tế trong thực hành hơn, bên cạnh đó cịn luyện tập thêm về điều chế các
khí trong phịng thí nghiệm.
Cho hình vẽ thí nghiệm sau:

a. Xác định khí trong X, Y. Viết phương trình hóa học xảy ra trong thí
nghiệm trên.
b. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng CH4 từ hỗn hợp các khí
C2H4, C2H2.
Ví dụ 6: Bài 33: Luyện tập ankin. (Lớp 11 cơ bản).
Bài 5 (trang 147): Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen
qua dung dịch brom dư, thấy cịn 1,68 lít khí khơng bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lít khí
X trên qua dung dịch bạc nitrat trong amoniac thấy có 24,24 gam kết tủa. Các thể
tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Viết các phương trình hóa học để giải thích q trình thí nghiệm trên.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí
trong hỗn hợp.
Để gây hứng thú và học sinh dễ hiểu hơn ta có thể chuyển đổi đề theo
hình thức sơ đồ như sau:

Hãy viết phương trình hóa học và xác định thành phần phần trăm thể tích từng

khí trong hỗn hợp ban đầu.
22

skkn


2.2.4.4- Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp
a. Ưu điểm
Việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học khơng chỉ
giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực cho bản thân các
em. Bên cạnh đó khi giáo viên sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp thì
sẽ gây hứng thú và giúp cho các em đạt hiệu quả cao trong hoạt động học tập đó.
b. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học trong giảng dạy
bài luyện tập
Có nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực mà những nhà nghiên cứu
giáo dục đã tìm ra nhưng điều quan trọng là giáo viên linh hoạt tuỳ theo bài học để
chọn kĩ thuật phù hợp đạt hiệu quả cao.
Các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp dạy học nhóm, phương
pháp đàm thoại tìm tịi, phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương
pháp Graph dạy học, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học, phương pháp sử
dụng bài tập hóa học…
Trong các kĩ thuật dạy học tích cực thì có một số kĩ thuật phù hợp với bộ mơn
hóa học như:
- Kĩ thuật khăn trải bàn: là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp
tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Học sinh sử dụng giấy khổ lớn để ghi
nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm ghi vào các phần được
bố trí như khăn trải bàn.
- Kĩ thuật mảnh ghép: là cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác trong đó
học sinh sẽ hoàn thành một nhiệm vụ phức hợp qua hai vịng. Đầu tiên, học sinh
hoạt động theo nhóm để giải quyết các nhiệm vụ thành phần sao cho mỗi cá nhân

trở thành chuyên gia của vấn đề được giao. Sau đó, chuyên gia thuộc các vấn đề
khác nhau sẽ kết hợp trong nhóm mới, chia sẻ lại vấn đề đã tìm hiểu để cùng giải
quyết nhiệm vụ phức hợp ban đầu.
- Kĩ thuật KWL (Know-Want-Learn) và KWLH (Know-Want-Learn-How): là
cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó bắt đầu bằng việc học sinh sử dụng
bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề,
chủ đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, học sinh sẽ tự trả lời về những câu
hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng
K
W
L
Liệt kê những điều Liệt kê những điều em
Liệt kê những điều em đã
em đã biết về…
muốn biết thêm về…
học được về…
K
W
Liệt kê những điều Liệt kê những
em đã biết về…
điều em muốn
biết thêm về…

L
Liệt kê những
điều em đã học
được về…

H
Các em sẽ tiếp

tục tìm hiểu như
thế nào?
23

skkn


- Kĩ thuật sơ đồ tư duy: là hình thức trình bày thơng tin trực quan. Thơng tin
được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khóa, hình ảnh …Thơng
thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt giữa, các nội dung hoặc ý triển khai
được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tư
duy trên giấy, bảng hặc thực hiện trên máy tính.
-…
Dạy học tiết luyện tập có thể sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật song phụ
thuộc vào đặc thù của từng bộ môn, của cấp học, đối tượng học sinh và đặc biệt là
nội dung kiến thức của tiết học mà giáo viên lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy
học như thế nào để góp phần đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Dưới đây là một số
phương pháp, kĩ thuật dạy học tiết luyện tập mà tơi đã áp dụng trong q trình dạy
học hố học ở trung học phổ thơng.
1. Phương pháp dạy học nhóm.
2. Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
3. Phương pháp Graph dạy học.
4. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học.
5. Phương pháp sử dụng bài tập hóa học (với nhiều hình thức khác nhau).
6. Kĩ thuật mảnh ghép.
7. Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
8. Kĩ thuật khăn trải bàn …
Trong đó phương pháp và kĩ thuật thường sử dụng trong tiết luyện tập có hiệu
quả là phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp sử dụng bài tập
hóa học, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy…

c. Ví dụ áp dụng
Ví dụ 1: Bài 19: Luyện tập phản ứng oxi hóa – khử- Hóa học 10 cơ bản
(được thể hiện trong mục 2.2.5 của đề tài).
Tiết 1:
- Hoạt động 1 sử dụng video về một số phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong
thực tiễn để khởi động vào bài học.
- Hoạt động 2 sử dụng trò chơi ô chữ.
- Hoạt động 3 sử dụng hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.
- Hoạt động 4 sử dụng hình ảnh thực tiễn liên quan đến phản ứng cần cân
bằng.
- Hoạt động 5 là hoạt động củng cố sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy.
Tiết 2:
24

skkn


- Hoạt động 1 sử dụng sơ đồ tư duy và kĩ thuật KWL để khởi động vào bài
học.
- Hoạt động 2 sử dụng thí nghiệm kiểm chứng.
- Hoạt động 3 sử dụng hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.
- Hoạt động 4 sử dụng hoạt động nhóm nhỏ.
- Hoạt động 5 là hoạt động củng cố hệ thống những dạng bài tập về phản ứng
oxi hóa – khử.
Ví dụ 2: Luyện tập bài 32 ( hóa học 10 cơ bản) sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư
duy tổng hợp kiến thức về lưu huỳnh đioxit

2.2.4.5- Lựa chọn và sắp xếp bài tập theo thứ tự logic khoa học
a. Ưu điểm
Trong thời gian cho phép của một tiết học giáo viên không thể cho học sinh

làm hết tất cả các bài tập trong hệ thống bài tập sách giáo khoa và sách bài tập bài
học đó. Mặt khác nếu cứ cứng nhắc trong việc giải theo thứ tự các bài tập trong
sách sẽ rất khó đảm bảo tính logic, hệ thống cần có của tiết luyện tập; học sinh
cũng cảm thấy nhàm chán trong quá trình học tập.

25

skkn


×