Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành môn tin học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.87 KB, 13 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT THỰC HÀNH TRÊN
MÁY TÍNH TRONG MÔN TIN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 7
1. Lý do chọn biện pháp:
Chúng ta thấy xã hội hiện nay là xã hội của tri thức, xã hội của tin học, Tin học
là lĩnh vực đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, được ứng
dụng trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội từ việc soạn thảo văn bản hay tính toán
bằng bảng tính, thiết kế trong các văn phòng cho đến việc điều khiển các thiết bị
phức tạp như tên lửa, vũ trụ từ đáp ứng những nhu cầu của cá nhân đến việc kinh
doanh và quản lí điều hành xã hội. Từ thực tế đó để đáp ứng được những yêu cầu
của xã hội hiện nay thì đòi hỏi con người phải có những kiến thức và kĩ năng về tin
học, vì vậy hiện nay môn tin học đã và đang được đưa vào các cấp học, từ tiểu học,
THCS, THPT, TC, CĐ, ĐH,… với cấp học THCS thì Hs lớp 6 được làm quen với
máy tính , biết cách soạn thảo văn bản đơn giản, với Hs lớp 7 thì biết tính toán bằng
bảng tính Excel và học tập một số phần mềm phục vụ một số môn học khác như
phần mềm Typing Test dùng để luyện gõ bàn phím nhanh phục vụ cho môn tin học,
phần mềm Earth Explorer dùng để học môn địa lí, phần mềm Toolkit Math dùng để
phục vụ môn toán học.
Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy một mặt
trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán,
rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng
thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và
tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống.
Trong những năm gần đây sự phát triển của công nghệ thông tin đang ngày càng
lớn mạnh, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 trên thế giới đã và đang có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của các nước. Nó quyết định quốc gia nào sẽ tiếp tục phát
triển hay sẽ tụt hậu. Vì điều đó mà bản thân tôi nghĩ mình có thể đóng góp một
phần nhỏ vào sự phát triển của nước nhà. Với vai trò là một giáo viên dạy tin học


2


trong trường trung học cơ sở, tôi mong muốn giúp học sinh có được những thành
công nhất định ở bậc học để các em có nền móng vững chắc tạo đà cho các em trên
các cấp học tiếp theo.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học 7 nói riêng
bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy.
Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ
yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành (học sinh khá -giỏi). Do
vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng.
Từ thực tế đó tôi luôn băn khoăn, trăn trở và mong muốn tìm ra biện pháp khắc
phục, nâng cao chất lượng mỗi giờ thực hành. Chính vì thế mà tôi lựa chọn đề
tài “một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn
Tin học cho học sinh lớp 7” nhằm cải thiện được tình trạng nói trên.
2. Các biện pháp thực hiện:
2.1. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh
Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối
tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo
viên nào cũng phải biết. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo
hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết
dạy”. Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu
nhất phải làm được những việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ
tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu, kém và kiến
thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo
viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết.


3

- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động

học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện
dạy học.
- Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để
bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu.

2.2. Kiểm tra, chuẩn bị phòng máy trước giờ dạy.
Trước mỗi giờ thực hành, giáo viên cần đến trước để kiểm tra phòng máy,
các thiết bị điện, màn hình, cây máy tính, sự hoạt động của máy tính, máy
chiếu, các bàn ghế ngồi học… đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn
định, an toàn với tất cả học sinh.

Phòng thực hành máy tính trước giờ học


4

2.3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp
Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem
như đã thành công một nửa nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy còn
khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học
sinh trên lớp.
Trong điều kiện CSVC của trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng
đầu tiên là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học
sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau
chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Với số lượng học sinh của lớp,
số lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án chia nhóm một cách phù hợp (ở
đây tôi chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng). Tuy nhiên để việc thực hành theo
nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù
hợp với nhiều đối tượng học sinh.

Cách chia nhóm: Chia nhóm từ 2-3 học sinh/máy. Các nhóm có thể tự cử nhóm
trưởng của nhóm mình.
Các bước tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành,
thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh
tích cực hoạt động.
- Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm :
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ
khi cần.
+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu,
kém trong các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học
sinh khá, giỏi trong nhóm.
+ Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.


5

+ Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp, nhưng tránh can thiệp sâu làm hạn
chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh.
+ Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện
thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ
định một học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh
được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên
trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra, đánh giá
kết quả thực hành lẫn nhau. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn
trong học tập. Giáo viên nhận xét, bổ sung và tổng kết kiến thức.
Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các

nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh
nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt.
Ví dụ: Minh hoạ về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực
hành
Bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em (Tiết 1)
 Thiết kế bài học:
a/ Xác định mục tiêu trọng tâm của bài:
+ Học sinh biết nhập các công thức và hàm vào ô tính.
+ Biết sử dụng một số hàm cơ bản Average, Max, Min.
+ Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:
-

Đối tượng học sinh yếu, kém: Nhập được công thức để tính điểm
trung bình, sử dụng được một số hàm để tính toán ở mức đơn giản.

- Đối tượng học sinh trung bình: Sử dụng công thức, hàm để tính toán
trong bảng tính.
-

Đối tượng học sinh khá-giỏi: Sử dụng thành thạo công thức, hàm để
tính toán.


6

b/ Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu), sao chép một
số tệp bảng tính của các bài thực hành trước có liên quan đến bài thực hành (tệp
“Danh sach lop em”, “So theo doi the luc”).
c/ Thiết kế và điều hành tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp.
Hoạt động 1: Lập công thức tính điểm trung bình.

+ Mục tiêu: Học sinh lập được công thức để tính điểm trung bình. Hoạt động
theo nhóm, ưu tiên đối tượng học sinh yếu, kém. Sau khi đã phân nhóm thực hành
phù hợp, giáo viên tiến hành các bước:
- Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 1.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của “Bài tập 1”
trước khi bắt tay vào thực hành tính toán bằng các câu hỏi sau:
? Lập công thức tính điểm trung bình như thế nào.
? Các thành phần trong công thức có thể là những đối tượng nào, …
- Giáo viên thao tác cho các nhóm quan sát, đặc biệt là đối tượng học
sinh yếu, kém.
- Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành: Đối tượng học sinh yếu,
kém thao tác nhập công thức để tính điểm trung bình của các bạn trong
lớp trong cột “Điểm trung bình”, tính điểm trung bình của cả lớp và
ghi vào ô cuối cùng của cột “Điểm trung bình” - Hình 30. Cho học
sinh lập từng công thức một để ghi nhớ. Giáo viên quan sát, tuỳ từng
trường hợp cụ thể để chỉ dẫn thêm (VD: Sử dụng địa chỉ của các ô
thay cho các giá trị cụ thể trong ô, sử dụng địa chỉ của khối,...).


7

Hình 30. Bảng điểm lớp em.
Đối tượng học sinh khá -giỏi: Thao tác tính điểm trung bình cho các học sinh trong
danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp. Yêu cầu học sinh phải biết sử dụng địa
chỉ của khối trong công thức tính toán. Với đối tượng này giáo viên có thể rút ngắn
danh sách học sinh trong trang tính để tránh việc các em mất nhiều thời gian vào
việc nhập và chỉnh sửa số liệu trong công thức. Hướng dẫn cho học sinh ghi lại một
số kết quả tính bằng công thức để so sánh với việc sử dụng hàm. Giáo viên kiểm tra
đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Chú ý điều chỉnh một số lỗi học sinh hay
mắc phải trong quá trình thực hành.

Hoạt động 2: Sử dụng các hàm để tính toán
+ Mục tiêu: Học sinh sử dụng được các hàm AVERAGE, MAX, MIN để tính toán.
- Với đối tượng học sinh yếu: Biết sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung
bình, cơ bản sử dụng được các hàm Max, Min để tìm ĐTB cao nhất và ĐTB thấp
nhất.
- Với đối tượng học sinh trung bình: Sử dụng các hàm để tính toán với các tham số.
- Với đối tượng học sinh khá - giỏi: Sử dụng được các hàm AVERAGE, MAX,
MIN để tính toán với phần tham số của hàm đa dạng.
Tổ chức hoạt động:
+ Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 2.


8

+ Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của bài tập với các
câu hỏi sau:
? Sử dụng hàm nào để tính điểm trung bình.
? Để xác định điểm trung bình cao nhất, thấp nhất ta sử dụng những hàm nào
? Các thành phần trong tham số của hàm có thể là những đối tượng nào.
+ Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành: Đối tượng học sinh yếu, kém
thao tác sử dụng hàm Average để tính điểm trung bình của các bạn trong lớp trong
cột “Điểm trung bình”, tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào ô cuối cùng của
cột “Điểm trung bình”. Cơ bản sử dụng được các hàm Max, Min để xác định được
điểm trung bình cao nhất, thấp nhất. Đối tượng học sinh khá -giỏi, thao tác tính
điểm trung bình cho các học sinh trong danh sách, tính điểm trung bình của cả lớp
bằng hàm thích hợp. Yêu cầu học sinh phải biết sử dụng địa chỉ của các ô, khối
trong phần tham số của các hàm để tính toán. Xác định được điểm trung bình cao
nhất và thấp nhất theo yêu cầu của “Bài tập 3”. Trong quá trình này, đối tượng học
sinh yếu quan sát và thực hiện lại một số thao tác theo yêu cầu của giáo viên.
- GV quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm, nhắc nhở,

điều chỉnh kịp thời các nhóm thực hành không hiệu quả
- Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động 2.
- Kiểm tra 1-2 học sinh: Trình bày lại các thao tác trong 2 hoạt
động.
- Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét về kết quả và sự tích cực của
các thành viên trong nhóm tạo cho các em có ý thức thi đua cao trong học
tập.
- Giáo viên tổng kết, bổ sung kiến thức:
Nhấn mạnh lợi ích của việc sử dụng hàm và địa chỉ so với việc sử dụng công
thức.


9

Chỉ cho học sinh thấy việc nhập công thức tương tự nhau sẽ mất nhiều thời
gian, ta có thể thực hiện thao tác sao chép (giáo viên thực hiện) để gây hứng thú
cho học sinh trong tiết lý thuyết sau.
Nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để nhắc nhở, khuyến
khích tạo không khí thi đua nhau trong học tập ở các nhóm.
2.4. Phát động phong trào “đôi bạn cùng tiến”
Phương pháp này không chỉ dùng trong môn Tin học. Mà ở các môn học
khác, cấp học khác vẫn có hiệu quả cao.
Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh,
phù hợp với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “dạy ít, học nhiều”. Với
phương pháp này thì giáo viên chia mỗi máy tính một học sinh khá, giỏi kèm một
học sinh yếu để các học sinh giỏi này hỗ trợ giáo viên kèm cặp, giúp đỡ bạn thực
hành. Giáo viên hướng dẫn cho nhóm học sinh có khả năng học tập tốt thật kỹ
trước khi tiến hành để nhóm đối tượng hỗ trợ này nắm chắc kiến thức; Nhắc nhở
học sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ. Giáo viên cũng
nên chỉ ra các điều kiện cần để đảm bảo có được hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau

hiệu quả.


10

Trong hai bạn này sẽ có một học sinh khá, giỏi kèm một học sinh yếu. Khi
thực hành thì học sinh giỏi sẽ làm mẫu trước và bạn còn lại làm theo dưới sự giúp
đỡ
của bạn bên cạnh.
2.5. Có phần thưởng để khuyến khích học sinh.
Trong môn Tin học Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm, các trò chơi để treo
thưởng, khuyến khích cho học sinh có đọng lực học tập. Ví dụ nhóm nào hoàn
thành bài trước thời gian quy định thì sẽ được chơi các phần mềm trong máy tính
hoặc vào xem mạng internet… Làm như vậy sẽ khuyến khích học sinh tập trung
vào làm bài
và hoàn thành sớm yêu cầu của giáo viên.

Học sinh giải trí sau khi hoàn thành bài trước thời gian
3. Kết quả thực hiện các biện pháp.


11

Từ sau khi áp dụng tôi nhận thấy nhiều học sinh đã có thái độ yêu thích môn
học hơn, Thao tác thành thạo, đúng chuẩn, biết vận dụng môn tin học vào trong học
toán, và các bộ môn khác, đặc biệt hơn là xây dựng cho các em tác phong hoạt
động nhóm . Việc dạy học với các biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên phải
luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả. Tôi tin rằng nếu
áp dụng biện pháp này ở những giờ học bộ môn của các khối lớp khác thì cũng sẽ
đem lại những hiệu quả rõ rệt, áp dụng được nhiều kiến thức đã học vào cuộc sống

hàng ngày, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng môn học. So với năm học
trước thì số học sinh thao tác nhanh, thao tác đúng đã tăng rõ rệt, số học thao tác
chậm, chưa biết thao tác giảm đáng kể.
* Kết quả thu được trước và sau khi thực hiện:
- Kết quả khảo sát đầu năm học 2019-2020 (tiết thực hành) trước khi thực hiện
các biện pháp
Giỏi
SL
%

TT

Lớp

Sĩ số

1

7A

28

2

7.1

2

7B


28

6

21.4

82

10

12.2

Tổng cộng

Kết quả kiểm tra
Khá
TB
Yếu
SL % SL %
SL
%
17.
5
19 67.9 1
3.6
9
25.
7
15 53.6 0
0.0

0
19.
16
53 64.6 2
2.4
5

Kém
SL %
1

3.6

0

0.0

1

1.2

- Kết quả kiểm tra học kì I, lớp 7 năm học 2019 – 2020 ( tiết thực hành ) sau khi
đã áp dụng các biện pháp

TT

Lớp

Sĩ số


1

7A

28

Giỏi
SL
%
2
7.1

Kết quả kiểm tra
Khá
TB
Yếu
SL % SL %
SL
%
5
17. 19 67.9 1
3.6

Kém
SL %
1
3.6


12


2

7B

Tổng cộng

28

6

21.4

7

82

10

12.2

16

9
25.
0
19.
5

15 53.6


0

0.0

0

0.0

53 64.6

2

2.4

1

1.2

4. Kết luận.
Tin học là môn học mới đối với học sinh phổ thông. Để tạo hứng thú học tập cho
học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải
tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả.
Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với các
đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực hiện các kĩ
năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giời học và các em
áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày.

Những biện pháp tổ chức tiết thực hành tin học của tôi đã thực hiện có lẽ
không phải là những biện pháp mới lạ đối với các đơn vị bạn, tuy nhiên đây là

một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Qua cách làm trên, tôi đã nâng cao chất
lượng các giờ thực hành tin học và góp phần giúp các em áp dụng vào học tập
các môn học khác trong nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình dạy
học. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi có
thể hoàn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Xin chân thành cảm ơn!

Yên Thủy, ngày 16/10/2020
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI VIẾT


13



×