Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

bài tập hoạt định dòng tiền các dạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.29 KB, 8 trang )

Hoạch định dòng tiền
Nội dung nghiên cứu:
2.1. Tổng quan về dòng tiền.
2.2. Các nguyên tắc xác định dòng tiền.
2.3. Đầu tư thuần.
2.4. Dòng tiền hoạt động thuần.
2.5. Một số vấn đề khi hoạch định dòng tiền.

1: Tổng quan về dòng tiền
Khái niệm và ý nghĩa:
-Dòng tiền của một DA thể hiện sự vận động của tiền tệ trong DA, bao gồm dòng tiền chi và dòng
tiền thu của dự án và sự chênh lệch giữa số tiền thu vào và số tiền chi ra của DA.
-Dòng tiền của một DA là cơ sở để đánh giá hiệu quả của DA về mặt tài chính

Một số loại dòng tiền:
-Dòng tiền của dự án bình thường.
-Dòng tiền của DA không bình thường: dòng tiền có hơn một lần đổi dấu:
+ DA đòi hỏi phải ngưng hoạt động để sửa chữa;
+ DA có chi phí lớn khi kết thúc;
+ …
2 Các nguyên tắc xác định dòng tiền:
-Dòng tiền nên được đo lường trên cơ sở tăng thêm:
-Dòng tiền được xây dựng để đánh giá DA là dòng tiền tăng thêm, tức là dòng tiền phát sinh thêm
nếu DA được thực hiện.
Nghĩa là phải đưa vào phân tích tất cả các thay đổi trong dòng doanh thu, dòng chi phí và dòng
thuế phát sinh do việc chấp nhận DA.

Không tính đến dòng tiền không bị DA làm thay đổi.
- Dòng tiền nên tính trên cơ sở sau thuế.
- Tất cả các tác động gián tiếp của việc triển khai DA phải được xem xét khi đánh giá dòng
tiền.


- Chi phí chìm không được đưa vào dòng tiền của DA.

Chi phí cơ hội của (TS được sử dụng trong) DA phải được đưa vào dòng tiền của DA.

3: Đầu tư thuần
Là chi tiêu tiền mặt thuần ban đầu của DA
Thường bao gồm:
- Chi phí xây dựng, mua sắm MMTB, lắp đặt cho DA.
- Bất kỳ gia tăng nào trong vốn luân chuyển ban đầu do DA mới đòi hỏi.
- Chi phí cơ hội.
- Trừ: thu nhập thuần từ việc bán TSCĐ hiện có (trong trường hợp đầu tư thay thế, nếu có).
- Cộng (Trừ) thuế phát sinh do việc bán các TS hiện có hoặc do mua TS mới.

4: Dòng tiền hoạt động thuần:
Dòng tiền hoạt động thuần sau thuế (NCF – Net Operating Cash Flow)
Bao gồm:
- Sự thay đổi trong Thu nhập hoạt động sau thuế (ΔOEAT)
- Thay đổi trong Khấu hao (ΔDep).
- Thay đổi trong đầu tư vốn luân chuyển cần thiết để hỗ trợ cho DA (ΔNWC – Net Working
Capital).
- Thu hồi TS còn lại sau thuế.
- Thu hồi vốn luân chuyển.

5: Tóm lược về xây dựng dòng tiền

Bước 1:Tính toán Đầu tư thuần
Bước 2: Lập bảng tính Dòng tiền thuần:

ΔR = R2 – R1
R2, R1: doanh thu của DN khi có và không có DA.

ΔO = O2 – O1
O2, O1: CP hoạt động của DN khi có và không có DA.
Chi phí hoạt động không bao gồm chi phí KH.
ΔDep = Dep2 – Dep1
Dep2, Dep1: Chi phí KH của DN khi có và không có DA.

ΔOEBT = ΔR – ΔO - ΔDep
ΔOEAT = ΔOEBT (1-t)
t: thuế suất thuế TNDN.
Việc tính toán ΔOEAT không xét đến CP lãi vay cho DA.
Thu hồi TS còn lại:
- Nếu bán TS theo GT sổ sách:thuế do thanh lý=0;
- Nếu bán TS thấp hơn GT sổ sách: thuế < 0;

- Nếu bán TS cao hơn GT sổ sách:
thuế do thanh lý = lãi do thanh lý * t.
Thu hồi vốn luân chuyển
Tổng vốn luân chuyển tích luỹ được thu hồi trong năm cuối của DA.
NCF = ΔOEAT + ΔDep – ΔNWC + Thu hồi – Thuế do thu hồi.

Lãi vay không được đưa vào tính toán dòng tiền dự án.

6: Một số vấn đề khi hoạch định dòng tiền:

-Sự không chắc chắn về giá trị của các dòng tiền.
-Việc xây dựng dòng tiền trong thực tế của các DN.
-Các xu hướng đánh giá dòng tiền lệch lạc.
- Đánh giá dòng tiền trong điều kiện lạm phát.



Bài tập vận dụng:

Bài Tập:1
Cách đây 3 năm công ty có mua máy thiết bị có nguyên giá 2100. Thời hạn sử dụng 7 năm, Giá trị
hiện tại của máy là 1200. Giờ đây công ty muốn mua máy mới thay thế với nguyên giá 3600, thời
hạn sử dụng 4 năm. Nếu mua máy mới công ty sẽ bán máy cũ và thu được 1000.
Công ty ước tính nếu đưa máy mới vào hoạt động thì sẽ có khả năng ( so với máy cũ)
-Làm tăng doanh thu thuần hàng năm từ 6800 lên 8500
-Giảm chi phí hoạt động (không kể khấu hao) từ 5800 xuống 5300
Công ty tính khấu hao theo đường thẳng, Thuế thu nhập doanh nghiệp 25%
Yêu cầu: Xây dựng dòng tiền

Bài Làm:
1.Tính đầu tư thuần:
Khấu hao của máy cũ là: 2100: 7 =300
Máy cũ đã sử dụng được 3 năm, nên giá trị còn lại là: 2100- 300*3= 1200
Vì chỉ bán máy cũ được 1000<1200 nên số tiền lỗ do bán máy là: 1200-1000=200
Do đó công ty sẽ tiết kiệm được một khoản thuế là: 200*25%= 50

Vậy đầu tư thuần của công ty là: 3600-1000-50=2550

2. Lập bảng sau:


Vậy dòng tiền của dự án chính là sự chênh lệch CF trước và sau khi mua máy:
2625-825=1800

0 1 2 3 4
CF -2550 1800 1800 1800 1800




Bài toán trên sẽ phức tạp hơn nếu công ty tính khấu hao theo tổng số năm
Theo dõi Bài Tập 2






Bài Tập 2:
Vẫn lấy dữ liệu từ Bài Tập 1. Nếu công ty tính khấu hao theo tổng số năm thì dòng tiền sẽ được
xây dựng thế nào?
1: Lập bảng tính khấu hao cho máy cũ và máy mới
Máy cũ:
Năm 1 2 3 Tổng
Khấu hao 2100*7/28 2100/6/28 2100*5/28
525 450 375 1350
Do đó giá trị còn lại của máy cũ là: 2100-1350= 750

Máy mới:
1 2 3 4
3600*4/10 3600*3/10 3600*2/10 3600*1/10
1440 1080 720 360
2: Tính đầu tư thuần
Theo đề bài ta sẽ bán máy cũ thu được 1000.Mà giá trị còn lại của máy theo tính toán là 750. 
lời 1000-750=250. Do đó ta sẽ phải nộp thuế 250*25%=62.5
Vậy đầu tư thuần là: 3600-1000+62.5=2662.5

3: Lập bảng sau:

Máy cũ:

Máy mới:

3:Dòng tiền của dự án là:
0 1 2 3 4
-2662.5 1925 1863.75 1792.5 1721.25
Bài tập 3:
Công ty dự định đầu tư cửa hàng bán thức ăn nhanh tại các siêu thị. Tổng đầu tư ban đầu là 25600.
Trong đó vốn lưu động chiếm một nửa, và một nửa là TSCĐ sử dụng được 8 năm. Tính khấu hao
theo đường thẳng.
Theo tính toán cho thấy khi hệ thống được đưa vào hoạt động thì sẽ tạo ra doanh thu thuần hàng
năm đạt mức tối đa là 15.000. Tuy nhiên 2 năm đầu chỉ đạt 60% công suất. 3 năm tiếp theo đạt
80%,, Và sẽ đạt 100% công suất vào các năm còn lại.
Chi phí hoạt động hàng năm (chưa kể khấu hao) chiếm 50% so với doanh thu thuần. Ngoài ra cong
phải đầu tư them vốn lưu động cho năm thứ hai là 7400 và năm thứ 5 là 3600.
Toàn bộ vốn lưu động sẽ được thu hồi khi dự án kết thúc. Riêng TSCĐ khi hết thời hạn sử dụng sẽ
thanh lý được 1400. Biết i = 25% / năm.

Bài giải:
Phân tích
Một nửa của 25600 là TSCĐ = 25600:2 = 12800
Khấu hao=
8
12800
= 16000
Doanh thu thuần 2 năm đầu đạt 60% công suất = 15.000 * 60% = 9000
Doanh thu thuần 3 năm sau đạt 80% công suất = 15.000 * 80% = 12000
Doanh thu thuần 3 năm còn lại đạt 100% công suất = 15000


Dễ dàng tính được chi phí cho mỗi năm ( vì bằng 50% so với doanh thu thuần)

TSCĐ thanh lý được 1400  thuế do thanh lý là: 1400*25%=350
 Số tiền thanh lý thực tế nhận được: 1400-350=1050

Lập bảng sau:









Bài Tập 4:
Công ty Yogurt quyết định lợi dụng trào lưu luyện tập thể dục thể thao để mở rộng một cơ sở thể
thao kết hợp với cửa hàng bán sữa chua và thực phẩm khỏe. Để thực hiện dự án công ty sẽ thuê
mặt bằng với chi phí trang thiết bị là 50.000$. Chi phí vận chuyển và lắp đặt là 5000$. Thiết bị
được khấu hao tuyến tính, sau 5 năm với giá trị còn lại ước tính không đáng kể.
Công ty tính toán được rằng:
Lúc đầu phải tăng vốn lưu chuyển thêm 7000$ dưới hình thức tăng dự trữ hàng tồn kho, tiền mặt
và các khoản phải thu.
Trong năm đầu công ty dự kiến tổng doanh thu tăng 50.000$ so với mức đạt được nếu không mở
cơ sở. Và doanh thu tăng them này dự kiến tăng lên 60.000 trong năm 2; 70.000$ trong năm 3;
giảm 60.000 trong năm 4; và tiếp tục giảm còn 45.000 trong năm 5.
Các chi phí hoạt động (không kể khấu hao) tăng thêm gắn với cơ sở thể thao ( kể cả các khoản tiền
thuê mặt bằng) dự báo tăng lên tới 25.000 $ trong năm đầu dự án, và tăng 6% trong suốt vòng đời
của dự án.
Ngoài ra công ty dự kiến tăng vốn lưu chuyển 5.000 $ trong năm 1, 2, 3 và không tăng trong năm 4

và 5. Cuối dự án, tổng vốn lưu chuyển sẽ được thu hồi. Biết thuế thu nhập doanh nghiệp: 40% /
năm.

Giải
Bước 1: tính đầu tư thuần
Đầu tư thuần = 50.000 + 5.000 +7.000 = 62.000 $
Bước 2: Lập bảng
Chú chi phí mua thiết bị bao gồm cả chi phí vận chuyển và lắp đặt
 khấu hao = (50.000 + 5.000) : 5 = 11.000 $
Chi phí tăng thêm ở năm 2 so với năm 1 = 25000* (1+ 0.06) = 26500
Chi phí tăng thêm ở năm 3 so với năm 2 = 26500 *(1+ 0.06) = 28090

Thu hồi vốn lưu chuyển = (5000+5000+5000+7000)= 22000
Bài này không có giá trị thanh lý vào cuối năm dự án.





Bài tập 5:
Cách đây 10 năm công ty B & S có mua một máy khoan nén tự động có đời sống kinh tế ước tính
là 20 năm. Giá gốc của máy khoan này là 150.000 $ và đã khấu hao xong, giá trị sổ sách hiện nay
là 0$. Giá thị trường thực tế của máy này là 40.000. công ty đang xem xét mua máy mới có giá là
190.000 $. Chi phí chuyên chở và lắp đặt là 10.000$. Máy sẽ được khấu hao hết bằng phương pháp
KH tuyến tính cố định. Máy mới này có đời sống kinh tế dự kiến là 10 năm và giá trị còn lại thực
tế vào năm thứ 10 là khoảng 25.000 $. Thuế suất thuế TNDN của B & S hiện nay là 40%.
Với công suất hoạt động của máy khoan nén mới và cầu thị trường hiện nay, B & S dự kiến doanh
thu trong năm đầu của dự án tăng từ 70.000 lên 85.000 $ nếu mua máy khoan mới. Sau năm đầu,
doanh thu từ dự án mới được dự kiến tăng ở mức 2.000$ trong các năm còn lại của vòng đời dự án.
( còn với máy cũ thì doanh thu duy trì ở mức 70.000$ ).

Trong khi máy cũ đòi hỏi hai công nhân đứng máy thì máy mới có tính tự động nhiều hơn và chỉ
cần 1 người điều khiển, vì vậy giảm được chi phí hoạt động hàng năm từ 40.000$ xuống còn
20.000$ trong năm đầu của dự án. Sau năm đầu, dự kiến chi phí hoạt động hàng năm của máy
khoan mới tăng 1.000$ / năm trong suốt những năm còn lại của dự án. ( còn với máy cũ thì hoạt
động duy trì ở mức 40.000$).
Giả sử vốn luân chuyển của công ty không thay đổi do việc thay thế máy khoan nén.
Hãy xây dựng dòng tiền của dự án này.

Giải:
Bước 1: tính đầu tư thuần:
- chi phí mua máy mới = 190.000+ 10.000 = 200.000 $
- Bán máy cũ thu được : 40.000
- Thuế do bán máy cũ: =40.000 * 40%=16.000 $
 CF
o
= 200.000+ 40.000 -16.000= 176.000
Bước 2 : Lập bảng






×