Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nghiên cứu giải pháp bảo đảm an minh môi trường trên địa bàn xã kim lan huyện gia lâm 2021 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.31 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

Học viên: Nguyễn Minh Trung
Lớp: MNS10
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM LAN – HUYỆN GIA LÂM TRONG GIAI
ĐOẠN 2021 - 2030

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒNG ĐÌNH PHI

Hà Nội - 2021


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động
của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được
công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác.
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu,
công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã
được các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản
trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên.
……………, ngày …… tháng …… năm ………
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Trung


LỜI CẢM ƠN
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
6. Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH MƠI
TRƯỜNG
1.1. Các khái niệm có liên quan đến an ninh môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
1.2. Khái niệm an ninh môi trường
1.3. Đảm bảo an ninh môi trường và quản trị an ninh môi trường
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ KIM LAN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
2.2. Tình hình xây dựng và đảm bảo an ninh mơi trường trên địa bàn xã Kim Lan, huyện

Gia Lâm, thành phố Hà Nội
2.3. Một số nhận xét, đánh giá
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ KIM LAN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN
2021-2030
3.1. Những định hướng đảm bảo an ninh môi trường trên địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030
3.2. Những kiến nghị hồn thiện chính sách pháp luật về đảm bảo an ninh môi trường
trên địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030
3.3. Những giải pháp đảm bảo an ninh môi trường trên địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2021-2030
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, an ninh môi trường như một hiện tượng bức bách
của đời sống xã hội. Tại Việt Nam, chất lượng mơi trường đang có những biến đổi
theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống của con người. Nếu khơng giữ được an
ninh mơi trường thì khơng có bất kỳ một sự tồn tại và phát triển nào của con người
cũng như xã hội lồi người.
An ninh mơi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm
trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo báo cáo “Phát triển con người”
năm 1994 của Liên Hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là:
kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.
An ninh mơi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường

cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài
sinh vật trong hệ thống đó. Dưới góc độ triết học, việc giải quyết vấn đề an ninh
môi trường là bảo vệ môi trường sống, môi trường tồn tại của con người và xã hội
loài người; là bảo vệ một trong ba yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội. An ninh mơi
trường khơng được bảo đảm thì xã hội khơng có sản xuất vật chất, khơng có đời
sống tinh thần, khơng có sự tồn tại và phát triển. Như C.Mác đã khẳng định: “Con
người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thểcủa con
người,...  con người là một bộ phận của tự nhiên” 1 và “Cơng nhân khơng thể tạo ra
cái gì khác nếu khơng có giới tự nhiên, nếu khơng có thế giới hữu hình bên ngồi.
Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động
của anh ta sản xuất ra sản phẩm”2
Biểu hiện của môi trường bị mất an ninh là: cạn kiệt tài ngun, thiên tai
thường xun, thiên nhiên suy thối, ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu, suy
giảm tầng ơ zơn, biến đổi các chu trình sinh -địa, suy giảm đa dạng sinh học... Vì
vậy, nếu khơng giữ được an ninh mơi trường thì những thảm họa mơi trường sẽ
gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, trở thành
ngịi nổ cho các bất ổn xã hội, các cuộc xung đột, chiến tranh và thậm chí hủy diệt
lồi người.
Ở Việt Nam, bảo đảm an ninh môi trường được coi là một trong những
nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tại Đại
hội XI, Đảng ta đã khẳng định: “Bảo vệ môi trườnglà trách nhiệm của cả hệ thống
1

C.Mác và Ph. Ăngghen:Tồn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2002, tr.135, 130.

2

C.Mác và Ph. Ăngghen:Tồn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2002, tr.135, 130.

3



chính trị, tồn xã hội và của mọi cơng dân”3. Khái niệm an ninh môi trường đã
được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Vấn đề bảo vệ mơi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu cũng là một nội dung quan trọng của Văn kiện Đại hội
XII của Đảng, trong đó nhấn mạnh: “Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống
cấp của môi trường tự nhiên do con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế
gây ra. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài
nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu cơng nghiệp, khu đơ
thị. Hồn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi
trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ơ nhiễm mơi
trường, tăng cường phịng ngừa và kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm môi trường”.
Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, vấn đề bảo đảm an ninh môi trường
đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và thể chế hóa trong các chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật.
Xã Kim Lan thuộc huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội; xã nằm ngồi đê sơng
Hồng; phía bắc là sơng Bắc Hưng Hải và xã Bát Tràng; phía Nam là xã Văn Đức;
phía Đơng giáp xã Xn Quan và đê sơng Hồng; phía Tây tiếp giáp với sơng Hồng
và thơn Thúy Lĩnh Nam, xã lĩnh Nam, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Xưa
kia, người dân Kim Lan có nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa và làm gốm. Ngày
nay, người dân Kim Lan vẫn giữ nghề làm ruộng, phát triển nghề gốm truyền
thống.
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, những năm qua, người dân Kim
Lan đã phát huy tính năng động, linh hoạt trong việc tiếp thị mở rộng thị trường đi
đôi với chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung đầu
tư chuyển hầu hết việc sản xuất sứ gốm bằng lò hộp sang sản xuất bằng lò ga. Tuy
nhiên, việc sản xuất gốm sứ đã gây những tác động đáng kể đến mơi trường, điển
hình là việc làng nghề gốm sứ xả thải trực tiếp ra ngồi mơi trường đang làm ô
nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
sống của người dân, xâm phạm trực tiếp đến vấn đề an ninh mơi trường. Vì vậy,

việc xem xét, đánh giá vấn đề an ninh môi trường ở nước ta hiện nay nói chung và
tại địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm là cần thiết. Chính vì vậy, học viên đã lựa
chọn “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM LAN – HUYỆN GIA LÂM TRONG GIAI ĐOẠN
2021 - 2030” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các khía cạnh an ninh môi trường đã được đề cập đến trong một số nghiên
cứu trên thế giới. Hertel và Baldos (2016) thông qua nghiên cứu của mình đã đánh
 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,Hà
Nội, 2011, tr.42, 28, 182-183
3

4


giá vai trò của đảm bảo an ninh môi trường trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Penn và
nnk (2017) đã thể hiện rõ vai trò của an ninh nguồn nước gắn liền với quan hệ
ngoại giao cũng như các xung đột và phát triển tại các nước Nam Á. Grenade và
nnk (2016) đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nguồn nước năng lượng và lương thực
từ đó cho chúng ta thấy vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh môi trường
Tại Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu như:
Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn, “Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam”. Các tác giả đã phân
tích và nhận định: tài nguyên, môi trường, một mặt, là cơ sở nền tảng của sự phát
triển xã hội, bao gồm phát triển kinh tế và các lĩnh vực xã hội ngoài kinh tế; mặt
khác, tài nguyên, môi trường là một bộ phận cấu thành của một hệ thống kinh tế xã
hội; bảo vệ môi trường là bảo vệ nguồn lợi và nguồn vốn của con người thu được
từ thiên nhiên. Các tác giả đã dành một chương để trình bày kết quả nghiên cứu
thực trạng những vấn đề môi trường và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường;
cụ thể là, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chủ yếu dựa vào khai thác, sử dụng

nhiều tài nguyên thiên nhiên mà không quan tâm đến việc sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Điều đó đã dẫn đến tình trạng tàn phá, hủy diệt, làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên; môi trường nước, không khí, rác thải ở cả đô thị và
nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển kinh tế, xã
hội và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người; trong khi đó, việc quản lý nhà
nước về môi trường còn nhiều bất cập.
Nguyễn Thị Khương, “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay”.
Dưới góc độ triết học, tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái và khẳng định: tăng trưởng
kinh tế tác động tới bảo vệ môi trường sinh thái thông qua yếu tố người lao động,
tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ - là những yếu tố cơ bản quyết định
tới sự tăng trưởng của nền kinh tế và ảnh hưởng tới quá trình bảo vệ môi trường
sinh thái.
Tuy nhiên, trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, nước ta đang đối mặt
với nhiều thách thức, hàng loạt mâu thuẫn nẩy sinh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường sinh thái đòi hỏi phải nhận thức, tìm cách giải quyết để đưa đất nước
phát triển ngày càng bền vững.
Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Thị Hoàng Yến, “Bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững ở Việt Nam”. Các nhà khoa học nhận định, muốn phát triển bền vững
phải tính đến yếu tố môi trường. Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội có quan hệ
chặt chẽ, khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau. Chính trong quá trình sản xuất, con
người do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, tận khai thác đã và đang tác động tiêu cực
đến môi trường; hủy hoại những giá trị của môi trường. Các tác giả đã đánh giá cụ
thể về hiện trạng của ô nhiễm môi trường; như, mức độ ô nhiễm ở hạ lưu các con
5


sông ngày càng tăng, chất lượng đất và diện tích đất canh tác bị thu hẹp, ô nhiễm
không khí, tiếng ồn giao thông... sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho đời sống, sức

khỏe con người, cho sự phát triển kinh tế - xã hội; hậu quả đó không phải chỉ một
quốc gia phải gánh chịu và còn gây hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
Trần Thiết, “Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững”. Tác giả chỉ rõ, mức
độ nguy hiểm của biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm môi trường; trong đó, Việt
Nam là nước ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo tác giả, nguyên nhân dẫn tới môi
trường bị suy giảm, ngoài yếu tố khách quan có nguyên nhân chủ quan thuộc về
nhận thức và ý thức của người dân và chủ doanh nghiệp. Việc bảo vệ môi trường
để phát triển bền vững là trách nhiệm của toàn dân, mà trước hết là vai trò lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu sẵn có, luận văn thạc sĩ đi sâu
vào giải quyết vấn đề lý luận về an ninh môi trường, thực trạng thực hiện việc bảo
đảm an ninh môi trường và đưa ra những kiến nghị nhằm bảo đảm an ninh môi
trường bền vững trên địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn thạc sĩ là phân tích khung lý thuyết và
thực trạng, đề xuất xây dựng cơ chế đảm bảo an ninh môi trường trên địa bàn xã
Kim Lan, huyện Gia Lâm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong việc
thực hiện mục tiêu bảo đảm và phát triển bền vững an ninh môi trường trong giai
đoạn 2021 - 2030.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, tác giả xác lập các nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài luận văn thạc sĩ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hình thành luận cứ khoa học về môi trường và an ninh môi trường;
Thứ hai, đánh giá thực tiễn xây dựng và đảm bảo thực hiện chiến lược an
ninh môi trường trên địa bàn xã Kim Lan trong những năm vừa qua, những hạn
chế còn tồn tại và nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm an ninh môi
trường bền vững trên địa bàn xã Kim Lan trong giai đoạn 2021 – 2030.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các hoạt động quản trị an ninh
mơi trường, các chủ trương, chính sách về đảm bảo an ninh môi trường trên địa
bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm.
Chiến lược đảm bảo an ninh môi trường xã Kim Lan được thể hiện thông
qua các chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy của Trung ương và địa phương;
thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh môi trường và giải pháp thúc

6


đẩy hiệu quả của việc thực hiện cơ chế bảo đảm an ninh môi trường trên địa bàn xã
Kim Lan.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn của dung lượng luận văn thạc sĩ, nên để đảm bảo tính chuyên
sâu, đề tài tập trung vào phân tích thực trạng các chính sách đảm bảo an ninh môi
trường, quan điểm, định hướng phát triển bền vững trên địa bàn xã Kim Lan,
huyện Gia Lâm; Kiến nghị nhằm thúc đẩy việc bảo đảm an ninh môi trường bên
vững tại địa bàn.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê
nin; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
khái qt hóa, so sánh pháp……để làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu
của đề tài.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, đề tài được kết
cấu gồm 3 chương:
 Chương 1. Nhận thức chung về vấn đề an ninh mơi trường

 Chương 2. Tình hình thực hiện và xây dựng cơ chế bảo đảm an ninh môi
trường tại địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội
 Chương 3. Kiến nghị góp phần nâng cao cơ hiệu quả của việc đảm bảo an
ninh môi trường bền vững tại địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Tp.
Hà Nội.

NỘI DUNG
Chương 1. Nhận thức chung về vấn đề an ninh môi trường
1.1. Tổng quan về vấn đề an ninh môi trường
7


1.1.1. Những vấn đề chung về an ninh phi truyền thống
1.1.1.1. Khái niệm an ninh phi truyền thống
1.1.1.2. Đặc điểm, vai trị an ninh phi truyền thống
1.1.2. An ninh mơi trường
1.1.2.1. Khái niệm môi trường
1.1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững
1.1.2.3. Khái niệm an ninh môi trường, quản trị an ninh mơi trường
1.2. Đặc điểm, vai trị của việc bảo đảm an ninh môi trường và quản trị an ninh
môi trường
1.3. Tổng quan về an ninh môi trường khu vực làng nghề gốm sứ tại Việt Nam
1.4. Các văn kiện quốc tế về an ninh môi trường
Tiểu kết chương 1.
Chương 2. Tình hình thực hiện và xây dựng cơ chế bảo đảm an ninh môi
trường tại địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội
2.1. Giới thiệu chung về xã Kim Lan
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gốm sứ tại xã Kim Lan
2.2. Tiêu chí đánh giá an ninh mơi trường tại xã Kim Lan

2.3. Tình hình thực hiện và xây dựng cơ chế bảo đảm an ninh môi trường tại xã
Kim Lan
2.4. Đánh gía việc thực hiện bảo đảm an ninh môi trường, những hạn chế tồn tại
và nguyên nhân
2.4.1. Đánh giá chung hiện trạng an ninh môi trường tại xã Kim Lan
2.4.2. Đánh giá mức độ ổn định và phát triển bền vững
2.4.3. Đánh giá chính sách và việc thực thi pháp luật về bảo đảm an ninh môi
trường
2.4.4. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Tiểu kết chương 2.
Chương 3. Kiến nghị góp phần nâng cao cơ hiệu quả của việc đảm bảo an
ninh môi trường tại địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội
3.1. Cơ sở đề xuất kiến nghị
3.2. Nhóm kiến nghị liên quan đến chính sách, quản lý
3.3. Nhóm kiến nghị về nâng cao nhận thức
3.4. Nhóm giải pháp về khoa học, kĩ thuật
3.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và tài lực
3.6. Nhóm giải pháp khác.
Tiểu kết chương 3.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

8


9




×