Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Định mức lao động cho các công việc trong xưởng gia công cơ khí của Trung tâm Nội thất học đường tại Công ty Cổ phần Thiết bị giáo dục I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.49 KB, 53 trang )

Báo cáo chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG....................3
I – Các khái niệm ......................................................................................3
1. Lao động và tổ chức lao động ................................................................................... 3
2. Mức lao động ............................................................................................................. 4
3. Các dạng mức lao động ............................................................................................. 5
II – Vai trò của mức lao động..................................................................7
III - Định mức lao động............................................................................8
1. Khái niệm .................................................................................................................. 8
2. Các phương pháp định mức lao động ....................................................................... 9
3. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động ............................................................. 13
4. Quản lý mức lao động ............................................................................................. 16
5. Nội dung của định mức kỹ thuật lao động ............................................................. 18
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM
NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG...........................................................................20
I – Khái quát về công ty cổ phần thiết bị giáo dục I và trung tâm nội
thất học đường.........................................................................................20
II – Các yếu tổ ảnh hưởng đến mức lao động.......................................23
1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ................................................. 23
2. Đặc điểm máy móc thiết bị ...................................................................................... 24
3. Đặc điểm lao động. .................................................................................................. 26
4. Điều kiện lao động ................................................................................................... 26
III - Thực trạng định mức lao động tại Trung tâm nội thất học đường
của công ty cổ phần thiết bị giáo dục I .................................................27
Các mức lao động công ty đang áp dụng .................................................................... 27
IV - Xây dựng các mức lao động cho các công việc trong xưởng gia
công cơ khí của trung tâm nội thất học đường.....................................27
1. Xây dựng bằng phương pháp phân tích khảo sát .................................................... 27
2. Xây dựng phương pháp so sánh điển hình ............................................................... 35
CHƯƠNG III – HOÀN THIỆN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM


NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO
DỤC I.............................................................................................................39
I – Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.............39
II – Xây dựng và hoàn thiện bộ phận định mức lao động...................40
1. Số lượng và chất lượng cán bộ định mức .............................................................. 40
2. Đào tạo cán bộ định mức ......................................................................................... 42
II – Xây dựng và hoàn thiện phương pháp định mức lao động..........42
Phạm Thị Thu Phương QTNL46B
Báo cáo chuyên đề thực tập
III - Điều kiện để thực hiện mức lao động ...........................................46
1. Tổ chức quản lý sản xuất .......................................................................................... 46
2. Hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động ............................................................ 47
3. Cải thiện điều kiện làm việc .................................................................................... 48
4. Tổ chức nơi làm việc ................................................................................................. 49
5. Áp dụng mức sản lượng trong sản xuất và gắn tiền lương với kết quả lao động ... 49
KẾT LUẬN.........................................................................................................51
Phạm Thị Thu Phương QTNL46B
Báo cáo chuyên đề thực tập
Lời mở đầu
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều
phải xây dựng mức lao động, dù là ở dạng này hay dạng khác, bằng phương
pháp này hay phương pháp khác. Tuy nhiên, không phải mức lao động nào
cũng là mức đúng và không phải phương pháp định mức nào cũng đưa ra
được một mức lao động tốt. Vì mức lao động là cơ sở để doanh nghiệp xây
dựng các kế hoạch nhân sự, kế hoạch sản xuất, tính toán chính xác số lượng
máy móc thiết bị cần thiết, tính đơn giá tiền lương, giá thành sản phẩm…nên
việc xây dựng một phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học và xác
định các mức lao động một cách chính xác là điều kiện không thể thiếu để một
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài ra, thông qua quá trình xây dựng mức có căn cứ khoa học, nhà

quản lý có thể thấy được những bất hợp lý trong tổ chức lao động của doanh
nghiệp để hợp lý hoá chúng, tạo điều kiện áp dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật và những kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất. Đồng thời, xây dựng
một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, vừa đảm bảo sức khoẻ cho người công
nhân, vừa tăng khả năng làm việc của họ. Đó chính là nguyên tắc để tăng năng
suất, chất lượng lao động và giảm giá thành sản phẩm.
Trong thời gian thực tập tại công ty, được tìm hiểu về các hoạt động sản
xuất của trung tâm nội thất học đường, em thấy công tác định mức lao động
cho các công việc chưa được thực hiện một cách đầy đủ và khoa học.
Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu và xây dựng các phương
pháp định mức lao động là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của các
cán bộ nhân sự, giúp cấp trên có cơ sở xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ
thể trước mắt và lâu dài cho doanh nghiệp. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên
1
Báo cáo chuyên đề thực tập
PGS.TS Vũ Thị Mai và bác phó trưởng phòng Tổ chức – Hành chính - Quản
trị cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của các bác và các anh chị dưới phân xưởng cơ
khí của trung tâm nội thất học đường em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Định mức lao động cho các công việc trong xưởng gia công cơ khí
của trung tâm Nội thất học đường tại Công ty Cổ phần Thiết bị
Giáo dục I” và hi vọng qua đề tài này em có thể xây dựng được các mức
lao động tốt và với phương pháp này Công ty có thể áp dụng để định mức lao
động cho các công việc ở những bộ phận khác trong Công ty.
Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng định mức lao động tại Công ty Cổ phần
Thiết bị Giáo dục I, xây dựng mức lao động cho một số công việc, đưa ra các
biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: thực trạng định mức lao động và xây dựng mức lao động.
Phạm vi: xưởng cơ khí của trung tâm Nội thất học đường.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân
tích, tổng hợp số liệu, phương pháp phân tích khảo sát (chụp ảnh, bấm giờ).
Chuyên đề gồm ba phần:
Chương I: Cơ sở lý luận của định mức lao động
Chương II: Thực trạng định mức lao động tại trung tâm Nội thất học
đường.
Chương III: Hoàn thiện định mức lao động tại trung tâm Nội thất học
đường của Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I.
2
Báo cáo chuyên đề thực tập
Chương I – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
I – Các khái niệm
1. Lao động và tổ chức lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thoả mãn
những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát
triển của xã hội loài người.
Lao động luôn được diễn ra theo một quy trình. Quá trình lao động là
tổng thể những hành động của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản
xuất nhất định. Nó chính là quá trình con người sử dụng công cụ lao động để
tác động vào đối tượng lao động để nhằm biến đổi chúng thích ứng với nhu
cầu của mình. Trong quá trình đó cũng làm phát sinh các mối quan hệ qua lại
giữa những người lao động với nhau. Dù quá trình lao động diễn ra dưới các
điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, đều cần phải có hoạt động để kết hợp các
yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những
người lao động với nhau vào việc thực hiện mục đích của quá trình đó, tức là
phải tổ chức lao động.
“Vậy tổ chức lao động được hiểu là tổ chức quá trình hoạt động của con
người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các
mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục

đích của quá trình lao động”.
Tổ chức lao động là một hệ thống các biện pháp để đảm bảo sự hoạt
động có hiệu quả của lao động sống nhằm mục đích nâng cao năng suất lao
động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất.
“Tổ chức lao động khoa học là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích
khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc
3
Báo cáo chuyên đề thực tập
áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu
của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến”.
Nội dung chủ yếu của tổ chức lao động khoa học:
- Xây dựng các hình thái phân công và hiệp tác lao động hợp lý.
- Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
- Nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, thao tác lao động hợp lý.
- Cải thiện các điều kiện lao động.
- Hoàn thiện định mức lao động.
- Tổ chức và trả lương phù hợp với số và chất lượng lao động.
- Đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân.
- Tổ chức công tác thi đua XHCN và củng cố kỷ luật lao động.
2. Mức lao động
Mức lao động là những hao phí lao động cần thiết để chế tạo sản phẩm
(hay hoàn thành một công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều
kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
Các mức được xây dựng trên cơ sở phân tích khoa học, tính đầy đủ
những điều kiện tổ chức, kinh tế kỹ thuật hợp lý để thực hiện công việc,
những kinh nghiệm và phương pháp thao tác làm việc tiên tiến, những điều
kiện tâm sinh lý xã hội và thẩm mỹ sản xuất, được gọi là những mức kỹ thuật
lao động hay mức có căn cứ khoa học.
Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hệ thống mức lao động để xác
định kế hoạch lao động, tổ chức, sử dụng lao động và trả lương cho người lao

động.
4
Báo cáo chuyên đề thực tập
Mức lao động quy định là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông
người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài quá thời gian làm việc
tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
3. Các dạng mức lao động
• Mức thời gian là số lượng thời gian cần thiết được quy định để một
hoặc một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định hoàn
thành công việc này hay công việc khác trong những điều kiện tổ
chức - kỹ thuật nhất định.
Trong mức kỹ thuật thời gian không tính các loại thời gian lãng phí,
không tính thời gian phụ và thời gian phục vụ trùng lặp với thời gian chính.
T
đđ
= T

+ T
ck
Trong đó: T

= T
tn
+ T
pv
+ T
nc
Σ
n
i

T
ck
T
ck
=
n
Σ T
ck
- Thời gian chuẩn kết của cả loạt sản phẩm
n - số lượng sản phẩm của một loạt
• Mức sản lượng là số lượng sản phẩm được quy định để công nhân
hay một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định phải hoàn
thành trong đơn vị thời gian với những điều kiện tổ chức - kỹ thuật
nhất định.
Trên cơ sở mức thời gian ta tính được mức sản lượng:
T
ca
T
ca
– Σ T
ck
T
ca
– Σ (T
ck
+ T
pv
+ T
nc
)

T
sl
= = =
5
Báo cáo chuyên đề thực tập
T
đđ
T

T
tn
T
tn
- thời gian tác nghiệp của một sản phẩm
T
ca
- thời gian ca làm việc
Mức thời gian và mức sản lượng có liên quan mật thiết với nhau, tuỳ
điều kiện và đặc điểm của sản xuất mà người ta tính mức thời gian hay mức
sản lượng.
Nếu x là phần trăm giảm mức thời gian, y là phần trăm tăng mức sản
lượng:
100y 100x
x = và y =
100 + y 100 – x
Mức sản lượng càng cao thì mức thời gian càng thấp và ngược lại. vì
vậy, giữa mức thời gian và mức sản lượng có sự phụ thuộc nghịch đảo.
• Mức thời gian phục vụ là mức trong những điều kiện biến dạng của
mức thời gian. Đó là số lượng thời gian được quy định để một hay
một nhóm công nhân có trình độ thành thạo nhất định phục vụ đơn vị

thiết bị, đơn vị diện tích sản xuất hay những đơn vị sản xuất khác
trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
• Mức phục vụ là số lượng đơn vị thiết bị (diện tích sản xuất, nơi làm
việc…) được quy định để một hay một nhóm công nhân phải phục vụ
trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Mức phục vụ là
đại lượng nghịch đảo của mức thời gian phục vụ.
Mức phục vụ thường được áp dụng trong điều kiện kết quả sản xuất
không đo được bằng những số đo tự nhiên và đối với công nhân phụ.
6
Báo cáo chuyên đề thực tập
Mức thời gian trong thực tế là cơ sở xuất phát để tính các loại mức khác.
II – Vai trò của mức lao động
Mức lao động có vai trò rất quan trọng không những trong công tác quản
lý lao động mà còn có vai trò trong công tác quản lý sản xuất và kinh doanh
của doanh nghiệp.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà quản lý
phải dựa trên các mức lao động mà có kế hoạch về lao động để đáp ứng được
yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để tránh việc sử dụng lãng phí
lao động hoặc thiếu lao động so với yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, mức
lao động là cơ sở để người quản lý đánh giá mức độ thực hiện công việc của
người lao động, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phân công, bố trí và
trả công cho người lao động.
Mặt khác, các mức lao động được áp dụng trong điều kiện tổ chức lao
động tiến bộ lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến trong
tổ chức sản xuất và tổ chức lao động khoa học đối với tất cả công nhân và toàn
xí nghiệp, khơi dậy và khuyến khích sự cố gắng của người lao động phấn đấu
hoàn thành vượt mức lao động, động viên họ tìm tòi các biện pháp tiếp tục
hoàn thiện tổ chức lao động, phát huy các nguồn dự trữ để tăng năng suất, hạ
giá thành sản phẩm. Nhờ có mức lao động mới xác định được đơn giá lương,
mức càng chính xác thì trả lương càng đúng và tạo động lực càng mạnh mẽ.

Phong cách lao động có mức, theo mức cụ thể là phong cách lao động có
kỷ luật và có hiệu quả cao. Thật vậy, bởi vì mức lao động là mục tiêu, là
nhiệm vụ của mỗi người lao động trong những điều kiện nhất định. Mức lao
động hợp lý chỉ có thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý.
Đó là điều kiện không cho phép người lao động làm việc tuỳ tiện, không tuân
theo quy trình công nghệ, quy trình lao động, gây lãng phí thời gian lao động.
7
Báo cáo chuyên đề thực tập
Tóm lại, vai trò của mức lao động là rất cần thiết để tổ chức lao động có
khoa học. Không một công việc nào không cần đến mức lao động, và cần thiết
phải xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học để người lao động có thể phát
huy hết khả năng của mình và khai thác tối đa các nguồn dự trữ nhằm tăng
năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
III - Định mức lao động
1. Khái niệm
Định mức lao động trong xí nghiệp là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về
xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động.
Định mức lao động chịu tác động của các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì mức lao động càng cao. Tuy nhiên,
mức lao động cũng còn phải xem xét đến tình trạng sức khoẻ của con người,
sức chịu đựng của người lao động để đảm bảo hồi phục khả năng lao động.
Mặt khác, trong nền sản xuất xã hội, định mức lao động cũng thực hiện
nhiều chức năng quan trọng khác nhau. Không chỉ là việc quy định mức lao
động cho các công việc mà còn có tác dụng tạo khả năng kế hoạch hoá tốt
hơn; đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhất việc tính toán xác định số lượng máy
móc, thiết bị và số lượng lao động cần thiết; khuyến khích sử dụng nguồn dự
trữ trong sản xuất… nhưng định mức lao động chỉ có tác dụng thực sự tới việc
giải quyết các nhiệm vụ kinh tế xã hội trong điều kiện các xí nghiệp đã áp
dụng các mức có căn cứ khoa học, tức là các mức đã tính đến những nhân tố

xã hội, tâm sinh lý, nhân tố kinh tế và tổ chức kỹ thuật tối ưu. những mức như
thế sẽ định hướng và thúc đẩy công nhân vươn tới những kết quả lao động cao
nhất trong những điều kiện sản xuất nhất định. Ngoài ra, định mức lao động là
8
Báo cáo chuyên đề thực tập
cơ sở để tính đơn giá sản phẩm trả lương cho người lao động, tiết kiệm thời
gian và nhân công, trên cơ sở đó giảm giá thành sản phẩm.
Hiệu quả của định mức lao động tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất tiên
tiến, có căn cứ khoa học của các mức lao động cụ thể. Mức độ tiên tiến hay
lạc hậu của các mức lao động trong thực tế gắn liền với các thuật ngữ: định
mức kỹ thuật lao động hay định mức lao động có căn cứ khoa học và định
mức thống kê – kinh nghiệm.
Định mức ký thuật lao động đã xuất hiện vào giữa những năm 20, thời
kỳ công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân và cơ khí hoá các quá trình lao động
phát triển mạnh mẽ. Thực tế đòi hỏi phải tính toán đầy đủ hơn các yếu tố kỹ
thuật trong mức lao động. Vì tiến bộ kỹ thuật đang chi phối và ngày càng
quyết định năng suất lao động.
Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù
hợp với cấp bậc công nhân; bảo đảm cải thiện làm việc, đổi mới kỹ thuật công
nghệ và đảm bảo các tiêu chuẩn lao động;
2. Các phương pháp định mức lao động
Muốn có mức lao động tiên tiến thì phải có một phương pháp định mức
lao động cụ thể và phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong thực tế, các phương pháp định mức lao động được áp dụng có thể
chia thành hai nhóm: phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.
 Phương pháp tổng hợp là phương pháp xây dựng mức không dựa trên
cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận của bước công việc và điều
kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó, thời gian hao phí chỉ được quy
9

Báo cáo chuyên đề thực tập
định cho toàn bộ bước công việc. Nhóm này gồm 3 phương pháp:
thống kê, kinh nghiệm và dân chủ bình nghị.
 Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài
liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công
việc (giống hoặc tương tự) ở thời kỳ trước. Lượng thời gian (sản
lượng) được xác định là mức lao động thường lấy giá trị trung bình.
 Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức dựa vào
kinh nghiệm tích luỹ được của các cán bộ định mức, quản đốc phân
xưởng hoặc công nhân sản xuất.
 Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp xây dựng mức bằng
cách cán bộ định mức dự tính mức bằng thống kê hoặc kinh nghiệm
rồi đưa ra cho công nhân thảo luận, bình nghị quết định.
Ưu điểm của các phương pháp này là đơn giản, tốn ít công, áp dụng rộng
rãi trong những điệu kiện trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động còn
thấp. Tuy nhiên, chúng không phải là phương pháp định mức lao động có
khoa học vì chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm đã có từ trước chứ không dựa vào
quá trình lao động.
 Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức bằng cách
phân chia và nghiên cứu tỉ mỉ quá trình sản xuất, quá trình lao động,
các bước công việc được định mức và các nhân tố ảnh hưởng đến
thời gian hao phí. Trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp hoàn thiện
quá trình lao động như: quy định chế độ làm việc có hiệu quả hơn của
máy móc thiết bị, sử dụng các phương pháp và thao tác lao động hợp
lý… đồng thời loại trừ những nhược điểm trong tổ chức nơi làm việc
và điều kiện lao động… xuất phát từ kết quả nghiên cứu và dự tính
khoa học đó xác định hao phí thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố, và
10
Báo cáo chuyên đề thực tập
mức thời gian cho cả bước công việc nói chung. Phương pháp phân

tích bao gồm: phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân
tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình.
 Phương pháp phân tích tính toán chủ yếu dựa vào các tài liệu tiêu
chuẩn hoặc các công thức thực nghiệm biểu hiện sự phụ thuộc của
thời gian hao phí với các yếu tổ ảnh hưởng.
Nội dung của phương pháp này như sau:
- Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố
ảnh hưởng tới thưòi gian hoàn thành bộ phận bước công việc.
- Dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn xác định thưòi hạn từng bộ phận của
bước công việc và các loại thời gian trong ca (chuẩn kết, tác nghiệp, phục vụ,
nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết).
- Xác định mức thời gian, mức sản lượng.
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào chứng từ kỹ thuật và các tài
liẹu tiêu chuẩn để xác định các loại hao phí thời gian. Quá trình xây dựng mức
chủ yếu được tiến hành trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương
pháp này áp dụng thích hợp trong những điều kiện sản xuất hàng loạt, vì nó
cho phép xâyp dựng mức nhanh, tốn ít công sức bảo đảm chính xác và đồng
nhất của mức.
 Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xây dựng mức dựa
vào các tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc. Các phương
pháp khảo sát cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là
chụp ảnh, bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ.
Kết quả chụp ảnh bấm giờ sẽ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân
và thiết bị trong một ca làm việc. Mặt khác nó có thể nghiên cứu hao phí thời
11
Báo cáo chuyên đề thực tập
gian thực hiện từng thao tác hoặc động tác của bước công việc, nó còn giúp ta
phát hiện được thời gian lãng phí… Phân tích những kết quả đó ta xác định cơ
cấu các loại thời gian trong ca. Nội dung và trình tự thực hiện bước công việc,
cuối cùng là xác định được mức thời gian và mức sản lượng.

Phương pháp phân tích khảo sát không những cho phép xác định các
mức lao động mà còn hoàn thiệu tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, đúc kết
các kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất và trong sản xuất và trong quản lý để
phổ biến rộng rãi trong xí nghiệp hoặc trong phạm vi một ngành sản xuất…
Mức xác định theo phương pháp này đạt độ chính xác cao. Tuy nhiên lại
tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định.
 Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức dựa
trên những hao phí của mức điển hình. nội dung như sau:
- Phân loại các chi tiết gia công ra các nhóm theo những đặc trưng giống
nhau. Mỗi nhóm chọn một hoặc một số chi tiết điển hình.
- Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý để gia công những chi tiết điển
hình. Quy trình công nghệ này xem như là quy trình công nghệ điển hình cho
cả nhóm.
- Xác định các thiết bị, dụng cụ cần thiết và điều kiện tổ chức kỹ thuật
thực hiện chế tạo chi tiết điển hình.
- Áp dụng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát để
xây dựng mức cho các chi tiết điển hình.
Mức thời gian (sản lượng) của bất kỳ chi tiết nào trong nhóm đều được
xác định bằng cách so sánh với mức thời gian (sản lượng) của chi tiết điển
hình. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các
12
Báo cáo chuyên đề thực tập
chi tiết trong nhóm, dùng hệ số điều chỉnh đối với mức điển hình để tính mức
cho các chi tiết trong nhóm.
Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng, tốn ít công sức, nhưng độ
chính xác không cao như so với hai phương pháp trên. Thường chỉ áp dụng
cho loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.
3. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động
Để định mức lao động có căn cứ khoa học, cần phải áp dụng một trong
những phương pháp định mức kỹ thuật lao động có hiệu quả đó là phương

pháp phân tích tính toán dựa theo các tài liệu tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn để định mức lao động là những đại lượng quy định về chế độ
làm việc tiên tiến của thiết bị (hay những đại lượng hao phí thời gian quy định
để hoàn thành những bộ phận làm bằng tay của bước công việc) trong những
điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý dùng để tính các mức thời gian có căn cứ kỹ
thuật.
Như vậy, chất lượng của tiêu chuẩn để định mức lao động quyết định
chất lượng của các mức lao động có căn cứ kỹ thuật. Và vì vậy, mức độ chính
xác của tiêu chuẩn còn ảnh hưởng đến chất lượng của việc tính toán các chỉ
tiêu như: kế hoạch sản xuất kinh doanh, số lượng công nhân và quỹ tiền
lương, năng lực sản xuất của thiết bị và giá thành sản phẩm.
 Yêu cầu đối với tiêu chuẩn
- Phải phản ánh được những thành tựu mới nhất của khoa học - kỹ
thuật, những kinh nghiệm tiên tiến của tổ chức sản xuất và tổ chức
lao động. đồng thời còn phải thể hiện được những phương pháp làm
việc tiên tiến của những công nhân có nhiều sang kiến cải tiến kỹ
thuật và có năng suất lao động cao.
13
Báo cáo chuyên đề thực tập
- Phải đảm bảo mức độ chính xác và mức độ tổng hợp phù hợp với
từng loại hình sản xuất.
- Phải tính đến những điều kiện tổ chức - kỹ thuật cụ thể và đặc điểm
của quá trình công nghệ và của loại hình sản xuất.
- Phải bao gồm những phương án công nghệ phổ biến và đặc trưng
nhất, những thông số chủ yếu phản ánh mức đạt được sẽ đông, không
phải cá biệt phải đơn giản và thuận tiện khi sử dụng tính mức lao
động.
 Phân loại tiêu chuẩn
 Theo nội dung sử dụng, tiêu chuẩn định mức lao động được chia ra 4
loại:

- Tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị là những đại lượng quy định
về các thông số của chế độ gia công hợp lý dùng để tính mức thời
gian chính. Tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị được xây dựng
trên cơ sở của những cuộc khảo sát và nghiên cứu những kinh
nghiệm làm việc tiên tiến của công nhân, khả năng sản xuất của thiết
bị ở phòng thí nghiệm hoặc nơi làm việc.
- Tiêu chuẩn thời gian là những đại lượng quy định về thời gian dùng
để định mức cho những bước công việc làm bằng tay, hoặc những
phàn làm bằng tay của bước công việc được thực hiện trên các thiết
bị khác hau. Tiêu chuẩn thời gian được xây dựng trên cơ sở số liệu
của những cuộc khảo sát tiến hành ở những phân xưởng sản xuất với
điều kiện tổ chức và kỹ thuật sản xuất hợp lý.
- Tiêu chuẩn phục vụ là những đại lượng hao phí thời gian quy định
cho việc phục vụ một đơn vị thiết bị, một nơi làm việc hay một đội
14
Báo cáo chuyên đề thực tập
sản xuất và được sử dụng để tính mức phục vụ. Tiêu chuẩn này được
xây dựng trên cơ sở nghiên cứu những điều kiện sản xuất bằng
phương pháp chụp ảnh, bấm giờ và trên cơ sở những tài liệu phân
tích hiệu quả kinh tế của việc bố trí công nhân.
- Tiêu chuẩn số lượng người làm việc là những quy định về số lượng
cần thiết để hoàn thành một chức năng hoặc đơn vị khối lượng công
việc. Tiêu chuẩn này dùng để xác định số lượng công nhân sản xuất
chính phục vụ dây chuyền tự động. Các tài liệu tiêu chuẩn này được
xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu thu thập được qua chụp ảnh và
bấm giờ ở các nơi làm việc.
 Theo kết cấu, tiêu chuẩn thời gian được chia ra:
- Tiêu chuẩn bộ phận là những đại lượng hao phí thời gian quy đinh
cho từng thao tác của bước công việc. Tiêu chuẩn bộ phận thường
được sử dụng nhiều trong loại hình sản xuất hàng khối và hàng loạt

lớn.
- Tiêu chuẩn tổng hợp là những đại lượng hao phí thời gian quy định
cho những yếu tố công việc lớn hơn như tổng hợp các thao tác, bước
công việc…
 Theo phạm vi và mục đích sử dụng, tiêu chuẩn được chia ra:
- Tiêu chuẩn xí nghiệp là những tiêu chuẩn chỉ dùng để định mức cho
những loại công việc riêng biệt của xí nghiệp mà không thể sử dụng
tiêu chuẩn của ngành hay tiêu chuẩn thống nhất.
- Tiêu chuẩn ngành là những tiêu chuẩn dùng để xây dựng mức cho
những công việc trong phạm vi một ngành.
15
Báo cáo chuyên đề thực tập
- Tiêu chuẩn thống nhất là những tiêu chuẩn dùng để định mức cho
những công việc hoặc những sản phẩm giống nhau của các ngành hay
các xí nghiệp khác nhau.
4. Quản lý mức lao động
Để công tác định mức lao động có hiệu quả không chỉ cần thiết phải xây
dựng các mức lao động có căn cứ khoa học, mà công tác quản lý mức của
doanh nghiệp cũng rất quan trọng, tức là phải đưa các mức xây dựng được áp
dụng kịp thời vào thực tế sản xuất, thường xuyên theo dõi việc thực hiện mức,
định kỳ xem lại và điều chỉnh mức.
Xây dựng được mức tiên tiến chưa phải đã xong, còn phải đưa kịp thời
mức vào sản xuất, là một bước của định mức lao động.
 Đưa mức vào sản xuất
Không chỉ là việc quyết định ban hành mức mà phải có các cuộc họp
phổ biến, giải thích, phân tích, báo cáo trước công nhân về những mức sẽ đưa
vào áp dụng; thu thập, nghiên cứu những ý kiến phản ứng của công nhân để
hoàn thiện trước khi ban hành. Các mức ban hành, áp dụng vào thực tế sản
xuất phải có sự thống nhất giữa giám đốc với công đoàn doanh nghiệp.
Khi quyết định áp dụng mức vào sản xuất thì phải đảm bảo đủ điều kiện

để công nhân có thể thực hiện được mức.
Nếu là mức mới, công nhân chưa có kinh nghiệm, thường để mức ở dạng
“mức tạm thời” trong thời hạn 3 tháng, để công nhân quen dần với điều kiện
công việc mới. Trong thời gian thực hiện mức tạm thời, nếu công nhân không
hoàn thành mức, thu nhập thấp, so với khi làm việc mức cũ, thì bù lương bằng
hoặc hơn mức thu nhập cũ.
16
Báo cáo chuyên đề thực tập
Hết thời gian thực hiện “mức tạm thời”, công nhân vẫn không quen được
với mức mới, chưa hoàn thành được mức, người ta có thể gia hạn thêm thời
gian. Hoặc chưa hết hạn tạm thời nhưng công nhân đã quen được với mức mới
và hoàn thành được mức thì chuyển luôn sang giai đoạn mức chính thức và
dùng để tính trả lương cho công nhân.
 Phân tích tình hình thực hiện mức
Sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, con người, công nghệ,
công cụ sản xuất, nguyên vật liệu, điều kiện lao động không ngừng đổi mới và
có ảnh hưởng lớn đến các mức áp dụng trong thực tế sản xuất. Phân tích tình
hình thực hiện mức thường xuyên, có hệ thống là một nội dung quan trọng của
định mức lao động doanh nghiệp, nhằm kiểm tra sự chính xác của mức; phát
hiện những mức sai, mức lạc hậu để xem xét lại mức và điều chỉnh mức.
Mức sai là những mức quá cao, đại bộ phận công nhân đã cố gắng nhiều,
nắm vững kỹ thuật, sử dụng thời gian hợp lý mà vẫn không đạt; hoặc mức quá
thấp, đại bộ phận công nhân làm việc rất bình thường, chưa tận dụng hết thời
gian mà cũng đạt và vượt mức cao.
Mức lạc hậu là mức không còn phù hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật
thực hiện công việc đó nữa. Có thể là do: quy cách, chất lượng sản phẩm thay
đổi; quy cách nguyên vật liệu, bán thành phẩm thay đổi; thiết bị máy móc,
công cụ lao động và quy trình công nghệ thay đổi; tổ chức lao động thay đổi;
phương pháp thao tác thay đổi hoặc kinh nghiệm sản xuất tiên tiến đã được
công nhân áp dụng rộng rãi do đó vượt mức cao.

Phân tích khả năng thực hiện của công nhân, tổ, phân xưởng, rút ra
những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến; phát hiện những tồn tại trong định mức
lao động, nghiên cứu những nguyên nhân hoàn thành vượt mức và không thực
17
Báo cáo chuyên đề thực tập
hiện được mức, đề ra biện pháp khắc phục. Ngoài ra còn giúp chúng ta phát
hiện những bất hợp lý trong việc trả lương cho công nhân.
 Xem lại và điều chỉnh mức
Các mức dù được xây dựng chính xác, có căn cứ khoa học, nhưng trong
quá trình thực hiện, nhiều phương tiện, công nghệ sản xuất mới được áp dụng,
trình độ thành thạo, kỹ năng sản xuất được nâng cao, các mức sai, mức lạc hậu
xuất hiện, kìm hãm tăng năng suất lao động, dẫn đến những sai sót trong đánh
giá thi đua khen thưởng và trả lương cho công nhân. Vì vậy, việc định kỳ,
thường xuyên xem lại mức và điều chỉnh mức cũng là một nội dung không thể
thiếu của định mức lao động.
Nếu mức lao động thực tế thực hiện nhỏ hơn 95% mức lao động được
giao thì phải xem xét, điều chỉnh hạ định mức lao động được giao;
Nếu mức lao động thực tế thực hiện cao hơn 120% mức lao động được
giao thì phải xem xét, điều chỉnh tăng định mức lao động được giao.
Cần có cơ chế kích thích để động viên công nhân làm việc với mức có
chất lượng cao.
5. Nội dung của định mức kỹ thuật lao động
Định mức kỹ thuật lao động nghiên cứu hao phí lao động với định mức
xác định trên cơ sở khoa học và các phương pháp lao động cho các công ciệc
trong quá trình sản xuất, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm sử dụng hợp
lý lao động sống, đảm bảo nâng cao năng suất lao động.
Thời gian hao phí để hoàn thành một công việc (một sản phẩm) phụ
thuộc nhiều yếu tố: người lao động, nguyên vật liệu, công cụ lao động, và tổ
chức lao động. nghiên cứu đầy đủ các yếu tố trên nhằm xác định mức tiêu hao
18

Báo cáo chuyên đề thực tập
thời gian cần thiết để hoàn thành công việc là nhiệm vụ của định mức kỹ thuật
lao động trong doanh nghiệp.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, nội dung cơ bản của định mức kỹ thuật lao
động bao gồm:
• Phân tích quá trình sản xuất ra thành các bộ phận hợp thành, xác định
kết cấu và trình tự hợp lý để thực hiện các bước công việc, phát hiện
những bất hợp lý trong quá trình thực hiện, hoàn thiện chúng trên cơ
sở phân công và hiệp tác lao động hợp lý.
• Cải thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc trên cơ sở trang bị và bố trí
hợp lý nơi làm việc áp dụng hình thức và chế độ phục vụ nơi làm việc
hoạt động có hiệu quả hơn.
• Cải thiện điều kiện lao động, hợp lý hoá các phương pháp và thao tác
lao động.
• Tiến hành khảo sát, xác định các loại thời gian hao phí và nguyên
nhân những lãng phí, nhằm xây dựng các mức và tiêu chuẩn lao
động.
• Đưa các mức, tiêu chuẩn được xây dựng vào thực hiện trong sản
xuất, thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện mức, điều chỉnh
những mức sai, mức lạc hậu.
19
Báo cáo chuyên đề thực tập
Chương II - THỰC TRẠNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI
TRUNG TÂM NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG
I – Khái quát về công ty cổ phần thiết bị giáo dục I và trung tâm nội
thất học đường
Công ty cổ phần thiết bị giáo dục I bắt đầu được thành lập từ năm 1963
với tên gọi “Cơ quan thiết bị trường học”. Qua nhiều giai đoạn phát triển, “Cơ
quan thiết bị trường học” đã trở thành “công ty thiết bị giáo dục I” thuộc Bộ
Giáo dục, chuyên chăm lo công tác thiết bị dạy học cho toàn ngành và đến

tháng 8/2007 đã được cổ phần hoá trở thành “Công ty Cổ phần Thiết bị giáo
dục I”.
Từ khi hình thành và phát triển đến nay, Công ty cổ phần thiết bị giáo
dục đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển các cơ sở vật chất, thiết bị trường
học và thư viện. Năm 1966, tư vấn cho Bộ về vấn đề tiêu chuẩn đồ dùng dạy
học cấp 1, 2, 3; chỉ thị hướng dẫn mua sắm phân phối, thúc đẩy phong trào tự
làm đồ dùng dạy học, kiểm tra bảo quản thiết bị thí nghiệm. Năm 1969, tham
mưu cho Bộ mở được quan hệ đối ngoại về thiết bị trường học. Một trong
những hoạt động quan trọng là tổ chức hội nghị bồi dưỡng cán bộ thiết bị
trường học các tỉnh miền Bắc đã thành công, xây dựng hình thành được đội
ngũ cán bộ làm công tác thiết bị trường học địa phương.
Từ năm 1986 đến nay, Công ty đã trải qua nhiều khó khăn nặng nề, liên
tiếp của thời kỳ đầu đổi mới, chuyển biến xoá bỏ bao cấp và chủ động khai
thác thị trường để duy trì hoạt động, từng bước ổn định, đề ra các kế hoạch 5
năm và cố gắng thực hiện để đưa Công ty từng bước trở thành đơn vị phát
triển bền vững. Công ty luôn luôn là đơn vị đi dầu trong việc hỗ trợ cho các
20
Báo cáo chuyên đề thực tập
đơn vị địa phương khi bị khó khăn về thiên tai, đóng góp cho những chủ
trương của Nhà nước và của Bộ trong quá trình xã hội hoá giáo dục.
Nhiệm vụ của công ty là sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học cho các
trường học ở tất cả các cấp học trong cả nước. Do đặc điểm ngành nghề kinh
doanh mà sản phẩm của công ty rất đa dạng, phong phú. Hiện nay, trên cả
nước có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề. Ngoài ra, có
nhiều hàng hoá thiết bị giáo dục nhập khẩu có mẫu mã đẹp đã trở thành đối
thủ cạnh tranh. Bởi thế, việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó
khăn.
Kết quả sản xuất kinh doanh 03 năm trước cổ phần hoá:
STT Khoản mục
VTĐ

2004 2005 2006
(BCTC) (BCTC) (BCTC)
1 Vốn kinh doanh đồng 139,134,737,197 142,641,380,796 143,272,189,590
2 Vốn Nhà nước đồng 17,327,836,412 17,945,880,969 18,011,962,515
3 Tổng Doanh thu đồng 213,324,372,601 190,251,095,003 149,417,402,444
4 Doanh thu thuần đồng 212,601,805,424 189,281,832,912 148,254,104,645
5 Doanh thu hoạt động TC đồng 298,235,105 150,840,807 44,506,323
6 Doanh thu khác đồng 424,332,072 818,321,284 1,118,791,476
7 LN trước thuế đồng 6,314,213,325 4,803,940,159 339,696,051
8
Tỷ lệ LN năm sau so với
năm trước
% - 76.08 7.07
9 Nộp Ngân sách (28%) đồng 1,767,979,731 1,345,103,244 95,114,894
10 Trong đó thuế TNDN BX đồng 218,957,878 640,144,882 -
11 Số lao động Người 333 329 320
12 Thu nhập BQ đồng 1,958,000 1,730,000 2,083,000
21
Báo cáo chuyên đề thực tập
Do thị trường hiện nay cạnh tranh gay gắt nên kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty đang giảm so với các năm trước. Trong khi vốn kinh doanh
liên tục tăng thì doanh thu lại liên tục giảm, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn
chưa hiệu quả.
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, do đó sẽ giao hàng
theo thời hạn của hợp đồng. Ngoài ra, các trung tâm của công ty cũng có
nhiệm vụ quảng cáo, mua thầu và tự có kế hoạch sản xuất.
Hiện nay công ty có 5 trung tâm: trung tâm Nội thất học đường, trung
tâm In và chế bản, trung tâm Đồ chơi và Thiết bị mầm non, trung tâm Công
nghệ tin học và Thiết bị giáo dục, trung tâm sản xuất Thiết bị giáo dục. Mỗi
trung tâm là một đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, hạch toán báo sổ của

công ty.
Trung tâm Nội thất học đường được phép kinh doanh các mặt hàng trong
lĩnh vực của công ty đã đăng ký hoạt động, chủ yếu là các mặt hàng, đồ dùng
nội thất phục vụ học tập và giảng dạy trong nhà trường của tất cả các cấp học.
Trung tâm Nội thất học đường có các xưởng: xưởng cơ khí, xưởng sơn
và xưởng mộc. Khi có đơn đặt hàng, trung tâm đưa xuống cho các xưởng và
giao cho người phụ trách sản xuất trực tiếp của từng xưởng tiến hành phân
công lao động để kịp thời giao hàng cho khách hàng theo đúng thời hạn đã
được cam kết trong hợp đồng. Nếu trong thời gian thực hiện sản xuất mà cảm
thấy không thể hoàn thành được vì thiếu công nhân, người phụ trách trực tiếp
sản xuất có thể thuê thêm thợ, nhưng mức công khoán cho loạt sản phẩm đó
không thay đổi.
22
Báo cáo chuyên đề thực tập
II – Các yếu tổ ảnh hưởng đến mức lao động
1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Với mỗi loại sản phẩm, dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp đều phải
có một quy trình công nghệ để sản xuất ra nó. Tuỳ thuộc vào tính chất, tính
năng của sản phẩm mà quy trình công nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp.
Sản phẩm càng có nhiều tính năng, càng đòi hỏi độ chính xác cao thì quy trình
công nghệ càng phức tạp và ngược lại. Quy trình công nghệ càng phức tạp,
sản phẩm càng đòi hỏi độ chính xác, tỉ mỉ càng cao thì hao phí thời gian để
thực hiện càng nhiều.
Vì sản phẩm mà Công ty nói chung và trung tâm Nội thất học đường nói
riêng cung cấp là những dụng cụ, thiết bị dùng trong dạy học nên không đòi
hỏi độ chính xác quá cao về kích thước sản phẩm. Mặt khác, những sản phẩm
của trung tâm nội thất học đường sản xuất là những sản phẩm khá đơn giản, vì
thế quy trình công nghệ không quá phức tạp. Các sản phẩm của trung tâm Nội
thất học đường được sản xuất với quy trình công nghệ tiến hành theo các bước
sau:

• Bước 1: Gia công cơ khí (đối với các sản phẩm sắt thép), gia công
mộc (với các sản phẩm từ gỗ).
- Cắt các chi tiết trên máy cắt chuyên dùng theo kích thước và hình
dạng thiết kế.
- Hàn các chi tiết rời để định vị hình dạng
- Hàn chi tiết để mối hàn ngấu đều, đảm bảo độ chắc chắn cho sản
phẩm.
• Bước 2: Làm sạch và sơn tĩnh điện
- Làm sạch các mối hàn để đảm bảo các mối hàn có độ nhẵn, phẳng.
23

×