Tải bản đầy đủ (.pdf) (275 trang)

Các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược và thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.63 MB, 275 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

---------------------------Tr
TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG
KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

---------------------------Tr
TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG
KỸ THUẬT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số
: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH
2. PGS. TS ĐỒN NGỌC PHI ANH

TP. Hồ Chí Minh- Năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của tơi. Các nghiên
cứu tơi có kế thừa đều được trích dẫn cụ thể, rõ ràng, số liệu và kết quả nghiên cứu
là trung thực và chưa được cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu khác.
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Phương Lan


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn khoa học là
PGS.TS. Hà Xuân Thạch và PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh. Những người đã tận tâm
hướng dẫn chỉ bảo, động viên, khích lệ để tơi có thể hồn thành luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM,
Các quý Thầy/Cô Viện Sau Đại học, các q Thầy/Cơ Khoa Kế tốn và các Khoa
khác của nhà Trường đã tạo mọi điều kiện để tơi có thể lĩnh hội những kiến thức,
những phương pháp nghiên cứu cần thiết, giúp tơi hồn thành khóa học tại trường.
Nhân đây, tôi cũng bày tỏ sự biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Tài Chính
Marketing, Ban lãnh đạo khoa Kế toán – Kiểm toán và các Thầy/Cô trong khoa nơi
tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện

luận án. Đồng thời, xin cảm ơn các Thầy/Cô, bạn bè đồng nghiệp xa gần, các Cựu
sinh viên và các q DN đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập dữ liệu
khảo sát của luận án.
Xin lời cảm ơn đến gia đình nhỏ, gia đình lớn hai bên nội ngoại của tôi, những
người luôn sát cánh bên tôi để tiếp sức giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong q
trình làm luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng … năm 2023
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Phương Lan


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………….I
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………... II
MỤC LỤC……………………………………………………………………… III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………… X
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………….. XII
DANH MỤC SƠ ĐỒ……………………………………………………………..VI
TÓM TẮT …………………………………………………………………….. XV
ABSTRACT ......................................................................................................xvii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. SỰ CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU………………………………………
1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU……… ………… 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………… …
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………… … …
5. MỘT SỐ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN …………………………… ….
6. KẾT CẤU LUẬN ÁN ……………………………………………………… …


3
4
4
5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .............................. 6
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi về nhân tố tác động đến vận dụng
kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động ........................................................ 6
1.1.1. Cơng trình nghiên cứu về các nhân tố bên ngoài và bên trong DN tác động
đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL ......................................................................... 6
1.1.1.1. Các nhân tố bên ngoài DN tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL ....... 6
1.1.1.2. Các nhân tố bên trong DN tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL ....... 9
1.1.2. Công trình nghiên cứu về các nhân tố bên ngồi và bên trong DN tác động
đến thành quả hoạt động .................................................................................... 17
1.1.2.1. Các nhân tố bên ngoài DN tác động đến thành quả hoạt động.................. 17
1.1.2.2. Các nhân tố bên trong DN tác động đến thành quả hoạt động .................. 17
1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành
quả hoạt động ...................................................................................................... 19
1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về nhân tố tác động đến vận dụng
kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động ...................................................... 20


iv

1.2.1. Cơng trình nghiên cứu về các nhân tố bên ngoài và bên trong DN tác động
đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL ....................................................................... 20
1.2.1.1. Các nhân tố bên ngoài DN tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL ..... 20
1.2.1.2. Các nhân tố bên trong DN tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL ..... 22
1.2.2. Cơng trình nghiên cứu về các nhân tố bên ngoài và bên trong DN tác động

đến thành quả hoạt động .................................................................................... 25
1.2.2.1. Các nhân tố bên ngoài DN tác động đến thành quả hoạt động.................. 25
1.2.2.2. Các nhân tố bên trong tác động đến thành quả hoạt động ......................... 25
1.2.3. Các nghiên cứu về tác động của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành
quả hoạt động ...................................................................................................... 26
1.3.Nhận xét, xác định khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án.......... 26
1.3.1. Nhận xét các cơng trình nghiên cứu trước .............................................. 26
1.3.1.1. Đối với các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ......................................... 26
1.3.1.2. Đối với các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam ...................................... 27
1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu ......................................................... 28
1.3.2.1. Về mô hình nghiên cứu ........................................................................... 28
1.3.2.2. Về nhân tố nghiên cứu ............................................................................. 29
1.3.2.3. Tác động của các nhân tố bên ngoài, nhân tố bên trong đến thành quả hoạt
động .............................................................................................................. 30
1.3.2.4. Tác động của KTQTCL đến thành quả hoạt động .................................... 30
1.3.2.5 Về phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 30
1.3.3. Hướng nghiên cứu của luận án ................................................................ 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 34
2.1. Tổng quan về KTQTCL ............................................................................ 34
2.1.1. Khái quát về quản trị chiến lược ............................................................. 34
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của KTQTCL............................................. 36
2.1.3. Định nghĩa về KTQTCL .......................................................................... 38
2.1.4. Nội dung của KTQTCL và các kỹ thuật KTQTCL ................................ 41
2.1.4.1. Nội dung của KTQTCL ........................................................................... 41
2.1.4.2. Các kỹ thuật của KTQTCL ...................................................................... 44


v


2.1.5. Vai trị của KTQTCL trong q trình quản trị chiến lược .................... 46
2.2. Thành quả hoạt động và MQH với KTQTCL ......................................... 48
2.3. Các lý thuyết nền ....................................................................................... 51
2.3.1. Lý thuyết bất định .................................................................................... 51
2.3.1.1. Nội dung lý thuyết ................................................................................... 51
2.3.1.2. Vận dụng lý thuyết bất định vào luận án .................................................. 54
2.3.2. Lý thuyết đại diện .................................................................................... 56
2.3.2.1. Nội dung lý thuyết ................................................................................... 56
2.3.2.2. Vận dụng lý thuyết đại diện vào luận án .................................................. 58
2.4. Nhận diện các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong DN tác động
đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động ............................... 59
2.5. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 62
2.5.1. Các giả thuyết về tác động trực tiếp của các nhân tố bên ngoài DN đến
vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động ...................................... 62
2.5.1.1. Tác động trực tiếp của các nhân tố bên ngoài DN đến vận dụng kỹ thuật
KTQTCL ...................................................................................................... 62
2.5.1.2. Tác động trực tiếp của các nhân tố bên ngoài DN đến thành quả hoạt
động ..................................................................................................................
................................................................................................................ 64
2.5.2. Các giả thuyết về tác động trực tiếp của các nhân tố bên trong DN đến
vận dụng KTQTCL và thành quả hoạt động .................................................... 65
2.5.2.1. Tác động trực tiếp của các nhân tố bên trong DN– vận dụng kỹ thuật
KTQTCL ...................................................................................................... 65
2.5.2.2. Tác động trực tiếp của các nhân tố bên trong DN đến thành quả hoạt
động. .................................................................................................................
................................................................................................................ 69
2.5.3. Tác động trực tiếp và tác động trung gian của vận dụng kỹ thuật
KTQTCL đến thành quả hoạt động ................................................................... 71
2.5.3.1. Tác động trực tiếp của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả hoạt động
................................................................................................................ 71

2.5.3.2. Tác động gián tiếp của các nhân tố đến thành quả hoạt động thơng qua vai
trị trung gian của vận dụng kỹ thuật KTQTCL ............................................. 72
2.6. Mơ hình nghiên cứu dự kiến ..................................................................... 75


vi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 78
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 79
3.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu ................................................... 79
3.3.1. Khung nghiên cứu của luận án ................................................................ 79
3.3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án ........................................................... 80
3.3.3. Vận dụng mơ hình PLS-SEM .................................................................. 81
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................... 86
3.3.5. Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................... 87
3.4. Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................... 88
3.4.1. Thiết kế thang đo các khái niệm nghiên cứu (thang đo nháp 1) ............ 88
3.4.2. Phỏng vấn chuyên gia ............................................................................ 100
3.4.3. Khảo sát thử nghiệm .............................................................................. 102
3.5. Thiết kế nghiên cứu định lượng .............................................................. 102
3.5.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................... 102
3.5.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................ 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 105
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................. 106
4.3. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 106
4.3.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia .............................................................. 106
4.3.2. Kết quả khảo sát thử nghiệm ................................................................. 106
4.3.3. Xác định mơ hình đo lường (sơ bộ) ....................................................... 106
4.3.3.1. Các nhân tố độc lập ............................................................................... 107
4.3.3.2. Biến phụ thuộc “Vận dụng kỹ thuật KTQTCL” ..................................... 107

4.3.3.3. Biến phụ thuộc “Thành quả hoạt động” ................................................. 107
4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................................... 108
4.4.1. Mẫu nghiên cứu và thời gian khảo sát .................................................. 108
4.4.2. Thống kê mô tả ở giai đoạn định lượng sơ bộ ....................................... 109
4.4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................... 112


vii

4.4.3.1. Đánh giá mơ hình đo lường kết quả (các biến OD, CT, CCTC, CLKD,
DHTT, CNTT, TQ) ..................................................................................... 112
4.4.3.2. Đánh giá mơ hình đo lường ngun nhân: các biến CTSH, KTQTCL.... 113
4.5. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ............................................ 116
4.5.1. Mẫu nghiên cứu và thời gian khảo sát .................................................. 116
4.5.2. Thống kê mô tả ở giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức........... 116
4.5.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................... 116
4.5.2.2. Mức độ vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN ................................... 118
4.5.2.3. Quan điểm cá nhân về việc áp dụng KTQTCL tại các DN Việt Nam ..... 120
4.5.2.4. Kết quả khảo sát về các nhân tố tác động và thành quả hoạt động .......... 122
4.5.3. Kết quả đánh giá mơ hình đo lường chính thức ................................... 126
4.5.3.1. Đánh giá mơ hình đo lường kết quả (các biến OD, CT, CCTC, CLKD,
DHTT, CNTT, TQ) ..................................................................................... 126
4.5.3.2. Đánh giá mơ hình đo lường biến ngun nhân: các biến CTSH,
KTQTCL ..........................................................................................................
.............................................................................................................. 127
4.5.4. Kết quả đánh giá mơ hình cấu trúc ....................................................... 128
4.5.4.1. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến........................................................ 128
4.5.4.2. Đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các MQH trong mơ hình ...... 129
4.5.4.3. Đánh giá mức độ R2 .............................................................................. 133
4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 134

4.6.1. Mức độ vận dụng KTQTCL tại các DN Việt Nam ............................... 134
4.6.2. Về kết quả kiểm định giả thuyết ............................................................ 135
4.6.2.1. Tác động của các nhân tố bên ngoài (CT, OD) ...................................... 135
4.6.2.2. Tác động của các nhân tố bên trong DN (CTSH, CLKD, DHTT, CCTC,
CNTT) ........................................................................................................ 136
4.6.2.3. Tác động của việc vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả hoạt động138
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 139
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................ 140
5.3. Kế t luâ ̣n của nghiên cứu .......................................................................... 140
5.3.1. Tác động trực tiếp của các nhân tố bên ngoài, bên trong DN đến việc vận
dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động ........................................... 141


viii

5.3.2. Tác động trực tiếp của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả hoạt
động ................................................................................................................. 142
5.3.3. Tác động trung gian của việc vận dụng KTQTCL trong MQH giữa các
nhân tố bên ngoài, bên trong DN và thành quả họat động ............................. 142
5.4. Hàm ý quản trị......................................................................................... 143
5.4.1. Các đề xuất góp ý liên quan đến các nhân tố bên ngoài, bên trong DN
nhằm nâng cao mức độ vận dụng KTQTCL, và thành quả hoạt động. ......... 143
5.4.1.1. Thích nghi với các nhân tố bên ngoài (Mức độ cạnh tranh, mức độ ổn định
của môi trường). .......................................................................................... 143
5.4.1.2. Chủ động điều chỉnh các nhân tố bên trong DN (cấu trúc sở hữu, CLKD,
định hướng thị trường, cơ cấu tổ chức, CNTT) ............................................ 145
5.4.2. Các đề xuất khác nhằm góp phần nâng cao mức độ vận dụng KTQTCL
tại các DN .......................................................................................................... 147
5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................... 149
5.5.1. Hạn chế của đề tài .................................................................................. 149

5.5.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................ 149
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 150
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ....................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 152
PHỤ LỤC 1.1 BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG KỸ THUẬT KTQT/KTQTCL VÀ THÀNH
QUẢ HOẠT ĐỘNG .......................................................................................... 162
PHỤ LỤC 1.2 BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MQH GIỮA
KTQT/KTQTCL VÀ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG ...................................... 179
PHỤ LỤC 2.1 BẢNG TỔNG HỢP MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT
KTQTCL TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (GỒM CẢ VIỆT NAM) 186
PHỤ LỤC 2.2. CÁC KỸ THUẬT KTQTCL DỰ KIẾN NGHIÊN CỨU (ĐỊNH
NGHĨA -ĐẶC ĐIỂM) ....................................................................................... 188
PHỤ LỤC 3.1 BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT NHÁP 1 ..................................... 191
PHỤ LỤC 3.2 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA (NGHIÊN CỨU ĐỊNH
TÍNH) ................................................................................................................ 199


ix

PHỤ LỤC 3.3 BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ....................... 200
PHỤ LỤC 4.1 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ............................... 206
PHỤ LỤC 4.2 BẢNG ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO THEO Ý KIẾN CHUYÊN
GIA ................................................................................................................. 210
PHỤ LỤC 4.3 BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT NHÁP 2 ..................................... 215
PHỤ LỤC 4.4 BẢNG TỔNG HỢP THANG ĐO CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH
ĐO LƯỜNG ...................................................................................................... 220
PHỤ LỤC 4.5 QUY ĐỔI THANG ĐO BIẾN QUAN SÁT HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH .............................................................................................................. 223
PHỤ LỤC 4.6 KẾT QUẢ XỬ LÝ BẰNG SMART PLS 3 ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH

ĐO LƯỜNG GIAI ĐOẠN ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ......................................... 229
PHỤ LỤC 4.7 BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ......................... 236
PHỤ LỤC 4.8 KẾT QUẢ XỬ LÝ BẰNG SMART PLS 3- ĐÁNH GIÁ MƠ
HÌNH ĐO LƯỜNG GIAI ĐOẠN ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ................ 241
PHỤ LỤC 4.9 KẾT QUẢ XỬ LÝ BẰNG SMART PLS 3 - ĐÁNH GIÁ MƠ
HÌNH CẤU TRÚC GIAI ĐOẠN ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ................. 247
PHỤ LỤC 4.10 DANH SÁCH CÁC DN KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ........... 249


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Tiếng Anh
Chữ

Tiế ng Anh / Tiế ng Viêṭ

viế t tắ t
AAMT

Accounting for Advanced Manufacturing Technology/ Kế tốn
cho cơng nghệ chế tạo tiên tiến

ABC

Activity base costing/ Kế tốn chi phí trên cơ sở hoạt động

ABM

Activity base management/ Quản trị trên cơ sở hoạt động


BSC

Balanced scorecard/ Thẻ điểm cân bằng

CEO

Chief Executive Officer/ Giám đốc điều hành

CIM

Computer Integerated Manufaturing/Hệ thống sản xuất tích hợp
máy tính CIM

CFO

Chief Financial Officers/ Giám đốc tài chính

EFA

Exploratory Factor Analysis/ Phân tích nhân tố khám phá

FMS

Flexible Manufacturing Systems/Hệ thống sản xuất linh hoạt

JIT

Just In Time/Cung cấp đúng lúc


PEU

PLS_SEM

Perceived Environmental Uncertainty/ Cảm nhận về tính không
chắc chắn của môi trường
Partial Least Squares Structural Equation Modeling / Mơ hình
phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần

ROA

Return on Assets/ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return on Equity/ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROI

Return on Investment/ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

ROS

Return on Sales/ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

SBU

Strategic Business Unit/ Đơn vị kinh doanh chiến lược

SCM


Strategic cost management/ Quản trị chi phí chiến lược

SEM

Structural Equation Modeling/ Mơ hình phương trình cấu trúc

SMA

Strategic Management Accouting/ Kế tốn quản trị chiến lược

TQM

Total Quality Management/ Quản trị chất lượng tổng thể

OPT

Optimized Production Technology/ Cơng nghệ sản xuất tối ưu hóa


xi

2. Tiếng Việt
Chữ

Tiế ng Viêṭ

viế t tắ t
BCTC


Báo cáo tài chính

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

DN

Doanh nghiệp

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

KTQT

Kế tốn quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

MQH

Mối quan hệ

MTV

Một thành viên


PPNC

Phương pháp nghiên cứu

SP

Sản phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


xii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các kỹ thuật KTQTCL dự kiến khảo sát tại các DN Việt
Nam ................................................................................................................... 46
Bảng 2.2: So sánh các thước đo thành quả hoạt động về tài chính và phi tài
chính ................................................................................................................... 49
Bảng 2.3. Các nhân tố bên ngoài và bên trong DN tác động đến việc vận dụng kỹ
thuật KTQTCL và/hoặc thành quả hoạt động của DN ........................................... 59
Bảng 3.1. Các nội dung được thực hiện với phần mềm SMART-PLS 3 ................ 82
Bảng 3.2. Biến quan sát của “Mức độ cạnh tranh” dự kiến (trước nghiên cứu định
tính) ................................................................................................................... 89

Bảng 3.3. Biến quan sát của PEU dự kiến (trước nghiên cứu định tính) ................ 89
Bảng 3.4. Biến quan sát của “Cấu trúc sở hữu” dự kiến (trước nghiên cứu định tính).
................................................................................................................... 91
Bảng 3.5. Biến quan sát của “Cơ cấ u tổ chức” dự kiến (trước nghiên cứu định
tính) ................................................................................................................... 92
Bảng 3.6. Biến quan sát của “Định hướng thị trường” dự kiến .............................. 93
(trước nghiên cứu định tính).................................................................................. 93
Bảng 3.7. Biế n quan sát nhân tớ CNTT (trước nghiên cứu định tính) .................... 93
Bảng 3.8. Biến quan sát của Vận dụng kỹ thuật KTQTCL dự kiến (trước nghiên cứu
định tính) .............................................................................................................. 95
Bảng 3.9. Biến quan sát của “Thành quả hoạt động” dự kiến ................................ 99
(trước nghiên cứu định tính).................................................................................. 99
Bảng 4.1. Tở ng hơp̣ DN khảo sát theo vùng lãnh thổ .......................................... 110
Bảng 4.2 Tở ng hơp̣ khảo sát theo vị trí chức danh người trả lời .......................... 110
Bảng 4.3. Tổng hợp khảo sát theo thâm niên công tác người trả lời .................... 110
Bảng 4.4. Tổ ng hơp̣ DN khảo sát theo lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh chính ....... 111
Bảng 4.5. Tổng hợp DN khảo sát theo tổng doanh thu năm 2020 ........................ 111
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá mơ hình đo lường kết quả ........................................ 112
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định ý nghĩa của trọng số ngoài của biến nghiên cứu nguyên
nhân CTSH và KTQTCL (định lượng sơ bộ). ..................................................... 114
Bảng 4.8. Tổ ng hơp̣ DN khảo sát theo vùng lãnh thổ .......................................... 117


xiii

Bảng 4.9. Tở ng hơp̣ khảo sát theo vị trí chức danh người trả lời khảo sát ............ 117
Bảng 4.10. Tổng hợp theo thâm niên công tác của người trả lời .......................... 117
Bảng 4.11. Tổ ng hơp̣ DN khảo sát theo lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh
chính ................................................................................................................. 118
Bảng 4.12. Tổng hợp DN khảo sát theo tổng doanh thu năm 2020 ...................... 118

Bảng 4.13. Mức độ vận dụng kỹ thuật KTQTCL các DN đươc̣ khảo sát ............. 119
Bảng 4.14a. Thống kê quan điểm về sự phù hợp của việc vận dụng
KTQTCL
................................................................................................................. 121
Bảng 4.14b. Các khó khăn trong việc áp dụng KTQTCL tại các DN ................... 121
Bảng 4.14c. Xu hướng áp dụng KTQTCL tại các DN trong tương lai ................. 122
Bảng 4.15. Mức độ cạnh tranh của môi trường của các DN được khảo sát .......... 123
Bảng 4.16. Mức độ không ổn định của môi trường của các DN được khảo sát .... 123
Bảng 4.17. Cấu trúc sở hữu của các DN được khảo sát ....................................... 123
Bảng 4.18. Chiến lược kinh doanh của các DN được khảo sát ............................. 124
Bảng 4.19. Định hướng thị trường của các DN được khảo sát ............................. 124
Bảng 4.20. Cơ cấu tổ chức của các DN được khảo sát ......................................... 125
Bảng 4.21. CNTT tại các DN được khảo sát ....................................................... 125
Bảng 4.22. Hiệu quả phi tài chính tại các DN được khảo sát ............................... 126
Bảng 4.23. Hiệu quả tài chính tại các DN được khảo sát ..................................... 126
Bảng 4.24. Kết quả đánh giá mô hình đo lường kết quả ...................................... 126
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định ý nghĩa của trọng số ngoài của biến nghiên cứu nguyên
nhân CTSH và KTQTCL (định lượng chính thức). ............................................. 128
Bảng 4.26. Kết quả kiểm định các giả thuyết H1a1, H1a2, H1b1, H1b2, H2a1, H2a2,
H2a3, H2a4, H2a5, H2b1, H2b2, H2b3, H2b4, H2b5, H3a ....................................... 130
Bảng 4.27. Tác động tổng của các MQH trong mơ hình (Toltal effect) ............... 131
Bảng 4.28. Tác động trực tiếp và gián tiếp của các MQH .................................... 132


xiv

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các giai đoạn quản trị chiến lược theo David (2011) ............................. 35
Hình 2.2. Quá trình vận dụng kỹ thuật KTQTCL gắn với chức năng của nhà quản trị
phục vụ quá trình quản trị chiến lược .................................................................... 47

Hình 2.3. MQH của các nhân tố đế n hệ thống thơng tin kế tốn ............................ 52
Hình 2.4. Mơ hình MQH tác động giữa các nhân tố bất định, bộ máy kiểm sốt (bao
gồm cả hệ thống thơng tin kế toán), và thành quả hoạt động theo Otley (1980) ..... 54
Hình 2.5. Ba loại vấn đề có thể phát sinh từ sự tách biệt giữa người chủ sở hữu và
người quản lý theo Panda và Leepsa (2017) .......................................................... 57
Hình 2.6. Mơ hình đơn giản về lý thuyết đại diện theo Lambert (2001) ................. 57
Hình 2.7. Mơ hình sự tác động của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong DN
đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả theo dự kiến .................................. 61
Hình 2.8. Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 77
Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận án............................................................... 80
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án .......................................................... 81
Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu định tính .............................................................. 87
Hình 3.4. Quy trình nghiên cứu định lượng sơ bộ.................................................. 87
Hình 3.5. Quy trình nghiên cứu định lượng chính thức.......................................... 88
Hình 4.1. Mơ hình đường dẫn (sơ bộ) ................................................................. 108
Hình 4.2. Cỡ mẫu tính theo G*Power ................................................................. 109
Hình 4.2. Mơ hình đường dẫn sau nghiên cứu định lượng sơ bộ (Mơ hình nghiên cứu
chính thức). ......................................................................................................... 115
Hình 4.3. Mơ hình đường dẫn sau bước đánh giá mơ hình cấu trúc với các giá trị: Hệ
số tải ngoài/Trọng số ngoài, Hệ số hồi quy, R2 hiệu chỉnh................................... 133


xv

TÓM TẮT LUẬN ÁN
Đề tài: “Các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật kế toán quản trị chiến
lược và thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam”
Lý do nghiên cứu:
Kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) được xem là một hệ thống thông tin cần
thiết để các DN duy trì lợi thế cạnh tranh và nâng cao thành quả hoạt động trong mơi

trường kinh doanh tồn cầu. Việc hiểu và vận dụng KTQTCL là rất quan trọng, nên
nhiều học giả trên thế giới cũng như một số học giả tại Việt Nam đã nghiên cứu tác
động giữa nhân tố đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, và vận dụng kỹ thuật KTQTCL
đến thành quả hoạt động tại các DN. Tuy nhiên, có những phát hiện khơng nhất quán
về số lượng các nhân tố ban đầu, về thang đo và kết quả tác động của các nhân tố ở
các quốc gia khác nhau/hoặc trong cùng một quốc gia. Thêm vào đó, chưa có nghiên
cứu nào xem xét tác động của các nhân tố trên phương diện các nhân tố bên trong,
nhân tố bên ngoài DN tác động trực tiếp và gián tiếp đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL,
đến thành quả hoạt động. Nên cần phải có thêm những nghiên cứu để kiểm định, bổ
sung các nhân tố cũng như xây dựng mơ hình tồn diện hơn về các nhân tố bên trong
và nhân tố bên ngoài tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, đến thành quả hoạt
động, đặc biệt là cho bối cảnh các DN Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu sự tác động trực tiếp của các nhân tố bên
trong, các nhân tố bên ngoài DN đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL; đến thành quả
hoạt động; và sự tác động trực tiếp và gián tiếp của việc vận dụng kỹ thuật KTQTCL
đến thành quả hoạt động DN.
Phương pháp nghiên cứu: Dùng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (PPNC định
tính kết hợp với PPNC định lượng), với dữ liệu khảo sát từ 262 DN phi tài chính có
qui mơ vừa và lớn tại Việt Nam. Việc thu thập, xử lý dữ liệu thực hiện qua phần mềm
Smart -PLS.
Kết quả nghiên cứu: Xác định được 07 nhân tố, gồm 2 nhân tố bên ngoài DN
(mức độ cạnh tranh của môi trường; mức độ không ổn định của môi trường), và 05
nhân tố bên trong (cấu trúc sở hữu; CLKD; định hướng thị trường; cơ cấu tổ chức;
CNTT) có tác động trực tiếp, thuận chiều đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, đến thành
quả hoạt động tại các DN Việt Nam; ii) vận dụng kỹ thuật KTQTCL có tác động
cùng chiều đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam; iii) Các nhân tố bên ngoài,
nhân tố bên trong DN tác động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL
làm tăng thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam.



xvi

Kết luận và hàm ý: Luận án đã cung cấp nền tảng lý thuyết về KTQTCL, kết
quả thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố bên ngoài, nhân tố bên trong DN
đến vận dụng KTQTCL, đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Gợi ý các
chính sách quản trị nhằm thúc đẩy việc vận dụng KTQTCL để tăng thành quả hoạt
động bền vững tại các DN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: KTQTCL, Kỹ thuật KTQTCL, nhân tố tác động; thành quả hoạt động
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Phương Lan


xvii

ABSTRACT
Subject: "Factors affecting the application of strategic management accounting
techniques and performance in Vietnamese enterprises"
Research reason:
Strategic management accounting (SMA) is considered a crucial information system
for businesses to maintain a competitive advantage and enhance organizational
performance in the global business environment. Understanding and implementing
SMA are essential for businesses that numerous scholars around the world, as well
as in Vietnam have studied the relationships between factors affecting the application
of SMA techniques and performance in enterprises. However, there are incompatible
findings on the number of baseline factors, the scale, and the effects of the elements
in different countries or within the same country. In addition, there have been no
studies examining the impact of these factors on the internal and external factors that
directly and indirectly affect the application of SMA techniques and performance.
Therefore, more studies need testing and supplementing some factors, as well as
creating a more comprehensive model of internal and external factors affecting the

application of SMA techniques and performance, particularly in the context of
Vietnamese companies.
Objectives of the study:
Determining factors and studying the impact direct and indirect of internal and
external factors on apply SMA techniques; operational performance and the impact
of the application of SMA techniques on performance in Vietnamese enterprises.
Research Methods:
Using a mixed research method, with survey data from 262 medium and large nonfinancial enterprises in Vietnam. Data collection and processing is done through
Smart -PLS software.
Research results:
Seven factors have been identified, including two external factors (competitive level
of the environment; unstable level of the environment), and five internal factors
(ownership structure; business strategy; market orientation; organizational structure;
information technology) has a positive on the application of SMA techniques, to the
performance of Vietnamese enterprises; The application of SMA techniques has a
positive impact on performance in Vietnamese enterprises; External factors, internal


xviii

factors are through intermediaries applying SMA techniques to increase operational
results in Vietnamese enterprises.
Conclusion and implications:
The thesis has provided the theoretical foundation of SMA, experimental results on
the impact of external and internal factors on the application of SMA techniques, and
the performance in Vietnamese enterprises; Suggested policies for managers to
promote the application of SMA techniques in Vietnamese enterprises in the current
period.
Keywords: Strategic management accounting; Strategic management accounting
technique; impact factors; Organizational performance.



1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cấp thiết của nghiên cứu
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra những cơ hội và thách thức đối với
các DN trên thế giới nói chung và các DN Việt Nam nói riêng. Để tồn tại và phát triển bền
vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các DN phải biết vận dụng các công
cụ quản trị hiện đại và có CLKD phù hợp nhằm mang lại lợi ích cho cả hai phía - DN và
khách hàng. Trong mơi trường như vậy, các kỹ thuật KTQTCL đã ra đời nhằm đáp ứng
các thông tin cần thiết cho các nhà quản trị trong việc xây dựng, thực hiện, đánh giá và ra
các quyết định chiến lược để đạt được các lợi thế cạnh tranh như chất lượng, thời gian,
hiệu suất sử dụng hàng tồn kho, sự thay đổi và cải thiện về chi phí, giá trị tăng thêm hay
sự thỏa mãn của khách hàng … Các kỹ thuật KTQTCL được xem là cơng cụ hữu hiệu để
thực hiện q trình quản trị chiến lược trong các DN (Roslender, 1995). Với vai trị cung
cấp các thơng tin tài chính, phi tài chính, dài hạn và trọng tâm hướng ra bên ngồi đã giúp
các nhà quản trị có thể thực hiện việc kiểm sốt tốt chi phí sản xuất, duy trì được các lợi
thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các DN (Cadez và Guilding, 2008;
AlMaryani và Sadik, 2012; Dmitrović-Šaponja và Suljović, 2017).
Nhận thức được vai trò của KTQTCL trong quá trình quản trị chiến lược, nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện để xem xét các nhân tố tác động đến vận dụng
kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động nhằm thúc đẩy việc vận dụng các kỹ thuật này
trong các DN. Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có rất nhiều nhân tố bên trong
và bên ngoài DN tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động DN,
song cịn có những ý kiến trái ngược nhau.
Tại Việt Nam, trong xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng, các DN Việt Nam bên cạnh những cơ hội còn phải đối mặt với nhiều thách thức khó
khăn, đặc biệt là các áp lực cạnh tranh từ chính mơi trường kinh doanh trong nước và cả
nước ngoài. Các DN Việt Nam với những hạn chế về vốn, nguồn lực lao động, thiếu các

lao động có tay nghề, các kỹ thuật cơng nghệ sản xuất tiên tiến, dẫn đến việc cạnh tranh
càng khó khăn hơn. Nhằm giảm bớt các áp lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh và
gia tăng các lợi thế, nhiều DN Việt Nam đã bắt đầu thay đổi cách quản lý và vận dụng
KTQT nhiều hơn trong đó có các kỹ thuật của KTQTCL. Theo một số kết quả nghiên cứu
trước cho thấy, việc vận dụng các kỹ thuật KTQTCL đã tác động tích cực đến việc giảm
chi phí cho DN (Lê Hiế u Ho ̣c), có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của DN
(Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012; Trinh, 2019; Bùi Thị Trúc Quy, 2020; Lê Thị Mỹ Nương,
2020). Tuy nhiên, các kỹ thuật KTQTCL còn khá mới nên chưa được các DN Việt Nam
quan tâm và áp dụng phổ biến. Để nâng cao hiểu biết về các kỹ thuật của KTQTCL và giúp
đẩy nhanh tiến trình vận dụng chúng, rất cần có những nghiên cứu về KTQTCL, về các
nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động tại các DN Việt
Nam. Nhưng đến thời điểm hiện nay, theo tìm hiểu của tác giả, mặc dù đã có một vài bài


2

báo khoa học và luận án tiến sĩ liên quan đến nội dung này ở cả khía cạnh lý thuyết và
kiểm định thực tế thông qua khảo sát. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cịn có những hạn
chế nhất định như: Chỉ xem xét một vài nhân tố đơn lẻ tác động đến vận dụng kỹ thuật
KTQTCL như nhân tố cạnh tranh và phân cấp quản lý trong bài báo của Đồn Ngọc Phi
Anh (2012), vốn trí tuệ Trinh (2019) hoặc khám phá nhiều nhân tố cùng tác động đến vận
dụng kỹ thuật KTQTCL nhưng mỗi nhân tố chỉ được khai thác trên một khía cạnh/ hoặc
chỉ tập trung vào một vài kỹ thuật KTQTCL (Bùi Thị Trúc Quy, 2020; Lê Thị Mỹ Nương,
2020). Hơn nữa các nghiên cứu hiện có chỉ khám phá tác động trực tiếp của các nhân tố
đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, và việc vận dụng kỹ thuật KTQTCL ảnh hưởng đến thành
quả hoạt động mà chưa xét đến tác động trực tiếp của các nhân tố đến thành quả hoạt động..
Mặt khác, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào khảo sát lĩnh vực sản xuất, mà chưa xem
xét cho nhiều lĩnh vực để đại diện cho các DN Việt Nam. Với lý do trên, tác giả đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành
quả hoạt động tại các DN Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Luận

án nhằm xác định các nhân tố bên trong, bên ngoài DN và sự tác động trực tiếp, gián tiếp
của các nhân tố này đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, đến thành quả hoạt động cũng như
vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Trên cơ sở đó,
tác giả có những đề xuất khuyến nghị đối với nhà quản trị DN trong việc nhận thức khả
năng, điều kiện của DN khi vận dụng kỹ thuật KTQTCL, và những giải pháp thúc đẩy
nhanh quá trình vận dụng chúng, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh, mang lại thành quả
hoạt động bền vững cho các DN trong môi trường kinh doanh hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Luận án nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong DN
đến việc vận dụng kỹ thuật KTQTCL thơng qua đó ảnh hưởng đến thành quả hoạt động tại
các DN Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đó đến thành
quả hoạt động tại các DN Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Từ mục tiêu tổng quát trên, tác giả xác định các MQH của các nhân tố bên ngoài, các
nhân tố bên trong DN và mức độ tác động của từng nhân tố trực tiếp đến vận dụng kỹ thuật
KTQTCL, và gián tiếp tác động đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam, các mục
tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong DN tác động trực tiếp đến vận
dụng kỹ thuật KTQTCL và đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam.
2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong DN
tác động trực tiếp đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và đến thành quả hoạt động tại các DN
Việt Nam.


3

3. Xác định mức độ tác động trực tiếp của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả
hoạt động tại các DN Việt Nam.
4. Xác định mức độ tác động gián tiếp của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong

DN đến thành quả hoạt động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN
Việt Nam.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra phải giải quyết được các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu,
nên từ bốn mục tiêu cụ thể nói trên, tác giả xác định bốn câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong DN nào tác động trực tiếp
đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động trực tiếp của các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên
trong DN đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam
như thế nào?
Câu hỏi 3: Mức độ tác động trực tiếp của vận dụng kỹ thuật KTQTCL đến thành quả
hoạt động tại các DN Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 4: Mức độ tác động gián tiếp của các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên
trong DN đến thành quả hoạt động thông qua trung gian vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại
các DN Việt Nam như thế nào?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kế toán hành vi, nghiên cứu các nhân tố tác động
đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động tại các DN.
Đối tượng khảo sát là các DN Việt Nam thông qua khảo sát những người làm công tác
KTTC/KTQT, hoặc các nhà quản lý cấp cao, hoặc các nhà quản lý cấp trung tại các DN
này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các DN phi tài chính, có quy
mơ vừa và lớn tại Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Nghiên cứu định tính được thực hiện từ 01/9/2020 đến 30/01/2021.
Nghiên cứu định lượng gồm 02 giai đoạn: (i) khảo sát sơ bộ từ 22/02/2021 đến 20/4/2021;
(ii) khảo sát chính thức từ 20/5/2021 đến 20/7/2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu ở trên, PPNC hỗn hợp được sử dụng trong luận

án với nghiên cứu định tính trước, nghiên cứu định lượng sau, cụ thể:
4.1. PPNC định tính
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm nhận diện các nhân tố
tác động bên ngoài, các nhân tố tác động bên trong DN đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL
và đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Đồng thời xác định lại và điều chỉnh các
thang đo của các nhân tố cho phù hợp với môi trường nghiên cứu tại Việt Nam. Kết quả


4

nghiên cứu định tính sẽ đưa ra mơ hình nghiên cứu dự kiến để thực hiện nghiên cứu định
lượng.
4.2. PPNC định lượng:
Tác giả thực hiện qua hai bước là PPNC định lượng sơ bộ và định lượng chính thức.
PPNC định lượng sơ bộ được tác giả sử dụng nhằm đánh giá độ tin cậy của các các
thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ giúp tác giả
hồn thành bản khảo sát chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức.
PPNC định lượng chính thức được thực hiện thơng qua dữ liệu thu thập từ bảng khảo
sát chính thức thỏa mãn phương pháp nghiên cứu định lượng của luận án. Tác giả sử dụng
mơ hình bình phương tối thiểu riêng phần (PLS_SEM) để kiểm định chính thức thang đo,
kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra trong mơ hình.
5. Một số đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:
5.1. Về mặt lý thuyết:

Về mặt lý thuyết, kết quả nghiên cứu của luận án dự kiến các đóng góp về mặt lý thuyết
như sau:
- Luận án sẽ bổ sung vào dòng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kỹ
thuật KTQTCL và đến thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam. Trong đó nghiên cứu
tập trung vào các nhân tố bên trong và bên ngoài DN ảnh hưởng đến vận dụng kỹ thuật

KTQTCL và đến thành quả hoạt động (bao gồm thành quả hoạt động tài chính và thành
quả hoạt động phi tài chính) tại các DN Việt Nam.
- Luận án đã bổ sung thêm mơ hình nghiên cứu với các nhân tố bên ngoài, các nhân tố
bên trong DN tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động tại các
DN Việt Nam một cách trực tiếp và gián tiếp . Các nghiên cứu trước tại Việt Nam mới chỉ
thực hiện mơ hình nghiên cứu hai cấp gián tiếp, chưa thấy mơ hình nghiên cứu trực tiếp và
gián tiếp về vấn đề như nghiên cứu của luận án. Đồng thời, phát triển thêm nhân tố mới là
cấu trúc sở hữu có tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả hoạt động tại
các DN Việt Nam.
- Luận án cũng đề xuất thang đo đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và đến thành quả hoạt động tại các
DN Việt Nam. Các thang đo đề xuất đều được kế thừa từ các nghiên cứu trước có liên quan
đến đề tài, tuy nhiên, luận án có điều chỉnh, bổ sung các thang đo đối với một số nhân tố
đã được nghiên cứu sao cho phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam và đặc điểm các
DN tại Việt Nam.
5.2. Về mặt thực tiễn.
Bên cạnh những đóng góp dự kiến về mặt lý thuyết, đề tài cũng dự kiến đóng góp các
nội dung về mặt thực tiễn như sau:
- Luận án góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các MQH và mức độ tác động
của các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL, đến


5

thành quả hoạt động tại các DN Việt Nam, cũng như mức độ đóng góp của từng nhân tố
bên ngồi, bên trong cụ thể trong các tác động này. Trên cơ sở đó để đề xuất các khuyến
nghị đối với nhà quản trị để đẩy nhanh tiến trình vận dụng kỹ thuật KTQTCL tại các DN
Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng vận dụng kỹ thuật
KTQTCL làm tăng thành quả hoạt động của DN. Với kết quả này, luận án góp phần nâng

cao nhận thức của nhà quản trị về lợi ích của kỹ thuật KTQTCL. Từ đó, các nhà quản trị
sẽ chủ động trong việc lập kế hoạch, thiết kế, triển khai áp dụng và cải tiến áp dụng các kỹ
thuật KTQTCL nhằm nâng cao thành quả hoạt động ở cả phương diện tài chính và phi tài
chính của DN.
- Luận án là sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho nhà nghiên cứu, giảng dạy về
mảng đề tài các kỹ thuật KTQT, vận dụng kỹ thuật KTQTCL.
6. Kết cấu luận án
Kết cấu luận án gồm 5 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình khoa
học đã cơng bố, tài liệu tham khảo và phụ lục:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước: Trình bày tổng quan các nghiên cứu nước
ngoài và trong nước về các nhân tố tác động đến vận dụng kỹ thuật KTQTCL và thành quả
hoạt động.
Chương 2: Cở sở lý thuyết: Trình bày khái niệm, lý thuyết nền liên quan, nhận diện
các nhân tố, xây dựng giả thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày khái quát về PPNC, thiết kế nghiên
cứu định tính, và nghiên cứu định lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Trình bày kết quả nghiên cứu định tính,
định lượng, sau đó thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Kết luận và nêu những đóng góp, hạn chế của
luận án, từ đó đề xuất những chính sách đối với các nhà quản lý DN.


×