Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chỉ số cảm xúc EQ và mối tương quan với các dạng vân tay đầu ngón của học sinh dân tộc Kinh, Thái, H’Mông cư trú ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 11 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0003

CHỈ SỐ CẢM XÚC EQ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CÁC DẠNG VÂN TAY
ĐẦU NGÓN CỦA HỌC SINH DÂN TỘC KINH, THÁI, H’MÔNG CƯ TRÚ Ở
HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
Trần Thị Minh1, Mai Văn Hưng2,*
Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành trên 784 học sinh từ 14 đến 17 tuổi trên địa
bàn tỉnh Sơn La, trong đó có 383 học sinh nam và 401 học sinh nữ. Mẫu nghiên
cứu được chọn ngẫu nhiên, nghiên cứu được thực hiện theo quy chuẩn của các
nghiên cứu về hình thái học, nhân chủng học nhằm điều tra chỉ số cảm xúc EQ và
xác định mối tương quan với các dạng vân tay đầu ngón của trẻ. Kết quả cho thấy
có chỉ số EQ của học sinh từ 14 đến 17 tuổi đạt trung bình 13,93 điểm, có mức
tăng hằng năm 0,58 điểm/năm. Chỉ số cảm xúc EQ của học sinh tăng theo tuổi. Sự
chênh lệch về điểm trạng thái cảm xúc chung của học sinh nam và học sinh nữ
trong cùng một độ tuổi không nhiều, cao nhất ở nhóm tuổi 15 (0,46 điểm) và
thấp nhất ở lứa tuổi 17 (0,16 điểm). Giá trị tương quan pearson giữa chỉ số xảm
xúc EQ và các dạng vân tay: AS là 0,05, AT là 0,05, LU là 0,04 và WS là 0,04, đây là
mối tương quan thuận nhưng yếu. Giá trị tương quan pearson giữa EQ với các
dạng vân tay còn lại: với LR bằng -0,07, WC bằng -0,05, Wdl bằng -0,08 và Wcp bằng
-0,02, đây là mối tương quan nghịch yếu.
Từ khóa: EQ, Sơn La, vân tay, mối liên quan.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người đối với các sự vật hiện tượng của thế
giới xung quanh (Trương Thị Khánh Hà, 2015). Cảm xúc là trạng thái không thể thiếu
được trong mọi hoạt động hành vi của con người và động vật. Đối với mọi hoạt động của
não bộ, cảm xúc giữ vai trị mang tính chất quyết định. Cảm xúc là điểm gặp nhau của
sinh lý học và tâm lý học, bao gồm hai khía cạnh là thể xác và tinh thần.
Đường vân tay được hình thành vào tháng thứ 2 và hoàn thiện vào tháng thứ 4 của
bào thai. Đường vân tay sau khi đã hồn thiện thì các cấu trúc, các điểm khác biệt hình


thành khơng thay đổi trong suốt cuộc đời. Quá trình con người trưởng thành tiết diện của
đường vân tay có thể thay đổi cịn các đặc điểm của chúng vẫn được giữ nguyên. Kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy: quá trình phát triển tự nhiên về mặt sinh học
của tập hợp đường vân tay là cá biệt đối với từng người, khơng có sự di truyền (Ngơ Tiến
Q, Ngơ Tiến Khải, 2009).
Sơn La là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của tổ quốc, có phần đơng học sinh là
người dân tộc thiểu số: Thái, H’Mông, Dao, Xá, Mường,… đây là tỉnh có dân số trẻ nên
nguồn lực lao động dồi dào, do đó nhu cầu về lao động có sức khỏe, có trí tuệ là cần thiết.

1

Trường Đại học Tây Bắc
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
*Email:
2


18

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Việc nghiên cứu học sinh 3 dân tộc Thái, Kinh, H’Mông tại huyện Thuận Châu tỉnh
Sơn La nhằm xác định chỉ số cảm xúc EQ và mối tương quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với
các dạng vân tay đầu ngón, làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này về mối tương quan giữa
các chỉ số trí tuệ và đặc điểm hình thái của con người, phục vụ cho chiến lược giáo dục
theo định hướng phát triển năng lực của từng cá nhân.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 784 học sinh dân tộc Thái, Kinh, H’Mông trên địa
bàn tỉnh Sơn La, trong đó có 383 học sinh nam và 401 học sinh nữ. Mẫu nghiên cứu được
chọn ngẫu nhiên, nghiên cứu được thực hiện theo quy chuẩn của các nghiên cứu về hình

thái học, nhân chủng học (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022).
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 10 năm 2020.
Chỉ số nhân trắc được điều tra là dấu vân tay đầu ngón của học sinh dân tộc Thái lứa
tuổi: 14, 15, 16, 17. Nghiên cứu được thực hiện theo thiết kế dịch tễ học mô tả qua điều tra
cắt ngang kết hợp nghiên cứu hồi cứu.
Q trình phân tích số liệu được thực hiện tại phịng thí nghiệm “Anthropology lab”
tại Trung tâm nghiên cứu Nhân chủng và Phát triển trí tuệ, Trường Đại học Giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010 (Đỗ Trung Đàm,
2003) và SPSS 2.0.
2.1. Phương pháp xác định chỉ số EQ
Chỉ số cảm xúc (EQ): được xác định bằng bài test của Baron (1997). Bài trắc
nghiệm gồm 30 câu. Thời gian làm bài là 30 phút (Trương Thị Khánh Hà, 2015):
- Từ câu 1 đến câu 22: Là những câu được xây dựng có nội dung nhằm đo lường
năng lực nhận thức cảm xúc và bày tỏ cảm xúc hợp lý trong các hồn cảnh khác nhau
trong đó bao gồm các câu hỏi có nội dung đo lường: sự hiểu biết chính mình (năng lực tự
nhận biết mình, năng lực tự khẳng định, quyết đoán và khả năng đánh giá mình một cách
lạc quan); quan hệ với người khác (năng lực đồng cảm, năng lực thực hiện các trắc
nghiệm xã hội).
- Từ câu 23 đến câu 30: Là những câu có nội dung đo lường khả năng thấu hiểu cảm
xúc bản thân, khả năng quản lý cảm xúc và hành động có hiệu quả, trong đó bao gồm các
câu hỏi đo lường: Khả năng kiểm soát quản lý stress (kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng
đánh giá đúng thực tiễn), khả năng thích ứng (khả năng chịu stress, năng lực kiểm sốt
xung tính), biểu hiện tâm trạng (khả năng giữ tâm trạng lạc quan, hạnh phúc).
Cách tính điểm được thực hiện theo khóa chấm điểm của Baron. Mỗi câu trả lời
đúng được 1 điểm, số điểm tối đa là 30 điểm và số điểm thấp nhất là 0 điểm, điểm trung
bình là 15.
Nếu đạt 30 điểm, trong đó:
- Từ câu 1 đến câu 22 (đạt đủ 22/22 điểm): Đối tượng nghiên cứu có khả năng thích
ứng trong các mối quan hệ rất tốt, ln hài hịa và biết thiết lập, duy trì và phát triển tốt
trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt trong hoạt động làm việc theo nhóm.



PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

19

- Từ câu 23 đến câu 30 (đạt đủ 8/8 điểm): Đối tượng nghiên cứu có thể thấu hiểu
được cảm xúc của bản thân và đưa ra những quyết định hợp lý, hiệu quả.
2.2. Phương pháp xác định vân tay đầu ngón
Phân loại đường vân đốt ngón tay ngồi cùng thành 3 dạng mẫu cơ bản sau: Dạng
vân hình cung (Arch), hình móc (Loop), hình vịng (Whorl). Vân tay 10 đầu ngón tay
được phân loại theo hệ thống Galton – Henry:

Vân vòng đồng tâm
Wc

Vân vịng có túi
trung tâm Wcp

Vân vịng móc kép
Wdl

Vân vịng xốy ốc
Ws

Vân cung
đơn giản As

Vân cung lều At


Vân móc trụ Lu

Vân móc quay At

Hình 1. Các dạng vân tay cơ bản

- Tiến hành với chỉ bản 10 ngón. Trước hết với các mẫu vân cơ bản như trên ta đánh
dấu ký hiệu bằng chữ vào các ô dấu vân. Nguyên tắc ghi chữ ở các ô cụ thể:
+ Vân cung ký hiệu là A (arch).
+ Vân cung đơn giản (vân cung thường) As (simple arch).
+ Vân cung lều (vân cung trồi) là At (tented arch).
+ Vân móc ký hiệu L (Loop).


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

20

+ Vân móc có chân móc quay về ngón út – xương trụ ký hiệu Lu (ulnar loop).
+ Vân móc có chân móc quay về ngón cái – xương quay ký hiệu Lr (radial loop).
+ Vân vòng ký hiệu W (whorl) chia thành 4 loại dựa theo hình thái (Hồng Văn
Lương, 1998).
+ Wc hoa vân vịng đồng tâm (comcentric whorl).
+ Ws vân vòng xoắn ốc (spiral whorl).
+ Wcp vân vịng có túi trung tâm (central pocket whorl).
+ Wdl vân vịng móc kép (double loop whorl).
+ DL10: chỉ số ngã ba đầu ngón (tam phân điểm)
+ Tính chỉ số Cung – Móc:
+ Tính chỉ số Cung – Vịng:
+ Tính chỉ số Vịng – Móc:

2.3. Đạo đức trong nghiên cứu
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu, phụ huynh của đối tượng sẽ được giải thích cụ thể
về mục đích, nội dung của nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình
nghiên cứu. Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
- Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và số liệu thu được chỉ sử dụng cho
mục đích nghiên cứu. Tất cả các thơng tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.
- Kết quả được thông báo đầy đủ cho các đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo các Trường: THCS Chiềng Ly,
Thơm Mịn, Cò Mạ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Chỉ số cảm xúc (EQ) của học sinh
Kết quả nghiên cứu chỉ số cảm xúc (EQ) chung của học sinh theo lớp tuổi và theo
giới tính được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1. Chỉ số cảm xúc (EQ) của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính

Tuổi
14
15
16
17
Chung

Chỉ số cảm xúc (EQ)
Nam
Nữ
X 1 SD
X 2 SD
n
n
90 13,30 ± 3,05 98 12,85 ± 2,61

102 13,87 ± 3,31 97 13,47 ± 3,13
90 14,15 ± 2,69 99 14,17 ± 3,22
101 14,87 ± 3,52 107 14,73 ± 3,63
383 14,05 ± 3,14 401 13,81 ± 3,15

X1

X2

0,45
0,40
-0,03
0,14
0.24

p
0,89
0,18
0,95
0,61
0,65

Chung
X 2 SD
n
188 13,07 ± 2,83
199 13,67 ± 3,22
189 14,16 ± 2,95
208 14,8 ± 3,58
784 13,9 3 ± 3,14


Tăng
0,6
0,49
0,64
0,58


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

21

Số liệu Bảng 1 cho thấy, chỉ số EQ của học sinh từ 14 - 17 tuổi đạt trung bình 13,93
điểm, có mức tăng hằng năm 0,58 điểm/năm. Chỉ số thông minh cảm xúc EQ của học sinh
tăng theo tuổi. Lứa tuổi 14 điểm EQ của học sinh là 13,07 điểm, đến lứa tuổi 17 điểm EQ
là 14,80, cao hơn 1,73 điểm so với năm 14 tuổi. Sự chênh lệch giữa các lứa tuổi khơng có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Trí tuệ cảm xúc của học sinh nam và học sinh nữ ở cả bốn lứa tuổi có sự tăng khơng
đồng đều, nhóm học sinh trong nghiên cứu có mức EQ trung bình thấp hơn so với mức
điểm lý tưởng (30 điểm). Học sinh nam trong nghiên cứu có EQ cao hơn nữ. Mức tăng EQ
lớn nhất là giai đoạn 16 - 17 tuổi, tăng trung bình 0,64 điểm/ năm.
Sự chênh lệch về điểm trạng thái cảm xúc chung của học sinh nam và học sinh nữ
trong cùng một độ tuổi khơng nhiều, cao nhất ở nhóm tuổi 15 (0,46 điểm) và thấp nhất ở
lứa tuổi 17 (0,16 điểm). Sự khác biệt chỉ số thông minh cảm xúc EQ giữa học sinh nam và
học sinh nữ trung bình khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,65).
Bảng 2. Điểm trí tuệ cảm xúc (EQ) trung bình của trẻ theo dân tộc và theo tuổi

Nam
Thái (1)


Tuổi

Kinh (2)

H’Mông (3)

p(1,2) p(1,3) p(2,3)

n

X ± SD

n

X ± SD

n

X ± SD

14

30

13,77 ±3,17

30

15,17 ± 3,07


30

10,97 ± 2,90

0,43

0,07

0,05

15

32

14,09 ±3,23

30

15,30 ±3,09

40

12,23 ±3,61

0,36

0,39

0,26


16

31

14,45 ±2,15

31

15,48 ±3,48

28

12,50 ±2,43

0,13

0,15

0,47

17

37

15,46 ±3,04

31

15,84 ±4,18


33

13,30 ±3,33

0,01

0,23

0,08

Nữ
14

32

13,88 ±2,68

30

15,53 ± 2,40

36

9,14 ± 2,75

0,74

0,06

0,03


15

30

14,27 ±2,03

32

15,75 ±4,58

35

10,40 ±2,77

0,17

0,61

0,34

16

31

14,74 ±2,08

33

16,00 ±3,77


35

11,77 ± 3,81

0,45

0,23

0,69

17

44

15,05 ±2,84

30

16,90 ± 4,91

33

12,24 ± 3,15

0,01

0,008 0,009

Số liệu Bảng 2 cho thấy, điểm EQ của học sinh dân tộc Kinh cao nhất, thấp nhất là

dân tộc H’Mông. Mức chênh lệch giữa nam và nữ từng dân tộc cũng khác nhau, dân tộc
Kinh và Thái chỉ số EQ trung bình của học sinh nữ cao hơn nam, dân tộc H’Mông chỉ số
EQ của nam lại cao hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,02).
Biểu đồ Hình 2 cho thấy, học sinh dân tộc Kinh có điểm trắc nghiệm EQ trung bình
cao nhất ở cả nam (15,45) và nữ (16,05) sau đó đến dân tộc Thái và thấp nhất là dân tộc
H’Mông. Kiểm định ANOVA cho thấy điểm số EQ giữa 3 dân tộc không tương quan với
nhau. Kiểm định T – test giữa các nhóm tuổi khác nhau ở các dân tộc ta thấy phần lớn sự
khác biệt EQ giữa các dân tộc có ý nghĩa thống kê (p = 0,04).


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

22

18
16

15.45
14.44

16.05

14.48

14

12.25

Điểm EQ


12

10.89

10
8

nam

6

nữ

4
2
0
Thái

Kinh

H'Mơng

Dân tộc

Hình 2. Biểu đồ chỉ số EQ trung bình của đối tượng nghiên cứu

3.2. Mối tương quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với các dạng vân tay đầu ngón
Sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson để đánh giá mối tương quan
giữa một chỉ số thông minh IQ, EQ và AQ với sự phân bố các dạng hoa vân đầu ngón. Kết
quả được trình bày ở Bảng 3.

Bảng 3. Mối tương quan giữa chỉ số cảm xúc EQ với sự phân bố dạng vân tay đầu ngón

s

A

At

Lu

Lr

Chỉ số
n

EQ
784

X

13,88

SD

3,78
0,197
0,05
0,05
0,165
0,05

0,05
0,41
0,04
0,04
-0,10
-0,07
-0,07

Cov(x,y)
p
(r)
Cov(x,y)
p
(r)
Cov(x,y)
p
(r)
Cov(x,y)
p
(r)


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

23

Chỉ số
W

EQ

-0,60
-0,05
-0,05
0,19
0,04
0,04
-0,22
-0,08
-0,08
-0,03
-0,02
-0,02

Cov(x,y)
p
(r)
Cov(x,y)
p
(r)
Cov(x,y)
p
(r)
Cov(x,y)
p
(r)

c

Ws


Wdl

Wcp

Trong đó: n: là kích thước mẫu

X

: giá trị trung bình

SD: độ lệch chuẩn
Cov (x,y): hiệp biến của 2 tập hợp cần so sánh
r: hệ số tương quan pearson
p: giá trị thống kê
Số liệu Bảng 3 cho thấy, giá trị tương quan pearson giữa chỉ số xảm xúc EQ và các
dạng vân tay: As là 0,05, At là 0,05, Lu là 0,04 và Ws là 0,04, đây là mối tương quan thuận
tuy nhiên đây là tương quan yếu. Giá trị tương quan pearson giữa EQ với các dạng vân tay
còn lại: với Lr bằng -0,07, Wc bằng -0,05, Wdl bằng -0,08 và Wcp bằng -0,02, đây là mối
tương quan nghịch, giá trị tương quan yếu.
Chỉ số cảm xúc EQ và số lượng phân bố các dạng vân tay đầu ngón có mối liên quan
tuyến tính với nhau, với độ tin cậy 95% CI, p < 0,05.
Phân tích hồi quy tuyến tính với EQ là biến phụ thuộc, các dạng vân tay đầu ngón là
biến độc lập.
Bảng 4. Phân tích hồi quy tuyến tính với EQ là biến phụ thuộc


hình
1

R


R2

R2 hiệu chỉnh

SE

0,14

0,02

0,01

3,76

Hệ số tương quan r = 0,14 cho thấy đây là mối tương quan yếu, hệ số xác định bội
R = 0,02 cho ta thấy các biến độc lập là các dạng vân tay chỉ ảnh hưởng 2 % đến sự thay
đổi của IQ còn lại là do sai số ngẫu nhiên. R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2) = 0,01< 0,5.
2


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

24

Bảng 5. Phân tích ANOVA với EQ là biến phụ thuộc


hình


Sum of Squares

df

Mean Square

F

P

Regression

208,70

8

26,09

1,84

0,07

Residual

10980,79

775

14,17


Total

11189,49

783

Giá trị F = 1,84, với p > 0,05, như vậy chỉ số EQ có phụ thuộc vào sự phân bố các dạng
vân tay đầu ngón.
Bảng 6. Hệ số hồi quy với EQ là biến phụ thuộc

Hệ số hồi quy
β
Hằng số

95% CI
t

SE

p

Lower
Bound

Upper
Bound

14,08

3,69


3,81

0,00

6,83

21,32

s

A

0,14

0,39

0,35

0,73

-0,63

0,91

t

0,13

0,40


0,32

0,75

-0,65

0,91

u

0,01

0,37

0,01

0,99

-0,72

0,73

-0,65

0,50

-1,31

0,19


-1,63

0,32

-0,04

0,37

-0,12

0,90

-0,77

0,68

A
L

r

L

W

c

Ws


0,14

0,39

0,36

0,72

-0,62

0,90

W

dl

-0,41

0,41

-0,99

0,32

-1,22

0,40

W


cp

-0,09

0,43

-0,22

0,83

-0,94

0,75

Dựa và bảng kết quả trên ta có phương trình hồi quy gồm 8 biến độc lập As, At, Lu,
L , W , Ws, Wdl, Wcp và biến phụ thuộc chỉ số EQ, khi đó phương trình hồi quy có dạng.
r

c

y = a1*x1 + a2* x2 + a3*x3 + a4*x4 + a5*x5 + a6*x6 + a7*x7 + a8 + b
Thay các tham số của mơ hình ta thu được phương trình sau:
EQ = 0,14*As + 0,13*At + 0,01*Lu – 0,65*Lr - 0,04*Wc + 0,14*Ws – 0,41*Wdl 0,09*Wcp + 14,08
Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính.
Biểu đồ Hình 2 cho thấy mối tương quan giữa chỉ số EQ và các dạng vân tay là mối
tương quan thuận tuyến tính yếu (r = 0,14). Biểu đồ cho thấy những học sinh có chỉ số EQ
cao thì phần lớn sẽ có số lượng vân Lu, Wcp, Ws cao. Tuy nhiên, chỉ số cảm xúc EQ khơng
hồn tồn phụ thuộc vào số lượng các dạng vân tay xuất hiện ở đầu ngón hay nói cách
khác là các yếu tố di truyền, thể trạng các mối quan hệ xã hội, môi trường học tập thích
hợp có thể giúp nâng cao chỉ số EQ của học sinh.



PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

25

35

y = 0,1995x + 13,817
R² = 0,0027

30

At
Lu

25

Lr
20

Wc
Ws

15

Wdl
10

Wcp

EQ

5

Linear (EQ)
0
0

1

2

3

4

5

6

7

8

Hình 3. Biểu đồ mối tương quan giữa chỉ số EQ với các dạng vân tay đầu ngón

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17
tuổi, người dân tộc Kinh, H’mông, Dao ở tỉnh Yên Bái năm 2017 của tác giả Trần Long
Giang: Chỉ số IQ của học sinh không thay đổi theo tuổi, giới tính và dân tộc. Các chỉ số
AQ, khả năng ghi nhớ và khả năng chú ý của học sinh đều tăng dần theo tuổi và khơng có

sự khác biệt đáng kể về các chỉ số này theo giới tính và dân tộc. Điểm EQ chung và các
điểm EQ thành phần của học sinh tăng dần theo tuổi. Điểm EQ chung của nam thường có
giá trị nhỏ hơn so với của học sinh nữ ở các lứa tuổi 6 - 12 và có giá trị lớn hơn so với của
học sinh nữ ở các lứa tuổi 12 - 17. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
về điểm EQ của học sinh theo dân tộc.
Như vậy nghiên cứu của chúng tơi có kết luận về đặc điểm chỉ số cảm xúc EQ đồng
nhất với các nghiên cứu trước đó của các tác giả khác.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đi sâu vào phân tích mối liên hệ giữa chỉ số cảm xúc EQ
với các dạng vân tay đầu ngón.
4. KẾT LUẬN
Chỉ số EQ và thành phần của học sinh có sự khác nhau khơng đáng kể ở các độ tuổi
và giới tính. Chỉ số EQ của học sinh có sự khác nhau theo khu vực sống, dân tộc. Ở cả
nam và nữ học sinh dân tộc kinh đều có chỉ số cảm xúc cao hơn so với học sinh hai dân
tộc còn lại và sự chênh lệch này là có ý nghĩa thống kê.
Mối tương quan giữa chỉ số EQ và các dạng vân tay là mối tương quan thuận tuyến
tính tuy nhiên mối tương quan này không chặt chẽ. Nghiên cứu cho thấy những học sinh
có chỉ số EQ cao thì phần lớn sẽ có số lượng vân Lu, Wcp, Ws cao. Tuy nhiên, các chỉ số trí


26

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

tuệ khơng hồn tồn phụ thuộc các yếu tố di truyền, thể trạng, các mối quan hệ xã hội, mơi
trường học tập thích hợp có thể giúp nâng cao chỉ số trí tuệ của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế, 2003. Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - Thế kỷ XX.
Nxb. Y học, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022. Báo cáo Chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai
đoạn 2016-2020.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008. Quyết định số 53/2008/QĐ BGDĐT ngày 18/9/2008, Quy
định về đánh giá và phân loại thể lực học sinh, sinh viên.
Đỗ Trung Đàm, 2003. Sử dụng Microsoft Excel trong thống kê sinh học. Nxb. Y học, Hà Nội.
Trần Long Giang, 2016. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học
sinh từ 6 đến 17 tuổi người dân tộc Kinh, H'mông, Dao ở tỉnh Yên Bái. Luận án Tiến
sĩ Sinh học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trương Thị Khánh Hà, 2015. Trí tuệ cảm xúc và các mối quan hệ. Tạp chí khoa học
trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 1 (Tập 31).
Phó Thị Thúy Hằng, 2018. Những vấn đề khoa học và ứng dụng của dấu vân tay ít được
biết đến. Tạp chí khoa học và Cơng nghệ, Số 188 ((12/1)).
Nguyễn Đình Khoa, 1983. Các dân tộc ở Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội.
Nguyễn Quang Quyền, 1974. Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt
Nam. Nxb. Y học, Hà Nội.
Ngô Tiến Quý, Ngô Tiến Khải, 2009. Phát hiện, thu, bảo quản và giám định dấu vết
đường vân. Nxb. Công an nhân dân.
Siddapur R. K, 2017. Study on the Relationship between Fingerprint Pattern and
Intellectual Performance. International Journal of Medical Toxicology and Forensic
Medicine, pp 26-31.
Do Trung Dam, 2003. Using Microsoft Excel is biological statistics. Medical Publishing
House, Hanoi.


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

27

EMOTIONAL QUOTIENT EQ AND RELATIONSHIP WITH FINDING
TYPES OF STUDENTS OF VIETNAM, THAI, H'MONG LIVE IN
THUAN CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE
Tran Thi Minh1, Mai Van Hung2,*

Abstract. The study was conducted on 784 students from 14 to 17 years old in
Son La province, including 383 boys and 401 girls. The research sample was
randomly selected, the study was carried out according to the standards of
morphological and anthropological studies in order to investigate the emotional
index EQ and determine the correlation with the finger print patterns of the
children. The results show that the EQ of students from 14 to 17 years old
reached an average of 13.93 points, with an annual increase of 0.58 points/year.
A student's emotional intelligence quotient (EQ) increases with age. The
difference in overall emotional state scores of boys and girls in the same age
group is not much, the highest in the 15 age group (0.46 points) and the lowest
at the age of 17 (0.16 points). Pearson correlation value between EQ and
fingerprint patterns: AS is 0.05, AT is 0.05, LU is 0.04 and WS is 0.04, this is a
positive correlation but here is a weak correlation. Pearson correlation value
between EQ and the rest of fingerprints: with LR equal to -0.07, WC equal to 0.05, Wdl equal to -0.08 and Wcp equal to -0.02, this is the negative correlation,
the correlation value is weak.
Keywords: EQ, fingerprint, Son La, relationship.

1

Tay Bac University
University of Education, Vietnam National University, Hanoi
*Email:
2



×