Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đa dạng thành phần loài côn trùng, nhện và vai trò của chúng ở rừng ngập mặn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.67 KB, 13 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0013

ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CƠN TRÙNG, NHỆN VÀ VAI TRỊ
CỦA CHÚNG Ở RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƯỚC TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
Bùi Minh Hồng1,*, Ngơ Thị Huyền1
Tóm tắt. Điều tra thành phần lồi cơn trùng và nhện ở rừng ngập mặn tại Khu
bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình xác định được 42 lồi
cơn trùng và nhện thuộc 29 họ, 10 bộ: bộ cánh vảy có số lượng lồi nhiều nhất 8,
lồi chiếm tỷ lệ 19,05 %, bộ cánh cứng có số lượng loài là 6 loài, chiếm tỷ lệ 14,29
%, bộ hai cánh, bộ chuồn chuồn và bộ nhện có số lượng loài là 5 loài, chiếm 11,90
%, bộ cánh nửa, bộ cánh thẳng có số lượng lồi là 4 lồi, chiếm tỷ lệ 9,53%, bộ
cánh màng có số lượng lồi là 3 loài, chiếm tỷ lệ 7,14 %, bộ bọ ngựa và bộ gián có
số lượng ít nhất là 1 lồi chiếm 2,38 %. Trong đó, bộ cánh vảy có số lượng họ
nhiều nhất là 7 họ, chiếm tỷ lệ 24,14 %, bộ hai cánh và bộ nhện có 4 họ, chiếm tỷ
lệ 13,79 %, bộ cánh màng và bộ cánh nửa có số lượng họ là 3 họ, chiếm 10,34 %,
bộ cánh cứng, bộ cánh thẳng và bộ chuồn chuồn có 2 họ chiếm 6,90%, bộ bọ
ngựa và bộ gián có số lượng họ ít nhất là 1 họ, chiếm 3,45 %. Mức độ xuất hiện
của các lồi cơn trùng và nhện có sự khác nhau, biến động ở các thời gian điều
tra. Ở tháng 3, thành phần loài chủ yếu là các loài thuộc bộ cánh cứng (Lemnia
biplagiata, Coccinella transversalis, Propylea japonica, Micrapis discolor,
Menochilus sexmaculatus), các loài thuộc bộ cánh thẳng (Atractomorpha sp., Oxya
chinessis). Ở tháng 8, thành phần loài chủ yếu là các loài thuộc bộ cánh màng
(Oxya chinessis, Vepula sp.), các loài thuộc bộ cánh vảy (Pantoporia hordonia,
Pantoporia hordonia, Dysphania militaris), các loài thuộc bộ hai cánh (Orselia
oryzae, Musca domestica, Syrphus ribesii). Các loài thuộc bộ chuồn chuồn có tần
số xuất hiện đồng đều ở hai thời điểm kiểm tra. Xác định được 11 lồi thiên địch
có vai trò quan trọng trong việc khống chế số lượng các lồi cơn trùng gây hại cây
ở rừng ngập mặn và 11 lồi cơn trùng gây hại trên cây và vị trí gây hại của chúng.
Từ khóa: Cơn trùng, nhện, rừng ngập mặn, KBTTN đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh


Thái Bình.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái hết sức quan trọng, vừa cung cấp nhu cầu về
nhiên liệu, thức ăn,… cho cộng đồng dân cư ven biển, vừa là bức tường xanh vững chắc
chống gió bão, sóng thần, sạt lở, làm sạch mơi trường ven biển, hạn chế xâm nhập mặn,
bảo vệ nước ngầm, điều hòa khí hậu, duy trì đa dạng sinh học và bảo tồn hệ sinh thái ngập
nước ven biển. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được
UBND tỉnh Thái Bình cơng nhận theo Quyết định số 2159, ngày 26/9/2014 phê duyệt đề
án và xác lập khu rừng đặc dụng tại 3 xã ven biển: Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh bao
gồm diện tích rừng ngập mặn, đất bãi bồi và đất ngập nước. Đây là một trong những vùng
lõi quan trọng thuộc Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng, là một khu dự trữ sinh
quyển UNESCO ở Việt Nam (UBND tỉnh Thái Bình, 2014).
1

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
*Email: or


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

118

Theo thống kê chưa đầy đủ, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình có khoảng 200 lồi chim, thuộc 31 họ, 14 bộ. Trong đó có gần 160 lồi chim di
cư, 50 lồi chim nước. Nhiều lồi q hiếm có giá trị bảo tồn gen, ghi trong sách đỏ Việt
Nam: cò thìa, rẽ mỏ thìa, choắt chân vàng lớn. Thực vật có trên 100 lồi, làm thức ăn cho
các lồi chim, có 43 lồi cây có thể làm thuốc. Với trên 100 lồi. Trong đó có một số lồi
có giá trị xuất khẩu lớn: cá vược, cá đối vằn, cá bớp, cá thủ vàng. Theo kết quả điều tra
thành phần loài côn trùng của B. M. Hồng và N. T. Huyen (2020), thành phần côn trùng

ghi nhận được tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có 24
lồi thuộc 12 họ, 9 bộ. Tuy nhiên thành phần lồi cơn trùng và nhện cũng như vai trò của
chúng ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình chưa được nghiên
cứu đầy đủ. Bài báo này cung cấp các dẫn liệu về đa dạng thành phần lồi cơn trùng, nhện
và vai trị của chúng ở rừng ngập mặn tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải,
Thái Bình
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian thực hiện
Thời gian thực địa thu mẫu tiến hành 02 đợt:
Đợt 1: Từ ngày 07/03/2019 đến ngày 10/03/2019.
Đợt 2: Từ ngày 28/08/2019 đến ngày 30/08/2019.
2.2. Địa điểm điều tra
Địa điểm điều tra, thu thập các loài côn trùng tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Tiền Hải, Thái Bình được tiến hành trên 4 địa điểm:
Tiền Hải 1 (TH1): Có tọa độ N20o18’52.3’’E106o35’37.3’’, thực vật chủ yếu là cây
Trang (Kandelia.candel), họ Rhizophoraceae, cây có chiều cao trung bình 3-4 m và cây ơ
rơ (Acanthus ebracteatus), họ Acanthaceae, cây có chiều cao trung bình 1-1,5 m.
Tiền Hải 3 (TH3): Có tọa độ N20o18’19.3’’E106035’31.6’’, thực vật chủ yếu là cây
Sú (Aegiceras corniculatum), họ Myrsinaceae, cây có chiều cao trung bình 2,5-4 m và cây
ơ rơ (A. ebracteatus), cây chiều cao trung bình 0,8-1,5 m.
Tiền Hải 4 (TH4): Có tọa độ N20o17’17.6’’E106o35’04.3’’, thực vật chủ yếu là
Trang (K.candel), cây có chiều cao trung bình 3-4 m và cây Sú (A. corniculatum), cây có
chiều cao trung bình 2,5-4 m; Cây Ơ rơ (A.oebracteatus) chiều cao trung bình 1-1,5 m
Tiền Hải 5 (TH5): Có tọa độ N20o16’21.0’’E106o34’38,9’’, thực vật chủ yếu là
Trang (K.candel), cây có chiều cao trung bình 3-4 m, cây Sú (A. corniculatum), cây có
chiều cao trung bình 2,5-4 m.
2.3. Phương pháp thu thập mẫu vật
Tiến hành điều tra thành phần côn trùng và nhện theo phương pháp của QCVN 0138: 2010/BNNPTNT[3] như sau: Ở mỗi địa điểm điều tra chúng tơi tiến hành điều tra 5 vị
trí ngẫu nhiên nằm trên đường chéo góc của điểm điều tra, mỗi vị trí điều tra 5 cây hoặc
khóm, vị trí điều tra này cách vị trí điều tra kia là 25 m, tiến hành quan sát, phát hiện loài



PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

119

côn trùng có xuất hiện trên cây, mặt trên, mặt dưới của lá, cành và hoạt động của chúng,
hình dạng, màu sắc. Đây là khu hệ thực vật ngập nước, đất sình lầy, trong nghiên cứu này
chúng tôi chỉ tiến hành điều tra khi nước rút, quan sát, thu thập các loài côn trùng và nhện
xuất hiện trên cây, thân, cành, lá, cây con có chiều cao từ 1,2 m đến 1,5 m. Mẫu thu thập
được bảo quản ở các lọ có chứa cồn 70 độ, ghi nhãn cho từng mẫu. Các loài bộ cánh vảy,
cánh thẳng, cánh màng, hai cánh, chuồn chuồn, bọ ngựa, cánh nửa và gián, mẫu thu được
tiêm 1ml ethyl acetate 99 % cộng với 0,5 ml formone 40 % vào đốt ngực cho đến khi căng
đốt ngực thì dừng lại. Dùng panh gắp mẫu thu được cho vào túi mẫu đã chuẩn bị trước.
Mẫu được sấy trong tủ sấy với thời gian 48 giờ, sau đó làm mềm mẫu và tiến hành làm
tiêu bản. Tất cả các mẫu được bảo quản tạị Bộ môn Động vật học, khoa Sinh học, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
2.4. Phương pháp định loại mẫu vật
Định loại côn trùng theo các tài liệu của tác giả C. A. Triplehorn et al. (2005), N.V. Đinh
và cộng sự (2012). L.M. Alexander and L. D Alexey (2003), R. T. Schuh and J. A. Slater
(1995), D. M. Cuong và B.M.Hong (2011), F. C Thompson (1999)[4- 9].
Định loại các loài nhện theo các tài liệu của tác giả D. X. Song, M. S. Zhu, J. Chen,
(1999), M. Zabka.(1985), R. Jocque and A. S. D. Schoeman (2007) [10-12].
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần lồi cơn trùng và nhện ở rừng ngập mặn tại khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình
Chúng tơi đã tiến hành điều tra thành phần lồi côn trùng ở các địa điểm điều tra
TH1, TH3, TH4, TH5 tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình, kết
quả được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Thành phần lồi cơn trùng và nhện ở rừng ngập mặn tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất

ngập nước Tiền Hải, Thái Bình

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên lồi
Xanthopimpla flavolineata (Cameron, 1907)
Apis cerana (Fabricius, 1793)
Vespula sp.
Pantoporia hordonia (Stoll, 1790)
Faunis eumeus (Drury, 1793)
Papilio polytes (Linnaeus, 1758)
Parnara guttata (Bremer & Grey, 1852)
Dysphania militaris (Linnaeus 1758)
Piralis farinalis (Linnaeus 1758)
Teldenia specca (Wilkinson, 1967)

Họ
Ichneumonidae
Apidae
Vespidae

Nymphalidae
Nymphalidae
Papilionidae
Hesperiidae
Geometridae
Pyralidae
Drepanidae

Bộ
Hymenoptera
Hymenoptera
Hymenoptera
Lepidoptera
Lepidoptera
Lepidoptera
Lepidoptera
Lepidoptera
Lepidoptera
Lepidoptera


120
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Castalius rosimon (Fabricius, 1775)
Orselia oryzae(Wood -Mason, 1889)
Musca domestica (Linnaeus, 1758)
Liriomyza sp.

Syrphus ribesii (Linnaeus, 1758)
Episyrphus balteatus (De Geer, 1776)
Lemnia biplagiata (Swartz, 1808)
Adoretus sinicus (Burmeister, 1855)
Coccinella transversalis (Fabricius, 1781)
Propylea japonica (Thunberg, 1781)
Micrapis discolor (Fabricius, 1798)
Menochilus sexmaculatus (Fabircius, 1781)
Shivaphis sp.
Chrysocoris patricius (Fabricius, 1798)
Rhynchocoris humeralis (Thunberg, 1783)
Cletus punctiger (Dallas, 1852)
Atractomorpha sp.
Acrida cinerea (Thunberg, 1815)
Atractomorpha sinensis (Bolivar, 1905)
Oxya chinessis(Thunberg, 1815)
Orthetrum sabina (Drury, 1770)
Crocothemis servilia (Drury, 1773)
Megalogomphus summeri(Sely,1854)
Orthetrum triangulare (Selys, 1878)
Ictinogomphus pertinax (Selys, 1854)
Tenodera sinensis(Saussure, 1871)
Blattella germanica (Linnaeus, 1767)
Lycosa sp.
Clubiona japonicola (Bosenberg et Strand, 1906)

Runcinia acuminata (Thorell, 1881)
Pirata subpiraticus (Bosenberg et Strand, 1906)

Scytodes semipullata (Simon, 1909)


Lycaenindae
Cecidomyidae
Muscidae
Agromyzidae
Syrphydae
Syrphydae
Coccinellidae
Scarabaeidae
Coccinellidae
Coccinellidae
Coccinellidae
Coccinellidae
Aphididae
Scutelleridae
Pentatomidae
Pentatomidae
Pyrgomorphidae
Acrididae
Acrididae
Acrididae
Libellulidae
Libellulidae
Gomphidae
Gomphidae
Gomphidae
Mantidae
Blateillidae
Lycosidae
Clubionidae

Thomicidae
Lycosidae
Scytodidae

Lepidoptera
Diptera
Diptera
Diptera
Diptera
Diptera
Coleoptera
Coleoptera
Coleoptera
Coleoptera
Coleoptera
Coleoptera
Hemiptera
Hemiptera
Hemiptera
Hemiptera
Orthoptera
Orthoptera
Orthoptera
Orthoptera
Odonata
Odonata
Odonata
Odonata
Odonata
Mantodea

Blattodea
Araneae
Araneae
Araneae
Araneae
Araneae


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

121

Kết quả ở Bảng 1 cho thấy thành phần lồi cơn trùng và nhện thu được ở 4 địa điểm
nghiên cứu gồm 42 loài thuộc 10 bộ: bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ cánh vảy
(Lepidoptera), bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh cứng (Celeoptera), bộ cánh nửa
(Hemiptera), bộ cánh thẳng (Orthoptera), bộ chuồn chuồn (Odonata), bộ bọ ngựa
(Mantodae), bộ gián (Blattodea) và bộ nhện (Araneae). Trong đó, bộ cánh vảy
(Lepidoptera) có số lượng lồi cao nhất chiếm 8 loài thuộc 7 họ; thấp nhất là bộ bọ ngựa
(Mantodae), bộ gián (Blattodea) chiếm 1 loài. Các loài này tập trung chủ yếu trên các loài
thực vật cây Trang (Kandelia candel), cây Sú (Aegiceras corniculatum), bần chua
(Sonneratia caseolaris) và thỉnh thoảng thấy xuất hiện trên cây cây Ơ rơ (Acanthus
ebracteatus).
Hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng phi lao chắn cát đã xác định được 42 loài côn
trùng và nhện thuộc 29 họ, 10 bộ: Bộ cánh màng có 3 lồi, bộ cánh vảy có 8 lồi, bộ hai
cánh có 5 lồi, bộ cánh cứng có 6 lồi, bộ cánh nửa có 4 lồi, bộ cánh thẳng có 4 lồi, bộ
chuồn chuồn có 5 lồi, bộ bọ ngựa, bộ gián có 1 lồi, bộ nhện có 5 loài.
So sánh với kết quả của B. M. Hong và N. T. Huyen (2020) chỉ điều tra thu thập các
loài côn trùng ở rừng ngập mặn tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái
Bình xác định được 24 lồi thuộc 12 họ, 9 bộ ít hơn số lồi cơn trùng thu thập được ở
nghiên cứu này là 37 lồi cơn trùng và 5 lồi nhện thuộc 29 họ, 10 bộ.

3.2. Đa dạng thành phần lồi cơn trùng và nhện ở rừng ngập mặn tại Khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Để tìm hiểu đa dạng thành phần lồi cơn trùng và nhện ở các địa điểm điều tra TH1,
TH3, TH4, TH5 tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình, tiến hành
phân tích các mẫu đã thu thập được. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Số lượng, tỷ lệ họ và thành phần loài của các bộ côn trùng và nhện ở rừng ngập mặn
tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình

TT

Bộ

Số lượng lồi

Tỷ lệ (%)

Số lượng họ

Tỷ lệ (%)

1

Bộ cánh màng

3

7,14

3


10,34

2

Bộ cánh vảy

8

19,05

7

24,14

3

Bộ hai cánh

5

11,90

4

13,79

4

Bộ cánh cứng


6

14,29

2

6,90

5

Bộ cánh nửa

4

9,53

3

10,34

6

Bộ cánh thẳng

4

9,53

2


6,90

7

Bộ chuồn chuồn

5

11,90

2

6,90

8

Bộ bọ ngựa

1

2,38

1

3,45

9

Bộ gián


1

2,38

1

3,45

10

Bộ nhện

5

11,90

4

13,79

42

100

29

100

Tổng số



BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

122

Kết quả ở Bảng 2 cho thấy số lượng, tỉ lệ các họ côn trùng và nhện ở các bộ là khác
nhau. Bộ cánh vảy (Lepidoptera) có số lồi và họ cao nhất, thu được 8 loài thuộc 7 họ
chiếm tỷ lệ 24,14 % gồm Nymphalidae, Pyeridae, Hesperiidae, Geometridae, Papilionidae,
Drepanidae, với số lượng loài thu được chiếm tỷ lệ 19,05 % tổng số loài.
Bộ cánh cứng (Coleoptera) thu được 6 loài thuộc 2 họ chiếm tỷ lệ 6,9 % gồm họ
Coccinellidae, Scarabaeidae với số lượng loài thu được chiếm tỷ lệ 14,29 % tổng số loài
Bộ hai cánh (Diptera), bộ chuồn chuồn (Odonata) và bộ nhện (Araneae) thu được 5
loài chiếm tỷ lệ 11,90 % trong tổng số loài.
Bộ cánh nửa (Hemiptera) và bộ cánh thẳng (Orthoptera) thu được 4 loài chiếm tỷ lệ
9,53% tổng số lồi. Trong đó bộ cánh nửa thu được 3 họ chiếm tỷ lệ 10,34 %; bộ cánh
thẳng thu được 2 họ chiếm tỷ lệ 6,90 %.
Bộ cánh màng (Hymenoptera) thu được 3 loài chiếm tỷ lệ 7,14 % thuộc 3 họ chiếm
tỷ lệ 10,34 bộ bọ ngựa (Mantodea), bộ gián (Blattodea) có số lượng lồi và số lượng họ
bằng nhau là 1 lồi. Trong đó, số lượng lồi chiếm tỷ lệ 2,38 % trên tổng số loài thu được,
số lượng họ chiếm tỷ lệ 3,45 %.
Bộ bọ ngựa (Mantodea), bộ gián (Blattodea) có số lượng lồi và số lượng họ bằng
nhau là 1 lồi. Trong đó, số lượng lồi chiếm tỷ lệ 2,38 % trên tổng số loài thu được, số
lượng họ chiếm tỷ lệ 3,45 %.
Chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu thu thập được để xác định số lượng cá thể, độ
phong phú của côn trùng và nhện ở rừng ngập mặn tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Tiền Hải, Thái Bình kết quả được ghi ở Bảng 3.
Bảng 3. Số lượng cá thể (n), độ phong phú (N%) của côn trùng và nhện theo thời gian
điều tra ở rừng ngập mặn tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
TT


Tên khoa học
n

I
1
2
3
II
4
5
6
7
8
9
10
11
III

Bộ cánh màng (Hymenoptera)
Xanthopimpla flavolineata
Apis cerana
Vepula sp.
Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Pantoporia hordonia
Faunis eumeus
Papilio polytes
Parnara guttata
Dysphania militaris
Piralis farinalis
Teldenia specca

Castalius rosimon
Bộ hai cánh (Diptera)

Thời điểm điều tra
Đợt 1
Đợt 2
N (%)
n
N (%)

1
6
2

0,60
3,75
1,25

5
7
8

2,69
3,76
4,30

5
5
7
0

0
2
1
0

3,13
3,13
4,38
0,00
0,00
1,25
0,60
0,00

8
6
6
8
5
3
0
3

4,30
3,23
3,23
4,30
2,69
1,61
0,00

1,61


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

TT

123

Tên khoa học

12
Orselia oryzae
13
Musca domestica
14
Liriomyza sp.
15
Syrphus ribesii
16
Episyrphus balteatus
IV
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
17
Lemnia biplagiata
18
Adoretus sinicus
19
Coccinella transversalis
20

Propylea japonica
21
Micrapis discolor
22
Menochilus sexmaculatus
V
Bộ cánh nửa (Hemiptera)
23
Shivaphis sp.
24
Chrysocoris patricius
25
Rhynchocoris humeralis
26
Cletus punctiger
VI
Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
27
Atractomorpha sp.
28
Acrida cinerea
29
Atractomorpha sinensis
30
Oxya chinessis
VII Bộ chuồn chuồn (Odonata)
31
Orthetrum sabina
32
Crocothemis servilia

33
Megalogomphus summeri
34
Orthetrum triangulare
35
Ictinogomphus pertinax
VIII Bộ bọ ngựa (Mantodea)
36
Tenodera sinensis
IX
Bộ gián (Blattodea)
37
Blattella germanica
X
Bộ nhện (Araneae)
38
Lycosa sp.
39
Clubiona japonicola
40
Runcinia acuminata
41
Pirata subpiraticus
42
Scytodes semipullata
Trung bình
Ghi chú: n số cá thể, n% độ phong phú

n
0

6
0
5
4

Thời điểm điều tra
Đợt 1
Đợt 2
N (%)
n
N (%)
0,00
7
3,76
3,75
7
3,76
0,00
4
2,15
3,13
7
3,76
2,50
5
2,69

5
0
8

6
8
5

3,13
0,00
5,00
3,75
5,00
3,13

1
1
0
1
0
1

0,54
0,54
0,00
0,54
0,00
0,54

0
0
6
4


0,00
0,00
3,75
2,50

4
5
2
2

2,15
2,69
1,08
1,08

6
0
5
7

3,75
0,00
3,13
4,38

3
5
2
3


1,61
2,69
1,08
1,61

8
8
7
9
8

5,00
5,00
4,38
5,65
5,00

9
7
9
7
7

4,84
3,76
4,84
3,76
3,76

4


2,50

2

1,08

7

4,38

8

4,30

0
2
0
1
2
160

0,00
1,25
0,00
0.60
1,25
100

7

4
5
0
2
186

3,76
2,15
2,69
0,00
1,08
100


124

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Kết quả ở Bảng 3 cho thấy thành phần cơn trùng và nhện có sự khác nhau giữa các
thời gian điều tra. Cụ thể, ở đợt 1 có 160 cá thể thuộc 31 lồi, đợt 2 thu Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình có 11 lồi thuộc 5 bộ: Bộ cánh cứng
(Coleoptera), bộ hai cánh (Diptera), bộ chuồn chuồn (Odonata), bộ bọ ngựa (Mantodea),
bộ nhện (Araneae). Trong đó, bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm số lượng lồi nhiều nhất 5
lồi, bộ có số loài thấp nhất là bộ bọ ngựa (Mantodea) chiếm 1 lồi.
Các lồi cơn trùng có ích như: Micrapis discolor, Menochilus sexmaculatus, Lemnia
biplagiata, Coccinella transversalis thường sử dụng vật mồi là các loài rệp, trứng, sâu non
bộ cánh vảy là các loài gây hại cho cây ở rừng được 186 cá thể thuộc 38 lồi. Số lượng các
lồi có sự biến động qua từng thời điểm nghiên cứu trên các sinh cảnh.
Kết quả điều tra ở đợt 1 cho thấy các loài thuộc bộ chuồn chuồn thu được 40 cá thể
thuộc 5 loài, nhiều nhất là loài Orthetrum triangulare chiếm tỷ lệ 5,65 %; loài Orthetrum

sabina, loài Ictinogomphus pertinax và loài Crocothemis servilia chiếm tỷ lệ 5,0 %, loài
Megalogomphus summeri chiếm tỷ lệ 4,38 % tổng số lượng cá thể thu được, các loài thuộc
bộ chuồn chuồn xuất hiện khá phổ biến trên các điểm điều tra.
Các loài thuộc bộ cánh cứng thu được 32 cá thể thuộc 5 loài, trong đó lồi
Coccinella transversalis có số lượng cá thể nhiều nhất chiếm tỷ lệ 5,0 % tổng số cá thể thu
được. Một số lồi khơng thu được hoặc thu được rất ít như: lồi
Xanthopimpla flavolineata,Parnara guttata, Dysphania militaris, Orselia oryzae,
Liriomyza, Lycosa sp.
Kết quả điều tra ở đợt 2 thu được 186 cá thể thuộc 38 lồi. Trong đó, các lồi thuộc
bộ chuồn chuồn thu được 39 cá thể của 5 loài. Các loài bộ cánh vảy thu được 33 cá thể
thuộc 5 loài, số cá thể thu được thuộc loài Pantoporia hordonia và Parnara guttata chiếm
tỷ lệ 4,3 %. Các lồi xuất hiện ở mức độ ít hoặc khơng xuất hiện là loài Coccinella
transversalis, Micrapis discolor, Lemnia biplagiata, Adoretus sinicus, Propylea japonica,
Menochilus sexmaculatus thuộc bộ cánh cứng Trong 2 đợt thu mẫu thu được tổng số 346
cá thể thuộc 42 lồi. Trong đó, các lồi thuộc bộ chuồn chuồn có số lượng cá thể biến
động ít nhất trong 2 đợt: 40 cá thể (đợt 1); 39 cá thể (đợt 2) trên tổng số cá thể thu được ở
mỗi đợt. Bộ cánh cứng và bộ nhện có số lồi biến động cao nhất. Ở kết quả điều tra đợt 1
số cá thể nhện thu được là 5 cá thể, đợt 2 thu số cá thể nhện thu được 18 cá thể gấp 3,6 lần
so với đợt 1. Đợt 1 số cá thể thuộc bộ cánh cứng 32 cá thể gấp gần 8 lần so với đợt 2 thu
được 4 cá thể.
Thành phần và mức độ phân bố các lồi cơn trùng và nhện có sự khác nhau giữa các
đợt điều tra, chúng phân bố không đồng đều. Sự không đồng đều này phụ thuộc vào thời
kì sinh trưởng, mùa vụ ra hoa, vịng đời của cơn trùng, nhện và thời tiết. Thực vật ở rừng
ngập mặn chủ yếu là các cây sú, vẹt,…tháng 6 đến tháng 8 là thời kì ra hoa của các loài
thực vật (đợt 2) nên tỉ lệ các loài bộ cánh màng, bộ cánh vảy nhiều. Tháng 2, 3 do thời tiết
mưa lạnh kéo dài, nên các lồi cơn trùng và nhện sẽ ít hơn so với đợt 2, đây là thời điểm
cây bắt đầu ra chồi nên rệp sáp xuất hiện nhiều và đồng thời các loài thiên địch Micrapis
discolor, Lemnia biplagiata, Adoretus sinicus, Propylea japonica, Menochilus
sexmaculatus tăng.



PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

125

3.3. Vai trị của các lồi cơn trùng và nhện ở rừng ngập mặn tại Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Tìm hiểu vai trị của các lồi cơn trùng và nhện ở rừng ngập mặn tại Khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình được thể hiện ở Bảng 4, kết quả cho thấy
thành phần cơn trùng và nhện có ích có 11 loài thuộc 5 bộ: Bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ
hai cánh (Diptera), bộ chuồn chuồn (Odonata), bộ bọ ngựa (Mantodea), bộ nhện
(Araneae). Trong đó, bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm số lượng lồi nhiều nhất 5 lồi, bộ
có số lồi thấp nhất là bộ bọ ngựa (Mantodea) chiếm 1 loài.
Bảng 4. Thành phần lồi cơn trùng và nhện có ích ở rừng ngập mặn tại Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình

TT
Tên khoa học
Tên vật mồi
I Bộ cánh cứng (Coleoptera)
1 Micrapis discolor
Các loài rệp họ Aphilidae, trứng và sâu non của bộ cánh vảy
2 Menochilus
Các loài rệp họ Aphilidae, nhện nhỏ, trứng và sâu non của bộ
sexmaculatus
cánh vảy
3 Lemnia biplagiata Các loài rệp họ Aphilidae, trứng và sâu non của bộ cánh vảy
4 Coccinella
Các loài rệp họ Aphilidae, trứng và sâu non của bộ cánh vảy
transversalis

II Bộ hai cánh (Diptera)
5 Syrphus ribesii
Các loài rệp họ Aphididae
6 Episyrphus
Các loài rệp họ Aphididae
balteatus
III Bộ chuồn chuồn (Odonata)
7 Orthetrum sabina
Muỗi và các lồi cơn trùng nhỏ như: ruồi, ong, kiến, ong bắp
cày và bướm
8 Megalogomphus
Muỗi và các lồi cơn trùng nhỏ như: ruồi, ong, kiến, ong bắp
summeri
cày, và bướm
IV Bộ bọ ngựa (Mantodea)
9 Tenodera sinensis
Các loài ruồi, ấu trùng bộ cánh vảy, bộ gián, bộ chuồn chuồn,
bộ cánh thẳng, bộ hai cánh, bộ cánh màng, cánh vảy
V Bộ nhện (Araneae)
10 Clubiona
Các loài rệp, rầy, ruồi đục quả, bọ nhảy, châu chấu, sâu non
japonicola
bộ cánh vảy
11 Scytodes
Các loài rệp, rầy, ruồi đục quả, bọ nhảy, châu chấu, sâu non
semipullata
bộ cánh vảy
Các loài cơn trùng có ích như: Micrapis discolor, Menochilus sexmaculatus, Lemnia
biplagiata, Coccinella transversalis thường sử dụng vật mồi là các loài rệp, trứng, sâu non
bộ cánh vảy là các loài gây hại cho cây ở rừng ngập mặn với số lượng nhiều, do vậy chúng

có vai trị trong kiểm sốt các lồi cơn trùng gây hại.
Các lồi thiên địch bộ cánh cứng có phạm vi vật mồi là các lồi rệp, nhện nhỏ trứng
và sâu non của bộ cánh vảy. Ấu trùng các loài thiên địch bộ hai cánh vật mồi là các loài


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

126

rệp muội gây hại.Các loài thiên địch của bộ nhện, bộ bọ ngựa, vật mồi là các loài ruồi, ấu
trùng bộ cánh vảy, bộ gián, bộ chuồn chuồn, bộ cánh thẳng, bộ hai cánh, bộ cánh màng.
Như vậy, do điều kiện về địa hình nên việc phịng trừ các lồi cơn trùng gây hại trên
cây ở rừng ngập mặn tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình chủ
yếu nhờ vào các lồi thiên địch có sẵn trên hệ sinh thái, chúng là những cơn trùng, nhện có
ích trong việc kiểm sốt các lồi cơn trùng gây hại và điều hịa số lượng thiên địch.
3.4. Vị trí gây hại các lồi sâu non và côn trùng trưởng thành ở rừng ngập mặn tại
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình
Chúng tơi cũng tìm hiểu và xác định vị trí gây hại của một số lồi sâu non và côn
trùng trưởng thành ở rừng ngập mặn tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải,
Thái Bình được thể hiện ở Bảng 5. Từ đó, xác định được mối quan hệ giữa các lồi cơn
trùng gây hại và thiên địch của chúng để có những hướng sử dụng thiên địch hiệu quả.
Bảng 5. Vị trí gây hại các lồi sâu non và cơn trùng trưởng thành ở rừng ngập mặn tại
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình

TT
I
1
2
3


Tên khoa học
Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Sâu non Papilio polytes
Sâu non Parnara guttata
Sâu non Piralis farinalis

II
4
5

Bộ hai cánh (Diptera)
Sâu non Orselia oryzae
Sâu non và trưởng thành Musca
domestica
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
Trưởng thành Adoretus sinicus

III
6
IV
7
8

Bộ cánh nửa (Hemiptera)
Trưởng thành Rhynchocoris
humeralis
Trưởng thành Shivaphis sp.

9


Trưởng thành Cletus punctiger

V
10

Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
Con non và trưởng thành Acrida
cinerea

11

Con non và rưởng thành
Atractomorpha sinensis

Vị trí gây hại trên cây
Lá cây họ Myrsinaceae, Rhizophoraceae
Lá cây họ cói Cyperaceae,
Quả non, thân cây non họ Myrsinaceae,
Rhizophoraceae
Cây non, chồi non họ cói Cyperaceae,
Quả chín, quả thối họ Acanthaceae,
Lá cây họ Myrsinaceae, họ
Rhizophoraceae
Quả nhỏ, các phần còn non của cây họ
Myrsinaceae, Rhizophoraceae
Lá cây, nõn, bẹ lá họ Myrsinaceae,
Rhizophoraceae
Quả gần thu hoạch họ Myrsinaceae,
Rhizophoraceae
Lá cây, nõn cây họ Acanthaceae, họ

Myrsinaceae, họ Rhizophoraceae, họ cói
Cyperaceae
Lá cây, nõn cây họ Acanthaceae, họ
Myrsinaceae, Rhizophoraceae, họ cói
Cyperaceae


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

127

Kết quả cho thấy các lồi cơn trùng gây hại thường tập trung ở những bộ phận khác
nhau trên cây. Thành phần các lồi cơn trùng gây hại xác định có 11 loài thuộc 5 bộ: bộ
cánh vảy (Lepidoptera), bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh nửa
(Hemiptera), bộ cánh thẳng (Orthoptera). Trong đó, bộ cánh vảy và bộ cánh nửa mỗi bộ
chiếm 3 lồi, bộ cánh cứng chiếm ít nhất 1 loài. Các loài sâu non bộ cánh vảy ăn lá non,
nõn, quả non, trưởng thành thuộc bộ cánh nửa chích hút lá cây, nõn, quả non, các lồi
trưởng thành và con non bộ cánh thẳng ăn lá của các loài cây họ Myrsinaceae,
Rhizophoraceae.
Sâu non Parnara guttata, Adoretus sinicus gây hại trên lá cây họ Cyperaceae, họ
Myrsinaceae, Rhizophoraceae. Trưởng thành lồi Musca domestica tìm các loại quả thối
đẻ trứng, giòi (sâu non) nở ra ngay trong quả chin, thối
4. KẾT LUẬN
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình lần đầu tiên ghi nhận
được 42 lồi côn trùng và nhện thuộc 29 họ, 10 bộ: Bộ gián (Blattodea), bộ hai cánh
(Diptera), bộ cánh nửa (Hemiptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh màng
(Hymenoptera), bộ bọ ngựa (Mantodea), bộ chuồn chuồn (Odonata), bộ cánh thẳng
(Orthoptera), bộ cánh vảy (Lepidoptera), bộ nhện (Araneae).
Thành phần và mức độ phân bố các lồi cơn trùng có sự khác nhau giữa các đợt thu
mẫu, chúng phân bố không đồng đều: tháng 3 thu được 160 cá thể thuộc 31 loài, tháng 8

thu được 186 cá thể thuộc 38 loài.
Xác định được 11 lồi thiên địch có vai trị quan trọng trong việc khống chế số
lượng các lồi cơn trùng gây hại cho cây ở rừng ngập mặn và 11 lồi cơn trùng gây hại
trên cây và vị trí gây hại của chúng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyết định số 2159/QĐ-UBND, ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê
duyệt Dự án và thành lập rừng đặc dụng tại 3 xã ven biển Nam Hưng, Nam Phú và
Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
B. M. Hồng, N. T. Huyền, 2020. Đa dạng các lồi cơn trùng ở khu bảo tồn thiên nhiên đất
ngập nước Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái
nguyên, tập 225 (08), 2020, 17 - 23, ISSN 1859 – 2171
Ministry of Agriculture & Rural Development, “QCVN 01–38: 2010 / BNNPTNTNational technical regulation on methods of investigation and detection of plant
pests", (Online in Vietnamese) Ministry of Agriculture and Rural Development. 2010,
42 page.
C. A. Triplehorn, N. F. Johnson, “Borror and DeLong's Intro duction to the Study of
Insects”, 7th edition (Thomas Brooks/Cole, 2005) - A classic textbook in North
America, 2005, 864 page.


128

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

N. V. Dinh, H. Q. Hung, N. T. T. Cuc and P. V. Lam, “Vietnamese insects and pests”, (in
Vietnamese), Hanoi Agricultural Publishing House, 2012, 679 pages.
L.M. Alexander and L. D Alexey, Butterfly of Vietnam an illustrated checklist. Thong
Nhat Printing House, 2003, 70 pages.
R. T. Schuh, J. A. Slater, “True Bugs of the World (Hemiptera: Heteroptera).
Classification and Natural History”. Cornell University Press, Ithaca, New York. XII,
1995, 336 page.

D. M. Cuong, B. M. Hong, “Updated list of dragonfly subdivisions (Anisoptera) in
Vietnam,” Proceedings of the 1st National Scientific Conference.Vietnam Natural
Museum System, Science and Technology Publishing House, 4, 2011, pp. 353 - 362.
F. C. Thompson, “A key to the genera of the flower flies (Diptera: Syrphidae) of the
Neotropical Region including descriptions of new genera and species and a glossary
of taxonomic terms”. Contributions on Entomology, International, 3, 1999, 321–378.
D. X. Song, M. S. Zhu, J. Chen, The Spiders of China. Hebei Science and Technology
Publishing House, 1999, pp 640.
M. Zabka., Systematic and zoogeographic study on the family Salticidae (Araneae) from
Vietnam. Annales zoologici. Polska Akademia Nauk, 1985, 196-485.
R. Jocque and A. S. Dippenaar - Schoeman, Spider families of the World, 2007, 336 pp.


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

129

DIVERSITY OF INSECT, SPIDER SPECIES AND THEIR ROLE IN
MANGROVE FOREST AT TIEN HAI WETLEND NATURE RESERVE,
THAI BINH PROVINCE
Bui Minh Hong1,*, Ngo Thi Huyen1
Abstract: Through the survey of the insects and spiders in Tien Hai Wetland
Nature Reserve, Thai Binh province, 42 species belonging to 29 families of 10
orders were identified. The order Lepidoptera has the most highest number of
species, eight (19.05%), followed by Coleoptera with six species (14.29%),
Diptera, Odonata and Araneae, each with five species (11.90%), Hemiptera and
Orthoptera each with four species (9.53%), Hymenoptera with three species
(7.14%). The order Mantodea and Blattodea have the least number of species
(2,38%). Among the orders found in the area, the order Mantodea and Blattodea
have the least number of species (2.38%). Of the orders which have been

identified, the order Lepidoptera is the largest with 7 families (24.14%),
followed by the Diptera and the Araneae with 4 families (13.79%), the
Hymenoptera and the Hemiptera with 3 families (10.34%), the Coleoptera, the
Orthoptera and the Odonata with 2 families (6.90%), while the orders Mantodea
and Blattodea are the lowest with only one families each (3.45%). The
composition of insects and spiders fluctuated during the time of investigation. In
March, the most commonly encountered species were of the order Coleoptera
(Lemnia biplagiata, Coccinella transversalis, Propylea japonica, Micrapis discolor,
Menochilus sexmaculatus), and the order Orthoptera (Atractomorpha sp., Oxya
chinessis). In August, the main species composition was the order Hymenoptera
(Oxya chinessis, Vepula sp.), Lepidoptera ( Pantoporia hordonia, Pantoporia
hordonia, Dysphania militaris), Diptera (Orselia oryzae, Musca domestica, Syrphus
ribesii). Species of the order Odonata have the same occurrence frequency at the
two time points of the field surveys. We have also identified 11 species that play
an important role as natural enemies in controlling the number of pest insects in
mangroves forest and 11 pest species and the location of their damage.
Keywords: Insects, spiders, mangrove forest, Tien Hai Wetland Nature Reserve,
Thai Binh province.

1

Hanoi National University of Education
*Email: or



×