Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hiện trạng phân bố của cây thuốc Sa sâm nam (Launaea sarmentosa) tại vùng đất cát ven biển Đà Nẵng - Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 9 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0025

HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CỦA CÂY THUỐC SA SÂM NAM (Launaea
sarmentosa) TẠI VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM
Phạm Công Anh1, Ngô Thị Hồng Vân1, Trần Quang Dần1,*
Tóm tắt. Sa sâm nam (Launaea sarmentosa) là một lồi cây thuốc có giá trị y học,
phân bố tự nhiên tại các vùng đất cát ven biển Đà Nẵng - Quảng Nam. Tuy nhiên,
tốc độ phát triển của đơ thị hố và khu du lịch ven biển ở các địa phương này đang
đe dọa đến môi trường sống tự nhiên của cây. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá
hiện trạng phân bố của Sa sâm nam ở các khu vực khác nhau ở Đà Nẵng - Quảng
Nam, nhằm tạo cơ sở khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn và khai thác hợp lý
nguồn tài nguyên cây thuốc này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ phân bố có
sự thay đổi giữa các khu vực khảo sát. Mật độ trung bình của cây tại Đà Nẵng thấp
(5,07 cây đơn/m2 và 15,26 dạng bị/m2), cây phân bố thành từng cụm tại những
nơi có bãi cát rộng. Trong khi đó, mật độ phân bố của cây tại Quảng Nam cao hơn
Đà Nẵng từ 1,5 - 2 lần (7,39 cây đơn/m2 và 23,98 cây dạng bị/m2), cây phân bố
xen lẫn với các lồi thực vật khác. Ngồi ra, vị trí phân bố của cây so với mức thuỷ
triều cũng thay đổi không đáng kể giữa các khu vực khảo sát.
Từ khóa: Cây thuốc, hiện trạng phân bố, Sa sâm nam, vùng đất cát ven biển.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng và có giá trị, tuy nhiên nó
đang bị đe doạ bởi những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây ra. Các hiện tượng do biến
đổi khí hậu như: nhiệt độ tăng, nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, và rối loạn chu kì
thời tiết đã tác động đến môi trường sống tự nhiên, dẫn đến sự suy giảm về trữ lượng và
mức độ đa dạng loài. Đặc biệt mức độ bị ảnh hưởng sẽ lớn hơn đối với các loài cây thuốc
phân bố ở các vùng ven biển, có khí hậu khắc nghiệt (Nguyễn Văn Thắng, 2010). Bên
cạnh đó, nhu cầu sử dụng cây thuốc trong chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng
tăng cao, trong khi nguồn cung cấp chủ yếu từ cây mọc tự nhiên. Điều này sẽ góp phần gia
tăng áp lực đối với việc duy trì bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc, và làm tăng nguy cơ


tuyệt chủng các loài cây thuốc quý hiếm (Huỳnh Minh Tư và Võ Châu Tuấn, 2010; Phạm
Hồng Ban, 2014). Do đó, cần có những nghiên cứu để đánh giá hiện trạng phân bố định kì,
đặc biệt đối với những lồi cây thuốc có giá trị; qua đó đưa ra các giải pháp bảo tồn và
phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam.
Đà Nẵng và Quảng Nam (gọi tắt Đà Nẵng - Quảng Nam) là 2 tỉnh/thành phố lớn
nằm liền nhau thuộc khu vực miền Trung Việt Nam, với hơn 150 km đất liền tiếp giáp với
Biển Đông và diện tích vùng đất cát ven biển và nội đồng lớn. Cả 2 tỉnh/thành phố này
đều có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, với mùa khơ kéo dài từ tháng 1 đến tháng
7 và mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 ( Chính đặc
điểm về vị trí địa lý và khí hậu đã hình thành những thảm thực vật rất đặc trưng ở vùng đất
1

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
*Email:


224

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

cát ven biển, trong đó có mặt nhiều lồi cây thuốc có giá trị đã được khai thác sử dụng
trong y học cổ truyền và hiện đại như: Sa sâm nam, Bạch cổ đinh, Từ bi biển, Lức dây,
Bạch tật lê, Sam lông, Dừa cạn, Củ gấu (Đỗ Tất Lợi, 2004; Đặng Ngọc Phái và cộng sự,
2017). Tuy nhiên, các loài cây thuốc phân bố ở Đà Nẵng - Quảng Nam đang đứng trước
nguy cơ mất dần mơi trường sống do tốc độ đơ thị hố đang diễn ra nhanh chóng của hai
tỉnh/thành này, kết hợp với hiện tượng xâm thực và sạt lở bờ biển.
Sa sâm nam (Launaea sarmentosa) thuộc họ Cúc là một loài thực vật có hoa, thân
thảo, sống lâu năm. Thân cây bò dài 20 - 30 cm; lá mọc thành hoa thị, phiến hình mác dài
3 - 8 cm, rộng 0,5 - 1,5 cm; cụm hoa thưa, mọc ở giữa túm lá thành đầu hình trụ; hoa màu
vàng, quả bế hình trụ có cạnh (Võ Văn Chi, 2004). Cây phân bố tự nhiên ở nhiều nơi trên

thế giới (Beentje và cộng sự, 2000). Ở Việt Nam, Sa sâm nam được tìm thấy ở các vùng
đất cát gần bờ biển ở miền Trung, trong đó có Đà Nẵng - Quảng Nam (Trần Quang Dần
và cộng sự, 2022). Trong y học cổ truyền, cây được sử dụng để giải độc gan, kích thích
tuyến sữa, chống ho, lợi tiểu, lọc máu,… (Đỗ Tất Lợi, 2004; Yusriya và cộng sự, 2011).
Lá và rễ cây có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như: alkaloids, amino acids,
carbohydrates, glycosides, tannin, taraxasterol, taraxerol acetate, saponin, polyphenol,
flavonoid và steroids (Raju và cộng sự, 2014; Salih và cộng sự, 2013). Vì sự phân bố tự
nhiên ở Đà Nẵng - Quảng Nam nên Sa sâm nam có thể được xem là một đối tượng cây
thuốc tiềm năng cần được nghiên cứu bảo tồn và phát triển (Trần Quang Dần và cộng sự,
2022). Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kì một nghiên cứu nào quan tâm đến vấn đề này.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng phân bố, thơng qua mật độ và vị trí
phân bố của cây tại các vùng đất cát ven biển của Đà Nẵng - Quảng Nam và thảo luận các
yếu tố tác động, qua đó làm cơ sở để bảo tồn và phát triển hợp lý nguồn tài nguyên này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết lập tuyến điều tra thực địa
Đối với mỗi địa phương, khu vực khảo sát là vùng đất cát gần bờ biển có sự phân bố
của cây Sa sâm nam. Các khu vực khảo sát ở Đà Nẵng với tuyến (trong ngoặc đơn) gồm:
Hải Vân (từ 16°07'54.2"N 108°07'23.7"E đến 16°07'59.0"N 108°07'22.2"E); Nam Ô (từ
16°07'07.8"N 108°07'48.0"E đến 16°07'18.2"N 108°07'30.5"E); Xuân Thiều (từ
16°06'31.8"N 108°08'03.5"E đến 16°05'50.9"N 108°08'39.4"E); Thanh Bình (từ
16°04'25.5"N 108°12'02.8"E đến 16°04'49.1"N 108°10'07.8"E); Phạm Văn Đồng (từ
16°04'34.0"N 108°14'45.7"E đến 16°04'45.9"N 108°14'48.2"E ); Ngũ Hành Sơn (từ
16°01'25.7"N 108°15'32.6"E đến 16°01'11.1"N 108°15'40.2"E). Các khu vực khảo sát ở
Quảng Nam gồm: Điện Dương (từ 15°58'10.6"N 108°17'14.0"E đến 15°56'15.3"N
108°18'40.0"E); Cửa Đại (từ 15°55'00.4"N 108°20'09.9"E đến 15°53'59.7"N
108°21'43.6"E); Duy Xuyên (từ 15°51'57.1"N 108°24'14.9"E đến 15°51'01.8"N
108°24'14.6"E); Bình Minh (từ 15°46'38.3"N 108°25'52.0"E đến 15°45'56.9"N
108°26'17.2"E); Bình Hải (từ 15°43'59.7"N 108°27'27.8"E đến 15°43'59.7"N
108°27'27.8"E); Bình Nam (từ 15°43'59.7"N 108°27'27.8"E đến 15°39'29.9"N
108°30'19.0"E); Tam Kỳ (từ 15°37'49.1"N

108°31'27.7"E
đến
15°36'43.8"N
108°32'12.7"E);
Núi Thành (từ 15°26'13.0"N 108°41'55.6"E đến 15°25'01.8"N


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

225

108°43'02.2"E). Các tuyến khảo sát phải đảm bảo đi qua tất cả các vùng sinh thái khác
nhau, mang tính đại diện cho khu vực khảo sát và ưu tiên qua những nơi hiển thị thảm
thực vật (Hình 1).

Hình 1. Sơ đồ khu vực khảo sát tại vùng đất cát ven biển Đà Nẵng - Quảng Nam

2.2. Xác định mật độ phân bố
Ở mỗi tuyến khảo sát, các ơ thu mẫu hình chữ nhật có chiều rộng 10 m, chiều dài bắt
đầu từ vị trí cây gần bờ nhất đến vị trí xa bờ nhất đã được xác định. Các ô thu mẫu này
cách nhau 50 m. Trong mỗi ô thu mẫu, tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 10 ơ tiêu chuẩn
(kích thước 1 m x 1 m) để quan sát số lượng cây. Mật độ phân bố của cây được xác định
theo phương pháp được mơ tả bởi Hồng Chung (2006). Cây hình thành từ thân bị lan
trên mặt đất (cây dạng bị) được xác định thơng qua trung bình tất cả số lượng cây phát
sinh từ thân bò lan trong các ô tiêu chuẩn. Mật độ phân bố cây đơn được xác định thơng
qua trung bình số cây đơn mọc riêng rẽ khơng hình thành từ thân bị lan trong các ô tiêu
chuẩn.
2.3. Xác định vị trí phân bố
Tại các tuyến khảo sát, vị trí phân bố của cây Sa sâm nam đối với mức thuỷ triều đã
được xác định, bao gồm khoảng cách của cây gần bờ nhất đến vị trí thuỷ triều dâng cao

nhất (KC1); khoảng cách của cây xa bờ nhất đến vị trí thuỷ triều xuống thấp nhất (KC2);
khoảng cách của cây xa bờ nhất đến vị trí thuỷ triều dâng cao nhất (KC3); khoảng cách
của cây gần bờ nhất đến vị trí thuỷ triều dâng thấp nhất (KC4) (Hoàng Chung, 2006).
2.4. Xử lý dữ liệu
Số liệu được thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel. So sánh
sai khác về mật độ phân bố giữa các khu vực khảo sát theo Duncan’s test với mức ý nghĩa
α = 0,05 bằng phần mềm Minitab 16.


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

226

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng phân bố của cây Sa sâm nam tại các vùng đất cát ven biển Đà Nẵng
Kết quả khảo sát thực địa cho thấy, mật độ phân bố của cây có sự khác nhau giữa các
khu vực khảo sát. Dọc theo vùng đất cát từ Hải Vân đến Ngũ Hành Sơn, mật độ phân bố
cây đơn có xu hướng tăng dần và cao nhất tại vùng đất cát ven biển Ngũ Hành Sơn với
7,73 cây đơn/m2. Tuy nhiên, mật độ cây dạng bị có xu hướng cao hơn tại các khu vực
khảo sát có mật độ cây đơn thấp, mật độ cây dạng bò cao nhất quan sát được ở khu vực
Hải Vân với 18,06 cây dạng bị/m2 (Bảng 1). Cây đơn hình thành từ hạt có xu hướng xuất
hiện tại vùng đất cát gần bờ và mọc tách biệt với các loài thực vật khác. Đa số cây đơn
không ra hoa cho đến khi cây phát sinh ra thân bò lan trên mặt đất sẽ bắt đầu ra cụm hoa
và hình thành quả bế chứa hạt. Bên cạnh đó, cây dạng bị phát sinh từ cổ rễ mọc ra thân bò
lan trên mặt đất, dài khoảng 20 - 90 cm, các rễ xuất hiện tại các đốt thân tiếp xúc với đất
và hình thành cây mới. Vị trí phân bố của cây trải dài từ gần bờ có sự xen kẽ với các lồi
thực vật khác đến vị trí xa bờ hơn cây hình thành từng cụm, nhằm thích ứng với sự tác
động của gió mạnh và tăng khả năng hấp thu nước. Kết quả khảo sát tại 2 khu vực khảo
sát: Hải Vân và Nam Ô, có sự tương đồng về sinh cảnh với đặc điểm bãi cát rộng và cây
mọc xen kẽ các loài thực vật khác nhau như: Rau muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.)

Sweet), Củ gấu (Cyperus rotundus L.), Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.).
Tuy nhiên vị trí phân bố của cây là khác nhau, phụ thuộc vào chiều rộng của vùng đất cát.
Khoảng cách từ cây gần bờ nhất đến cây xa bờ nhất đạt 70 m đã được quan sát tại khu vực
Nam Ô, mật độ phân bố ở khu vực này cũng cao hơn so với các khu vực cịn lại vì chưa có
sự khai thác du lịch. Tương tự, sự tương đồng về sinh cảnh cũng được thể hiện ở hai khu
vực khảo sát là Xuân Thiều và Thanh Bình, với đặc điểm vùng đất cát ngắn, mật độ phân
bố thưa thớt và xen lẫn với loài Rau muống biển (Hình 2). Vị trí phân bố của cây tại hai
khu vực này chủ yếu là sau hàng cây Phi lao (Casuarina equisetifolia L.), với khoảng
cách phân bố ngắn nhất giữa cây gần bờ nhất và cây xa bờ nhất tại khu vực Xuân Thiều là
24 m.
Bảng 1. Mật độ và vị trí phân bố của cây Sa sâm nam ở các khu vực khảo sát tại Đà Nẵng

hiệu
D1
D2
D3
D4
D5
D6

Khu vực khảo
sát
Hải Vân
Nam Ơ
Xn Thiều
Thanh Bình
Phạm Văn Đồng
Ngũ Hành Sơn
Trung bình


Mật độ phân bố
Cây
Cây đơn
KC1
dạng
bị
(cây/m2)
(m)
(cây/m2)
2,58a
18,06b 35,00c
3,75b
14,57b 70,00d
5,54c
16,55a 24,00c
5,37bc
13,98b 30,00b
5,48a
13,98b 48,00c
7,73c
14,40a 38,00b
5,07
15,26
40,80

Vị trí phân bố
KC2
(m)
38,00d
25,00a

35,00d
48,00c
37,00d
57,00b
40,00

KC3
(m)

KC4
(m)

KC4
(m)

43,00bc 78,00d
73,00c
75,00a 145,00a 9,005a
45,00c
69,00e
59,00d
54,00c 84,00cd 78,00c
42,00b 90,00bc 85,00bc
65,00bc 103,00ab 95,00b
54,00
94,00
80,80

* Các chữ cái khác nhau trong một cột là sai khác giữa các nghiệm thức theo Duncan’s test với pvalue < 0,05.



PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

A

C

227

B

D

Hình 2. Phân bố của cây Sa sâm nam tại các vùng đất cát ven biển Đà Nẵng. A, cây phân bố
thành cụm xen kẽ với loài thực vật khác tại Nam Ô; B, vùng đất cát tại khu vực Nam Ô; C, vùng
đất cát tại khu vực Xuân Thiều; D, vùng đất cát tại khu vực Ngũ Hành Sơn

Trong khi đó, hai khu vực khảo sát: Phạm Văn Đồng và Ngũ Hành Sơn chỉ còn
phân bố rải rác tại các bãi đất trống chưa có cơng trình xây dựng, thành phần lồi thực
vật ở đây tương đối ít, phân bố của Sa sâm nam tại hai khu vực này đang bị thu hẹp dần
và có nguy cơ biến mất do khu vực này đã có thiết lập các cơng trình xây dựng (Bảng 1,
Hình 2). Nhìn chung, Đà Nẵng có mật độ phân bố cây thưa thớt và kiểu phân bố cụm
thơng qua phát sinh cây dạng bị là chiếm ưu thế. Vị trí phân bố của cây chủ yếu ở các
vùng đất cát gần bờ không chịu tác động của thủy triều, hoặc ở những bãi đất trống nơi ít
nhiều có tác động của thủy triều. Mật độ phân bố của cây phụ thuộc vào chiều rộng bãi
cát và điều kiện sinh thái của từng khu vực. Tại những vùng đất cát xa khu dân cư như
khu vực Nam Ô và Hải Vân, có thành phần các lồi thực vật đa dạng, ít chịu tác động
của con người thì dễ bắt gặp cây khi đi khảo sát. Tuy nhiên, mật độ phân bố của cây vẫn
thưa thớt hơn loài thực vật chiếm ưu thế ở đây là Rau muống biển. Bên cạnh đó, mật độ
phân bố của cây giảm dần tại các bãi cát ngắn, cây xuất hiện chủ yếu dưới tán Phi lao và

nơi chịu tác động lớn của thủy triều có sự đa dạng về các lồi thực vật thấp như khu vực
Xuân Thiều. Hầu hết phân bố của cây tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất.
Từ những kết quả quan sát được có thể nhận định rằng, hiện trạng cây phân bố tại vùng
đất cát ven biển Đà Nẵng sẽ có xu hướng giảm dần khi hoạt động du lịch phát triển
mạnh. Từ đó có thể thấy, cần những biện pháp bảo tồn cây này thông qua việc phát triển
du lịch bền vững, phát triển loài cây này trở thành một loài cây trang trí hoặc cây trồng
phổ biến trong sinh cảnh của địa phương.


228

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

3.2. Hiện trạng phân bố của cây Sa sâm nam tại vùng đất cát ven biển Quảng Nam
Kết quả khảo sát cho thấy, sự phân bố của Sa sâm nam tại các vùng đất cát ven biển
Quảng Nam cịn khá phổ biển và có sự tương đồng giữa một số khu vực khảo sát. Với các
khu vực có bờ cát rộng và cách xa đường dân sinh, cây có mật độ xuất hiện tương đối lớn
và trở thành loài cây phổ biến tại các khu vực như: Điện Dương, Duy Xuyên, Thăng Bình.
Cây phân bố chủ yếu thành từng cụm với mật độ cây dạng bò lớn nhất là 27 cây dạng
bị/m2 tại khu vực Bình Nam (Bảng 2). Các khu vực khảo sát có thảm thực vật khá phong
phú và đa dạng về thành phần loài mọc xen kẽ với Sa sâm nam như: Từ bi (Vitex
rotundifolia L.f), Cỏ lông chông (Spinifex littoreus (Burm. f.) Merr.), Rau muống biển
(Ipomoea pes-caprae (L.) Sweet), Lứt bò (Epaltes australis Less.), Lức dây (Phyla
nodiflora (L.) Greene), Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC.). Với độ dài bờ cát
rộng, ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế ven biển và địa hình vùng đất cát đa dạng
với các cồn cát nhỏ kéo dài từ hàng cây Phi lao ra gần vùng triều lên cao dẫn đến vị trí
phân bố của cây Sa sâm nam được dài hơn so với các khu vực khảo sát tại Đà Nẵng (Hình
3). Kết quả khảo sát cho thấy cây Sa sâm nam tại vùng ven biển Cửa Đại do tác động của
triều cường và các hoạt động du lịch dẫn đến mật độ cây phân bố ở khu vực này thấp nhất
là 19,22 cây dạng bị/m2 (Bảng 2). Điều này có thể giải thích là do khoảng cách phân bố

của cây tại khu vực Cửa Đại đã ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ phân bố của cây. Khi điện
tích phân bố giảm đã dẫn đến khoảng cách phân bố của các cây giảm và từ đó kéo theo sự
suy giảm về mật độ phân bố. Mật độ phân bố của cây bị chi phối bởi chiều rộng vùng đất
cát cũng tương tự tại khu vực Bình Minh với khoảng cách cây xa bờ nhất cách cây gần bờ
nhất chỉ đạt 21 m tại (Bảng 2). Tại 2 khu vực khảo sát là Tam Kỳ và Núi Thành có địa
hình ven biển đa dạng với các vùng đất cát bằng phẳng tiếp giáp với địa hình đồi núi và ít
chịu tác động của các hoạt động du lịch ven biển dẫn đến cây Sa sâm nam vẫn phân bố
phổ biến xen lẫn với các lồi thực vật khác. Nhìn chung, hiện trạng cây phân bố tại vùng
đất cát Quảng Nam vẫn rất phổ biến, tần suất dễ bắt gặp khi đi khảo sát và phân bố xen lẫn
với các thảm thực vật khác. Như vậy, có thể nhận định rằng, ngay trong các khu vực khảo
sát sự thay đổi về mật độ vị trí phân bố đã có sự biến động phân bố theo không gian, với
xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.
Bảng 2. Mật độ và vị trí phân bố của cây Sa sâm nam ở các khu vực khảo sát tại Quảng Nam.
Mật độ phân bố
Vị trí phân bố
Khu vực

Cây đơn
Cây dạng
KC1
KC2
KC3
KC4
KC4
khảo sát
hiệu
(cây/m2) bị (cây/m2)
(m)
(m)
(m)

(m)
(m)
Q1 Điện Dương 11,97ab
22,92a
37,00b 54,00a 73,00b 110,00a 91,00a
Q2
Cửa Đại
7,32b
19,22ab
37,00d 41,00d 49,00b 86,00cd 78,00d
Q3 Duy Xuyên 7,26ab
24,33ab
45,00d 30,00b 56,00a 101,00cd 75,00b
Q4 Bình Minh
6,58ab
20,28ab
21,00c 41,00c 46,00c
67,00d
62,00e
Q5
Bình Hải
7,18ab
24,42ab
35,00c 43,00c 49,00b 84,00b
78,00c
Q6 Bình Nam
5,83a
27,00ab
23,00c 45,00c 49,00c 72,00bcd 68,00d
Q7

Tam Kỳ
4,58a
25,75b
34,00c 41,00c 49,00b 83,00bc 75,00c
Q8 Núi Thành
8,43ab
24,95ab
32,00a 68,00a 73,00b 105,00a 100,00b
Trung bình
7,39
23,98
33,00
45,38
55,50
88,50
78,38
* Các chữ cái khác nhau trong một cột là sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức theo Duncan’s
test với p-value < 0,05.


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

229

A

B

C


D

Hình 3. Phân bố của Sa sâm nam tại các vùng đất cát ven biển Quảng Nam. A, cây phân bố
thành cụm xen kẽ với loài thực vật khác; B, vùng đất cát tại khu vực Điện Dương; C, vùng đất
cát tại khu vực Cửa Đại; D, vùng đất cát tại khu vực Duy Xuyên.

4. KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát đã cho thấy rõ hiện trạng phân bố của cây Sa sâm nam tại Đà Nẵng
- Quảng Nam, sự phân bố thay đổi theo khu vực khảo sát. Mật độ phân bố của cây ở Đà
Nẵng thấp, cây phân bố khá thưa thớt, khó bắt gặp, mọc thành từng cụm tại những nơi có
bãi cát rộng và ít chịu tác động của thuỷ triều. Trong khi đó, mật độ phân bố của cây ở các
vùng đất cát ven biển Quảng Nam cao hơn Đà Nẵng. Có sự tương đồng giữa các khu vực
với chiều rộng bờ cát dài, sự phân bố của cây vẫn phổ biển và xen lẫn với các loài thực vật
khác như: Từ bi (Vitex rotundifolia L. f.), Cỏ lông chông (Spinifex littoreus (Burm. f.)
Merr.), Rau muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) Sweet) , Lứt bò (Epaltes australis
Less.), Lức dây (Phyla nodiflora (L.) Greene), Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.)
DC.), Bạch cổ đinh (Polycarpaeacorymbosa (L.) Lam.). Với địa hình phân bố rộng, ít chịu
tác động của khai thác du lịch nên hiện trạng Sa sâm nam phân bố tại Quảng Nam vẫn còn
phổ biến hơn tại vùng đất cát ven biển Đà Nẵng. Các nghiên cứu tiếp theo cần được thực
hiện nhằm góp phần bảo tồn và phát triển lồi cây thuốc có giá trị này.


230

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Lời cảm ơn: Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Đà
Nẵng (thông qua Đề tài cấp Bộ năm 2021, Mã số: B2021-DNA-10) và Hội Động vật học
Frankfurt- CHLB Đức đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nội dung nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Beentje H. J., Jeffrey C., Hind D. J. N., 2005. Compositae (part 3), Flora of tropical East
Africa. Kew, Royal Botanic Gardens.
Đặng Ngọc Phái, Phạm Thanh Huyền, Phan Văn Trường, Nguyễn Tập, Phan Công Tuấn,
Nguyễn Văn Ánh, Hồ Quý Phương, Trần Hữu Việt Lợi, Trần Cúc, Huỳnh Minh Đạo,
2017. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu Hội
nghị Khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7, 1364-1370.
De Langre, E., 2008. Effects of Wind on Plants. Annual Review of Fluid Mechanics,
40(1): 141-168.
Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, 1247 tr.
Hoàng Chung, 2006. Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật. Nhà xuất bản Giáo
dục, Việt Nam, 200 tr.
Huỳnh Minh Tư và Võ Châu Tuấn, 2010. Nghiên cứu nhân giống in vitro cây ba kích
(Morinda officinalis How). Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 5(40):
191-196.
Lê Kim Biên, 2007. Thực vật chí Việt Nam, Tập 7. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
139 tr.
Nguyễn Văn Thắng, 2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật, 200 tr.
Phạm Hồng Ban, 2014. Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây dược liệu có nguy cơ
tuyệt chủng ở Nghệ An. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An, 1(9): 8-13.
Raju G. S., RahmanMoghal M. M., Hossain M. S., Hassan M. M., Billah M. M., Ahamed
S. K., Rana S. M., 2014. Assessment of pharmacological activities of two medicinal
plant of Bangladesh: Launaea sarmentosa and Aegialitis rotundifolia roxb in the
management of pain, pyrexia and inflammation. Biological Research, 47(1): 1-11.
Salih, Y., Harisha, C. R., Shukla, V. J., & Acharya, R., 2013. Pharmacognostical
evaluation of Launaea sarmentosa (Willd.) schultz-bip.ex Kuntze root, An
International Quarterly Journal of Research in Ayurveda 34(1), 90-94.
Trần Quang Dần, Phạm Công Anh, Nguyễn Thị Thanh Trinh, Võ Châu Tuấn, 2022. Đặc
điểm hình thái và nảy mầm của hạt Sa sâm nam (Launaea sarmentosa). Tạp chí Khoa
học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 20(05): 87-92.

Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 2. Nxb. Hà Nội, 1674 tr.
Watt, M. S., Moore, J. R. and McKinlay, B., 2005. The influence of wind on branch
characteristics of Pinus radiata. Trees. 19(1): 58-65.


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

231

Yusriya, S., Harisha, C. R., Shukla, V. J., and Acharya, R. N., 2011. A pharmacognostical
and pharmacological evaluation of a folklore medicinal plant “Kulhafila” Launaea
sarmentosa (Willd) Schultz Bip. ex Kuntze). MD (Ayu) Dissertation, IPGT and RA,
Gujarat Ayurved University, Jamnagar.

DISTRIBUTION STATUS OF A MEDICINAL PLANT,
Launaea sarmentosa, IN COASTAL SANDY AREAS
OF DA NANG - QUANG NAM
Anh Cong Pham1, Van Thi Hoang Ngo1, Dan Quang Tran1,*
Abstract. Launaea sarmentosa is a potentially valuable medicinal plant and
distributed mainly in coastal sandy areas of Da Nang city and province Quang
Nam (Da Nang - Quang Nam). However, distribution area of the plant is being
threatened by rapidly developing urbanization and coastal tourism. The present
study is to evaluate the current status of distribution of plant at different areas in
Da Nang - Quang Nam, which may supply useful information for the conservation
and sustainable development for L. sarmentosa. Results showed that the
distribution density of plant was distinguished between the investigated areas. A
low average density of plants was observed at Da Nang with 5,07 single plant/m2
and 15,26 stolon/m2, and the plants grown in clusters in places having a wide
sandy beaches and less affected by high tides. Meanwhile, the density of plants in
Quang Nam was 1,5-2 folds higher that of Da Nang, with 7,39 single plant/m2 and

23,98 stolon/m2, and the plant grown with other plant species. In addition,
distance between the plant and tide level was not significantly changed between
the investiaged areas.
Keywords: Coastal sandy areas, distribution status, Launaea sarmentosa,
Medicinal plant.

1 University

of Science and Education - The University of Danang
*Email:



×