Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc. Liên hệ với vấn đề dân tộc hiện nay và chủ nghĩa dân tộc Vắcxin trong đại dịch Covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.63 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học ( PLT09A)

ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề
dân tộc. Liên hệ với vấn đề dân tộc hiện nay và chủ nghĩa
dân tộc Vắcxin trong đại dịch Covid 19

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thế Hùng
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Khánh Linh

Lớp

: K24KTDTB

Mã sinh viên

: 24A4070364

Hà nội, ngày 03 tháng 04 năm 2022
MỤC LỤC


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG..........................................................................2
1.1 Định nghĩa dân tộc...................................................................................2
1.2 Hai xu hướng của phong trào dân tộc......................................................3


1.3 Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin.........3
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN.............................6
2.1 Liên hệ thực tế.........................................................................................6
2.1.1 Vấn đề kỳ thị và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á..............6
2.1.2 Chủ nghĩa dân tộc vắcxin..................................................................8
2.2 Liên hệ bản thân....................................................................................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................11


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề dân tộc luôn là những vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm. Dù ở
thời đại nào, đây vẫn là vấn nạn của xã hội, đòi hỏi phải được nghiên cứu, giải
quyết một cách đúng đắn, phù hợp, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc vào điều kiện cụ thể của
thời đại. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em xin lựa chọn đề tài:
“Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc. Liên hệ với vấn đề
dân tộc hiện nay và chủ nghĩa dân tộc Vắcxin trong đại dịch Covid 19”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Giúp nhận biết, hiểu rõ hơn các vấn đề dân tộc
đang diễn ra trên thế giới hiện nay cũng như đưa ra các giải pháp hiệu quả để
giải quyết những vấn đề này.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Trước hết ta cần tìm hiểu quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dân tộc và các vấn đề dân tộc trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu: Khơng gian: trên tồn thế giới
Thời gian: từ giai đoạn đầu dịch Covid-19 đến nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân
tộc.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, khái qt hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1


Ý nghĩa lý luận: Giúp làm rõ nội dung cương lĩnh cũng như quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc.
Ý nghĩa thực tiễn: Giúp nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc
cũng như đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện vấn đề dân tộc hiện nay.

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Định nghĩa dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là quá trình phát
triển lâu dài của xã hội lồi người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp
đến cao, bao gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự thay đổi của phương
thức sản xuất chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân
tộc.
Dân tộc (Nation) hay quốc gia – dân tộc, theo nghĩa rộng, là khái niệm
dùng để chỉ một cộng đồng chính trị - xã hội gắn liền với lãnh thổ và nhà
nước, với các đặc trưng:
1) Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế.
2) Có chung lãnh thổ ổn định khơng bị chia cắt.
3) Có chung sự quản lý thống nhất của một nhà nước.
4) Có chung một ngơn ngữ quốc gia.
5) Có chung một nền văn hóa và tâm lý dân tộc.
Dân tộc (Ethnie) hay tộc người, theo nghĩa hẹp, là khái niệm dùng để

chỉ một cộng đồng tộc người được hình thành theo nghĩa thiểu số trong một
quốc gia – dân tộc, với các đặc trưng:
1) Cộng đồng về ngôn ngữ.
2


2) Cộng đồng về văn hóa
3) Cố ý thức tự giác tộc người.
1.2 Hai xu hướng của phong trào dân tộc
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề dân tộc, V.I. Lênin đã phát hiện ra
hai xu hướng khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc.
Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hinh thành cộng
động dân tộc độc lập. Do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý
thức về quyền sống của mình nên các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để
thành lập các dân tộc độc lập. Xu hướng này được thể hiện rõ trong phong
trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc
muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc.
Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân
tộc từ nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên trong
giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lột
thuộc địa. Nguyên nhân là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa
học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản chủ
nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu khóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc,
thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Hai xu hướng trên có sự thống nhất biện chứng với nhau trong tiến
trình phát triển của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Trong mọi trường
hợp, hai xu hướng đó ln có sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, mọi sự vi
phạm mối quan hệ biện chứng này đều dẫn tới những hậu quả khôn lường.
1.3 Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa MácLênin
Cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin đã khái qt: “Các dân tộc hồn tồn

bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các
dân tộc lại”.
3


Một là, các dân tộc hồn tồn bình đẳng.
Quyền bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa
số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc,
màu da… đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong các sinh hoạt kinh
tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc cần thủ tiêu tình trạng
áp bức giai cấp để trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng nơ dịch của dân tộc này đối
với dân tộc khác. Theo Lênin, bình đẳng dân tộc về thực chất là xóa bỏ tình
trạng người bóc lột người, nói cách khác, ý nghĩa thật sự của việc địi quyền
bình đẳng chính là địi thủ tiêu giai cấp.
Từng bước khắc phục sự phát triển chênh lệch giữa các dân tộc. Tạo
điều kiện cho các dân tộc cịn ở trình độ lạc hậu, bằng sự nỗ lực của chính
mình, cùng với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em, phát triển nhanh trên con
đường tiến bộ.
Sự bình đẳng tồn diện giữa các dân tộc phải được thể hiện trên pháp lý
và quan trọng hơn là phải được thực hiện trong cuộc sống.
Ý nghĩa: Đây là quyền thiêng liêng là mục tiêu phấn đấu của các dân
tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.
Chống ách áp bức bóc lột, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc
lớn, dân tộc hẹp hòi. Là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây
dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết.
Quyền tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh
của dân tộc mình, quyền lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển
của dân tộc đó. Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng

đồng dân tộc độc lập vì lợi ích của dân tộc và quyền tự nguyện liên hiệp các
dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
4


Đây cũng là quyền cơ bản, thiêng liêng của các dân tộc.
Thực hiện quyền tự quyết dân tộc cũng chính là thực hiện nội dung
bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực chính trị. Khi xem xét và giải quyết vấn đề
dân tộc tự quyết phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, chỉ ủng hộ
sự phân tạo nào mang đến lợi ích cho giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng trong phạm vi ấy. Kiên
quyết đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch lợi
dụng chiêu bài quyền dân tộc tự quyết để can thiệp sâu vào công việc nội bộ
của các nước.
Ba là, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
Cần phải đồn kết cơng nhân các dân tộc lại vì nội dung này phản ánh
mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, phản ánh sự thống nhất
về bản chất một phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân
tộc. Đồng thời cũng xuất phát từ bản chất quốc tế của giai cấp vơ sản trong
q trình đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của mình. Đây là sự
liên minh quốc tế trong cuộc đấu tranh chống áp bức giai cấp và áp bức dân
tộc, vì sự giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.
Đây là nội dung cơ bản trong cương lĩnh vì nó là cơ sở, điều kiện để
đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết dân tộc. Quyền
bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết dân tộc không phải tự nhiên mà có và
đương nhiên được thực hiện, mà chúng là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài
của nhân dân các dân tộc, chống lại thế lực xâm lược và áp bức dân tộc. Đồng
thời việc thực hiện quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc cũng tùy thuộc
vào kết quả của cuộc đấu tranh khắc phục trở lại to lớn trong dân cư các cộng
đồng dân tộc - thái độ kỳ thị, lịng thù hằn dân tộc… Vì thế liên hiệp công

nhân các dân tộc không chỉ là lời kêu gọi mà còn là giải pháp hữu hiệu, đảm
bảo cho thực hiện quyền bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết dân tộc.

5


Ý nghĩa: Đồn kết liên hiệp cơng nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc
để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Có thể nói, cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin là cơ sở lý luận để các
Đảng Cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong q trình đấu
tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
2.1 Liên hệ thực tế
2.1.1 Vấn đề kỳ thị và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á
Kỳ thị và phân biệt chủng tộc là vấn nạn đã tồn tại từ rất lâu. Nó bắt
nguồn từ niềm tin rằng một số nhóm người sở hữu những đặc điểm vượt trội
hơn so với những nhóm người khác. Nó cũng có thể có nghĩa là định kiến,
phân biệt đới xử nhắm vào những người không cùng thuộc chủng tộc hoặc sắc
tộc. Các quan điểm này được thể hiện qua thái độ, hành động thực tiễn hoặc
tín ngưỡng.
Trước đây đã có khơng ít vụ việc du học sinh, người nhập cư gốc Á bị
chế giễu bởi sự khác biệt ngoại hình cũng như thói quen sinh hoạt, lối sống.
Họ bị xa lánh, tẩy chay, ít có cơ hội thăng tiến, phát triển trong cơng việc…
Nhưng tình trạng này trở nên ngày một nghiêm trọng, đặc biệt trong giai đoạn
dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Khi các ca bệnh dần lan rộng trên phạm vi
toàn thế giới, những người gốc Á bị coi là nguồn lây, mang trong mình virus.
Cùng với những “thuyết âm mưu” chống lại người châu Á trên mạng xã hội,
những hành động cực đoan như: phỉ báng, tấn công người châu Á, tẩy chay

doanh nghiệp châu Á... ngày càng tăng ở nhiều nước phương Tây.
6


Những nội dung kỳ thị, thù hận trên lan truyền đã kéo theo hậu quả
nghiêm trọng. Cuối tháng 1/2021, một cụ ông người gốc Thái Lan, 84 tuổi đã
bị đẩy ngã dẫn đến tử vong tại San Francisco (bang California, Mỹ). Tháng
3/2021 xảy ra vụ xả súng tại 3 cửa hiệu spa ở thành phố Atlanta, miền Đông
Nam nước Mỹ, cướp đi sinh mạng của 8 người, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á.
Các hành vi thù ghét người gốc Á khơng chỉ gia tăng ở Mỹ mà cịn xuất
hiện tại nhiều quốc gia khác, khiến nhiều người không dám ra đường. Tại
Anh, theo số liệu của Cảnh sát Thủ đô London, hơn 200 tội ác thù ghét với
người Đông Á đã xảy ra vào khoảng tháng 6-9/2020, tăng 96% so với cùng kỳ
năm trước. Peng Wang - giảng viên người Trung Quốc đang làm việc và sinh
sống tại Anh, bị 4 thanh niên da trắng trong độ tuổi 20-25 tấn công trong lúc
đang chạy bộ gần nhà. Dù không bị thương nặng nhưng vụ việc đã ảnh hưởng
không nhỏ tới tâm lí của Wang cũng như sự an tồn của gia đình anh. Các nhà
vận động tại Pháp cho biết đại dịch đã khiến vấn đề kỳ thị người gốc Á trở
nên tồi tệ hơn. Nhiều người dân nước này cịn thậm chí cơng khai rằng họ
khơng thích người gốc Á. Sun-Lay Tan, phát ngôn viên của Security for All
(một tổ chức đại diện cho hơn 40 hiệp hội người gốc Á) cho biết trải nghiệm
của mình với chủ nghĩa bài ngoại ở Pháp rằng khi Tan ngồi xuống ghế trên
tàu điện ngầm, người đàn ông ngồi bên cạnh đã lập tức đổi chỗ. Theo một báo
cáo của Viện nghiên cứu Lowy (Australia), hơn 1/3 số người Australia gốc
Hoa cảm thấy họ bị đối xử khác biệt hoặc ít ưu ái hơn trước đây. 18% nói
rằng, họ đã bị đe dọa hoặc tấn công do “di sản Trung Quốc” của họ.
Dù cố ý hay vơ tình, kỳ thị và phân biệt chủng tộc gây tổn hại đến con
người. Một số nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy phân biệt
chủng tộc hoặc phân biệt đối xử làm nạn nhân tăng nguy cơ mắc các vấn đề
về sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, trầm cảm,

bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thậm chí tử vong. Họ chịu đau về mặt thể xác
do bị hành hung, đánh đập. Họ chịu tổn thương về mặt tinh thần, trở nên tự ti,
lo sợ, căng thẳng kéo dài.
7


Kỳ thị và phân biệt chủng tộc không chỉ vi phạm quyền bình đẳng giữa
các dân tộc mà cịn xâm phạm quyền con người. Nó gây ra ảnh hưởng tiêu
cực đến thể chất, tinh thần của nạn nhân, làm tổn hại đến mối quan hệ hịa
bình, đồn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Đây là một vấn nạn mà tất cả
chúng ta cần phải đối mặt. Dù Công ước Quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình
thức phân biệt chủng tộc đã được ban hành, song, việc thực hiện chưa thật sự
hiệu quả. Chính phủ, nhà chức trách các nước cần sửa đổi luật về cấm phân
biệt, kỳ thị chủng tộc sao cho phù hợp với tình tình thực tế; cần giám sát, siết
chặt cơng tác quản lí nhằm ngăn chặn kịp thời, trừng phạt những hành động vi
phạm; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời mỗi người
cũng cần có nhận thức đúng đắn về sự khác biệt giữa các dân tộc, tôn trọng
quyền con người, quyền bình đẳng của các dân tộc khác; loại bỏ, bài trừ suy
nghĩ, lối sống phân biệt chủng tộc. Có vậy đời sống mới trở nên văn minh,
phát triển.
2.1.2 Chủ nghĩa dân tộc vắcxin
Chủ nghĩa dân tộc vắcxin (Vaccine nationalism), là khái niệm chỉ việc
ưu tiên lợi ích quốc gia trong việc cung cấp vắcxin cho các bệnh dịch tồn
cầu. Nó xuất hiện khi một quốc gia đạt được thỏa thuận với hãng cung cấp
dược phẩm để đặt trước một lượng lớn vắcxin cho chính quốc, bất kể số
vắcxin được đưa ra thế giới có là hạn.
Trong giai đoạn đầu, khi mới xuất hiện vắcxin Covid-19, một loạt các
nước đã đặt mua số lượng lớn vắcxin của các hãng dược phẩm tiềm năng
nhất: Mỹ đã đặt mua 1 tỷ liều, Nhật Bản đặt mua 120 triệu liều, Anh là nước
đứng đầu trong danh sách nhận 30 triệu liều vắcxin từ hãng dược Astra

Zeneca, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan cũng đã kí được thỏa thuận đặt mua 400 triệu
liều vắcxin với hãng dược này. Các nước giàu có chỉ chiếm 16% dân số thế
giới nhưng mua tới 60% nguồn cung cấp vắc-xin trên tồn cầu, có quốc gia
thậm chí đã đặt mua số lượng vượt qua số dân của mình. Để đảm bảo các
8


nguồn lực này cho chính mình, hơn 90 quốc gia, kể cả giữa các quốc gia trong
Liên minh châu Âu (EU), đã hạn chế việc xuất khẩu và cung cấp thuốc ra
ngồi nước. Bên cạnh đó, việc theo đuổi chính sách “ốc đảo miễn dịch” của
các nước, điển hình là Mỹ đã gây nên sự thiếu bình đẳng nghiêm trọng trong
cơng tác tiêm chủng. Vì nguồn cung vắcxin có hạn, điều đó đã hạn chế khả
năng tiếp cận vắcxin của nhóm quốc gia có khả năng tài chính thấp. Các nước
nghèo và đang phải triển vừa phải đối mặt với dịch bệnh hồnh hành, vừa
phải tìm câu trả lời cho bài tốn vắcxin. Có thể thấy Việt Nam trong giai đoạn
này đã phải đưa ra nhiều chiến lược để đương đầu với khó khăn, tăng cường
ngoại giao cũng như nỗ lực huy động, gom mua vắcxin mới có thể thực hiện
tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, cơ bản tiêm phủ mũi 1 cho cả nước.
Với một loại virus có khả năng lây lan nhanh chóng trên diện rộng cùng
sự xuất hiện không ngừng của các biến thế mới, việc tiêm vắcxin cho từng
quốc gia sẽ làm trầm trọng thêm và khiến đại dịch kéo dài. Do chưa được
tiêm vắcxin, nhiều quốc gia ở tất cả các khu vực trên thế giới ghi nhận sự gia
tăng mạnh về số ca nhiễm và số ca nhập viện vì COVID-19. Dẫn đến tình
trạng thiếu các máy thở oxy trầm trọng, các phương tiện điều trị và gây ra làn
sóng tử vong ở các khu vực châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Dịch bệnh
kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người dân mà
cịn tiếp tục gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Hàng loạt
các dịch vụ, doanh nghiệp đóng cửa khiến nhiều người lâm vào cảnh thất
nghiệp, học sinh không được đến trường, gián đoạn công tác giảng dạy, đứt
gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cả hàng hóa leo thang… Việc tiếp cận vắcxin khơng bình đẳng sẽ tạo ra rạn nứt giữa các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng

cao hơn và những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn. Những người sống ở
tầng lớp dưới, các nước nghèo, kém phát triển hơn bị từ hạn chế sự đi lại, chối
nhập cảnh do thiếu hộ chiếu vắcxin. Thậm chí, nó khiến nhiều người lợi dụng
tình trạng khan hiếm vắcxin để kiếm lợi bất hợp pháp: làm gia tăng của thị
9


trường chợ đen, vắcxin giả, hộ chiếu vắcxin giả,…; gây ra những hậu quả lâu
dài nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
Việc các quốc gia ưu tiên bảo vệ cơng dân của nước mình trước là điều
hiển nhiên, tuy nhiên khơng thể vì đó mà tạo thành chủ nghĩa dân tộc vắcxin.
Nó khơng chỉ tạo bất lợi cho các quốc gia khác mà cịn tác động ngược trở lại
chính các nước thực hiện chủ nghĩa dân tộc vắcxin. Toàn cầu hóa tạo nên mối
quan hệ gắn kết giữa các nước. Khó có thể phát triển nếu các bên thành phần
tụt hậu. “Muốn nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.
2.2 Liên hệ bản thân
Là một cơng dân của Việt Nam nói riêng, của thế giới nói chung, bản
thân em cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức và hiểu biết đúng đắn về
vấn đề dân tộc. Không được xem xét vấn đề một cách phiến diện mà phải
nhìn nhận từ nhiều khía cạnh. Biết phân tích nguồn gốc, bản chất và tính đúng
sai của vấn đề. Bên cạnh đó, biết tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho
bản thân những kỹ năng cần thiết, khơng ngừng nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính
sự phát triển của cá nhân. Thường xuyên cập nhật tin tức, tình hình dân tộc
trên thế giới. Lên án, phê phán những hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp
của các dân tộc. Tích cực đấu tranh, xóa bỏ nạn kỳ thị, phân biệt vùng miền,
dân tộc trong nước, nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới…góp phần xây
dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người cùng chung sống văn minh, bình
đẳng.


KẾT LUẬN
Mỗi giai đoạn phát triển của nhân loại sẽ tồn tại các vấn đề dân tộc
khác nhau. Dù ở bất kì quy mơ, mức độ nghiêm trọng nào, nó vẫn sẽ mang
theo những ảnh hưởng tiêu cực. Để có thể chống lại những điều đó, những
người lãnh đạo, đứng đầu các quốc gia cần nhận thức đúng bản chất, nguồn
10


gốc vấn đề và đưa ra các phương hướng giải quyết phù hợp. Song, đây là vấn
đề chung của cả dân tộc, của cả nhân loại, đòi hỏi sự nỗ lực của mọi cá nhân
trong cộng đồng. Nếu thiếu sự đồng lịng, hợp tác của nhân dân thì khó mà
thực hiện được mục tiêu. Bởi vậy mỗi người chúng ta cũng cần có thái độ và
góc nhìn đúng, lên án, bài trừ các hành vi làm tổn hại đến quyền, lợi ích của
các dân tộc; cùng đồn kết, tương trợ lẫn nhau, chung tay cùng xây dựng và
tiến tới một xã hội, một thế giới cơng bằng, bình đẳng, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (2021). Nhà xuất bản chính trị
quốc gia sự thật, Hà Nội.
2. M. (03/08/2022). Nguy cơ chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong cuộc chạy
đua giành vaccine covid 19. BAO DIEN TU VTV.
/>3. M.T. (22/03/2021). Phân biệt chủng tộc gốc Á – vấn nạn không chỉ ở
riêng nước Mỹ? VOV.VN. />4. VietNamNet News. (01/09/2020). Sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc
vắc-xin. />
11


5. VietNamNet News. (03/03/2021). Covid-19 và chủ nghĩa dân tộc
vaccine. />
12




×