Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thành công của hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.42 KB, 120 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
THÀNH CÔNG CỦA HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH: KẾ TỐN
MÃ SỐ: 8340301

BÌNH DƯƠNG - 2019


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
THÀNH CÔNG CỦA HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM NGỌC TỒN

BÌNH DƯƠNG - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thành
công của hệ thống thơng tin kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập trên địa bàn
tỉnh Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả số liệu trình
bày trong luận văn chưa từng được cơng bố và có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp
từ những nguồn thơng tin đáng tin cậy.
Bình Dương, tháng12 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Trúc

i


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, Tơi xin gửi đến q Thầy Cơ ở Khoa Kinh tế;
phịng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Thủ Dầu Một; tất cả quý Thầy Cô đã
truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS. Phạm Ngọc Toàn đã tận tâm hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn. Nếu khơng có những hướng dẫn tận tình của Thầy
thì tơi rất khó hồn thành được luận văn này.
Mặc dù, Tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn, nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong

nghiên cứu, nên luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp q báu của q Thầy Cơ để luận văn của Tơi
được hồn thiện hơn nữa.
Bình Dương, tháng 12 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Trúc

ii


TĨM TẮT
Để có được thơng tin kế tốn đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng sử
dụng thông tin, đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức thành cơng hệ thống thơng tin kế
tốn với những nội dung cần thiết và điều quan trọng là phải xác định được những
nhân tố tác động đến mức độ thành công của hệ thống thơng tin kế tốn, từ đó có
những giải pháp cụ thể cho việc tổ chức và vận dụng hệ thống thơng tin kế tốn tại
đơn vị.
Qua nghiên cứu, đề tài xác định có 5 nhân tố gồm: Nhân viên kế tốn (β =0,394
); Cơng nghệ thơng tin (β =0,401); Môi trường làm việc (β = 0,391); Hệ thống văn
bản pháp quy (β =0,282); Sự hỗ trợ của nhà quản lý (β = 0,301) ảnh hưởng đến mức
độ thành cơng của hệ thống thơng tin kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên
địa bàn tỉnh Bình Dương. Mỗi nhân tố khác nhau có mức độ tác động khác nhau
đến biến phụ thuộc của nghiên cứu này là mức độ thành công của hệ thống thông tin
kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất các khuyến nghị liên quan đến từng
nhân tố tác động để nâng cao hơn nữa mức độ thành cơng của hệ thống thơng tin kế
tốn tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài.........................................................................................1

2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................2

2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3
2.3. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................3
3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................4

5.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................4

5.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................4
5.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................4
6.

Kết cấu luận văn..........................................................................................5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 6
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ......................................6
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước ......................................8
1.3. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu ..............................................10
1.3.1.

Nhận xét .......................................................................................10

1.3.2.

Xác định khe hỏng nghiên cứu ....................................................13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 15
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 16
2.1. Một số vấn đề cơ bản về đơn vị SNCL .....................................................16
2.1.1.

Khái niệm về đơn vị SNCL .........................................................16

2.1.2.

Phân loại đơn vị SNCL ................................................................16


2.1.3.

Vai trò của đơn vị SNCL .............................................................18

iv


2.1.4.

Hoạt động của đơn vị SNCL........................................................18

2.2. Tổng quan về mức độ thành công của HTTT KT tại các đơn vị ..............20
2.2.1.

Khái niệm HTTT KT ...................................................................20

2.2.2.

Các thành phần của HTTT KT ....................................................21

2.2.3.

Vai trò của HTTT KT ..................................................................21

2.2.4.

Khái niệm mức độ thành cơng của hệ thống thơng tin ................22

2.2.5.


Mơ hình sự thành công của hệ thống thông tin ...........................22

2.2.6.

Nội dung tổ chức HTTT KT trong đơn vị SNCL ........................26

2.3. Lý thuyết nền liên quan đến nghiên cứu ...................................................33
2.3.1.

Lý thuyết đại diện ........................................................................33

2.3.2.

Lý thuyết lợi ích xã hội ................................................................33

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thành công của HTTT KT tại các đơn
vị SNCL

.....................................................................................................34

2.4.1.

Nhân viên KT ..............................................................................34

2.4.2.

Công nghệ thông tin.....................................................................34

2.4.3.


Môi trường làm việc ....................................................................35

2.4.4.

Hệ thống văn bản pháp quy .........................................................36

2.4.5.

Sự hỗ trợ của nhà quản lý ............................................................37

2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 39
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 40
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................40
3.1.1.

Nguồn dữ liệu ..............................................................................40

3.1.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................40

3.1.3.

Quy trình nghiên cứu ...................................................................41

3.2. Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................42
3.2.1.


Thiết kế nghiên cứu .....................................................................42

3.2.2.

Kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo .................42

3.2.3.

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ....................................................42

3.3. Nghiên cứu chính thức ..............................................................................46

v


3.3.1.

Mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................46

3.3.2.

Thu thập dữ liệu ...........................................................................47

3.3.3.

Xử lý và phân tích dữ liệu ...........................................................47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 50
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................... 51
4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát .......................................................51

4.1.1.

Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo ...........................................53

4.1.2.

Phân tích nhân tố .........................................................................56

4.1.3.

Phân tích hồi quy đa biến.............................................................62

4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu .....................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 69
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 70
5.1. Kết luận .....................................................................................................70
5.2. Khuyến nghị ..............................................................................................71
5.2.1.

Công nghệ thông tin.....................................................................71

5.2.2.

Nhân viên KT ..............................................................................72

5.2.3.

Môi trường làm việc ....................................................................72

5.2.4.


Sự hỗ trợ của nhà quản lý ............................................................73

5.2.5.

Hệ thống văn bản pháp quy .........................................................74

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ...................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.......................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 78
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 81

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
CNTT: Cơng nghệ thơng tin
CLTT: Chất lượng thơng tin
HCSN: Hành chính sự nghiệp
HTTT: Hệ thống thơng tin
KT: Kế tốn
SNCL: Sự nghiệp cơng lập

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước ..........................10

Bảng 2.1: Căn cứ xây dựng mơ hình nghiên cứu ......................................................38
Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu chính thức ...............................................................43
Bảng 4.1: Bảng thống kê mơ tả mẫu khảo sát ...........................................................52
Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo .......................................................53
Bảng 4.3: KMO and Bartlett's Test của các nhân tố ban đầu ...................................57
Bảng 4.4: Ma trận xoay của nhân tố khám phá .........................................................57
Bảng 4.5: Tổng phương sai trích của các nhân tố khám phá ....................................59
Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc. .....................60
Bảng 4.7: Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc ................................61
Bảng 4.8: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ................................................................61
Bảng 4.9: Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy ..................................................................62
Bảng 4.10: Bảng ANOVA .........................................................................................63
Bảng 4.11: Bảng trọng số hồi quy .............................................................................63
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố .............................................................71

viii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu của Rapina (2014)......................................................6
Hình 2.1 : Mơ hình sự thành cơng của hệ thống thơng tin DeLone & McLean (2003)
...................................................................................................................................23
Hình 2.2 : Mơ hình sự thành cơng của hệ thống thơng tin cập nhật DeLone &
McLean (2003) ..........................................................................................................24
Hình 2.3: Mơ hình sự thành công của hệ thống thông tin cập nhật DeLone &
McLean (2003) (đã điều chỉnh, 2016) ......................................................................26
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................41
Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa .............................................65
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa .................................................66
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ......................66


ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển khơng ngừng
của nền kinh tế thì các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) như: đơn vị sự nghiệp y
tế, giáo dục, văn hóa, thơng tin, sự nghiệp khoa học và công nghệ, sự nghiệp kinh
tế…. dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước cũng từng bước đi vào phát triển ổn
định và vững chắc, góp phần khơng nhỏ vào sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội của
đất nước.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị SNCL phải chấp hành nghiêm chỉnh
Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), các tiêu chuẩn, định mức, chế độ do nhà nước
ban hành như: Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017, Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015. Ngoài ra, cần phải cung cấp thơng tin KT có chất
lượng nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực, cơng khai minh bạch hố hoạt động
tài chính của nhà nước, là cơng cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc
lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao.
Công việc của kế toán (KT) trong các đơn vị SNCL là phải tổ chức hệ thống
thông tin (HTTT) phản ảnh thực tế số liệu tại đơn vị để quản lý và kiểm sốt nguồn
kinh phí, tình hình sử dụng, quyết tốn kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng tài
sản cơng, tình hình chấp hành dự tốn thu chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức
của nhà nước ở đơn vị.
Tổ chức HTTT KT là một trong những nội dung quan trọng trong công tác tổ
chức quản lý. Mức độ thành cơng của HTTT KT có ý nghĩa hết sức quan trọng và to
lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của các đơn vị SNCL, thực hiện đúng chế
độ quản lý kinh tế tài chính của nhà nước mà cịn cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp
thời thơng tin về kinh tế tài chính giúp nhà quản lý điều hành đơn vị ra quyết định
đúng đắn nhằm sử dụng tốt tài sản, nguồn vốn đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo ra

môi trường hoạt động hiệu quả. Do đó, tổ chức HTTT KT khơng chỉ đơn thuần là tổ
chức một bộ phận quản lý trong một tổ chức mà nó cịn là việc xác lập các yếu tố,
điều kiện cũng như các mối liên hệ tác động qua lại trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt

1


động KT, đảm bảo cho tổ chức sử dụng công cụ đó một cách khoa học, hợp lý và
nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, tổ chức HTTT KT trong các đơn vị hành chính
sự nghiệp cả nước nói chung và tổ chức HTTT KT tại các đơn vị SNCL trên địa bàn
tỉnh Bình Dương nói riêng, mặc dù đang từng bước hồn thiện nhưng vẫn cịn nhiều
bất cập, tình trạng thất thốt tài sản vẫn cịn xảy ra, thơng tin KT chủ yếu mang tính
chất báo cáo hành chính, CLTT KT khơng được đảm bảo, gây khó khăn trong việc
ra quyết định cho các nhà quản lý cũng như các đối tượng có nhu cầu sử dụng thơng
tin KT.
Vì vậy, hồn thiện và nâng cao tổ chức HTTT KT đã và đang trở thành nhu
cầu bức thiết trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, HTTT KT trong các đơn vị SNCL đang
dần được quan tâm nhằm cải tạo CLTT KT để nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu
quả hoạt động của các đơn vị. Để thực hiện được mục tiêu này chúng ta cần phải
nghiên cứu và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thành công của HTTT
KT cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến mức độ thành cơng của
HTTT KT; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao mức độ thành công của HTTT
KT, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Đó là lý do mà tác giả quyết định chọn
đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thành công của hệ thống thơng tin kế
tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm luận
văn để nghiên cứu. Thông qua đề tài này, tác giả muốn trình bày các lý thuyết về
HTTT KT; nhận diện, xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
thành công của HTTT KT tại các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua
đó đề ra các khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao mức độ thành công của HTTT

KT tại các đơn vị này.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thành công của HTTT KT tại
các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2


2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thành công của HTTT KT tại
các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ thành công của
HTTT KT tại các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ thành công của HTTT KT
tại các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như
sau:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT tại các đơn vị SNCL
trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTT KT tại các đơn vị
SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?
- Những khuyến nghị nào nhằm nâng cao mức độ thành công của hệ thống
thơng tin kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm cả hai phương
pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để tìm hiểu và xác định, cụ
thể:
Phần nghiên cứu định tính: được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ thành cơng của HTTT KT; xây dựng, hồn thiện thang đo HTTT
KT và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thành công của HTTT KT.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng hình thức tổng hợp các nghiên cứu trước, hệ
thống hóa cơ sở lý thuyết, thảo luận với chuyên gia là những người tham gia giảng
dạy, hoặc giữ các chức vụ quản lý liên quan đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị,
đồng thời thỏa mãn các điều kiện về thâm niên và trình độ chun mơn nhất định để
thực hiện.
Phần nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương
pháp khảo sát với công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng là bảng câu hỏi; gửi bảng

3


câu hỏi khảo sát đến cho các đối tượng là lãnh đạo các đơn vị, nhân viên phụ trách
KT, KT trưởng của các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu sử
dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý dữ liệu khảo sát, với các kỹ thuật như kiểm
định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mơ hình
hồi quy bội. Kết quả của nghiên cứu định lượng giúp xác định cũng như đo lường
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ thành công của HTTT KT.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố

ảnh hưởng đến mức độ thành công của HTTT KT tại các đơn vị SNCL.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu tại các đơn vị
SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Về thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu nghiên cứu và tiến hành khảo sát từ
tháng 6/2019 - 9/2019.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1.

Ý nghĩa khoa học

Luận văn xây dựng được mơ hình nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ thành công của HTTT KT tại các đơn vị thuộc khu vực công
mà cụ thể là tại các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên
cứu là nền tảng giúp phát triển mơ hình nghiên cứu, tác động qua lại giữa các nhân
tố cho các nghiên cứu sau này.
5.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến mức độ thành
công của HTTT KT tại các các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đưa
ra các khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ thành công của HTTT KT cho các đơn
vị. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thành công của HTTT
KT tại các đơn vị SNCL trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ là những thơng tin tham
khảo hữu ích cho các đối tượng có liên quan như các đơn vị SNCL tổ chức HTTT
KT tại đơn vị, hay các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý công tác KT
của các đơn vị SNCL.

4



6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu,
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

5


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngồi

- Ahmad Al-Hiyar (2013) và cộng sự đi tìm mối liên hệ của nhân tố cam kết
của nhà quản lý, chất lượng dữ liệu, nguồn nhân lực đến HTTT KT và CLTT KT
trong nghiên cứu “Factors that Affect Accounting Information System
Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara
Malaysia”. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc khảo sát về
mức độ nhận thức của 119 sinh viên của Trường đại học Utara Malaysia. Kết quả
cho thấy, có mối quan hệ đáng kể giữa nhân tố cam kết quản lý, chất lượng dữ liệu
với HTTT KT, còn nhân tố nguồn nhân lực thì khơng ảnh hưởng đáng kể.
- Rapina (2014) với nghiên cứu “Factors Influencing The Quality of
Accounting Information System And Its Implications on The Quality of Accounting
Information”. Research Journal of Finance and Accounting, ISSN 2222-1697
(Paper), ISSN 2222-2847 (Online) Vol.5. Bằng phương pháp nghiên cứu định

lượng, tác giả đã được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
như cam kết quản lý, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức đến tổ chức HTTT KT tại các
hợp tác xã ở Bandung, Indonesia, đồng thời đo lường sự tác động của HTTT KT,
cam kết quản lý, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức đến CLTT KT. Từ kết quả phân
tích, tác giả đã khẳng định thơng tin KT là đầu ra của HTTT KT do đó những tác
động của các nhân tố đến HTTT KT cũng tác động đến CLTT KT. Nghiên cứu đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát để lấy ý kiến
của các nhân viên KT đang làm việc tại 33 hợp tác xã ở Bandung, Indonesia này.
Mơ hình nghiên cứu của tác giả này được thể hiện ở mơ hình dưới đây:
Cam kết quản lý
Chất
lượng
HTTT
kế tốn

Văn hóa tổ chức

Chất
lượng
thơng tin
kế tốn

Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu của Rapina (2014)

6


- Deni Iskandar (2015) đã thực hiện nghiên cứu “Analysis Of Factors
Affecting The Success Of The Application Of Accounting Information System”

nhằm đề xuất những giải pháp cho các vấn đề về mối liên hệ của nhân tố cam kết
quản lý, nhân tố thẩm quyền của người sử dụng đến tổ chức HTTT KT. Tác giả đã
xây dựng hai giả thuyết: cam kết quản lý có ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT;
thẩm quyền của người sử dụng có ảnh hưởng đến chất lượng của HTTT KT. Sau
khi sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định các giả thuyết trên,
Deni Iskandar đã khẳng định nhân tố cam kết quản lý và thẩm quyền của người sử
dụng có ảnh hưởng đáng kể đến HTTT KT.
- Julia and Binti Puasa, Sharinah (2016) với nghiên cứu “Critical factors of
accounting information systems (AIS) effectiveness: a qualitative study of the
Malaysian federal government”. British Accounting & Finance Association Annual
Conference 2016 , 2016-03-21 - 2016-03-23, University of Bath. Mục đích của
nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của
HTTT KT (AIS) và tiêu chí sự hài lịng của người dùng được sử dụng như là thước
đo cho hiệu quả của AIS trong bối cảnh Chính phủ Liên bang Malaysia. Qua nghiên
cứu, các tác giả xác định có 27 yếu tố quan trọng của hiệu quả HTTT KT được phát
hiện trong nghiên cứu này và được phân loại thành ba nhóm yếu tố là yếu tố con
người (gồm: Cam kết; Giao tiếp hiệu quả; Kiến thức và năng lực; Trình độ nhân sự;
Sự tham gia của người dùng trong việc ra quyết định; Hỗ trợ quản lý hàng đầu; Đào
tạo; Chun mơn nội bộ; Chun mơn bên ngồi; Mối quan hệ trong người dùng
hoặc phòng ban), yếu tố tổ chức (gồm: Chiến lược hợp lý và phù hợp; Phân bổ
nguồn nhân lực; Đánh giá hiệu suất; Giám sát và kiểm sốt hiệu quả; Văn hóa tổ
chức; Hợp tác bên ngoài; Kiểm tra tài liệu, thủ tục) và yếu tố công nghệ (gồm: Cơ
sở hạ tầng được hỗ trợ; Cơng nghệ hiện đại; Tính linh hoạt của cơng nghệ; Đối
sánh; Biểu đồ tài khoản; Trình quản lý tập tin và chuẩn mực KT; Tuân thủ quy trình
vận hành tiêu chuẩn; Đánh giá hệ thống; Đánh giá cao thông tin KT). Mặt khác,
việc đo lường hiệu quả của AIS dựa trên sự hài lòng của người dùng được phân
thành ba đặc điểm chính, đó là nhận thức sự dễ sử dụng của hệ thống, nhận thức về
chất lượng (CLTT và chất lượng hệ thống) và lợi ích nhận được từ hệ thống.

7



- Puasa, Sharinah and Smith, Julia and Milda Amirul, Sharifah (2018) với
nghiên cứu “Accounting Information System (AIS) users' perception towards the
system effectiveness : preliminary findings in the context of the Malaysian Federal
Government”. In: 3rd Applied International Business Conference, 2018-10-23 2018-10-24. Bài viết này trình bày sơ bộ thực tiễn của HTTT KT trong mơi trường
của Chính phủ Liên bang Malaysia bằng cách điều tra nhận thức của người dùng
AIS về hiệu quả của hệ thống. Theo nghiên cứu này, Chính phủ đã nâng cấp HTTT
KT để phục vụ chức năng xử lý KT dồn tích cũng như cải thiện hoạt động, chất
lượng BCTC. Sự tiến bộ của hệ thống đòi hỏi một khoản đầu tư lớn vào cả tiền và
chuẩn bị vốn nhân lực. Như vậy, hệ thống được cài đặt dự kiến sẽ có hiệu quả để
làm cho đầu tư có giá trị. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện tại Phòng KT Tổng
cục Malaysia và Phòng KT của Bộ Tài chính Malaysia. Kết quả nghiên cứu cung
cấp cái nhìn sâu sắc về lịch sử của HTTT KT và thực tiễn HTTT KT hiện tại trong
Chính phủ Liên bang Malaysia; cung cấp hiểu biết về nhận thức của người dùng
HTTT KT về hiệu quả của HTTT KT; và khám phá chín tiêu chí của một hiệu quả
hệ thống HTTT KT đó là sự hài lịng của người dùng, thân thiện với người dùng,
truy cập dễ dàng, CLTT, đáp ứng yêu cầu của người dùng, hỗ trợ vận hành, cải
thiện năng suất, hỗ trợ ra quyết định và tăng tốc q trình KT.
1.2.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đồng (2012), “Hoàn thiện hệ thống thơng tin
kế tốn trong các trường đại học công lập Việt Nam”. Tác giả sử dụng phương pháp
định tính trong nghiên cứu. Trong phần cơ sở lý thuyết, tác giả đã nêu ra các nhân
tố cấu thành HTTT KT trong các đơn vị HCSN có thu gồm: bộ máy KT; phương
tiện kỹ thuật; hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo KT; các quá trình KT
cơ bản; hệ thống kiểm sốt. Trên cở sở đó, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng
HTTT KT tại một số trường Đại học công lập ở Việt Nam thuộc các đơn vị HCSN

có thu theo các nhân tố trên, đồng thời phân tích, đánh giá và đề ra phương hướng,
giải pháp hoàn thiện HTTT KT tại các trường ĐHCL ở Việt Nam.
- Nghiên cứu của Lê Thị Ni (2014), “Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

8


Tác giả đã kế thừa nghiên cứu của Ismail (2009) và Nguyễn Bích Liên (2012) để
phát triển một mơ hình với 06 biến độc lập được giả thuyết có tương quan tích cực
với hiệu quả của HTTT KT là: (1) độ phức tạp của HTTT KT, (2) sự tham gia của
nhà quản lý vào việc thực hiện HTTT KT, (3) sự cam kết của nhà quản lý vào việc
thực hiện HTTT KT, (4) kiến thức về HTTT KT của nhà quản lý, (5) kiến thức KT
của nhà quản lý và hiệu quả tư vấn từ chuyên gia bên ngoài. Thang đo hiệu quả của
HTTT KT được tác giả đo lường thông qua 06 biến là: chất lượng hệ thống, CLTT,
mức độ sử dụng thơng tin, sự hài lịng của người dùng, tác động tích cực với cá
nhân và tác động tích cực với tổ chức. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng,
tác giả tiến hành khảo sát chính thức với số lượng mẫu 172. Sau đó, tác giả kiểm
định mơ hình và các giả thuyết theo phương pháp thống kê mơ tả cùng phần mềm
SPSS. Kết quả cho thấy có hai nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả
của HTTT KT trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh là: kiến thức KT
của nhà quản lý và hiệu quả tư vấn.
- Nghiên cứu của Tô Hồng Thiên (2017), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn tại các trường đại học công lập ở Việt
Nam”. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã thực hiện khảo sát lấy
ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTT KT tại các trường
đại học công lập thông qua bảng trả lời câu hỏi của những người đang làm công tác
KT tại các trường đại học cơng lập như: Trưởng, Phó phịng Kế hoạch - Tài chính,
KT tổng hợp và chun viên KT có nhiều kinh nghiệm. Kết quả của nghiên cứu cho
thấy, tác giả đã xác định 07 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT tại các trường

đại học công lập ở Việt Nam là: (1) nhân viên KT, (2) nhà quản lý KT, (3) công
nghệ thông tin (CNTT), (4) môi trường làm việc, (5) hệ thống văn bản pháp quy, (6)
chuyên gia tư vấn và (7) ban giám hiệu. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành xây dựng
mơ hình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với tổ chức
HTTT KT tại các trường đại học công lập ở Việt Nam.
- Nghiên cứu của Cao Quý Khương (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ
chức hệ thống thơng tin kế tốn tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận”. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp nghiên cứu định tính

9



×