Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.93 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

HÀ NỘI – 2022


i
TĨM LƯỢC
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
ống hút sinh học của người tiêu dùng bao gồm 5 yếu tố: Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức
về môi trường, Thái độ, Kiểm soát hành vi và Giá trị cảm nhận.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp là phương pháp nghiên
cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng
qua phương pháp phỏng vấn với số lượng 10 người, trong quá trình xử lý số liệu tác
giả muốn tìm hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm ống hút
sinh học. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật phát bảng câu hỏi
đến các đối tượng là người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội với mẫu là 234. Dữ liệu
được xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0. Phương pháp hồi quy bội dùng để kiểm định
mơ hình các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả cho thấy có 5 yếu tố: Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về mơi trường, Thái
độ, Kiểm sốt hành vi và Giá trị cảm nhận có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh
học. Trong đó yếu tố Nhận thức về mơi trường có tác động thuận chiều và mạnh nhất
đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng.


Kết quả nghiên cứu đem lại một số hàm ý cho các tổ chức ban ngành, các doanh
nghiệp trong việc đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác
thải nhựa một cách tối đa và nâng cao chất lượng của các sản phẩm ống hút sinh học
nói riêng cũng như các sản phẩm xanh nói chung. Bên cạnh đó định hướng người tiêu
dùng về tác hại lớn của rác thải nhựa tới môi trường sống, từ đó họ sẽ thay đổi thói
quen tiêu dùng và nâng cao tầm quan trọng về việc bảo vệ môi trường sống xung
quanh chúng ta.


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô khoa Marketing trường Đại học Thương Mại. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của cơ giáo hướng dẫn, Bộ môn Nguyên lý Marketing – Khoa Marketing –
Trường Đại học Thương Mại, đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ chúng tơi hồn
thành đề tài này.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, khích lệ tinh thần giúp chúng tơi hồn thành bài nghiên cứu.
Vì bài nghiên cứu được hoàn thành trong thời gian ngắn, với kiến thức và kinh
nghiệm cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi sai sót. Kính mong q Thầy (Cơ) và những
người quan tâm đóng góp ý kiến để chúng tơi có thể làm tốt hơn trong những lần
nghiên cứu tiếp theo.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 3 năm 2022
Tác giả


iii
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC...............................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU MẪU.......................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ......................................................................viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.................................1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.................................................................1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài........................................2
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu....................................................................3
1.4.1. Câu hỏi tổng quát...........................................................................................3
1.4.2. Câu hỏi cụ thể.................................................................................................3
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................................3
1.5.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
1.5.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................3
1.6.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................3
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................4
1.7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
1.7.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp.............................................4
1.7.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp...............................................4
1.8. Kết cấu báo cáo nghiên cứu...............................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI......................................................6
2.1. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản............................................................6


iv

2.1.1. Hành vi tiêu dùng xanh...................................................................................6
2.1.2. Người tiêu dùng xanh.....................................................................................7
2.1.3. Sản phẩm xanh................................................................................................7
2.1.4. Ống hút sinh học.............................................................................................8
2.2. Các mơ hình nghiên cứu liên quan....................................................................9
2.2.1. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng..............................................................9
2.2.2. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)....................10
2.2.3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB).....................11
2.3. Các đề tài nghiên cứu có liên quan..................................................................13
2.3.1. Đề tài nghiên cứu ở trong nước....................................................................13
2.3.2. Đề tài nghiên cứu ở nước ngồi...................................................................16
2.3.3. Tóm tắt các nghiên cứu.................................................................................18
2.4. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất.....................................................20
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................20
2.4.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................22
TĨM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................24
3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................24
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................24
3.1.2. Quy trình nghiên cứu....................................................................................24
3.2. Phương pháp thu thập số liệu và kích thước mẫu.........................................25
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................25
3.2.2. Kích thước mẫu.............................................................................................25
3.2.3. Cách thức thu thập và xử lý số liệu..............................................................25
3.2.4. Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá sơ bộ các thang đo..............................27
TĨM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................30
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI..............................................................................31
4.1. Phân tích thống kê mơ tả.................................................................................31



v
4.1.1. Mô tả mẫu.....................................................................................................31
4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu............................................................35
4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha..............37
4.2.1. Kết quả phân tích thang đo “Ảnh hưởng xã hội”.........................................37
4.2.2. Kết quả phân tích thang đo “Nhận thức về mơi trường”.............................38
4.2.3. Kết quả phân tích thang đo “Thái độ”.........................................................38
4.2.4. Kết quả phân tích thang đo “Kiểm sốt hành vi”........................................39
4.2.5. Kết quả phân tích thang đo “Giá trị cảm nhận”..........................................39
4.2.6. Kết quả phân tích thang đo “Ý định mua ống hút sinh học”.......................40
4.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory FactorAnalysis)................40
4.3.1. Phân tích nhân tố với các biến độc lập........................................................40
4.3.2. Thang đo phụ thuộc......................................................................................43
4.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy.................................44
4.4.1. Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu....................................................................44
4.4.2. Phân tích hệ số tương quan Pearson (r).......................................................46
4.4.3. Phân tích hồi quy, kiểm định mơ hình và kiểm định lý thuyết......................48
4.5. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính..............................................51
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo “giới tính”......................................................52
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo “độ tuổi”.........................................................52
4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo “nghề nghiệp”................................................53
TÓM TẮT CHƯƠNG 4..........................................................................................55
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ HÀM Ý..
..................................................................................................................................... 56
5.1. Kết luận..............................................................................................................56
5.2. Hàm ý của kết quả nghiên cứu........................................................................57
5.3. Các giải pháp nhằm nâng cao ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội........................................................................................58

5.3.1. Yếu tố nhận thức về môi trường....................................................................58
5.3.2. Yếu tố ảnh hưởng xã hội...............................................................................59
5.3.3. Yếu tố giá trị cảm nhận.................................................................................60


vi
5.3.4. Yếu tố kiểm soát hành vi...............................................................................60
5.3.5. Yếu tố thái độ................................................................................................61
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................62
TÓM TẮT CHƯƠNG 5..........................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................64
PHỤ LỤC.................................................................................................................66


vii
DANH MỤC BIỂU MẪU
Bảng 4. 1: Giới tính mẫu nghiên cứu............................................................................47
Bảng 4. 2: Độ tuổi.........................................................................................................48
Bảng 4. 3: Nghề nghiệp.................................................................................................49
Bảng 4. 4: Thu nhập......................................................................................................50
Bảng 4. 5: Mô tả thống kê các biến nghiên cứu............................................................53
Bảng 4. 6: Kết quả thang đo “Ảnh hưởng xã hội”........................................................55
Bảng 4. 7: Kết quả thang đo “Nhận thức về môi trường”............................................55
Bảng 4. 8: Kết quả thang đo “Thái độ”.........................................................................56
Bảng 4. 9: Kết quả thang đo “Kiểm soát hành vi”........................................................56
Bảng 4. 10: Kết quả thang đo “Giá trị cảm nhận”.........................................................57
Bảng 4. 11: Kết quả thang đo “Ý định mua ống hút sinh học”.....................................57
Bảng 4. 12: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến độc lập......................................58
Bảng 4. 13: Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập........................60
Bảng 4. 14: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến phụ thuộc KMO and Bartlett's

Test................................................................................................................................61
Bảng 4. 15: Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc...............................................61
Bảng 4. 16: Thành phần thiết kế ban đầu......................................................................62
Bảng 4. 17: Thành phần mới được rút trích từ EFA.....................................................63
Bảng 4.18: Bảng tóm tắt các giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu sau khi nghiên cứu
định tính và phân tích EFA...........................................................................................64
Bảng 4.19: Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố (Pearson)................................67
Bảng 4. 20: Đánh giá sự phù hợp của mơ hình.............................................................67
Bảng 4. 21: Bảng kết quả phân tích ANOVA...............................................................68
Bảng 4. 22: Kết quả hồi quy (sử dụng phương pháp Enter)..........................................69
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính về ý định mua....................71
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý mua ống hút sinh học
theo độ tuổi....................................................................................................................72
Bảng 4. 25: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt về ý định ý mua ống hút sinh học
theo độ tuổi....................................................................................................................72
Bảng 4. 26: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý định ý mua ống hút
sinh học theo nghề nghiệp.............................................................................................73
Bảng 4.27: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt về ý định ý mua ống hút sinh học
theo nghề nghiệp...........................................................................................................73
Bảng 4. 28: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý định.......................74
Bảng 4. 29: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt về ý định.......................................75


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2. 1. Mơ hình hành vi mua của người tiêu dùng...................................................20
Hình 2. 2: Tháp phân cấp nhu cầu theo A.Maslow.......................................................21
Hình 2. 3: Mơ hình thuyết hành động hợp lý................................................................22
Hình 2. 4: Mơ hình thuyết hành vi dự định...................................................................23
Hình 2. 5: Mơ hình kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Hoàng Bảo, Trịnh Quốc Bảo,

Đỗ Hồng Minh Huyên, Hồ Thị Thanh Thủy.................................................................25
Hình 2. 6: Mơ hình kết quả nghiên cứu của tác giả Phan Thị Ân Tình.........................25
Hình 2. 7: Mơ hình kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Khanh.......................26
Hình 2. 8: Mơ hình kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Bạch Hoa.........................27
Hình 2. 9: Mơ hình kết quả nghiên cứu của tác giả Hosein Vazifehdoust, Mohammad
Taleghan, Fariba Esmaeilpour, Kianoosh Nazari..........................................................28
Hình 2. 10: Mơ hình kết quả nghiên cứu của tác giả Afzaal Ali & Israr Ahmad..........29
Hình 2. 11: Mơ hình kết quả nghiên cứu của tác giả Carmen Tanner & Sybille Wưlfing
Kast................................................................................................................................29
Hình 2. 12: Mơ hình nghiên cứu đề xuất “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống
hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”................................................35
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu...................................................................................39

Biểu đồ 4. 1: Giới tính mẫu nghiên cứu 48
Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ phân bổ độ tuổi...........................................................................49
Biểu đồ 4. 3: Phân bổ nghề nghiệp................................................................................50
Biểu đồ 4. 4: Phân bổ thu nhập.....................................................................................52


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AHXH
Ctg
Cs
EFA
phá GTCN
KMO
KSHV


: Ảnh hưởng xã hội
: Các tác giả
: Cộng sự
: Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám
: Giá trị cảm nhận
: Kaiser – Meyer – Olkin – Chỉ số để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố
: Kiểm sốt hành vi

Mean
NXB
NT
Sig
TD
TPB
hoạch TRA
YD

: Giá trị trung bình
: Nhà xuất bản
: Nhận thức
: Significance level – Mức ý nghĩa
: Thái độ
: Theory of Planned Behavior - Lý thuyết hành vi có kế
: Theory of Reasoned Action - Thuyết hành động hợp lý
: Ý định mua ống hút sinh học


1
PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đây là chương đầu tiên của bài nghiên cứu khoa học: xác định đề tài nghiên
cứu, sau đó sẽ xác định mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu để thực hiện bài nghiên cứu này, cuối cùng là ý nghĩa của việc
nghiên cứu và kết cấu của bài nghiên cứu này
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của nhân
loại. Bởi nó ảnh hưởng và chi phối khơng gian sống của chúng ta. Có thể nói, các loại
ơ nhiễm như: ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm môi trường nước,... hay
vấn đề thực phẩm không an tồn,... đang tác động khơng nhỏ đến sức khỏe và tinh
thần của con người. Sự ô nhiễm không chỉ bởi hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại
mà nó cịn đến từ những vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày là những vật tưởng
chừng như vô hại được làm từ những vật liệu khó phân hủy được.
Theo thống kê của Bộ Tài ngun & Mơi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra
môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra
biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới). Đơn cử
như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra mơi trường khoảng 80 tấn
nhựa và nilon. Trong đó, cứ 4.000 – 5.000 tấn rác thải mỗi ngày thì đã có 7% – 8% là
rác thải nhựa, nilon. Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy, chẳng mấy chốc Việt
Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy cơ “ô nhiễm trắng” trầm
trọng.
Nhận thức được những điều này, người tiêu dùng đã thay đổi về thói quen và
hành vi mua, việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường dần trở thành một
nếp sống tất yếu, một xu hướng sống hiện đại và văn minh. Thay thế những sản phẩm
nhựa bằng những sản phẩm có tính dễ phân hủy và tái sử dụng được là xu hướng mà
người tiêu dùng hướng đến. Chính vì vậy mà sản phẩm “ ống hút sinh học” đang thực
sự là mối quan tâm đối với mỗi khách hàng. Ống hút sinh học phân hủy hoàn toàn, ống
hút tre, ống hút giấy, ống hút cỏ bàng,... là những loại ống hút thân thiện với môi
trường đang được thịnh hành. Sự xuất hiện của nó đã góp phần thay đổi thói quen và

nhận thức người tiêu dùng thành phố Hà Nội trong việc sử dụng ống hút nhựa một lần.
Và nó đang trở thành phong trào ngày càng lan rộng được sử dụng rất nhiều ở các nhà
hàng, quán cà phê,...


2
Vậy để có thể tìm hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động vào ý định này nhóm
chúng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội”. Qua đó đưa ra
các đề xuất giúp cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ống hút sinh học có thể tiếp
cận dễ dàng sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó khuyến khích
hành vi mua ống hút sinh học của người tiêu dùng tại Hà Nội nói riêng và tồn quốc
nói chung.
1.2. Xác lập và tun bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Qua thời gian học tập và sinh sống tại Hà Nội, chúng em nhận thấy ý định mua
của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đối với ống sinh học còn hạn chế, chưa được
phổ biến đối với các gia đình. Đặc biệt là lợi ích của việc sử dụng ống nước sinh học
đối với môi trường và cá nhân người tiêu dùng còn chưa được mọi người tiếp cận một
cách cụ thể và chi tiết. Do đó, chúng ta cần phải tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua của ống nước sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội để đưa ra
các hướng giải quyết các vấn đề đó nhằm có thể đưa việc sử dụng ống hút sinh học
đến gần với người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
Để giải quyết tồn tại trên chúng ta cần phải làm rõ các vấn đề sau để phục vụ
nghiên cứu đề tài:
 Khái quát lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học
của người tiêu dùng, từ đó lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Phân tích rõ mục đích và giới hạn phạm vi của vấn đề nghiên cứu về các ý định
mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, nhằm đưa việc mua và
sử dụng ống hút sinh học đến gần hơn với người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.

 Thu thập nghiên cứu các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua các phương pháp
khảo sát phiếu trực tiếp, gián tiếp, phỏng vấn. Qua đó đánh giá thực trạng sử dụng và
mua dùng ống hút sinh hoạt của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát:
Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị cho người tiêu dùng
trên địa bàn Hà Nội sử dụng ống hút sinh học thân thiện, bảo vệ môi trường.



Mục tiêu cụ thể:


3
 Xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Phân tích thực trạng và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định
mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Thông qua kết quả nghiên cứu để xác định nhân tố nào tác động mạnh nhất đến
ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm thúc đẩy ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng, đưa
người tiêu dùng đến gần hơn với việc sử dụng ống hút sinh học làm hạn chế rác thải
nhựa, thân thiện với môi trường.
1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
1.4.1. Câu hỏi tổng quát

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội?
1.4.2. Câu hỏi cụ thể
 Yếu tố ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội không?
 Yếu tố nhận thức về mơi trường có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học
của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội khơng?
 Yếu tố thái độ có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội không?
 Yếu tố kiểm sốt hành vi có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội khơng?
 Yếu tố giá trị cảm nhận có ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của
người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội không?
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.5.1. Phạm vi nghiên cứu
 Về lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội.


Về mặt không gian: Thành phố Hà Nội.



Về mặt thời gian: 1/11/2021 - 30/1/2022.

1.5.2. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học
của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
 Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng cả nam và nữ có biết tới ống hút sinh
học.



4
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống
hút sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Nhóm nghiên cứu sử dụng
những thang đo từ các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước của nhiều tác giả
trên các lĩnh vực khác nhau. Những nghiên cứu này đã ứng dụng thành cơng mơ hình
Hành động hợp lý (TRA) của (Ajzen & Fishbein 1975) và mơ hình Hành vi dự định
(TPB) của (Ajzen, 1991), lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler (2013)
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng khi sử dụng ống hút
thân thiện với môi trường.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua nghiên cứu, kết quả nhận được sẽ đóng góp như một tài liệu tham
khảo về cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua các loại ống hút sinh
học. Bên cạnh đó nó cũng góp phần làm phong phú thêm tài liệu về ống hút nói chung
và các sản phẩm thân thiện với mơi trường nói riêng.
Những kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu đóng góp cho các chuyên đề tốt
nghiệp, khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối. Ngồi ra thơng qua kết quả
nghiên cứu giúp các doanh nghiệp có thêm thơng tin từ phía khách hàng về hành vi
mua sản phẩm của họ sẽ bị tác động bởi các nhân tố nào, từ đó làm cơ sở khoa học cho
việc điều chỉnh lại các chiến lược marketing, cũng như xây dựng thương hiệu cho phù
hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng, nhằm thu hút khách hàng và tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi sự kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng.
1.7.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Tham khảo từ Internet tổng cục thống kê, các bài báo, nghiên cứu trong nước và
nước ngoài.

1.7.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Khảo sát, phỏng vấn: Bảng hỏi được phát trực tiếp và thông qua khảo sát online
trên địa bàn Hà Nội với số lượng là 300 mẫu.
Nội dung chi tiết phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở Chương 3.
1.8. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu và hình ảnh, danh mục từ
viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu gồm 5 chương như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


5
Chương mở đầu trình bày tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài, vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Giới thiệu các khái niệm lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tổng quan
lý thuyết. Tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện trước đó, từ đó rút ra mơ hình nghiên
cứu tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua ống hút sinh học của người tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đưa ra các phương pháp dùng trong nghiên cứu như phương pháp định tính, định
lượng, phương pháp lấy mẫu, các phương pháp xử lý số liệu...
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Phân tích dữ liệu, tóm tắt kết quả nghiên cứu được.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận chính của nghiên cứu, bàn luận kết quả nghiên cứu, từ kết quả rút ra

được các hàm ý, đề xuất, hạn chế của nghiên cứu và hướng đề tài tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA ỐNG HÚT SINH HỌC CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chương này nhằm giới thiệu cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu. Trên cơ sở này, mơ
hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nhân tố tác động đến ý định mua ống hút
sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Chương này gồm 2 phần chính, cơ
sở lý thuyết về ý định mua ống hút sinh học của người tiêu dùng và xây dựng mơ hình
nghiên cứu.
2.1. Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản
2.1.1. Hành vi tiêu dùng xanh
Hành vi của người tiêu dùng là hành động của các nhân người tiêu dùng trong
việc tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn mua sản phẩm hay dịch. Hành vi của người tiêu
dùng còn phản ánh hành vi mua của các nhân dưới sự tác động của các yếu tố bên
trong và bên ngoài đến tâm lý trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm hay
dịch vụ đó.
Theo Philip Kotler, “Hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cá
nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng
và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”.
Theo David L.Loudon & Albert J. Della Bitta, “Hành vi người tiêu dùng được
định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh
giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ”.
Hành vi tiêu dùng xanh là hành vi mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm
thân thiện, bảo vệ mơi trường mà khơng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người cũng như không làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái của môi trường tự nhiên

như đất, nước, khơng khí,... Tiêu dùng xanh xuất phát từ chính mỗi chúng ta với mong
muốn giảm thiểu rác thải nhựa khó phân hủy thay bằng các sản phẩm có thể tái chế,
thời gian phân hủy nhanh khơng làm ảnh hưởng đến môi trường trên Trái Đất, từ đó
giúp cho sức khỏe của con người ngày càng được cải thiện.
Xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và
Việt Nam cũng là một nước đang cố gắng thực hiện xu thế đó một cách nhanh nhất với
những hiệu ứng và mức độ lan truyền việc tiêu dùng xanh ngày càng nhanh và mạnh


7
mẽ. Chính phủ các nước ngày đang nỗ lực đưa ra các chính sách khuyến khích người
dân của nước mình sử dụng các sản phẩm tiêu dùng xanh.
Hành vi tiêu dùng xanh không chỉ là việc mua, bán, cung cấp, sử dụng và tuyên
truyền các sản phẩm thân thiện với mơi trường mà nó cịn tạo điều kiện thuận lợi có
mục tiêu dài hạn về bảo vệ và bảo tồn môi trường tự nhiên và trước tiên là môi trường
xung quanh chúng ta sống bằng các hoạt động thực tế như sử dụng túi giấy, túi vải
thay cho túi nilon khi đi mua thực phẩm, thay thế ống hút nhựa dùng một lần bằng ống
hút sinh học thân thiện với mơi trường, thực hiện các thử thách một ngày nói khơng
với rác thải nhựa,...Từ đó tạo hiệu ứng tốt tác động đến cộng động để cùng chung tay
bảo vệ môi trường khỏi sự đe dọa của rác thải nhựa.
2.1.2. Người tiêu dùng xanh
Chưa có khái niệm - Người tiêu dùng xanh
Theo thống kê của cơ quan Cone Communications năm 2013, ở Hoa Kỳ có 71%
người tiêu dùng quan tâm tới mơi trường khi họ mua sắm, trong đó 7% quan tâm đến
môi trường trong mọi lần mua sắm, 20% thường xuyên quan tâm đến môi trường và
44% quan tâm đến môi trường (A.N, 2021).
Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới đang dần dần hướng tới các sản phẩm
xanh, thân thiện với mơi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và
dịch vụ chất lượng cao. Người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa
được gắn nhãn mác đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững. Xu hướng sống xanh, tiêu dùng

xanh cũng đặt ra bài toán mới cho các doanh nghiệp Việt để phù hợp với xu thế phát
triển chung và nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngồi nước
(Tạp chí Bộ Cơng thương , 2021).
2.1.3. Sản phẩm xanh
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về sản phẩm xanh và vẫn chưa có định nghĩa
nào thống nhất. Chẳng hạn, Shamdasani & cộng sự định nghĩa sản phẩm xanh là sản
phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc tổn hại tài nguyên thiên nhiên và có thể tái
chế và bảo tồn. Sản phẩm xanh đó là một sản phẩm có chất liệu hoặc bao bì thân
thiện với môi trường hơn trong việc giảm tác động đến môi trường (Shamdasani, et al.,
1993). Nimse và cộng sự cho rằng sản phẩm xanh là những sản phẩm sử dụng các vật
liệu có thể tái chế, giảm thiểu tối đa phế thải, giảm sử dụng nước và năng lượng, tối
thiểu bao bì và thải ít chất độc hại ra mơi trường (Nimse, et al., 2007). Nói cách khác,
sản phẩm xanh đề cập đến sản phẩm kết hợp các chiến lược tái chế hoặc với tái chế nội
dung, giảm bao bì hoặc sử dụng các vật liệu ít độc hại hơn để giảm tác động lên tự
nhiên môi trường (Irawan, R., Darmayanti, & D., 2012).
Sản phẩm xanh được biết đến là một trong những sản phẩm đang là xu hướng
của thị trường hiện nay. Các sản phẩm xanh được tạo ra từ những loại vật liệu thân


8
thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa các chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến
cơng nhân và người tiêu dùng, cải thiện tốt được chất lượng của nguồn khơng khí
trong nhà và giảm được tình trạng ơ nhiễm nước.
Sản phẩm xanh là những sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi
trường, sản phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc làm tổn hại đến chức năng của
hệ sinh thái tự nhiên. Sản phẩm xanh là những sản phẩm ở các ngành hàng như đồ gia
dụng, thực phẩm, mỹ phẩm, chúng được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, hữu
cơ hoặc các thành phần đơn giản, gần như không gây tổn hại đến môi trường cũng như
sức khỏe của mọi người.
2.1.4. Ống hút sinh học

Theo wikipedia, ống hút là một đồ dùng hình ống, cho phép người dùng lấy đồ
uống thuận tiện hơn, dùng để đưa những thức uống (thường là đồ uống lạnh) hoặc
thức ăn lỏng như sữa lắc, sữa, nước ngọt, nước ép trái cây,trà sữa từ ly, cốc,... đựng
thức uống đó đến miệng. Ống hút thường được làm từ bằng giấy, tre, thép không gỉ
hoặc nhựa (chẳng hạn như polypropylene và polystyrene), hoặc vật liệu khác.
Ống hút nhựa xếp thứ 6 trong top các loại rác khó có thể phân hủy và nằm trong
top 10 loại rác thải được tìm thấy nhiều nhất khi nhắc đến vấn đề chất thải đại dương.
Có tới 8.3 tỷ ống hút nhựa đang làm ơ nhiễm mọi bãi biển trên tồn thế giới – Theo
kết quả nghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứu biển Hoa Kỳ năm 2018.
Hiện nay trên thị trường có có rất nhiều loại ống hút nhựa được bày bán với đủ
màu sắc và kích cỡ khác nhau, bắt mắt thu hút trẻ nhỏ. Chúng có giá thành vơ cùng
nhẹ nên được các quán trà sữa, sử dụng rất nhiều nhằm tiết kiệm chi phí. Nhưng thế
giới phải mất từ 200 – 500 năm để ống hút nhựa mới có thể phân rã khơng đồng nghĩa
rằng chúng bị loại trừ hoàn toàn.
Người tiêu dùng ở nhiều quốc gia đã và đang nỗ lực tìm kiếm sản phẩm thay
thế. Trước “cái chết” của ống hút nhựa, phong trào sử dụng ống hút sinh học bùng nổ
và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu.
Thế nào là Ống hút sinh học . Ống hút sinh học được giới thiệu sẽ trở thành sản phẩm
thay thế hồn hảo cho ống hút nhựa, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi
trường.
Ống hút sinh học được sản xuất từ được làm hoàn tồn từ tinh bột ngơ, cùng
với chất tự phân hủy nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu. Để sản xuất ống hút an tồn,
phía cơng ty sản xuất tồn bộ trên quy trình cơng nghệ cao, có bộ phận giám sát,
khơng hóa chất nên đảm bảo an tồn cho sức khỏe.
Các loại ống hút sinh học thân thiện với môi trường ngày càng có nhiều mẫu mã
hơn, và đang được sử dụng ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn của Việt Nam. Nó
đã và đang tiếp cần được đến người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng các loại sản phẩm


9

xanh, thân thiện với môi trường. Khi xu hướng bảo vệ môi trường ngày càng được
quan tâm hơn và mong muốn hạn chế rác thải nhựa, một số nhà hàng, quán ăn,...đang
dần sử dụng ống hút sinh học thay thế cho ống hút nhựa.
2.2. Các mơ hình nghiên cứu liên quan
2.2.1. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
Trong giáo trình “Quản trị Marketing” của Giáo sư Philip Kotler và cộng sự đã
nêu lên các lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng như sau:
Các chiến lược Marketing hỗn hợp đều xuất phát từ sự nghiên cứu về hành vi, sở
thích mua và tiêu dùng và xem thử phản ứng của khách hàng. Sự thành công của các
chiến lược Marketing sau này là sự nghiên cứu đúng về hành vi khách hàng, nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và bên cạnh đó, cũng nhiều nhà nghiên cứu đã
đưa ra nhiều mơ hình khác nhau để mơ tả hành vi người tiêu dùng.

Hình 2. 1. Mơ hình hành vi mua của người tiêu dùng
(Nguồn: Philip Kotler & Kevin Keller, 2013)
Mơ hình hành vi người tiêu dùng gồm 3 nhân tố cơ bản: các tác nhân kích thích,
hộp đen ý thức và các phản ứng đáp lại của người tiêu dùng.
Trong lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler chỉ ra rằng: văn hóa,
xã hội, cá nhân và tâm lý. Những nhân tố này là những nhân tố thuộc mơi trường bên
ngồi doanh nghiệp, doanh nghiệp khơng kiểm sốt được. Đây là những tác nhân đóng
vai trị hình thành và tạo ra những biến đổi về các đặc tính trong hành vi người tiêu
dùng nên cần phải được xem xét cẩn thận:


Các yếu tố thuộc về văn hóa



Các yếu tố thuộc về xã hội




Các yếu tố mang tính chất cá nhân



Các yếu tố tâm lý


1
Lý thuyết về động cơ của A. MASLOW: Abraham Maslow (1943) đã tìm cách lý
giải việc tại sao vào những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thúc đẩy bởi những
nhu cầu khác nhau. Tại sao một người nào đó lại dành khá nhiều thời gian và cơng sức
vào sự an tồn cá nhân, cịn người kia thì muốn được người khác trọng vọng? Câu trả
lời của ông là nhu cầu của con người được sắp xếp theo một trật tự thứ bậc, từ nhu cầu
có tính chất cấp thiết nhất đến nhu cầu ít cấp thiết nhất.

Hình 2. 2: Tháp phân cấp nhu cầu theo A.Maslow
(Nguồn: A.Maslow, 1943)
2.2.2. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Mơ hình thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý
định được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn
chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975).
Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi.
Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như
xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của
thái độ hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay khơng ưa
thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động
của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ).
Lý thuyết hành động hợp lý là mơ hình được thành lập để dự báo về ý định

(Fishbein, M., Ajzen, & I., 1975) có hai yếu tố chính trong mơ hình là Thái độ và
Chuẩn chủ quan được biểu hiện trong hình sau đây:



×