Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

cách mạng khoa học kỹ thuật và tác động đến nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.71 KB, 27 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tác giả
Lại Minh Đức


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................1
MỤC LỤC........................................................................................................2
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................5
1.Lý do chọn đề tài....................................................................................5
2.Mục đích nghiên cứu..............................................................................6
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................6
4.Kết cấu cấu đề tài...................................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................8
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.............................................................8
1.1.

Lý Luận Về Cách Mạng Khoa học.................................................8

1.1.

Khái niệm....................................................................................8

1.1.2.
1.2.


Ý nghĩa của cách mạng khoa học.............................................8

Cách mạng khoa học kỹ thuật........................................................8

1.2.1 Cách mạng Khoa học Kỹ thuật giai đoạn 1:.................................9
1.2.2.
1.3.

Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật giai đoạn II:.......................10

Kinh tế thị trường.........................................................................12

1.3.1. Khái niệm..................................................................................12
1.3.2.

Ưu điểm nền kinh tế thị trường..............................................13

1.3.3.

Nhược điểm kinh tế thị trường...............................................13

1.3.4.

Đặc điểm nền kinh tế thị trường nước ta................................15

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ.........................................................16


2.1. Tác động chung của cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT)

hiện đại....................................................................................................16
2.2. Tác động tích cực của cách mạng khoa học kỹ thuật đến nền kinh tế
thị trường.................................................................................................16
2.1.1. Cuộc Cách mạng KHKT đưa loài người đến một nền văn minh
mới.......................................................................................................16
2.2.2. Cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi căn bản phương thức
lao động của con người.......................................................................17
2.2.3. Cách mạng KHKT làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân.........17
2.2.4. Cuộc Cách mạng KHKT làm thay đổi phân bố sản xuất..........19
2.2.5. Cuộc Cách mạng KHKT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mơ tồn cầu.................19
2.2.6. Các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau..............................20
2.3. Hậu quả của Cách mạng khoa học kỹ thuật đến nền kinh tế thị
trường......................................................................................................20
2.4.Tác động của khoa học - công nghệ đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam.........................................................................................................22
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CUỘC CÁCH MẠNG KỸ THUẬT
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...................................................24
3.1. Tạo động lực cho sự phát triển KHCN............................................24
3.2. Tạo nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu KHCN.............24
3.3. Đổi mới và hồn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tài chính 24
3.4. Tận dụng xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước nhằm
mở rộng quan hệ quốc tế về KHCN........................................................25
3.5. Có chiến lược đào tạo dài hạn nhằm tăng nguồn nhân lực KHCN..25
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................26


Tài liệu tham khảo:......................................................................................27



PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong thời gian quan Đảng và nhà nước ta đã và đang khơng ngừng học
tập, tìm hiểu để tiếp thu những tri thức nới chung và các thành tựu khoa học
công nghệ của các nước đi trước nói riêng. Trong đó vai trị của yếu tố con
người ln được đề cao trong hệ thống lực lượng sản xuất, dựa trên sự vận
dụng đồng bộ các ngành cơng nghệ mới có hàm lượng công nghệ cao như
công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học… cuộc cách
mạng khoa học cơng nghệ có tác động mạnh mẽ đến cơng cuộc đổi mới của
Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Sau hơn 20 năm thực hiện sự
nghiệp đổi mới, với đường lối đổi mới đúng đắn, phát huy sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Đảng và nhân
dân ta đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng: Đất nước ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; nước ta ngày càng có vị thế cao trên trường quốc tế, có uy
tín và niềm tin với bè bạn các nước trên thế giới, tạo thế và lực mới cho sự
thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó sau một thời gian tìm hiểu, em đã lựa chọn chủ
đề “Cách mạng khoa học kỹ thuật đối với nền kinh tế thị trường hiện nay”
2.Mục đích nghiên cứu
-Luận văn có mục tiêu chủ yếu là làm rõ mặt lý luận về cách mạng khoa học
công nghệ và ảnh hưởng đối với nền kinh tế thị trường
-Đi sâu hơn ta có những nội dung chủ yếu sau:
+ Nghiên cứu lý luận về các định nghĩa.
+ Đánh giá tình hìnháp dụng cách mạng khoa học cơng nghệ trong nước.
+ Những cải tiến có thể thực hiện.


3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận được nghiên cứu trong vòng 4 tuần, tập chung nghiên cứu

về các khái niệm cũng như lý luận về các vấn đề liên quan đến cách mạng
khoa học kỹ thuật. Vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong nền kinh tế
thị trường của thế kỷ XXI. Khi mà chúng ta đang đứng trước thời cơ mới,
nhân loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình
thành nền kinh tế dựa vào tri thức.
4.Kết cấu cấu đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, cũng như các phần phụ lục
khác, kết cấu đề tài gồm các phần sau:
NỘI DUNG
I, Khái Niệm Cơ Bản Về Cách Mạng Khoa Học Kỹ Thuật Và Nền Kinh Tế Thị
Trường Nước Ta.
II, Tình Hình Ứng Dụng, Phát Huy Khoa Học Công Nghệ Trong Nước Ta
Hiện Nay.
III, Kết luận


Do kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều, lại bị hạn chế về thời gian
nên bản luận văn không tránh khái những khiếm khuyết. Với tinh thần thực sự
muốn hiểu biết thêm về đề tài “Quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị
trong nền kinh tế hàng hóa” và muốn có nhiều kiến thức thực tế, em rất mong
nhận được sự quan tâm, trao đổi và góp ý của các thầy cơ giáo và các bạn để
hoàn hiện hơn nữa bài tiểu luận cũng như kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.


Lý Luận Về Cách Mạng Khoa học

1.1.

Khái niệm
Trong lịch sử khoa học, cuộc cách mạng khoa học là một giai đoạn phát

sinh nhiều ý tưởng mới về vật lý, thiên văn học, sinh học, giải phẫu học con
người, hóa học, và các ngành khoa học khác dẫn tới sự loại bỏ các chủ nghĩa
học thuyết đã được đưa ra từ thời Hy Lạp cổ đại đến thời Trung cổ, và đặt nền
móng cho khoa học hiện đại. Theo các học giả nổi tiếng, cách mạng khoa học
bắt đầu từ việc xuất bản hai cơng trình làm thay đổi diện mạo của khoa học
vào năm 1543 và tiếp tục ảnh hưởng cho đến cuối thế kỷ 17. Nhà triết học và
sử gia Alexandre Koyré đã đặt ra thuật ngữ scientific revolution (cách mạng
khoa học) vào năm 1939 để mô tả giai đoạn này.
1.1.2. Ý nghĩa của cách mạng khoa học
Làm sự biến đổi triệt để về chất của lực lượng sản xuất, biến khoa học kĩ thuật
thành nhân tố chủ đạo của sự phát triển nền sản xuất xã hội, thành lực lượng
sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự biến đổi cách mạng trong cơ sở vật chất kĩ thuật
của xã hội, trong tính chất và phân cơng lao động xã hội. CMKH - KT tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội, địi hỏi ngày càng nâng cao trình độ
học thức chun mơn, trình độ văn hố, tổ chức, làm thay đổi thói quen, tập
tục lỗi thời; thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.
1.2.

Cách mạng khoa học kỹ thuật
Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật là một quá trình thay đổi căn bản của

hệ thống kiến thức về Khoa học kỹ thuật diễn ra trong mối quan hệ khăng khít
với q trình phát triển của xã hội loài người. Cho đến nay, loài người đã trải

qua hai cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật. Cuộc Cách mạng Khoa học kỹ


thuật gắn với cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ XVIII – XIX(Lần 1)
và cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật hiện đại diễn ra từ năm 1940 đến
nay(Lần 2). Hai cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống và kinh tế – xã hội của thế giới,
đặc biệt là cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật hiện đại.
1.2.1 Cách mạng Khoa học Kỹ thuật giai đoạn 1:
Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật: Giai đoạn I Cuộc Cách mạng Khoa
học – Kỹ thuật diễn ra rất sôi động, phù hợp với thời kỳ phục hồi và phát triển
kinh tế đã bị tàn phá và kiệt quệ sau chiến tranh của nhiều nước (trừ Hoa Kỳ).
Những thành tựu khoa học được nghiên cứu, phát minh trong thời gian chiến
tranh đã được hoàn thiện và ứng dụng vào sản xuất cũng, như đời sống để sản
xuất ra nhiều của cải vật chất, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
Điều đó đã làm cho nền kinh tế thế giới phát triển mạnh theo chiều rộng, tập
trung vào các hướng chủ yếu:
+ Tăng cường khai thác các nguồn năng lượng, mở rộng các cơ sở
nguyên vật liệu
+ Tăng cường cơ khí hóa, nâng cao năng suất lao động.
+ Chú trọng phát triển các ngành sản xuất truyền thống sử dụng nhiều
nguyên liệu như: luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất và dệt.
+ Mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các đại dương và khoảng không vũ
trụ.
+ Nghiên cứu ứng dụng di truyền học như kỹ thuật gen để nâng cao
năng suất cây trồng và vật nuôi nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
Nhờ vậy, khối lượng các sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế thế giới trung bình năm khá cao (khoảng 5 – 6%). Nguồn của cải
vật chất dồi dào đã làm cho đời sống của nhân dân nhiều nước được cải thiện.
Nhưng sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế theo chiều rộng trong



giai đoạn này, đặc biệt là sản xuất công nghiệp với cường độ và quy mơ lớn
địi hỏi khối lượng nguyên, nhiên liệu lớn, dẫn đến tình trạng suy kiệt các tài
nguyên, ô nhiễm môi trường. Thập kỷ 70 đã xảy ra cuộc khủng hoảng năng
lượng và nguyên liệu, giá các loại nguyên vật liệu cũng như nhân công tăng
rất cao, sự cạnh tranh thị trường giữa các nước công nghiệp diễn ra khốc liệt.
Trước tình trạng đó, buộc các nước phải chuyển hướng sang phát triển bền
vững, phát triển kinh tế tri thức, tăng cường sử dụng KHKT nhiều hơn vào
việc đổi mới nền sản xuất, phát triển các ngành công nghệ mới nhằm giảm bớt
sự tiêu hao các nguyên vật liệu và nhân công lao động, tạo được nhiều sản
phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ. Do vậy, cuộc Cách mạng
Khoa học – Kỹ thuật hiện đại chuyển sang giai đoạn
1.2.2. Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật giai đoạn II:
Tiếp tục những kết quả nghiên cứu của giai đoạn trước, trong giai đoạn
này cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật nhằm vào các hướng nghiên cứu
chính sau: Thay thế và giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lượng, nguyên
vật liệu truyền thống Các nguồn năng lượng truyền thống vẫn được sử dụng
trong sản xuất gồm: than đá, dầu mỏ, khí đốt… Các nguồn năng lượng này
đều thuộc các loại tài nguyên có khả năng cạn kiệt. Việc khai thác chúng ngày
càng trở nên khó khăn, tốn kém và các nguồn tài nguyên này đang bị suy kiệt.
Thêm vào đó, việc sử dụng các loại năng lượng truyền thống lại gây ra tình
trạng hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất nóng lên và ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang tăng cường phát triển các nhà
máy điện chạy bằng năng lượng nguyên tử để thay thế cho các nhà máy nhiệt
điện. Ở một số nước, nguồn điện mới này đã chiếm tới 50% tổng sản lượng
điện (như ở Pháp). Những năm gần đây, công nghệ nano được nghiên cứu và
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt vào việc chế tạo, xây dựng các nhà
máy điện năng lượng nguyên tử để nâng cao độ an toàn của các thiết bị, tạo ra
nguồn năng lượng sạch (Pháp là nước đi đầu trong lĩnh vực này). Kế hoạch



của Việt Nam năm 2020 sẽ có nhà máy điện năng lượng nguyên tử đầu tiên đi
vào vận hành. Song song với việc phát triển điện nguyên tử, các nhà khoa học
và các nước cũng đang tăng cường nghiên cứu, ứng dụng việc sử dụng các
nguồn năng lượng của thủy triều, gió, năng lượng Mặt Trời, nhiệt trong lịng
đất… Việc giảm bớt mức tiêu thụ năng lượng, nguyên vật liệu cịn có nhiều
thành cồng trong việc chế tạo ra các loại phương tiện, thiết bị, máy móc sử
dụng ít ngun liệu truyền thống và giảm tiêu hao năng lượng, hoặc sử dạng
năng lượng mới khơng gây ơ nhiễm… Ngồi ra cũng đạt được nhiều thành
tựu trong nghiên cứu và sử dụng các loại ngun vật liệu nhân tạo mới, có
tính năng tốt hơn như: hợp kim, chất dẻo, sợi thủy tinh, các chất tổ hợp, các
chất gốm sứ chịu áp lực cao, các chất bán dẫn, siêu dẫn… giúp cho việc giảm
mức tiêu thụ các loại nguyên, nhiên vật liệu, giải quyết các vấn đề phức tạp
trong công nghệ và kinh doanh.
Giai đoạn này có những đặc điểm như sau:
+Tăng cường tự động hóa trong sản xuất cơng nghiệp và nhiều ngành
kinh tế Để tăng cường tự động hóa đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng nhằm
chế tạo ra các thiết bị hiện đại như máy tính điện tử, máy điều khiển số, người
máy (rơbơt)… Nhờ đó mà có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm ngày càng
hoàn thiện hơn. Những kết quả này đã góp phần giảm bớt hoặc thay thế cho
người lao động trong những công việc đơn giản, công việc nặng nhọc hoặc
nguy hiểm để tăng cường nguồn lao động có kỹ thuật cao.
+Phát triển nhanh và khơng ngừng hồn thiện kỹ thuật điện tử và tin
học viễn thơng Đây là những ngành mới, nhưng có vai trị quan trọng, chi
phối tồn bộ phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nhờ đó, có thể phát huy tốt nhất
sức mạnh và trí tuệ của con người, rút ngắn được khoảng cách về thời gian và
không gian trong thu thập, xử lý thông tin, liên lạc cũng như trong nhiều lĩnh
vực khác.



+Phát triển cơng nghệ sinh học để có những sản phẩm mới, năng suất
cao, chất lượng tốt Các ngành công nghệ sinh học được phát triển trên cơ sở
những khám phá, phát minh trong lĩnh vực sinh vật học, di truyền học như kỹ
thuật gen, kỹ thuật nuôi cấy tế bào, công nghệ vi sinh… Sự phát triển các
ngành công nghệ này đã mở ra những triển vọng to lớn cho ngành nông
nghiệp và đối với sự sống của con người, như việc nhân bản tế bào, xây dựng
sơ đồ gen, men vi sinh, nuôi cấy mô… Kết quả giúp cho con người tạo ra
nhiều vật chất mới, giảm sự phụ thuộc của con người vào tự nhiên, tăng khả
năng chữa được nhiều bệnh nan y…
+Phát triển công nghệ môi trường Loài người sử đụng ngày càng nhiều
nguyên, nhiên liệu và xả vào môi trường ngày càng nhiều chất thải. Ô nhiễm
môi trường do các chất thải trở thành vấn đề đối mặt của các quốc gia và toàn
thế giới. Vì vậy, những thập kỷ gần đây có nhiều nghiên cứu, ứng dụng vào
việc xử lý, tái chế các chất thải. Nước thải được thu gom, sử dụng cơng nghệ
hóa sinh để làm sạch. Rác thải được thu gom, phân loại rồi tái chế hoặc xử lý,
tạo ra nguồn năng lượng sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện. Những nước
công nghiệp phát triển đã tăng cường phát triển công nghệ này như: CHLB
Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy Sỹ…
1.3.

Kinh tế thị trường

1.3.1. Khái niệm
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế,
nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một
cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường. Theo Xmit
(Adam Smith), với lí thuyết “bàn tay vơ hình" thì nền kinh tế thị trường là nền
kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như khơng có

sự can thiệp của Nhà nước. Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là
có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho


thuyết này là Kâynơ (J. M. Keynes) với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất
và tiền tệ".
1.3.2. Ưu điểm nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì
giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản
xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn,
thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mơ sản xuất, và do
đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả.
Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận
thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào
thải.

1.3.3. Nhược điểm kinh tế thị trường
Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình
đẳng trong xã hội và quan niệm. Người giàu sẽ sử dụng lợi thế của mình để
chiếm hữu ngày càng nhiều của cải và quyền lực hơn, trong khi người nghèo
sẽ ngày càng nghèo hơn.
Sau một thời gian cạnh tranh "cá lớn nuốt cá bé", các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ
dần biến mất, chỉ cịn lại một số ít các nhà sản xuất lớn. Kinh tế thị trường sẽ
dần biến thành độc quyền chi phối.
Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất liên
tục, sớm muộn sẽ dẫn đến mất cân bằng cung cầu. Trong giai đoạn đầu, các
công ty đầu tư phát triển sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu
tăng không tương xứng với cung. Hiện tượng này tích lũy qua nhiều năm sẽ
dẫn đến khủng hoảng thừa: hàng hoá bị ứ đọng, giá cả sụt giảm, do không bán
được hàng để thu hồi chi phí đầu tư nên hàng loạt doanh nghiệp phá sản và

dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ năm 1929 chính


là kết quả của sự tăng trưởng sản xuất quá mức trong thập kỷ 1920 mà khơng
có sự điều tiết hợp lý của chính phủ.

Đó là chưa kể vấn đề về sự sai và sót trong thơng tin có thể dẫn tới việc phân
bổ nguồn lực không hiệu quả. Do một số ngun nhân, giá cả có thể khơng
linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung
cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là
nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp và lạm phát.
Trong một số tình huống, thị trường tự do đi ngược lại lợi ích chung của xã
hội, một số ít người vì lịng tham lợi nhuận mà sẵn sàng gây tổn hại cho số
đơng. Ví dụ: 1 vùng xảy ra dịch bệnh nên bị thiếu thuốc men, nếu Nhà nước
không can thiệp (quy định mức giá tối đa, cấm đầu cơ tích trữ) thì các nhà
bn thuốc sẽ lợi dụng tình trạng này để đẩy giá bán thuốc chữa bệnh lên cao,
phần lớn dân nghèo sẽ không đủ tiền mua thuốc và sẽ phải chết vì bệnh dịch.
Hoặc thị trường sản xuất phim ảnh, ca nhạc giải trí vì chạy theo lợi nhuận mà
sản xuất những tác phẩm mang nội dung phản cảm, đồi trụy, gây tổn hại tới
đạo đức xã hội.
Để cơ chế thị trường khơng phát sinh tiêu cực, thì các điều kiện sau đây phải
được thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh hồn hảo, thơng tin minh bạch,
khơng có các ảnh hưởng ngoại lai, khơng có đầu cơ, khơng có vi phạm đạo
đức kinh doanh, khơng có lách luật v.v... Tuy nhiên, trong thực tế khơng có
nước nào đáp ứng hồn hảo các điều kiện này, nên có những trường hợp cơ
chế thị trường sẽ không thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế, thậm chí
góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế hoặc khủng hoảng nhân đạo. Khi đó sẽ
có thất bại thị trường.
Trong thực tế hiện nay, để hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường, khơng có
nước nào có một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do - tự phát, các chính



phủ ln can thiệp vào thị trường dù ít hay nhiều. Cũng như vậy, khơng có
nước nào có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hồn tồn (ngay cả kinh tế
Bắc Triều Tiên cũng có 1 phần nhỏ là kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình).
Thay vào đó, hầu hết các nước có nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà
các yếu tố thị trường và yếu tố can thiệp của Nhà nước nhiều hay ít. Ví dụ
như tại Hoa Kỳ, tuy có nền kinh tế chủ yếu là thị trường tư nhân nhưng nước
này vẫn có Đạo luật Sản xuất Quốc phịng (DPA), cho phép tổng thống Mỹ có
quyền yêu cầu doanh nghiệp buộc phải nhận và ưu tiên đơn hàng chế tạo vật
liệu, thiết bị được coi là cần thiết với quốc phòng, dù điều đó có thể gây thua
lỗ cho doanh nghiệp, Tổng thống Mỹ cũng có quyền quy định những mặt
hàng bị cấm tích trữ hoặc đầu cơ tăng giá.
Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử
dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai bên.
1.3.4. Đặc điểm nền kinh tế thị trường nước ta
Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự
quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra từ Đại
hội lần thứ VỊ Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 4986), được chính thức ghi
nhận trong Hiến pháp năm 1992 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Từ
việc phát triển kinh tế trong cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao
cấp trước đây với hai thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập
thể (kinh tế tư bản, tư nhân không được thừa nhận), đến nay, trong nền kinh tế
Việt nam đã có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển với những
hình thức sở hữu khác nhau, trong đó, đáng chú ý là sự hiện diện của thành
phần tư bản nước ngoài đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Nhà nước Việt
Nam khuyến khích và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật, chính sách để các
thành phần ` kinh tế cùng có cơ hội phát triển trong một môi š trường cạnh
tranh lành mạnh.



CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT
VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ

2.1. Tác động chung của cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT)
hiện đại
Tác động của cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) hiện đại
Trong những thập kỷ qua, cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT)
hiện đại đã có vai trò và tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Các nước này có nguồn kinh phí
lớn và nhiều điều kiện thuận lợi đầu tư cho nghiên cứu KHKT cũng như ứng
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Do vậy, các nước phát triển được
hưởng lợi nhiều hơn và ngày càng giàu thêm nhờ những thành tựu của cuộc
Cách mạng KHKT. Viện khoa học Pháp thành lập năm 1666 Những thành tựu
của cuộc Cách mạng KHKT khơng những góp phần tạo ra nhiều loại máy
móc; thiết bị hiện đại; có nhiều phát minh tác động tích cực đến sự phát triển
kinh tế – xã hội, mà cịn khơng ít phát minh gây tác động tiêu cực đến sự phát
triển kinh tế – xã hội và mơi trường như: những phát minh ra vũ khí giết
người, các chất hóa học gây ơ nhiễm mơi trường…
2.2. Tác động tích cực của cách mạng khoa học kỹ thuật đến nền kinh tế
thị trường
2.1.1. Cuộc Cách mạng KHKT đưa loài người đến một nền văn minh mới
Cuộc Cách mạng KHKT đã và đang đưa loài người chuyển sang một
nền văn minh mới, được gọi với nhiều tên: “Nền văn minh hậu công nghiệp”,
“Nền văn minh truyền tin”… Ở nền văn minh này, con người có thể phát huy
cao độ năng lực sáng tạo trong sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống. Những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng KHKT đã
làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất và đời sống như: máy móc, thiết bị,
cơng nghệ, năng lượng, nguyên liệu, thông tin, y học, các giống cây trồng, vật



nuôi… Nhờ vậy, trong hơn 60 năm từ sau Thế chiến thứ hai, con người đã tạo
ra lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thế hệ trước kia cộng lại. Cách
mạng thông tin giúp con người liên kết chặt chẽ hơn, giao tiếp dễ dàng hơn.
Giúp phơi bày những thơng tin mà trong q khứ có thể dễ dàng bị các chế độ
độc tài triệt hạ
2.2.2. Cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi căn bản phương thức lao
động của con người
Nhờ những phát minh, sáng chế ra nhiều loại máy móc, thiết bị hiện
đại, con người trong các ngành sản xuất được chuyển từ lao động thể lực sang
hình thức lao động có văn hóa và có KHKT. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc
Cách mạng KHKT đòi hỏi người lao động phải được đào tạo và tự đào tạo,
khơng ngừng nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ
KHKT cơng nghệ. Nguồn lao động có trình độ KHKT và kỹ năng nghề
nghiệp cao là nhân tố quan trọng, quyết định nhất để phát triển nền kinh tế tri
thức của các quốc gia.
2.2.3. Cách mạng KHKT làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân
-Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế:
+Các ngành thuộc khu vực I: bao gồm : nông, lâm, ngư nghiệp có xu
hướng giảm tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc nội (Gross
Domestic Production – GDP) ở cả các nước phát triển và các nước đang phát
triển. Hiện nay, ở các nước phát triển G8 tỷ lệ lao động trong nơng nghiệp chỉ
cịn chiếm từ 1 – 2% tổng số lao động, và giá trị thu nhập của ngành này chỉ
còn chiếm từ 1 – 4% GDP.
+Các ngành thuộc khu vực II: bao gồm các ngành cơng nghiệp có xu
hướng tăng nhanh trong tỷ trọng GDP, cơ cấu các ngành ngày càng đa dạng
và thay đổi nhanh. Ở nhiều nước phát triển, những năm 50 phát triển các
ngành điện lực, công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí chế tạo máy,



cơng nghiệp hóa dầu; những năm 60 phát triển cơng nghiệp điện tử, cơng
nghiệp vũ trụ, hóa chất ; những năm 70 phát triển cơng nghiệp tự động hóa
(người máy), hàng không vũ trụ, dệt sợi nhân tạo; từ năm 1980 đến nay phát
triển các ngành tin học viễn thông, kỹ thuật vi điện tử, công nghệ sinh học,
công nghệ môi trường, sử dụng năng lượng mới, công nghiệp hàng khơng vũ
trụ… Các sản phẩm có hàm lượng tri thức và cơng nghệ cao ngày càng có giá
trị và được sản xuất nhiều. Sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, đa dạng theo
hướng tôn trọng con người, tôn trọng môi trường, phục vụ thị hiếu của người
tiêu dùng.
+Các ngành thuộc khu vực III: bao gồm các ngành dịch vụ có xu hướng
phát triển nhanh, chiếm ưu thế cả về tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong GDP.
Thay đổi hình thức và cơ chế tổ chức sản xuất:
Hình thức tổ chức quản lý phân đoạn và cơ chế tổ chức quản lý hai
tầng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và hoạt động dịch vụ
ở nhiều nước. Bên cạnh việc phát triển các công ty xuyên quốc gia, những
cơng ty có quy mơ lớn, sức cạnh tranh cao; các cơng ty, xí nghiệp có quy mơ
vừa và nhỏ nhưng có thiết bị máy móc hiện đại được chú trọng phát triển để
thích ứng với năng lực quản lý, sự đổi mới công nghệ và yêu cầu của thị
trường. Từ những năm 80 đến nay, ở hầu hết các nước phát triển và các nước
NICs, những ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều nguyên, nhiên
liệu và nhân cơng có xu hướng suy giảm như cơng nghiệp luyện kim, đóng
tàu, cơng nghiệp dệt may. Ngược lại, những ngành công nghiệp mang lại giá
trị cao và mới được phát triển mạnh. Hàm lượng KHKT và công nghệ đầu tư
trong các ngành sản xuất tăng nhanh, song lực lượng lao động trong các
ngành này có xu hướng giảm, khối lượng hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều,
sự phân cơng lao động sâu sắc, sự cạnh tranh thị trường ngay trong mỗi quốc
gia và giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt. Sản xuất muốn phát triển cần có
các ngành dịch vụ phát triển như : thương mại, tài chính, ngân hàng, giáo dục,



nghiên cứu và ứng dụng KHKT, marketing, bảo hiểm, giao thông vận tải, tư
vấn, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị máy móc… Khi nền kinh tế phát triển, đời
sống nhân dân được nâng cao, nhiều dịch vụ phục vụ con người cũng phát
triển theo như: y tế, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, văn hóa nghệ thuật, thể
thao, vui chơi giải trí, du lịch… Cuộc Cách mạng KHKT hiện dại cũng đã
làm thay đổi cơ cấu sản phẩm. Năng lượng, nguyên liệu, vật tư, lao động thể
lực và thời gian để tạo ra sản phẩm có xu hướng giảm. Trong các quá trình
sản xuất, các yếu tố tự động hóa, đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa (giảm thiểu tác
động tới mỏi trường), chi phí cho mơi trường và cho dịch vụ, lao động có
KHKT, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ được tăng cường.
Thay đổi cơ cấu lao động:
Trong những thập kỷ gần đây, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc
Cách mạng KHKT nên phát triển nền kinh tế tri thức trở thành xu hướng và
mục tiêu phát triển ở nhiều quốc gia. Vì vậy, trong các ngành kinh tế, số
lượng lao động thể lực giảm, nhưng lao động có trình độ tri thức khoa học
công nghệ và tay nghề cao lại tăng nhanh. Do tăng cường cơ giới hóa và tự
động hóa trong các quá trình sản xuất nên tỷ lệ lao động trong các ngành nơng
nghiệp và cơng nghiệp có xu hướng giảm, tỷ lộ lao động trong ngành dịch vụ
có xu hướng tăng.
2.2.4. Cuộc Cách mạng KHKT làm thay đổi phân bố sản xuất
Nhờ các phát minh, sáng kiến, một số loại nguyên liệu, năng lượng mới được
sử dụng, nhiều ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao
phát triển đã làm cho nhiều vùng hoang vắng trở thành những trung tâm công
nghiệp, kinh tế sầm uất như vùng phía đơng nam Hoa Kỳ, vùng phía đơng
nam nước Pháp, vùng phía tây nam Trung Quốc, vùng phía nam Ấn Độ…


2.2.5. Cuộc Cách mạng KHKT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mơ tồn cầu
Nhờ những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của Cách mạng KHKT

trong sản xuất cũng như đời sống nên đời sống vật chất cũng như tinh thần
của nhân dân ở hầu hết các quốc gia đều tăng, đặc biệt ở những nước phát
triển (năm 1950 : GDP/người của các nước phát triển đạt 3.840 đôla Mỹ
(USD), của các nước nghèo nhất đạt 165 USD ; năm 1994 : GDP/người các
nước phát triển đạt 18.130 USD, của các nước nghèo nhất đạt 300 USD. Mức
tiêu thụ các sản phẩm tính trung bình của 1 người ở Mỹ hiện nay so với đầu
thế kỷ XX tăng 6,6 lần. Đời sống được nâng cao, nhiều-dịch bệnh bị đẩy lùi
nên tỷ lệ tử vong trung bình của cả thế giới đã giảm (năm 1950 là 15%o và
hiện nay là 7 – 8%o). Hơn nửa thế kỷ qua, nhờ những thành tựu của cuộc
Cách mạng KHKT nên nhìn chung các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống của
nhân dân ở nhiều quốc gia đều được nâng cao.
2.2.6. Các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau
Cuộc Cách mạng KHKT làm cho các nước ngày càng bị phụ thuộc vào
nhau về vốn, nguyên, nhiên liệu, lao động và khoa học công nghệ. Vì vậy, đã
làm cho nền kinh tế – xã hội thế giới ngày càng có xu hướng quốc tế hóa và
tồn cầu hóa cao. Một thị trường thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ
xã hội khác nhau đang được hình thành. Các nước tăng cường giao lưu, hợp
tác trong nhiều lĩnh vực như : kinh tế, KHKT, y tế, giáo dục, văn hóa, an
ninh, du lịch, môi trường… Ngày càng nhiều tổ chức kinh tế – xã hội với quy
mô khác nhau được thành lập, hoạt động có hiệu quả làm cho các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới gắn bó với nhau chặt chẽ hơn.
2.3. Hậu quả của Cách mạng khoa học kỹ thuật đến nền kinh tế thị
trường
Bên cạnh những thành tựu to lớn tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế
– xã hội, cuộc Cách mạng KHKT cũng gây nhiều hậu quả đến sự phát triển



×