MỤC LỤC
A.
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................2
I: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................2
1.
Khái niệm cuộc cách mạng 4.0.......................................................2
2.
Vai trị của cách mạng cơng nghiệp 4.0.........................................2
II. VẬN DỤNG............................................................................................4
1. Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với phát triển công nghiệp ở Việt
Nam hiện nay...........................................................................................4
1.1. Thực trạng phát triển công nghiệp 4.0 đối với phát triển công
nghiệp ở Việt Nam hiện nay..................................................................4
1.2. Thành tựu.......................................................................................5
1.3. Những tồn tại và hạn chế...............................................................9
1.4. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém...................................................12
2. Ứng dụng các thành tựu KHKT của CMCN 4.0 trong phát triển
công nghiệp ở Việt Nam........................................................................15
3. Giải pháp phát triển công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện
CMCN 4.0 hiện nay...............................................................................17
C. KẾT LUẬN...............................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................23
i
A. LỜI MỞ ĐẦU
Cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở Khu vực Châu Á Thái
Bình Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến sự cải tiến và
ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa
dạng trong các ngành nghề khác nhau.
Đảng và nhà nước đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đưa đất
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại ứng dụng khoa học
kỹ thuật công nghiệp 4.0. Tuy thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay
muốn phát triển kinh tế bền vững thì rất cần hội nhập kinh tế đất nước với
nền kinh tế thế giới. Muốn hội nhập thành công chúng ta phải có một nền
kinh tế có sức cạnh tranh cao. Thực tế cho thấy khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân ở nước ta chỉ ở mức trung bình,
làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh là một vấn đề quan trọng trong
quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Do đó trong quá trình học tập và tìm hiểu, em đã lựa chọn đề tài “Vai
trị của cách mạng cơng nghiệp 4.0 đối với phát triển công nghiệp ở Việt
Nam hiện nay” để có thêm được nhiều những kiến thức lý luận cũng như
thực tế, đồng thời tìm ra những giải pháp phù hợp cho nhà nước, doanh
nghiệp cũng như cá nhân người lao động nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh
của nền công nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu.
1
B. NỘI DUNG
I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm cuộc cách mạng 4.0
Một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư xuất hiện, được gọi là
Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ
những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết
nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu
các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp
cận toàn diện hơn, liên kết và tồn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý
với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối
tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho
các chủ doanh nghiệp kiểm sốt và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của
họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy
trình và thúc đẩy tăng trưởng.
Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông
minh và chuỗi cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất
và dịch vụ trở nên linh hoạt, linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn. Các thuộc
tính của hệ thống sản xuất và dịch vụ với Công nghiệp 4.0 đã được nêu bật và
những lợi ích mà Cơng nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp đã được
thảo luận. Trong tương lai, cơng nghiệp 4.0 dự kiến sẽ cịn phát triển mạnh
mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự
đổi mình liên tục thể cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới...
2. Vai trị của cách mạng cơng nghiệp 4.0
Cơng nghiệp 4.0 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu
giữa các khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi
cung ứng. Nó cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển
2
đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng
kinh tế và bền vững.
Trong môi trường của Công nghiệp 4.0, tất cả các bên trong chuỗi cung
ứng chia sẻ dữ liệu từ các trang web sản xuất, phương tiện, kho hàng và cơ sở
dữ liệu của họ trong thời gian thực (real time). Real time POS (Point of Sale)
và dữ liệu hàng tồn kho được cập nhật liên tục để người dùng hiểu tình hình
kinh doanh. Đơn đặt hàng khẩn cấp của khách hàng có thể được cập nhật kịp
thời và đáp ứng sự hài lịng của khách hàng. Tình trạng và vị trí của sản phẩm
có thể theo dõi và kiểm soát được. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt
hơn và hàng tồn kho được quản lý tốt hơn.Cài đặt thiết bị được tự điều chỉnh
dựa trên các vật liệu được sử dụng, sản phẩm được sản xuất và các điều kiện
môi trường khác. Sản phẩm sản xuất hàng loạt được tùy chỉnh theo nhu cầu
của từng khách hàng. Thiết bị có thể được giám sát từ xa và trục trặc có thể
được dự đốn chính xác.Dù loại hình kinh doanh là gì, cơng nghệ có thể kết
nối khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, thiết bị sản xuất và sản phẩm trong
suốt vòng đời của sản phẩm và dịch vụ.
Cơng nghiệp 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh tồn cầu thông qua hợp tác
và liên minh các công ty. Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ
khơng cịn được xây dựng bởi một cơng nhân mà bởi một robot hoặc lập trình
viên. Những lợi ích mà Cơng nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp được
tóm tắt cụ thể như sau:
Tăng năng suất và doanh thu:
Với sự gia tăng hiệu quả, giảm chi phí hoạt động dẫn đến tăng doanh thu
và lợi nhuận.Điều này cũng thúc đẩy cải tiến về năng suất. Công nghiệp 4.0
là một trong những động lực chính giúp tăng doanh thu và tăng trưởng GDP
của các quốc gia.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất:
3
Các nhà máy thơng minh đều được kết nối vì vậy một mạng lưới kết nối
các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và các hệ thống sản xuất
thông minh khác là cực kì cần thiết. Các hệ thống sản xuất vật lý điện tử cho
phép các nhà máy và cơ sở sản xuất phản ứng nhanh chóng và đúng đắn với
những thay đổi về mức độ nhu cầu của khách hàng, mức độ chứng khoán, lỗi
máy và sự chậm trễ không lường trước. Tiếp thị thông minh, hậu cần thông
minh và dịch vụ khách hàng thân mật cũng rất quan trọng trong tồn bộ chuỗi
giá trị. Việc tích hợp tạo điều kiện cho việc thiết lập và bảo trì các mạng tạo
ra và gia tăng giá trị. Nó cũng có thể có nghĩa là sự tích hợp của các mơ hình
kinh doanh mới trên khắp các quốc gia và thậm chí trên khắp các châu lục,
tạo nên một mạng lưới tồn cầu.
Phát triển cơng nghệ tăng tốc:
Cơng nghiệp 4.0 cung cấp một nền tảng cho cơ sở đổi mới hơn nữa với các
công nghệ đang phát triển. Hệ thống sản xuất và dịch vụ có thể được phát
triển hơn nữa. Ví dụ, với các ứng dụng điện thoại di động, ngày càng có
nhiều nhà phát triển sử dụng API mở để kết hợp các ứng dụng và xem xét các
công nghệ sẽ là một cải tiến trên GPS, RFID, NFC và thậm chí cả cảm biến
gia tốc được nhúng trong điện thoại thông minh tiêu chuẩn.
Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Cơng nghiệp 4.0 có thể theo dõi phản hồi của
khách hàng theo thời gian thực để cung cấp dịch vụ tốt hơn các trải nghiệm
khách hàng
4
II. VẬN DỤNG
1. Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với phát triển công nghiệp ở Việt Nam
hiện nay
1.1. Thực trạng phát triển công nghiệp 4.0 đối với phát triển công nghiệp ở
Việt Nam hiện nay
Cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 đang được nhắc đến rất nhiều từ
cấp nhà nước, đến doanh nghiệp và trường đại học, như một thách thức và cơ
hội để phát triển đất nước.
Nhưng trong thực tế, đất nước chúng ta vẫn còn đang ở giai đoạn cơng
nghiệp 1.0 và 2.0 - đó là giai đoạn cơ khí hóa, cơ sở hạ tầng, hệ thống cầu
đường, bến cảng sân bay đang được xây dựng mạnh mẽ.
Đường sắt Việt Nam rất lạc hậu, tốc độ tàu thấp do khổ đường ray hẹp
từ thời Pháp thuộc, thường xuyên có tai nạn do xung đột với giao thơng
đường bộ. Mặc dù sản xuất được điện từ lâu nhưng chúng ta chưa chế tạo
được nhiều chủng loại động cơ, chưa sản xuất được các máy công cụ vốn là
động lực chính cho dây chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt - một đặc trưng của
CMCN 2.0. Chúng ta chỉ chế tạo được động cơ không đồng bộ công suất nhỏ
và vừa cho các ứng dụng đơn giản như bơm nước, quạt gió, băng tải... Hầu
hết các dây chuyền cơng nghệ và dây chuyền lắp ráp hiện nay được nhập
ngoại.
Do vậy, không thể cho rằng chúng ta đã làm xong CMCN 2.0 và càng
không thể cho rằng chúng ta đã thực hiện CMCN 3.0, bởi việc tự động hóa
tồn diện sản xuất - đặc trưng của giai đoạn này còn xa vời với công nghiệp
Việt Nam.
Dù vậy, một số ngành đã bắt kịp CMCN 3.0 như công nghệ thông tin,
viễn thông và đã có một số yếu tố của CMCN 4.0 như in 3D (đã tạo ra một
mảnh sọ nhân tạo để vá sọ cho bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2016),
5
trí tuệ nhân tạo (đã có một số sản phẩm). Song thành tựu này rất ít ỏi, đa số là
trong giai đoạn thử nghiệm.
1.2. Thành tựu
Lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí
Là lĩnh vực có trình độ cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, tiệm cận trình độ
thế giới. Nhiều công nghệ mới, tiên tiến nhất trong lĩnh vực dầu khí của thế
giới đã được áp dụng, đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành, đóng góp
quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế. Các công nghệ hiện đại như
khoan đơn thân, khoan đa thân, khoan nhiệt độ - áp suất cao, khoan thân
giếng nhỏ, khoan dưới áp suất cân bằng, công nghệ xử lý giếng, phương pháp
gọi dòng, phương pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu đã được áp dụng trong
khai thác thứ cấp ở các mỏ như: Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen; cơng nghệ
khai thác dầu trong đá móng Granitoid trước Đệ Tam đã được áp dụng tại các
mỏ thuộc bể Cửu Long... Trong chế biến dầu khí, cơng nghệ làm lạnh sâu
dịng khí ngun liệu (Turbo Expender) đã giúp nâng cao hiệu suất thu hồi
khí lỏng tại nhà máy xử lý khí; cơng nghệ nén khí CNG được áp dụng trong
việc nén khí khơ vào các bình chứa cao áp; công nghệ nhập, xuất và tồn chứa
LPG lạnh...
Lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản
Việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới cơng nghệ đã góp phần tăng sản lượng
than tồn ngành bình qn 9,4%/năm, đặc biệt, tỷ lệ khai thác bằng cơ giới
tăng vượt bậc, từ 3,3% năm 2010 lên 13,1% năm 2018. Trong khai thác hầm
lò, mức độ cơ giới hóa và hiện đại hóa được nâng cao thông qua việc ứng
dụng các công nghệ mới: sử dụng vì chống tiên tiến giá khung, giá xích, giàn
chống tự hành; khấu than bằng máy khấu, máy bào; đào lò bằng máy khoan tự
hành kết hợp với xúc bốc, máy đào lị liên hợp, các loại vì neo bê tông cốt
thép, bê tông phun, neo chất dẻo, neo cáp trong đào và chống giữ đường lò.
6
Đặc biệt, thông qua Dự án KH&CN cấp nhà nước: “Nghiên cứu chế tạo
thiết bị, công nghệ thi công đào giếng và trục tải giếng đứng ứng dụng cho
mỏ than hầm lò Núi Béo”, lần đầu tiên Việt Nam đã tiếp cận và làm chủ công
nghệ tiên tiến của thế giới, giúp tăng tính chủ động, giảm chi phí tư vấn, thiết
kế khoảng 30% so với chi phí thuê nước ngồi; góp phần nội địa hóa 2/3 giá
trị, giảm 17-20% chi phí nhập khẩu thiết bị. Trong khai thác lộ thiên, đã áp
dụng đồng bộ thiết bị cơ giới hóa công suất lớn, sử dụng bãi thải trong và bãi
thải cao để tiết kiệm diện tích đổ thải... Trong khâu sàng tuyển, đã cải tạo và
đầu tư công nghệ mới để sản xuất các loại than chất lượng tốt phục vụ xuất
khẩu, phát triển các cụm dây chuyền công nghệ tuyển trong môi trường huyền
phù tự sinh và huyền phù manhetit tạo ra sự tập trung hóa cơng tác sàng
tuyển, nâng cao hiệu quả, thu hồi tối đa than trong khâu sàng tuyển…
Trong lĩnh vực năng lượng điện
Các doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị
thông qua nhập khẩu, làm chủ công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài để
phục vụ phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống điều khiển - điều độ thông tin - viễn thông điện lực trong nước. Trên cơ sở triển khai các nhiệm vụ
KH&CN, Tổng công ty Thiết bị điện Đơng Anh (EEMC) đã làm chủ hồn
tồn cơng nghệ và chế tạo thành công máy biến áp truyền tải 110 đến 500 kV
cạnh tranh với các hãng nước ngoài, đồng thời tạo áp lực giảm giá bán sản
phẩm từ 15-20% so với trước đó, giúp ngành điện chủ động trong việc cung
cấp các máy biến áp và các sản phẩm thiết bị điện, khắc phục nhanh sự cố,
đảm bảo vận hành an toàn lưới điện.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành việc triển khai
nhiều chương trình/dự án đầu tư, ứng dụng đổi mới cơng nghệ hiện đại, giúp
việc vận hành hệ thống điện của Việt Nam tiếp cận trình độ các nước tiên tiến
trên thế giới... Năm 2018, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng 37
bậc, xếp thứ 27 thế giới, thứ 4 ASEAN. EVN cũng là doanh nghiệp đi đầu
7
trong xu hướng chuyển đổi số với mục tiêu đưa EVN trở thành một doanh
nghiệp số vào năm 2025.
Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo
Trong lĩnh vực máy nơng nghiệp, đã chế tạo thành công nhiều sản
phẩm phục vụ canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông ngư nghiệp, các kho bảo quản phục vụ xuất khẩu và các dự án đầu tư sản xuất
các thiết bị phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến có giá trị trên thị
trường. Các sản phẩm đã xuất khẩu đi một số nước trong khu vực và thế giới.
Trong lĩnh vực máy móc và thiết bị cơng nghiệp, các đơn vị đã làm chủ
thiết kế chế tạo các thiết bị cơ khí thủy cơng như: các loại van cung, van
phẳng có kích thước lớn, độ phức tạp cao cung cấp cho các cơng trình xây
dựng các nhà máy thủy điện trên cả nước, góp phần đẩy nhanh tiến độ, hoàn
thành xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La.
Việc ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực cơ khí chế tạo đã khẳng định năng lực, vị thế và vai trò của tổ chức
KH&CN ngành Công Thương trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Điển
hình như: cơng trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận
hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có
cơng suất tổ máy đến khoảng 600 MW” do Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện
đã áp dụng thành công hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt
điện Sông Hậu 1 đang mang tới hợp đồng kinh tế ~1.184 tỷ đồng và mở ra
hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước.
Trong lĩnh vực hóa dược
Việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực cơng nghiệp hóa
dược đã mang lại những giá trị thiết thực với nhiều kết quả nghiên cứu được
thương mại hóa, cho sản phẩm có chất lượng tương đương hàng nhập khẩu và
giá cả cạnh tranh. Một số sản phẩm điển hình được thương mại hóa từ kết quả
8
nghiên cứu khoa học như: viên nang mềm Cebraton có tác dụng hoạt huyết
dưỡng não (được sản xuất và thương mại hóa bởi Cơng ty Traphaco); sản
phẩm thuốc an thần ASAKOYA điều trị mất ngủ (Công ty Dược phẩm
Mediplantex); chế phẩm phịng chống khối u từ cây Hồn ngọc; sản phẩm dầu
gấc (Công ty Vimedimex); sản phẩm Rutin từ hoa hịe (Cơng ty Cổ phần
thương mại dược vật tư y tế Khải Hà); các sản phẩm thuốc điều trị và hỗ trợ
điều trị ung thư từ dừa cạn, sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư từ cây gừng gió,
sản phẩm tạo nguyên liệu hỗ trợ điều trị ung thư từ rong nâu...
Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và công nghệ cao
Bộ Công Thương đã đạt được nhiều thành công trong việc triển khai
các nhiệm vụ, dự án KH&CN nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ vi
sinh, công nghệ enzyme, protein để phát triển ngành công nghiệp chế biến.
Nhiều sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh (giảm khoảng 6070%) so với giá sản phẩm cùng loại nhập ngoại, dần chiếm lĩnh được thị
trường tiêu dùng Việt Nam như: thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ
phòng và điều trị ung thư, các bệnh nhiễm HIV/AIDS, viêm gan (Spobio
Immunobran Kid, Spobio Immunobran) của Công ty Cổ phần ANABIO R&D
được sản xuất từ cám gạo Việt Nam; Isoflavon có tác dụng hỗ trợ điều trị rối
loạn mỡ máu, tim mạch, điều hồ hcmon của Công ty Cổ phần thực phẩm
quốc tế sản xuất từ đậu tương; hoặc các sản phẩm surimi của Công ty
Seaprodex Hải Phòng đã đem lại lợi nhuận khoảng trên 5.000 triệu đồng/năm
(cho 1 dây chuyền 1.000 tấn năm)…
Việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong trong phát triển công nghiệp
công nghệ cao đã góp phần quan trọng trong việc thay thế các sản phẩm nhập
khẩu, hướng tới xuất khẩu, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các sản
phẩm công nghệ cao với chất lượng tốt và giá rẻ hơn sản phẩm nhập ngoại.
Một số công nghệ đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn mang lại
hiệu quả tốt như: hệ thống thu thập số liệu và điều khiển thiết bị lưới điện
9
phân phối EVNCPC; công nghệ sản xuất collagen, gelatin từ da cá tra của
Cơng ty Cổ phần Vĩnh Hồn Collagen; công nghệ chế tạo thiết bị hệ thống
thu thập, lưu trữ hình ảnh DICOM hệ thống hội chẩn y tế trực tuyến video và
phần mềm bảo mật, khai thác cơ sở dữ liệu hình ảnh DICOM phục vụ chẩn
đốn bệnh...
1.3. Những tồn tại và hạn chế
Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, nền công nghiệp nước ta
thời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, chủ yếu phát triển theo các mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền
vững. Những hạn chế, tồn tại của công nghiệp Việt Nam chủ yếu gồm:
- Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được u cầu đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng nghiệp chưa thực sự là nịng cốt thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong
GDP thay đổi không lớn. Tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp có xu hướng tăng
song vẫn ở mức thấp so với u cầu cơng nghiệp hóa.
- Tái cơ cấu các ngành cơng nghiệp thực hiện cịn chậm, chưa tạo ra
những thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc
đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trình độ cơng nghệ nhìn chung cịn thấp, chậm được đổi mới, nhất là
đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Hiện nay, phần lớn doanh
nghiệp công nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức
trung bình của thế giới từ 2 – 3 thế hệ, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo (là
trụ cột của sản xuất công nghiệp).
- Công nghiệp chưa thu hút mạnh mẽ lao động để tạo ra sự dịch chuyển
cơ cấu lao động chung của nền kinh tế đáp ứng u cầu của cơng nghiệp hóa.
Tỷ lệ lao động cơng nghiệp trong tổng lao động có việc làm của nước ta thấp
10
hơn nhiều so với các nước khác đã thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa
trong giai đoạn nửa đầu của thời kỳ dân số vàng.
- Nội lực của ngành công nghiệp cịn yếu, phụ thuộc nhiều vào các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi việc chuyển giao cơng nghệ
cịn hạn chế; năng lực, hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước
ở mức thấp.
- Năng lực cạnh tranh của ngành cơng nghiệp cịn thấp, kém xa các
nước khác trong khu vực và châu lục.
- Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản
phẩm cơng nghiệp Việt Nam cịn rất hạn chế, chủ yếu tham gia vào khâu gia
công, lắp ráp. Phần lớn các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam có hàm
lượng cơng nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tử chủ yếu do khu vực FDI nắm
giữ. Số lượng sản phẩm cơng nghiệp chủ lực Việt Nam có lợi thế so sánh
đang có xu hướng giảm.
- Chất lượng năng suất lao động ngành cơng nghiệp cịn thấp, có
khoảng cách khá xa so với các nước khác.
- Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đã đề
ra. Trong số các ngành ưu tiên theo xác định của Chính phủ, có các ngành
cơng nghiệp ưu tiên có tốc độ tăng trưởng khá cao là dệt may, da – giày, thép,
điện tử. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp này chỉ thực sự tham gia được ở
một vài khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị, phụ thuộc nhiều vào
nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản
xuất trong khi nguồn lực nhà nước hỗ trợ các ngành này thông qua ưu đãi về
thuế là khá lớn. Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên khác không đạt mục tiêu đã
đề ra.
11
- Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới
đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ đối với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị
thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành
công nghiệp ở mức thấp.
- Vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành có
thời gian hồn vốn ngắn như cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến
thực phẩm, số dự án đầu tư vào công nghệ cao chưa nhiều.
- Liên kết vùng trong phát triển cơng nghiệp cịn hạn chế và kém hiệu
quả. Không gian phát triển công nghiệp hiện nay còn bị chia cắt theo địa giới
hành chính, thiếu sự hợp tác và phân cơng lao động trong vùng, chưa có sự
phân bố hợp lý trên phạm vi toàn quốc dựa trên lợi thế so sánh. Việc kết hợp
và lồng ghép chính sách phát triển ngành cơng nghiệp với chính sách phát
triển vùng chưa hiệu quả, chưa xây dựng được mạng lưới các cụm công
nghiệp.
- Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế
khác, đặc biệt là nông nghiệp.
Ngành công nghiệp phát triển thiếu gắn kết chặt chẽ đã ảnh hưởng đến
việc phát huy tối đa lợi thế của các ngành kinh tế khác, trong đó đặc biệt là
nơng nghiệp. Giữa cơng nghiệp và nông nghiệp là mối liên kết cộng sinh,
không thể phát triển ngành này mà không cần đến sự phát triển của ngành kia,
và ngược lại. Đối với công nghiệp, nông nghiệp là nguồn cung nguyên liệu
đầu vào như mía, bơng, trà, gạo, lúa mì… cho ngành cơng nghiệp chế biến.
Ngược lại, đối với nông nghiệp, công nghiệp là ngành cung cấp cơng cụ lao
động, máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất như máy kéo, máy
cày, máy thu hoạch, máy bơm nước, phân bón… tăng hiệu quả tiếp cận thị
trường cho các sản phẩm nông nghiệp thông qua các hoạt động xây dựng
12
đường sá, chợ, siêu thị, nhà kho… Trong các chính sách phát triển công
nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là việc cơ khí hóa nơng
nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
1.4. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém
- Môi trường kinh tế vĩ mô chưa thuận lợi cho việc phát triển các ngành
công nghiệp. Sau khi gia nhập WTO năm 2007, qui mô nền kinh tế được mở
rộng. Tuy nhiên trong thời gian dài đến năm 2015, môi trường kinh tế vĩ mơ
cịn chưa ổn định, chưa tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư vào lĩnh vực sản xuất. Một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đem lại tỷ suất
lợi nhuận cao đã thu hút phần lớn nguồn lực của xã hội. Bên cạnh đó việc thu
hồi vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp do lãi suất tín dụng cao chưa khuyến
khích và đánh thức được sự quan tâm của xã hội đầu tư vào lĩnh vực sản xuất
công nghiệp (thiếu tinh thần xã hội sản xuất). Điều đó dẫn đến số lượng các
doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp kém phát triển và ít ỏi như hiện nay.
(Việc khởi tạo doanh nghiệp công nghiệp chế tạo gặp nhiều khó khăn
và rủi ro so với việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương
mại và dịch vụ. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp công
nghiệp chế biến, chế tạo thành lập mới chỉ chiếm hơn 12,5% tổng số doanh
nghiệp thành lập mới trong năm 2016. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ chiếm khoảng gần
15% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế
Trong khi đó, riêng quận Oita, một trong 23 quận của thành phố Tokyo
có hơn 3000 doanh nghiệp chế tạo, tỉnh Kanagawa có 60.000 doanh nghiệp
chế biến chế tạo tương đương với số doanh nghiệp chế biến chế tạo của Việt
Nam, (75.000 năm 2017) trong đó phần lớn các doanh nghiệp CNHT có qui
13
mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ nhưng tham gia rất sâu vào các chuỗi sản xuất toàn
cầu ở các phân đoạn có giá trị gia tăng rất cao như cung cấp linh kiện và phụ
tùng cho công nghiệp hàng không).
- Chính sách phát triển cơng nghiệp thời gian qua chưa thực sự hiệu
quả. Chưa tạo lập được môi trường kinh doanh công nghiệp thuận lợi, minh
bạch, ổn định và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; Chính sách phát
triển các ngành công nghiệp ưu tiên và ngành công nghiệp mũi nhọn cịn q
dàn trải; Chính sách phát triển cơng nghiệp của nhiều địa phương cịn hình
thức, chưa phù hợp với lợi thế so sánh, thiếu sự phối hợp dẫn đến cạnh tranh
không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến quy hoạch cơng nghiệp của vùng, của
quốc gia; Chưa có các chính sách đủ mạnh để chuyển dịch cơ cấu nội bộ
ngành công nghiệp theo hướng gia tăng các ngành công nghiệp cơng nghệ
cao.
- Chưa có đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Nguồn đầu tư của xã hội cho phát triển
công nghiệp phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngồi. Đầu tư của nhà nước
vào các ngành cơng nghiệp thiếu trọng tâm, kém hiệu quả. Tín dụng cho phát
triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công
nghệ cao, các ngành công nghiệp ưu tiên cịn ở mức thấp. Thị trường chứng
khống phát triển chưa tương xứng với yêu cầu phát triển công nghiệp.
- Chất lượng lao động ngành công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu.
Khoa học và công nghệ chưa thực sự đóng vai trị đột phá cho phát triển
nhanh và bền vững ngành cơng nghiệp.
- Chính sách phát triển các doanh nghiệp cơng nghiệp cịn nhiều hạn
chế. Thiếu các chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực của các doanh
nghiệp cơng nghiệp tư nhân trong nước. Chính sách thu hút FDI chậm được
đổi mới đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành công nghiệp.
14
- Hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Phần lớn
các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam đều là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, trình độ sản xuất chưa cao, rất khó khăn tiếp cận và đáp ứng được
yêu cầu được khách hàng. Khoảng cách giữa yêu cầu của khách hàng và khả
năng của các nhà cung cấp nội địa khá lớn. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
phải đáp ứng tiêu chuẩn của người mua, nhà sản xuất không tự đặt ra tiêu
chuẩn cho sản phẩm của mình, chưa kể các yêu cầu về giá cả và tiến độ giao
hàng.
Tuy nhiên, để sản xuất được các linh phụ kiện chi tiết này cũng là vấn đề khó
khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần
nâng cao trình độ sản xuất, trình độ cơng nghệ. Đây cũng là vấn đề nan giải
đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam do tiềm lực chưa đủ mạnh. Các
biện pháp hỗ trợ, bồi dưỡng các doanh nghiệp đủ khả năng sản xuất, đáp ứng
được yêu cầu quan trọng hơn các ưu đãi sẽ được hưởng. Trên thực tế, bên
cạnh các điều kiện khác như trình độ cơng nghệ, vốn, nguồn nhân lực, doanh
nghiệp phải đạt được các chuẩn mực quốc tế về quản trị sản xuất là điều kiện
tiên quyết. Bên cạnh đó, việc các MNCs thường sử dụng nhà thầu phụ cùng
quốc tịch cũng là rào cản lớn trong phát triển cơng nghiệp hỗ trợ, thậm chí các
doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp, sản xuất sản phẩm đơn giản cũng là
rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc phụ thuộc phần lớn linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho
giá trị gia tăng do ngành công nghiệp chế biến chế tạo rất thấp so với các
quốc gia trong khu vực.
- Chưa hình thành được các Tập đồn cơng nghiệp có quy mơ tầm cỡ
khu vực trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo để tạo hiệu ứng lan tỏa
cho công nghiệp Việt Nam.
15
Các Tập đồn cơng nghiệp lớn đóng vai trị đầu mối trong việc đổi mới,
phát triển sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu, định vị sản xuất, chuyển giao
thông tin và công nghệ, tổ chức hậu cần vận chuyển và thực hiện marketing
và đẩy mạnh tiêu thụ. Các doanh nghiệp dẫn dắt trong từng chuỗi giá trị đóng
vai trị quan trọng: họ kiểm soát mặt hàng nào được sản xuất, nơi sản xuất,
người sản xuất, số lượng, giá cả và theo quy trình nào. Nếu cơng nghiệp Việt
Nam khơng hình thành được các tập đồn cơng nghiệp có qui mơ khu vực và
toàn cầu ở hạ nguồn, nền kinh tế sẽ thiếu tác động lan tỏa để phát triển
2. Ứng dụng các thành tựu KHKT của CMCN 4.0 trong phát triển cơng
nghiệp ở Việt Nam
Để hiện thực hóa u cầu cao về vai trị của khoa học - cơng nghệ trong
phát triển nền công nghiệp, Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII khẳng định, phải
đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trên nền tảng của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo,
nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tạo động
lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước. Điểm mới về nhận thức
trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII về vai trị của khoa học - cơng nghệ là
khơng chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - cơng nghệ, mà cịn
đề cao u cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm của phát triển
trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc.
Phải phát triển hệ thống sáng tạo quốc gia, hình thành hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm ứng dụng công nghệ
và phát triển sản phẩm, các trường đại học và các viện nghiên cứu là chủ thể
nghiên cứu và phát triển; tạo cơ chế liên kết hữu cơ giữa các cơ sở nghiên cứu
với các doanh nghiệp trên cơ sở chia sẻ về trách nhiệm và lợi ích tương hỗ.
Cần phải xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, ứng dụng khoa
học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng môi trường hoạt động khoa
học - công nghệ dân chủ, công khai, minh bạch; khắc phục tình trạng quan
16
liêu, tham nhũng, tiêu cực, hành chính hóa trong hoạt động khoa học - công
nghệ; tạo động lực nền tảng, quan trọng nhất cho phát triển đất nước nhanh,
nền công nghiệp bền vững trong giai đoạn mới.
Hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta đang đứng trước bối
cảnh mới. Trên thế giới, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước, nhất là
giữa các nước lớn, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại
giao, văn hóa, an ninh, quốc phịng,... và được quy tụ thành cạnh tranh vị thế
quốc gia, cạnh tranh năng lực tự chủ và phát triển của đất nước trong bối cảnh
tồn cầu hóa. Ẩn sâu bên trong các cuộc cạnh tranh chiến lược là cạnh tranh
về sở hữu trí tuệ nhân tạo, về công nghệ cao; ai sở hữu trí tuệ nhân tạo, cơng
nghệ cao là người đó nắm được vận mệnh của sự phát triển; đối với các nước
lớn đó là khả năng chi phối và “cầm chịch” các thể chế phát triển và “luật
chơi” trên thế giới; đối với các nước nhỏ và đang phát triển thì đó là khả năng
vươn lên, khơng bị tụt hậu, khơng bị lệ thuộc, thụ động trong quá trình phát
triển. Quá trình đổi mới sáng tạo đang diễn ra mạnh mẽ ở rất nhiều nước trên
thế giới với những cấp độ khác nhau, đặt ra những cơ hội lớn và những thách
thức không nhỏ.
Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội và thách thức này. Định hướng
chiến lược là phải đẩy mạnh đổi mới mơ hình tăng trưởng sang phát triển theo
chiều sâu, chuyển đổi nhanh cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của khoa học, cơng
nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng trưởng kinh tế sẽ phải dựa chủ yếu vào năng
suất các nhân tố tổng hợp, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất
lượng cao. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động lớn đến mọi mặt,
tất cả lĩnh vực của nước ta. Vì thế, cần có chiến lược và chính sách phù hợp
để khai thác, tận dụng thành công những cơ hội và ứng phó hiệu quả với các
khó khăn, thách thức.
17
Chính yêu cầu này đặt đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển và ứng
dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhất là công nghệ cao vào vai
trò đột phá đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
3. Giải pháp phát triển công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện CMCN
4.0 hiện nay
Ngành khai thác và chế biến khoáng sản
Thị trường khoáng sản đang có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chiến
tranh thương mại Trung-Mỹ do sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô, hàm
lượng gia tăng thấp, xuất khẩu chủ yếu vào Thị trường Trung Quốc. Vì vậy,
cần tăng cường quy hoạch và đưa vào sử dụng có hiệu quả các nguồn khống
sản có trữ lượng lớn và giá trị sản xuất cao, góp phần vào tăng trưởng GDP và
phục vụ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cụ thể sau:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng các loại khoáng sản theo hướng chỉ phục vụ cho các dự
án chế biến khống sản có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
- Sớm nghiên cứu, xây dựng các yêu cầu cơ bản về chỉ tiêu kỹ thuật,
công nghệ, quy mô cơng suất chế biến một số loại khống sản chủ yếu phục
vụ cơng tác quản lý nhà nước về khống sản.
- Sớm hồn thành việc tổng kết tình hình triển khai hai dự án thí điểm
bauxite để sớm hồn thiện, đề xuất định hướng, chính sách phát triển ngành
bauxite Việt Nam.
- Tháo gỡ các vướng mắc khó khăn các dự án ti tan có vướng mắc liên
quan đến các dự án phát triển kinh tế-xã hội khác của các địa phương.
Ngành luyện kim
- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu khả năng áp
dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo đúng quy định của WTO và
18
các FTA đã ký kết để bảo vệ ngành thép Việt Nam trước áp lực cạnh tranh
của sản phẩm thép nhập khẩu.
- Hỗ trợ Formosa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sau sự cố môi
trường để sớm đưa dự án sản xuất thép giai đoạn 1 vào hoạt động hết
công suất đầu năm 2019 và hình thành chuỗi ngành cơng nghiệp sau
thép, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm thép
của Dự án Formosa Hà Tĩnh. Thúc đẩy các Dự án trọng điểm ngành
thép triển khai đúng kế hoạch: Dự án thép Nghi Sơn của Công ty cổ
phần thép Nghi Sơn và Dự án Liên hợp thép Quảng Ngãi của Tập đồn
Hịa Phát...
- Chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp chủ động theo dõi sát thơng
tin thị trường trong và ngồi nước để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù
hợp; cân đối đủ nguyên liệu, vật tư cho sản xuất;
- Tổng kết 2 dự án thí điểm Bơ xít theo đúng tiến độ để trình Bộ Chính
trị sớm cho ý kiến về qui hoạch phát triển cơng nghiệp Bơ Xít trong giai đoạn
tới.
Cơ khí chế tạo
- Xây dựng Nghị định của Chính phủ về việc phát triển các ngành cơ
khí trọng điểm để có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ngành cơ khí-điện tử
theo Luật Đầu tư 2014.
- Thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp trong ngành.
Công nghiệp điện tử
- Xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện – điện tử tiêu dùng
(như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả
và hàng nhâp lậu…) đồng thời tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển
vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh
19