Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vận dụng lí luận về hỗ trợ tâm lí học đường để tư vấn khó khăn tâm lí cho học sinh thcs trong lĩnh vực phát triển bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.1 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
II. NỘI DUNG.................................................................................................2
2.1. Một số lý luận cơ bản về hỗ trợ tâm lý trong trường học và khó
khăn tâm lý học sinh...................................................................................2
2.1.1. Hỗ trợ tâm lý học đường.............................................................2
2.1.2. Khó khăn tâm lý của học sinh và hoạt động hỗ trợ tâm lý trong
nhà trường.............................................................................................3
2.2. Một số giải pháp hỗ trợ tâm lý học đường nhằm tư vấn khó
khăn tâm lý cho học sinh THPT..........................................................5
2.2.1. Nhu cầu của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường........................5
2.2.2. Giải pháp tư vấn khó khăn tâm lí cho học sinh THCS trong lĩnh
vực phát triển bản thân..........................................................................7
III. KẾT LUẬN...............................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................10

i


I. MỞ ĐẦU
Sự phát triển với tốc độ nhanh, đầy biến động của nền kinh tế - xã hội
trong bối cảnh thông tin bùng nổ, các phương tiện truyền thông phát triển đã
đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của trẻ em ngày càng nhiều
cơ hội nhưng cũng chứa đựng những yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân
cách của các em; làm nảy sinh các vấn đề mà phương pháp dạy học truyền
thống, khn khổ, phạm vi chương trình giáo dục phổ thơng trong nhà trường
không thể giải quyết được. Nhu cầu được hỗ trợ về mặt tinh thần để phát triển
thuận lợi ngày càng trở nên cấp bách đối với thế hệ trẻ.
Với vai trò là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục, một trường
THCS hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó phải đảm bảo
phát triển toàn diện là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần,


đạo đức và mối quan hệ xã hội của các em, giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản.
Để hoàn thành nhiệm vụ này, các nhà trường cần có sự quan tâm thích
đáng đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh. Các vấn đề tâm
lý, các khó khăn trong cuộc sống của học sinh phải được tư vấn, chia sẻ, giải
toả kịp thời, tránh dẫn đến hành vi xấu, gây ra hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em sau này. Trước yêu cầu
cấp bách đó, nhiều nhà trường đã có sự quan tâm, thực hiện cơng tác tư vấn
tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện hoạt động này ở các
trường tiểu học nhìn chung cịn gặp nhiều khó khăn. Do đó, qua q trình học
tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “ Vận dụng lí luận về hỗ trợ tâm lí
học đường để tư vấn khó khăn tâm lí cho học sinh THCS trong lĩnh vực
phát triển bản thân” để có cái nhìn sâu và rộng hơn.

1


II. NỘI DUNG
2.1. Một số lý luận cơ bản về hỗ trợ tâm lý trong trường học và khó
khăn tâm lý học sinh
2.1.1. Hỗ trợ tâm lý học đường
Khái niệm chung
Hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường (HTTL) là hoạt động dành cho tất
cả học sinh nhằm đảm bảo sức khỏe tâm lý. Đề cập đến tâm sinh lý ổn định
và thể chất của mỗi trẻ em tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia học tập,
rèn luyện và phát triển nhân cách.
Hoạt động trao đổi thông tin có chức năng hỗ trợ học sinh bày tỏ, bày
tỏ tâm tư, chia sẻ những mong muốn, khó khăn, tâm tư nguyện vọng, thể hiện
tiếng nói của mình; do đó, giáo viên và phụ huynh dễ hiểu trẻ hơn, chấp nhận

trẻ có chiến lược và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ.
Tóm lại, các hoạt động trao đổi thông tin nhằm củng cố sức mạnh cho
mỗi học sinh trong nhà trường, giúp các em có thái độ và năng lực duy trì
hoạt động học tập ổn định, phát huy tối đa tiềm năng cá nhân.
Vai trò và ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ tâm lý trong nhà trường
Đối với bản thân học sinh thông qua hoạt động giao tiếp nhận thức đã
hình thành khả năng, kỹ năng hiểu biết tâm lý và sức khỏe tinh thần của chính
mình; trẻ được tham gia hoạt động, rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân,
ứng phó với những khó khăn tâm lý ở mọi lứa tuổi. Các em có kiến thức và
kỹ năng nhất định, có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường về tâm lý, biết
cách tìm kiếm sự giúp đỡ của cha mẹ, thầy cơ / bạn bè.
Đối với mỗi gia đình và nhà trường, hoạt động giao tiếp là cầu nối giữa
học sinh, thầy cơ, bạn bè và gia đình. Hoạt động trao đổi thông tin nhằm
chuyển tải thông tin và thống nhất hiểu biết về đặc điểm tâm lý đặc trưng của
học sinh; HTTL nhằm hình thành sự liên kết và ổn định giữa tất cả các hoạt
2


động phụ như phịng ngừa khó khăn tâm lý, can thiệp sớm hoặc tăng cường
can thiệp, giữa nhiều lực lượng trong tất cả hoạt động phụ., Hợp tác có
nguyên tắc và đạo đức.Giáo viên và phụ huynh sẽ nhận được tư vấn từ nhà
tâm lý trong những trường hợp cần phối hợp phịng ngừa và can thiệp mang
tính hệ thống cho học sinh.
Hoạt động HTTL trong nhà trường cũng góp phần tạo động lực và củng
cố thái độ cho học sinh trong việc triển khai nhiều hoạt động cộng đồng/xã
hội. đồng thời góp phần ngăn chặn, hạn chế và xóa bỏ các tệ nạn xã hội, giảm
chi phí của xã hội trong giáo dục trên cơ s trợ giúp học sinh kịp thời tránh
hoặc can thiệp sớm các khó khăn, rối nhiễu tâm lý.
2.1.2. Khó khăn tâm lý của học sinh và hoạt động hỗ trợ tâm lý trong nhà
trường

Giới thiệu chung
Khó khăn tâm lý của học sinh có thể các mức độ và các dạng khác
nhau, các khó khăn, rối nhiễu tâm lý thường tập trung vào 05 lĩnh vực như
học tập, nhận thức, cảm xúc, hành vi và xã hội.
Khó khăn tâm lý có thể dạng tiềm tàng, thách thức - sẽ bộc lộ qua từng
giai đoạn phát triển lứa tuổi; có thể đang có nhưng chưa hoặc khơng bộc lộ rõ
(ví dụ như các vấn đề hành vi hướng nội,…); có thể bộc lộ rất rõ ràng (một số
rối nhiễu nặng: trầm cảm, lo âu, rối loạn thích ứng, ám ảnh cưỡng bức….).
Một số khó khăn trong lĩnh vực phát triển bản thân
- Những khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh THCS
Không phải học sinh THCS nào cũng có cách học tập hiệu quả. Nhiều
em thường gặp khó khăn về phương pháp học do cách học trường THCS thay
đổi nhiều so với tiểu học. Nếu khơng được trợ giúp kịp thời, các em có thể
chán học, ngại học.

3


Một số em chưa xây dựng được động cơ học tập nghiêm túc, cịn “học
vì cha mẹ”, vì phần thư ng… Một số em có thái độ phân hóa trong học tập,
dẫn đến học lệch, tri thức thiếu toàn diện. Một số học sinh học thêm nhiều
ngồi giờ học chính khóa, ảnh hư ng tới thời gian tự học.
Mặt khác, do gia tốc phát triển, do dậy thì, một số em quan tâm, lo lắng
tới sự phát triển cơ thể mà phần nào sao nhãng học tập, kết quả học không
cao. Đồng thời do sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ
nên thiếu niên có thể truy cập internet (ngoài luồng), nghiện games hoặc tham
gia vào các tệ nạn xã hội: bạo lực học đường, nghiện hút, yêu đương quá
sớm… ảnh hư ng tới học tập.
- Những khó khăn trong giao tiếp của học sinh THCS
Khó khăn trong giao tiếp của thiếu niên với người lớn Nét đặc trưng

trong giao tiếp của thiếu niên với người lớn là sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa
người lớn - trẻ con có ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ mới giữa các
em với người lớn.
Tính chủ thể trong quan hệ giữa các em và người lớn rất cao. Các em
ln địi hỏi được bình đẳng, được tôn trọng, được đối xử như người lớn,
được hợp tác với người lớn. Nếu không được thỏa mãn, các em sẽ có những
phản ứng mạnh mẽ, dẫn tới quan hệ khơng ổn, tạo nên khó khăn, thậm chí
xung đột với người lớn (cãi lại, bảo vệ quan điểm riêng, chống đối người lớn,
bỏ nhà ra đi…).
Trong quan hệ với người lớn, thiếu niên thường xuất hiện nhiều mâu
thuẫn (giữa nhận thức và nhu cầu của trẻ, giữa sự phát triển nhanh, bất ổn về
thể chất, tâm lí, vị thế xã hội của trẻ với nhận thức và hành xử của người lớn
chưa theo kịp sự thay đổi đó…).
Trong tương tác với người lớn, thiếu niên có xu hướng cường điệu hóa,
kịch hóa các tác động của người lớn trong ứng xử hàng ngày.
4


2.2. Một số giải pháp hỗ trợ tâm lý học đường nhằm tư vấn khó khăn tâm
lý cho học sinh THPT
2.2.1. Nhu cầu của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường
Tư vấn, hỗ trợ về học tập
Trong hoạt động học tập, học sinh trung học cơ sở có nhu cầu được tư
vấn về những nội dung như: Sự kì vọng quá mức của gia đình đối với việc
học của các em; động cơ học tập chưa rõ ràng, chưa tìm ra phương pháp học
tập hiệu quả; hổng kiến thức từ những phần đã học; hứng thú học tập chênh
lệch giữa các mơn… Thêm vào đó, u cầu với việc học tập ngày càng cao,
nhiệm vụ học tập khó khăn hơn, sự kì vọng của cha mẹ quá lớn, và tâm lí
khơng muốn học tập thua kém bạn bè cũng là yếu tố tác động đến nhận thức,
cảm xúc và hành vi của học sinh trong lớp học. Những áp lực này đã tạo nên

nhiều khó khăn tâm lí cho học sinh và các em rất cần tới sự trợ giúp, tư vấn.
Có khơng ít học sinh do áp lực của việc học, căng thẳng trong mùa thi mà
sinh ra đau bụng, buồn nơn, chóng mặt, mất ngủ, kém ăn.
Tư vấn, hỗ trợ về giao tiếp
✦ Giao tiếp với giáo viên
Nhu cầu tư vấn, hỗ trợ tâm lí thường thấy của học sinh trung học cơ sở
khi giao tiếp với giáo viên là những vấn đề như: không dám bộc lộ những
quan điểm của mình với giáo viên, hỏi và trả lời khơng tự nhiên, tâm lí sợ sai,
khó khăn trong việc bày tỏ tình cảm và suy nghĩ của mình. Khi tiếp xúc với
giáo viên ngồi giờ học, các em e ngại, nhút nhát, không tự tin, không biết
cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp. Các em cần sự trợ giúp tâm lí để
biết cách cư xử đúng mực, tạo được thiện cảm tốt đối với giáo viên và thốt
khỏi tâm lí sợ bị giáo viên đánh giá mình.
✦ Giao tiếp với bạn bè
➣ Giao tiếp với bạn bè nói chung
5


Việc thay đổi môi trường học tập, giao tiếp cùng với sự phát triển tâm lí
lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đã nảy sinh nhu cầu tư vấn, hỗ trợ tâm lí học
đường của các em trong hoạt động giao tiếp với bạn bè với các vấn đề thường
thấy ở học sinh trung học cơ sở như: sợ làm bạn giận, khơng thích tính tình
của bạn, bất bình trước việc tập thể lớp có hiện tượng chia bè phái, lo lắng
trước hiện tượng mâu thuẫn, xung đột trong tình bạn, sợ bị nhóm bạn tẩy
chay, khơng dám hoặc khó từ chối những u cầu vơ lí và có thể có hại đối
với bản thân…
➣ Giao tiếp với bạn khác giới
Trong giao tiếp với bạn khác giới của học sinh trung học cơ sở đã nảy
sinh nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ tâm lí với các nội dung sau: ứng phó với dư
luận tập thể về hiện tượng gán ghép, khó ứng xử với bạn khác giới khi phát

hiện mình có rung cảm với bạn, khơng biết cách từ chối tình cảm với bạn
mình, ngộ nhận xúc cảm với tình u, u đơn phương, khó xử trước những
cử chỉ hoặc lời nói của bạn khác giới với mình một cách thân mật quá mức
hoặc lộ liễu trước đông người, hoặc thường dè dặt, giữ kẽ, ngại ngùng khi tiếp
xúc với bạn khác giới. Một số học sinh có nhu cầu được tư vấn về vấn đề
nhận diện tình bạn và tình yêu, gặp trở ngại trong những lần hẹn hị, biểu lộ
tình cảm với bạn khác giới… Các em mất cân bằng trong việc giải quyết mâu
thuẫn giữa lí trí nhận thức được nhiệm vụ chính là học tập với tình cảm, tình
yêu sẽ ảnh hưởng đến học hành v.v..
✦ Giao tiếp với các thành viên trong gia đình
Khi giao tiếp với các thành viên trong gia đình nói chung và với người
lớn (cha mẹ, ơng bà…) nói riêng, học sinh trung học cơ sở có nhu cầu tư vấn,
hỗ trợ tâm lí ở một số nội dung như: học tập khơng tốt có thể bị cha mẹ mắng,
thấy bất bình đẳng ở cách cư xử của cha mẹ đối với anh chị em trong gia
đình, khơng thấy sự đồng cảm và chia sẻ của cha mẹ với mình, hoang mang
6


trước những mâu thuẫn giữa cá thành viên trong gia đình, sức ép về việc học
tập từ phía cha mẹ như bắt phải học giỏi… nhiều khi làm cho các em bị căng
thẳng, lo âu, thất vọng về bản thân. Một số em cịn buồn bã vì bố mẹ, anh chị
em trong gia đình khơng hiểu mình, khơng có sự đồng cảm, chia sẻ lẫn nhau
dẫn đến mâu thuẫn, xung khắc.
✦ Giao tiếp với cộng đồng
Biểu hiện về nội dung nhu cầu tư vấn, hỗ trợ tâm lí trong giao tiếp với
cộng đồng của học sinh trung học cơ sở là việc các em xác định đúng vị trí để
ứng xử, xưng hô với những người xung quanh; sử dụng các phương tiện giao
tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ), thể hiện thái độ phù hợp với suy nghĩ của
bản thân khi giao tiếp. Các em cũng gặp khó khăn trong việc thể hiện sự quan
tâm, mong muốn giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, thể hiện hành vi đúng

mực và có văn hóa khi tham gia các dịch vụ cơng cộng… Những khó khăn đó
có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập và các mối quan hệ của học sinh ở
trường và cần có sự trợ giúp của các thầy, cô giáo cũng như các chuyên gia
tâm lí trong trường học.
Ngồi ra, do đặc điểm của tuổi dậy thì, học sinh trung học cơ sở cịn có
nhu cầu được tư vấn về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản. Đồng thời,
những nội dung liên quan đến sự phát triển bản thân như khả năng tự đánh
giá, tự khẳng định bản thân, xác định mẫu người lí tưởng… cũng là những nội
dung các em mong muốn được tư vấn, hỗ trợ trong quá trình học tập và tham
gia các hoạt động ở nhà trường.
2.2.2. Giải pháp tư vấn khó khăn tâm lí cho học sinh THCS trong lĩnh vực
phát triển bản thân
Ứng dụng kiến thức của các lĩnh vực tâm lý học lâm sàng, tâm lý học
phá triển, tâm lý học giáo dục, để giải quyết các vấn đề hành vi và học tập của
học sinh trong nhà trường là vai trò đã được thừa nhận của tâm lý học đường.
7


Tuy nhiên, thực tế triển khai hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong trường
tiểu học hiện nay còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này
là thiếu các thiết chế chuyên biệt cho công tác tư vấn tâm lý học đường ở tiểu
học. Những thách thức này đồng thời là cơ hội để phát triển hoạt động tư vấn
tâm lý học đường, góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh. Vì vậy, để cơng
tác quản lý chỉ đạo việc tư vấn tâm lý cho học sinh được hiệu quả hơn nữa,
tác giả xin đưa ra một số đề xuất về việc xây dựng và phát triển đội ngũ làm
công tác tư vấn tâm lý học đường như sau:
Một là, thay đổi nhận thức về hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học.
Sự nhận thức chưa đầy đủ về bản chất của hoạt động phản ánh qua việc thiếu
nhân lực tư vấn học đường chun biệt, có chun mơn. Việc phân cơng nhân
sự kiêm nhiệm cũng như không được đào tạo bài bản ảnh hưởng đến chất

lượng hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh đồng thời dẫn đến
những khó khăn trong công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng
bên ngồi.
Hai là, cần có sự thay đổi, bổ sung trong các văn bản pháp quy về tổ
chức và hoạt động của trường Tiểu học để chính thức hố đội ngũ chuyên
viên tư vấn học đường cả về chất lượng và số lượng. Tăng cường đào tạo bồi
dưỡng nhân lực tư vấn tâm lý học đường.
Thêm vào đó, cần tích cực hơn nữa trong việc tham mưu với cấp trên
để được đầu tư mở rộng trường lớp, tu bổ sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng
nhu cầu dạy và học; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tư vấn cho giáo viên.
Đồng thời tăng cường việc kiểm tra giám sát trong nhà trường, phối hợp chặt
chẽ với cha mẹ học sinh và các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương
trong việc giáo dục, quản lý chặt chẽ học sinh, góp phần các nguy cơ gây hại
cho tâm lý của trẻ.

8


9


III. KẾT LUẬN
Ngun nhân gây nên khó khăn tâm lí của học sinh trung học cơ sở bao
gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó tác
động nhiều nhất là từ phía chủ quan, do tính cách của bản thân và do kinh
nghiệm của học sinh trung học cơ sở cịn hạn chế. Vì vậy, phần lớn học sinh
đều có mong muốn nhận được sự trợ giúp tâm lí từ phía các thầy, cơ giáo và
nhà trường mỗi khi gặp khó khăn hay tình huống khó xử. Hình thức tư vấn,
hỗ trợ mà học sinh trung học cơ sở kỳ vọng nhiều nhất từ phía giáo viên là
qua thư điện tử, internet, điện thoại…

Thực tế qua số liệu của các cơng trình nghiên cứu cho thấy, đa số học
sinh trung học cơ sở chưa được tiếp cận với các hoạt động trợ giúp tâm lí học
đường. Chiếm một tỷ lệ nhỏ học sinh “đã từng nghe nói đến” hoạt động tư
vấn tâm lí là từ kênh truyền thông đại chúng (đài, báo, ti vi…), tiếp sau đó là
qua mạng Internet. Điều đó cho thấy các em có nhu cầu cao về việc tổ chức
các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề tâm lí; lựa chọn nhiều nhất của
các em ở các buổi nói chuyện này là chủ đề hướng nghiệp; tình bạn – tình
yêu, giới tính, gia đình; khám phá bản thân. Những mong muốn này là hoàn
toàn phù hợp với sự phát triển tâm lí, nhân cách của các em.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh (2012), Kỹ năng sống của học sinh trung học ở Hà
Nội, Luận văn thạc sĩ Tâm lý, Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Thanh Bình (2017), Giáo dục kỹ năng sống, Giáo trình dùng
cho sinh viên cao đẳng sư phạm, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
3. Trương Thị Thuý Hằng (2010), “Quan điểm phát triển con người và
việc đưa kỹ năng mềm vào chương trình đào tạo”, Tạp chí Nghiên cứu con
người, số 5.
4. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2010), Kỹ năng sống của học sinh THCS
ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Tâm lý, Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Phan Thanh Vân (2010), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học phổ thơng thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp, Luận án tiến sĩ Giáo
dục học, Đại học Thái Nguyên.

11




×