Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Rèn kĩ năng sống trong tiết sinh hoạt lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.81 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................1
1 . Lý do chọn đề tài..................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:............................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:............................................................2
4. Biện pháp nghiên cứu:...........................................................................3
5. Giới thiệu cấu trúc của đề tài:...............................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................4
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG KỸ
NĂNG SỐNG...............................................................................................4
1.1. Khái niệm kỹ năng sống.....................................................................4
1.1.1. Khái niệm chung.........................................................................4
1.1.2. Kỹ năng cần thiết cho học viên...................................................5
1.1.3. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống..............................................5
1.2. Thực trạng..........................................................................................6
1.2.2. Hạn chế........................................................................................8
1.2.3. Nguyên nhân...............................................................................9
1.2.3.1. Nguyên nhân do giáo dục.....................................................9
1.2.3.2. Ngun nhân từ phía giáo viên :..........................................9
1.2.3.3. Gia đình..............................................................................10
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ..........................11
2.1. Phương pháp kể chuyện...................................................................11
2.2. Phương pháp xem video...................................................................16
2.3. Trị chơi “Hồn thành mảnh ghép”..................................................18
i


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.........................................20
3.1. Kết quả đối với học sinh..................................................................20
3.2. Về phía giáo viên..............................................................................23
CHƯƠNG IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM............................................24


4.1. Một số điều người lớn cần làm giúp các em rèn luyện kĩ năng sống:
.................................................................................................................24
4.2. Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kĩ năng sống:..............24
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................26

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Đồ thị 2. 1: So sánh số học sinh tự phục vụ và không tự phục vụ trong 2 kỳ.21
Đồ thị 2. 2: Số lượng bản kiểm điểm, vụ ẩu đả 2 kỳ.......................................22
Đồ thị 2. 3: So sánh số lượt đi muộn, tỷ lệ chuyên cần 2 kỳ...........................23

iii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 . Lý do chọn đề tài
Thế hệ học sinh Việt Nam được biết đến là thông minh, học giỏi. Tuy
nhiên xét với một bộ phận khơng nhỏ trẻ em hiện nay, ngồi điểm số cao,
kiến thức về cuộc sống xung quanh của các em hầu như khơng có. Có những
em đến độ tuổi đi học, mà ngay những hoạt động thường nhật như tự mặc
quần áo, buộc dây giày chuẩn bị đồ dùng học tập, nấu đồ ăn sáng…vẫn chưa
tự làm được. Bên cạnh đó, nếu xét thêm những kỹ năng liên quan đến sinh
tồn, giao tiếp, ứng xử, đạo đức, dường như trẻ em Việt Nam còn phải chạy dài
theo sau bạn bè cùng trang lứa ở nhiều nước khác.
Một điển hình về lỗi trong ứng xử, đạo đức của trẻ em thời nay là
“khôn nhà, dại chợ”. Ở nhà quen được bố mẹ nâng niu chiều chuộng, trẻ động
tí là cãi lại ngay. Tuy nhiên, khi ra ngoài, trẻ bị bắt nạt, hiếp đáp thì chưa biết
cách ứng phó thế nào cho tốt và an tồn mà thường im lặng chịu đựng.Thêm

vào đó, nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều thái quá dẫn đến đi ra ngồi ln
đặt mình cao hơn người khác, chưa biết cách nói năng, ứng xử trên dưới cho
phù hợp, rất dễ bị thiệt thòi khi sống tập thể và khó hịa nhập với xã hội. Liên
quan đến kỹ năng sinh tồn, kỹ năng tự bảo vệ, trẻ em thời nay “thiếu” và
“yếu” ngay cả những kỹ năng cơ bản nhất. Ví dụ cụ thể, phần lớn các em
khơng biết về những lưu ý khi bơi lội để tránh bị đuối nước, hoặc có thể biết
nhưng chưa nhận thức rõ ràng hậu quả nên vẫn mang tâm lý chủ quan.
Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên, chương
trình giáo dục kĩ năng sống chỉ thông qua việc giảng dạy theo phương
pháptích hợp vào các mơn học như Giáo dục cơng dân, Sinh hoạt ngồi giờ,
Ngữ văn, Sinh học, Vật lý... hiệu quả của việc giảng dạy lồng ghép vẫn chưa
1


cao trong khi môn học kĩ năng sống vẫn chưa được đưa vào chương trình như
một mơn học chính khóa.Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Giáo
dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp” nhằm đóng góp một số kinh nghiệm
rút ra được thực tiễn mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp. Nhằm đóng góp
phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con
người toàn diện, năng động, sáng tạo hịa nhập cùng cộng đồng, và có ích
cho xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục kĩ năng sống

là một trong những nội dung, nhiệm vụ

quantrọng trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan
điểm,đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp
giáo dụctrong thời kì hội nhập.Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm

giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức
nhằm góp phần trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng sống và phát triển
trong một môi trường pháttriển bền vững.Đề tài : “ Giáo dục kỹ năng sống
qua giờ sinh hoạt lớp” nhằm: Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ
năng sống theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạo đạt
hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở
địa phương, thực tế nhà trường. Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương
trình giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả trong nhà trường.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theo
lứa tuổi, giới tính ... chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Ở lứa tuổi 11-15:
- Các em cần tìm tịi, học hỏi cái mới, điều lạ khơng phân biệt nó là tốt
hay xấu.- Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí.

2


- Chịu áp lực lớn dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới
sức khỏe, tinh thần.
- Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình
cầnđưa ra quyết định đúng đắn.
- Thích bộc lộ cái tôi….
4. Biện pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên tôi đã thực hiện Phương pháp
nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu về giáo
dục học, tâm lý học, các sách giáo khoa, sách bài tập, các tạp chí, sách, báo,
đặc san tham khảo có liên quan tới logic toán học, tư duy sáng tạo, năng lực
tư duy sáng tạo, các phương pháp tư duy toán học, các phương pháp nhằm
phát triển và rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo tốn học cho học sinh phổ

thơng, các bài tập mang tính tư duy sáng tạo.
Ngồi ra tơi cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
+/ Phương pháp điều tra.
+/ Phương pháp quan sát.
+/ Thực nghiệm sư phạm.
5. Giới thiệu cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, Tài Liệu Tham Khảo, Đề tài gồm 4
chương:
NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG KỸ NĂNG
SỐNG
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG
KỸ NĂNG SỐNG
1.1. Khái niệm kỹ năng sống
1.1.1. Khái niệm chung
-Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống
hàng ngày của con người. Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của
mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
- Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả
năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc
sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ

mạnh về mặt tinh  thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương
tác với người  khác, với nền văn hóa và mơi trường xung quanh. Năng lực
tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa
rộng nhất về mặt  thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể
hiện, thực thi  năng lực tâm lý xã hội này”.
-Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi 
trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến 
thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức 
(phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng 
vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học viên là việc làm khơng mới vì từ xa
xưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về
chương trình, về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm
nhẹ hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-

4


ĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việc
cấp bách ở mọi bậc học vì:
+ Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí dẫn đến các
quan hệ không đúng mực trong quan hệ.
+ Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh
hưởng tới sức khỏe, tinh thần.
+ Thích bộc lộ cái tôi
1.1.2. Kỹ năng cần thiết cho học viên
Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ
năng  sống cần thiết cần xây dựng cho học sinh
- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời

- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
- Kỹ năng đánh giá người khác.
Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học viên 12 giá trị của
cuộc sống là: tơn trọng, hịa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo,
tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đồn kết.
1.1.3. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống
-Về mặt sức khoẻ:
+Xây dựng hành vi lành mạnh
+Giải quyết nhu cầu phát triển
5


+Tạo khả năng tự bảo vệ
+Xây dựng môi trường sống lành mạnh
-Về mặt giáo dục:
+Mối quan hệ thầy-trò, bạn-bạn
+Hứng thú trong học tập
+Hồn thành cơng việc sáng tạo và hiệu quả
-Về mặt kinh tế-chính trị :
+Hình thành phẩm chất nhà kinh tế, nhà chính trị tương lai
+Giải quyết tích cực nhu cầu và quyền trẻ em
-Về mặt văn hoá-xã hội: thúc đẩy hành vi mang tính xã hội tích cực
1.2. Thực trạng
Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng đã có sự

quan tâm của nhà trường. Thể hiện ở chỗ nhà trường đã quan tâm đến việc
giáo dục tồn diện cho các em thơng qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt
động hướng nghiệp, hoạt động đồn thể: bảo vệ mơi trường, an tồn giao
thơng, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng trường xanh – sạch
- đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực…
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như
trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các
cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay
vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền
văn hóa, văn minh khác nhau. Những thay đổi nói trên cịn ảnh hưởng đến
hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định.
Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ
6


nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Hiện nay, có
nhiều tác động của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ
đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Điều này đã dẫn đến
sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra
trong cuộc sống. Tình trạng học viên đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ
học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có
nhiều nhưng chung quy là do nhận thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em
thiếu kỹ năng sống. Học viên nhà trường cũng không tránh khỏi quy luật đó.
Đây là vấn đề được Ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện vẫn
còn gặp nhiều thách thức lớn. Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh
chóng của xã hội thì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ hiện nay là
một việc làm cần thiết.
Nhà trường đã triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua các
hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các mơn học và các hoạt động của
nhà trường như:

Giáo dục lồng ghép thông qua các môn học như: Ngữ Văn, Lịch sử, Sinh
học, Địa Lí,...
Giáo dục chun đề thơng qua các hoạt động Đồn: Nói chuyện, thi tìm
hiểu kiến thức phịng chống HIV/AIDS, an tồn giao thơng.......
Tuy nhiên, qua q trình thực hiện chúng tôi nhận ra rằng, việc giáo dục kỹ
năng sống của nhà trường và việc rèn luyện kỹ năng sống của các em vẫn cịn
nhiều hạn chế, đó là: việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học
vẫn chưa được làm thường xuyên, do yêu cầu kiến thức bài học nên giáo viên
đôi lúc ngại đưa chương trình kỹ năng sống vào. Ví dụ theo khảo sát kỹ năng
sống học sinh, cụ thể là khả năng bơi lội:
Khối
6

Số học sinh biết bơi

Tổng học sinh

Chiếm< %>
30.2
7


7

27.1

8

33.9


9

47.5

1.2.2. Hạn chế
Sự yếu kém về kỹ năng giao tiếp của HS thể hiện ở việc các em chưa
biết lắng nghe tích cực, chưa có kỹ năng trình bày ý kiến của mình, ít có khả
năng thấu hiểu, cảm thơng và chia sẻ với người khác. Khơng ít bậc phụ
huynh chia sẻ, con họ rất hay cãi lại bố mẹ, bố mẹ chưa nói xong, con đã cãi
lại. Cịn ở lớp, các giáo viên cho biết, trong các giờ học KNS, các em hay nói
chen ngang khi họ đang trình bày, hoặc bạn đang phát biểu ý kiến… Từ một
góc độ nào đó, việc con trẻ trao đổi ý kiến, suy nghĩ của mình với bố mẹ,
thầy cơ là điều đáng mừng. Điều đó chứng tỏ sự trưởng thành của các em, tuy
nhiên, để những hành động của các em không gây phản cảm, ý kiến của các
em được tôn trọng, lắng nghe và chấp nhận, đòi hỏi các em phải có những kỹ
năng giao tiếp cần thiết như biết lắng nghe tích cực, biết chọn thời gian, hồn
cảnh, cách thức thể hiện ý kiến của mình.
Khả năng tự giải quyết cơng việc, tự làm lấy việc của mình ở trẻ cũng
là một kỹ năng đáng quan tâm. Trong thực tế, ở thành thị, rất nhiều trẻ đã đi
8


học lớp 1 vẫn cịn cần bố mẹ bón cơm. Nhiều HS tiểu học và khơng ít HS
THCS chưa tự thực hiện được cả khâu vệ sinh cá nhân… Từ chỗ ít có khả
năng tự làm những việc đơn giản đó, chắc chắn các em sẽ dựa dẫm, thụ động
khi giải quyết các vấn đề khó khăn khác trong cuộc sống. Cũng từ đó, trẻ dễ
bị sốc và có những hành động tiêu cực khi gặp khó khăn, vướng mắc trong
các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, thầy cơ.
Ở nhiều trẻ em, khả năng kiểm sốt cảm xúc và hành vi cũng rất yếu.
Khi nói về nguyên nhân của hiện tượng mất trật tự trong giờ học, các em cho

biết là do đột nhiên các em nhớ ra, nghĩ ra một điều gì đó thú vị, thế là các
em trao đổi ngay với bạn mà không thể "để dành" đến giờ ra chơi. Hoặc trong
nhiều trường hợp, trẻ em đánh nhau xuất phát từ một nguyên nhân rất nhỏ,
như ban đầu các em trêu đùa nhau cho vui, rồi trêu chọc "quá trớn", người bị
trêu tức giận, không kiểm soát được cảm xúc nên dẫn đến hành vi ẩu đả.
1.2.3. Nguyên nhân
1.2.3.1. Nguyên nhân do giáo dục
– Chương trình giáo dục hiện nay cịn nặng về kiến thức, ít quan tâm
đến kỹ năng sống.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa bắt buộc, chưa đưa giáo dục kỹ năng
sống thành một môn trong trường học mà chỉ yêu cầu các trường học lồng
ghép trong các giờ học chính khố – khơng thể mang lại hiệu quả rõ rệt.
– Đối với các nhà trường chủ yếu tập trung dạy cho học sinh kỹ năng
học tập và chính trị; việc giáo dục kỹ năng sống chưa quan tâm nhiều.
1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía giáo viên :
Một bộ phận khơng nhỏ giáo viên cũng chưa hiểu kỹ năng sống là gì?
Bản thân họ cũng cịn thiếu kỹ năng sống; khơng ít giáo viên nghĩ rằng kỹ
năng sống chính là các bài dạy về đạo đức. Bên cạnh đó áp lực về công tác
chuyên môn là quá lớn, cho nên họ chủ yếu tập trung thời gian, công sức để
9


làm tốt cơng tác chun mơn; ít có thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm
tài liệu về kỹ năng sống.
1.2.3.3. Gia đình
Mơi trường giao tiếp trong gia đình hiện nay bị hạn chế rất nhiều so với
trước đây. Với chính sách DS-KHHGĐ, số con trong mỗi gia đình hạn chế,
trẻ em được chiều chuộng, được chăm sóc về vật chất tốt hơn, nhưng cuộc
sống tinh thần của các em nghèo nàn hơn vì các em ít được sống trong khơng
khí gia đình đơng vui để được trị chuyện, chia sẻ, cảm thông với người thân.

Mặt khác, trẻ phải chịu sức ép rất lớn từ việc học tập nên khơng có thời gian
để chơi.
Ở trường học, số lượng HS trong các lớp khá đông, phương pháp dạy
học chủ yếu là thầy đọc, trị ghi, do đó các em ít có điều kiện thể hiện tính tích
cực của bản thân trong giờ học. Ngoài giờ học trên lớp, các trường hiện nay
ít tổ chức các hoạt động tập thể. Thường mỗi năm, nhà trường tổ chức cho HS
đi tham quan một lần. Trong khi đó, tại Nga, vào các dịp lễ tết, HS được nhà
trường cho phép tự tổ chức những buổi dạ hội, nhờ đó các em tha hồ thể hiện
tính tích cực, bộc lộ những điểm mạnh, thỏa mãn hứng thú, sở thích của mình.
Đây là một cách tốt để rèn luyện KNS, vì thế các em khơng vấp phải những
vấn đề do thiếu KNS như trẻ em Việt Nam.
Đối với trẻ em, lao động cũng là liều thuốc tốt để rèn luyện KNS. Qua
lao động có thể giúp trẻ biết quan sát, nâng cao tính tổ chức, kỷ luật, tính kiên
trì… Thơng qua lao động, các em sẽ hiểu và thông cảm với những vất vả của
bố mẹ. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn phụ huynh và các thầy cô chưa quan
tâm đúng mức đến việc giáo dục trẻ thơng qua lao động. Ở gia đình, các em ít
có điều kiện để tham gia lao động vì phải dành thời gian để học tập. Nhưng
cũng khơng ít gia đình khơng để trẻ phải động chân tay vì bố, mẹ… xót. Cịn
ở trường, vì nhiều lý do, các buổi lao động tập thể ít được tổ chức. Chính vì
vậy mà KNS của trẻ ngày càng kém.
10


Không thiếu phương pháp để cải thiện KNS cho học sinh, như dạy cho
chúng biết lao động, biết tự lập, làm những công việc thiết yếu của cá nhân…
Thế nhưng, mọi phương pháp sẽ vơ ích khi các bậc phụ huynh không thay đổi
quan điểm, không tạo điều kiện cho các em được rèn luyện các kỹ năng cơ
bản và sẽ chẳng ích gì khi các em đi học KNS ở trường rồi về nhà, những kỹ
năng ấy bị bỏ xó.


CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ
2.1. Phương pháp kể chuyện
1. Mục đích
Nhằm hướng HS tới mục tiêu giáo dục qua câu chuyện kể.
-

Giúp cho các em tiếp thu kiến thức cần truyền đạt một cách dễ dàng.

-

Kích thích sự hứng thú học tập của trẻ vì kể chuyện là món ăn tinh thần

khơng thể thiếu của các em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
-

Tạo bầu khí buổi học sinh động, vui tươi, thu hút sự chú ý của các em.

-

Bài học được rút ra từ câu chuyện sẽ làm cho trẻ ghi nhớ lâu hơn một

bài học thông thường.
2. Yêu cầu:
- Chuẩn bị các câu chuyện có ý nghĩa, phù hợp nội dung bài học.
- Khi kể chuyện, ngôn ngữ được xem là phương tiện quan trọng, nên các
thiết bị âm thanh phải thật hoàn chỉnh.
- Tạo cho được sự chú ý tập trung, có như thế việc kể chuyện mới thành
cơng.
- Biết nắm vững nhịp điệu trong quá trình kể.
- Kết thúc câu chuyện, bao giờ cũng có một bài học được rút ra, giúp người

nghe trải nghiệm vấn đề.
11


- Kể chuyện là một phương pháp hữu hiệu để giúp trẻ tự chiếm lĩnh kiến
thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú, nhiều hiệu quả. Điều quan trọng là
chúng ta cần nắm vững tâm lý trẻ.
3. Đối tượng:
- Không chỉ các em học sinh mà ngay cả những người lớn vẫn thích nghe
kể chuyện.
- Tuy nhiên tâm lý mỗi đối tượng là khác nhau, GV cần biết chọn lọc
những câu chuyện cho phù hợp lứa tuổi.
4. Phạm vi áp dụng:
- Phương pháp này được áp dụng trong rất nhiều hoạt động, trong các buổi
chia sẻ, buổi nói chuyện chuyên đề, các bài giảng trong các lớp học và đặc
biệt áp dụng trong tiết SHL hoặc tiết ngoài giờ lên lớp.
5. Cách thức tiến hành:
5.1. Nắm vững chủ đích:
Trong kể chuyện không nhằm tới việc thỏa mãn nhu cầu mua vui, nhưng
là nhắm đến chủ đích giáo dục. Do đó HDV cần tìm tịi, chọn lọc những
câu chuyện có tính giáo dục, có ý nghĩa, khơi lên các giá trị sống để kể
lồng cho các em trong nội dung bài học kỹ năng sống.
5.2. Nội dung chuyện kể:
Khi kể chuyện, người kể chuyện phải nắm thật kỹ nội dung, trình tự câu
chuyện, điểm cao trào của câu chuyện, các tình tiết làm tăng sức hấp dẫn
của câu chuyện.
- Nội dung câu chuyện phải trình bày thật đơn giản, sống động, khơng liệt
kê quá nhiều chi tiết thừa, lan man không liên quan đến chủ đề.
- Cần lưu ý rằng, với các em học sinh nhỏ, khả năng ghi nhớ các sự kiện
còn hạn chế, nên cần tập trung vào những ý chính cần áp dụng vào bài.

- Với những câu chuyện có kết thúc mở, nội dung câu chuyện cần làm sáng
tỏ các điều tốt, điều xấu giúp các em dễ dàng tự rút ra bài học cho bản
thân.
5.3.

Cách kể chuyện:
12


- Khi kể chuyện, người kể cần nắm vững tình tiết, nhịp điệu câu chuyện.
- Cần hóa thân vào nhân vật trong câu chuyện, để đưa ra các lời thoại của
nhân vật, có như thế mới tạo sự hấp dẫn câu chuyện.
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
- Khả năng biểu cảm trong diễn đạt: chất giọng rõ ràng, dễ nghe. Giọng nói
thay đổi cao độ, cường độ, trường độ cho phù hợp nhằm làm câu chuyện
thêm lôi cuốn. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng kịch tích. Ngồi ra, các yếu
tố phi ngôn ngữ như nét mặt, điệu bộ, cử chỉ cũng góp phần lớn cho thành
cơng của câu chuyện.
- Đặt mình vào trình độ người nghe, hiểu được cảm nghĩ của trẻ, theo dõi
sát sự chú tâm của trẻ.
- Lượng giá khi quan sát:
+ Thấy trẻ im lặng, tập trung theo dõi: câu chuyện cuốn hút trẻ.
+ Thấy trẻ ngó nghiêng, ngáp vặt, nghịch ngợm: câu chuyện không cuốn
hút, cần phải thay đổi bầu khí, thu ngắn chuyện, hoặc sử dụng các hình
thức khác để lấy lại bầu khí.
- Sau khi kể xong luôn đặt lại câu hỏi nhằm giúp các em rút ra ý chính, điều
cần học tập, điều cần thay đổi.
6. Gợi ý chuyện kể theo lứa tuổi:
Thể loại
STT


Lứa tuổi

truyện thích

Tính chất câu

Câu chuyện

chuyện

Mẫu

nghe
1
2

Mẫu giáo

Truyện

ngụ

ngơn

Mang tính chất ngụ Vd: câu chuyện
ngơn trong thế giới Lừa đội lốt sư
lồi vật.

tử…


Từ 7 – 11 Truyện cổ tích Mang đặc tính cổ Vd: câu chuyện
tuổi

dân

gian, tích, thần thiên, anh sự tích Cây tre

truyện

thần hùng.

thoại;

trăm đốt…

truyện
13


ngụ ngơn
Truyện
3

Từ 12 – 12
tuổi

thoại,
anh
truyện


thần
truyện Mạng

tính

chất

hùng, phiêu

lưu

mạo

giả hiểm, giả tưởng.

tưởng…
Từ 16 – 18 Truyện
tuổi
4

thám;

Vd:

Dế

mèn

phiêu lưu ký,

hai

vạn

dặm

dưới đáy biển…

trinh Truyện mang tính Vd:

Truyện

truyện thực tế có pha yếu Thằng quỷ nhỏ

tuổi

hoa; tố tình cảm xã hội, hoặc thám tử

truyện

tình lãng

cảm xã hội,…

mạn,

trinh Sherlock

thám.


Holmes

7. Tình huống áp dụng:
HDV kể câu chuyện: TRÊN TUYẾT
Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân đất, trên tuyết. Một
đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to – vừa nói chuyện vừa cười đến nỗi
không để ý thấy bà cụ. Một người mẹ dẫn hai đứa con nhỏ tới nhà bà
ngoại. Họ quá vội nên cũng không để ý. Một viên chức ôm một chồng sách
đi qua, mải suy nghĩ nên cũng không để ý. Bà cụ dùng cả hai tay để khép
vạt áo đứt hết khuy, dừng lại, nép vào một góc ở bến xe bt.
Một q ơng ăn mặc lịch lãm cũng đứng đợi xe buýt. Ông cố đứng tránh xa
bà cụ một chút. Tất nhiên là bà già rồi, chẳng làm hại được ai, nhưng nhỡ
bà ấy bị bệnh lấy nhiễm thì sao…Một cơ gái cũng đứng đợi xe buýt. Cô
liên tục liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng khơng nói gì.
Xe bt tới và bà cụ nặng nhọc bước lên xe. Bà ngồi trên chiếc ghế ngay
sau người lái xe. Quý ông và cô gái vội vã chạy xuống cuối xe ngồi. Người
lái xe liếc nhìn bà cụ và nghĩ: “Mình khơng thích phải nhìn thấy cảnh
nghèo khổ này chút nào!”
Một cậu bé chỉ vào bà cụ và kêu lên với mẹ:

14


- Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất! Mẹ bảo những ai hư mới đi chân đất, đúng
không mẹ?
Người mẹ hơi ngượng ngập kéo tay con xuống:
- Andrew, con không được chỉ vào người khác! – Rồi bà mẹ nhìn ra cửa
sổ….nay chắc phải có con cái trưởng thành rồi chứ. Một phụ nữ mặc
áo chồng lơng thì thầm – Con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới
phải! Người phụ nữ này bỗng cảm thấy mình quả là người tốt, vì mình

ln quan tâm đầy đủ đến mẹ minh.
- Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm tiền – Một chàng trai ăn mặc
bảnh bao thêm vào – Nếu bà ấy biết tiết kiệm từ khi còn trẻ thì bà ấy
chẳng nghèo như bây giờ! Một doanh nhân hào phóng bỗng cảm thấy
ái ngại. Ơng lấy trong ví ra một tờ 10 đơ la, ấn vào bàn tay nhăn nheo
của bà cụ, nói giọng hãnh diện.
- Đây, biếu bà! Bà nhớ mua đôi giày mà đi! Rồi ông ta quay về chỗ ngồi,
cảm thấy hài lòng và tự hào về mình.
Xe buýt dừng lại khi tới bến và một vài người khách bước lên. Trong số
đó có một cậu bé khoảng 16 – 17 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khốc to
màu xanh và đeo ba lơ cũng to, đang nghe headphone. Cậu trả tiền xe
buýt và ngồi ngay vào ghế ngang hàng với bà cụ. Rồi cậu nhìn thấy bà
cụ đi chân đất.
Cậu tắt nhạc. Cảm thấy lạnh người. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân
mình. Cậu đang đi một đơi giày cổ lơng dành cho trời tuyết. Đôi giày
mới tinh và ấm sực. Cậu phải tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua
được. Bạn bè đứa nào cũng khen!
Nhưng cậu cúi xuống và bắt đầu cởi giày, cởi tất, rồi ngồi xuống sàn
xe, bên cạnh bà cụ.
- Bà, cháu có giày đây này! – Cậu nói.
Một cách cẩn thận, cậu ta nhấc bàn chân lạnh cóng, co quắp của bà cụ
lên, đi tất và đi giày vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật
đầu và nói lời cảm ơn rất nhỏ. Lúc đó, xe buýt dừng. Cậu thanh niên
chào bà cụ và xuống xe. Đi chân đất trên tuyết. (kể với giọng trang
trọng).
Những người khách trên xe thò đầu ra cửa sổ, nhìn đơi chân cậu thanh
niên, xơn xao bình phẩm.
- Cậu ta làm sao thế nhỉ? – Một người hỏi.
- Một thiên thần chăng?
- Hay là con trai của Chúa!

15


Nhưng cậu bé, người ban nãy chỉ vào bà cụ, quay sang nói với mẹ:
- Khơng phải đâu mẹ ạ! Con đã nhìn rõ rồi mà! Anh ấy là người bình
thường thơi! Và việc làm đó thật sự cũng chỉ cần một người bình
thường.
HDV cùng các em rút ra bài học từ câu chuyện.
- Cậu thanh niên đã làm nghĩa cử tốt. (bài học giáo dục: việc làm tốt thì bất
cứ ai cũng có thể làm được).
- Trong khi mọi người xa lánh bà cụ chỉ có cậu thanh niên để ý đến bà, giúp
bà. (giáo dục sự quan tâm đến người khác, biết đồng cảm, chia sẻ).
- Tình huống người đàn ông thương gia tặng 10 đô la và cảm thấy lịng
hãnh diện vì giúp bà cụ (giáo dục: Quà tặng không bằng cách trao tặng).
- Những suy nghĩ, suy diễn không hay từ những người xung quanh khi nhìn
thấy cảnh ngộ của bà cụ (giáo dục về cách đánh giá con người, đừng đánh
giá con người bằng bề ngoài).
- Mỗi người mang theo những đồ đạc, câu chuyện, cơng việc của họ và
chẳng có ai để ý đến bà cụ (một thực trạng về sự thiếu quan tâm trong xã
hội).
2.2. Phương pháp xem video
1. Mục đích
- Thu hút sự chú ý của nhóm và làm phát sinh những hoạt động chung, đa
dạng.
- Giúp HS suy nghĩ về thực tế qua phim ảnh. Học được gì qua phim? Có
thể diễn tả và thực hiện cách sống mới tốt hơn.
2. Yêu cầu:
- Cần xác định ý nghĩa và định hướng cho hoạt động này để tìm ra cái đẹp,
để khởi đầu cho thảo luận.
- Chất lượng kỹ thuật: ảnh đẹp, âm thanh rõ, tình tiết hấp dẫn….

- Thời gian: tùy vấn đề, tùy buổi thảo luận, lý tưởng là 10 – 15 phút.
- Chú ý tác động cảm xúc là rất quan trọng như tính thẩm mỹ và đạo đức
của phim.
3. Đối tượng:
- Áp dụng cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, mỗi đối tượng nên chọn thể loại
phim cho phù hợp.
16


4. Phạm vi áp dụng:
- Lồng vào tiết SHL hay tiết NGLL,…
5. Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị cho HS nghe và nhìn, tạo nên thích thú khi xem phim
cần:
+ Giới thiệu vài nét về phim: tựa đề, tác giải, nhà sản xuất, mục đích…
+ Lưu ý tham dự viên (chia nhóm) những tình tiết, nhân vật, lời nói, âm
thanh, hình ảnh.
- Bước 2: Sau khi xem phim
+ Hãy để thời gian cho HS suy nghĩ, phân tích và nói lên những gì đã
nghe và thấy.
+ GV đưa ra những câu hỏi gợi mở giúp HS nắm được ý tưởng chủ đạo.
- Bước 3: Mời các thành viên đưa ra ý kiến xuyên qua tập phim như thái
độ, cảm nghĩ,…
- Bước 4: Hướng dẫn viên giúp các học viên đưa ra đúc kết cho nội dung
bài học từ đoạn phim.
6. Tình huống áp dụng:
Ví dụ: Khi tổ chức buổi dạy về “Kỹ năng Thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn” GV
muốn cho các học viên quan sát cách thức, và nắm kỹ thuật thoát hiểm trong
lúc hỏa hoạn.
- HDV chuẩn bị 1 đoạn video clip về kỹ thuật thoát hiểm trong tịa nhà

đang cháy, trong đó có một số người đang bị mắc kẹt trong phòng riêng ở
tầng lầu.
- Trước khi coi phim, HDV đặt một vài câu hỏi để các em theo dõi và tìm
đáp án trong quá trình coi phim.
- Cho các em coi 1 đoạn Videoclip thốt hiểm, cần chú ý đến chất lượng âm
thanh, hình ảnh của Videoclip.
- Lặp lại câu hỏi đã nêu và đề nghị các em trả lời.
17



×