Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Các kỹ năng của nhân viên xã hội trong nhà trường xây dựng kế hoạch hỗ trợ tư vấn cho học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.13 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:
CÁC KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG NHÀ
TRƯỜNG. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỖ TRỢ TƯ VẤN CHO HỌC
SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC.

HỌ VÀ TÊN:
MSSV:
LỚP TC:
GV HƯỚNG DẪN:

HÀ NỘI , THÁNG 12 NĂM 2021


ĐỀ 2:
Các kỹ năng của nhân viên xã hội trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch
hỗ trợ tư vấn cho học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học.

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, trong lịch sử phát triển của xã hội loài người ở bất cứ
thời kỳ nào, với bất kể trình độ phát triển ra sao bao giờ cũng nảy sinh các
vấn đề xã hội cần phải được quan tâm giải quyết. Các vấn đề xã hội trong mọi
thời đại là hậu quả trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Ngày nay, cơng tác xã hội trường học: đã phát triển mạnh ở nhiều nước
trên thế giới, các nước đã giới thiệu nhiều mô hình, cách tiếp cận và yêu cầu


về nhân sự trong lĩnh vực này. Điển hình như tại Hoa Kỳ, ngay từ sớm công
tác xã hội trường học đã được chú trọng để cải thiện môi trường học tập cho
học sinh thông qua việc đánh giá vấn đề và nhu cầu của học sinh, cung cấp
các hoạt động trợ giúp như tham vấn, hỗ trợ tâm lý-xã hội, giáo dục kỹ năng
sống và xây dựng năng lực để giúp học sinh tự giải quyết các vấn đề trong
mối quan hệ với bạn bè, gia đình và thầy cơ giáo.
Ở Việt Nam, sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đã có những
thay đổi tích cực và quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế - xã hội đang
phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mức sống của người dân
ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển kinh tế, có
nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, làm
tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các đối tượng trong xã hội. Những vấn đề
tiêu cực của xã hội đã có những tác động mạnh mẽ đến trẻ em và học sinh,
sinh viên. Trong xã hội, ngày càng xuất hiện nhiều những vụ án thanh thiếu
niên phạm tội, lạm dụng ma túy, mại dâm, bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích
thương mại, bn bán phụ nữ và trẻ em, lạm dụng trẻ em, trẻ em bị bỏ mặc,
và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trong trường học có nhiều vấn đề mà
các thầy cơ giáo không đủ thời gian để bao quát, phát hiện và phòng ngừa đặc
biệt là vấn đề bạo lực học đường hiện đang là mối quan tâm của toàn xã hội.
Do đó, qua q trình học tập và tìm hiểu, tác giả chọn làm rõ vấn đề “ Các
kỹ năng của nhân viên xã hội trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch hỗ
2


trợ tư vấn cho học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học.” nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục Xã hội trong nhà trường.
NỘI DUNG
Khái niệm chung về nhân viên công tác xã hội trường học
Nhân viên công tác xã hội trường học là những nhân viên công tác xã
hội chuyên nghiệp sẽ giúp học sinh gắn bó với trường học và trở thành những

học sinh thành cơng. Mục đích của CTXH trường học là giúp đỡ trẻ em có
được những suy nghĩ và ứng xử tích cực cũng như trong việc điều chỉnh hành
vi, thái độ của các em trong việc học tập sao cho đem lại kết quả tốt nhất và
góp phần hỗ trợ cho nhà trường đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác
giáo dục. Nhân viên CTXH trường học là người luôn sẵn sàng để tư vấn cho
học sinh và giúp học sinh phát triển tốt về tính cách cá nhân cũng như về
chuyện học hành. Họ là những người giúp kết nối quan hệ giữa giáo viên, học
sinh và cha mẹ học sinh. Để đối phó với các vấn đề tâm lý, xã hội của học
sinh không đơn giản chỉ ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên sẽ
khơng thể nào giải quyết, đáp ứng những nhu cầu tâm lý và xã hội nếu khơng
có sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành và các lực lượng chuyên môn
khác. Cụ thể là lực lượng nhân viên công tác xã hội, họ là những người phù
hợp nhất với kiến thức và chuyên môn mà họ đã được đào tạo, như bảo vệ trẻ
em, phát triể cộng đồng, làm việc với gia đình, giải quyết những vấn đề tâm
lý, tình cảm..
Vai trị của cơng tác xã hội trong trường học
Vai trị của cơng tác xã hội học đường đã dần được củng cố và khẳng
định, cụ thể là sự tác động vào các đối tượng ở trường học sau:
Với học sinh: Công tác xã hội học đường giúp các em giải quyết những
căng thẳng và khủng hoảng thần kinh; tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
tâm lý; giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành cơng
trong học tập, có được năng lực cá nhân và xã hội. Cụ thể là giúp các em
3


giảm những hành vi như: khơng hồn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ
với bạn, khơng kiểm sốt được mình, bị lạm dụng thể chất, khơng đi học
thường xun, bị trầm cảm, có những dấu hiệu, hành vi tự tử, căng thẳng thần
kinh…
Với các bậc phụ huynh: Công tác xã hội học đường hỗ trợ họ tham gia

một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; hiểu được những nhu cầu phát
triển và giáo dục của trẻ; tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng;
hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; tăng cường kỹ năng làm cha mẹ.
Với thầy cô giáo: Công tác xã hội học đường giúp cho các giáo viên
hoạt động giảng dạy có hiệu quả cao. Thực hành tốt hơn nguyên lý giáo dục:
sự kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Tìm hiểu và huy động những
nguồn lực mới vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc
biệt.
Với các cơ quan và cán bộ quản lý giáo dục: Công tác xã hội học
đường giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý trong việc xây dựng các chính sách và
chương trình đào tạo, trong đó chú trọng đến tiến trình cơng tác xã hội đối với
trường học.
Nhiệm vụ chính của nhân viên xã hội trong trường học
Giải quyết mâu thuẫn học sinh
Thường xuyên tổ chức các buổi lao động tập thể giữa các lớp, các trò
chơi tập thể nhằm xây dựng mối quan hệ tốt cho học sinh toàn trường. Các
buổi làm việc nhóm sẽ giúp các em hiểu nhau hơn và có được tinh thần trợ
giúp lẫn nhau.
Giáo dục cho các em lòng vị tha cho bản thân, sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm
của người khác. Đồng thời mỗi bản thân học sinh cần hạn chế cái “tơi” của
chính mình, dễ hòa đồng cùng mọi người.

4


Nhân viên xã hội nhà trường là người đứng ra hỗ trợ các em vượt qua
những khủng hoảng về tinh thần, giúp các em giải bày những căng thẳng bằng
những kỹ năng lắng nghe, chia sẽ và phản hồi có mục đích.

Định hướng cho các em giá trị sống của bản thân và của người khác,

chỉ ra những hậu quả của việc thiếu kiềm chế cảm xúc dẫn đến những hậu quả
khó lường như đánh nhau gây thương tật hoặc tử vong…
Giáo dục đạo đức – hình thành nhân cách học sinh
Trong thời buổi hiện nay khi những giá trị đạo đức ở tuổi học trò ngày
càng bị suy giảm trầm trọng biểu hiện qua những vụ học sinh vô lễ với thầy
cô giáo, chửi thề, đánh nhau tạo nên dấu ấn ở thời học sinh nó dường như trở
thành trào lưu và một số em nghĩ đó là chuyện bình thường của tuổi học trị
nhưng đó lại là mối quan tâm hàng đầu của nhà giáo dục.
Một học sinh giỏi là yếu tố cần nhưng chưa đủ để trở thành một giá trị
con người trong tương lai, mà phải thêm yếu tố đủ của một nhân cách tốt thì
học sinh đó mới có thể trở thành lực lượng cần thiết cho xã hội. Các em cần
có được ngay từ đầu những kiến thức cơ bản về hành vi ứng xử cho phù hợp
với những tình huống nhất định để có thể khẳng định giá trị bản thân mọi lúc
mọi nơi.
Nhiệm vụ của nhân viên CTXH lúc này là củng cố lại mối quan hệ giữa
gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chung tay chăm sóc cho thế hệ
tương lai. Đánh thức tinh thần trách nhiệm của mỗi đối tượng trong việc nhìn
nhận vai trị của bản thân trong việc giáo dục con em.
Giáo dục tinh thần trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với gia đình
xã hội để các em nhìn nhận đúng những giá trị đạo đức cũng như những
khuôn mẫu được xã hội quy định. Giúp các em nhìn nhận đúng giá trị bản
thân.
5


Giáo dục giới tính – chăm sóc sức khỏe
Nhân viên xã hội thúc đẩy trong việc xây dựng và làm việc tại phòng tư
vấn tâm tý học đường, là nơi dễ dàng trao đổi khi cần của học sinh.
Thành lập câu lạc bộ “cùng chia sẽ” trong khuôn viên trường, và đại
diện mỗi lớp có ít nhất một thành viên tham gia vào câu lạc bộ. Mục đích của

câu lạc bộ là cung cấp những kiến thức cơ bản về giới và giới tính, những
biến đổi bất thường của tuổi mới lớn, là nơi các em có thể hồn tồn tin cậy
khi cho và nhận thơng tin.
Xây dựng “góc thư viện” cho vấn đề về giới tính. Giáo dục cho mỗi
học sinh có được giá trị thẩm mĩ về giới tính bản thân.
Tổ chức các buổi trao đổi về giới và giới tính định kì hằng tháng và
khuyến khích các em tham gia. Cung cấp cho học sinh các nguồn thơng tin
lành mạnh để các em có thể tham khảo và bày tỏ. Đồng thời mỗi trường phải
có trang web riêng về vấn đề giới tính để các em có thể gửi thư trao đổi, hỏi ý
kiến các thầy cô phụ trách.
Tư vấn, tham vấn tâm lý
Đối với học sinh bậc THPT, tình bạn khác giới, tình yêu, thái độ sống,
định hướng nghề nghiệp, học tập, gia đình, sức khỏe, quan hệ bạn bè…là
những vấn đề thường xảy ra nhất đối với học sinh, cần được tư vấn, cũng là
kỷ năng sống cần trang bị để các em bước vào đời, tự lập.
Người nhân viên xã hội phải là người nhanh nhẹn, tinh ý, dễ dàng phát
hiện ra những vấn đề liên quan đến tâm lí của học sinh, phát hiện và có cách
giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội trong nhà trường. Khơng phải đợi học
sinh tìm đến nhờ giúp đỡ mà với khả năng và chuyên mơn của mình, nhân
viên cơng tác xã hội trường học cần nắm bắt những vấn đề của học sinh.

6


Giáo dục hướng nghiệp
Đối với học sinh thì việc định hướng nghề nghiệp là khá quan trọng,
bởi các em cần một tâm thế sẵn sàng cho tương lai, chọn nghề nào cho phù
hợp với năng lực, năng khiếu và ra trường có thể tìm được việc làm tốt. Mục
đích của việc giáo dục là cung cấp cho học sinh những kiến thức, kinh
nghiệm, kỷ năng để có thể ứng dụng tốt trong cuộc sống.

Công việc của nhân viên CTXH lúc này là người giảng dạy trực tiếp về
giáo dục hướng nghiệp của trường. Là người sẵn sàng giải đáp những câu hỏi
liên quan đến nghề nghiệp cho học sinh.
Thường xuyên thu thập các thông tin mới về các ngành như nhu cầu thị
trường, hướng phát triển trong những năm tới, chi phí đào tạo…Để có thể
cung cấp cho học sinh thơng tin chính xác về ngành nghề giúp các em có
hướng lựa chọn nghề phù hợp.
Kết hợp các ban liên lạc sinh viên của huyện trên địa bàn tỉnh tổ chức
các buổi trao đổi giải đáp những thắc mắc về ngành nghề của mỗi thời điểm,
định kì hàng tháng ngay từ những năm đầu học phổ thông cho học sinh. Đồng
thời cũng sưu tập sách báo liên quan đến các trường Đại học làm nguồn thông
tin tham khảo cho học sinh.
Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức hướng nghiệp tại trường theo quý,
nhằm cũng cố kiến thức cho học sinh và tạo sự hưng phấn tìm hiểu về thơng
tin hướng nghiệp của học sinh.
Giúp đỡ học sinh có hồn cảnh khó khăn được đến trường
Cơng viêc của nhân viên CTXH học đường lúc này là thu thập thông
tin từng trường hợp học sinh cụ thể về điều kiện kinh tế gia đình, nhận thức
của bản thân và gia đình về tầm quan trọng của việc học, học lực của họ
sinh…Tìm hiểu rõ vấn đề khiến học sinh phải nghỉ học là do yếu tố nào tác
động.
7


Tác động đến bạn bè cùng lớp, thầy cô giảng dạy và các lực lượng liên
quan đến bản thân học sinh. Để mỗi đối tượng là một lực lượng sẵn sàng hỗ
trợ khi cá nhân học sinh có nguy cơ bỏ học.
Tác động đến các bậc làm cha mẹ để cha mẹ thấy được việc học của
con em họ là yếu tố cần thiết cho cuộc sống chính bản thân con em họ sau
này. Cho họ nhìn thấy được hệ quả nếu con em họ được tiếp tục đến trường

và khơng được đến trường thì sẽ như thế nào? Giúp họ dần dần trở thành lực
lượng hỗ trợ về mặt tinh thần quan trọng nhất đối với con em họ. Đồng thời
cũng đưa ra những biện pháp giúp các phụ huynh có hồn cảnh kinh tế khó
khăn đến được với các nguồn quỹ tính dụng, các chương trình hỗ trợ vốn làm
kinh tế của quốc gia, để mỗi phụ huynh học sinh có được cơ hội thốt nghèo,
quan tâm đến việc học con cái mình hơn.
Tổ cơng tác xã hội là cầu nối giữa nhà trường – gia đình – xã hội
Nhà trường, gia đình có chung chức năng, nhiệm vụ là giáo dục trẻ em,
phải thường xuyên liên lạc trao đổi với nhau về những vấn đề liên quan đến
học sinh, con em mình để có thể kịp thời đưa ra những quyết định tốt nhất cho
việc giáo dục. Ví dụ như ở trường học sinh có xảy ra mâu thuẫn với bạn bè,
có biểu hiện khác thường về tâm lí, nhà trường cần báo cho gia đình, tìm hiểu
nguyên nhân kịp thời khắc phục, với gia đình khi nhận thấy các em có biểu
hiện học kém, có thể tìm hiểu trao đổi với nhà trường, xã hội thì lại có rất
nhiều những dịch vụ, chính sách dành cho họ sinh nghèo, khó khăn, nhà
trường cần phải biết để có thể tạo điều kiện cho các em có đủ điều kiện đến
trường.
Đóng vai trị là nhân viên cơng tác xã hội học đường, tư vấn viên phải
là người trung gian liên kết giữa gia đình – nhà trường – xã hội lại với nhau,
tạo thành một khối thống nhất cùng nhau giáo dục học sinh – con em mình trở
thành con ngoan trò giỏi.
8


Nhân viên xã hội chính là người cùng với các thầy cô, cán bộ nhà
trường nhận diện đúng vấn đề, đưa ra hướng giải quyết các vấn đề hợp lí,
chẳng hạn như: nhân viên xã hội nhận thấy học sinh có vấn đề gì khác
thường: học yếu, tâm lí bất ổn, mâu thuẫn, đánh nhau với bạn bè, hồn cảnh
khó khăn…qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự việc như thế người nhân
viên sẽ làm cơng tác phân tích, giải thích để nhà trường nắm được tình hình,

diễn tiến sự việc và cùng thảo luận đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhất.
Các kỹ năng quan trọng của nhân viên xã hội trong nhà trường
Kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ có mục đích với các cá nhân
trong nhà trường
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết.
Thành cơng, thành công, đại thành công” Thật vậy, một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất, mất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết của người làm
cơng tác xã hội nhất đó chính là làm tốt cơng tác xây dựng các mối quan hệ
trong nhà trường. Công tác này phụ thuộc vào nhiều đặc điểm của đơn vị như:
Mặt bằng dân trí, trình độ đào tạo, tình hình kinh tế, xã hội,…; một phần cơng
tác cịn phụ thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo nghành và mức độ hiểu biết
về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của phụ huynh học sinh, đội ngũ giáo
viên giảng dạy và cán bộ quản lý.
Hiện tượng tâm lý của con người diễn ra rất đa dạng, phức tạp và nó có
sức mạnh vơ cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Một cái bắt tay siết
chặt, một câu hỏi han chân tình, một ánh mắt thân thiện của Hiệu trưởng có
uy tín có thể làm cho con người khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, do
đó hiệu quả cơng việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công
tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Hiệu trưởng có thể làm
cho giáo viên trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết
quả làm việc của họ. Hơn thế nữa xây dựng một bầu khơng khí tâm lý trong
nhà trường phải thân thiện : “Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cán bộ
9


quản lý, giáo viên, và phụ huynh học sinh” tốt cũng là việc cần phải thực hiên
ở một tập thể nhà trường để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương
yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và
đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác xã hội nhà trường.
Kỹ năng quan sát có hệ thống và đánh giá nhu cầu và các đặc tính của học

sinh, phụ huynh, hệ thống học đường,
Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống
trong bối cảnh của cơng tác xã hội. Mục đích của kỹ năng này là sử dụng
những dữ liệu quan sát được để hiểu thân chủ và hoàn cảnh của họ. Dáng vẻ
bên ngoài; Biểu hiện qua nét mặt; - Cử chỉ, điệu bộ, tư thế, phản ứng…Phong
cách của thân chủ; Quan sát môi trường sống của thân chủ, quan sát quá trình
thân chủ thực hiện hoạt động,…
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là một trong những thành tố chủ yếu nhất
của nhân viên CTXH trong tham vấn, họ phải giao tiếp với người bệnh/thân
nhân hay nhân viên y tế để thu thập thông tin, xác định những thơng tin quan
trọng và có những quyết định rõ ràng. Khơng có kỹ năng giao tiếp hiệu quả,
một nhân viên xã hội khơng thể để có được hoặc truyền đạt thơng tin đó, do
đó gây ảnh hưởng bất lợi cho đối tượng được tham vấn.
Hiệu quả của kỹ năng giao tiếp trong tham vấn được khái quát hóa như
sau:
 Giúp nhân viên CTXH xây dựng mối quan hệ với đối tượng cần
được tham vấn
 Giúp xây niềm tin giữa đối tượng được tham vấn với nhân viên
CTXH, nếu vấn đề nhạy cảm và phức tạp thì cần được thảo luận một cách
cởi mở, chân thành và khơng có sự đe dọa trong khi giao tiếp

10


 Giúp nhân viên CTXH tương tác với người bệnh/ thân nhân hay
nhân viên y tế thuận lợi hơn, biết cách hỗ trợ và giúp họ chấp nhận hoàn
cảnh hoặc vấn đề họ đang đối mặt
 Giúp người bệnh/ thân nhân hay nhân viên y tế cởi mở thảo luận
những vấn đề nhạy cảm với nhân viên CTXH. Mọi người nhận thức rõ ràng

các ý tưởng và coi trọng những vấn đề liên quan, giúp mọi người có thể tiếp
cận nhiều giải pháp về những vấn đề của họ, hơn nữa họ có thể suy nghĩ và
cảm nhận sâu sắc hơn vấn đề của mình và ra quyết định cho những giải pháp
của chính mình
Nhân viên xã hội phải có khả năng làm giảm bớt những khó khăn của
những nhóm học sinh có vấn đề , xây dựng những kỹ năng giao tiếp thân
thiện làm thay đổi các vị trí, vai trị vốn bị ngăn cách trước đó. Trong q
trình giao tiếp, NVXH cần thực hiện có hiệu quả các thông tin giao tiếp, trước
hết là thu nhận các thông tin từ phái thân chủ một cách chính xác đầy đủ, sau
đó là sự truyền đạt các thơng tin và sau cùng là xử lý các kết quả thu nhận qua
giao tiếp một cách tích cực.
Thu thập thơng tin thích hợp về các khía cạnh sinh học, tâm lý, văn
hóa, cảm xúc, luật pháp, mơi trường có ảnh hưởng đến tiến trình học tập của
học sinh.
Tham vấn ý kiến những người trong hệ thống nhà trường
Tham vấn là quá trình cán bộ xã hội sử dụng những kiến thức, kỹ năng
chuyên môn để giúp đối tượng giải quyết hoặc tăng cường khả năng tự giải
quyết vấn đề, tăng cường chức năng xã hội của họ.
Mục tiêu của kỹ năng này là giúp đối tượng hiểu được cảm xúc, suy
nghĩ của chính họ, hồn cảnh vấn đề, khám phá và sử dụng những tiềm năng
nguồn lực vào giải quyết vấn đề, giúp đối tượng nâng cao khả năng đối phó
với vấn đề trong cuộc sống.
11


Để thực hiện được kỹ năng này thì người cán bộ xã hội phải biết phối
hợp và sử dụng nhuẫn nhuyễn các kỹ năng cụ thể như lắng nghe, đặt câu hỏi,
thấu hiểu và phản hồi (cảm xúc và nội dung)...
Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe trong công tác xã hội trường học là một q trình lắng nghe

tích cực, địi hỏi người cán bộ xã hội phải biết quan sát hành vi của đối tượng
một cách tinh tế, phải tập trung chú ý cao độ và phải tôn trọng, chấp nhận đối
tượng và vấn đề của họ, đổng thời giúp học sinh nhận biết là đang được quan
tâm và chia sẻ. Kỹ năng lắng nghe thể hiện ở khả năng tập trung cao độ tới
điều đối tượng trình bày và thể hiện qua hành vi, cử chỉ. Nghe không chỉ bằng
tai, mà còn bằng mát và cả bằng tâm của người nhân viên xã hội.
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỖ TRỢ TƯ VẤN CHO HỌC SINH
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
1. Xác định khó khăn của học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
- Khó khăn về giao tiếp
- Khó khăn về vận động
- Khó khăn về viết chữ
- Khó khăn về hịa nhập
- Khó khăn về tập trung học tập
2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ (khó khăn về giao tiếp.
2.1. Mục tiêu
- Giúp học sinh tự tin khi giao tiếp, hợp tác với thầy cơ, bạn bè và mọi
người xung quanh.
- Có cách thức hỗ trợ cụ thể giúp học sinh tự tin, mạnh dạn trong giao
tiếp.

12


- học sinh nhận ra được những khó khăn của bản thân trong hoạt động
giao tiếp, hợp tác; Xác định những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của học
sinh trong giao tiếp, hợp tác.
- Các em tích cực, chủ động, hăng hái học tập, lựa chọn được phương
pháp học tập và cải thiện kết quả học tập.
2.2. Người thực hiện

- Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên bộ môn, bạn bè.
2.3. Thời gian Từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2022
- Từ tháng 1 -> 3: Rèn cho học sinh kỹ năng chào hỏi, làm quen
- Từ tháng 3-> 4: Rèn kỹ năng giao tiếp: Biết thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá
nhân.
- Từ tháng 4 -> tháng 5/2022: Rèn cho học sinh mạnh dạn, tự tin chia
sẻ trước đám đông
2.4. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ
* Nội dung hỗ trợ: Tư vấn, hỗ trợ, đưa ra các biện pháp giúp học sinh
mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh.
* Cách thức tư vấn, hỗ trợ:
STT
1

Dự kiến kết
Nội dung Cách thức tư vấn, hỗ trợ
quả
đạt
được
Tháng Rèn
cho - Giáo viên hỗ trợ trực tiếp cho - Học sinh
học sinh kỹ học sinh.
có kỹ năng
1 -> 3 năng chào
chào hỏi khi
Giáo
viên
tìm
hiểu
những

khó
hỏi,
làm
gặp
mọi
khăn
về
giao
tiếp
của
học
sinh
để
quen
người
từ đó đưa ra biện pháp phù hợp.
- Học sinh
- Tổ chức vào các giờ học dám
làm
nhóm, giờ sinh hoạt lớp... để học quen khi gặp
sinh có thời gian chào hỏi, làm bạn
mới,

Thời
gian

13


quen với bạn bè ( qua việc xử lí

tình huống, đóng vai)
- Xây dựng đơi bạn cùng
tiến để hs hỗ trợ nhau.
thầy cơ mới.

2

3

- Kết hợp với gia đình, bạn
bè để giúp các em có kỹ năng
chào hỏi.
- Giáo viên hỗ trợ trực tiếp cho
- Học sinh
học sinh.
biết
trình
- Giáo viên tạo nhiều câu hỏi tình bày ý kiến cá
huống gần gũi với học sinh để nhân
của
Rèn
kỹ học sinh có thể bày tỏ ý kiến cá mình.
năng giao nhân của mình.
  tiếp: Biết
- Học sinh
động
gửi, - Giáo viên thường xuyên khuyến chủ
Tháng 3 thưa
bày tỏ ý khích, động viên để học sinh viết chia sẻ với
-> 4

viên
kiến
cá thư bày tỏ ý kiến, chia sẻ những giáo
điều mình thắc mắc hoặc chưa những điều
nhân.
biết.
mình
cịn
thắc
mắc
- Kết hợp với gia đình và bạn bè hoặc
chưa
để học sinh có thể bày tỏ ý kiến biết.
cá nhân của mình.
Tháng Học
sinh - Giáo viên hỗ trợ trực tiếp và - Học sinh
mạnh dạn, gián tiếp cho học sinh.
có khả năng
4- tự tin chia
trình
bày
>5
sẻ
trước - Giáo viên thường xun tổ chức trước nhóm,
/2022 đám đơng các hoạt động học tập để học sinh lớp.
có thể trình bày trước đám đơng
 
như: Các cuộc thi đua trong
nhóm, lớp về kể chuyện, âm
nhạc, dẫn chương trình rung

chng vàng, tổng kết thi đua
tháng...
- Giáo viên thường xuyên động
viên, khuyến khích học sinh để
khơi gợi ở các em sự mạnh dạn,
14


tự tin.
- Giúp học sinh biết tôn trọng kỉ
luật, tập thể; Tuân thủ nội quy
chung của trường, lớp; Kính thầy
mến bạn; Đoàn kết, hỗ trợ; Thân
thiện, học hỏi bạn bè…
- Phối hợp với học sinh: Các bạn
động viên, khuyến khích nhau để
có thể mạnh dạn, tự tin trình bày
trước lớp.

2.5. Phương tiện, điều kiện thực hiện tư vấn, hộ trợ
- Cơ sở vật chất: Phòng học, sân trường (máy chiếu, tivi, … )
- Tổ chức các sân khấu trong lớp để học sinh có thể giao lưu, tự tin
trình bày trong các giờ học.
- Cho các em xem các video về giao tiếp để các em học tập và cảm thấy
có hứng thú hơn.
2.6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch
* Cách đánh giá kết quả:
- Quan sát những thay đổi của học sinh hằng ngày qua giao tiếp với bạn
bè, thầy cô.
- Tổ chức các trò chơi học tập để học sinh tham gia qua đó giáo viên sẽ

đánh giá được sự tiến bộ của Hs ở mức nào.
- Học sinh đạt được những kết quả học tập nhất định, thông qua sự ghi
nhận, động viên khích lệ kịp thời của thầy cô, cha mẹ.
* Dự kiến kết quả đạt được:
- Học sinh có hứng thú học tập, kết quả học tập tiến bộ.
15


- Học sinh chủ động thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân.
- Học sinh tự tin, mạnh dạn chia sẻ ý kiến trước đám đông.

16


KẾT LUẬN
Công tác xã hội trường học là những hoạt động về các dịch vụ của nhà
thực hiện chính sách xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại
trường học. Công tác xã hội trường học thực hiện những dịch vụ chủ yếu làm
cho giáo dục gắn bó chặt chẽ hơn với thực tại xã hội, giúp trẻ (học sinh) tiếp
cận với các cơ hội giáo dục và bảo đảm các cơ hội đó được trẻ hưởng dụng.
Các dịch vụ hỗ trợ trường học thông qua một nhân viên xã hội, có hiệu quả
trong việc ngăn ngừa các biểu hiện bất thường của học sinh. Công tác xã hội
trường học còn là sự kết nối giữa các đối tượng trong xã hội cùng quan tâm
chăm sóc cho thế hệ tương lai.
Ngày nay, đội ngũ học sinh - thế hệ tương lai, là những con người mới,
là lực lượng lao động mới góp phần quan trọng vào thành công và sự phát
triển của nước nhà. Để làm được điều đó thì học sinh hơm nay phải được sống
trong sự quan tâm chia sẻ và sẵn sàng được hỗ trợ trước những khó khăn
vướng mắc trong cuộc sống. Đội ngũ ấy phải được định hình nhân cách đúng
đắn, phải được hiểu rõ và chọn cho mình một hướng đi phù hợp với năng lực

cũng như tố chất của bản thân. Cán bộ quản lý trường học, giáo viên, giáo
viên chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy cũng đã phần nào thể hiện sự quan
tâm chia sẽ ấy, nhưng chưa thực sự khai thác, hiểu được tâm tư tình cảm
những vấn đề thầm kín những mơ ước hồi bão của học sinh mình một cách
tối đa. Người có thể làm được những công việc này là Nhân viên công tác xã
hội.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Bạo lực học đường – một vấn đề xã

hội hiện nay, />2.

Nguyễn Văn Tường, Cơng tác xã hội trường học và cơ chế

phịng ngừa hành vi bạo lực học đường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế
“Tăng cường tính chun nghiệp Cơng tác xã hội trong trợ giúp các nhóm
yếu thế - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam”, NXB ĐHSP, Đại
học Sư phạm Hà Nội, 11/2013
3.

Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục,

4.

Nguyễn Văn Lược, Bạo lực học đường: Nguyên nhân và một số


1999
biện pháp hạn chế, Tạp chí Thế giới mới, số 864, ngày 14/12/2009
5.

Huyền Nga, Bạo lực học đường – SOS , Báo Nhân dân, thứ 6,

ngày 20/9/2013
6.

O.William Farly, Larry Lorenzo Smith, Scott W.Boyle ,

Introduction to social work- ten edition, University of Utah, 2006

18



×