Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nâng cao vai trò, vị trí của dư luận xã hội trong hoạt động pháp luật ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.23 KB, 11 trang )

Mục lục.
Trang
I. Lời mở đầu

2

II. Nội dung

3

1. Chức năng điều hòa các mối quan hệ xã hội

3

1.1. Chức năng giáo dục

4

1.2. Chức năng giám sát tư vấn

5

2. Tác động của dư luận xã hội đối với pháp luật

5

3. Nâng cao vai trò, vị trí của dư luận xã hội trong hoạt động pháp luật
ở nước ta hiện nay

9


III. Kết luận

10

Danh mục tài liệu tham khảo

11

Page 1


I.LỜI MỞ ĐẦU:

Trong xã hội, hay cuộc sống thường ngày luôn diễn ra những sự kiện, hiện
tượng xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, và điều đặc biệt là có những sự
việc, hiên tượng xã hội không chỉ một vài người, mà có khi là cả một nhóm người,
thậm chí là cả xã hội bàn tán và có nhưng ý kiến đánh giá về sự việc,hiện tượng
đó.Ý kiến đó cũng có thể là của một nhóm người, cũng có thể là ý kiến của một
phần đông người dân trong xã hội. Họ đưa ra các phán xét đánh giá về vụ việc. Sự
đánh giá đó chính là dư luận xã hội, vậy dư luận xã hội là gì? Các chức năng cơ
bản của dư luận xã hội? và tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật
như thế nào? Và để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề nay, em xin chon đề tài: Phân tích
các chức năng cơ bản của dư luận xã hội? tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh
vực pháp luật?
Trên đây là bài làm của em, do năng lực bản thân còn nhiều khiếm khuyết nên bài
làm của em còn nhiều hạn chế và có thể có sai sót, mong thầy cô giáo xem xét và
đánh giá.
Em xin chân thành cảm ơn!

Page 2



II.NỘI DUNG:
Đã có rất nhiều định nghĩa vế dư luận xã hội, và định nghĩa đầy đủ đó là: dư
luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các
nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có
lien quan tới lợi ích chung, thu hút được sự qua tâm của nhiều người và được thể
hiện trong các nhận định hoặc hành đọng thực tiễn của họ.
Vậy dư luận xã hội có chức năng cơ bản gì? Các chức năng này tác động như
thế nào tới đời sống xã hội.Đó la vấn đề chúng ta cần quan tâm, và dưới đây là các
chức năng cơ bản quan trọng đó.

1. Chức năng điều hòa các mối quan hệ xã hội.
Đây là chưc năng có ý nghĩa hết sức quan trọng, chính khái niệm điều hòa các
mối quan hệ xã hội cho phép chúng ta hiểu được những tác động trực tiếp hay gián
tiếp đến quan hệ giữa các nhom trong xã hội nhằm đạt được những hoạt động
chung và sự chia sẻ, thừa nhận ccủa các nhóm xã hội. Khi đã hình thành, dư luận
xã hôi biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong
cộng đồng, do nó có sức mạnh to lớn, điều đáng chú ý là trong lịch sử xã hội loài
người, dư luận xã hội đã đóng vai trò điều hòa các mối quan hệ xã hội ngay cả khi
xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp, chưa xuất hiện nhà nước và pháp luật, nghĩa
là trong xã hội nguyên thủy.
Trên cơ sở các phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiên tượng xã hôi xảy ra trong
đời sống xã hội, dư luận xã hội góp phần hình thành các chuẩn mực xã hội, chỉ ra
những việc nên lam, những điều nên tránh, điều chỉnh hành vi, cách sử xự của mọi
người. Nó làm cho các phong tục, tập quán đã hình thành trong quá khứ phát huy
được vai trò, tác dụng trong xã hội hiện đại. Dư luận xã hội đóng vai trò là “ người
lính canh giữ”, bảo vệ quyền lợi, các giá trị phổ biến của xã hội cũng như các giá
trị của lợi ích, cá nhân chính đáng của con người.
Đối với đại đa số nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan trọng

hàng đầu. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc hay của nhóm xã hội
bị xâm hại thì dư luận xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án cực lực, phản đối
gay gắt. Mỗi khi các cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó có hành vi xâm phạm đến
lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như lợi ích đặc thù của nhóm xã hội, dư luận xã hội
Page 3


cũng lập tức lên án, gây sức ép nhằm ngăn chặn hành vi đó. Nhờ sự can thiêp kịp
thời, dư luận xã hội góp phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hòa giữa cá
nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm xã hôi với nhau.

1.1. Chức năng giáo dục.
Dư luận xã hội trước khi hình thành thương tác động vào ý thức con người, chi
phối ý thức cá nhân, điều chỉnh nó phù hợp với ý chí chung của cộng đồng. Nhờ có
uy tín lớn, sự khen hoặc chê, sự khuyên bảo củadư luận xã hội có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến ý thức, hành vi của con người nhất àthế hệ trẻ. Bằng sự khen hoặc chê, tán
thành hoặc phản đối, sự khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc
không phù hợp với các lợi ích, giá trị xã hội, nhất là giá tri đao đức,dư luận xã hội
có vai trò giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức về sự đúng –sai, phải- trái, thiện – ác, đẹp xấu.
Một mặt, dư luận xã hội có thể tác động trực tiếp nhằm phê phán, lên án những
hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức, khuyên khích, cổ vũ những hành vi phù hợp
với lợi ích chung, biểu dương những tấm gương cao đẹp, trong trường hợp này, các
cá nhân hay nhóm xã hội sẽ có những hành vi đáp ứng đối với thái độ, sự đánh giá
của dư luận xã hội, cụ thể là họ sẽ điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp
với các chuẩn mực xã hội chung
Mặt khác dư luận xã hội còn có tác động lâu dài đến việc xây dựng nhân cách
của con người, tức là tác động đến quá trình xã hội hóa cá nhân. Điều nay biểu thị
mối quan hệ khăng khít giữa dư luận xã hội và các chuẩn mực xã hội. Sự đánh giá
của dư luận xã hội thường dựa trên những khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội, hành vi
đã co sẵn và được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng xã hội. Trải qua thời gian

nhất định các cá nhân sẽ cảm nhận những điều nên làm và những điều không nên
làm, những hành động, những cư xử chấp nhận được tròng cuộc sống chung của
họ. Như vậy là đai đa số mọi người trong cộng đồng xã hội dều quan tâm xem dư
luận xã hội đánh giá về ý thức, hành vi của mình như thế nào. Từ đó, mỗi người
đều cố khuynh hướng giữ gìn, bảo vệ những nhận xét, đánh giá tốt, khắc phục, sửa
chữa những sai sót nhằm đáp ứng những đòi hỏi của dư luận xã hội đối với bả than
mình.

1.2. Chức năng giám sát tư vấn
Page 4


Chức năng giám sát tư vấn được thể hiện rõ nét nhất khi đối tượng của dư luận
xã hội là các hoạt động của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp. Trong tiến
trình dân chủ hóa đời sống xã hội, những người dân bình thường ngày càng có cơ
hội tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các mặt hoạt động, xây dựng và quản lý đất
nước. Người dân không chỉ bầu ra người đại diện cho quyền lợi của mình tại cơ
quan dân cử mà còn thông qua dư luận xã hội, họ đánh giá, nhận xét về các chủ
trương, chính sách của Nhà nước, hoạt động của bộ máy chính quyền. Qua đó, dư
luận xã hội thực hiên chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các
tổ chức xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan lieu, tắc trách. Trong
các xã hội có nền dân chủ rộng rãi, công luận thường được coi là cơ quan quyền
lực thứ tư. Dư luận xã hội và báo chí được coi là kẻ thù của tệ tham nhũng, quan
liêu cửa quyền vì dư luận xã hội và báo chí lúc nào cũng sẵn sàng lên án, tố cáo
các hiện tương tiêu cực đó. Trước những vấn đề nan bức xúc của cộng đồng, của
đất nước, dư luận xã hội có thể đưa ra các đề nghị, khuyến cáo, các lời khuyên
sáng suốt có tính chất tư vấn nhằm giải quyết tốt các vấn đề đặt ra đó.Để phát huy
được vai trò, chức năng giám sát, tư vấn của dư luận xã hội cần phải chú ý các
điểm: đảm bảo tính công khai của các công việc chung của đất nước, của xã hội và
xây dựng cơ chế và hành lang pháp lý phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận và áp

dụng các khuyến nghị, tư vấn đúng đắn của dư luận xã hội vào công tác quản lý
các mặt của đời sống xã hội.

2. Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
Trong bất kì một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có những ảnh hưởng nhât
định vàtrong nhiều trường hợp, còn có tác đông mạnh mẽ đến các quá trình chính
trị, xã hội, đến việc quản lý, lãnh đạo xã hội. sức mạnh của dư luận xã hội đã được
thể hiện ngay trong xã hội nguyên thủy, điều đáng sợ nhất đối với mỗi thành viên
trong xã hội nguyên thủy là bị dư luận xã hội lên án, bị cộng đồng ruồng bỏ. Trong
xã hội có giai cấp, vai trò điều hoà các quan hệ xã hội của dư luận xã hội được thể
hiện cùng với pháp luật. Khi nói về pháp luật, theo C.Mác, dư luận xã hội là “kết
quả của việc biến ý thức xã hội thành sức mạnh xã hội… nhờ có các pháp luật
chung do chính quyền nhà nước thi hành”. Sự khẳng định của C.Mác cho chúng ta
chiếc chìa khóa để hiểu biết về cơ chế biến đổi dư luận xã hội thành sức mạnh xã
hội và chỉ ra sự ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp
luật, thực hiện và áp dụng pháp luật.
Page 5


Dư luận xã hội có vai trò và tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa, giao dục…
trong đó phải kể đến tác động của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật. Trong
xã hội hiện nay, dư luận xã hội là một trong những công cụ điều chỉnh quan hệ xã
hội quan trọng, nó có tác động qua lại với công cụ điều chỉnh xã hội khác. Đặc biệt
là pháp luật, sự tác đông qua lại giữa dư luận xã hội và pháp luật diễn ra trên nhiều
phương diện khác nhau, với nhưng công cụ khác nhau.Với tư cách là công cụ điều
chỉnh quan hệ xã hội, dư luận xã hội hỗ trợ cùng pháp luật trong việc điều chỉnh
hành vi con người, duy trì trật tự trong toàn xã hội, cũng như trong mỗi cộng đồng.
Mặc là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội nhưng dư luận xã hội tồn tại dưới dạng
các quan điểm, nhận xét. Do vậy tác dụng điều chỉnh của dư luận xã hội phần

nhiều mang tính chất nhất thời, không bền vững. thông thường dư luận xã hội nổi
lên rồi sau một thời gian nhất định lại lắng xuốngvà tác dụng của nó sẽ giảm dần.
Mặt khác dư luận xã hội rất gần gũi và trong nhiều trường hợp nó là một phần
của ý thức pháp luật khi nó đánh giá, phán xét các vấn đề có liên quan đến pháp
luật và hành vi pháp luật của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Dư luận xã hội về một
vấn đề, hiên tượng pháp lý nào đó đã chứ đựng trong nó những quan điểm, tư
tưởng pháp lý củ chủ thể đối với điều đó, những phán xét của dư luận xã hội cũng
chính là là thái độ, tình cảm của họ đối với hiện tượng pháp lý đó. Sự gắn bó khăng
khít không thể tách rời giữa dư luận xã hội và ý thức xã hội cho thấy nếu ý thức
pháp luật xã hội cao, trình độ hiểu biết và đánh giá các hiện tượng chính trị - pháp
lý của nhân dân chính xá, đầy đủ thì sẽ góp phần hình thành trong xã hội nhưng dư
luận đúng đắn đối với các quy định pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật.
Ngược lại, nếu ý thức pháp luật xã hội thấp thì có thể dẫn đến hình thành trong xã
hội những dư luận xã hội không đúng về các hiện tượng pháp lý nhất định.
- Đối với hoạt động xây dựng pháp luật, dư luận xã hội có ảnh hưởng và tác
động quan trọng tới hoạt động này, sự ảnh hương đó thể hiện ở những phương diện
sau:
Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung
của nhân dân, nó là diều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền
làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào các hoạt động xây
dựng pháp luật.Các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng
pháp luật
Page 6


Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và
thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn
bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quyết định của các cá
nhân, nhà chưc trách có thẩm quyền. Để có được các văn bản pháp luật sát thưc tế,
các văn bản quyết định hành chính đúng đắn, có tính khả thi cao, trước khi xây

dựng, soạn thảo các dự án luật hay ban hành các quyết định, các cơ quan lập pháp,
các cơ quan quản lý phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý của các đối
tượng xã hội mà văn bản pháp luật, quyế định nhằm vào.Mọi chủ trương chính
sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân, không được
nhân dân ủng hộ. khi đã có được các dự án luật, các thông tin phản hồi lại càng
quan trọng. Moi vướng mắc, lệch lạc trong quá trình triển khai, thực hiện các văn
bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều được bộc lộ qua dư luận xã
hội. Dư luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin phản hồi giúp các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đưa ra các văn bản, quyết định hợp lòng dân. Dư luận xã
hội có tác dụng phát hiện những thiếu hụt, những kẽ hở trong các văn bản quy
phạm pháp luật, giúp cho nhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh
một cách kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ các vướng mắc,
khó khan phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.
Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh rất
to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, haotj động của các thành viên
trong xã hội. Trong hoạt động xây dựng pháp luật, cáccá nhân nhà chức trách có
thẩm quyền, với tư cách chủ thể xây dựng pháp luật, cần phải biết lắng nghe dư
luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học để có thể rut
ra được nhưng kết luận chính xác về thực trạng của những lĩnh vực quan hệ xã hội
đang cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước có thể ban hành pháp luật một
cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả, tác động đúng phạm vi, đúng đối tượng cần
điều chỉnh, góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác quản lý xã hội
bằng pháp luật.
-Đối với hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật, dư luận xã hội có tá dụng
như là cố vấn về mặt tinh thần cho việc tiến hành các hoạt động thực hiện và áp
dụng pháp luật của các cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền.
Hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật đương nhiên phải trên cơ sở pháp
luật, nhưng nếu được sự đồng tình ủng hộ củ dư luận xã hội thì hiệu quả sẽ rấtcao,
Page 7



tuy nhiên, trong quá trình xây dựng pháp luật không phải khi nào cũng lường trước
được mọi tình huống hay hoàn cảnh có thể xay ra trong thực tế, do vậy khi tổ chức
thực hiện pháp luật các cơ quan nhà nước co thẩm quyền cần chú ý tới dư luận xã
hội, xem xã hội đồng tình, ủng hộ hay phản đối hoạt động đó của cơ quan hay nhà
chưc trách có thẩm quyền. Dư luận xã hội cũng có thể tác động, đòi hỏi các cơ
quan tổ chức, thực hiện pháp luật cân nhắc xem xét lại hành vi, quyết định áp dụng
pháp luật của mình, thậm chí có thể tạm dừng các hoạt đông đó.
Trong hoạt động xét xử của tòa án hay hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý
của các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền là những hoạt động luôn gây được
sự chú ý của dư luận xã hội, nhất là các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình hoặc
những vụ án tham nhũng hối lộ có sự tham gia của những cán bộ, công chức giữ
những cương vị quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Quần chúng
nhân dân thường quan tâm xem việc xử lý cuẩ cơ quan bảo vệ pháp luật có nghiêm
minh, có công bằng hay không, có biểu hiện của sự bao che nương nhẹ hay không.
Dư luận xã hội luôn có sự nhận xét, phán xét về tính công bằng, đúng đắn, tính
chính xác trong hoạt động, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, hành vi của
những người có chức vụ, quyền hạn, từ đó thể hiện thái độ đồng tình ủng hộ hay
phê phán, tẩy chay chúng. Và không chỉ dừng lại ở việc đánh giá hành vi củ những
người có trách nhiệm quyền hạn mà dư luận xã hội còn đánh giá, phán quyết về cả
thái độ, tác phong, đạo đức của những người đó.
Như vậy dư luận xã hội có vai trò như một công cụ thẩm định bản than nội dung
pháp luật và các hoạt động pháp luật, một phương tiện để phat huy quyền làm chủ
của nhân dân trong lĩnh vực hoạt động pháp luật. Dư luận còn góp phần làm cho
văn hóa pháp lý ứng xử ngày một tốt hơn, tọa ra sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau
giữa nhân dân và những người giữ chức vụ, quyền hạn, tạo ra không khí hòa thuận
trong các hoạt động xã hội, sự gắn bó của công dân trong công việc nhà nước.

3.Nâng cao vai trò, vị trí của dư luận xã hội trong hoạt động pháp
luật ở nước ta hiện nay.

Ở một mứ độ nào đó, vai trò vị trí của dư luận trong đời sống xã hội là rất quan
trọng, song lâu nay việc nghiên cứu về dư luận xã hội trong xã hội, đặc biệt là
những tác động qua lại giữa dư luận xã hội và pháp luật trong nước ta có phần chua
Page 8


được quan tâm đúng mức. Trong điều kiện xây dựng hà nước pháp quyền và nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì pháp luật không chỉ là sự áp đặt
từ ý chí nhà nướcmà trong nó phải thể hiện được ý chí nguyện vọng của các đối
tượng tam gia thi trường, phải thực hiện pháp luật nên việc nghiên cứu dư luận xã
hội đẻ phục vụ các hoạt động pháp luật lại càng cần thiết và được đẩy mạnh hơn.
Để làm được việc này cần đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của các cấp, các nghành
tới dư luận xã hội, không xem thường, coi nhẹ dư luận xã hội, cần đẩy mạnh tập
trung nghiên cứu đầy đủ hơn về dư luận xã hội, những mặt tích cực va han chế của
nó, khai thác nó phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Việc coi
trọng dư luận xã hội phải được xem là những biểu hiện của nền dân chủ xã hội. Đó
là điều kiện cần thiết để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, để mở rộng
nền dân chủ xã hội. Thông qua dư luận xã hội. nhân dân có điều kiện bày tỏ quan
điểm của mình về các vấn đề kinh tế chính trị, pháp luật, đạo đức, xã hội…vv. Các
cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức phải biết dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ
với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân có thể qua con đường chính thức do
pháp luật quy định, nhưng cũng có thể qua con đường dư luận xã hội. Để phát huy
vai trò tích cực của dư luận xã hội cần công khai minh bạch hóa các chính sách các
hoạt động của Nhà nước và xã hội, đặc biệt là các chính sách pháp luật có liên
quan đến đông đảo quấn chúng nhân dân đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa quan trọng của đất nước.

Page 9



III. Kết luận
Như vậy, dư luận xã hội đã có những ảnh hưởng rất quan trọng trong đời sống
xã hội, đã có những ảnh hưởg tốt tới lĩnh vực pháp luật, và mỗi người chúng ta
đang sống trong xã hội và cần phải nhận thức được vai trò, ý nghĩa của dư luận xã
hội, và chính bản thân mỗi người cũng cần phải có những kiến thức xã hội cơ bản,
để khi đánh giá, phán xét về một vấn đề của xã hội thi mỗi người chúng ta có cái
nhìn khách quan, đưa ra được những nhận xét và phán xét đúng đắn, giúp cho xã
hội tiến bộ và phát triển hơn.

Page 10


Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Xã hội học pháp luật, nxb tư pháp, 2010.
2. Tập bài giảng xã hội học, nxb CAND, 2010.
Và một số tài liệu khác…

Page 11



×