MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bên cạnh những thành tựu đạt được sau gần 20 năm thực hiện công
cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo vẫn còn bộc lộ
nhiều vấn đề nảy sinh phức tạp, nóng bỏng địi hỏi cấp uỷ Đảng, chính quyền
các cấp phải ra sức giải quyết, sớm ổn định tình hình, xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là những vấn đề về tranh
chấp đất đai, quan liêu, tham những; vấn đề dân tộc, tôn giáo do lịch sử để
lại… đã bị bọn quá khích, các thế lực phản động trong và ngồi nước ra sức
lợi dụng, lơi kéo, kích động chia rẽ nhân dân gây rối làm mất an ninh chính trị
ở địa phương, hịng thực hiện mưu đồ đen tối của chúng. Tây Nguyên là một
ví dụ. Trong vòng 4 năm (2001-2004), nơi đây đã xảy ra liên tiếp hai cuộc
bạo động do thế lực phản động FUIRO mà đứng đầu là Ksor Kơk, kẻ phản
quốc, nợ máu với nhân dân trong cuộc trường chinh chống đế quốc hiện đang
sống lưu vong ở Mỹ đứng đằng sau kích động, xúi giục nhân dân biểu tình,
bạo loạn địi lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Tây Nguyên, lập nên nhà nước
Đềga tự trị để chúng xưng vương, xưng bá.
Để giải quyết tốt vấn đề này, đòi hỏi cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp
phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học vận dụng cụ thể vào thực tiễn địa
phương một cách hợp lý đạt hiệu quả cao, sớm ổn định tình hình phát triển
kinh tế xã hội.
Mấy năm gần đây, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa
Tuyên truyền- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền bước đầu đã nghiên cứu và
đưa ra những cơ sở khoa học, giúp cho người học cũng như cung cấp những
luận chứng, luận cứ khoa học cho các địa phương nghiên cứu, vận dụng vào
việc xử lý điểm nóng ở địa phương mình, đạt hiệu quả cao. Trên các báo, tạp
chí chuyên ngành đã xuất hiện một số cơng trình nghiên cứu xử lý điểm nóng
của các nhà khoa học, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ Trung ương đến cơ
sở được các địa phương đón nhận và vận dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, so
với yêu cầu địi hỏi thực tiễn, các cơng trình này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và
kịp thời các luận chứng, luận cứ cho các dịa phương, nhất là những địa
1
phương thường xảy ra điểm nóng. Với hướng tiếp cận nghiên cứu riêng ở các
điểm nóng, nhất là điểm nóng chính trị- xã hội ở Tây Nguyên trong những
năm gần đây, chúng tôi đưa ra một số luận chứng, luận của khoa học để cùng
với các địa phương xử lý các điểm nóng ngày càng tốt hơn. Đây cũng là lý do
mà chúng tôi đã chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Đây là môn học khoa học mới ở nước ta, do đó cơng tác nghiên cứu
vẫn cịn rất ít. Trước đây, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có cơng
trình nghiên cứu Xử lý điểm nóng chính trị và cơng trình Kết quả nghiên cứu
Tổng kết thực tiễn về điểm nóng chính trị – xã hội bước đầu đã có những đóng
góp quan trọng trong việc vận dụng xử lý điểm nóng ở các địa phương. Tuy
nhiên các cơng trình này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ việc xử lý điểm nóng diễn
ra ngày càng nhiều ở đất nước ta.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mơn xử lý tình huống chính trị giúp
cho người hoạt động chính trị nhận thức đúng và biết cách xử lý tình huống
chính trị xảy ra, có phương pháp tiếp cận đúng, nắm vững nguyên tắc, quy
trình, giải pháp và khả năng xử lý phù hợp với những tình huống cụ thể. Đặc
biệt, chúng tôi muốn đưa ra những kết quả nghiên cứu của mình giúp các địa
phương thêm khả năng chủ động phịng ngừa để khơng xảy ra tình huống
chính trị, gây tổn hại đến đời sống nhân dân.
* Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn chúng tơi chỉ nghiên cứu
tình hình xử lý điểm nóng ở Tây Ngun trong những năm gần đây và rút ra
những bài học kinh nghiệm về quy trình xử lý điểm nóng, nhằm nhân rộng,
phổ biến đến các địa phương khác tham khảo, nghiên cứu, vận dụng vào tình
hình cụ thể ở địa phương mình.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tơi vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin và phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh thể nghiệm để tìm
ra giải pháp tối ưu khi xử lý tình huống chính trị.
5. Kết cấu tiểu luận:
Ngồi phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được chia thành 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về điểm nóng chính trị – xã
hội.
2
Chương 2: Những kinh nghiệm trong xử lý điểm nóng chính trị – xã
hội ở Tây Nguyên trong những năm gần đây.
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ ĐIỂM NĨNG CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI
1. Khái niệm điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị – xã hội.
Những năm gần đây, thuật ngữ “điểm nóng” được nhiều người
nhắc đến, nhất là được sử dụng trong một số văn bản của các cơ
quan Đảng, Nhà nước, trong các văn bản của các cơ quan thực thi
pháp luật và kể cả trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơ quan hoặc tổ chức cá nhân nào
đưa ra được một khái niệm đầy đủ và chính xác về thuật ngữ này,
làm cơ sở và phân loại, xác định chính xác diễn biến tình hình nơi
xảy ra vụ việc để đề ra những biện pháp giải quyết phù hợp.
Thực tế, thời gian qua, nhiều địa phương đã xác định “điểm
nóng” theo các tiêu chí riêng của mình, thậm chí theo cá nhân của
một nhóm người nào đó. Do đó, có những nơi chưa phải là “điểm
nóng” nhưng khi nắm tình hình xác định là điểm nóng nên đã đưa ra
những quy trình xử lý sai hoặc chưa phù hợp. Từ những nhận định
thiếu cơ sở khoa học nêu trên, các cấp uỷ Đảng, chính quyền quyết
định giải quyết sai khơng đạt kết quả như mong muốn, thậm chí làm
tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ xảy ra điểm nóng khác, phức tạp hơn.
* Một số biểu hiện của điểm nóng xã hội:
Khi điểm nóng xã hội nổ ra thường có những biểu hiện sau:
- Đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn
định, có lúc rối loạn.
- Sự phản ứng, xung đột của đám đông, của các lực lượng
không còn sự kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối
lẫn nhau.
- Hành vi của đám đông quần chúng đã vượt ra ngồi khn
khổ của pháp luật và chuẩn mục văn hoá đạo đức.
4
- Diễn ra trong không gian và thời gian nhất định, có khả năng
lan toả sang nơi khác.
Từ những biểu hiện trên có thể khái quát: Điểm nóng xã hội là
đời sống xã hội trong trạng thái khơng bình thường, bất ổn, rối loạn,
diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những hành vi
khơng cịn kiềm chế được, đã vượt ra ngồi khn khổ pháp luật và
chuẩn mực văn hoá đạo đức, diễn ra tại một thời điểm, trong một
thời gian nhất định và có khả năng lan toả sang nơi khác.
Điểm nóng xã hội có thể diễn ra ở những địa bàn và những lĩnh
vực khác nhau. Nó có thể phát sinh ở khu vực nơng thơn, miền núi
hay thành thị, ở các xí nghiệp hay trường học…Điểm nóng xảy ra ở
các khu vực trên được gọi chung là điểm nóng xã hội.
* Điểm nóng chính trị – xã hội.
Điểm nóng chính trị- xã hội là điểm nóng xã hội diễn ra trong
lĩnh vực chính trị – xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần
chúng của các lực lượng đối lập đã hướng trực tiếp vào những người
nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính sách
của chính quyền nhà nước.
Trong thực tiễn đã xảy ra các điểm nóng xã hội nhiều hơn các
điểm nóng chính trị – xã hội. Các điểm nóng chính trị – xã hội xảy
ra ít hơn nhưng phức tạp và quyết liệt hơn vì nó liên quan trực tiếp
đến quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên, điểm nóng xã hội trong các lĩnh
vực khác đều có khả năng trực tiếp trở thành điểm nóng chính trị –
xã hội. Chẳng hạn, những cuộc đình cơng, bãi công của người lao
động chống giới chủ, học sinh bãi khố chống ban lãnh đạo nhà
trường, nơng dân tranh chấp đất đai với nhau… nếu khơng có cách
xử lý đúng đều có thể trở thành cuộc đấu tranh chống chính quyền
nhà nước. Như vây, nếu chúng ta xử lý tốt điểm nóng xã hội thì sẽ
hạn chế sự phát sinh điểm nóng chính trị – xã hội. Điểm nóng xã hội
5
có thể có nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự, từ sự kiện của nhân
dân không được giải quyết kịp thời, để dây dưa kéo dài, gây kích
động mâu thuẫn và bùng phát thành điểm nóng. Do đó, để điểm
nóng chính trị – xã hội khơng nổ ra cần giải quyết tốt những tranh
chấp về mặt dân sự, giải quyết kịp thời những khiếu nại của nhân
dân; ngăn ngừa sự chống đối của các lực lượng phản động.
Từ sự phân tích trên, có thể cho thấy, điểm nóng có thể nổ ra
hay không, mức độ như thế nào, không chỉ phụ thuộc những điều
kiện, nhân tố khách quan ngoài chủ thể cần quyền có giải pháp đúng
thì có thể khơng phát sinh điểm nóng, hoặc điểm nóng có nổ ra thì
tác hại khơng lớn. Ngược lại, nếu chủ thể cầm quyền áp dụng giải
pháp sai sẽ làm cho cuộc khủng hoảng thêm phức tạp và khó tránh
khỏi nổ ra điểm nóng xã hội hoặc điểm nóng chính trị – xã hội.
2. Một số phương pháp khi tiếp cận xử lý điểm nóng chính
trị – xã hội.
Mỗi một điểm nóng chính trị – xã hội có một tính chất, đặc
thù, quy mô, thời gian, không gian…khác nhau nên khi tiếp cận xử
lý điểm nóng cần sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất: Cần phải phân tích những yêu sách của đám đông
quần chúng đang diễn ra. Phải tìm hiểu, xem xét nghiên cứu xem họ
đưa ra những u sách gì? Quyền lợi chính trị, quyền lợi vật chất
hay sự địi hỏi thay đổi cơ chế chính sách, nhà cầm quyền. Những
đòi hỏi này bắt đầu từ những nguyên nhân nào, từ đâu? và mức độ
đòi hỏi yêu sách của những người tham gia điểm nóng.
Có hai vấn đề đặt ra: những yêu sách của những người tham
gia điểm nóng là chính đáng thì địi hỏi cấp uỷ, chính quyền địa
phương hay những nhà chức trách, nhà hoạch định chính sách…xem
xét lại đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chỗ
nào hợp lý, chỗ nào chưa hợp lý để có sự điều chỉnh, bổ sung cho
6
phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, địa phương, cơ quan,
đơn vị mình.
Những u sách đó sai do những kẻ cơ hội chính trị, những thế
lực thù địch, những kẻ bất mãn chế độ, những kẻ quá khích để địi
hỏi u sách với Đảng và Nhà nước yêu sách có thể có sự đan xen,
cài đặt giữa nguyện vọng của quần chúng với âm mưu của các thế
lực thù địch. Đây là những tình huống mang tính chất phức tạp.
Thứ hai: Phân tích người đứng đầu đám đơng của điểm nóng.
Người đứng đầu có thể là người xuất đầu lộ diện đi đầu hơ hào, q
khích bằng những biểu hiện hò hét, vung tay múa chân, vẻ mặt hung
hăng trước đám đông nhưng trong nhiều trường hợp họ là kẻ dấu
mặt, trá hình, đứng đằng sau kích động, chỉ huy đám đơng. Khi nào
tìm ra người đứng đầu, phân tích rõ bản chất của người đứng đầu
mới thấy hết bản chất của điềm nóng và mục tiêu của cuộc đấu tranh
ẩn giấu đằng sau những yêu sách của quần chúng.
Thông thường, người đứng là kẻ xấu, thế lực phản động thì
những u sách của quần chúng ln ẩn chứa những ý đồ chính trị,
từ những yêu sách này họ sẽ lấn tới yêu sách khác và cuối cùng đi
tới lật đổ chính quyền. Những người đứng đầu là người tốt thì u
sách chính đáng, mục tiêu đấu tranh của họ là vì cơng bằng, dân chủ
trong xã hội.
Thứ ba: Phải phân tích tâm lý, hành vi của đám đơng quần
chúng. Trong điểm nóng thơng thường có hai khuynh hướng gắn với
hai bộ phận tham gia điểm nóng.
Khuynh hướng thứ nhất là, đối với những kẻ bất mãn chế độ có
tiền án tiền sự, có tư tưởng đi ngược lại với lợi ích dân tộc, đất nước
nên khi trong tình trạng bất thường cao độ, khơng kìm chế bản thân
sẽ trở thành kẻ hung hăng quá khích làm đám đơng nóng lên nhanh
chóng và kéo dài dẫn đến hành động xung đột gay gắt.
7
Khuynh hướng thứ 2: Đây là những người bị động hùa theo kẻ
xấu, hoặc bị kẻ xấu lợi dụng hoặc ép buộc đi theo. Những người này
khi được tuyên truyền thuyết phục của Đảng, Nhà nước sẽ khơng
cịn hùa theo kẻ xấu nữa và tan rã, giải tán.
Từ phân tích ba vấn đề trên sẽ tạo căn cứ cho việc xác định
mâu thuẫn của điểm nóng: Mâu thuẫn địch – ta (đối kháng); mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân (không đối kháng); mức độ của từng
loại mâu thuẫn và sự đan xen của các mâu thuẫn ấy. Khi nào xác
định được mâu thuẫn mới có những căn cứ khoa học để tìm ra những
giải pháp đúng.
3. Một số quy trình và giải pháp xử lý điểm nóng chính trị
– xã hội.
Xử lý điểm nóng chính trị – xã hội có thể thực hiện qua những
bước sau:
Bước một: Nắm bắt tình hình, phân tích ngun nhân và nhận
dạng mâu thuẫn khi điểm nóng nổ ra, để có căn cứ cho những giải
pháp đúng thì việc nắm bắt tình hình có ý nghĩa quyết định:
- Cần xác định số lượng người tham gia, thành phần tham gia,
đối tượng tham gia, hình thức tổ chức lực lượng.
- Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách ấy cơ quan, đơn
vị…nào giải quyết.
- Ai là người cầm đầu? Số lượng người quá khích, âm mưu và
thủ đoạn? Họ có mối quan hệ và được sự chỉ đạo, giúp đỡ của các
thế lực phản động trong và ngồi nước khơng?
Trên cơ sở đó, đánh giá đúng nguyên nhân điểm nóng. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến điểm nóng:
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; Nguyên
nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài; Nguyên nhân sâu xa và
nguyên nhân trực tiếp.
8
Bước hai: Áp dụng những biện pháp rút ngòi nổ và hạn chế sự
lan toả sang nơi khác.
Trước hết, phải thiết lập sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy hiệu
lực của hệ thống chính trị để giữ vững quyền lực chính trị.
Người chỉ huy, người đứng đầu có vị trí đặc biệt quan trọng.
Người chỉ huy có đủ bản lĩnh, và có phương pháp đúng sẽ thống
nhất được các quan điểm, nguyên tắc, phương châm chỉ đạo và tổ
chức lực lượng thực hiện, tạo nên sự thống nhất ý trí và hành động.
Nếu khơng có người chỉ huy đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc,
khắc phục sự rối ren, phức tạp diễn ra ngay bên trong nội bộ thì khó
có thể giải quyết được sự phức tạp, rối loạn bên ngoài xã hội.
Lựa chọn phương thức giải quyết những lực lượng và phương
tiện cần thiết:
Cần xác định những phương thức giải quyết, đó là tuyên
truyền, thiết lập hay trấn ấp, hoặc kết hợp cả hai phương thức trên.
Nếu như xác định dùng biện pháp tuyên truyền thuyết phục là chính
thì lực lượng tham gia giải quyết cơ bản là Mặt trận và các đồn thể
quần chúng. Khơng nhất thiết phải huy động lực lượng công an và
quân đội, hoặc chỉ sử dụng một bộ phận nhỏ để hỗ trợ cùng các lực
lượng khác, để làm công tác bảo vệ. Nếu như xác định dùng biện
pháp để đàn áp là chính thì chính cơng an, qn đội là lực lượng chủ
công. Nếu kết hợp cả hai phương pháp trên thì tuỳ theo điều kiện cụ
thể mà tổ chức phối hợp các lực lượng. Điều quan trọng là phải phân
công và phối hợp giữa các lực lượng sao cho phát huy mọi thế mạnh
của từng lực lượng để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Việc sử dụng các phương tiện rất quan trọng, đặc biệt là các
phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một vũ khí sắc bén khơng
chỉ trong hoạt động chính trị nói chung mà nó cịn phải phát huy
9
được tính lợi hại trong q trình xử lý các điểm nóng chính trị- xã
hội.
Bước ba, khắc phục hậu quả khi điểm nóng được dập tắt
Khi giải tán được đám đơng và sử lý những người đứng dầu thì điểm
nóng về cơ bản đã được dập tắt. Công việc tiếp theo là phải áp dụng những
giải pháp để đưa xã hơi trở lại hoạt đơng ổn định bình thường.
Điều quan trọng là phải phân định rõ đúng sai, xử lý đúng mức những
người vi phạm trong khi nổ ra điểm nóng. Vì vậy, cơng tác thanh tra phải
được triển khai kịp thời và có kết luận rõ ràng. Kết luận của thanh tra phải
được cơng bố cơng khai, có sự thảo luận, đối chứng, làm rõ đúng sai để cho
những kết luận của thanh tra đúng với thực tế khách quan, được đa số nhân
dân đồng tình, ủng hộ, những người sai phạm cần phải thừa nhận những sai
lầm khuyết điểm của mình.
Thực tế cho thấy, cần phải xử lý nghiêm minh cả hai phía: cán bộ mắc
sai lầm và những người quá khích vi phạm pháp luật khi nổ ra điểm nóng.
Nếu như nguyên nhân của sự chống đối từ phía nhân dân là do cán bộ quan
liêu, tham những, mất dân chủ thì trước hết phải xử lý nghiêm minh đơi với
cán bộ rồi sau đó mới xử lý những người do quá khích vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp điểm nóng nổ ra do bọn phản động, kẻ xấu lợi dụng kích
động quần chúng thì khi xử lý cần phân tích rõ những hành vi gây rối của họ
để cho mọi người thấy rõ đúng, sai; mặt khác, cũng phải thừa nhận những
khiếm khuyết của cán bộ, của thể chế chính sách để kẻ xấu lợi dụng và sửa
chữa những khiếm khuyết ấy.
Bước bốn, rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải
pháp để điểm nóng khơng tái phát.
Cần tiến hành đánh giá, những kinh nghiệm trên những mặt sau:
Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống tổ chức quyền lực: thực tế cho thấy,
trong điều kiện bình thường, nếu nhìn nhận hệ thống tổ chức quyền lực người
ta sẽ lầm tưởng là nó rất hùng mạnh.
10
Đánh giá những ưu, nhược điểm của phương thức lãnh đạo, chỉ đạo:
chúng ta thường nêu ra công thức: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là
nhằm mục đích thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nhưng trên thực tế,
các quyền lực ở một số nơi đang tỏ ra quan liêu, xa dân, vi phạm quyền làm
chủ của nhân dân nên nhân dân biểu tình chống lại. Qua điểm nóng cịn cho
thấy sự cồng kềnh, chồng chéo; sự hoạch định kém hiệu lực và bất lực của hệ
thống chính trị.
Đánh giá về những khiếm khuyết và bất cập của chính sách, thể chế và
luật pháp Nhà nước: Những ưu, nhược điểm của cán bộ, của hệ thống tổ chức
quyền lực và phương thức hoạt động của hệ thống ấy thường có nguồn gốc
của chính sánh, thể chế và luật pháp Nhà nước. Qua những điểm nóng ở nơng
thơn chúng ta thấy rất rõ những khiếm khuyết bất cập về chính sách, thể chế
của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và nơng thơn. Qua
điểm nóng tại các tỉnh Tây Ngun cho thấy, cần phải hồn chỉnh chính sách
đối với đồng bào và dân tộc; nhưng điểm nóng tơn giáo cho thấy, cần phải
hồn thiện luật pháp về tơn giáo.
Đánh giá về cơ sở chính trị -xã hội trong quần chúng: có thể có những
đánh giá khác nhau về cơ sở chính trị - xã hội để xảy ra điểm nóng. Sự đánh
giá đó phải tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể. Trong trường hợp nhân dân
tự tổ chức chống lại tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ sự tha hố của
chính quyền nhà nước, thì đó lại là cơ sở chính trị vững vàng cho một chính
quyền nhà nước trong sạch, vững mạnh. Trong trường hợp nhân dân bị kẻ
xấu, phản động lơi kéo, kích động thì cần phải đánh giá bản chất của nhân dân
nơi xảy ra điểm nóng, tìm hiểu ngun nhân và mức độ bị lơi cuốn, kích động
để tìm ra những giải pháp chuyển hố quần chúng theo hướng tích cực… Đặc
biệt cần đánh giá cụ thể lực lượng phản động còn ẩn náu trong nhân dân hay
không; số đã bộc lộ ra, số vẫn còn tiếp tục giấu mặt; khả năng hoạt động của
các lực lượng ấy.
11
Dự báo tình hình và áp dụng các giải pháp để điểm nóng khơng tái
phát:
Trên cơ sở đánh giá các vấn đề một cách khách quan và cụ thể có thể
dự báo tình hình xem điểm nóng có thể tái phát trở lại hay không. Mức độ tái
phát ra sao; Xu hướng tái phát; Tái phát theo chiều hướng giảm dần hay ngày
càng nghiêm trọng hơn. Cần phải áp dụng những điểm nóng gì để điểm nóng
khơng tái phát.
Để điểm nóng khơng tái phát cần áp dụng tổng hợp các giải pháp về
kinh tế, chính tri, xã hội, an ninh, quốc phịng, đối ngoại , nhưng cơ sở chính
trị trong nhân dân. Cần áp dụng các giải pháp an dân cả về vật chất và tinh
thần.
12
CHƯƠNG II. NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG XỬ LÝ ĐIỂM NĨNG
CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN MẤY NĂM GẦN ĐÂY.
1. Tình hình điểm nóng chính trị – xã hội ở Tây Nguyên
mấy năm gần đây.
Năm 2001, bọn phản động Fuiro lưu vong tại Mỹ do Ksorkok
đứng đầu đã móc lối lơi kéo những phần tử q khích ở Tây Nguyên
tạo ra cuộc bạo động chính trị – xã hội hịng lật đổ chế độ chính trị ở
đây, lập nên Nhà nước Đềga tự trị. Cuộc bạo động lật đổ chế độ
chính trị ở Tây Ngun khơng thành, đến ngày 10-11/4/2004 bọn
phản động này tiếp tục móc nối với các phần tử quá khích thực hiện
ép buộc một số đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gây rối trật tự
công cộng, chống người thi hành công vụ và phá hoại tài sản Nhà
nước.
Cũng như vụ bạo động hồi đầu năm 2001, lần này Ksorkok tập
trung phát triển các đối tượng thanh niên hư hỏng, có tiền án tiền sự,
bất mãn, lối sống bê tha, nhu cầu danh lợi và đặc biệt là những
người có trình độ thấp. Tuyệt đối khơng “phát triển” già làng vì Kơk
biết rất rõ vai trị vị trí cũng như uy tín của họ trong đời sống xã hội
của từng vùng dân cư. Những người như vậy thì họ đã từng trải nên
nhận thức được đúng sai trong hành động và đặc biệt là họ biết rõ
hơn ai hết những tội ác mà Fuiro đã gây ra cho nhân dân Tây
Nguyên những năm trước kia, cũng như họ hiểu thực chất các tổ
chức phản động này. Vì khơng dễ lừa được các già làng, trưởng thôn
hoặc người cao tuổi, nên hắn đã gạt tầng lớp này ra khỏi kế hoạch.
Để thực hiện âm mưu của mình chúng khơng từ bỏ thủ đoạn
nào để lừa gạt đồng bào. Tuỳ vào từng đối tượng, với những người
sinh hoạt đạo tin lành thì chúng doạ dẫm nếu khơng đi theo chúng
thì chúng khơng cho sinh hoạt. Người có kinh tế khá giả thì chúng
đe nẹt khơng đi thì bị phá nhà, phá rẫy. Người nghèo thì chúng bảo
13
đi để được nhận tiền, nhận đất, nhận nhà ở thành phố; được các tổ
chức quốc tế cho tiền… Đám thanh niên thì chúng bảo theo chúng đi
biểu tình để được đưa sang Mỹ sống cuộc sống sung sướng! Đối với
những người có hiểu biết kiên quyết khơng theo chúng thì bọn chúng
tìm cách bắt con, cháu họ nghỉ học, bỏ lên xe chở đi để buộc cha mẹ
đi theo để đòi con, cháu về. Những tên cầm đầu đã chuẩn bị khá chu
đáo “phương án” chống đối, với các loại hung khí như đá, gậy giấu
sẵn trong gùi, hoặc xếp dưới sàn xe… Khi gặp cán bộ ra vận động
giải thích, những tên cầm đầu kích động nhân dân bằng lời lẽ vu
khống và xuyên tạc trắng trợn. Chúng kích động nhóm thanh niên
q khích ném đá vào cán bộ, phá phách trụ sở UBND xã. Có những
tên cịn dùng cả nỏ cao su bắn bi sắt vào cán bộ đang giải thích.
Nguy hại hơn, chúng dùng những phụ nữ có thai, những em học sinh
tuổi vị thành niên ở vịng ngồi làm lá chắn. Trong q trình cán bộ
ta vận động nhân dân, bọn chúng không chỉ ném đá, dùng gậy tấn
cơng, mà cịn có dụng ý xấu xa đánh cả vào trẻ con và phụ nữ có
thai rồi vu vạ cán bộ đánh dân…
Xét sau hai cuộc bạo động ở Tây Nguyên do bọn Fuiro mà
đứng đầu Ksorkok cho chúng ta thấy, đây là màn tạo cớ trong kịch
bản cũ mà các thế lực chống đối Việt Nam ấp ủ từ nhiều năm nay.
Mục đích là nhằm tạo ra cảm giác rằng người thiểu số Tây Nguyên
đang bị phân biệt đối xử, bị ngăn cấm hành đạo tự do, bị mất nhân
quyền, bị người kinh chèn ép… Để thực hiện chiêu bài chính trị
nguy hiểm đó, một mặt chúng tung tin bịa đặt, kích động người dân,
mượn tay những kẻ xấu gây rối rồi đổ lỗi cho chính quyền. Mặt khác
chúng dựng lên câu chuyện Việt Nam đàn áp người thiểu số, đòi mở
cửa biên giới, lập các trại tỵ nạn các nước láng giềng của Việt Nam,
từ đó kêu gọi quốc tế can thiệp như chúng đã làm trong quá khứ.
Không phải ngẫu nhiên mà trong khi ra sức bịa đặt về tình hình Tây
14
Nguyên các thế lực này đã bắt đầu lên tiếng đòi mở cửa cái gọi là
“trại tỵ nạn” cho người thượng Tây Nguyên ở bên ngoài Việt Nam.
KsorKơk là ai?
KsorKơk sinh năm 1943, tại xã Yatul, huyện Ayunpa, tỉnh Gia
Lai. Năm 1958, y tham gia phong trào đòi tự trị của một số người
trong các dân tộc ở Tây Nguyên. Phong trào này đã phát triển thành
một tổ chức có tên là Bajaraka. Đây là tên từ các chữ đầu của 4 dân
tộc ở Tây Nguyên. Về sau tổ chức này đã biến thể và thành tổ chức
Fuiro. Năm 1966, KsorKơk đi Campuchia để tham gia tổ chức Fuiro
vừa hình thành. Tướng Y’Bham Enuol, thủ lĩnh Fuiro, đã bổ nhiệm
Kơk làm đại diện dân tộc Yarai của khu vực Plâyku cũng như với
đội đặc nhiệm số 5 ở miền Trung.
Giữa những năm 1972 – 1974, KsorKơk học tại trường sĩ quan
tình báo Mỹ ở Okinawa và trường đào tạo sĩ quan phiên dịch tại Mỹ.
Lợi dụng tình thế, thủ lĩnh Fuiro Enuol ban cho Kơk tồn quyền đại
diện của ơng ta đối với chính phủ Mỹ và Liên hợp quốc. Enuol cho
Kơk toàn quyền đại diện Fuiro liên quan tới người Thượng. Một
năm sau đó, khi Fuiro hồi phục, năm 1974 Enuol bổ nhiệm KsorKơk
làm tổng tham mưu trưởng Fuiro.
Từ giữa năm 1998 đến nay, KsorKơk chỉ đạo cho một số cá
nhân là người dân tộc thiểu số từ nước ngồi về móc nối với các cá
nhân phản động tại vùng Tây Ngun, phát tán tài liệu có nội dung
kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Cuối năm 1999, KsorKơk cùng
một số nhân vật lưu vong thành lập và ra mắt tại Mỹ cái gọi là Nhà
nước Đềga tự trị và tự phong mình là tổng thống, với mục đích
chính trị là tạo cớ thu hút sự ủng hộ về mặt tài chính của các tổ chức
phản động khác.
Tháng 2/2001, một số khá đông đồng bào dân tộc tại các địa
phương vùng Tây Nguyên đã bị lôi kéo, xúi giục tập trung đến trụ sở
15
chính quyền Gialai gây rối. Tại một số địa phương ở ĐăkLăk cũng
xảy ra các vụ gây rối tương tự, KsorKơk là nhân vật đứng phía sau
những vụ gây rối đó.
Để có thể xuất hiện ở các diễn đàn Liên Hợp Quốc, KsorKơk
đã tham gia đảng phản động cấp tiến xuyên quốc gia năm 2001.
Tháng 8/2001 sau khi tổ chức những cuộc biểu tình của người
thượng tại Tây Ngun địi đất, Kơk đã phát biểu ý kiến đại diện cho
TRP tại tiểu ban Liên Hợp Quốc về nhân quyền. Tháng 4/2002 rồi
2003, Ksor cũng lại phát biểu trước Uỷ ban Liên Hợp Quốc về nhân
quyền tại Geneve đại diện cho TRP, rồi sau đó là tại 2 cuộc điều trần
về tự do tôn giáo tại Thượng Viện và Hạ viện Italia tháng 10/2002.
Năm 2003, Kơk lại phát biểu tại Thượng Viện Mỹ về vấn đề nhân
quyền. Nội dung các cuộc điều trần này là xuyên tạc về tình hình
cuộc sống của người dân tộc thiểu số Việt Nam, và bóp méo các
thông tin về các vùng dân tộc.
Trong sự kiện ngày 10/4 KsorKơk, cũng tranh thủ sự chú ý của
công luận để xuất hiện nhằm đánh bóng “tên tuổi” và “uy tín” của
mình. Nhưng điều đó đã bị bà con dân tộc Tây Nguyên nói riêng dư
luận trong nước và dư luận quốc tế lật tẩy.
2. Những kinh nghiệm xử lý điểm nóng chính trị – xã hội ở
Tây Ngun những năm gần đây.
2.1. Nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị – xã hội ở Tây
Ngun.
Trong vịng chưa đầy 4 năm (2001-2004) 3 tỉnh Tây Nguyên là
ĐăkLăk, Gialai, Đăknông đã xảy ra vụ biểu tình, bạo loạn chính trị
với quy mơ và tính chất nghiêm trọng. Ngun nhân dẫn đến cuộc
bạo loạn chính trị này có cả chủ quan và khách quan. Đó là các thế
lực thù địch tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động chống phá ta.
Chúng đã nuôi dưỡng và sử dụng tổ chức phản động Fuiro do
16
ksorKơk cầm đầu (với tên gọi lừa mị là “Quỹ người Thượng”, “nhà
nước Đềga tự trị”) làm lực lượng xung kích, kích động iểu tình, bạo
loạn, địi ly khai, tự trị, gây mất đoàn kết dân tộc để chống phá cả
trước mắt cũng như lâu dài. Tổ chức phản động Fuiro (cả bọn lưu
vong ở Mỹ và bọn nhen nhóm trở lại bên trong) được sự giúp đỡ chỉ
đạo của các thế lực thù địch ráo riết hoạt động phát triển lực lượng,
xây dựng tổ chức, kích động, lừa mị, khống chế đồng bào để gây
biểu tình, bạo loạn với mục tiêu nhất qn của chúng địi ly khai để
hình thành “Nhà nước Đềga tự trị, độc lập”, chia cắt đất nước, phá
hoại sự thống nhất của nước nhà. Do dân trí của một bộ phận đồng
bào dân tộc thiểu số còn thấp, nhẹ dạ cả tin; Những yếu kém khuyết
điểm trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội
Tây Nguyên… Cuộc bạo loạn chính trị tháng 2 năm 2001 và ngày
10-11/4/2004 là biểu hiện cụ thể của cuộc đấu tranh giai cấp trong
tình hình mới. Trong cuộc đấu tranh này các thế lực thù địch đã lợi
dụng và thông qua vấn đề dân tộc để chống phá sự nghiệp cách
mạng của nước ta.
Để tiếp tục phát triển vùng Tây Ngun tồn diện, bền vững,
địi hỏi sự cố gắng nỗ lực của các cấp các ngành với một hệ thống
giải pháp đồng bộ, tiến hành lâu dài để ổn định tình hình chính trị,
phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng an ninh ở Tây Nguyên trong
giai đoạn hiện nay.
2.2. Quy trình xử lý điểm nóng ở Tây Nguyên trong thời gian
qua.
Điểm nóng ở các tỉnh Tây Nguyên có nguyên nhân trực tiếp từ
vấn đề đất đai, phân hóa giàu nghèo giữa đồng bào dân tộc ít người
với những dân từ vùng khác đến khai phá Tây Nguyên. Thế nhưng
nguyên nhân sâu xa của vấn đề lại là từ lực lượng Fuiro trước đây
17
chạy ra nước ngồi, nay trở lại móc nối với lực lượng bên trong,
kích động đồng bào gây bạo loạn.
Trong quá trình tiếp cận và sử dụng một số quy trình xử lý
điểm nóng chính trị – xã hội cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành
chức năng đã tuân thủ đúng theo tuần tự một số quy trình sau:
Bước một: Nắm tình hình, phân tích ngun nhân và nhận dạng
mâu thuẫn. Ngay từ mờ sáng, các đoàn người từ các buôn làng ở các
tỉnh Đăklăk, Đăcnông và Gia lai đổ dồn về thành phố Buôn mê thuột
tỉnh Đăklăk, với gần 400 chiếc xe công nông được chuẩn bị kỹ càng
từ nhiều ngày trước cùng với trên dưới 12.000 người được trang bị
cao su, gậy, gộc, đất đá dưới sự lơi kéo kích động, ép buộc của bọn
phản động trong nước và bọn phản động Fuiro ở nước ngoài. Bọn
chúng kéo dài cuộc bạo động nhiều tiếng đồng hồ với quy mô lớn và
diễn biến rất phức tạp. Chúng quyết tâm gây hậu quả nghiêm trọng
với nhân dân, với những người thi hành công vụ để vu cáo Nhà nước
vi phạm nhân quyền, tạo cớ cho các thế lực phản động nước ngoài
nhảy vào can thiệp, lật đổ chế độ chính trị của Nhà nước ta để lập
Nhà nước Đềga tự trị.
Sau khi nắm được tình hình, các cơ quan chức năng đã phân
loại ra nhiều nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan; Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên
ngoài; Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp và đã kịp thời
đưa ra cách xử lý.
Bước hai: Áp dụng những biện pháp rút ngòi nổ và hạn chế.
Sự lan toả sang nơi khác.
Xác định xử lý điểm nóng chính trị – xã hội cần có sự chỉ đạo
thống nhất của các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở. Bởi vì,
đây là một vấn đề nhạy cảm, phạm vi tác động không chỉ ở nơi xảy
ra điểm nóng mà cịn ảnh hưởng đến các nơi khác trong phạm vi cả
18
nước, thậm chí cịn ảnh hưởng đến an ninh khu vực và quốc tế. Do
vậy, Bộ chính trị, Ban Bí Thư, Chính phủ đã cử Phó Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp phụ trách nắm tình hình và
chỉ đạo xử lý điểm nóng và ổn định tình hình phát triển kinh tế – xã
hội ở Tây Nguyên. Trong q trình xử lý điểm nóng, dưới sự chỉ đạo
của Trung ương, các cơ quan chức năng ở Tây Nguyên đều bố trí lực
lượng vào những chỗ trọng yếu để giải quyết. Các cơ quan chức
năng đã kết hợp linh động nhiều biện pháp vừa mềm dẻo, vừa cứng
rắn để giải quyết. Trước hết, các lực lượng chức năng đã dùng biện
pháp tuyên truyền thuyết phục, phân tích sự đúng sai, âm mưu thủ
đoạn của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó vận động các già làng
trưởng bản, các vị chức sắc, các văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số
trực tiếp giải thích chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước là
đúng, vạch trần những âm mưu thủ đoạn của kẻ địch. Các lực lượng
chức năng của ta đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân bỏ hung khí,
khơng nghe theo lời của kẻ xấu, giải tán về với gia đình với địa
phương ổn định làm ăn sinh sống.
Trong quá trình xử lý các cơ quan chức năng của ta tuyệt đối
không làm những biện pháp mạnh ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản
và danh dự của nhân dân. Đối với bọn quá khích, cầm đầu chúng ta
dùng biện pháp giáo dục, cảm hóa, tha thứ những lỗi lầm của họ,
cho họ quay trở về với gia đình và quê hương, đồng thời giúp đỡ họ
trong cuộc sống, giúp họ thấy rằng quan điểm, đường lối, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, vì lợi
ích chính đáng của nhân dân.
Bước ba: Khắc phục hậu quả khi điểm nóng được dập tắt tập
trung mọi nguồn lực của Trung ương, địa phương và nội lực của
nhân dân để đầu tư phát triển toàn diện ở Tây Nguyên; xây dựng và
thực thi những chính sách cụ thể, sát hợp với đồng bào dân tộc thiểu
19
số tại chỗ, tạo sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động sản xuất kinh
doanh theo hướng sản xuất hàng hố; xố đói giảm nghèo, khắc phục
sự chênh lệch lớn về giàu nghèo; giải quyết kịp thời những bức xúc
về sản xuất và đời sống, nhất là giải quyết đất đai cho bà con dân tộc
thiểu số.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường, điện, nhất là thuỷ lợi
nhỏ… phục vụ định canh, định cư, mở rộng diện tích lúa nước, nâng
cao năng suất cây trồng để thay đổi tập quán sản xuất của đồng bào
dân tộc thiểu số…tăng cường các hoạt động văn hố, nghệ thuật và
thơng tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước. Xây dựng chiến lược về đào tạo, tạo ra
đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học, kỹ thuật và quản lý, đáp ứng
yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài ở các tỉnh Tây Nguyên trên
tất cả các lĩnh vực…
Công tác tư tưởng – văn hoá ở Tây Nguyên đã đưa các nghị
quyết của trung ương về phát huy sức mạnh đại đoàn kết tồn dân
tộc, về dân tộc, về tơn giáo, về đất đai, chiến lược bảo vệ tổ quốc
trong tình hình mới và chỉ thị 23 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh
phương hướng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giai đoạn mới” vào cuộc sống là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian
tới. Tập trung tuyên truyền các chính sách đảm bảo lợi ích cho đồng
bào, nhất là vấn đề nhà ở, đất đai, hướng dẫn đồng bào sản xuất,
chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt; tuyên truyền vận động quần
chúng nâng cao cảnh giác với âm mưu địch, không tin, không nghe
theo luận điệu tuyên truyền của bọn phản động và các thế lực thù
địch chống phá cách mạng Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi
ích dân tộc, lợi ích quốc gia; về các trương trình phúc lợi… chủ
động, kịp thời, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch, nâng cao tinh thần cảnh giác của đồng bào các dân tộc, xoá
20