Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN NAM ĐỊNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CÔNG CHUYÊN

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
NAM ĐỊNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN

HÀ NỘI - 2009


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của xã hội, nhất là trong xã hội có giai cấp,
vấn đề ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, là điều kiện cho sự phát triển xã
hội. Nói cách khác, ổn định chính trị - xã hội là điều kiện tất yếu, hàng đầu,
quyết định, thể hiện mức độ phát triển, mức độ phát triển bền vững của xã
hội. Đối với nước ta - một nước đang phát triển, đẩy mạnh hội nhập và giao
lưu quốc tế, tiến hành sự nghiệp đổi mới, để đạt tới mục tiêu CNXH thì một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phát triển kinh tế - xã hội phải
dược tiến hành đồng thời với ổn định chính trị - xã hội. Nước ta lại là nước
nông nghiệp, nông thôn có vai trò và vị trí to lớn trong phát triển kinh tế - xã


hội; đồng thời có vai trò, vị trí đặc biệt trong ổn định chính trị - xã hội của
quốc gia. Thực hiện chủ trương, quan điểm và mục tiêu đó, trong những năm
qua, từ một nước nghèo và đầy khó khăn cả trong kinh tế và xã hội, nước ta
đã vượt lên vị thế quan trọng trên trường quốc tế; vừa thực hiện hội nhập quốc
tế để phát triển kinh tế, xã hội vừa giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh quốc
gia;ỡg vững ổn định chính trị - xã hội.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập theo định
hướng XHCN, nhất là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn, toàn Đảng toàn dân ta tuy đã và đang giành được những thành tựu
quan trọng có ý nghĩa lịch sử, nhưng bên cạnh đó cũng đang gặp những khó
khăn, thách thức, và điều quan trọng là đang bộc lộ không ít những yếu kém,
khuyết điểm và nguy cơ tụt hậu trên nhiều lĩnh vực. An ninh chính trị - xã hội
quốc gia được giữ vững, tuy nhiên, sự bất ổn định chính trị - xã hội trong nội
bộ đất nước đang có những diễn biến phức tạp. Sự lộn xộn trong an ninh
chính trị - xã hội ở khu vực nông thôn dường như ngày càng nhiều thêm, hình


2

thành những điểm nóng xã hội (ĐNXH) và điểm nóng chính trị - xã hội
(ĐNCT-XH).
Những năm gần đây, tình hình ĐNXH và ĐNCT-XH diễn biến phức
tạp. Từ những vấn đề thuần tuý về nông nghiệp, nông thôn, điểm nóng đã lan
sang các đô thị, khu công nghiệp, vấn đề tôn giáo và gần đây liên quan không
nhỏ tới vấn đề giải phóng mặt bằng gây ra nhiều hậu quả tác hại, làm cản trở
không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là tạo ra sự
bất bình và giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước và tạo ra những sơ hở nếu không được phòng ngừa thì dễ dàng bị
kẻ địch và những phần tử xấu lợi dụng kích động, tạo nên các vụ gây rối, gây
bạo loạn về chính trị.

Đối với tỉnh Nam Định những năm gần đây, ĐNCT-XH đã được Đảng
bộ và chính quyền địa phương kiểm soát, dập tắt, hiện đang có xu hướng
giảm, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định chính trị - xã hội, nếu
không có các biện pháp hữu hiệu thì các ĐNCT-XH dễ mở rộng về quy mô,
phức tạp về tính chất, nghiêm trọng về hậu quả, gây trở ngại không nhỏ cho
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Tỉnh.
Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước nói chung, Đảng bộ Tỉnh Nam
Định nói riêng đã có nhiều chủ trương, nghị quyết để giải quyết vấn đề này và
đã đạt được những kết quả ban đầu, nhưng đồng thời cũng đang đứng trước
những bất cập không nhỏ cả về lý luận và thực tiễn; đặc biệt là sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng đối với việc giải quyết các ĐNXH và ĐNCTXH trên địa bàn Tỉnh Nam Định.
Để góp phần nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu
trên về giải quyết những ĐNXH và ĐNCT-XH ở Tỉnh Nam Định, tôi chọn đề tài
“Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở
nông thôn Nam Định hiện nay” làm luận văn Thạc sỹ Chính trị học của mình.


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ĐNCT-XH ở Việt Nam nói chung và ở Nam Định nói riêng đã
được nêu ra cách đây hàng chục năm dưới nhiều tên gọi và cách tiếp cận khác
nhau, như: An ninh nông thôn, điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã
hội. Viện Chính trị học đã có đề tài tổng kết thực tiễn về xử lý những điểm
nóng chính trị - xã hội. UBND tỉnh Nam Định đã tiến hành sơ kết tình hình
thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 11 của Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh nông thôn. Các
ngành, các cấp, các báo, tạp chí cũng có nhiều sơ kết đánh giá ở những mức
độ, góc cạnh khác nhau.
Một số học viên sau đại học, cử nhân, cao cấp lý luận chính trị đã có

nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. Học viên cao học Nguyễn
Thị Mai Anh nghiên cứu đề tài: Điểm nóng chính trị xã hội ở nông thôn
đồng bằng Sông Hồng; Cử nhân Nguyễn Xuân Nghinh đã nghiên cứu đề
tài: Điểm nóng chính trị - xã hội huyện Giao Thuỷ; Các học viên cao cấp
chính trị Trần Như Nhận đã nghiên cứu đề tài: An ninh nông thôn huyện
Giao Thuỷ; Lê Xuân Thuỷ nghiên cứu tình hình khiếu nại tố cáo ở huyện
Giao Thuỷ; Phạm Văn Vĩnh nghiên cứu đề tài an ninh nông thôn huyện
Giao Thuỷ; v.v..
Các đề tài nghiên cứu nêu trên nhìn chung đã phản ánh khái quát được
tình hình diễn biến điểm nóng chính trị - xã hội, chỉ ra được quy mô, tính
chất, thành phần, hậu quả tác hại của các điểm nóng đó ở các giai đoạn khác
nhau, trên nhiều địa bàn trong cả nước, trong đó có Nam Định. Mặt khác các
đề tài đã khẳng định được những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, tính chất,
bài học kinh nghiệm, bước đầu đề xuất được phương châm, nguyên tắc, quy
trình, phương hướng giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội. Có thể nói, ở các
mức độ khác nhau, các đề tài đó đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm


4

đối với các cấp, các ngành và góp phần phòng ngừa, giải quyết tốt hơn những
điểm nóng chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu là vấn đề mới, nên việc
nghiên cứu, tổng kết để đưa ra những khả năng dự tính, dự báo và phòng ngừa
cho sát thực là rất khó khăn. Đặc biệt các đề tài chưa đi sâu nghiên cứu phân
tích vai trò, phương châm, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, cụ
thể là của các tổ chức Đảng đối với các điểm nóng chính trị - xã hội ở nông
thôn, trong đó có nông thôn Nam Định. Mặt khác, các đề tài mới đi sâu vào đề
xuất những vấn đề về quy trình chung, nhưng những bước đi và kỹ thuật cụ
thể và đặc biệt là những vấn đề có tính đặc thù cần chú ý về phương pháp

trong phòng ngừa, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kết luận giải quyết điểm
nóng, giải quyết hậu thanh tra v.v. chưa được làm rõ nên khi vận dụng kết quả
nghiên cứu của những đề tài trên đi vào giải quyết điểm nóng chính trị - xã
hội không tránh khỏi những lúng túng bất cập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Mục đích:
Trên cơ sở luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về điểm nóng
chính trị - xã hội và thực trạng sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong giải quyết
vấn đề này, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu
quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội
ở nông thôn Nam Định hiện nay.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là: Luận rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản của khái niệm điẻm
nóng chính trị - xã hội và quy trình xử ký điểm nóng chính trị - xã hội ở nông
thôn.
Hai là: Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong sự lãnh đạo


5

của Đảng bộ tỉnh Nam Định đối với việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở
nông thôn Nam Định.
Ba là: Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định đối với việc xử lý điểm
nóng chính trị - xã hội nông thôn Nam Định hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề về, điểm nóng chính trị - xã
hội điển hình đã và đang xẩy ra ở Nam Định từ 1990 đến nay. Khái niệm:
"Trong thời gian gần đây" hoặc khái niệm "hiện nay" là quĩ thời gian từ 1990

đến nay. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích dưới góc độ của hai chủ thể
tác động là những người nông dân và các cán bộ, đảng viên cốt cán của Đảng
cũng như các tổ chức đảng để thấy rõ thực trạng tính chất mâu thuẫn và lộ
trình giải quyết điểm nóng, điểm nóng chính trị - xã hội hiện nay của Đảng và
đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giải quyết trong thời gian tới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện trên nền tảng lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về
xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn.
- Luận văn thực hiện bởi các phương hướng nghiên cứu cụ thể như: lịch
sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, khái quát hoá, lý luận gắn với thực tiễn.
- Luận văn kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu lý luận có
liên quan đã được công bố ở trong nước, nhất là những kết quả nghiên cứu
của việc Chính trị học.
Đề tài thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội nhân văn mang tính tổng hợp,
nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như chính trị học, Nhà nước
và Pháp luật, xây dựng Đảng, do đó đề tài coi trọng các giải pháp nghiên cứu
như: giải pháp liên ngành, phương pháp hệ thống-cấu trúc. Đồng thời, sử


6

dụng các phương pháp cụ thể như kết hợp lô-gíc và lịch sử, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp khái quát hoá vào việc nghiên cứu và trình
bày những vấn đề cơ bản của đề tài.
Tất cả những giải pháp nghiên cứu cụ thể trên đều được vận dụng trên
cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn:
Luận văn góp phần luận giải về mặt lý luận, phân tích làm rõ những nét
chủ yếu của thực trạng điểm nóng chính trị - xã hội và sự lãnh đạo của Đảng

về vấn đề này, trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng (nhất là Đảng bộ cấp tỉnh) về việc xử
lý điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và
thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng nói chung, của Đảng bộ Tỉnh nói riêng về vấn đề xử lý điểm
nóng chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


7

Chương 1
KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ
- XÃ HỘI VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
VIỆC XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1.1. ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐIỂM
NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI.

1.1.1. Điểm nóng chính trị - xã hội:
a. Điểm nóng xã hội:
Để cắt nghĩa điểm nóng xã hội, các nhà chính trị học đã đi từ xung đột
và khái niệm xung đột là sự va chạm, xung khắc về lợi ích, ý kiến, quan điểm,
sự bất đồng nghiêm trọng, sự tranh cãi gay gắt, sự đấu tranh phức tạp với các
cấp độ khác nhau, từ các phía trong các quan hệ xã hội nào đó, độc lập hoặc
thù địch. Những xung đột xã hội, xung đột chính trị - xã hội ở mức cao gọi là
những điểm nóng chính trị - xã hội. Như vậy, điểm nóng xã hội, chính trị - xã

hội có nguồn gốc từ xung đột xã hội, xung đột chính trị - xã hội. Các xung đột
xã hội phát sinh nếu không được giải toả và không được, quản lý tốt sẽ trở
thành điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội.
Đối với nước ta, cụm từ điểm nóng đã từng xuất hiện trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế - xã hội và đang tiếp tục diễn ra trong giai đoạn thực
hiện công cuộc đổi mới. Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, khi tình hình
khiếu nại, tố cáo diễn ra phức tạp, căng thẳng, như khiếu nại, tố cáo đông
người, vượt cấp thì khái niệm điểm nóng được dùng khá rộng rãi trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực khác nhau, ở các địa phương khác
nhau, có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ này. Ngành Công an gọi những
vấn để điểm nóng xã hội là vấn đề an ninh nông thôn; số đông cơ quan nhà
nước thể hiện trong các văn bản quản lý nhà nước gọi là điểm nóng; trong các


8

địa phương, không ít địa phương thậm chí còn cho rằng địa phương mình
không có điểm nóng và không được gọi là điểm nóng. Mặc dù có những sự
quan niệm khác nhau, nhưng về cơ bản, các địa phương, các ngành đều thừa
nhận là có những thực tế tồn tại giống nhau và luôn nêu cao ý thức, trách
nhiệm để phòng ngừa, và giải quyết, đó là tình trạng khiếu kiện đông người,
khiếu kiện vượt cấp, các hành vi quá khích, gây rối, chống người thi hành
công vụ có thể lây lan và vượt ra ngoài quy định của pháp luật. Điều đó chứng
tỏ rằng điểm nóng đã và đang là một thực tế tồn tại cần được hiểu một cách
thực chất nội dung và đi đến thống nhất về khái niệm.
Có quan điểm cho rằng, điểm nóng xã hội là nơi tập trung mâu thuẫn
cao độ cần được giải quyết, hoặc nơi diễn ra tình hình xung đột căng thẳng.
Bên cạnh những quan niệm về điểm nóng theo nghĩa rộng này, tác giả Nhị Lê
đưa ra quan điểm cho rằng điểm nóng xã hội diễn ra ở một lĩnh vực hay một
địa bàn dân cư nhất định, điểm nóng là một khái niệm chỉ nơi xẩy ra đấu tranh

trong nội bộ nhân dân ở mức cao, thậm chí gay gắt về một vấn đề xã hội nào
đó. Điểm nóng xã hội là một trạng thái có vấn đề diễn ra trên một địa bàn nhất
định, từ quy mô thôn, xóm trở lên, vượt quá giới hạn giải quyết tại chỗ, đòi
hỏi cấp bách phải có sự tham gia giải quyết, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng,
chính quyền và sự can thiệp của các cơ quan pháp luật, từ cấp cơ sở trở lên.
Từ chuyên ngành Thanh tra, tác giả Trần Hồng Châu lại cho rằng, điểm
nóng xã hội là nơi xảy ra khiếu kiện có đông người, tham gia khiếu kiện với
nội dung phức tạp, khó giải quyết, mâu thuẫn trong nội bộ đến mức gay gắt,
diễn biến tình hình căng thẳng làm mất ổn định đời sống cộng đồng, làm rối
loạn, vô hiệu sự lãnh đạo, điều hành của các tổ chức chính trị - xã hội và
chính quyền sở tại.
Từ thực tế tình hình Thái Bình năm 1998, dưới góc nhìn từ nguyên
nhân kinh tế, tác giả Nguyễn Văn Tài xác định, điểm nóng xã hội là sự kiện


9

xã hội có số đông người tham gia việc tranh chấp lợi ích kinh tế-xã hội trong
một địa bàn dân cư, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, kỷ cương, nếp
sống văn hoá của đời sống xã hội cộng đồng.
Trong cuốn "Từ điển bách khoa Công an nhân dân", xuất bản năm
2000, các tác giả nêu khái niệm về an ninh nông thôn là sự ổn định và phát
triển vững chắc về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội ở nông thôn;
các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng hoạt động có hiệu quả,
không để xảy ra các vụ việc phức tạp gây mất ổn định ở nông thôn. Theo cách
hiểu này, an ninh nông thôn là trạng thái nông thôn ổn định vững chắc và
phát triển, vì vậy cùng với Đảng và Nhà nước, ngành Công an đã hết sức
chú trọng nhiệm vụ đảm bảo an ninh nông thôn và coi đó là một bộ phận
quan trọng của an ninh quốc gia. Trong một đề tài nghiên cứu khoa học
của Công an Nam Định về giải pháp đảm bảo an ninh nông thôn tỉnh Nam

Định đã có quan niệm về điểm nóng liên quan đến an ninh nông thôn, là
một địa bàn, một khu vực dân cư mà ở đó đã và đang tồn tại mâu thuẫn
nội bộ nhân dân có diễn biến phức tạp, kéo dài, được đẩy lên đến mức
bùng nổ hoặc sắp bùng nổ thành các cuộc tranh chấp, gây rối trật tự an
ninh, gây hậu quả rất xấu về chính trị, xã hội.
Năm 2000, khi nghiên cứu tình hình một số điểm nóng ở nông thôn,
Ban Nội chính Trung ương cho rằng, điểm nóng ở cơ sở nông thôn là hiện tượng
chính trị- xã hội xẩy ra trên địa bàn thôn xã, bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội
bộ kéo dài, dẫn đến tranh chấp, xung đột gay gắt, lôi cuốn đồng người tham gia,
có nhiều hành vi cực đoan, quá khích, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, hoạt
động của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở giảm sút hoặc tê liệt, gây mất ổn định
về an ninh, trật tự xã hội và đời sống nhân dân địa phương.
Sau khi nghiên cứu, tổng kết tình hình ở một số địa bàn trọng điểm,
như Đồng Nai, Thái Bình, Huế, Đắc Lắc v.v.. tác giả Lưu Văn Sùng cùng


10

Viện Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh đã đưa ra khái niệm: “Điểm nóng xã hội là đời sống xã hội
trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự xung
đột, chống đối giữa các lực lượng với hành vi không còn tự kiềm chế
được, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hoá,
đạo đức; diễn ra tại một điểm, trong một thời gian nhất định và có khả
năng lan toả sang nơi khác. So với các quan niệm trên, thì quan niệm của
Viện Chính trị học đã khái quát được những vấn đề cơ bản nhất cả về hình
thức và nội dung của điểm nóng xã hội. Từ các quan niệm trên, đối chiếu với
thực tế điểm nóng ở nước ta, chúng tôi có thể khái quát khái niệm điểm nóng
xã hội ở một số đặc điểm như:
- Về hình thức, điểm nóng xã hội xuất hiện sự khiếu nại, tố cáo đông

người, vượt cấp, biểu tình, bãi công, bãi khoá v.v. kể cả kéo đến nhà đồng chí
lãnh đạo, các trụ sở của cơ quan đảng, chính quyền các cấp. Không dừng lại ở
việc đưa đơn khiếu nại, tố cáo mà các hành vi quá khích vượt ra ngoài khuôn
khổ pháp luật ngày càng gia tăng từ đề nghị đến đòi hỏi, yêu sách rồi gây rối,
chống người thi hành công vụ, bắt giữ cán bộ, huỷ hoại tài sản.v.v…
- Về số lượng, điểm nóng xã hội có số người, ngày càng đông, thành
phần tham gia đa dạng, ngoài số người có nguyện vọng chính đáng đòi hỏi
giải quyết chế độ, chính sách, đảm bảo công bằng xã hội thì có một số không
ít quần chúng nhân dân bị kích động, ngộ nhận, một số khác a dua, đặc biệt là
có sự chủ động tích cực kích động của số người có mâu thuẫn, khúc mắc cá
nhân, một số đối tượng hình sự, một số tiêu cực bất mãn, công thần tham gia
để trả thù cá nhân, vì vậy số này thường gây ra những hoạt động quá khích và
là ngòi nổ cho những vụ vi phạm pháp luật xảy ra và đương nhiên đó cũng là
nhân tố làm cho điểm nóng đã nóng lại càng nóng lên.
- Về tính chất, các điểm nóng xã hội ngày càng phức tạp, phản ánh


11

những mâu thuẫn nội bộ được hội tụ từ lâu không được giải quyết kịp thời, trở
thành mâu thuẫn của số đông nhưng lại đòi hỏi phải giải quyết kịp thời.
Những vấn đề đề cập trong khiếu kiện thường là những vấn đề bức xúc trong
xã hội, kể cả vấn đề về sự lãnh đạo của cấp uỷ, đảng, chính quyền.
- Về nội dung, phần lớn là những khiếu kiện phạm vi rộng, thời gian
dài, bao gồm cả những sự việc trong lịch sử để lại và có những vấn đề hết sức
nhạy cảm trong chính trị như tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, chính sách
thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, vấn đề đất đai.
Như vậy, dù cách gọi điểm nóng xã hội như thế nào, hoặc là vấn đề an
ninh nông thôn hay là sự khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp hay
điểm nóng, chúng đều phản ánh bản chất vấn đề đó là sự mâu thuẫn quyền lợi

trong xã hội, sự bất ổn trong xã hội đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời nếu
không dễ chuyển hoá từ vấn đề nội bộ, vấn đề xã hội thành vấn đề chính trị
Đặc biệt, ở các vùng nông thôn Việt Nam thường tập trung nhiều tôn
giáo, trong đó nhiều nhất là Phật giáo, Thiên chúa giáo; mặt khác trong nông
dân Việt Nam có nhiều người rất sùng tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên, các anh
hùng dân tộc, những người có công với nước, với quê hương, làng xã. Do đó,
các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, đền chùa, miếu mạo... có rất nhiều ở vùng
nông thôn. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách tôn giáo, tôn trọng
tự do tín ngưỡng, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định về
sinh hoạt tôn giáo, nên hầu như ở địa bàn nông thôn không xảy ra điểm nóng
về vấn đề tôn giáo.
Gần đây, do chính sách ruộng đất của Nhà nước có nhiều đổi mới, đời
sống vật chất của nhân dân được nâng lên, thì đời sống tâm linh của con
người cũng có nhu cầu cao hơn, đa dạng hơn. Do đó phát sinh nhiều vấn đề
phức tạp liên quan đến tôn giáo; phổ biến là ở mức tụ tập đông người, đơn thư
khiếu tố đòi lại đất đai, cơ sở vật chất của nhà thờ, đền chùa, tranh chấp đất


12

đai giữa nhà thờ, nhà chùa với các hộ dân xung quanh. Hoặc mâu thuẫn giữa
giáo dân với chức sắc tôn giáo, đòi đuổi linh mục, nhà sư đi nơi khác. Một số
nơi, không mâu thuẫn giữa thôn, làng này với thôn, làng khác, chỉ vì tranh
chấp đền, chùa, nơi đặt nghĩa trang mà xảy ra điểm nóng xã hội. Gần đây,
theo trào lưu chung, việc tôn tạo, xây dựng, sửa chùa chiền, nhà thờ diễn ra
phổ biến ở nhiều địa phương, một số nơi xây sửa trái phép, khi bị chính quyền
đình chỉ, xử lý cũng dẫn đến khiếu tố. Cá biệt có nơi như địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên từ năm 2001 đến nay, lợi dụng vấn đề tôn giáo, đất đai, các thế lực
thù địch được sự chỉ đạo, giật dây của những phần tử chống đối chính phủ ta
ở nước ngoài đã 2 lần kích động đồng bào dân tộc kéo hàng ngàn người về

Thành phố Buôn Ma Thuột, Plây-cu yêu sách với chính quyền, gây rối, gây
bạo loạn chính trị.
b. Điểm nóng chính trị - xã hội:
Khi xảy ra điểm nóng xã hội, nếu không giải quyết kịp thời, hoặc là
để bị địch, phần tử xấu lợi dụng kích động quần chúng chĩa mũi nhọn đấu
tranh với chính quyền, những trường hợp đó đã làm cho điểm nóng xã hội
trở thành điểm nóng chính trị - xã hội. Các công trình nghiên cứu của Viện
Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã
đưa ra khái niệm điểm nóng chính trị - xã hội. Theo đó, điểm nóng chính trị
- xã hội là điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực chính trị- xã hội. Khi mà
sự chống đối của đám đông quần chúng của lực lượng đối lập đã hướng trực
tiếp vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế
chính sách của chính quyền Nhà nước.
Trong thực tế cho thấy điểm nóng chính trị - xã hội có nguồn gốc từ
điểm nóng xã hội; nhưng không có nghĩa là tất cả các điểm nóng xã hội đều
phát triển thành điểm nóng chính trị - xã hội. Điểm nóng xã hội chỉ có thể trở
thành điểm nóng chính trị - xã hội khi nó không được giải quyết kịp thời, dứt


13

điểm hoặc xử lý sai. Một số điểm nóng xã hội phát triển lên mức độ cao hơn
thành điểm nóng chính trị - xã hội như mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ
nhân dân nếu không có biện pháp giải quyết đúng, kịp thời, dẫn tới khiếu tố
vượt cấp, đông người, có hành vi quá khích, trở thành cuộc đấu tranh của bộ
phận nông dân chống đối chính quyền. Do đó để hạn chế phát sinh điểm nóng
chính trị - xã hội thì chúng ta phải hạn chế điểm nóng xã hội xẩy ra và giải
quyết tốt các điểm nóng xã hội khi nó đã xảy ra.
Điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị xã hội thường phát sinh vào
thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc khủng hoảng chính trị - xã hội. Chỉ

riêng trong thời kỳ khủng hoảng thời kỳ kinh tế - xã hội ở nước ta vào cuối
những năm 70, những năm 80 của thế kỷ trước đã phát sinh trên 3000 điểm
nóng, trong đó có một số điểm nóng chính trị - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới,
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, điểm nóng xã hội và điểm
nóng chính trị - xã hội tiếp tục xảy ra. Đáng chú ý là tình hình mâu thuẫn,
khiếu nại, tố cao đông người, vượt cấp, phức tạp ở một số nơi; có sự xung đột
căng thẳng giữa người dân với người dân, giữa nhân dân với cán bộ chính
quyền địa phương. Do đó, để hạn chế và ngăn ngừa việc xảy ra, điểm nóng
chính trị - xã hội, chúng ta cần tập trung giải quyết tốt những tranh chấp về
mặt dân sự, giải quyết kịp thời những khiếu kiện của nhân dân, không để các
thế lực thù địch lợi dụng kích động, chống phá.
Tuy nhiên, điểm nóng chính trị - xã hội có nổ ra hay không, mức độ,
tính chất như thế nào, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan,
chủ quan, đặc biệt là chủ thể cầm quyền. Nếu chủ thể cầm quyền có giải pháp
đúng, quần chúng nhân dân có giác ngộ và nhận thúc đúng thì kể cả khi xảy ra
khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn có thể không phát sinh điểm nóng chính trị xã hội hoặc nếu có xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội thì tác hại của nó cũng
không lớn. Ngược lại, nếu chủ thể cầm quyền áp dụng giải pháp sai, đi ngược


14

lòng dân, thì không những làm cho khủng hoảng kinh tế - xã hội thêm trầm
trọng, mà còn rất khó tránh khỏi nổ ra điểm nóng chính trị - xã hội.
Về nhận thức, chúng ta phải thừa nhận rằng, sự tồn tại của các điểm
nóng chính trị - xã hội ở nước ta trong những năm qua là một thực tế khách
quan, có tính lịch sử. Trong mọi hoạt động của xã hội, nhất là khi cơ chế,
chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thì các mâu thuẫn phát sinh đụng chạm
đến lợi ích của một số cá nhân, tổ chức là điều không thể tránh khỏi. Nếu giải
quyết tốt những mâu thuẫn đó sẽ tạo ra lực đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên,
không phải ở đâu, lúc nào cũng có thể giải quyết tốt các mâu thuẫn một cách

phù hợp, đúng luật. Do đó mâu thuẫn cứ tích tụ dần, từ đơn giản thành phức
tạp, từ diện hẹp phát triển ra diện rộng và khi gặp môi trường, điều kiện thích
hợp nó sẽ phát sinh thành điểm nóng chính trị - xã hội. Chính vì vậy, ở nước
ta hiện nay, các điểm nóng chính trị - xã hội xẩy ra là một thực tế phải thừa
nhận, không có gì xa lạ và khó hiểu. Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền
các địa phương không hề mong muốn để xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội,
nhưng vẫn buộc phải chấp nhận, phải đối mặt với chúng và phải tập trung giải
quyết chúng. Xét về góc độ nào đó, nếu điểm nóng chính trị - xã hội được
phát hiện kịp thời và giải quyết tốt cũng được coi như cơn sốt vỡ da trong quá
trình phát triển đi lên của xã hội. Tuy nhiên, không có những cơn sốt thì vẫn
tốt hơn, bởi lẽ điểm nóng chính trị - xã hội không phải là cách duy nhất, tốt
nhất để mở đường, là động lực cho sự phát triển của xã hội.
Có hai loại điểm nóng chính trị - xã hội:
a. Điểm nóng chính trị - xã hội có sự can thiệp của lực lượng phản
động trong hoặc ngoài nước, lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, đường lối,
chính sách để kích động nhân dân đấu tranh. Về hình thức là đòi quyền dân
chủ, đòi quyền lợi kinh tế, nhưng thực chất là gây rối loạn xã hội, làm mất ổn
định chính trị và cao hơn là gây bạo loạn, lật đổ chính quyền.


15

b. Điểm nóng chính trị - xã hội xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ nhân
dân, là sự không đồng tình của dân đối với biểu hiện sai trái của đội ngũ cán
bộ hay với chất lượng của tổ chức bộ máy. Mục tiêu của cuộc đấu tranh là đòi
hỏi phải có sự chỉnh sửa những sai lầm để thực hiện đúng với bản chất của xã
hội mà nhân dân mong muốn, đang được nhân dân tập trung xây dựng và bảo
vệ.
Ở nước ta, trong những năm qua, phần lớn các điểm nóng chính trị - xã
hội đã xảy ra đều thuộc loại thứ 2, tức là do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân,

không có mâu thuẫn đối kháng; chỉ có điểm nóng chính trị - xã hội ở các tỉnh
Tây Nguyên xảy ra cuối tháng 01 đầu tháng 02/2001 và đầu tháng 4/2004 là
thuộc loại thứ nhất.Tuy nhiên, thời gian gần đây, thực hiện âm mưu "diễn biến
hoà bình", các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng các mâu thuẫn, sơ hở nội
bộ để chống phá ta, đặc biệt là tích cực lợi dụng quần chúng, cán bộ, đảng
viên và nhân dân bất mãn ở các điểm nóng để móc nối, tập hợp lực lượng biến
thành các điểm nóng chính trị - xã hội và bạo loạn. Vì vậy, khi xảy ra điểm
nóng, nhất là điểm nóng chính trị - xã hội thì điều hết sức quan trọng là phải
phòng ngừa không để địch và phần tử xấu lợi dụng kích động.
1.1.2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội:
Bất cứ điểm nóng chính trị - xã hội nào cũng bắt nguồn từ mâu thuẫn
lợi ích; những mâu thuẫn đó phải đạt đến một mức độ gay gắt, phức tạp nhất
định mới phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội. Từ khi xuất hiện mâu thuẫn
đến khi trở thành điểm nóng phải có một quá trình chuyển hoá; quá trình đó
chịu sự tác động thường xuyên của các nhân tố khách quan, chủ quan, làm
cho các mâu thuẫn ngày càng gay gắt, phức tạp dần lên. Chỉ cần có một điều
kiện thích hợp hay một nhân tố tác động có tính chất, vai trò như “ngòi nổ”,
“mồi lửa châm ngòi” thì điểm nóng chính trị - xã hội sẽ bùng phát. Chính vì
vậy, khi giải quyết các điểm nóng chính trị - xã hội phải xác định rõ, đâu là


16

nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn; đâu là “ngòi nổ”, là lý do, cái cớ bùng phát điểm
nóng chính trị - xã hội, để có biện pháp phù hợp thì mới dập tắt được điểm
nóng chính trị - xã hội, giải quyết được tận gốc rễ các nguyên nhân, không để
điểm nóng đó tái diễn, bùng phát trở lại.
Quá trình giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn cũng cần
phải đảm bảo các quy trình, giải pháp chung, đó là:
Bước 1: Nắm chắc tình hình, phát hiện nguyên nhân và nhận diện các

dạng mâu thuẫn.
Khi điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra, những người có trách nhiệm
phải ngay lập tức có biện pháp chỉ đạo, phải bằng mọi cách nắm chắc tình
hình, nguyên nhân, xác định đúng mâu thuẫn để có cơ sở đưa ra phương
châm, nguyên tắc chỉ đạo phương thức giải quyết và tổ chức lực lượng thực
hiện có hiệu quả. Những vấn đề mấu chốt trong bước này là:
- Nắm số lượng quần chúng tham gia: Thành phần đối tượng tham gia,
hình thức tổ chức lực lượng; những yêu sách của quần chúng; phân biệt
nguyện vọng chính đáng của quần chúng với âm mưu của các thế lực thù
địch, phần tử xấu kích động.
- Xác định được người đứng đầu, số đối tượng quá khích, bản chất
chính trị của họ, từ đó xác định tính chất điểm nóng và mục tiêu đấu tranh của
quần chúng. Vấn đề này rất quan trọng vì: nếu người đứng đầu là người tốt,
đại diện cho lợi ích của nhân dân, thì yêu sách của quần chúng thường là
chính đáng, mục tiêu đấu tranh là thực hiện dân chủ, công bằng xã hội. Ngược
lại, nếu người đứng đầu là kẻ xấu, có động cơ chính trị, thì rõ ràng, họ có ý đồ
lợi dụng, kích động, xúi dục đám đông quần chúng; hình thức bên ngoài là
yêu sách về quyền lợi, đấu tranh chống tham nhũng... để che dấu ý đồ bên
trong là chống phá, tiến tới lật đổ chính quyền.
- Phân tích tâm lý, hành vi của đám đông quần chúng theo 2 khuynh hướng:


17

+ Bộ phận quần chúng bất bình cao độ, không còn tự kiềm chế, dẫn
đến những hành vi bột phát, quá đà, trong đó có một số phần tử quá khích làm
nòng cốt, đẫn đầu.
+ Quần chúng bị lôi kéo, kích động, ép buộc, hùa theo do ngộ nhận,
nhẹ dạ, cả tin. Nếu được tuyên truyền, giải thích, vận động hoặc có biện pháp
xử lý cứng rắn, đúng mức thì đám đông dễ bị tan vỡ.

- Đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh điểm nóng, chính trị - xã hội
trên cơ sở đó tổng hợp thông tin về nhiều mặt, phân tích, tìm ra nguyên nhân
khách quan và chủ quan, nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nguyên nhân
sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.
- Sau khi phân tích nguyên nhân, đi đến xác định những mâu thuẫn
xem điểm nóng chính trị - xã hội chứa đựng mâu thuẫn đối kháng hay không
đối kháng; mâu thuẫn giữa nội bộ nhân dân hay mẫu thuẫn địch-ta; mức độ
đan xen, chuyển hoá của các loại mâu thuẫn.
Nếu nắm tình hình không chính xác, xác định sai mâu thuẫn thì toàn bộ
nhận thức và hành động sẽ sai lầm, hậu quả sẽ khôn lường, điểm nóng chính trị xã hội không những không được giải quyết mà còn bùng phát lớn hơn, lan toả
rộng hơn.
Bước 2: Triển khai các biện pháp rút ngòi nổ, hạ nhiệt độ, hạn chế
điểm nóng chính trị lan toả.
Trong lúc nước sôi, lửa bỏng, tình thế phức tạp, phải nhanh chóng thiết
lập được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy hiệu lực của hệ thống
chính trị để giữ vững chính quyền. Phải chọn được người đứng đầu có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có nghệ thuật lãnh đạo chính trị, tập hợp được lực
lượng, kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm rút ngòi nổ, hạ nhiệt độ
điểm nóng.
Khi điểm nóng nổ ra, đặt ra tình huống mất - còn của hệ thống chính trị


18

ở phạm vi, mức độ nhất định; hệ thống chính trị cấp cơ sở bị tê liệt; không
còn khả năng điều hành, giải quyết, ổn định tình hình, cần phải có sự nỗ lực
của cấp trên. Do đó lúc này mục đích cao nhất là bằng mọi biện pháp củng cố
và khôi phục để giữ cho được chính quyền, đồng thời giảm cường độ, căng
thẳng hạ nhiệt độ ở điểm nóng.
Phải tính toán, lựa chọn các giải pháp phù hợp. Nếu điểm nóng chính

trị - xã hội là cuộc đấu tranh của nhân dân với mục đích chống tham nhũng và
những vi phạm của cán bộ ở cơ sở, thì cần phải trực tiếp đối thoại với dân, sẵn
sàng nhận thiếu sót, khuyết điểm, có kế hoạch sửa chữa, biện pháp xử lý cán
bộ sai phạm; đồng thời nghiên cứu, chấp nhận và giải quyết kịp thời những
yêu sách chính đáng của quần chúng, tạo niềm tin cho quần chúng.
Nếu điểm nóng chính trị - xã hội là cuộc đấu tranh của nhân dân bị kẻ
xấu lợi dụng, kích động với động cơ, mục đích nhằm lật đổ giữa các phe phải
trong cấp uỷ, chính quyền địa phương hoặc trả thù vì hiềm khích cá nhân;
hoặc có sự can thiệp của các thế lực chính trị, phản động bên ngoài thì
phương thức giải quyết cần hết sức tỉnh táo, mềm dẻo, linh hoạt, tuỳ cơ ứng
biến; song phải luôn luôn kiên định nguyên tắc, phải giữ vững đoàn kết nội bộ
và lựa chọn giải pháp tốt nhất. Phải huy động lực lượng cán bộ, đảng viên,
các ngành, đoàn thể mở cuộc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân để
phân hoá, cô lập những kẻ cầm đầu, quá khích, lôi kéo quần chúng về phía
mình; động viên khuyến khích những người tích cực và giáo dục, cảm hoá
những người bị lôi kéo, kích động, gây mất trật tự công cộng; răn đe và trừng
trị những người có hành vi quá khích.
Khi điểm nóng chính trị - xã hội diễn ra gay gắt, phức tạp, quần chúng
ngộ nhận, bị kẻ xấu kích động, lôi kéo tham gia khiếu tố vượt cấp, đông
người, thì công tác tư tưởng phải đi trước một bước, phải sử dụng mọi lực
lượng, biện pháp để làm công tác dân vận, làm cho dân hiểu cán bộ sai đến


19

đâu, mức độ xử lý nghiêm minh như thế nào, những vấn đề gì chưa giải quyết
được, kế hoạch giải quyết sắp tới; đồng thời từng bước phân tích, vạch trần
âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu, không để chúng tiếp tục kích động, lôi kéo
quần chúng. Với phương châm là kiên trì, mềm dẻo để thu hút quần chúng về
phía mình, đặc biệt chú ý tránh đối đầu với quần chúng. Dân vận chỉ có thể

thành công khi chúng ta hiểu và nắm bắt được nguyện vọng của dân, đáp ứng
yêu cầu chính đáng của nhân dân, làm cho dân hiểu, dân tin và ủng hộ, giúp
đỡ ta. Do đó người cán bộ cách mạng phải hiểu dân, tin dân, mọi động tác xử
lý các tình huống chính trị, xã hội cũng phải vì dân, thì mới có thể giải quyết
được điểm nóng chính trị - xã hội.
Phải đặc biệt tránh dùng biện pháp hạ sách là sử dụng lực lượng quân
đội, công an trấn áp đám đông quần chúng. Biện pháp này chỉ đúng và cần
thiết để trấn áp đối với số đối tượng chính trị, phản động, cầm đầu quá khích,
khi thời cơ đã chín muồi và tình hình chính trị cho phép. Nếu áp dụng với số
đông người quần chúng thì mặc dù có thể giải tán được đám đông, nhưng
không thể dập tắt được điểm nóng, tình hình chỉ yên mà không ổn; thậm chí
còn là nguyên cớ làm cho điểm nóng bùng phát gay gắt, phức tạp hơn, lan toả
rộng hơn.
Chuẩn bị phương án xử lý tình huống xấu nhất có thể xẩy ra, ngăn
ngừa nguy cơ làn toả sang nơi khác. Trong quá trình giải quyết điểm nóng
chính trị - xã hội, phải chuẩn bị ít nhất 3 phương án; theo các mức độ tốt, xấu,
thuận lợi, không thuận lợi và tình huống xấu nhất có thể xảy ra để ứng phó
kịp thời, không bị động, bất ngờ. Phương châm giải quyết là: Phải kiên định
về nguyên tắc, kết hợp mềm dẻo, linh hoạt về sách lược “tuỳ cơ ứng biến”
trong quá trình giải quyết điểm nóng; phải chọn giải pháp tốt nhất để giải
quyết (thượng sách), ngay từ đầu không được chọn giải pháp bất đắc dĩ (hạ
sách); trong mọi tình huống đều phải dựa vào dân, cô lập kẻ xấu, quá khích,


20

tranh thủ sự ủng hộ của đa số quần chúng để giải quyết điểm nóng.
Bước ba: Nhanh chóng khắc phục hậu quả khi điểm nóng chính trị - xã
hội được dập tắt.
Sau khi điểm nóng được dập tắt, phải nhanh chóng đưa các hoạt động

cơ bản của xã hội trở lại bình thường, làm điều kiện để ổn định các mặt khác,
nhất là tình hình an ninh nông thôn; khắc phục những thiệt hại về người và
của nếu có xẩy ra; xử lý đúng mức những người vi phạm, kể cả 2 phái cán bộ
sai phạm và những người quá khích vi phạm pháp luật, theo nguyên tắc công
khai, dân chủ, công minh, đúng pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, văn hoá.
Đồng thời củng cố bộ máy chính trị đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể
lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động xã hội, khôi phục các phong trào
cách mạng ở địa phương.
Bước bốn: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải
pháp để điểm nóng chính trị - xã hội không tái phát.
Sau khi giải quyết điểm nóng, cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm
về công tác lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt; công tác tổ chức, chỉ đạo
của hệ thống chính trị; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; những sơ hở, thiếu sót
của chính sách pháp luật có liên quan; cơ sở chính trị - xã hội và vai trò của
quần chúng; phân tích, đánh giá lực lượng chống đối, phá hoại, phần tử xấu,
đối tượng đầu đơn, quá khích. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá một cách khách
quan, toàn diện những nguyên nhân, điều kiện phát sinh điểm nóng, kết quả
giải quyết điểm nóng, các tác động từ bên ngoài, nguyên nhân tồn tại... để có
cơ sở dự báo một cách chính xác tình hình và đề xuất các giải pháp có tính
chiến lược trong việc phòng ngừa, không để điểm nóng có điều kiện tái phát.
Đây là một điều kiện hết sức cơ bản, thể hiện bản lĩnh, năng lực chính trị của
người lãnh đạo trong quá trình giải quyết điểm nóng.
Điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn là một tình huống chính trị


21

hết sức nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội;
việc xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn phải đảm bảo các yêu
cầu về chính trị, pháp luật, quy trình và giải pháp chung. Song mỗi điểm nóng

chính trị - xã hội xảy ra ở những địa phương khác nhau, có đặc điểm tình
huống khác nhau, đòi hỏi phải có sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác lãnh
đạo, chỉ đạo và xử lý. Phải dựa trên quan điểm vì dân, phục vụ lợi ích của
nhân dân; đồng thời phải sử dụng tổng thể các giải pháp về kinh tế, chính trị,
xã hội và củng cố, nâng cao hiệu lực của hệ thống chính trị ở cơ sở.
1.1.3. Điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta trong
những năm vừa qua
Nông thôn nước ta, nhất là nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, là nơi đất chật
người đông, vào lúc nổ ra điểm nóng, chính trị - xã hội ở đây sản xuất chính
là cây lúa, nhưng bình quân ruộng đất rất thấp, có nơi chỉ khoảng trên dưới 1
sào Bắc Bộ/người như ở Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, v.v.. Công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, đời sống của nông dân chủ yếu dựa
vào sản phẩm của cây lúa. Đây là những địa phương giàu truyền thống cách
mạng và có nhiều dóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, trong các thời kỳ cách mạng - Cách mạng Tháng Tám,
các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và thời kỳ đổi
mới nông thôn và nông dân nước ta, những khu vực này là những lực lượng
đầu tàu trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến hành đổi mới đất
nước. Hàng triệu người con ưu tú từ các vùng nông thôn ra trận, hàng chục
vạn người người đã ngã xuống trên chiến trường. Những vùng nông thôn
đồng bằng rộng lớn từ Bắc chí Trung đã trở thành quê hương 5 tấn/ha, với
phong trào rộng lớn, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người,
tất cả vì tiền tuyến miền Nam, tất cả cho công cuộc giải phóng và bảo vệ Tổ
quốc.


22

Công cuộc đổi mới đã được thực hiện hơn 20 năm với những thắng lợi
rất quan trọng, đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng chính trên

mảnh đất kiên cường cách mạng ở các vùng nông thôn, nhất là nông thôn Bắc
Bộ, trong đó Thái Bình, Nam Định và nhiều miền quê khác lại nổ ra phong
trào đấu tranh của nông dân chống lại bộ phận cán bộ địa phương tham
nhũng, mất dân chủ, thoái hóa. Nông dân ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh
Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Tây
(cũ), Hà Nam, Ninh Bình v.v. đã đấu tranh đòi dân chủ, công khai, công bằng
về phân chia, sử dụng ruộng đất, về thu, chi vốn quỹ hợp tác xã, ngân sách xã,
về thanh toán chi phí xây dựng đường giao thông, trường học, trạm xá v.v.
nhen nhóm từ năm 1994, 1995, bung ra năm 1996, lan rộng và gay gắt trong
các năm 1997, 1998. Từ xóm lan ra xã, huyện, tỉnh, vùng và liên vùng nông
thôn của nhiểu tỉnh, thành phố. Ở Thái Bình, Đến tháng 12-1997 cả 8/8
huyện, thị của tỉnh có khiếu kiện tập thể đông người. Quỳnh Phụ 36/38 xã,
Thái Thụy 46/48 xã, Hưng Hà 16/34 xã, Vũ Thư 29/31 xã, thị xã Thái Bình
2/13 xã, phường. Toàn tỉnh Thái Bình có 233/285 xã phường có khiếu kiện
(80%), trong đó có 57 xã thuộc loại nghiêm trọng và rất nghiêm trọng; 130 xã
khiếu kiện phức tạp; 98 xã tuy có khiếu kiện nhưng vẫn ổn định.
Từ việc khiếu kiện và yêu cầu chính quyền thôn, xã giải quyết, đến
huyện, tỉnh và trung ương; từ vài người đi khiếu kiện đến hàng chục, hàng
trăm, hàng nghìn người; từ việc đề đạt nguyện vọng yêu cầu giải quyết đến
dùng áp lực đông người buộc chính quyền làm theo ý mình; từ yêu cầu thanh
tra nhà nước giải quyết đến thành lập thanh tra nhân dân tự giải quyết; từ tuân
thủ pháp luật đến vi phạm pháp luật, đập phá công sở, đốt nhà của cán bộ,
hành hung lực lượng công an, cán bộ kiểm sát. Từ bột phát từng nơi đến có sự
phối hợp giữa các thôn, các xã; từ yêu cầu về lợi ích kinh tế có nơi đã mang
tính chất điểm nóng chính trị - xã hội.


23

Nguyên nhân trực tiếp phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội ở nông

thôn nước ta, nhất là nông thôn Bắc Bộ là, nông dân phải đóng góp quá sức,
cán bộ lại tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Với bình quân
ruộng đất thấp,nhưng mỗi người dân phải nộp hàng chục loại phí, thuế và
những khoản thu đột xuất khác như cho làm đường giao thông, xây trường
học, trạm xá. Những khoản thu trên lại không được thanh toán công khai,
minh bạch, cán bộ tham nhũng, không ít người giầu lên nhanh chóng. Do vậy,
nhân dân đấu tranh đòi giảm đóng góp, đòi dân chủ, công khai, công bằng,
chống tham nhũng. Đó là những nguyên nhân trực tiếp phát sinh điểm nóng
chính trị - xã hội.
Nguyên nhân phát sinh các điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn
nước ta còn bắt nguồn từ thể chế kinh tế, chính trị nông thôn chưa thực sự đổi
mới, còn nửa vời, chưa triệt để. Kinh tế hộ tự chủ chưa thực sự được xác lập,
hình thức hợp tác xã chưa được đổi mới căn bản, vẫn duy trì những hình thức
thu phi kinh tế đối với hộ nông dân; ngân sách xã không được thu, chi theo
chuẩn mực của luật pháp. Hệ thống chính trị cơ sở vẫn được tổ chức, vận
hành theo cơ chế cũ, trong khi đó, đời sống kinh tế đã thay đổi. Kết quả là
Đảng lãnh đạo, Chính quyền quản lý thì Nhân dân mất quyền làm chủ. Cán bộ
quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ đối với nhân dân. Thói hư, tật xấu của
cán bộ đâu chỉ do bản tính vốn có của con người, mà cơ bản là do điều kiện
xã hội để cho những thói hư, tật xấu ấy phát triển.
Thể chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông
dân, nông thôn có nhiều bất cập. Nếu cứ duy trì cơ chế cấp phát, xin cho các
dự án, các nguồn đầu tư cho địa phương thì có lẽ không khắc phục được tham
nhũng. Chế độ phụ cấp thấp, không có bảo hiểm nên cán bộ xã, thôn điều kiện
hoạt động và hoạt động tốt. Muốn có cái sống để hoạt động thì phải dùng
quyền để kiếm ra tiền, sau tăng dần trở thành tham nhũng. Các chính sách của


24


Đảng và Nhà nước có bất cập như giao thông nông thôn, giáo dục, y tế nông
thôn, thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thù công
nghiệp nông thôn.
Mặt khác, điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta nổ ra, kéo
dài và trầm trọng còn do xử lý cụ thể của cán bộ lãnh đạo. Sự khiếu kiện của
nhân dân đã diễn ra hàng năm trước khi bùng nổ điểm nóng và âm ỉ từ lâu.
Trong khi đó, những người lãnh dạo và quản lý chúng ta vẫn cứ khen nhau,
vẫn cứ trong sạch, vững mạnh. Việc từ chối đóng góp, xin ra hợp tác xã, yêu
cầu công khai, dân chủ của nhân dân, thì Đảng và Chính quyền cơ sở không
tự xem xét lại những chủ trương, chính sách của mình, mà lại cho rằng nhân
dân không chấp hành nghị quyết, cần dùng biện pháp cưỡng chế. Sự chống
đối của nhân dân ngày càng tăng, đến khi bùng nổ ra biểu tình thì xử lý rất
lúng túng. Cán bộ chủ chốt không đủ bản lĩnh chính trị để xử lý, không dám
trực tiếp đối thoại với nhân dân, trả lời những yêu sách của nhân dân trước
đám đông biểu tình, không xuống cơ sở để cùng các chi bộ, Đảng bộ giải
quyết. Việc bắt người cầm đầu không đúng lúc, đúng cách và thả ra cũng
không đúng lúc; việc áp dụng biện pháp tuyên truyền, thuyết phục, nhưng lại
không có giải pháp phân hóa, cô lập, bắt người cầm đầu quá khích. đã làm
cho tình hình thêm phức tạp. Những giải pháp xử lý sai lầm làm cho tình hình
thêm trầm trọng và tạo điều kiện cho những kẻ bất mãn nhân cơ hội kích
động, xúi giục nhân dân trả thù cán bộ.
Tính chất của điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta những
năm qua chủ yếu là những mâu thuẫn và tranh chấp nội bộ. Nhân dân, nhất là
nông dân ở nông thôn đấu tranh đòi thanh toán rõ ràng vốn quỹ hợp tác xã,
ngân sách xã, thu chi xây dựng đường giao thông, trường học, trạm xá; giảm
bớt các khoản nông dân phải đóng góp; thi hành kỷ luật cán bộ tham nhũng.
Mặt khác, đó là mâu thuẫn giữa nhân dân với cán bộ đương chức, đương



×