Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SEMINAR MÔN HỌC HÓA HỌC DẦU MỎ Dầu diesel và các động cơ chạy bằng diesel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.41 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƯ NHIÊN
KHOA HĨA

SEMINAR MƠN HỌC
HĨA HỌC DẦU MỎ

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Phong
Sinh viên Thực Hiện:
Võ Thị Kim Thư MSSV: 0814215
Huỳnh Văn Thành MSSV: 0814197
Võ Xuân Nam MSSV:0814127

Trang 1/14


I.

Lời mở đầu

Vào năm 1859, dầu thô được phát hiện ở Pennsylvania. Sản phẩm đầu tiên
được tinh chế từ dầu thơ là dầu hỏa. Bởi vì chỉ có một phần dầu thô làm đèn dầu
tốt. Các nhà máy lọc dầu bắt đầu tìm ra những kỹ thuật mới để có thể điều chế
được hết các sản phẩm còn lại dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của động cơ đốt
trong vào cuối thế kỷ XVIII.
Rudolf Diesel công nhận rằng các sản phẩm phụ dầu khí lỏng có thể làm
nhiên liệu động cơ tốt hơn so với bụi than, và ông bắt đầu thử nghiệm với một
trong số chúng. Sự thay đổi nhiên liệu cùng với một số thay đổi thiết kế cơ khí đã
cho ra đời thành cơng một động cơ đầu tiên chạy bằng diesel vào năm 1895. Ngày
nay, cả động cơ và nhiên liệu đều mang tên ông.
Động cơ diesel đầu tiên mang tính thương mại lớn và hoạt động ở tốc độ


thấp. Chúng được sử dụng cho tàu điện, xe lửa và các nhà máy công nghiệp. Đến
năm 1930, động cơ diesel cũng được cung cấp năng lượng cho xe tải và xe
buýt. Một nỗ lực vào cuối những năm 30 để mở rộng việc sử dụng diesel của động
cơ xe ô tô chở khách đã bị gián đoạn bởi chiến tranh thế giới thứ II. Sau chiến
tranh, động cơ diesel ôtô chở khách trở nên rất phổ biến ở Châu Âu, nhưng không
đạt được thành công tương đương như ở Hoa Kỳ.
Ngày nay, động cơ diesel được sử dụng trên tồn thế giới cho giao thơng
vận tải, sản xuất, phát điện, xây dựng và nông nghiệp. Các loại động cơ diesel
cũng đa dạng như mục đích sử dụng của chúng, động cơ phun gián tiếp tốc độ cao,
tốc độ thấp, tiêm trực tiếp với các xi-lanh có đường kính một mét. Thành cơng của
nó xuất phát từ hiệu quả, và độ tin cậy cho nền kinh tế.
II.

Nhiên liệu Diesel

1.

Dầu Diesel (Diesel Oil)

a.

Giới thiệu Dầu Diesel

Dầu Diesel là một loại nhiên liệu lỏng, được tinh chế từ dầu mỏ có thành
phần chưng cất nằm giữa dầu hoả (kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil).
Chúng chứa các Hydrocarbon có nhiệt độ sơi từ 200-350oC, chứa nhiều n-parafin.
Các nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ sôi 315 – 425oC còn gọi là dầu
Mazut (Fuel oil).
Trang 2/14



Dầu Diesel (DO – Diesel Oil) nặng hơn dầu hỏa và xăng, sử dụng chủ yếu
cho động cơ Diesel (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và một phần được sử dụng
cho các tuabin khí (trong cơng nghiệp phát điện, xây dựng…).
b.

Đặc tính của Dầu Diesel

• Chỉ số cetan
Trị số cetan là một đại lượng quy ước đặc trưng cho khả năng tự bốc cháy
của dầu diesel. Quy trình xác định của hệ số cetan hầu như giống với quy trình xác
định hệ số octan của xăng. Hệ số cetan được xác định bằng cách so sánh mẫu
nhiên liệu cần thử với một vài loại nhiên liệu tiêu chuẩn.
Lượng cetan (%) trong nhiên liệu chuẩn có cùng khả năng bốc cháy như
nhiên liệu cần kiểm tra sẽ chỉ ra hệ số cetan của nhiên liệu cần kiểm tra. Nhiên liệu
chuẩn là hỗn hợp của cetan và nhiên liệu khác, là α-methylnaphthalen hay
Heptamethylnonan.
Hệ số cetan của một số chất được liệt ra như sau:
-

Cetan(n-hexadecan): 100, đốt cháy tốt.

-

α-methylnaphthalen: 0, cháy kém.

-

Heptamethylnonan: 15


Ví dụ: một nhiên liệu với số cetan là 40 sẽ thực hiện tương tự trong động cơ
như là một sự pha trộn của hỗn hợp gồm 40% n-hexadecane và 60% αmethylnaphthalen.
• Hàm lượng Hydrocarbon thơm
Hydrocarbon thơm là hợp chất có chứa một hoặc nhiều vòng benzene trong
cấu trúc. Hợp chất chứa nhiều hydrocarbon thơm làm khả năng tự đánh lửa kém
và tạo nhiều bụi than trong khi đốt.
Hydrocarbon thơm tự bắt lửa kém, nếu dầu diesel chứa hàm lượng
hydrocarbon thơm cao thì số cetan thấp. Các giá trị cetan cho động cơ diesel chạy
đường dài trong khoảng 50-55, đối với dầu diesel rất thơm thường 40-45 thậm chí
thấp hơn. Dầu này khó khởi động khi trời lạnh và tạo ra tiếng ồn khi đốt cháy,
hydrocarbon và NOx gây nên sự bắt lửa kém.

Trang 3/14


Sự tăng tính thơm cũng có liên quan tới sự phát ra các hạt phóng xạ cao.
Hydrocarbon thơm tạo ra nhiều bụi than khi đốt và sự đốt cháy tệ cũng cũng làm
tăng các hạt phóng xạ SOF.
• Dễ biến động
Dầu diesel chứa một hỗn hợp của các hydrocarbon với khối lượng phân tử
và nhiệt độ sôi khác nhau. Thực tế này để mô tả phạm vi của hydrocarbon trong
nhiên liệu dưới dạng của một "đường cong chưng cất", nhiệt độ được xác định mà
tại đó 10%-20% của các hydrocarbon đã sôi, 10% điểm sôi thấp được là các
hydrocarbon tương đối dễ bay hơi.
2.

Diesel sinh học (Biodiesel)

a.


Giới thiệu Biodiesel

Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất giống với dầu diesel
nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ, mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật.
Là một loại năng lượng sạch, mặt khác chúng không độc và dễ phân giải trong tự
nhiên.
Bản chất của Biodiesel là sản phẩm Ester hóa giữa methanol hoặc ethanol
và acid béo tự do trong dầu thực vật hoặc mỡ động vật.
Tùy thuộc vào loại dầu và loại rượu sử dụng mà alkyl Ester có tên khác
nhau:
Nếu đi từ dầu cây đậu nành (soybean) và Methanol thì ta thu được SME
(soy methyl Esters). Đây là loại Ester thông dụng nhất được sử dụng tại Mỹ.
Nếu đi từ dầu cây cải dầu (rapeseed) và Methanol thì ta thu được RME
(rapeseed methyl Esters). Đây là loại Ester thông dụng nhất được sử dụng ở châu
Âu.
Glycerin là sản phẩm của quá trình sản xuất diesel sinh học và có thể được
sử dụng cho các sản phẩm cá nhân hoặc ứng dụng đa dạng trong hóa học.

Trang 4/14


Ngày 10/08/1893 lần đầu tiên Rudolf Diesel đã sử dụng Biodiesel do ông
sáng chế để chạy máy. Năm 1912, ông đã dự báo: “Hiện nay, việc dùng dầu thực
vật cho nhiên liệu động cơ có thể khơng quan trọng, nhưng trong tương lai, những
loại dầu như thế chắc chắn sẽ có giá trị khơng thua gì các sản phẩm nhiên liệu từ
dầu mỏ và than đá”.Trong bối cảnh nguồn tài nguyên dầu mỏ đang cạn kiệt và
những tác động xấu lên môi trường của việc sử dụng nhiên liệu, nhiên liệu tái sinh
sạch trong đó có Biodiesel đang ngày càng khẳng định vị trí là nguồn nhiên liệu
thay thế khả thi.
Năm 1900 tại Hội chợ thế giới tổ chức tại Pari, Diesel đã biểu diễn động cơ

dùng dầu Biodiesel chế biến từ dầu Phụng (lạc).
Trong những năm của thập kỷ 90, Pháp đã triển khai sản xuất Biodiesel từ
dầu hạt cải. Được dùng ở dạng B5 (5% Biodiesel và 95% Diesel) và B30 (30%
Biodiesel trộn với 70% Diesel).
b.

Quá trình chuyển hóa Biodiesel

Ở bài seminar này chúng ta đề cập về bản chất biodiesel là sản phẩm ester
hóa giữa methanol hoặc ethanol và acid béo tự do trong dầu thực vật hoặc mỡ cá
tra.
100 kg dầu mỡ + 10 kg methanol → 100 kg biodiesel + 10 kg glycerol
Phương trình phản ứng:
H 2C

OCO R1

HC

OCO R2

H2C OCO R3
(triglycerid)

+

CH3OH

CH3COOR2
CH3COOR3

(hon hop acid beo)

Metanol

H2C OH

CH3COOR1

xuc tac

+

HC OH
H2C OH
(glycerol)

Trong đó R1, R2, R3 là các acid béo no hoặc không no chứa trong mỡ cá
tra, dầu thực vật, các acid hữu cơ chiếm chủ yếu trong dầu mỡ động vật như
Palmitic:

R=

Stearic:

R=

(CH2)16

Oleic:


R=

(CH2)7 CH CH (CH2)7

(CH2)14

CH3
CH3

Trang 5/14

CH3


Để thực hiện phản ứng chuyển hóa này cần có chất xúc tác như NaOH,
hoặc KOH. Vai trò của các chất xúc tác này rất quan trọng vì nó phản ứng với
Methanol trước để tạo tiền chất cho phản ứng:
Phản ứng 1: Tạo Alkoxide: CH3 + NaOH  CH3ONa + H2O
Trong mơi trường có nước alkoxide phân ly tạo CH3O- và Na+, CH3O - ,tiếp
tục thực hiện phản ứng tiếp theo.
Phản ứng 2: Tạo Triglyceride amion

CH2
CH3 O
(alkoxid)

+

OCO R


CH OCO R
CH2 OCO R
(triglycerid)

CH2
CH3 OCO R
(methyl ester)

+

OCO R

CH O
CH2 OCO R
(triglycerid anion)

Phản ứng 3: Tạo diglyceride và tiếp tục cho các phản ứng dây chuyền tiếp
theo để tạo ra monoglyceride, methyl ester và cuối cùng tạo glycerol methyl ester
CH2

CH O
CH2

CH2

OCO R
+

OCO R


CH OH

CH3OH

CH2

OCO R

+

CH3

O

OCO R

Như vậy: trong quá trình này cứ 01 phân tử Triglyceride tác dụng với 03
phân tử CH3O¬H tạo ra 01 phân tử glycerol và 03 phân tử methyl ester (2)
c.

Ưu và nhược điểm

• Ưu điểm:
-

Với mơi trường:

Giảm lượng khí thải CO2, do đó giảm được lượng khí thải gây ra hiệu ứng
nhà kính.
Khơng có hoặc chứa rất ít các hợp chất của lưu huỳnh (<0,001% so với đến

0,2% trong dầu Diesel)
Hàm lượng các hợp chất khác trong khói thải như: CO, SOX, hydrocarbon
chưa cháy giảm đi đáng kể nên có lợi rất lớn đến mơi trường và sức khoẻ con
người.
Không chứa HC thơm nên không gây ung thư.
Trang 6/14


Có khả năng tự phân huỷ và khơng độc (phân huỷ nhanh hơn Diesel 4 lần,
phân huỷ từ 85% - 88% trong nước sau 28 ngày).
Giảm ô nhiễm môi trường nước và đất.
Giảm sự tiêu dùng các sản phẩm dầu mỏ
-

Về kỹ thuật

Biodiesel có chỉ số cetan cao hơn Diesel.
Biodisel rất linh động có thể trộn với diesel theo bất kì tỉ lệ nào.
Biodiesel có điểm chớp cháy cao hơn diesel, đốt cháy hoàn toàn, an toàn
trong tồn chứa và sử dụng.
Biodiesel có tính bơi trơn tốt. Ngày nay để hạn chế lượng SOx thải ra
khơng khí, người ta hạn chế tối đa lượng S trong dầu Diesel. Nhưng chính những
hợp chất lưu huỳnh lại là những tác nhân giảm ma sát của dầu Diesel. Do vậy dầu
Diesel có tính bơi trơn khơng tốt và địi hỏi việc sử dụng thêm các chất phụ gia để
tăng tính bơi trơn. Trong thành phần của Biodiesel có chứa Oxi. Cũng giống như
S, O có tác dụng giảm ma sát. Cho nên Biodiesel có tính bơi trơn tốt.
Do có tính năng tượng tự như dầu Diesel nên nhìn chung khi sử dụng
khơng cần cải thiện bất kì chi tiết nào của động cơ (riêng đối với các hệ thống ống
dẫn, bồn chứa làm bằng nhựa ta phải thay bằng vật liệu kim loại).
-


Về kinh tế

Sử dụng nhiên liệu Biodiesel ngoài vấn đề giải quyết ơ nhiễm mơi trường
nó cịn thúc đẩy ngành nơng nghiệp phát triển, tận dụng tiềm năng sẵn có của
ngành nông nghiệp như dầu phế thải, mỡ động vật, các loại dầu khác ít có giá trị
sử dụng trong thực phẩm. Đồng thời đa dạng hố nền nơng nghiệp va tăng thu
nhập ở vùng miền nông thôn.
Hạn chế nhập khẩu nhiên liệu Diesel, góp phần tiết kiệm cho quốc gia một
khoảng ngoại tệ lớn.
• Nhược điểm
Biodiesel có nhiệt độ đơng đặc cao hơn Diesel một ít gây khó khăn cho các
nước có nhiệt độ vào mùa đơng thấp. Tuy nhiên đối với các nước nhiệt đới, như
Việt Nam chẳng hạn thì ảnh hưởng này khơng đáng kể.

Trang 7/14


Trở ngại lớn nhất của việc thương mại Biodiesel trước đây là chi phí sản
suất cao. Do đó làm cho giá thành Biodiesel khá cao, nhưng với sự leo thang giá
cả nhiêu liệu như hiện nay thì vấn đề này khơng cịn là rào cản nữa.
Hiện nay Biodiesel thường được sản xuất chủ yếu là theo mẻ. Đây là điều
bất lợi vì năng suất thấp, khó ổn định được chât lượng sản phẩm cũng như các
điều kiện của quá trình phản ứng. Một phương pháp có thể tránh hoặc tối thiểu
khó khăn này là sử dụng q trình sản xuất liên tục.
III.

Khái niệm động cơ Diesel

1.


Lịch sử phát triển

Ngày nay động cơ dầu(D) đã trở thành nguồn động lực chính hết sức chủ
yếu của thế giới trên hầu khắp mọi lĩnh vực: phát điện, các máy tĩnh tại, tàu thủy,
xe ôtô vận tải…
Rudolf Diesel người Đức sinh năm 1858 đã phát minh ra động cơ Diesel.
Thời bấy giờ chỉ có 2 hãng lớn là CơRơp và MAN nhận thực hiện đồ án của ơng.
Qua nhiều lần thí nghiệm thất bại, cuối cùng đến năm 1892 chiếc động cơ Diesel
đầu tiên của thế giới ra đời. Từ đó giới kỹ nghệ khắp nơi chú ý đến kiểu động cơ
này và tranh nhau hợp tác với ông.
Năm 1895 kiểu máy của ông đạt kết quả mỹ mãn, ông bán bản quyền sáng
chế ở các nước Đức, Hungari, Thụy Sĩ và trở thành tỉ phú năm 1897 sau khi ký
hợp đồng với Mỹ để khai thác động cơ này.
Năm 1907: ra đời động cơ Diesel tàu thủy bốn thì.
Năm 1911: ra đời động cơ Diesel hai thì và ơng mất tích khi đang đi trên
tàu đến Anh vào ngày 30/9/1913.
Nhắc đến động cơ Diesel phải nhắc đến ông Robert Bosch(người Đức) đã
phát minh ra bơm cao áp và kim phun nổi tiếng cùng biết bao kỹ sư khác đã và
đang tiếp tục hoàn thiện loại động cơ này.
Ngày nay động cơ Diesel được dùng phổ biến ở hầu hết mọi lĩnh vực, ngay
cả ở xe du lịch vì nó tiết kiệm nhiên liệu, cơng suất lớn,ít hư hỏng và giảm ơ
nhiễm mơi trường.
2.

Cấu tạo tổng quát và nguyên lý làm việc

Trang 8/14



Ra đời sớm nhưng động cơ diesel không phát triển như động cơ xăng do
gây ra nhiều tiếng ồn, khí thải bẩn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kỹ thuật
công nghệ, các vấn đề được giải quyết và diesel này càng trở nên phổ biến và hữu
dụng hơn.
Về nguyên lý cơ học, động cơ diesel hoạt động đơn giản hơn động cơ xăng.
Cả hai cùng sử dụng xi-lanh, piston, truyền năng lượng thông qua trục khuỷu và
chia thành hai loại 2 thì và 4 thì. Động cơ 2 thì thường sử dụng đa dạng từ xe loại
nhỏ, máy xén cỏ đến tàu chở hàng. Trong khi đó, động cơ 4 thì được sử dụng cho
xe hạng trung cần hiệu suất nhiên liệu tối đa như xe du lịch.
a.

Động cơ Diesel bốn thì

• Cấu tạo
Một động cơ Diesel bốn thì có cấu tạo cơ bản giống động cơ xăng bốn thì,
chỉ khác là ở động cơ Diesel khơng có hệ thống đánh lửa và bộ chế hịa khí mà hai
hệ thống này được thay thế bằng bơm cao áp và kim phun gắn ở nắp máy thay cho
bugi.
Ở động cơ Diesel cịn có dạng buồng đốt đặc biệt được nố trí ở đỉnh piston
hay nắp máy kết hợp với kim phun để tự đốt cháy nhiên liệu và tỉ số nén cao hơn
động cơ xăng, thường khoảng 17-24:1.
• Nguyên lý làm việc
Để hồn thành một chu trình cơng tác động cơ Diesel bốn thì phải qua bốn
giai đoạn.
Thì hút: khơng khí lọc sạch được hút vào lịng xylanh nhờ sự chênh lệch áp
suất trong và ngồi xylanh.
Thì nén: khơng khí bị nén lại, áp suất trong xylanh lên tới 25-35 kg/cm2,
nhiệt độ khoảng 500-600oC.
Thì giãn nở, sinh cơng: nhiên liệu từ kim phun xịt dầu vào buồng đốt dưới
dạng tơi sương, gặp nhiệt độ cao tự bốc cháy.

Thì xả: khí cháy thốt ra ngồi.
b.

Động cơ Diesel hai thì

• Cấu tạo

Trang 9/14


Động cơ Diesel hai thì cũng gồm những chi tiết bộ phận giống như của
động cơ Diesel bốn thì. Nhưng có một số đặc điểm như:
Xung quanh vách xylanh khoảng 8/10 khoảng chạy trở xuống có khoét
nhiều lỗ để nạp và quét gió.
Trên nắp máy có 2 hoặc 4 xúpáp xả tùy loại động cơ.
Một bơm quét được ráp bên hơng động cơ để cung cấp khí nạp mới và qt
khí xả ra ngồi.
• Ngun lý làm việc
Thì thứ nhất: nén-giãn nở.
Thì thứ hai: xả- nạp
3.

So sánh động cơ Diesel với động cơ xăng

a.

Về cấu tạo:

Cơ bản giống nhau, chỉ khác là động cơ Diesel khơng có bugi, bộ chế hịa
khí và được thay bằng bơm cao áp và kim phun. Tí số nén động cơ Diesel cao

hơn động cơ xăng.
b.

Về quá trình làm việc

Thì

Động cơ Diesel

Động cơ xăng

Hút

Hút thanh khí vào xilanh

Hút hịa khí vào xilanh

Nén

Nén thanh khí, cuối thì n én

Nén hịa khí, cuối thì nén

áp suất từ 25-35 kg/cm 2, t o=500-

áp suất từ 10-15 kg/cm 2,t o=300-

600oC

400oC.


Giãn nở (sin h

Nhiên liệu phun vào lòng
xilanh tự bốc cháy

cơng)
Xả

c.

Hịa khí bốc cháy nhờ t ia
lửa điện ở bugi

Khí cháy thốt ra ngồi

Khí cháy thốt ra ngồi.

Ưu khuyết điểm của động cơ diesel so với động cơ xăng

• Ưu điểm
Hiệu suất thực động cơ Diesel =1.5 động cơ xăng.
Dầu rẻ hơn xăng.
Cùng một cơng suất thì động cơ Diesel ít hao nhiên liệu hơn động cơ xăng.
Dầu khó bốc cháy nên ít nguy hiểm hơn xăng.

Trang 10/14


• Khuyết điểm

Cùng một công suất động cơ Diesel lớn và nặng hơn động cơ xăng.
Động cơ Diesel khó sửa hơn động cơ xăng.
Tốc độ động cơ Diesel không cao bằng động cơ xăng.
Các chi tiết như bơm cao áp, kim phun cần phải chế tạo chính xác, giá
thành cao.

Trang 11/14


IV.

Kết luận:

Nhiên liệu Diesel giúp nền kinh tế thế giới chuyển động. Từ hàng tiêu dùng
di chuyển trên khắp thế giới, cho thế hệ năng lượng điện, tăng hiệu quả ở các trang
trại, nhiên liệu diesel đóng một vai trị quan trọng trong việc tăng cường các nền
kinh tế toàn cầu và tiêu chuẩn sống.
Mục đích sử dụng chính của nhiên liệu diesel hiện nay là:
Vận tải đường bộ
Chăn nuôi
Vận chuyển trong đường sắt
Vận tải.
Sử dụng đường bộ (ví dụ, khai thác mỏ, xây dựng, và khai thác gỗ,...)
Năng lượng điện
Vận chuyển quân sự.
Việt Nam chúng ta đang gặp những khó khăn về nhiên liệu. Giá dầu và khí
đốt tăng liên tục. Ngồi các sản phẩm dầu mỏ thì chưa có một nghiên cứu nào về
biodiesel. So với các nước, bây giờ chúng ta mới nói đến nhiên liệu sinh học thì đã
quá muộn. Tuy nhiên, theo PGS Chu Tuấn Nhạ, Chủ tịch Hội đồng Chính sách và
Cơng nghệ Quốc gia thì “Dù muộn vẫn phải phát triển nhiên liệu sinh

học”(26/10/2007). Trong sản xuất biodiesel, Việt Nam có nhiều thuận lợi, vì
chúng ta có nhiều loại cây có dầu. Loại cây mà cả thế giới “tín nhiệm“ như thầu
dầu (giống Jatropha) thì Việt Nam khơng thiếu, bên cạnh đó cịn có các cây có dầu
như: gai dầu, sở, trẩu, cây đen, vừng, lạc, dừa... nhưng cái khó là chúng ta chưa có
một chủ trương đúng đắn, rõ ràng. Cũng có tác giả đề xuất dùng cây dầu
mè Jatropha curcas, dùng mỡ cá ba sa để sản xuất nhiên liệu sinh học và theo tác
giả Lê Võ Định Tường (2007), hiện đã có một số cơng ty của Pháp, Singapore
đang có dự định hợp tác với Việt Nam trồng cây dầu mè, nhưng cần có những điều
tra nghiên cứu thêm, bởi chi dầu mè có tới 175 lồi mà ở Việt Nam chưa có một số
liệu nào về lồi có ưu thế về hàm lượng, chất lượng dầu.

Trang 12/14


Nghệ An cũng có nhiều loại cây lấy dầu. Riêng cây thầu dầu mọc hoang rải
rác ở nhiều nơi, cũng có nơi trồng bờ rào nhưng chẳng mấy người quan tâm.
Trong giai đoạn khan hiếm nhiên liệu như hiện nay, tỉnh cần có kế hoạch cho điều
tra, tìm kiếm lồi có hàm lượng dầu cao để trồng, bởi nó dễ trồng và đất hoang hố
có thể phủ xanh bằng cây này vừa thu dầu cho sản xuất biodesel vừa góp phần làm
sạch mơi trường khơng khí nhờ khả năng quang hợp mạnh của chúng. Sử dụng
nguyên liệu cung cấp cho chế biến biodiesel chính là lợi dụng khả năng quang hợp
của thực vật đã biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học - một
dạng năng lượng sạch. Sự tích luỹ năng lượng trong các liên kết hố học là kết quả
của việc đồng hoá carbon dioxide tạo ra hydrat carbon rồi từ đó tạo ra chất béo
nhờ xúc tác của các enzim đặc hiệu. Bên cạnh đó, cũng như các loài cây xanh
khác, khi trồng nhiều những cây lấy dầu, nó cịn góp phần quan trọng trong việc
làm giảm khí nhà kính (greenhouse gases).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Diesel Fuel Technical Review, written,edit,and designed by employees and
contractors of Chevron Corporation: John Bacha, John Free, Andy Gibbs.

/> />
Trang 13/14


Mục lục
I.

Lời mở đầu.....................................................................................1

II.

Nhiên liệu Diesel ............................................................................2

1.

Dầu Diesel (Diesel Oil)................................................................2
a.

Giới thiệu Dầu Diesel................................................................2

b.

Đặc tính của Dầu Diesel ....................................................3

2.

Diesel sinh học (Biodiesel)...........................................................4
a.

Giới thiệu Biodiesel ..........................................................4


b.

Q trình chuyển hóa Biodiesel ..........................................5

c.

Ưu và nhược điểm.............................................................6
Khái niệm động cơ Diesel................................................................8

III.
1.

Lịch sử phát triển ........................................................................8

2.

Cấu tạo tổng quát và nguyên lý làm việc .......................................8
a.

Động cơ Diesel bốn thì ......................................................9

b.

Động cơ Diesel hai thì .......................................................9
So sánh động cơ Diesel với động cơ xăng.................................... 10

3.

IV.


a.

Về cấu tạo: ..................................................................... 10

b.

Về quá trình làm việc ...................................................... 10

c.

Ưu khuyết điểm của động cơ diesel so với động cơ xăng .... 10
Kết luận: ...................................................................................... 12

Trang 14/14



×