Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lý luận về hình thức nhà nước và liên hệ với nhà nước xhcn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.84 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
2.1.

Lý luận về hình thức nhà nước...................................................2

2.1.1.

Hình thức chỉnh thể..................................................................2

2.1.2.

Hình thức tổ chức.....................................................................3

2.1.3.

Cơ chế chính trị........................................................................4

2.2.

Liên hệ đối với nhà nước XHCN Việt Nam...............................5

2.3.1. Hình thức chỉnh thể.....................................................................6
2.3.2. Hình thức tổ chức........................................................................6
2.2.3. Cơ chế chính trị.........................................................................10
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................11

i



PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin thì nhà nước ra đời dựa
trên hai cơ sở kinh tế và xã hội quan trọng, đó là chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất và sự phân chia giai cấp cùng những mâu thuẫn đối kháng khơng thể
điều hồ được giữa chúng. Nhà nước ra đời để duy trì chế độ tư hữu, bảo vệ
quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội. Chính vì vậy Lênin đã định
nghĩa: “ Nhà nước là một bộ máy để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối
với giai cấp khác. Bản chất của nhà nước, bất kể là nhà nước của giai cấp nào
cũng đều là công cụ, là cơ quan, là bộ máy áp bức giai cấp, là chun chính
giai cấp”. Xã hội lồi người đã trải qua bốn kiểu nhà nước : nhà nước chiếm
hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Mỗi kiểu nhà nước lại hình thành nên các hình thức nhà nước. Do đó
hình thức nhà nước cũng là một vấn đề quan trọng trong lý luận về nhà nước.
Vì vậy sao một thời gian tìm hiểu, em đã lựa chọn đề tài “ Lý luận về hình
thức nhà nước và liên hệ với nhà nước XHCN Việt Nam” để có cái nhìn
sâu và rộng hơn.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
2.1.

Lý luận về hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và

những biện pháp để thực hiện quyền lực ấy. Hình thức nhà nước là một khái
niệm chung được hình thành từ ba yếu tố : hình thức chỉnh thể, hình thức tổ
chức và cơ chế chình trị.
Hình thức chỉnh thể được thể hiện bằng việc tổ chức quyền lực nhà

nước cao nhất, những cơ quan của nó cơ cấu và trình tự hình thành các cơ
quan ấy, mối quan hệ qua lại của chúng với nhân dân và mức độ tham gia
của nhân dân vào quá trình hình thành của những cơ quan đó.
2.1.1. Hình thức chỉnh thể
Hình thức chỉnh thể của các nhà nước bao gồm có chỉnh thể quân chủ
và chỉnh thể cộng hoà. Trong chỉnh thể quân chủ, quyền lực tối cao của nhà
nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo
nguyên tắc thừ kế( quốc vương, sa hoàng, vua). Trong chỉnh thẻ cộng hoà,
quyền lực tối cao của nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan quyền lực
được bầu theo nhiệm kỳ.
Cả chỉnh thể quân chủ và chỉnh thể cộng hồ đều có những biến dạng.
Chỉnh thể quân chủ được chia thành chỉnh thể quân chủ tuyệt đối và chỉnh thể
quân chủ hạn chế. Trong nhà nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà
nước có quyền lực vơ hạn, thí dụ như vua trong nhà nước phong kiến trước
đây. Trong nhà nước quân chủ hạn chế, người đứng đầu nhà nước chỉ nắm
một phần quyền lực nhà nước tối cao., bên cạnh đó có một cơ quan quyền lực
khác. Hiện nay trên thế giới Anh, Nhật. Hà Lan... là những nước có hình thức
chính thể quân chủ đại nghị. Ở những nước này nguyên thủ( vua) tồn tại
mang tính hình thức và truyền thống. Quyền lực nhà vua khơng có ảnh hưởng

2


trong lập pháp và hành pháp cũng bị hạn chế nhiều, chính phủ đứng đầu là thủ
tướng có quyền lực lớn.
Chỉnh thể cộng hoà cũng được chia thành hai dạng: cộng hồ dân chủ
và cộng hồ q tộc. Đối với các nhà nước có chỉnh thể cộng hồ dân chủ
quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đaị diện quyền lực nhà nước được
quy định cho tất cả các tầng lớp nhân dân. Trong các nước có hình thức cộng
chỉnh thể cộng hào quý tộc, quyền bầu cử chỉ được quy định cho tầng lớp q

tộc.
2.1.2. Hình thức tổ chức
Hình thức tổ chức nhà nước được hiẻu là cơ cấu hành chính-lãnh thổ
nhà nước, đặc biệt là mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và các bộ phận của
nó, giữa các các cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước địa
phương.
Có hai hình thức tổ chức nhà nước cơ bản : nhà nước đơn nhất và nhà
nước liên bang(phức hợp).
Hình thức tổ chức nhà nước đơn giản nhất là hình thức trong đó nhà
nước được chia ra thành các đơn vị hành chính-lãnh thổ( thí dụ : tỉnh, thành
phố, huyện, xã, phường). Các đơn vị hành chính-lãnh thổ khơng có yếu tố chủ
quyền nhà nước và cả nước có những cơ quan quyền lực, quản lí, xét xử cao
nhất chung cho cả nước.
Nhà nước liên bang là nhà nước liên hợp của nhiều nhà nước. Nhà nước
liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí: một hệ thống chung
cho tồn liên bang và và một số hệ thống cho các nước thành viên. Ở nhà
nước có hình thức tổ chức liên bang có chủ quyền quốc gia chung cho tồn
nhà nước liên bang, đồng thời có chủ quyền quốc gia cho mổi nước thành
viên. Thí dụ như Ấn Độ, Liên Xô cũ trước đây,v.v...

3


2.1.3. Cơ chế chính trị
Cơ chế chính trị là tổng hợp những biện pháp mà các cơ quan nhà nước
sử dụnh để thực hiện quyền lực nhà nước. Những phương pháp và biện pháp
này phụ thuộc vào bản chất nhà nước cũng như các yếu tố khác ở mỗi giai
đoạn ở mỗi nước cụ thể.
Cơ chế chính trị thực tế chỉ được thực hiện trong những hình thức chỉnh
thể và hình thức tổ chức nhà nước nhất định. Nó là một hiện tượng năng động,

tồn tại với tư cách là một quá trình, mà bất kì quá trình nào cũng chỉ hình
thành trong những cấu trúc tổ chức nhất định. Cấu trúc đó là hình thức chỉnh
thể và hình thức tổ chức tổ chức nhà nước. Sự hiện diện của hình thức chỉnh
thể và hình thức tổ chức của nhà nước, những biến đổi xảy ra trong cấu trúc
của chúng chỉ có thể hiểu được thơng qua nghiên cứu đặc điểm và sự năng
động của cơ chế chính trị.
Trong lịch sử xã hội có nhiều giai cấp, các giai cấp thống trị đã dùng
nhiều phương pháp, biện pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Nhìn chung,
những phương pháp biện pháp này được chia thành hai loại chính: những
phương pháp, biện pháp phản dân chủ và những phương pháp, biện pháp dân
chủ.
Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính độc tài, cực quyền và có
nhiều dạng. Đáng chú ý là phương pháp này phát triển đến mức độ cao trở
thành phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.
Những phương pháp dân chủ cũng có những dạng thức như: dân chủ
thực sự và dân chủ giả hiệu, rộng rãi và hạn chế, trực tiếp và đại diện,v.v...
Tóm lại, hình thức nhà nước là sự hợp nhất của ba yếu tố: hình thức
chỉnh thể, hình thức tổ chức và cơ chế chính trị. Các hình thức nhà nước trong
lịch sử rất đa dạng và điều đó được lí giải bởi hàng loạt các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hố, trong đó điều kiện kinh tế có vai trò quyết định.
4


Từ những phân tích trên, có thể đưa ra sơ đồ về hình thức nhà nước như
sau:

Hình thức nhà nước

Hình thức chỉnh thể


Hình thức tổ chức nhà
nước

Cơ chế chính trị

Sự tổ chức quyền lực
nhà nước, những cơ
quan của nó, cấu trúc
và trình tự hình thành
các cơ quan đó, sự
phân chia thẩm quyền
giữa chúng. Mối quan
hệ qua lại với nhân
dân, mức độ tham gia
của nhân dân vào sự
hình thành các cơ quan
ấy.

Cấu trúc hành chính
lãnh thổ của nhà nước.
Đặc trưng của mối
quan hẹ qua lại giữa
các cơ quan nhà nước
trung ương và cơ quan
nhà nước địa phương.

Tổng thể những
phương pháp, biện
pháp mà với sự giúp
đỡ của chúng, quyền

lực nhà nước được
thực hiện.

2.2.

Liên hệ đối với nhà nước XHCN Việt Nam
Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa có liên quan mật thiết với các quan

niệm nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước đó. Nhưng sự thể hiện quan
niệm về nguyên tắc trong tổ chức quyền lực của một nhà nước xã hội chủ
nghĩa còn phụ thuộc vào nhừng đặc điểm, điều kiện dân tộc, tương quan giai
cấp, quan điểm pháp lí, v.v...Căn cứ vào điều kiện cụ thể mà mỗi dân tộc có
cách thức riêng trong việc dùng hình thức này hay hình thức khác của nền dân
chủ.
Về khái niệm hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩ ở trong khoa học có
những quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất đồng nhất hình thức nhà
nước với hình thức chỉnh thể. Quan điểm thứ hai chỉ ra hai yếu tố của khái
niệm hình thức nhà nước, đó là: hình thức chỉnh thể và hình thức tổ chức nhà
5


nước. Quan điểm thứ ba xem xét hình thức nhà nước là những dạng nhà nước
khác nhau đã tồn tại trong lịch sử. Theo quan điểm này, các hình thức của nhà
nước xã hội chủ nghĩa đó là cơng xã Pari, cộng hồ Xơ Viết, cộng hịa dân chủ
nhân dân. Quan điểm thứ tư là quan điểm được công nhận rộng rãi, cho
rằng:hình thức nhà nước bao gồm ba yếu tố:hình thức chỉnh thể, hình thức tổ
chức và cơ chế chính trị.
2.3.1. Hình thức chỉnh thể
Các nước Xã hội chủ nghĩa đều có hình thức chỉnh thể cộng hồ dân
chủ. Cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước được nhân dân trực tiếp bầu ra

theo nhiệm kỳ. Hình thức chỉnh thể của nhà nước xã hội chủ nghĩa được hình
thành theo nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện
quyền lực thông qua các các cơ quan đại diện quyền lực của mình.
Ở Việt Nam, chỉnh thể cộng hoà dân chủ nhân dân được hình thành từ
sau cách mạng Tháng Tám. Trải qua gần 5 thập kỉ phát triển chỉnh thể đó
ngày càng được hồn thiện. Hiến pháp năm 1992 có những quy định đổi mới
về hệ thống cơ quan đại diện quyền lực nhà nước, nguyên thủ quốc gia, cơ
quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Trong điều kiện đổi mới cơ chế kinh tế,
vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp
quyền đã được Đảng và nhà nước khẳng định.
2.3.2. Hình thức tổ chức
Nhà nước XHCN Việt Nam có cấu trúc theo kiểu nhà nước đơn nhất.
Hình thức nhà nước đơn nhất là hình thức cấu trúc bộ máy nhà nước duy nhất
trên một lãnh thổ đất nước. Các bộ phận hành chính lãnh thổ và các cơ quan
của nó là những bộ phận cấu thành khơng có yếu tố chủ quyền nhà nước. Điều
đó được quy định bởi các yếu tố truyền thống, đặc điểm dân tộc,điều kiện
lịch sử... của nước ta.

6


Cơ cấu tổ chức của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Theo hiến pháp năm 1992 cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam bao gồm : Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng
nhân dân, Tồ án nhân dân.
1)Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam..Quốc hội
là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những
chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc

phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt
động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.Quốc hội họp mỗi năm
hai kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Trong trường hợp đặc biệt,
nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành,
thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình.
2)Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.Chủ tịch nước do Quốc hội
bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của
Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ
cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới. Chủ tịch nước ban
hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
3)Chính phủ
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ
7


thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố, xã
hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ
máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành
Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất
và văn hố của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo
cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Nhiệm
kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,
Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập

Chính phủ mới.
4)Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân
Các đơn vị hành chính
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã
Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường
và xã quận chia thành phường.
Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành
chính do luật định.
Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà
nước cấp trên.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên,
8


Hội đồng nhân dânra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm
chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định
và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao
cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.
Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp

trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.Uỷ ban nhân dân trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra
việc thi hành những văn bản đó.
5)Tồ án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Toà án nhân dân
Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước ta. Toà án xét xử
những vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, lao động, kinh tế và giải
quyết những vệc khác theo quy định của pháp luật.
Hệ thống toà án của nước ta bao gồm :Toà án nhân dân tối cao;Các toà
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;Các toà án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;Các tồ án qn sự;Tồ án khác...Trong tình
hình đặc biệt thì Quốc hội có thể quyết định thành lập các toà án đặc biệt.
Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật, thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật.
Hệ thống viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối
cao;các viện kiểm sát nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương; các Viện
9


kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh; các viện kiểm sát
quân sự.
=>Nhận xét: Bộ máy nhà nước Việt Nam là bộ máy nhà nước do dân vì dân,
quyền lực thuộc về nhân dân. Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất tạo
thành cơ chế đồng bộ đểm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
2.2.3. Cơ chế chính trị
Cơ chế chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổng thể những
phương thức, phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Đặc trưng của cơ
cấu chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ nó mang tính chất

dân chủ, thể hiện và bảo vệ lợi ích của đại số nhân dân, những phương pháp
thực hiện quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa chủ yếu là giáo dục, thuyết
phục, lôi cuốn nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xử lý nghiêm minh sự
vi phạm pháp luật nhà nước.

10


PHẦN III: KẾT LUẬN
Nhà nước cũng như các sự vật, hiện tượng khác tồn tại trong đời sống
thông qua những hình thức của nó. Nếu bản chất nhà nước chỉ rõ quyền lực
nhà nước thuộc về ai, phục vụ lợi ích của giai cấp nào thì hình thức nhà nước
nói lên cách thức tổ chức, thực hiện quyền lực ấy. Mặc dù cách diễn đạt và
nội dung các quan niệm về hình thức nhà nước có những điểm khác nhau nhất
định, song điểm chung trong các quan niệm đó là xem xét khái niệm hình
thức nhà nước theo hướng gắn với phương thức tổ chức và thực hiện quyền
lực nhà nước. Từ đó, có thể hiểu, hình thức nhà nước là cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Nói một
cách cụ thể, nói đến hình thức nhà nước là nói đến cách thức tổ chức quyền
lực nhà nước theo chiều ngang, ở cấp tối cao; cách thức tổ chức quyền lực
nhà nước theo chiều dọc, từ cấp tối cao xuống cấp cơ sở; phương pháp, cách
thức để thực hiện quyền lực nhà nước. Các quốc gia có thể có chế độ chính trị
và hình thức nhà nước riêng nhưng vẫn sẽ có sự liên hệ với nhau về kinh tế,
chính trị, văn hoá để đạt được một mục tiêu chung là hồ bình, hợp tác và
phát triển.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thiết chế tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước- Nhà xuất bản chính trị
quốc gia( Nguyễn Việt Hoàng- trang 27)
-

Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, t. 51, tr. 2

Web:
-


Wikipedia.org

12



×