Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tác động của chức năng phương tiện cất trữ đến biến động thị trường vàng trong giai đoạn thế giới chịu ảnh hưởng từ khủng hảng kinh tế 200

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.04 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài.........................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................2
5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu..........................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TIỀN TỆ CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ
MÁC-LÊNIN...............................................................................................3
1.1. Lịch sử hình thành và bản chất của tiền tệ....................................3
1.1.1. Lịch sử hình thành.......................................................................3
1.1.2. Bản chất của tiền tệ.....................................................................4
1.2. Năm chức năng cơ bản của tiền tệ..................................................4
1.2.1. Thước đo giá trị...........................................................................4
1.2.2. Phương tiện lưu thông.................................................................6
1.2.3. Phương tiện cất trữ......................................................................7
1.2.4. Phương tiện thanh toán................................................................7
1.2.5. Tiền tệ thế giới............................................................................7
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨC NĂNG PHƯƠNG TIỆN
CẤT TRỮ ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG
GIAI ĐOẠN THẾ GIỚI CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ 2008.............................................................................................8
2.1 Khái quát về khủng hoảng kinh tế thế giới 2008............................8
i


2.1.1. Khủng hoảng bất động sản Mỹ, lan sang khủng hoảng ngân
hàng và các ngành khác.........................................................................8
2.1.2. Khủng hoảng từ nền kinh tế lớn nhất thế giới lan sang các nền
kinh tế khác, trong đó có Việt Nam....................................................10


2.2 Xu thế cất trữ, tích trữ khi thế giới gặp khủng hoảng kinh tế....11
2.2.1. Xu thế của các nhà đầu tư là hướng đến cất trữ, tích trữ vàng..11
2.2.2. Vàng bạc mới là tiền để làm phương tiện cất trữ, nên nhu cầu
mua vàng cất trữ sẽ tăng mạnh............................................................12
2.2.3. Khi vàng tăng giá, lại càng thu hút giới đầu cơ mua vàng, khiến
cho vàng tăng tới mức đột biến...........................................................13
2.3 Đánh giá khái quát về sự biến động của thị trường vàng giai
đoạn khủng hoảng kinh tế....................................................................13
2.3.1. Khi nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu, thì các đồng tiền của
Nhà nước phát hành sẽ mất giá so với đồng tiền đích thực là vàng, cịn
được gọi là giá vàng tăng....................................................................13
2.3.2. Chính phủ đưa ra chính sách kiểm sốt thị trường vàng..........14
2.3.3. Khi nền kinh tế ổn định trở lại khiến giá vàng có xu hướng
giảm.....................................................................................................15
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT
NAM...........................................................................................................15
3.1 Mục tiêu............................................................................................15
3.1.1. Về kinh tế:.................................................................................15
3.1.2. Về chính trị................................................................................16
3.2 Một số khuyến nghị.........................................................................17

ii


3.2.1. Đối với Nhà nước (về cơ chế giám sát thị trường vàng, dự báo
thị trường, dự trữ quốc gia …)............................................................17
3.2.2. Đối với doanh nghiệp................................................................18
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................20


iii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Vàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên được tìm thấy đầu tiên
trên thế giới, năm 5000 trước công nguyên. Vàng được xem là kim loại quý,
biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Vàng có sức chịu đựng oxi hóa cao,
lâu bị hư hao.
Vàng có thể kết hợp với nhiều chất khác để cho những sản phẩm phục
vụ cho công nghiệp. Một năm thế giới tiêu thụ khoảng 450 tấn vàng trong
ngành công nghiệp chiếm 11% nhu cầu thế giới. Nhu cầu trang sức chiếm
70% và 13% còn lại là nhu cầu đầu tư.
Mỏ vàng nằm rải rác ở 60 quốc gia. Vì vàng trong thiên nhiên có kết
hợp với một ít kim loại khác, nên khơng tinh khiết, cần phải qua q trình tinh
lọc. Nam Phi là nước có nhiều mỏ vàng nhất thế giới khoảng 40.000 tấn. Cả
thế giới ước tính có khoảng 145.000 tấn vàng. Vàng có dưới dạng vàng hạt
hoặc vàng thỏi (Úc, Hongkong, Thụy sĩ). Với những chức năng và vai trò của
vàng như trên, tác giả đã chọn đề tài “ Tác động của chức năng phương tiện
cất trữ đến biến động thị trường vàng trong giai đoạn thế giới chịu ảnh
hưởng từ khủng hảng kinh tế 2008” làm đề tài nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử hình thành tiền tệ, bản chất tiền tệ và những chức năng của tiền
tệ. Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 và
những biến động của thị trường vàng và những ảnh hưởng vĩ mô đến giá
vàng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận được nghiên cứu trong khuôn khổ trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội

1


4. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, tiểu luận sử dụng những phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong đề tài này bao gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tổng hợp và đối chiếu.
5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, cũng như các phần phụ lục khác,
kết cấu đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương I: Lý Luận Về Tiền Tệ Của Học Thuyết Kinh Tế Mác-Lênin
Chương II: Ảnh Hưởng Của Chức Năng Phương Tiện Cất Trữ Đến Sự Biến
Động Thị Trường Vàng Trong Giai Đoạn Thế Giới Chịu Ảnh Hưởng Từ
Khủng Hoảng Kinh Tế 2008
Chương III: Một Số Khuyến Nghị Nhằm Đảm Bảo Sự Phát Triển Bền Vững
Của Thị Trường Vàng Ở Việt Nam

2


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TIỀN TỆ CỦA HỌC THUYẾT KINH
TẾ MÁC-LÊNIN
1.1. Lịch sử hình thành và bản chất của tiền tệ
1.1.1. Lịch sử hình thành
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.
Về mặt giá trị sử dụng, tức hình thái tự nhiên của hàng hóa, ta có thể nhận
biết trực tiếp được bằng các giác quan. Nhưng về mặt giá trị, tức hình thái xã
hội của hàng hóa, nó khơng có một ngun tử vật chất nào nên đủ cho người

ta có lật đi lật lại mãi một hàng hóa, thì cũng khơng thể sờ thấy, nhìn thấy giá
trị của nó. Giá trị chỉ có một tính hiện thực thuần túy xã hội, và nó chỉ biểu
hiện ra cho người ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối quan
hệ giữa các hảng hóa với nhau. Chính vì vậy, thơng qua sự nghiên cứu các
hình thái biểu hiện của giá trị, chúng ta sẽ tìm ra nguồn gốc phát sinh của tiền
tệ, hình thái giá trị nổi bật và tiêu biểu nhất.
Hình thái tiền tệ:
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn
nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có
nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó
khăn, do đó dẫn đến địi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung
thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tơn và
phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị.
Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trị tiền tệ, nhưng về sau được cố
định lại ở kim loại quý: vàng, bạc và cuối cùng là vàng. Sở dĩ bạc và vàng
đóng vai trị tiền tệ là do những ưu điểm của nó như: thuần nhất về chất, dễ
chia nhỏ, khôns hư hỏng, với một lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng một
lượng giá trị lớn. Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và
trao đổi hàng hóa. Khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hóa được phân thành hai
3


cực: một bên là các hàng hóa thơng thường; cịn một bên là hàng hóa (vàng)
đóng vai trị tiền tệ. Đến đây giá trị các hàng hóa đã có một phương tiện biểu
hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định lại.
1.1.2. Bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hố, là sản phẩm của quá trình
phát triển sản xuất và trao đổi hàng hố. Các nhà kinh tế trước C. Mác giải
thích tiền tệ từ hình thái phát triển cao nhất của nó, bởi vậy đã khơng làm rõ
được bản chất của tiền tệ. Trái lại, C. Mác nghiên ứu tiền tệ từ lịch sử phát

triển của sản xuất và trao dổi hàng hố, từ sự phát triển của các hình thái giá
trị hàng hố, do đó đã tìm thấy nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
Vậy, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá
làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hố khác, nó thể hiện lao
động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hố.
Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vì:
+ Tiền tệ cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của
tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng (bạc)
quyết định. Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán và làm
chức năng tư bản.
+ Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả
(lợi tức). Giá cả của hàng hóa tiên tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ
cung cầu.
+ Đóng vai trị làm vật ngang giá chung.

1.2. Năm chức năng cơ bản của tiền tệ
Theo C.Mác, tiền tệ có năm chức năng sau đây:

4


1.2.1. Thước đo giá trị
Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn
đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy,
tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị
hàng hóa khơng cần thiêt phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng
nào đó trong ý tưởng. Sở dĩ có thế làm được như vậy vì giữa giá trị của vàng
và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ
đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó.
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Hay nói

cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:
Giá trị hàng hóa.
Giá trị của tiền.
Quan hệ cung – cầu về hàng hóa.
Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả nên trong ba nhân tố
nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.
Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng
phải được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá
cả của hàng hóa. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng
làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn ở
Mỹ, tiêu chuẩn giá cả của 1 đồng đơla có hàm lượng vàng là 0.736662gr, ở
Pháp 1 đồng frăng hàm lượng vàng là 0,160000gr, ở Anh 1 đồng Fun
St'zelinh có hàm lượng vàng là 2,13281 gr.. .Tác dụng của tiền khi dùng làm
tiêu chuẩn giá cả khơng giống với tác dụng của nó khi dùng; làm thước đo giá
trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khác; là tiêu
chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của
hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh
5


hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng
thay đổi như thế nào. Ví dụ. 1 đơla vẫn bằng 10 xen.
1.2.2. Phương tiện lưu thông
Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm mơi giới trong q
trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thơng hàng hóa địi hỏi phải có
tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm mơi giới gọi là lưu thơng hàng hóa.
Cơng thức lưu thơng hàng hóa là: H - T - H, khi tiền làm mơi giới trong
trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau

cả về thời gian và không gian. Sự khơng nhất trí giữa mua và bán chứa đựng
mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thỏi, bạc
nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thơng, tiền
đúc bị hao mịn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã
hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ
có tình trạng này vì tiền làm phương lện lưu thơng chỉ đóng vai trị chốc lát.
Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm
phương tiện lưu thơng, tiền khơng nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình
hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giám bớt hàm lượng kim loại của đơn
vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa
của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Nhà nước có thể in tiền
giấy ném vào lưu thơng. Nhưng vì bản thân tiền giấy khơng có giá trị mà chỉ
là ký hiệu của nén vàng, nên nhà nước không thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy
cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thơng tiền giấy. Quy luật đó là:
"việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do
tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự". Khi khối lượng tiền
giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho
6


lưu thơng, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất
hiện.

1.2.3. Phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất
trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã
hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để
làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng,

bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thơng thích ứng một cách tự
phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thơng. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng
hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thơng. Ngược lại, nếu sản xuất
giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào
cất trữ.
1.2.4. Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả
tiền mua chịu hàng... Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ
nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này,
trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng
vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm
phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt
tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh tốn khấu trừ lẫn nhau khơng dùng tiền
mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người
bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến
kỳ thanh tốn, nếu một khâu nào đó khơng thanh tốn được sẽ gây khó khăn
cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

7


1.2.5. Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì nên làm chức
năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại
hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm
phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh tốn quốc tế và biểu hiện
của cải nói chung của xã hội.
Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết
với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản
xuất và lưu thơng hàng hóa.

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨC NĂNG PHƯƠNG TIỆN
CẤT TRỮ ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG
GIAI ĐOẠN THẾ GIỚI CHỊU ẢNH HƯỞNG TỪ KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ 2008
2.1 Khái quát về khủng hoảng kinh tế thế giới 2008
2.1.1. Khủng hoảng bất động sản Mỹ, lan sang khủng hoảng ngân hàng và
các ngành khác
10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người
quay lại chuẩn dưới nghèo là cái giá phải trả cho cuộc khủng hoảng 2008.
Sự sụp đổ của một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ đã
dạy cho nhà đầu tư và người tiêu dùng bài học về kiểm soát vay nợ, cũng như
những rủi ro từ việc nới lỏng kiểm sốt ngành cơng nghiệp tài chính. Nhưng
bài học của Lehman Brothers cịn đó khơng có nghĩa là khả năng lặp lại sai
lầm không thể xảy ra.
Tổng nợ toàn cầu ở ngưỡng 84.000 tỷ USD những năm đầu thế kỷ 21,
đã tăng lên 173.000 tỷ USD vào thời điểm khủng hoảng tài chính năm 2008
bùng nổ, và tiếp tục lên 250.000 tỷ USD đến thời điểm hiện tại. Trong đó
khối lượng nợ xấu đã chạm gần mốc 3.000 tỷ USD.
8


Tổng nợ toàn cầu ở ngưỡng 84.000 tỷ USD những năm đầu thế kỷ 21,
đã tăng lên 173.000 tỷ USD vào thời điểm khủng hoảng tài chính năm 2008
bùng nổ, và tiếp tục lên 250.000 tỷ USD đến thời điểm hiện tại. Trong đó
khối lượng nợ xấu đã chạm gần mốc 3.000 tỷ USD.

Để thoát khỏi thảm cảnh của cuộc khủng hoảng năm 2008, các ngân
hàng trung ương phải tung ra loạt chính sách kích thích tiền tệ khổng lồ và phi
truyền thống, trong khi chính phủ các nước hoặc nới lỏng chính sách tài khóa
hoặc thực hiện chủ trương “thắt lưng buộc bụng”.


Hạ lãi suất xuống mức 0%, đưa ra thị trường những gói nới lỏng định
lượng (QE) với quy mô hàng trăm tỷ USD và hệ quả là bảng cân đối tài chính
của các ngân hàng trung ương đã phình to lên mức chưa từng thấy. Số lượng
trái phiếu lãi suất cao được phát hành bởi các doanh nghiệp đến từ châu Âu và
Mỹ cũng tăng gấp nhiều lần so với thời điểm Lehman Brothers phá sản.
Kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái với tốc độ nhanh khoảng âm 0,3% trong
quý III năm 2008. Mức chi tiêu của người tiêu dùng, vốn đóng góp tới hai
phần ba vào sự tăng trưởng kinh tế Mỹ suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1980.
Thâm hụt ngân sách liên bang trong năm tài khóa 2008 tăng mạnh tới mức kỷ
lục 454,8 tỷ USD, cao gấp ba lần mức thâm hụt 161,5 tỷ USD trong tài khóa
năm 2007, chủ yếu do chi phí quốc phịng tăng mạnh, nhất là phục vụ cho hai
cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Dự báo thâm hụt ngân sách liên
bang trong tài khóa năm 2009 có thể lên tới 1.000 tỷ USD. Theo Bộ Lao động
Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của nước này lên đến 6,5% cao nhất trong 14
năm qua. Theo dự báo, kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái trong năm 2009, tỷ lệ
thất nghiệp có thể lên 8%, trong khi các khoản tiền dự trữ và giá trị bất động
9


sản giảm mạnh, chỉ số lòng tin của người dân Mỹ giảm xuống tới mức kỷ lục.
Ðiều này càng làm cho nền kinh tế số một thế giới lâm vào thời kỳ suy thoái
trầm trọng hơn.
2.1.2. Khủng hoảng từ nền kinh tế lớn nhất thế giới lan sang các nền kinh tế
khác, trong đó có Việt Nam
Cuộc họp báo của Văn phịng Chính phủ ngày 24.12.2008 cơng bố tốc
độ tăng trưởng GDP của VN là 6.23% trong năm 2008. Đây là mức thấp nhất
trong thập kỷ qua.
Thách thức kinh tế lớn nhất Việt Nam phải đối đầu trong năm qua là
lạm phát gia tăng, tới 23%, cao nhất trong gần 20 năm.

Từ tác động của khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến các thị trường
Mỹ, EU, Nhật…chính sự khó khăn của thị trường, ảnh hưởng đến sản phẩm
của Việt nam, có thời điểm nơng sản xuất khẩu giảm mạnh so với thời điểm
giá cao nhất trong năm : Gạo đã giảm 58%, Cao su giảm 48%, Cà phê giảm
24%... cả những tháng đầu năm 2009 so với 2008 Tổng kim ngạch xuất khẩu
Nông, Lâm ,Thủy sản… Việt nam giảm 15%.
Sự tác động khủng hoảng Thế giới làm cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Việt nam gặp rất nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp đồng, sản
phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều. Phần thì chịu ảnh hưởng
của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm
lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp (lãi suất
đi vay không ngừng được nâng lên và lãi suất cho vay cũng tăng lên từ 14%
năm (năm 2007) và đã tăng 20% và 24% năm ( năm 2010). Tuy rằng ngân
hàng nhà nước đã đưa mức lãi trần nhưng đều không đạt kết quả do các ngân
hàng thương mại không thực hiện triệt để. Nợ xấu ngân hàng ngày càng có xu
hướng gia tăng. Từ những lý do trên các doanh nghiệp khó, lại càng khó hơn
và số doanh nghiệp đã tự giác đóng cửa, tuyên bố phá sản tăng 21,8% so với
10


năm 2010 và công nhân là những nạn nhân gánh hậu quả, thực tế là thất
nghiệp ngày càng nhiều hơn. Doanh số bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ năm 2011
chỉ tăng 4% mức tăng thấp nhất từ trước đến nay
Từ xuất khẩu cho đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều giảm, gây
khó khăn cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ
trợ cho xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển…
đều giảm, lượng hàng tồn kho tăng...
2.2 Xu thế cất trữ, tích trữ khi thế giới gặp khủng hoảng kinh tế
2.2.1. Xu thế của các nhà đầu tư là hướng đến cất trữ, tích trữ vàng
Việc vàng để mất vai trò là một loại tiền tệ khơng có nghĩa là nó đánh

mất vai trị là một phương tiện lưu trữ giá trị, đặc biệt khi các khoản đầu tư
khác có thể bị ảnh hưởng bởi suy thoái và lạm phát.
Trong nhiều năm qua, các ngân hàng này đã bơm khối lượng tiền
khổng lồ vào các nền kinh tế theo cách này để hỗ trợ tăng trưởng.
Cơn bão thanh khoản này có xu hướng làm giảm giá trị của các loại
tiền tệ, và thực tế là tiền lãi thu được từ trái phiếu chính phủ cũng giảm theo
trong bối cảnh các ngân hàng trung ương “ôm vào” trái phiếu làm nhu cầu từ
các nhà đầu tư nước ngồi suy giảm.
Trong khi đó, vàng, ngược với trái phiếu, khơng mang lại lợi nhuận và
khơng có cổ tức chia cho các nhà đầu tư, không giống như khi các nhà đầu tư
đặt tiền vào chứng khốn.
Vì vậy, trong thời gian “yên bình,” các hoạt động đầu tư vào vàng khá
ít ỏi. Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng, vàng lại trở nên “lấp lánh,” giá trị
của vàng hoàn toàn bị phân cách với nền kinh tế thực.
Giá trị của cổ phiếu có thể giảm trong thời kỳ suy thối khi triển vọng
lợi nhuận giảm và các nhà đầu tư có thể mất tất cả nếu họ nắm giữ cổ phiếu
11


trong các công ty bị phá sản. Lạm phát cũng “cuốn trôi” giá trị của trái phiếu.
Do vậy, các nhà đầu tư tìm đến vàng như là “nơi trú ẩn an toàn” trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế hoặc dễ biến động.
Mặc dù các kim loại khác như bạc và bạch kim cũng được “thơm lây”
danh nghĩa tài sản an toàn, song do các kim loại này được sử dụng trong sản
phẩm cơng nghiệp. Trong thời kỳ suy thối, giá của các kim loại này có xu
hướng giảm khi nhu cầu từ các nhà sản xuất giảm sút.
Các nhà phân tích cho rằng những lo ngại về triển vọng tương lai đang
là yếu tố thúc đẩy giá vàng tăng mạnh hiện nay.
2.2.2. Vàng bạc mới là tiền để làm phương tiện cất trữ, nên nhu cầu mua
vàng cất trữ sẽ tăng mạnh.

Mới chỉ cách nay vài năm, vàng từng bị chê là “lỗi thời”, nhưng từ khi
khủng hoảng tài chính trong khối euro mở màn, chưa bao giờ các ngân hàng
trung ương trên thế giới tỏ ra quan tâm đến loại quý kim này hơn bao giờ hết.
Nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy tích trữ vàng để đa dạng hóa các nguồn dự trữ
ngoại tệ bên cạnh hai đơn vị tiền tệ mạnh khác của thế giới là đô la và euro.
Chỉ riêng trong năm 2013 các ngân hàng trung ương trên thế giới mua
vào gần 500 tấn vàng. Theo như thống kê của Hội đồng quản lý vàng thế giớiWorld Gold Council, đây là một kỷ lục chưa từng có từ năm 1964. Và theo
các nhà quan sát, kỷ lục của năm 2013 sẽ được vượt qua trong năm nay do
trong 10 tháng đầu 2014, các nước Đông Âu đua nhau mua vàng. Nga cũng
đã nhâp cuộc và hiện đang giữ trong tay một khối lượng vàng cao nhất kể từ
năm 1993 tới nay, với khoảng hơn 1090 tấn.
Theo báo cáo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế tính tới tháng 4/2014 trong 7
tháng liên tiếp không chỉ Nga mà cả Kazakhstan đã mua thêm vàng để dự trữ.
Thổ Nhĩ Kỳ, Bélarus và cả Azerbaidjan cũng như Hy Lạp cũng có khuynh
hướng tích trữ vàng.
12


Tại châu Á, theo các số liệu chính thức, Ngân hàng Trung ương Trung
Quốc đang ngồi trên một khối vàng hơn 1000 tấn, tương đương với 1,6 %
khối dự trữ ngoại tệ của nền kinh tế số 2 thế giới này. Nhưng theo giới trong
ngành thì dự trữ vàng của Bgân hàng Trung ương Trung Quốc cao gấp ba lần
so với các thống kê chính thức vừa nêu. Nếu đúng là như vậy thì Trung Quốc
là siêu cường có nhiều vàng thứ nhì trên thế giới chỉ thua có Mỹ mà thôi
Tuy nhiên lượng vàng đang được cất giữ trong kho của Ngân hàng
Trung Quốc không thấm vào đâu so với hơn 8000 tấn của Mỹ, và cũng mới
chỉ xấp xỉ so với 3.500 tấn của Đức.
Nhìn chung theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, các Ngân hàng
Trung ương trên tồn cầu đang kiểm sốt 1/5 khối lượng vàng của thế giới
cho dù là từ năm 1973, chế độ bản vị vàng đã bị xóa bỏ.

2.2.3. Khi vàng tăng giá, lại càng thu hút giới đầu cơ mua vàng, khiến cho
vàng tăng tới mức đột biến

2.3 Đánh giá khái quát về sự biến động của thị trường vàng giai đoạn
khủng hoảng kinh tế
2.3.1. Khi nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu, thì các đồng tiền của Nhà nước
phát hành sẽ mất giá so với đồng tiền đích thực là vàng, còn được gọi là giá
vàng tăng
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã khiến giá vàng tăng
mạnh. Theo báo cáo của Cơng ty tài chính, phần mềm Bloomberg, chỉ trong
vòng 3 năm từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2011, giá vàng đã tăng từ 732
USD/ounce lên 1.837 USD/ounce. Các ngân hàng sụp đổ hàng loạt khiến tiền
giấy mất dần giá trị. Sở dĩ vàng vẫn được hưởng lợi giá do là kim loại q và
khơng có giá trị cố định. Khi kinh tế bị ảnh hưởng, vàng sẽ được chú trọng và
đầu tư nhiều hơn. Thực tế đã chứng minh, Tilney BestInvest đã bổ sung rất
13


nhiều vàng vào danh mục của mình để tránh bị ảnh hưởng quá nhiều trước
các tác động nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
Nhìn nhận chung, nếu khủng hoảng kinh tế khơng được kiểm sốt, giá
vàng nhiều khả năng sẽ tăng. Tuy nhiên, khi có các tín hiệu tích cực về nền
kinh tế, giá vàng có thể sẽ giảm. Thời điểm khủng hoảng, nên đầu tư mua
vàng số lượng lớn khi giá thấp, nếu giá vàng cao, bạn vẫn nên mua nhưng với
số lượng vừa phải. Đồng thời, phải cập nhật tin tức thường xuyên, đánh giá
chính xác viễn cảnh tương lai của khủng hoảng kinh tế để có bước đi đúng
đắn với số vàng đã mua dự trữ.
2.3.2. Chính phủ đưa ra chính sách kiểm sốt thị trường vàng
Ổn định tỷ giá để bình ổn giá vàng
Mặc dù tín dụng bằng ngoại tệ tăng cao nhưng phân tích giữa nguồn và

sử dụng nguồn của các Tổ chức tín dụng cho thấy vẫn có thặng dư từ 3 đến 5
tỷ USD từ nay đến cuối năm, thanh khoản ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng
được đảm bảo.
Từ đó, theo Ngân hàng nhà nước, hồn tồn có cơ sở kinh tế để đảm
bảo ổn định tỷ giá trong những tháng cuối năm, tạo cơ sở quan trọng bình ổn
giá vàng theo hướng làm cho giá vàng trong nước bám sát giá vàng quốc tế.
Tổ chức lại thị trường vàng
Hiện Ngân hàng nhà nước đã xây dựng Nghị định mới về quản lý hoạt
động kinh doanh vàng theo hướng tổ chức lại thị trường vàng thông qua việc
Ngân hàng nhà nước quản lý chặt chẽ và can thiệp mạnh vào thị trường vàng
nhằm ngăn ngừa hoạt động đầu cơ vàng, hạn chế kinh doanh vàng miếng
nhưng vẫn đảm bảo quyền tích trữ vàng, mua bán vàng của người dân.
Ngân hàng nhà nước chỉ cho phép một số doanh nghiệp và Tổ chức tín
dụng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vàng được thực hiện mua bán
vàng miếng với tổ chức, cá nhân nhằm thu hẹp đầu mối, tạo điều kiện thuận
lợi đối với việc quản lý hoạt động mua bán này.
14


2.3.3. Khi nền kinh tế ổn định trở lại khiến giá vàng có xu hướng giảm
Thực tế đang cho thấy, khi kinh tế thế giới dần ổn định, thì việc đầu tư
vào vàng khơng cịn nhiều hấp dẫn như trước. Số vàng nắm giữ của quỹ đầu
tư lớn nhất thế giới SPDR Gold Shares đã giảm liên tục trong thời gian gần
đây. Riêng phiên giao dịch kéo dài từ đêm 11 đến rạng sáng 12/3, quỹ này đã
bán ra gần 5 tấn vàng.
Một số chuyên gia dự đoán, trong thời gian tới, vàng nhiều khả năng
dao động trong phạm vi 1.700-1.800 USD/ounce khi thị trường cố gắng tìm
điểm cân bằng về lợi suất. Ngoài ra, giới đầu tư cũng đang chờ đợi thêm
thông tin mới nhất từ cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), dự kiến
diễn ra vào tuần tới để biết rõ hơn về định hướng chính sách tiền tệ.

Các thơng tin khả quan từ các nền kinh tế lớn càng khiến thị trường tin
tưởng kinh tế thế giới sớm hồi phục. Theo đó, giới đầu tư tài chính có xu
hướng giảm nhu cầu trú ẩn vào vàng, dồn vốn vào cổ phiếu và các kênh đầu
tư tài chính khác... khiến vàng bị lu mờ, nhu cầu sở hữu vàng giảm rõ rệt.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT
NAM
3.1 Mục tiêu
3.1.1. Về kinh tế:
Việc đưa ra các giải pháp nhằm tận dụng hiệu quả nguồn lực vàng
trong khu vực dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là bài toán cần được
cân nhắc một cách kỹ lưỡng và thận trọng, làm sao để không tạo ra những rủi
ro cho các chủ thể tham gia, cũng như không đi ngược với mục tiêu quản lý
điều hành chung của Chính phủ về thị trường vàng, đó là duy trì ổn định bền
vững trên thị trường vàng, hạn chế nhu cầu nắm giữ vàng miếng, ngăn chặn
tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế. Trước đây, Việt Nam từng đặt vấn đề
huy động nguồn lực vàng thơng qua cho phép tổ chức tín dụng (TCTD) huy
15


động vàng, cho vay vàng và chuyển đổi vàng thành tiền, tuy nhiên, thực tế đã
chứng minh chính sách này không đạt mục tiêu đề ra, mà ngược lại, đã tạo ra
những hệ lụy làm gia tăng tình trạng “vàng hóa”, gây lũng đoạn thị trường và
bất ổn đến kinh tế vĩ mơ. Chính vì vậy, việc huy động vàng hay nói cách khác
là tận dụng nguồn lực vàng để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cần được
đánh giá kỹ lưỡng, dựa trên việc phân tích vấn đề cốt lõi, đó là làm thế nào để
thay đổi thói quen nắm giữ vàng của người dân, giảm động cơ giữ vàng như
tài sản đầu tư, đầu cơ, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tận dụng nguồn lực
vàng, nhưng vẫn hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh cho các chủ thể
tham gia.

3.1.2. Về chính trị
Tại Việt Nam, giữ vàng là hiện tượng khá phổ biến trong dân chúng,
bởi: (i) Tập quán truyền thống giữ vàng làm của hồi môn và thừa kế; (ii) Lạm
phát cao người dân coi vàng như là một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả; (iii)
Các sản phẩm tài chính khác để bảo tồn và sinh lợi giá trị vốn như chứng
khốn, cơng cụ phái sinh chưa phát triển, thị trường đầu tư tài chính cịn thiếu
minh bạch; (iv), Khu vực nông thôn chiếm hơn 60% dân số của cả nước chưa
tiếp cận được các kênh đầu tư hiện đại nên xem vàng là một kênh đầu tư sinh
lợi quan trọng. Lợi dụng thực tế này, cùng với diễn biến bất ổn, phức tạp của
thị trường vàng trong những năm gần đây, hoạt động đầu cơ trục lợi đã phát
triển nhanh, làm lũng đoạn thị trường vàng, giá vàng liên tục tăng cao và
chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới. Những tổ chức, cá nhân đầu cơ đã
thổi giá, dìm giá vàng để kiếm lời, sau đó tìm đến nơi cất trữ cuối cùng là dân
chúng. Hậu quả là gây áp lực lên tỷ giá, dự trữ ngoại hối, một khối lượng
ngoại tệ lớn chảy ra nước ngồi để nhập vàng,
Trước khi có chính sách đấu thầu vàng miếng, thị trường vàng Việt
Nam đã trải qua rất nhiều cơn sốt vàng. Vì vậy, mục tiêu lớn nhất mà chính
sách đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng nhà nước hướng đến là thông qua
16


đấu thầu bán vàng miếng để tăng cung cho thị trường, từ đó bình ổn thị
trường thị trường vàng đang bị đầu cơ lũng đoạn. Ngân hàng nhà nước bình
ổn thị trường vàng bằng cách tổ chức đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường
thơng qua các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã được cấp phép nhằm tạo sự
lan tỏa, tạo nguồn cung cho thị trường.
3.2 Một số khuyến nghị
3.2.1. Đối với Nhà nước (về cơ chế giám sát thị trường vàng, dự báo thị
trường, dự trữ quốc gia …)
Thứ nhất, đề nghị Chính phủ, Quốc hội đưa ngành sản xuất vàng trang

sức, mỹ nghệ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cùng
với đó là xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh
nghiệp để có đủ nguyên liệu để sản xuất. Với mục tiêu rút gần khoảng cách
giữa giá vàng trong nước với quốc tế, khi thời gian vừa qua đã có sự chênh
lệch cao, có thời điểm lên tới hơn 7 triệu đồng/lượng.
Thứ hai, theo Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, nhiều quy định tại
Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã không cịn phù hợp với u cầu đổi mới của
Chính phủ, trong bối cảnh thị trường vàng Việt Nam đã cơ bản ổn định.
Trong đó, một số đạo luật mới về đầu tư, kinh doanh đã được ban hành theo
hướng hội nhập quốc tế so với thời điểm ban hành Nghị định, cách đây gần 10
năm. Chính vì vậy, cần sửa đổi theo hướng "cởi trói" cho doanh nghiệp và
Hiệp hội dự kiến sẽ tiếp tục trình NHNN ngay từ quý 2/2021.
Thứ ba, đề xuất bỏ quy định Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất
vàng miếng, không sử dụng một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc
quyền như lâu nay. Việc cấp phép cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện để
sản xuất vàng miếng sẽ giúp tạo ra sự cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng của
vàng miếng trên thị trường, tạo lợi thế cho người dân khi mua vàng.

17



×