Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Quy luật lưu thông tiền tệ và sự vận dụng quy luật này trong điều tiết lạm phát ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.28 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT LƯU
THÔNG TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT..........................................................2
1.1. Lý luận về tiền tệ..............................................................................2
1.1.1. Khái niệm....................................................................................2
1.1.2. Tính chất của tiền tệ....................................................................3
1.1.3. Quy luật lưu thông tiền tệ............................................................4
1.2. Lý luận về lạm phát..........................................................................5
1.2.1. Một số quan điểm về lạm phát:...................................................5
1.2.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát:.....................................................6
1.2.3. Ảnh hưởng và hậu quả của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế:. . .7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN NHỮNG NĂM 2015-2020........................................................9
2.1. Thực trạng vận dụng quy luật tiền tệ trong điều tiết lạm phát
hiện nay....................................................................................................9
2.1.1. Đánh giá chung............................................................................9
2.1.2. Những chính sách của nhà nước...............................................10
2.2. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam................................................11
2.2.1. Thống kê tình hình lạm phát tại Việt Nam................................11
2.2.2. Đánh giá thực trạng lạm phát tại Việt Nam...............................13
2.3. Một số thuận lợi và thách thức trong kiểm soát lạm phát..........14
2.3.1. Yếu tố thuận lợi.........................................................................14
i


2.3.2. Những khó khăn và thách thức..................................................15
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯU
THÔNG TIỀN TỆ NHẰM NÂNG CAO KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................................17


3.1. Thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ năng động và hiệu quả 17
3.2. Thành lập quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng.........................17
3.3. Tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội và chi tiêu công và tư.............18
3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát phát huy tính cơng khai minh
bạch của chi tiêu công...........................................................................18
3.5. Quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tệ trên thị
trường.....................................................................................................18
3.6. Thực hiện bán trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc cho dân,
thu hồi tiền mặt......................................................................................19
KẾT LUẬN....................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................21

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có
những biến chuyển quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan
liêu, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ
nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Quản lý nhà nước về kinh tế, vì thế cũng
có những thay đổi đáng kể. Thơng qua các chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt
là các chích sách về tài chính, tiền tệ, Nhà nước đã quản lý nền kinh tế một
cách linh hoạt và chặt chẽ hơn...Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ tạo thêm
nhiều cơ hội cho Việt Nam để tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh và giảm
nghèo bền vững trong những năm tới. Triển vọng của quyền làm thành viên
xem ra đã khuyến khích tăng mạnh đầu tư gián tiếp nước ngồi, góp thêm vào
sự bùng nổ đang diễn ra của thị trường chứng khoán mới nổi tại Việt Nam.
Việc thị trường chào đón những đợt phát hành trái phiếu công ty đã minh
chứng về khả năng tài trợ cho những nhu cầu đầu tư lớn đang ngày càng tăng
của Việt Nam.

Hiện nay, nền kinh tế của toàn thế giới có nhiều sự thay đổi ,các quốc
gia dần chuyển mình để hồ nhập với xu thế tồn cầu hố. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế có nhiều vấn đề bất cập xảy ra. Một trong những vấn đề
luôn song hành với nền kinh tế đặc biệt là với thị trường tài chính tiền tệ là
lạm phát. Lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô đã trở thành mối
quan tâm lớn nhất của các nhà chính trị và của cả cơng chúng. Lạm phát được
coi như là một căn bệnh thế kỉ của nền kinh tế thị trường ,nó là một vấn đề hết
sức phức tạp địi hỏi phải có sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thẻe
đạt được kết quả khả quan nhất. Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, đặc biệt là giới lao động,chống lạm phát không chỉ là việc của
doanh nghiệp, của một cá nhân mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Do đó, qua
q trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “Quy luật lưu thông tiền
1


tệ và sự vận dụng quy luật này trong điều tiết lạm phát ở Việt Nam hiện
nay ” để có cái nhìn sâu và rộng hơn.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT LƯU
THÔNG TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT
1.1. Lý luận về tiền tệ
1.1.1. Khái niệm
Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là
đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ
của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ cịn được gọi
là "tiền lưu thơng".
Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền pháp
định) do Nhà nước (ngân hàng trung ương, Bộ Tài chính,...) phát hành, tiền
hàng hóa (vỏ sị, gạo, muối, vàng), tiền thay thế (coupon, dặm bay, điểm
thưởng, phỉnh poker,...), hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát

hành (điển hình là Bitcoin). Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ
của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ "đơn vị tiền tệ". Đơn vị tiền tệ của
nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi (ví dụ: dollar, franc...) và để phân
biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng
đồng tiền (ví dụ: dollar Úc).
Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có
nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR. Tiền tệ là
phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt
buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh tốn cho một khoản nợ được
xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để
thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì khơng. Tuy nhiên tiền kim
loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia
2


giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá
của những đồng tiền kim loại ấy.
1.1.2. Tính chất của tiền tệ
Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, tiền tệ (hay tiền trong
lưu thơng) phải có các tính chất cơ bản sau đây:
Tính lưu thơng: đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ, người dân
phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thơng, nếu khác đi nó sẽ không được
coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành
cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta
khơng chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi.
Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận
biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thơng một cách dễ dàng. Chính vì
thế những tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành được in ấn trông
không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng cao nào khác.
Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mênh giá khác nhau

sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh
tốn bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính
chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng
đổi hàng: nếu một người mang một con bị đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về
số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại khơng có được những thứ khác
cũng cần thiết khơng kém.
Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất
trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng khơng thể
dùng để làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có
chất lượng cao cịn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc.
Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ,
mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc
3


và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy khơng
được in khổ rộng ví dụ như khổ A4.
Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan
hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ khơng cịn ý
nghĩa trong việc cất trữ giá trị và khơng được chấp nhận trong lưu thơng nữa.
Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ
và ngày nay ngân hàng trung ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy
và tiền xu.
Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt
nhau không phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND
được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới
được đưa vào lưu thơng. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn
vị tính tốn một cách dễ dàng và thuận tiện trong trao đổi.
1.1.3. Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho

lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
(Mác cho rằng, số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy
định: số lượng hàng hóa lưu thơng trên thị trường, giá cả trung bình của hàng
hóa và tốc độ lưu thông cua những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của
ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy
luật phổ biến là: Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho ơ vịng lưu thơng của
các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định.
+ Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thong, thì số
lượng tiền cần thiết cho lưu thong được tính theo cơng thức:

4


Trong đó:
M: là phương tiện cần thiết cho lưu thơng
P: là mức giá cả
Q: là khối lưojwng hàng hóa đem ra lưu thơng
V: là số vịng ln chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
+ Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thanh tốn thì số lượng
cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:

1.2. Lý luận về lạm phát
1.2.1. Một số quan điểm về lạm phát:
Theo Mác trong toàn bộ tư bản: Lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các
luồng lưu thông tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ông cho rằng giá trị
thặng dư, chủ nghĩa tư bản (CNTB) còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao
động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động
giảm xuống.
Lý luận “lạm phát lưu thông tiền tệ” tiêu biểu cho quan điểm này là
J.Bondin và M.Friedman cho rằng” Lạm phát trong mọi lúc mọi nơi đều là

hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện
khi nào số lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với
sản xuất”. Với quan điểm này lạm phát xuất hiện khi có khối lượng tiền tệ
5


được bơm vào lưu thông hơn khối lượng cần thiết cho lưu thông của thị
trường( đồng nội tệ bị mất giá). Một số quốc gia bơm tiền ra ngân hàng trung
ương (NHTW) phải tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại (NHTM) hoặc cho
ngân sách vay để đáp ứng nhu cầu tăng tiêu dùng của Chính Phủ và xã hội.
Do đó, ngồi thị trường thì cung tiền vượt q cầu tiền tệ, và khan hiếm hàng
hóa tăng lên kết quả lạm phát ngày càng tăng cao. ý kiến đó của ông được đa
số các nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ và phái Keynes tán thành.
Hiện nay, lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của mức giá
chung hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá. Điều này khơng có nghĩa
là giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cung một
tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải
qua lạm phát khi giá của một số hàng hóa giảm, nếu như giá của các hàng hóa
và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
1.2.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Lạm phát cầu kéo:
Tập hợp một số nhóm các nguyên nhân khiến cho số cầu tăng lên quá
mức cần thiết làm cho số cung không đáp ứng kịp. Một trong những cú sốc
lớn đối với lạm phát là sự thay đổi trong đầu tư, chi tiêu chính phủ hay xuất
khẩu rịng có thể làm thay đổi tổng cầu và đẩy sản lượng vượt quá mức tiềm
năng của nó. Lạm phát cầu kéo xảy ra khi nền kinh tế quá nóng, mức đầu tư
tăng q nhanh hoặc chính phủ làm tăng mức cung tiền quá lớn.
Lạm phát chi phí đẩy:
Xảy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngồi, tác động vào khơng
gắn với tình hình tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Lạm phát xuất hiện

khi giá nguyên vật liệu tăng, tiền công tăng cao hơn mức năng suất lao động
bình qn, chi phí khấu hao lớn, máy móc thiết bị lạc hậu tốn nhiều nguyên
liệu nhiên liệu. Trên đồ thị tổng cung - tổng cầu, một cú sốc như vậy sẽ làm
6


đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó,
mọi biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng
bất lợi: sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát điều tăng. Chính vì vậy,
loại lạm phát này được gọi là lạm phát chi phí đẩy hay lạm phát kem suy
thoái.
Lạm phát tiền tệ:
Theo lý thuyết số lượng tiền tệ, lượng tiền tệ trong nền kinh tế quyết
định giá trị của tiền và sự gia tăng khối lượng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu
gây ra lam phát. Xét phương trình số lượng: M*V = P*Y sự gia tăng lượng
tiền trong nền kinh tế phải biểu hiện ở một trong ba biến số khác: mức giá
phải tăng, sản lượng phải tăng hoặc tốc độ lưu thông tiền tệ phải giảm. Do
vậy, khi tăng cung ứng tiền tệ một cách nhanh chóng, thì kết quả là tỷ lệ lạm
phát tăng cao. Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát chỉ có tăng
tiền mới có thể tăng giá. Chính vì vậy, việc quản lý tốt hạn mức tín dụng và
linh hoạt hóa vịng quay của tiền tệ cũng là một trong những biện pháp sử
dụng đồng tiền có hiệu quả và góp phần kiềm chế lạm phát.
1.2.3. Ảnh hưởng và hậu quả của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế:
Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế:
Có rất nhiều tranh luận xung quanh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế theo trường phái lập luận cho rằng chúng có
mối liên hệ chặt chẽ tỷ lệ thuận, nếu có tăng trưởng kinh tế tất nhiên có lạm
phát. Với lập luận này, ở một số nước đang phát triển, lạm phát được coi là
yếu tố tích cực để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ lạm phát làm tăng đầu
tư và tiết kiệm do chuyển thu nhập từ người làm công ăn lương sang tăng thu

nhập của các nhà kinh doanh lấy lãi. Và nếu tăng nhanh sẽ có xu hướng làm
tăng khoản tiết kiệm từ lợi nhuận cao hơn tăng khoản tiết kiệm từ tiền lương.
Kết quả là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
7


Hậu quả của lạm phát:
Lạm phát cao sẽ làm lệch cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên,
vốn và nhân lực không được phân bố một cách hiệu quả làm cho tăng trưởng
kinh tế chậm lại.Giá cả tăng khi có lạm phát làm đời sống kinh tế trở nên khó
khăn hơn do số lượng tiền tệ gia tăng quá nhiều trong khi khối lượng hàng
hóa sản xuất ra khơng tăng kịp. Vì giá cả tăng q cao nên cần phải có khối
lượng tiền tệ thật lớn mới mua được một món hàng có giá trị khơng cao lắm.
Trật tự kinh tế bị đảo lộn do vật giá tăng lên tình trạng đầu tư tích trữ tràn lan.
Hàng hóa khan hiếm người mua phải chấp nhập mua bằng mọi giá. Những
người có thu nhập cố định như cơng nhân viên chức cán bộ hưu trí… nay
nhận thấy rằng mức thu nhập thực tế của mình đã giảm xuống vì giá cả tăng
sức mua của đồng tiền giảm mặc dù tiền lương tăng. Xu hướng người dân
mua hàng hóa tích trữ thay vì gửi tiền vào ngân hàng hay đem đầu tư đã làm
cầu tăng lên một cách giả tạo do vậy nguy cơ lạm phát bùng nổ càng cao.
Hoạt động tín dụng trở nên khó khăn hơn vì khơng ai muốn bỏ tiền ra
cho vay sau đó thu về đồng tiền mất giá. Tính khơng chắc chắn của lạm phát
là kẻ thù của tăng trưởng và đầu tư dài hạn. Các nhà đầu tư không giám đầu
tư dài hạn vì độ rủi ro q cao. Vì vậy, nó ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ
hoạt động kinh tế xã hội quốc gia: hoạt động kinh tế biến dạng, gây tâm lý xã
hội phức tạp,lãng phí sản xuất. Định vị quốc gia suy yếu trên thế giới do mất
giá đối nội và đối ngoại của đồng tiền, khiến cho tỷ giá hối đoái gia tăng,
khuynh hướng chuyển chuyển dịch tài sản và ngoại tệ ra nước ngoài nhiều
hơn ngoại tệ và tài sản ở nước ngoài vào. Kết quả khiến cho dự trữ vay và
ngoại tệ giảm sút.

Xây dựng bị đình trệ do các bản hợp đồng khơng được kí hay bị bán rẻ,
thà chịu lỗ chứ không đợi vật giá leo thang.

8


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN NHỮNG NĂM 2015-2020
2.1. Thực trạng vận dụng quy luật tiền tệ trong điều tiết lạm phát hiện
nay
2.1.1. Đánh giá chung
Điều hành chính sách tiền tệ là chính sách vĩ mơ, trong đó, Ngân hàng
Trung ương (NHTW) thơng qua các cơng cụ của mình thực hiện kiểm sốt và
điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu:
(i) Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, ổn định sức mua của nội tệ;
(ii) Ổn định sức mua đối ngoại của đồng nội tệ;
(iii) Tăng trưởng kinh tế;
(iv) Tạo cơng ăn việc làm
Tùy điều kiện mà chính sách tiền tệ có thể xác lập theo 2 hướng: Chính
sách tiền tệ mở rộng hoặc Chính sách tiền tệ thắt chặt.
Chính sách tiền tệ thường chủ yếu hướng vào kiểm soát lạm phát, ổn
định giá trị của đồng nội tệ và NHTW chủ yếu thực thi CSTT bằng cách đặt
ra một mục tiêu cho lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và
điều chỉnh lượng cung tiền của NHTW. Để giảm thiểu tối đa rủi ro trên bảng
cân đối của NHTW, tất cả các nghiệp vụ cung cấp thanh khoản được diễn ra
dưới hình thức các giao dịch đối ứng trên cơ sở các tài sản thế chấp đủ tiêu
chuẩn. Có thể hiểu, trong điều kiện bình thường, NHTW khơng có quan hệ
cho vay trực tiếp với Chính phủ và khu vực tư nhân (NHTW khơng tiến hành
việc mua đứt trái phiếu chính phủ hay nợ doanh nghiệp và các công cụ nợ
khác) nhưng bằng cách điều chỉnh mức lãi suất chính sách, NHTW có khả

năng kiểm soát khả năng thanh khoản trên thị trường tiện tệ một cách có hiệu
quả. Biện pháp này giúp NHTW có thể đưa ra CSTT mở rộng phù hợp với
nền kinh tế trong giai đoạn suy thối, qua đó giúp thúc đẩy nền kinh tế phát
9


triển năng động hơn. Cần lưu ý là CSTT chủ yếu phát huy tác động tích cực
của nó trong ngắn hạn, nếu như sử dụng nó kéo dài thì có thể gây ra tình trạng
lạm phát gia tăng bởi thực chất CSTT không tác động trực tiếp vào tổng cầu.
2.1.2. Những chính sách của nhà nước
Song song, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đạt được một số
kết quả: Lũy kế giai đoạn 2017 – 2019, đã có 171 DN được cấp có thẩm
quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tuy nhiên chỉ có 36/128 DN tḥc
danh mục cổ phần hóa theo kế hoạch tại các Quyết định số 991/TTg-ĐMDN
ngày 10/7/2017 và số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính
phủ (đạt 28%); số còn phải cổ phần hóa theo kế hoạch là 92 DN (tương ứng
72%). Thực hiện thoái vốn nhà nước tại 92 DN theo danh mục tại Quyết định
số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, với giá trị thoái
vốn là 4.704 tỷ đồng (đạt 7,8% kế hoạch), thu về 8.964 tỷ đồng. Ngoài ra, các
DN không thuộc danh mục tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg từ năm 2017 đến
nay đã thoái 3.785 tỷ đồng (theo mệnh giá), thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm
109,96 nghìn tỷ đờng từ thoái vớn tại Sabeco)… Cùng với đó, Ủy ban Quản
lý vốn nhà nước tại DN được thành lập và đi vào hoạt động.
Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại các TCTD có một số kết quả cụ thể: 1)
Xử lý nợ xấu tại các TCTD được thực hiện thực chất hơn. Nợ xấu nội bảng
của hệ thống các TCTD tiếp tục được xử lý, kiểm soát và duy trì ở mức dưới
3% theo quy định, đến cuối tháng 8/2019 tỷ lệ này là 1,98%; 2) Từng bước xử
lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo.
Quan trọng hơn cả là tái cơ cấu lại đầu tư công đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động đầu tư công được nâng

cao, cắt giảm tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản. Đồng
thời, tỷ lệ vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài tăng
lên.
10


2.2. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam
2.2.1. Thống kê tình hình lạm phát tại Việt Nam
Bảng 2. 1: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020
Năm

Tỷ lệ lạm phát

2015

0.63

2016

2.66

2017

3.53

2018

3.54

2019


2.79

2020

3.23

Nguồn Số Liệu: Tổng Cục Thống Kê
Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách
tài khóa và tiền tệ thắt chặt, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất, gia tăng hàng
xuất khẩu và kiểm sốt nhập siêu,… lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức
thấp kỷ lục 0.63% vào năm 2015.
Trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn
được giữ ổn định ở mức 4%.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020

11


Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của
Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 diễn ra mạnh mẽ, có nhiều chuyển biến
tích cực và thực chất hơn.Tái cơ cấu, đổi mới mơ hình tăng trưởng theo
hướng tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng trưởng dựa trên chất
lượng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Sơ đồ 2. 1: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020

Trong quá trình triển khai, nước ta đã từng bước đổi mới mơ hình tăng
trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việc tốc độ tăng GDP
bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt mức 6,73% (cao hơn tốc độ tăng bình
quân 5,91%/năm của giai đoạn 2010-2015), đạt mục tiêu tăng trưởng bình

quân 6,5%-7% của Kế hoạch 5 năm 2016-2020. Quy mô nền kinh tế tiếp tục
được mở rộng, đạt khoảng 266,5 tỷ USD, năm 2019 bình quân đầu người đạt
2.786 USD (năm 2018 là 2.590 USD).
Đáng chú ý là lạm phát tiếp tục được kiểm soát, giảm từ 7,7% bình
quân giai đoạn 2011-2015 xuống 3,1% ước bình quân giai đoạn 2016-2017,
năm 2018 là 3,54%, năm 2019 là 2,79% (vượt kế hoạch đặt ra). Lạm phát cơ
bản bình quân được duy trì ở mức thấp, năm 2017 và 2018 lần lượt là 1,41%,
1,48%; năm 2019 là 2,01%.
12


Hơn nữa, xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng. Cơ cấu chuyển dịch tích cực
theo hướng giảm xuất khẩu thơ, tăng tỷ trọng hàng chế biến, nông sản và tăng
nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
2.2.2. Đánh giá thực trạng lạm phát tại Việt Nam
Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số đặc điểm chính của lạm
phát ở Việt Nam như sau:
Tăng trưởng kinh tế cao đi liền với lạm phát cao và các bất ổn vĩ mô khác
Đây là đặc điểm chung của nhiều nền kinh tế đang phát triển, song
được thể hiện rất rõ ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là do mơ hình tăng
trưởng theo chiều rộng của Việt Nam dựa trên lao động giá rẻ, song năng suất
lao động thấp, xuất khẩu tài nguyên, nông lâm thủy sản là chủ yếu và cịn
dưới dạng thơ; sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp, sử dụng
công nghệ lạc hậu vừa lãng phí nguyên nhiên liệu, vừa gây ơ nhiễm mơi
trường.
Để thúc đẩy tăng trưởng, mơ hình này dựa vào các chính sách tài khóa
nới lỏng để mở rộng đầu tư (đặc biệt đầu tư công) và chính sách tiền tệ nới
lỏng (tăng cung tiền và tăng tín dụng).
Đầu tư và tăng trưởng tín dụng cao, gây mất cân đối nghiêm trọng
trong nhiều năm giữa lượng tiền tung ra (thể hiện qua tốc độ tăng M2) và

hàng hóa sản xuất ra (biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP). Đây chính là
những nguyên nhân chính gây ra lạm phát cao giai đoạn trên. Bên cạnh, các
bất ổn vĩ mô bộc lộ rõ như: nhập siêu cao, tỷ giá biến động mạnh, dự trữ
ngoại hối giảm, lãi suất tiết kiệm tăng vọt.
Lạm phát Việt Nam phụ thuộc ngày càng lớn vào lạm phát thế giới
Độ mở của nền kinh tế nước ta hiện thuộc nhóm cao nhất thế giới, với
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hiện đạt khoảng 180% GDP. Với độ mở nền

13


kinh tế lớn, mọi biến động giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới phần lớn
được chuyển vào Việt Nam thông qua nhập khẩu.
Lạm phát bị tác động không nhỏ của việc tăng giá một số nhóm hàng theo
lộ trình
Trước đây, giá dịch vụ y tế và giáo dục được duy trì ở mức rất thấp
trong nhiều năm, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và nguồn vốn tái
đầu tư cho các lĩnh vực này.
Năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2012/NĐ-CP cho phép
các cơ sở khám chữa bệnh tăng giá dịch vụ y tế. Cũng trong năm này, Chính
phủ ban hành Nghị định 86/2012/NĐ-CP cho phép các cơ sở đào tạo tăng giá
dịch vụ giáo dục... Mục tiêu là vừa để nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa để
các cơ sở tự trang trải chi phí nhằm giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Ngồi ra, việc tăng giá điện theo lộ trình được thực hiện từ năm 2013
theo Quyết định 69/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ cũng
là yếu tố tác động đến CPI. Việc điều hành giá điện cũng được chuyển từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế thị trường.
2.3. Một số thuận lợi và thách thức trong kiểm soát lạm phát
2.3.1. Yếu tố thuận lợi
Chỉ tiêu lạm phát Quốc hội đặt ra cho giai đoạn 2015-2020 là dưới 4%.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu trên, nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận
lợi sau:
Thứ nhất, lạm phát trong những năm gần đây được kiềm chế ở mức
tương đối thấp. Trước sự quyết liệt của Chính phủ trong việc thực hiện các
giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, từ năm 2012 lạm phát
bắt đầu giảm mạnh và từ năm 2014 đến nay, chỉ số CPI luôn ở dưới 5%.
Đặc biệt, lạm phát lõi, tức lạm phát đã loại trừ biến động giá của các
nhóm hàng lương thực - thực phẩm và nhóm năng lượng ở mức khá thấp,
14


dưới 2% (lạm phát lõi năm 2016 là 1,84%). Lạm phát thấp trong những năm
gần đây là tiền đề thuận lợi đối với công tác quản lý, điều hành kiểm sốt lạm
phát trong tương lai.
Thứ hai, kinh tế vĩ mơ tương đối ổn định. Sau hàng chục năm liên tục
nhập siêu, cán cân thương mại Việt Nam đã đảo chiều sang xuất siêu trong 3
năm liên tiếp từ năm 2012 đến năm 2014. Mặc dù, năm 2015 nhập siêu quay
lại với mức 3,5 tỷ USD, song năm 2016 Việt Nam lại tiếp tục xuất siêu 2,7 tỷ
USD. Xuất siêu đã tạo thuận lợi giúp tỷ giá ổn định, qua đó giảm áp lực lên
lạm phát.
Dự trữ ngoại hối liên tục tăng và đạt mức kỷ lục 41 tỷ USD cuối năm
2016. Mức dự trữ ngoại hối cao đã góp phần giúp Ngân hàng Nhà nước ổn
định tỷ giá. Thực tế, tỷ giá ngoại hối tương đối ổn định trong năm 2016, ngay
cả trong bối cảnh đồng USD liên tục tăng giá mạnh.
Tỷ giá ổn định phần nào làm giảm áp lực lạm phát. Kinh tế vĩ mô ổn
định cũng đã tạo điều kiện và dư địa để Chính phủ tiếp tục ban hành các chính
sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở
mức hợp lý.
Thứ ba, nguồn cung hàng hóa trong nước, đặc biệt là về lương thực thực phẩm, khá dồi dào, đảm bảo không xảy ra biến động lớn về giá. Giá
lương thực - thực phẩm ổn định giúp kiềm chế lạm phát, nhất là trong điều

kiện của Việt Nam khi nhóm hàng lương thực - thực phẩm hiện chiếm tỷ
trọng lớn (gần 40%) trong rổ hàng hóa tính chỉ số CPI.
2.3.2. Những khó khăn và thách thức
Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi, song để đạt được chỉ tiêu lạm phát
năm tới dưới 4% là không mấy dễ dàng đặc biệt trong tình hình dịch bệnh
Covid 19, bởi nền kinh tế nước ta vẫn đang phải đối diện với khơng ít khó
khăn và thách thức.
15


Thứ nhất, mặc dù lạm phát từ năm 2014 đến nay ln dưới 5%, song từ
năm 2016 có xu hướng tăng mạnh (từ 1,84% năm 2014 và 0,63% năm 2015
lên 4,74% năm 2016). Nếu khơng có các biện pháp kiểm sốt chặt chẽ, lạm
phát có thể sẽ quay trở lại.
Thứ hai, cùng với chỉ tiêu lạm phát năm 2017 dưới 4%, Quốc hội cũng
đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 khá cao, là 6,7%. Trong điều kiện
Việt Nam chưa chuyển đổi hồn tồn mơ hình tăng trưởng kinh tế từ chiều
rộng sang chiều sâu, để đạt mức tăng trưởng đó, chính sách tiền tệ phải có sự
điều chỉnh và nới lỏng nhất định để hỗ trợ tăng trưởng GDP.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng năm 2017 có thể lên đến 20%, cao nhất từ
2011 đến nay. Cung tiền M2 có thể đạt mức 20%. Tăng trưởng tín dụng và
cung tiền khá cao sẽ tạo sức ép lên lạm phát, như đã từng xảy ra trong giai
đoạn 2004-2010.
Thứ ba, giá điện, dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục tiếp tục tăng theo lộ
trình sẽ đẩy chỉ số CPI tăng.
Thứ tư, bội chi ngân sách khá cao (trên 5%) và liên tục trong nhiều năm
tạo sức ép rất lớn lên lạm phát.
Thứ năm, giá hàng hóa thế giới (đặc biệt là các hàng hóa đầu vào cho
nền kinh tế Việt Nam), sau một thời gian khá dài tăng thấp, thậm chí giảm,
được dự báo sẽ tăng trở lại. Việt Nam hiện là nền kinh tế gia công xuất khẩu

dựa trên nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu, linh phụ kiện và máy móc thiết
bị. Giá hàng hóa thế giới tăng được nhập khẩu vào Việt Nam cũng đã đẩy giá
trong nước tăng theo...

16


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUY LUẬT
LƯU THƠNG TIỀN TỆ NHẰM NÂNG CAO KIỂM SỐT LẠM
PHÁT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ năng động và hiệu quả
Cần hạ lãi suất cho vay để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất
trong nước và xuất nhập khẩu, cung cấp hàng hóa cho nền kinh tế. Hạn chế
giải chấp CK , đề nghị các NH, Cty CK tạm ngừng giải chấp, tiếp tục gia hạn
hoặc NHNN hỗ trợ tài chính thơng qua hoạt động tái chiết khấu để tạo thanh
khoản cho các NH. Xử lý cầu đầu tư nước ngoài: Giữ tỷ lệ tham gia của bên
nước ngoài vào TTCK VN như hiện nay (49%-đối với CP các ngành khác,
riêng CP ngành NH là 30% ) nhưng tháo gỡ thủ tục hành chính.
Mở rộng đối tượng kiều bào nước ngồi mua nhà ở Việt Nam: Hiện
nay, Quốc Hội đang dự thảo nghị định cho người VIỆT NAM định cư ở nước
ngoài mua nhà ở VN. Đây là một giải pháp tốt đáp ứng được nguyện vọng
của bà con xa xứ nhưng cũng là một biện pháp cứu được sự đóng băng của thị
trường bất động sản. Tiếp tục siết chặt chi tiêu công đối với các dự án không
hiệu quả: đề nghị Quốc Hội và Chính phủ tiếp tục cắt giảm để tập trung vào
đầu tư xuất khẩu góp phần thăng bằng cán cân thương mại.
3.2. Thành lập quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng
Trước thực trạng nền kinh có dấu hiệu giảm phát, cần phải giảm tốc độ
tăng lãi suất huy động của ngân hàng, duy trì tốc độc tăng trưởng 7% là hợp
lý. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải bố trí ngân sách quỹ kích cầu để kích
thích tiêu dùng để kích thích nền kinh tế phát triển tránh xu hướng giảm phát

trong thời gian tới. Trước mắt cần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tăng năng
suất lao động làm cho giá trị của nền kinh tê “thật” khơng bị thốt li giá trị
của nó do nền kinh tế “ảo” (các hàng hóa của nền kinh tế ảo là các chứng từ
có giá: chứng khốn, quyền chọn mua, quyền chọn bán…)

17


3.3. Tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội và chi tiêu cơng và tư
Giảm mức tăng chi phí phải thực hiện tiết kiệm trong sản xuất xã hội.
Để làm được điều này, bản thân các doanh nghiệp cần tăng cường quản lý sản
xuất theo định mức, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố đầu vào theo đúng quy cách,
phẩm chất, chủ động nghiên cứu tìm vật tư thay thế với chi phí thấp, nhất là
đối với vật tư nguyên liệu nhập khẩu. Một giải pháp giảm mức tăng chi phí
khác có thể áp dụng là hồn thiện cơng nghệ, đổi mới công nghệ, cải tiến tố
chức quản lý nhằm tăng năng suất lao động. Đồng thời tiết kiệm chi tiêu cơng
của nhà nước, từng gia đình, cá nhân.
3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát phát huy tính cơng khai minh bạch
của chi tiêu cơng
Cần sốt xét lại các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động chi tiêu cả
trung ương và địa phương, đầu tư của các thành phần kinh tế, kiểm tra tiến độ
thực hiện các dự án, các cơng trình đầu tư. Khẩn trương hồn thành các dự án,
các cơng trình, đặc biệt là những cơng trình trọng điểm, hồn thành dứt điểm
các cơng trình dây dưa kéo dài để chúng sớm phát huy tác dụng. Chủ động
điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án đầu tư, tập trung ngân sách vào
những cơng trình cấp thiết, những chương trình khơng cấp thiết nên chuyển
vào những năm sau. Công khai minh bạch, thông qua sự giám sát chi tiêu
cơng của các tổ chức phi Chính phủ, các đồn thể chính trị xã hội và tổ chức
quần chúng.
3.5. Quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tệ trên thị trường

Tích cực thu hút ngoại tệ trong dân bằng việc khuyến khích gửi tiết
kiệm ngoại tệ với lãi suất hấp dẫn; thực hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt giữa tiền
Việt với một số ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạnh chi phối hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam như USD, EURO, Yên, Nhân dân tệ... đảm bảo tác động
khách quan vào xuất nhập khẩu, khơng gây thiệt hại chung cho nền kinh tế.
Khuyến khích chi tiêu không dùng tiền mặt, đặc biệt là khách nước ngoài, cần
18



×