Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn chuyên đề hội thảo bồi dưỡng học sinh yếu kém cấp thcs môn lịch sử các nước đông nam á, các nước châu phi, các nước mi latinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.03 KB, 20 trang )

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM
CẤP THCS Mơn: Lịch sử
I. Tác giả chun đề: Trần Hồi Văn - Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Thạch
II. Tên chuyên đề: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á, CÁC NƯỚC CHÂU PHI,
CÁC NƯỚC MI- LATINH
III. Thực trạng, chất lượng năm học 2018-2019
1. Kết quả khảo sát năm học 2018-2019
Khảo sát chất lượng HS lớp 9B
Có 11 HS trên tổng số 33 HS đạt điểm yếu kém = 33,3%
2. Nguyên nhân:
Giáo viên: Quan tâm sát sao chất lượng HS mũi nhọn nhiều hơn khắc phục học
sinh yếu kém, do chủ quan nghĩ rằng HS đã hiểu.
Học sinh
+ Học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học, còn ham chơi, chưa thấy được
tầm quan trọng của việc học tập, chưa tự giác học tập.
+ Một số em học sinh chưa biết cách học hiệu quả, chưa chú ý nghe giảng, chưa
tích cực tham gia góp ý xây dựng bài.
+ Tư tưởng môn học coi là phụ nên HS chưa dành thời gian học ở nhà.
c. Phụ huynh
- Một số phụ huynh thường xuyên đi làm về muộn nên thời gian quản lí việc học
ổ nhà của con cịn ít.

skkn


- Một số phụ huynh còn ngại giao tiếp với giáo viên về việc học tập của con
mình.
3. Giải pháp.
- Nhà trường lên kế hoach bồi dưỡng HS yếu kém
- Giáo viên khảo sát, phân loại đối tượng HS, lập kế hoạch và viết chuyên đề cụ


thể bồi dưỡng HS yếu kém.
1

skkn


- Phối hợp với phụ huynh HS để quản lí thời gian học.
IV. Đối tượng học sinh, thời lượng
- 11 em học sinh khối 9- Lớp 9B,
- Dự kiến số tiết dạy: 3 tiết.
V. Hệ thống các dạng bài tập đặc trựng của chuyên đề
- Ở chuyên đề này tôi cho các em làm lại bài tập
+ Bài tập tự luận
+ Bài tập trắc nghiệm có liên quan nhưng ở dạng nhận biết và thông hiểu.
+ Bài tập nối các sự kiện, nhân vật, địa danh Lịch sử
+ Bài tập điền từ thiếu vào chỗ trống…..
VI. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập
trong chuyên đề.
Ở chuyên đề này tôi dùng kết hợp các phương pháp như: vấn đáp, nêu ví dụ,
thuyết trình, giải thích, gợi mở, thực hành viết…
VII. Hệ thống các ví dụ, các bài tập cụ thể cùng lời giải cho chuyên đề.
NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN CHUYÊN ĐỀ: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á,
CÁC NƯỚC CHÂU PHI, CÁC NƯỚC MI- LATINH
A. CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á
1. Tình hình Đơng Nam Á trước và sau năm 1945:
- Trước năm 1945, các nước Đông Nam Á, trừ Thái Lan, đều là thuộc địa của
thực dân phương Tây.
- Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đơng
Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng. Với các sự kiện tiêu biểu:


skkn


+ Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đơng Nam Á đã nổi dậy
giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945) và Lào
(12/10/1945). Sau đó đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong
khu vực đã giành được độc lập.
+ Ngay sau đó nhiều nước ĐNA lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống
lại các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc.

2

skkn


+ Từ năm 1950, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đơng Nam Á lại trở nên
căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của đế quốc Mĩ. Mĩ đã thành lập khối quân sự SEATO
(1954) nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và phong trào giải phóng dân tộc đối với Đông
Nam Á; tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài tới 20 năm (1954 -1975).

+ Trong hồn cảnh đó đường lối đối ngoại của các nước ĐNÁ có sự phân hóa
khá rõ ràng:
- Một số nước là đồng minh của Mĩ: Thái Lan, Phi lip pin.
- Một số nước chống Mĩ đến cùng: VN, Lào, Cam pu chia.
Một số nước thực hiện chính sách hịa bình, trung lập: In đơ nê xi a, Miến Điện.
2. Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập
tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In-đơ-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Philíp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po).
+ Mục tiêu“Tuyên bố Băng Cốc” (8/1967) đã xác định mục tiêu của ASEAN là:
phát triển kinh tế, văn hóa, thơng qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên,

trên tinh thần duy trì hịa bình, ổn định khu vực.
+ Nguyên tắc “Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á” - Hiệp ước Ba-li
(2/1976) xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên Tôn trọng
đọc lấp chủ quyền.
- Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, do “vấn đề Cam-pu-chia” quan hệ giữa
các nước ASEAN và các nước Đông Dương lại trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, cũng
chính trong thời gian này một số nền kinh tế có sự chuyển biến và tăng trưởng mạnh mẽ
như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,...
3. Từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”
- Năm 1984 sau khi giành độc lập, Brunây trở thành thành viên thứ 6 của
ASEAN.

skkn


- Sau Chiến tranh lạnh, nhất là khi “vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết, tình
hình Đơng Nam Á được cải thiện, các nước lần lượt các nước gia nhập ASEAN: Việt
Nam gia nhập năm 1995, Lào và Mi-an-ma năm 1997, Cam-pu-chia năm 1999.
- Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành 1 tổ chức khu vực ngày càng có uy
tín với những hợp tác kinh tế. Năm 1992 ASEAN quyết định biến ĐNÁ thành khu vực
mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10- 15 năm. Năm 1994, A SEAN lập diễn đàn khu
3

skkn


vực ( ARF) với sự tham gia của nhiều nước ngoài khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ,...
* Những câu hỏi ôn tập tự luận
1. Sự ra đời , mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN

2. Quan hệ VN với ASEAN?
3. Sự phát triển của ASEAN từ 6 nước lên 10 nước.
4. Những biến đổi của ĐNÁ sau CTTGII? Biến đổi nào là quan trọng nhất?
* Những câu hỏi trắc nghiệm
1. Ba nước tuyên bố độc lập trong năm 1945 ở khu vực Đông Nam Á là
A. In- đô-nê- xi-a , Việt Nam , Lào. B. In- đo-nê- xi-a , Việt Nam , Ma-lai-xi-a.
C.Việt Nam , Ma-lai-xi-a – Lào.

D. Việt Nam , Lào – Thái Lan.

2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nan Á (ASEAN) được thành lập tại
A. Gia-các-ta (In-đô)

B. Ma-lai-xi-a

C. Băng Cốc (Thái lan)

D. Hà Nội (Việt Nam)

3. Nước nào sau đây gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nan Á (ASEAN)
vào tháng 7-1995.
A. Lào

B. Bru-nây

C. Mi-am-ma

D. việt Nam

4. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là phát triển

A. Kinh tế

B. Kinh tế- văn hóa

C. Qn sự

D. Chính trị - Qn sự

5. Số lượng thành viên tham gia ASEAN ngày thành lâp ( 8-8-1967) là
A. 2 nước

B. 3 nước

B. CÁC NƯỚC CHÂU PHI.

C. 4 nước

skkn

D. 5 nước


1. Tình hình chung:
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi
nổi ở châu Phi, sớm nhất là ở Bắc Phi - nơi có trình độ phát triển hơn. Ở Ai Cập, đã nổ
ra cuộc binh biến nhằm lật đổ chế độ quân chủvà tuyên bố thành lập nước CH Ai Cập
18/6/1953. Nhân dân An-giê-ri tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ ách thống trị của

4


skkn


thực dân Pháp (1954 - 1962). Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”, với 17 nước
tuyên bố độc lập.
- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước
và đã thu được nhiều thành tích. Tuy nhiên,từ cuối những năm 1980 nhiều nước châu
Phi vẫn nằm trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thậm chí diễn ra các cuộc xung đột,
nội chiến đẫm máu.
- Để hợp tác, giúp đỡ nhau khắc phục xung đột và nghèo đói, cộng với sự giúp
đỡ của cộng đồng quốc tế các nước Châu Phi đã thành lập được tổ chức thống nhất
châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).
2. Cộng hoà Nam Phi:
a. Khái quát:
- Nằm ở cực Nam châu Phi. Cộng Hòa Nam Phi có dân số 43,2 triệu người
(2002), trong đó da đen chiếm phần lớn dân số.
b. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi:
- Trong hơn 3 thế kỷ, chính quyền thực dân da trắng thực hiện chế độ phân biệt
chủng tộc tàn bạo với người Nam Phi.
- Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen đấu tranh
kiên trì chống chủ nghĩa A-pac-thai.
- Đến năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xóa bỏ.
- Tháng 4/1994, Nen-xơn Man-đê-la được bầu và trở thành vị tổng thống người
da đen đầu tiên ở Nam Phi.
- Nhân dân Nam Phi đang tập trung sức phát triển kinh tế và xã hội nhằm xóa bỏ
“chế độ A-pac-thai” về kinh tế và đã đưa ra “Chiến lược kinh tế vĩ mô”với tên gọi:
Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.
* Câu hỏi vận dụng:

skkn



1. Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Phi sau chiến tranh
thế giới thứ hai?
2. Theo em hiện nay châu Phi đang gặp phải những khó khăn gì trong cơng cuộc
phát triển kinh tế xã hội đất nước?
3. Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở
cộng hoà Nam Phi? Kết quả?
5

skkn


* Câu hỏi trắc nghiệm.
1. Lịch sử ghi nhận năm 1960 là "Năm châu phi" vì vào năm này
A. Tất cả các nước Châu phi giành được độc lập
B. Có 17 nước Châu phi giành được độc lập
C. chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn ở châu phi
D. phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng phi – Bắc phi phát triển mạnh mẽ
2. Nen –xơn-man-de-la là lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ
phân biệt chủng tộc ở
A. Cu-Ba

B. Ai Cập

C. An –Giê-Ri

D. Nam phi

3. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da

đen ở Nam Phi là ai ?
A.Chủ nghĩa thực dân cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa A-pác-thai.
D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
4. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì ?
A. Bóc lột tàn bạo người da đen.
B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.
C. Tước quyền tự do của người da đen.
D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.
5. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử

skkn


gì?
A. Sự sụp đỗ hồn tồn của chủ nghĩa thực dân trên tồn thế giới.
B. Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc, màu da trên thế giới.
C. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.
D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
6. Chiến lược "kinh tế vĩ mô" (6/1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi là gì ?
A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen.
6

skkn


B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.
C. Hội nhập, cùng phát triển.
D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.

C. CÁC NƯỚC MĨ LA TINH.
1. Những nét chung:
+ Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh đã giành được độc lập
từ những thập kỉ đầu thế kỷ XIX: Bra-xin, Vênêxuêla... Nhưng sau đó lại rơi vào vịng
lệ thuộc và trở thành “sân sau” của ĐQ Mĩ.
+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến, nhất là từ đầu những năm 60 đến
những năm 80 của TK XX, một cao trào đấu tranh đã diễn ra ở nhiều nước Mĩ la-tinh và
nơi đây được ví như “Lục địa bùng cháy” với mục tiêu là lật đổ chính quyền độc tài
phản động, thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ và tiến hành các cải cách tiến bộ,
nâng cao đời sống nhân dân. Tiêu biểu là cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba đầu năm
1959, Bô li vi a, Vê nê xu ê la...
+ Các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu trong củng cố độc lập dân
tộc, cải cách dân chủ,… Tuy nhiên, đến những thập niên 90 của thế kỉ XX tình hình ở
một số nước có lúc đã gặp phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình
hình bất ổn do cạnh tranh quyền lực giữa các phe phái…
- Hiện nay các nước Mĩ La-tinh đang tìm cách khắc phục và đi lên. Braxin và
Mêhicô là 2 nước công nghiệp mới.
2. Cu-ba hòn đảo anh hùng:
+ Khái quát
- Cu-ba nằm ở vùng biển Ca-ri-bê, hình dạng giống như con cá sấu. Diện tích:
111.000 km2, dân số: 11,3 triệu người (2002).
+ Phong trào cách mạng Cu-ba (1945 đến nay)

skkn


- Khởi đầu từ cuộc tấn công vũ trang của 135 thanh niên yêu nước vào pháo đài
Môn-ca-đa ngày 26/07/1953, mặc dù khơng thành cơng nhưng nó đã gây một tiếng
vang lớn và mở ra phong trào “26/7”. Nhân dân Cu-ba đã kiên trì đấu tranh dưới sự
lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô một cách kiên cường vượt qua muôn vàn khó khăn,

gian khổ, nhằm lật đổ chính quyền Ba-ti-xta thân Mĩ. Ngày 1/1/1959, Cách mạng Cu Ba
thắng lợi.

7

skkn


- Sau CM, Chính phủ do Phi-đen đứng đầu đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ
triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của TB nước ngồi, xây dựng
chính quyền cách mạng các cấp và thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục, y tế,…
Bộ mặt đất nước Cu-ba thay đổi căn bản và sâu sắc.
- Tháng 4/1961 sau khi đánh tan đội quân đánh thuê của Mĩ trên bãi biển Hê rôn,
Cu Ba tuyên bố tiến lên CNXH.
- Trong nửa thế kỉ qua, nhân dân Cu-ba đã kiên cường, bất khuất vượt qua những
khó khăn to lớn do chính sách phá hoại, bao vây, cấm vận về kinh tế của Mĩ, cũng như
sự tan rã của LX và hệ thống XHCN (khơng cịn những đồng minh, nguồn viện trợ và
bạn hàng buôn bán,…), Cu-ba vẫn đứng vững và tiếp tục đạt được những thành tích
mới.
* Câu hỏi vận dụng tự luận:
1. Những nét chung của cách mạng Mĩ latinh từ sau năn 1945 đến nay?
2. Tại sao nói cách mạng Cu Ba là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân
tộc ở Mĩ La tinh?
3. Mối quan hệ Việt Nam- Cu ba..Cơ sở nào xây dựng nên mối quan hệ đó.
* Câu hỏi vận dụng trắc nghiệm:
1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng
như thế nào?
A. Thuộc địa của Anh, Pháp.
B. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
C. Những nước hoàn toàn độc lập.

D. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
2. Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi
sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào ?
A. Thực dân Anh. C. Thực dân Pháp.

skkn


B. Đế quốc Mĩ.

D. Phát xít Nhật.

3. Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ
hai được mệnh danh là gì ?
A. "Đại lục mới trỗi dậy".
B. "Đại lục bùng cháy".
8

skkn


C. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất.
D. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trổi dậy".
4. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba ?
A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cuba (1956).
B. Cuộc tấn công vào trại lính Mơn-Ca-đa (26/7/1953).
C. Nghĩa qn Cu Ba mở cuộc tấn công (1958).
D. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959).
5. Phi-đen Cax-tơ-rô tuyên bố: Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn
cảnh nào?

A. Đất nước đã lật đổ chế độ độc tài Batixta.
B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của
Mĩ tại bãi biển Hi-rôn.
C. Mĩ bao vây cấm vận.
D. Mất nguồn việc trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.
6. Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc
Mĩ La-tinh"
A. Ac-hen-ti-na.

B. Braxin.

C. Cu Ba.

D. Mê-hi-cô.

7. Đối tượng chủ yếu của phong trào cách mạng ở Mĩ latinh sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là
A. Đế quốc Mĩ

B. Giai cấp địa chủ phong kiến

C. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-Thai

D. Chính quyền độc tài phản động

skkn


8. Hình thức chủ yếu của cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Cu-Ba là
A. Nghị trường


B. Ngoại giao

C. Vũ trang

D. Chính trị

9. Hãy nối các niên đại ở cột A phù hợp với sự kiện ở cột B.
A

Nối

B

1. 17/8/1945

a. Lào tuyên bố độc lập

2. 2/9/1945

b. In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập
9

skkn


3. 12/10/1945

c. Việt Nam tuyên bố độc lập


4. 1950

d. Ai Cập tuyên bố độc lập

5. 1962

đ. Ấn Độ tuyên bố độc lập

6. 1952

e. An-giê-ri tuyên bố độc lập

7. 1/1/1959

g. Irắc tuyên bố độc lập

8. 1958

h. Cu Ba tuyên bố độc lập.

VIII. Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị (Chưa triển khai)
Sông Lô, ngày 14 tháng 11 năm 2019
TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ

Trần Hoài Văn

skkn


10


skkn



×