I. Một số lý luận về phân tích SWOT
1.1. Định nghĩa
1.1.1. Khái niệm chung về phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats
(Thách thức) – là một mơ hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh
nghiệp.
Phân tích SWOT (SWOT) là yếu tố quan trọng để tạo dựng chiến lược sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ
nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình
xây dựng kế hoạch, phân tích SWOT đóng vai trị là một công cụ căn bản nhất, hiệu
quả cao giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, khơng chỉ về chính doanh nghiệp
mà cịn những yếu tố ln ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh
nghiệp.
1.1.2. Ưu, nhược điểm của phân tích SWOT
Ưu Điểm
Khơng tốn chi phí: SWOT là phương pháp phân tích tình hình kinh doanh
hoặc bất kỳ dự án nào do doanh nghiệp thực hiện. Phương pháp hiệu quả và tiết
kiệm chi phí, đây là 2 lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT.
Kết quả quan trọng: SWOT sẽ đánh giá được 4 phương diện điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức để doanh nghiệp rút ra được kết quả chính xác giúp
hồn thiện dự án, vượt qua rủi ro.
Ý tưởng mới: Mơ hình SWOT có thể cung cấp các ý tưởng mới cho doanh
nghiệp bằng các phân tích trong 4 mục cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của
SWOT. Mơ hình khơng chỉ cho bạn biết lợi thế, bất lợi mà cả những mối đe dọa để
giúp bạn đối phó hiệu quả hơn trong tương lai, có những kế hoạch tránh các rủi ro
tốt nhất.
Nhược điểm
Kết quả chưa chun sâu: Chính vì việc phân tích SWOT khá đơn giản, nên
kết quả nhận về chưa thực sự phản ánh đúng các khía cạnh. Kết quả không đưa ra
phản biện, chỉ tập trung vào việc chuẩn bị dự án, điều đó khơng đủ để hồn thiện
đánh giá và đưa ra định hướng, mục tiêu.
Cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn: Để thực sự đạt kết quả tốt thì việc phân
tích SWOT cơ bản là khơng đủ, vì kỹ thuật SWOT chỉ tập trung nghiên cứu và phân
tích bức tranh tồn cảnh.
Phân tích chủ quan:Một phân tích đầy đủ là phân tích đánh giá được ảnh
hưởng đến hiệu suất của công ty, dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so
sánh được, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh.
1
1.2. Các thành phần trong ma trận SWOT
1.2.1. Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng của doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…
Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so
sánh với đối thủ cạnh tranh.
Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm địn bẩy), là những tố chất nổi trội xác
thực và rõ ràng. Bao gồm:
Trình độ chun mơn
Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm cơng tác
Có nền tảng giáo dục tốt
Có mối quan hệ rộng và vững chắc
Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê cơng việc
Có khả năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc
1.2.2. Weaknesses – Điểm yếu
Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp đang có. Doanh
nghiệp cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với
các đối thủ trên thị trường. Bao gồm:
Những tính cách khơng phù hợp với cơng việc, những thói quen làm
việc tiêu cực.
Thiếu kinh nghiệm cơng tác hoặc kinh nghiệm khơng thích hợp.
Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
Hạn chế về các mối quan hệ.
Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao
1.2.3. Opportunities – Cơ hội
Những tác động từ mơi trường bên ngồi nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của
doanh nghiệp thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
Sự phát triển, nở rộ của thị trường
Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
Xu hướng cơng nghệ thay đổi
Xu hướng tồn cầu
Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
Mùa, thời tiết
Chính sách, luật
1.2.4. Threats – Nguy cơ
Yếu tố bên ngồi nào đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trên con đường
đi đến thành cơng chính là nguy cơ (hay thách thức). Danh sách các vấn đề sau đây
có thể giúp doanh nghiệp tìm ra nguy cơ sẽ gặp phải trong tương lai:
Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.
Những áp lực khi thị trường biến động.
Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.
Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
2
Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân.
cần nâng cao hiệu quả công ty
II. Ví dụ về phân tích SWOT
2.1. Giới thiệu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch tiếng Anh là Asia
Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là ngân hàng Á Châu và viết tắt là
ACB.Ngân hàng ACB được thành lập từ 4/6/1993, sau 17 năm hoạt động phát triển
đến 31/12/2010 vốn điều lệ của ngân hàng Á Châu đã đạt đến 9,376,965,060.000
đồng.
2.2. Phân tích SWOT của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.2.1. Strengths
1. Tỷ suất lợi nhuận cao - Trong khi các ngân hàng khác đã bị giảm tỷ suất
lợi nhuận, ACB vẫn đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
2. Sự hiện diện trên phạm vi rộng - Tập đoàn Ngân hàng ACB có mạng lưới
đại lý và liên kết rộng khắp, hỗ trợ cung cấp các dịch vụ hiệu quả cho khách hàng
và quản lý các thách thức cạnh tranh trong ngành Ngân hàng Khu vực.
3. Sự chấp nhận của xã hội - ACB cũng có chiến lược tiếp thị kỹ thuật số
thống trị trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau, giúp xây dựng mối quan
hệ thân thiết với khách hàng.
4. Các dịch vụ sẵn có đa dạng - ACB có danh mục sản phẩm đa dạng giúp
giảm thiểu rủi ro liên quan đến hoạt động của ngân hàng ACB và phù hợp để triển
khai trực tuyến.
2.2.2. Weaknesses
1. Thị phần sụt giảm - Do tốc độ tăng trưởng doanh thu của cơng ty chậm
hơn, Tập đồn Ngân hàng ACB phải phân tích kỹ lưỡng các xu hướng khác nhau
trong lĩnh vực Tài chính và xác định những gì cần làm để thúc đẩy tăng trưởng
trong tương lai.
2. Đầu tư không đầy đủ vào các dịch vụ hướng tới khách hàng - Điều này có
thể dẫn đến việc các đối thủ cạnh tranh giành được lợi thế trong thời gian ngắn.
3. Quá trình ra quyết định chậm, dẫn đến q trình chuyển đổi mở rộng hơn
sang mơ hình trực tuyến.
4. Miễn cưỡng chuyển đổi - Mặc dù các tùy chọn 'Mở rộng nghề nghiệp' của
ACB cho phép người lao động lớn tuổi tiếp tục làm việc, họ vẫn do dự khi chuyển
sang mơ hình trực tuyến sau khi làm theo các phương pháp ngân hàng truyền thống.
2.2.3. Oppotunities
1. Đầu tư công nghệ đáng kể - Tiến bộ công nghệ buộc ACB phải thích ứng
và nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động kinh doanh.
2. Cơ hội trong Không gian Trực tuyến - Khi khách hàng sử dụng nhiều dịch
vụ trực tuyến hơn, Tập đoàn Ngân hàng ACB có thể cung cấp các dịch vụ mới cho
khách hàng trong ngành Tài chính Khu vực.
3
3. Tăng cơ sở khách hàng - Chuyển sang mô hình trực tuyến sẽ dẫn đến việc
thu hút nhiều khách hàng hơn.
4. Mở rộng thị trường tài chính - Khả năng mở rộng thị trường tài chính đến
các địa điểm xa xôi thông qua cơ sở dữ liệu trực tuyến.
2.2.4. Threats
1. Sự thiếu hụt nhân viên có tay nghề - Cơng ty có thể sớm đối mặt với
những thách thức về nguồn nhân lực được đào tạo do sự thay đổi của nhân viên cao
và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các giải pháp sáng tạo.
2. Sự phát triển sản phẩm của đối thủ cạnh tranh - Do tiến bộ cơng nghệ, có
sự cạnh tranh gay gắt giữa bốn ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng trực
tuyến.
3. Nguy cơ vi phạm dữ liệu cao - Mức độ đe dọa mạng cao, có khả năng dẫn
đến mất dữ liệu cá nhân của khách hàng.
4. Các vấn đề pháp lý - Tỷ lệ các hoạt động tiền tệ bất hợp pháp ngày càng
tăng do phạm vi bao phủ rộng rãi.
2.3. Chiến lược dựa vào phân tích SWOT nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới cơng nghệ.
Để có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao nhằm cải thiện chất lượng
dịch vụ, các hành vi liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, ACB cần phải xây dựng
một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề
nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các quốc gia tiên tiến trong khu
vực và toàn cầu. Về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp
ứng với mỗi chức danh, vị trí cơng việc, làm cơ sở cho việc hướng đến tiêu chuẩn
hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau.
2.3.2. Tăng cường công tác quản trị, quản lý trong và ngoài doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là yếu tố sống cịn của tổ chức, là cốt lõi của thành
cơng cũng như thất bại, nên đây được xem là giải pháp chính yếu mà tác giả muốn
đề cập đến, trong đó quản trị doanh nghiệp gồm các vấn đề như sau:
*Tăng cường quản trị chiến lược: nhà quản trị phải có chiến lược, phương
pháp quản trị hiện đại phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội và của bản thân
doanh nghiệp, theo đúng kế hoạch và định hướng tổ chức đã vạch ra.
*Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro một cách hoàn chỉnh, xây dựng các chiến
lược đối nội, đối ngoại, chiến lược về nhân lực, công nghệ và các chiến lược dự
phòng, các chiến lược về quản trị sự thay đổi,…
2.3.3. Nâng cao năng lực hoạt động của bản thân doanh nghiệp
Đây là nhóm giải pháp mang tính nội tại của các chi nhánh ACB, trong đó
các vấn đề như huy động vốn vay, khả năng sử dụng vốn vay, nâng cao chất lượng
tài sản có, đẩy mạnh xử lý nợ tồn đọng, giảm thiểu các chi phí hoạt động, lựa chọn
phân khúc khách hàng rủi ro,…
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Hữu Hạnh (2010). Nghiệp vụ ngân hàng Trung ương. Nxb
Lao động, Hà Nội.
2. Lê Dân (2004). Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích
hiệu quả hoạt động NHTM. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Kiều (2011). Giáo trình nghiệp vụ NHTM. Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tiến (2015). Giáo trình Quản trị NHTM. Nxb Thống kê,
Hà Nội.
5. Nguyễn Việt Hùng (2008). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018). Giáo trình Luật Ngân hàng Việt
Nam. Nxb Cơng an nhân dân.
7. Trương Minh Du (2014). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
của NHTM, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
5