Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.96 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN HUY

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 834 04 10

Đà Nẵng – 2023


Cơng trình được hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Phạm Quang Tín

Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 2: TS. Hồng Hồng Hiệp

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 01 năm 2023

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan
tâm giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nơng thơn.
Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai,
chính sách tín dụng, chính sách phát triển nơng nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hố và đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp, chính sách
khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp và nơng thơn...
Ngọc Hồi là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh
Kon Tum, với cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu là trồng cây lương
thực, trồng rừng phòng hộ, trồng cây công nghiệp như: cao su, cà
phê, lúa nước; phát triển chăn ni gia súc như bị, lợn, dê... có thể
thấy, đa phần người dân sống bằng nghề làm nông. Trước những cơ
hội cũng như thách thức, lao động tại huyện Ngọc Hồi bộc lộ những
hạn chế nhất định, đó là: số người thiếu việc làm trên địa bàn huyện
còn cao, trình độ học vấn của một số bộ phận lao động còn thấp,
chưa đồng đều nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hoặc có việc
làm nhưng chưa ổn định, thu nhập thấp; đời sống vật chất còn nhiều
khó khăn; nhiều lao động trong độ tuổi thanh niên còn thiếu ý thức
trách nhiệm, thiếu đạo đức, lười lao động, thích hưởng thụ, thụ động,
chưa có ý chí vươn lên để lập thân lập nghiệp… Từ đó dẫn đến tình
trạng, việc nhiều nhưng khơng tuyển được lao động và lao động
nhiều nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do nền kinh tế nói
chung và kinh tế nơng nghiệp nói riêng tại địa cịn chậm phát triển,
q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên chưa tạo ra nhiều
việc làm cho lao động nơng thơn; trình độ của lao động nơng nghiệp

cịn hạn chế, tỉ lệ lao động nơng thơn khơng có việc làm, thiếu việc
làm đang có xu hướng gia tăng. Hơn nữa, công tác đào tạo nghề cho


2
lao động ở nơng thơn được triển khai cịn chậm. Ở nhiều địa phương,
cán bộ và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao
động, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, không phải
là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
Xuất phát từ phân tích lý luận và thực tiễn trên, tôi quyết
định lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho
người lao động trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giải quyết
việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon
Tum.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về
giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Ngọc Hồi,
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017 – 2021.
Đề xuất giải pháp và kiến nghị thực hiện giải pháp để hoàn
thiện hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người
lao động trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người
lao động trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về giải
quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum

Về không gian nghiên cứu: trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum.
Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2017 – 2021
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng tổng hợp các


3
phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp thống kê: để thu thập và xử lý dữ liệu, phục
vụ nghiên cứu định lượng và để tóm tắt thơng tin, hỗ trợ cho việc tìm
hiểu rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt
trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu, xem xét những nghiên cứu
trước đây về nội dung đề tài. Qua đó, rút ra những nội dung cần bổ
sung, làm sáng tỏ mà nghiên cứu trước chưa đề cập.
- Phương pháp so sánh: để tìm ra điểm giống và khác nhau
của những vấn đề cần nghiên cứu, giúp việc phân tích, đánh giá vấn
đề một cách tồn diện, khoa học và chính xác hơn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: trên cơ sở
nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của cả nước và của các địa
phương, từ đó phân tích, vận dụng hồn thiện vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giải quyết
việc làm cho người lao động.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc
làm cho người lao động trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon
Tum.”

Chương 3: Giải pháp quản lý nhà nước về giải quyết việc
làm cho người lao động trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1.1. Khái niệm về giải quyết việc làm
* Giải quyết việc làm
Theo nghĩa hẹp, GQVL là biện pháp chủ yếu hướng vào đối
tượng thất nghiệp hay thiếu việc làm, nhằm tạo cho người lao động
duy trì tỷ lệ thời gian thất nghiệp ở mức thấp nhất. Hiểu một cách
đơn giản thì GQVL là biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất
nghiệp hay thiếu việc làm, nhằm tạo cho người lao động duy trì tỷ lệ
thời gian thất nghiệp ở mức thấp nhất. Cịn hiểu một cách đầy đủ, thì
GQVL là q trình tạo ra mơi trường hình thành các chỗ làm việc và
sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc đó để có việc làm
chất lượng. đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử
dụng lao động, đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển đất nước.
b. Vai trò của việc giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ
bản của mọi quốc gia, nhằm góp phần đẩm bảo an toàn, ổn định và
phát triển xã hội. Đối với nước ta, giải quyết việc làm cho người lao
động, hạn chê thất nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu
kinh tế vĩ mô mà Nhà nước thường xuyên quan tâm thực hiện.
1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc
làm

Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động
là sự tác động điều chỉnh của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật,
kế hoạch, chính sách và các biện pháp nhằm đảm bảo cho người lao
động có việc làm; đồng thời sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn
nhân lực.


5
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM
1.2.1. Xây dựng tổ chức thực hiện các chƣơng trình đề án
hỗ trợ tạo việc làm
Trong thời gian qua, Nhà nước đã có rất nhiều cơ chế chính
sách về tạo việc làm được bổ sung và sửa đổi phù hợp với cơ chế thị
trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động
cũng như người sử dụng lao động. Hệ thống các văn bản quản lý nhà
nước về lao động – việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều luật mới ra
đời và đi vào cuộc sống.
1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về
việc làm
Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ giải quyết
việc làm đóng vai trị đầu mối quan trọng trong q trình thực thi có
hiệu quả các cơ chế chính sách ban hành. Kịp thời phổ biến để NLĐ
được tiếp cận, hướng dẫn, hỗ trợ các nguồn lực đảm bảo đủ điều kiện
và đúng quy trình.
1.2.3. Quản lý lao động, thông tin thị trƣờng lao động và
bảo hiểm thất nghiệp
Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động và bảo hiểm
thất nghiệp với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý
lao động nói riêng, quản lý lao động nước ngồi làm việc tại Việt

Nam nói riêng.
1.2.4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch
vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc
làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả kết nối cung – cầu lao động.
Hiện nay để thực hiện chủ trương của Chính phủ, của Bộ,
việc thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp cụ thể như: đầu tư vào cơ sở


6
vật chất và chỉ đạo hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm phối kết hợp
với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, từng bước thực
hiện tốt mối quan hệ phối hợp công – tư trong dịch vụ việc làm để
chia sẻ kinh nghiệm, kết nối thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động dịch vụ việc làm.
1.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về việc làm
Kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách giải quyết việc
làm cho người lao động là việc các cơ quan chức năng thực hiện việc
theo dõi, kiểm soát đối với các hoạt động liên quan đến giải quyết
làm tại địa phương, nhằm bảo đảm pháp luật và chính sách giải quyết
việc làm cho người lao động được thực thi nghiêm chỉnh, có tác
dụng tích cực đến đời sống kinh tế- xã hội.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.3.1. Năng lực của bộ máy QLNN về GQVL
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.4. Quy mô, cơ cấu lao động của địa phƣơng

1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Một số bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm tại
Thành phố Kon Tum
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm tại
huyện Đăk Hà
1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm tại
huyện Ngọc Hồi


7
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN NGỌC HỒI ẢNH HƢỞNG TỚI
CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
2.1.1. Giới thiệu về huyện Ngọc Hồi
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm về kinh tế
b. Đặc điểm về xã hội
2.1.4. Tình hình lao động việc làm
Trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19,
huyện Ngọc Hồi đã nghiêm túc thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết
liệt phòng chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội. Đặc biệt, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Huyện ủy,
HĐND, UBND huyện và sự nỗ lực các cấp, các ngành và các địa
phương, doanh nghiệp trong việc triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải
pháp, chính sách thiết thực, cụ thể với quyết tâm cao, đồng thời tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ người lao động mất,

thiếu việc làm.
a. Quy mô nguồn lao động
Trong giai đoạn 2017-2021, quy mô lao động tăng từ 32.800
người lên đến 41.500 người, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn là
6,06%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về
lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm huyện Ngọc Hồi có trung
bình khoảng 2000 người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi
thế cạnh tranh quan trọng của Ngọc Hồi trong việc thu hút đầu tư,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội. (Bảng 2.1)
b. Cơ cấu nguồn lao động


8
Ngọc Hồi là huyện có quy mơ dân số tương đối, tháp dân số
tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với
nguồn nhân lực dồi dào. Tính đến hết năm 2021, nguồn lao động trên
địa bàn huyện là 41.500 người, trong đó nữ là 45,3%. Xét cơ cấu lực
lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam lại nhiều hơn nữ
với trên 50% lao động là nam giới. Tuy nhiên, sự chênh lệch này
không đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ khá cao so với lao động nam do
hạn chế về sức khỏe, những mâu thuẫn giữa sinh đẻ và làm việc, cơ
hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh là thấp. (Bảng 2.2)
Mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ
chun mơn, song vẫn cịn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao
động ở huyện Ngọc Hồi hiện nay:
Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng, phân bổ
lao động chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai, tạo việc làm
cho người lao động và tác động tích cực đến sự di chuyển lao động.
Lao động tập trung chủ yếu ở thị trấn Pleikan chiếm tới 31,5%, xã

Bờ Y 13,5%, xã Đăk Xú 11,5% và thấp nhất là xã Đăk Nông 6,3%.
Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông
nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn
cung lao động ở hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng
lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân
hàng, tài chính, thơng tin viễn thơng, du lịch…) và cơng nghiệp mới.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
2.2.1. Xây dựng tổ chức thực hiện các chƣơng trình đề án
hỗ trợ tạo việc làm
Trong giai đoạn 2017-2021, huyện Ngọc Hồi đã áp dụng
xuyên suốt 01 chương trình tạo việc làm cho người lao động, với số


9
việc làm dự kiến trong khoảng 400 việc (Bảng 2.4). Ngồi ra, huyện
cũng như phịng chun mơn cịn ban hành khoảng 40 văn bản mỗi
năm. Số văn bản đã triển khai của phòng LĐ – TBXH năm 2021 là
24 văn bản tăng 42% so với năm 2017. Huyện Ngọc Hồi đã ban hành
cũng như triển khai một cách nghiêm túc và kịp thời các văn bản quy
phạm pháp luật về việc làm đến với người lao động, các văn bản hầu
hết có nội dung dễ tiếp cận và rõ ràng. Song song với đó là áp dụng
triển khai có hiệu quả các chính sách như chính sách tín dụng ưu đãi,
chính sách đất đai, chính sách kết nối thị trường...
Bảng 2.4: Chương trình tạo việc làm cho lao động Ngọc Hồi
theo tình trạng việc làm giai đoạn 2017-2021
Chỉ tiêu
Chương trình tạo việc làm


2017
1

2018
1

2019
1

2020
1

2021
1

Chương trình thực hiện
1
1
1
1
1
Số việc làm dự kiến
350
350
350
350
400
(Tính tốn từ nguồn: Phịng Lao động – Thương binh và Xã
hội huyện Ngọc Hồi)
2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về

việc làm
Công tác tuyên truyền về GQVL trên địa bàn huyện được
đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú trên nhiều kênh khác nhau
như: trên Báo, Đài PT-TH huyện, hệ thống đài truyền thanh xã, thị
trấn. Nội dung tuyên truyền tập trung chuyển tải các thông điệp về
việc làm, GQVL, và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Định kỳ phối hợp với Trung tâm hỗ trợ việc làm và Huyện
đoàn tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã, thi trấn
trên địa bàn, qua đó thơng tin đến các đồn viên, thanh niên; học sinh
Trường Trung học phổ thông (THPT) và người lao động về những
chính sách hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo


10
hợp đồng; khái quát về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Cụ thể trong năm 2021, UBND huyện đã chỉ đạo phòng LĐTB&XH phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể của huyện,
UBND các xã, thị trấn thường xuyên thực hiện công tác truyền thông
bảo đảm GQVL trực tiếp cấp huyện là 8 hội nghị, thu hút gần 1000
lượt người tham gia (Bảng 2.6). Bên cạnh đó, các xã, thị trấn truyền
thơng tập trung 96 buổi/2.886 người, truyền thơng tại hộ gia đình: 75
buổi/ 2.201 người tiếp cận; thảo luận nhóm: 20 buổi/ 565 người tiếp
cận. Đồng thời, còn tổ chức tuyên truyền, phát thơng tin việc làm và
các chính sách GQVL thơng qua các tờ rơi, áp phích, tờ gấp, xe
truyền thơng thường xun đưa tin.
Nhìn chung, cơng tác thơng tin, truyền thơng về việc làm và
chính sách hỗ trợ GQVL trong thời gian qua trên địa bàn huyện đã
được đẩy mạnh với nhiều hình thức phù hợp, phong phú. Qua đó, đã
góp phần nào nâng cao nhận thức và ý thức người dân về tầm quan
trọng của việc làm và chủ động tạo việc làm. Tuy nhiên, cơng tác này

cũng có một số hạn chế, khó khăn nhất định. Việc tuyên truyền chưa
sâu, chưa sát với thực tế, tại những khu vực trọng điểm chưa đủ tiếp
cận mạnh để làm chuyển biến từ nhận thức sang hành vi. Trong
tuyên truyền, chưa thật sựu làm rõ vấn đề giải quyết rủi ro khi đưa
lao động đi xuất khẩu dẫn đến tâm lý lo lắng, hoang mang trong
người dân; các chương trình hỗ trợ việc làm chưa phổ biến cụ thể vì
phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
2.2.3. Quản lý lao động, thông tin thị trƣờng lao động và
bảo hiểm thất nghiệp
a. Nhu cầu nhân lực (Cầu lao động)
* Nhu cầu nhân lực theo trình độ
Nhu cầu tuyển lao động qua đào tạo chung chiếm 30% tổng
nhu cầu nhân lực; trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm 8%, trình


11
độ cao đẳng chiếm 5%, trung cấp chiếm 7%, sơ cấp, chứng nhận
nghề chiếm 10%. Tập trung ở một số nhóm nghề như: Giám đốc kỹ
thuật, chất lượng; giám đốc nghiên cứu và phát triển; quản lý điều
hành kinh doanh, quản lý nhân viên kỹ thuật, giám sát các dự án,
cơng trình xây dựng; quản lý bán hang, nhân viên giao dịch ngân
hang – tư vấn khái thác bảo hiểm, kế tốn, giáo viên; kỹ sư- kỹ thuật
cơng trình xây dựng; cơ khí – tự động hóa, kỹ thuật điện – điện mặt
trời.
Nhu cầu lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng 70%, tập
trung ở lĩnh vực ngành nghề như: may mặc, sản xuất bàn ghế, tủ gỗ;
lắp ráp linh kiện ddienj tử; chế biến thực phẩm; các nghề nhân viên
kinh doanh, buôn bán; dịch vụ môi giới, tu vấn; bảo vệ; in ấn; chăm
sóc khai thác mủ cao su, cà phê, tinh bột sắn, cây dược liệu, làm
trang trại, giúp việc gia đình, tạp vụ,…


8%

5%
7%
10%

70%

Đại học, trên đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp, chứng nhận nghề

Lao động chưa qua đào tạo

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng cầu nhân lực theo trình độ chun
mơn, kỹ thuật


12
* Nhu cầu nhân lực theo ngành
Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện
Ngọc Hồi, tập trung ở các nhóm ngành kinh tế. Cụ thể như:
+ Nhóm ngành Cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng
63% tổng nhu cầu.

+ Nhóm ngành Nơng nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
khoảng 8% tổng nhu cầu.
+ Nhóm ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe
máy và xe cơ động khác chiếm khoảng 7% tổng nhu cầu.
+ Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm – bất động sản
và dịch vụ hỗ trợ khác chiếm khoảng 6% tổng nhu cầu.
+ Giáo dục, đào tạo – y tế, dược chiếm khoảng 4% tổng nhu
cầu.
+Xây dựng chiếm khoảng 3% tổng nhu cầu.
+ Vận tải kho bãi, chiếm 2% tổng nhu cầu.
+ Các nhóm ngành khác chiếm 7% tổng nhu cầu.
b. Nhu cầu tìm việc (Cung lao động)
* Nhu cầu tìm việc theo trình độ
Nhu cầu của người lao động tìm việc làm qua đào tạo chung
chiếm khoảng 40%; trong đó, tập trung ở:
+ Trình độ Đại học trở lên chiếm 12% tổng nhu cầu tìm việc
+ Cao đẳng chiếm 21% tổng nhu cầu
+ Trung cấp chiếm 4% tổng nhu cầu
+ Sơ cấp, chứng nhận nghề chiếm 3% tổng nhu cầu
+ Lao động khơng trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm 60%
tổng nhu cầu tìm việc.


13

12%
21%
60%
Đại học trở lên
Cao đẳng


4%

3%

Trung cấp
Sơ cấp, chứng nhận nghề

Lao động khơng trình độ chun mơn

Biểu đồ 2.3 Nhu cầu tìm việc cơ cấu theo trình độ chun mơn
* Nhu cầu tìm việc theo nhóm ngành nghề
Trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, nhu cầu tìm việc làm của
người lao động, tập trung ở lĩnh vực ngành kinh tế và các nhóm nghề
như:
+ Nhóm ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm
19% tổng nhu cầu.
+ Ngành bán buôn, bán lẻ (thương mại-dịch vụ) chiếm 27%
nhu cầu lao động.
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 33% nhu cầu lao
động.
+ Xây dựng, kiến trúc chiếm 3% nhu cầu lao động.
+ Hoạt động tài chính, ngân hàng - bảo hiểm - bất động sản,
vận tải chiếm 16% nhu cầu lao động.
+ Nhóm ngành khác chiếm 2% nhu cầu lao động.
c. Lao động thất nghiệp


14
Trong giai đoạn 2017 – 2021, số lao động mất việc làm,

thất nghiệp đăng ký hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp của địa
phương là 214 người, được cơ cấu theo nhóm trình độ sau:

8%
12%
47%

13%

Khơng trình độ
chun mơn, ký
thuật
Đại học trở lên

20%

Biểu đồ 2.4 Chỉ số lao động thất nghiệp theo trình độ
chun mơn
2.2.4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch
vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đang duy trì hoạt động Văn
phịng dịch vụ việc làm trực thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh
Kon Tum với chức năng chuyên thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm
và giải quyết bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:
- Hoạt động tư vấn
- Giới thiệu việc làm cho người lao động
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử
dụng lao động
- Thu thập và cung cấp thơng tin thị trường lao động
- Phân tích và dự báo thị trường lao động

- Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
của Luật Việc làm


15
- Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và
các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật.
- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm
Với chức năng, nhiệm vụ trên, Văn phòng là cầu nối trực
tiếp các chương trình, hoạt động phối hợp giữa UBND huyện và
Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh về việc làm. Trong thời gian qua, đã
thường xuyên tổ chức các chương trình tuyên truyền, tư vấn giới
thiệu việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động tại các xã trên địa bàn
huyện Ngọc Hồi, nhóm nâng cao nhận thức của người lao động đối
với việc làm; tạo điều kiện cho thanh niên, hội viên các đồn thể,
người lao động chưa có việc làm, tham gia nắm bát chính sách hỗ trợ
học nghề, tìm việc làm; tiếp cận thông tin tuyển dụng, tuyển sinh học
nghề của các doanh nghiệp, đơn vị để đăng ký học nghề, tìm việc
làm phù hợp với trình độ, tay nghề của người lao động trên địa bàn
huyện.
2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về việc làm
Mục đích của việc thanh tra, giám sát nhằm đánh giá thực
trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm công tác
GQVL của các cơ quan, đơn vị; thông qua hoạt động thanh tra, kiểm
tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về
đạo đức; trong quá trình thanh tra, giám sát kết hợp làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, các quy định của pháp luật,
nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác GQVL.

Tại huyện Ngọc Hồi, Phòng Lao động thương binh xã hội
giai đoạn 2017- 2021 đã chủ trì phối hợp với các cơ quan thành viên
kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát 06 đợt về cơng tác thực hiện
các chương trình giải quyết việc làm cho người lao động trong đó có
2 đợt phát hiện sai phạm (Bảng 2.10). Công tác thanh tra, kiểm tra về


16
việc làm đã bước đầu đi vào nề nếp, hướng tới thanh tra, kiểm tra
tồn diện việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực lao
động việc làm, kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai phạm, hướng
dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định.
2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QLNN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
TẠI HUYỆN NGỌC HỒI
Cấp huyện: Đội ngũ cán bộ, cơng chức phịng LĐ-TBXH hiện
có 6 người, ngồi ra cịn có Liên đồn lao động và Huyện đồn hỗ trợ
các vấn đề như chính sách của người lao động, tạo thêm việc làm cho
thanh niên … Tổng cộng có 10 cơng chức. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ
công chức quản lý nhà nước về giải quyết việc làm có trình độ năng
lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, với khối
lượng công việc quá lớn mà số lượng cán bộ như hiện nay, tại huyện
chỉ có 01 cán bộ phụ trách chính lĩnh vực giải quyết việc làm (đồng
thời kiêm nhiệm nhiều cơng tác khác) nên rất khó khăn cho huyện
trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của ngành.
Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ làm công tác giải
quyết việc làm, từ năm 2017-2021 huyện Ngọc Hồi đã cử các cán bộ
GQVL tham gia tổng 25 lớp tập huấn vs hội thảo do Tỉnh tổ chức.
Qua các lớp tập huấn và hội thảo phổ biến chính sách đã giúp các
học viên nắm bắt được quy trình xác định, quản lý đối tượng lao
động và thực hiện các chính sách, dự án tác động đến người lao

động, đảm bảo đúng quy định.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
2.4.1. Một số thành công/thành quả quản lý nhà nƣớc về
giải quyết việc làm
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế quản
lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm


17
CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
3.1. CĂN CỨ ĐƢA RA CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội huyện Ngọc
Hồi
3.1.2. Các phƣơng hƣớng về giải quyết việc làm
3.1.3. Định hƣớng hoàn thiện Quản lý nhà nƣớc về giải
quyết việc làm
3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, công tác chỉ
đạo, điều hành bộ máy quản lý đối với hoạt động QLNN về
GQVL
- Pháp luật về việc làm cần mở rộng phạm vi đối tượng điều
chỉnh. Ngoài quan hệ việc làm của những NLĐ có quan hệ lao động,
cần mở rộng, có chính sách bảo vệ, hỗ trợ việc làm đối với lao động
làm việc trong khu vực phi chính thức, lao động đặc thù, lao động
mất đất, lao động di cư.

- Pháp luật về việc làm cần có quy định về chính sách bảo đảm
việc làm. Để khắc phục một số hạn chế về chính sách bảo hiểm thất
nghiệp hiện hành, cần xây dựng và ban hành chính sách bảo hiểm
việc làm (trên cơ sở chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện hành được
quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, nên mở rộng thêm việc hỗ trợ
cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động gặp khó khăn trong q
trình sản xuất, kinh doanh nhằm ngăn ngừa tình trạng mất việc làm
và duy trì việc làm cho NLĐ.
- Pháp luật cần tập trung vào quy định nâng cao chất lượng
nguồn cung lao động để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc
tế, phục vụ cho mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Bên cạnh


18
quy định về việc đẩy mạnh đào tạo nghề trình độ cao, huy động sự
tham gia của phía người sử dụng lao động vào đào tạo, cần phát triển
kỹ năng nghề cho NLĐ.
- Pháp luật phải phù hợp với một số tiêu chuẩn lao động quốc
tế cơ bản.
Huyện tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho NLĐ; tăng
cường vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan.
3.2.2. Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến
pháp luật về GQVL
Tăng cường và phát huy tốt vai trò cũng như sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải

quyết việc làm bằng nhiều hình thức như: Tờ rơi, tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt khai thác tốt hệ thống
truyền thanh xã, thông qua hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội,
nhằm nâng cao nhận thức của người dân và tạo sự đồng thuận cao về
giải quyết việc làm.
Chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, nâng cao trình độ và năng lực, đặc biệt là kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng tuyên truyền - vai trò quyết định chất lượng tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng và phong phú về hình
thức và phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm như
tổ chức hội nghị, sân khấu hóa, thi viết, phát tờ rơi, tuyên truyền
trên loa, tuyên truyền lưu động xuống các xã, xóm…



×