Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vai trò của chính sánh tiền tệ đối với nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.15 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
I. Lời mở đầu...............................................................................................1
II. Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam...........................................2
2.1. Điều hành chính sách tiền tệ............................................................2
2.2. Vai trị quản lý chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam. 2
2.3. Thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam...................................3
III. Định hướng và khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ................4
3.1. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2021.....................4
3.2. Khuyến nghị chính sách trong thời kỳ dịch COVID -19..............5
IV. Kết luận..................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................7

i


I. Lời mở đầu
Hiện nay, chính sách tiền tệ ở các quốc gia chủ yếu được thực hiện
bằng việc ngân hàng trung ương (NHTW) thay đổi lãi suất ngắn hạn để đạt
được các mục tiêu kinh tế. Bằng cách thay đổi lãi suất, Chính sách tiền tệ
thơng thường giúp NHTW đạt được các mục tiêu của mình như tổng cầu, việc
làm và lạm phát. Thêm vào đó, để giảm thiểu rủi ro đối với bảng cân đối kế
toán của NHTW, tất cả các hoạt động cung cấp thanh khoản thông qua thị
trường mở hoặc các kênh khác thường diễn ra dưới hình thức giao dịch đối
ứng. Như vậy, trong diễn biến kinh tế thông thường, NHTW không tham gia
vào việc cho vay trực tiếp đối với khu vực tư nhân hoặc chính phủ, cũng như
khơng mua trái phiếu chính phủ, nợ doanh nghiệp hoặc các loại công cụ nợ
khác. Bằng cách điều chỉnh các mức lãi suất chủ chốt, NHTW quản lý thanh
khoản trên thị trường tiền tệ và theo đuổi mục tiêu chính là duy trì ổn định giá
cả trong trung hạn. Các Chính sách tiền tệ truyền thống đã được chứng minh
là một cách đáng tin cậy để cung cấp đủ cung tiền cho nền kinh tế trong thời
kỳ suy thoái, ngăn chặn áp lực lạm phát trong thời kỳ tăng trưởng và đảm bảo


thị trường tiền tệ hoạt động tốt. Do đó, trong q trình học tập và tìm hiểu tác
giả đã chọn đề tài “ Vai trị của chính sánh tiền tệ đối với nền kinh tế Việt
Nam” để có cái nhìn sâu và rộng hơn về vấn đề.

1


II. Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam
2.1. Điều hành chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (Chính sach tiền tệ) đã được điều hành chủ động,
linh hoạt, thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa (CSTK) và
các chính sách kinh tế vĩ mơ khác.
Điều hành chính sách tiền tệ là chính sách vĩ mơ, trong đó, Ngân hàng
Trung ương (NHTW) thơng qua các cơng cụ của mình thực hiện kiểm sốt và
điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu: (i) Kiểm soát lạm
phát, ổn định giá cả, ổn định sức mua của nội tệ; (ii) Ổn định sức mua đối
ngoại của đồng nội tệ; (iii) Tăng trưởng kinh tế; (iv) Tạo công ăn việc làm
(Nguyễn Trọng Tài, 2016; Vũ Kim Dũng và các cộng sự, 2012). Tùy điều
kiện mà chính sách tiền tệ có thể xác lập theo 2 hướng: Chính sách tiền tệ mở
rộng hoặc Chính sách tiền tệ thắt chặt.
2.2. Vai trị quản lý chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam
Chính sách tiền tệ thường chủ yếu hướng vào kiểm soát lạm phát, ổn
định giá trị của đồng nội tệ và NHTW chủ yếu thực thi Chính sach tiền tệ
bằng cách đặt ra một mục tiêu cho lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ liên
ngân hàng và điều chỉnh lượng cung tiền của NHTW. Để giảm thiểu tối đa rủi
ro trên bảng cân đối của NHTW, tất cả các nghiệp vụ cung cấp thanh khoản
được diễn ra dưới hình thức các giao dịch đối ứng trên cơ sở các tài sản thế
chấp đủ tiêu chuẩn. Có thể hiểu, trong điều kiện bình thường, NHTW khơng
có quan hệ cho vay trực tiếp với Chính phủ và khu vực tư nhân (NHTW
khơng tiến hành việc mua đứt trái phiếu chính phủ hay nợ doanh nghiệp và

các công cụ nợ khác) nhưng bằng cách điều chỉnh mức lãi suất chính sách,
NHTW có khả năng kiểm soát khả năng thanh khoản trên thị trường tiện tệ
một cách có hiệu quả. Biện pháp này giúp NHTW có thể đưa ra Chính sach
tiền tệ mở rộng phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, qua đó giúp
thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động hơn. Cần lưu ý là Chính sach tiền tệ
2


chủ yếu phát huy tác động tích cực của nó trong ngắn hạn, nếu như sử dụng
nó kéo dài thì có thể gây ra tình trạng lạm phát gia tăng bởi thực chất Chính
sach tiền tệ khơng tác động trực tiếp vào tổng cầu.
2.3. Thực trạng chính sách tiền tệ tại Việt Nam
Năm 2020, lạm phát bình quân của Việt Nam ở mức khoảng 3.23%, đạt
mục tiêu đề ra. Lạm phát được kiểm soát trong năm 2020 nhờ giá hàng hóa
thế giới giảm, chính sách tín dụng thận trọng, tỷ giá ổn định và giá dịch vụ y
tế không tăng nhiều. Tuy nhiên, sang năm 2021, mục tiêu lạm phát bình quân
dưới 4% sẽ là một thách thức khi giá hàng hóa thế giới dự báo phục hồi và
cầu trong nước tiếp tục có xu hướng tăng.
Năm 2020, Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi
suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho Tổ chức tín
dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng nhà nước; giảm 0,61,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm
1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để
hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước thể hiện điều hành tín dụng linh
hoạt, an toàn, hiệu quả, tập trung vào Sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng
đối với doanh nghiệp, người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen; kiểm sốt
chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro... từ đó kiểm sốt tiền tệ
và lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Các chương trình, chính sách tín
dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch,

cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay hỗ trợ nhà ở... đạt kết quả
khả quan, góp phần phục hồi tăng trưởng bền vững và an sinh xã hội.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách
hàng, chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng, cho vay hỗ trợ người
3


dân, doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh đã được
Ngân hàng nhà nước chỉ đạo triển khai kịp thời. Nhờ đó, mặc dù cầu tín dụng
suy giảm nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19, nhưng từ tháng
9.2020 tín dụng tăng trở lại, đến ngày 10.12.2020, tín dụng tồn hệ thống tăng
9,02% so với cuối năm 2019.
Ngân hàng nhà nước cũng điều hành, công bố tỉ giá trung tâm biến
động linh hoạt hằng ngày, phù hợp với thị trường trong và ngoài nước, cân
đối kinh tế vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu Chính sach tiền tệ; góp phần hạn chế
tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với nền kinh tế.
Đồng thời, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động
truyền thông, điều chỉnh tỉ giá mua/bán và sẵn sàng mua/bán ngoại tệ với Tổ
chức tín dụng để bình ổn thị trường và kinh tế vĩ mô.
III. Định hướng và khuyến nghị điều hành chính sách tiền tệ
3.1. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2021
Với những thành tích đạt được trong năm 2020 và bộn bề công việc đặt
ra cho năm 2021, cơng tác điều hành Chính sach tiền tệ và hoạt động ngân
hàng đòi hỏi phải bám sát diễn biến trong, ngồi nước để cụ thể hóa các
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021 của
Quốc hội, Chính phủ.
Theo đó, điều hành Chính sach tiền tệ phải chủ động, linh hoạt, bám sát
diễn biến kinh tế vĩ mơ, tiền tệ, tình hình dịch COVID-19, phối hợp chặt chẽ
với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác nhằm tháo gỡ
khó khăn, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm

phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng, tăng Dự
trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi. Điều hành tăng
trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm sốt chặt chẽ tín
dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Chỉ đạo các Tổ chức tín dụng phát
4


triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của
doanh nghiệp, người dân góp phần thúc đẩy tài chính tồn diện.
3.2. Khuyến nghị chính sách trong thời kỳ dịch COVID -19
Như vậy, để đối phó với tình hình dịch COVID -19 đang diễn biến
phức tạp và có nguy cơ bùng phát bất chợt, các khuyến nghị về chính sách
được đề xuất như sau:
- Khơng nên nới lỏng các quy định an toàn của hệ thống tài chính để
tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế như điều chỉnh về phân loại nợ,
tỷ lệ an toàn vốn, các điều kiện cho vay…
- Ngân hàng nhà nước cần đưa ra những định hướng chính sách cụ thể
hơn nữa và đặc biệt là trong thời gian dài để doanh nghiệp, cá nhân và các Tổ
chức tín dụng định hướng được hoạt động trong dài hạn.
- Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục duy trì Chính sach tiền tệ nới lỏng
có kiểm sốt nhằm ổn định giá trị đồng tiền, ổn định giá cả và duy trì dự trữ
ngoại tệ khơng bị suy giảm mạnh.
- Ngân hàng nhà nước nên cân nhắc việc áp đặt quy định về tăng
trưởng tín dụng cho các NHTM, tạo điều kiện để các Tổ chức tín dụng và
NHTM kiểm sốt thanh khoản, duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo hỗ trợ
doanh nghiệp đúng quy định và an toàn.
- Với dự báo tình hình vẫn tiếp tục khó khăn, khả năng phục hồi yếu
trong năm 2021, Ngân hàng nhà nước nên ưu tiên mục tiêu ổn định nền kinh
tế hơn là tăng trưởng. Chính vì vậy việc nới lỏng cung tiền, cắt giảm lãi suất

thêm nữa cần thận trọng để tránh tích lũy rủi ro.
- Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải thiện chất
lượng hệ thống các Tổ chức tín dụng, tăng cường đẩy mạnh xử lý nợ xấu tại
các Tổ chức tín dụng, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
5


IV. Kết luận
Chính sách tiền tệ là một chính sách quan trọng trong hệ thống các
chính sách kinh tế tài chính vĩ mơ của Nhà nước bao gồm: Chính sách tài
khóa, chính sách phân phối thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại,… Do vậy,
nó ln ln tương tác qua lại với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác. Vì thế,
để chính sách tiền tệ phát huy được hiệu quả cao nhất, khơng thể triển khai nó
một cách đơn lẻ mà phải được triển khai đồng bộ, có sự phối hợp nhịp nhàng
với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác, đặc biệt là với chính sách tài khóa
trong việc kiểm soát lạm phát trong giai đoạn hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần tiếp tục phát triển và hồn thiện thị
trường tiền tệ nói chung và thị trường mở nói riêng. Cụ thể, nghiên cứu điều
chỉnh linh hoạt cho phù hợp với thực tế các quy định về giao dịch trên thị
trường liên ngân hàng, quy định về việc sử dụng tiền gửi của Kho bạc Nhà
nước và sử dụng vốn huy động trên thị trường đối với các ngân hàng thương
mại, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia thị trường mở.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định 418/QĐ-Ngân hàng nhà nước, Quyết định 423/QĐ-Ngân hàng
nhà nước.

2. Quyết định 918/QĐ-Ngân hàng nhà nước, Quyết định 920/QĐ-Ngân hàng
nhà nước.
3. Tổng cục Thống kê. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý II và 6 tháng đầu
năm 2020.
4. Bộ Tài chính (2011-2019), Số liệu thống kê tài chính, tin tức tài chính, thị
trường chứng khốn; www.mof.gov.vn;
5. Nguyễn Trí Dĩnh và các cộng sự (2010), Kinh tế Việt Nam, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân; Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước (2011-2019), Số liệu về hoạt động ngân hàng, thông
tin hoạt động ngân hàng, công bố trong các thời điểm tương ứng;
www.sbv.gov.vn;

7



×