MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
i) Lý do chọn đề tài;.................................................................................1
ii) Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài....1
iii) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài;.......................................................1
iv) Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài;............................2
iv) Cấu trúc (giới thiệu chương, mục) đề tà..........................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG................................3
1.1. Định nghĩa và đặc điểm của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa
vợ và chồng..............................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa quyền, nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng...........3
1.1.2. Đặc điểm của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng...3
1.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng............4
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ tình cảm với nhau......4
1.2.2. Quyền bình đẳng, tự do, dân chủ giữa vợ và chồng....................6
1.2.3. Quyền đại diện giữa vợ và chồng................................................8
II. THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ THÂN NHÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG.....................9
2.1. Mặt tích cực và hạn chế trong thực hiện quyền và nghĩa vụ thân
nhân giữa vợ và chồng............................................................................9
2.1.1. Mặt tích cực trong hôn nhân và nhân thân..................................9
2.1.2. Một số hạn chế trong hôn nhân và nhân thân............................10
i
2.2. Kiến nghị giải pháp đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
nhân thân giữa vợ và chồng.................................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16
ii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
i) Lý do chọn đề tài;
Hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Sự kiện
kết hôn làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan
hệ pháp luật này bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, trong đó
quan hệ nhân thân là cơ bản, đã được ghi nhận từ lâu, có ý nghĩa quan trọng
đối với các chủ thể. Có thể thấy, có khá nhiều quyền và nghĩa vụ nhân thân
tồn tại giữa vợ và chồng, đảm bảo cho quan hệ hơn nhân được gắn bó khăng
khít, bền vững. Pháp luật về hơn nhân gia đình Việt Nam cũng đã có sự ghi
nhận, đưa ra những quy định điều chỉnh vấn đề này một cách cụ thể. Tuy
nhiên, thực tế thực hiện những quy định trên như thế nào, có thực sự hiệu quả
hay khơng? Khi có vi phạm xảy ra, chúng ta đã xử lý kịp thời, đảm bảo tốt
nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể hay chưa? Đó chính là những
hạn chế bất cập mà chúng ta nên nhìn nhận lại, tìm kiếm giải pháp tốt nhất.
Qua bài phân tích sau đây tác giả xin giải quyết về vấn đề: Quyền và
nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng: Pháp luật và thực tiễn
ii) Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài
Để hoàn thiện được bài luận này, tác giả đã nghiên cứu một số đề tài
liên quan như:
1. Trung tâm Tin tức VTV24, Báo động tình trạng ly hơn ở các gia
đình trẻ,2019
2. Linh Thư, Hợp pháp hóa ly thân công khai?, 2013
3. Trần Linh Chi, Nên hay khơng nên luật hóa vấn đề “ly
thân”?,2018
iii) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài;
Đưa ra một số vấn đề lý luận liên quan đến quyền , nghĩa vụ nhân thân
giữa vợ và chồng, nọi dụng quyền và nghĩa vụ nhân thân. Đồng thời đưa ra
1
thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng, từ đó đưa
ra những kiến nghị phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
iv) Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài;
Bài luận tập trung nghiên cứu những giáo trình liên quan và những bài
báo trính thống được cơng bố trên mạng, các số liệu được cập nhật đầy đủ.
Về phương pháp luận, tiểu luận sử dụng những phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong đề tài này bao gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tổng hợp và đối chiếu.
iv) Cấu trúc đề tài
Ngồi mục lục, phần mở đầu, kết luận, cũng như các phần phụ lục
khác, kết cấu đề tài gồm 2 chương như sau:
I: Một Số Khái Niệm Chung Liên Quan Đến Quyền Và Nghĩa Vụ Nhân
Thân Giữa Vợ Và Chồng
II. Thực Tiễn Và Một Số Kiến Nghị Thực Hiện Quyền Và Nghĩa Vụ
Thân Nhân Giữa Vợ Và Chồng
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
1.1. Định nghĩa và đặc điểm của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và
chồng
1.1.1. Định nghĩa quyền, nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng
Đây là mối quan hệ giữa vợ và chồng về các mặt lợi ích tinh thần, tình
cảm, gắn liền với mỗi bên vợ chồng trong suốt thời kì hơn nhân. Nó khơng có
nội dung kinh tế, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao
cho người khác.
1.1.2. Đặc điểm của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng
Thứ nhất, thông thường, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ, chồng
phát sinh do sự kiện kết hôn, trừ trường hợp những trường hợp hai bên nam
nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987 mà khơng có giấy đăng ký kết
hơn. Như vậy, khi có sự kiện nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo
quy định của pháp luật về điều kiện kết hơn và đăng kí kết hơn thì đương
nhiên xuất hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa họ.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ nhân thân gắn liền với mỗi bên vợ chồng
và không thể chuyển giao. Có nghĩa là nó có tính độc lập, cá biệt hố cá nhân
này với cá nhân khác, khơng thể trộn lẫn. Các quyền, nghĩa vụ nhân thân của
vợ chồng khơng thể là đối tượng chuyển dịch cho bất kì ai, không thể do
người khác thực hiện thay mà chỉ phụ thuộc giữa vợ và chồng. Nó chấm dứt
khi quan hệ hơn nhân khơng cịn tồn tại nữa.
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ, chồng được quy định
tương ứng giữa hai bên. Tức là, quyền của người này chính là nghĩa vụ của
người kia. Chúng tồn tại song hành lẫn nhau, tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ giữa hai bên chủ thể trong suốt thời kì hơn nhân này.
3
1.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ tình cảm với nhau
Nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, quan tâm, chăm sóc nhau được điều
chỉnh bằng các nguyên tắc đạo đức, truyền thống và theo phong tục, tập quán
của người Việt Nam rồi sau đó được nâng dần lên thành luật. Vi phạm những
quy tắc đạo đức chỉ bị xã hội lên án, vi phạm các quy tắc pháp luật sẽ bị xử
phạt theo quy định.
Điều 19 Luật hơn nhân và gia đình nêu rõ:
“1.Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm
chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; cùng nhau chia sẻ , thực hiện các cơng việc trong
gia đình.
2.Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ, chồng
có có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, cơng tác, học tập,
tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lí do chính đáng
khác.”
Như vậy, có thể thấy, luật rất đề cao sự gắn kết chặt chẽ giữa vợ, chồng
trong đời sống hơn nhân gia đình. Hai bên có nghĩa vụ hỗ trợ, cùng nhau sinh
sống, tạo lập sợi dây liên kết chung khăng khít bắt đầu từ nền tảng tình cảm
tình yêu chân thành. Chỉ có sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ thường xun,
kịp thời giữa hai người thì hơn nhân mới có thể lâu dài, bền vững. Mục đích
của việc quy định vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, chung thủy với
nhau là để ngăn các quan hệ bất chính, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Về nghĩa vụ chung sống, có thể hiểu rằng hơn nhân trước hết là cuộc
sống chung giữa người đàn ông và người phụ nữ: chung nhà, chung bàn ăn và
4
chung chăn gối. Tất nhiên, vợ và chồng không nhất thiết phải ở chung, ăn
chung, ngủ chung một cách liên tục, thường xun trong suốt thời kỳ hơn
nhân; song, ít nhất giữa họ ln phải có mối liên hệ sâu đậm về phương diện
sinh hoạt vật chất và tinh thần. Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận
một cách rõ ràng nghĩa vụ chung sống; tuy nhiên, không thể nói rằng mục
đích của hơn nhân đã đạt được một khi hai bên kết hôn không thực sự chung
sống với nhau. Việc không chung sống liên tục trong một thời gian dài có thể
dẫn đến những khó khăn trong việc duy trì cơ sở đạo lý và cơ sở thực tế của
quy tắc suy đoán con chung của vợ chồng. Vợ chồng sống chung với nhau
dưới cùng một mái nhà, không bị chia cắt về vấn đề chỗ ở, không gian, địa
lý…sẽ đảm bảo được sự gắn kết giữa hai bên, trừ các trường hợp khác luật đã
dự liệu.
Ngoài ra, việc thể hiện tình cảm thương yêu, sẻ chia giữa vợ chồng cịn
được nhìn nhận thơng qua việc hai người cùng nhau thực hiện các cơng việc
trong gia đình. Sau khi kết hôn, cuộc sống của cặp nam, nữ đã trở thành đời
sống sinh hoạt chung và mọi công việc trong gia đình đó khơng thể là nghĩa
vụ sắp xếp, chăm lo thuộc về một người. Sự chia sẻ, hỗ trợ nhau là cần thiết
để mọi thứ diễn ra dễ dàng, hiệu quả, gắn kết hơn.
Bên cạnh đó, vợ chồng cịn có nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ tình cảm
bằng việc ln tơn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho đối phương. Điều
21 Luật hôn nhân gia đình đã quy định:
“Vợ chồng có nghĩa vụ tơn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín cho nhau.”
Có thể thấy, vấn đề này có sự liên quan ảnh hưởng mật thiết giữa cả hai
bên vợ và chồng. Khi vợ chồng có ý thức, trách nhiệm bảo vệ danh dự, uy tín
của người kia thì đồng thời chính bản thân mình cũng sẽ được mọi người tơn
trọng. Pháp luật không cho phép các trường hợp vợ, chồng xúc phạm, bôi
5
nhọ, làm xấu đi danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau vì bất cứ mục đích nào.
Bởi bất cứ ai có lời nói, cử chỉ, hành vi làm nhục người khác, xâm phạm đến
danh dự uy tín đã là trái pháp luật thì vợ chồng-những người gắn kết với nhau
bằng tình u, tự nguyện kết hơn chung sống tạo lập cuộc sống gia đình
chung càng cần phải ý thức sâu sắc vấn đề bảo vệ, tơn trọng uy tín của nhau.
Một khi vợ, chồng cịn chưa trọng nhau thì việc để người khác tơn trọng mình
là rất khó. Nếu sau khi kết hôn, giữa hai bên không tồn tại nền tảng tơn trọng
cơ bản này thì sẽ khơng thể là hôn nhân hạnh phúc, bền vững.
Trong mối quan hệ vợ chồng, thể hiện tình cảm u thương, tơn trọng,
giúp đỡ lẫn nhau là điều cần thiết phải được thực hiện chân thành, thường
xuyên, tự nhiên nhất. Bởi nó chỉ phát sinh giữa hai chủ thể đặc biệt là vợchồng thơng qua sự kiện pháp lí quan trọng là kết hơn, khơng ai có thể thay
thế vợ/ chồng trong việc thể hiện tình cảm với người cịn lại.
1.2.2. Quyền bình đẳng, tự do, dân chủ giữa vợ và chồng
Hiện nay, quyền bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng được BLDS và
Luật HNGĐ 2014 điều chỉnh. Điều này thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng
khi cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân của vợ
chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của
gia đình.
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng không bị ràng buộc theo phong
tục tập quán, địa giới hành chính, vợ chồng lựa chọn nơi cư trú hoàn toàn dựa
vào hoàn cảnh thực tế, tính chất hoạt động nghề nghiệp, khả năng tài chính…
Ngồi ra, trong trường hợp vợ chồng vì lí do công việc mà không thể cùng lựa
chọn một nơi cư trú thì họ hồn tồn có thể tự lựa chọn nơi cư trú riêng mà
không ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ với nhau và với gia đình. Vợ,
chồng bình đẳng, tự do thỏa thuận cùng nhau và đưa đến quyết định chung về
việc chọn nơi cư trú. Khơng bên nào có quyền ép buộc người kia phải chọn
6
nơi cư trú theo ý kiến của mình, thuận lợi cho bản thân mà gây khó khăn cho
đối phương.
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc nuôi dạy con:
Vợ, chồng đều bình đẳng với nhau trong việc trơng nom, chăm sóc,
ni dưỡng, giáo dục con… tạo điều kiện cho con được sống trong môi
trường lành mạnh, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của con, quan tâm, chăm lo cho sự phát triển của con về cả thể
chất lẫn tinh thần… Đồng thời, vợ chồng phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật khi họ khơng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, giáo
dục con.
Nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình: Nghĩa
vụ thực hiện chính sách dân số là nghĩa vụ chung của vợ chồng, vợ chồng
phải cùng nhau tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt nghĩa vụ này. Vợ chồng
thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn số con, các biện pháp phịng tránh thai
phù hợp theo chính sách chung về dân số cũng như các vấn đề khác liên quan.
Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội (Điều 23 Luật HNGĐ 2014): Dựa trên
nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt theo Luật HNGĐ hiện
hành và nguyên tắc nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh
tế, văn hóa, gia đình và xã hội; việc vợ chồng được tự lựa chọn nghề nghiệp
riêng cho bản thân là hồn tồn chính đáng, nhằm xóa bỏ quan hệ bất bình
đẳng trong quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại hiện nay, đồng thời việc học tập
nâng cao trình độ khơng chỉ là quyền mà cịn là nghĩa vụ của mỗi cơng dân,
do vậy vợ chồng cần có sự bình đẳng và khơng có sự ngăn cản nhau trong
việc thực hiện quyền này.
Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo: Quyền này được quy định tại Điều
22 Luật HNGĐ 2014: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tơn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo của nhau.”
7
Đây là mơt quy định nhằm xóa bỏ hiện tượng khi kết hôn một bên vợ
hoặc chồng ngăn cản sự tự do tín ngưỡng, tơn giáo của bên kia làm ảnh hưởng
không chỉ quyền của công dân được pháp luật quy định mà cịn ảnh hưởng
đến hạnh phúc gia đình. Vợ, chồng không được cưỡng ép, cản trở nhau theo
hoặc không theo một tôn giáo nào.
1.2.3. Quyền đại diện giữa vợ và chồng
Nghĩa vụ đại diện giữa vợ và chồng là việc vợ, chồng thay mặt người
kia khi người kia mất NLHVDS hoặc hạn chế NLHVDS hoặc một số trường
hợp khác thực hiện trên giấy tờ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng được giới hạn
người đứng tên trên giấy tờ được phép đại diện.
Thứ nhất, Luật hôn nhân và gia đình 2014 là quy định cụ thể về các căn
cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng như sau:
“1.Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt
giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các
luật khác có liên quan.
2.Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt
giao dịch mà theo quy định của luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có
liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự
mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc một bên bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo
pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người
đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà
bên kia có u cầu Tịa án giải quyết ly hơn thì căn cứ vào quy định về giám
hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị
mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”
8
Thứ hai, khoản 1 Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình có quy định và
việc đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh: “Trường hợp vợ,
chồng kinh doanh chung thì người trực tiếp kinh doanh là người đại diện cho
bên kia trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan
hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên
quan có quy định khác.”
Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản về việc một bên đưa
tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao
dịch liên quan đến tài sản chung đó.
Thứ ba, Luật hơn nhân và gia đình 2014 cịn quy định về đại diện giữa
vợ và chồng trong xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài
sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng
tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy
chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình
xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về
đại diện giữa vợ và chồng của Luật hơn nhân và gia đình 2014 thì giao dịch
đó vơ hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi theo
quy định của pháp luật.
Xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chung của gia đình, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của vợ/chồng thì việc đặt ra vấn đề đại diện là vơ cùng cần thiết.
Như vậy có thể tránh việc các giao dịch dân sự giữa vợ, chồng với người thứ
ba bị gián đoạn, hạn chế, tránh kìm hãm sự phát triển chung của xã hội.
9
II. THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ THÂN NHÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
2.1. Mặt tích cực và hạn chế trong thực hiện quyền và nghĩa vụ thân
nhân giữa vợ và chồng
2.1.1. Mặt tích cực trong hơn nhân và nhân thân
Thực tế cho thấy, có khá nhiều cặp vợ chồng trong thời kì hơn nhân đã
tôn trọng, đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng,
cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm. Họ quan tâm, yêu thương, chia sẻ cùng
nhau những khó khăn, vui buồn, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín của đối
phương trước các vấn đề xã hội. Khi một người bị mất hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự, vợ/chồng của họ sẽ là người đại diện, thay họ thực hiện
những giao dịch dân sự quan trọng, cần thiết, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi
ích hợp pháp mà họ được hưởng. Nhờ sự gắn bó tin tưởng, đồng thuận cao mà
các cặp vợ chồng thường đại diện nhau trong kinh doanh hay trong trường
hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Việt Nam với nền tảng văn hóa xem trọng
đạo đức xã hội, nhất là tình nghĩa vợ chồng trong hôn nhân, thông thường,
những vấn đề phát sinh về quyền và nghĩa vụ nhân thân khá dễ giải quyết, hầu
hết dựa trên cơ sở bao dung vị tha, sự hi sinh giữa vợ và chồng.
2.1.2. Một số hạn chế trong hôn nhân và nhân thân
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là, việc bảo đảm
quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng vẫn tồn tại khơng ít hạn chế,
bất cập.
Tình trạng bạo lực gia đình vẫn cịn xảy ra khá phức tạp mà nạn nhân
chủ yếu là người vợ. Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với
phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố gần
đây cho thấy: Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bạo lực tại
một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Báo cáo nêu rõ 32% phụ nữ từng kết
10
hôn cho biết đã trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua bạo
lực thể chất trong vòng 12 tháng qua. Tỷ lệ bạo lực tinh thần ở mức cao: có
54% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực tinh thần trong cuộc đời và 25% bị
bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua.Tất cả những phụ nữ cho biết đã trải qua
bạo lực thể chất và tình dục thì đồng thời cũng chịu bạo lực tinh thần. Nếu kết
hợp dữ liệu của cả 3 hình thức bạo lực cho thấy 58% phụ nữ đã từng trải qua
cả bạo lực thể chất, tình dục và tinh thần. 27% phụ nữ cho biết đã chịu ít nhất
một trong 3 hình thức bạo lực này trong 12 tháng qua. Các kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần
so với khả năng họ bị người khác lạm dụng. Các số liệu mới được đưa ra đã
nêu bật một thực trạng là đa số phụ nữ Việt Nam đều có nguy cơ tiềm tàng bị
bạo lực gia đình ở một hay một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ.
Tại một số vùng ở Việt Nam đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cứ 10 phụ nữ thì có 4 người nhận thấy gia
đình khơng phải là nơi an tồn đối với họ. Mặc dù bạo lực gia đình là một
hiện tượng rất phổ biến nhưng vấn đề này vẫn bị giấu giếm nhiều. Sự kỳ thị
và sự xấu hổ khiến phụ nữ phải giữ im lặng, nhiều phụ nữ còn nghĩ rằng bạo
lực trong quan hệ vợ chồng là điều “bình thường” và người phụ nữ cần bao
dung, nhẫn nhịn chịu đựng để gìn giữ sự êm ấm cho gia đình. Rõ ràng là bạo
lực gia đình đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thể
chất và tinh thần của người phụ nữ. Ở Việt Nam, cứ bốn phụ nữ từng bị chồng
bạo hành thể chất hoặc tình dục thì có một người cho biết họ phải chịu đựng
những vết thương trên cơ thể và hơn một nửa trong số này cho biết họ đã bị
thương tích nhiều lần. So với những phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những
người đã từng bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật và sức khỏe
kém hơn gần hai lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp ba lần.
Phụ nữ có thai cũng là đối tượng có nguy cơ bị bạo hành. Theo báo cáo
nghiên cứu, khoảng 5% phụ nữ từng có thai cho biết họ đã bị đánh đập trong
11
thời gian mang thai. Trong hầu hết các trường hợp này, họ đã bị chính người
cha của đứa trẻ mình đang mang trong bụng lạm dụng.
Kèm theo những tổn thương về thân thể trong bạo hành gia đình, nạn
nhân cũng bị xâm phạm sâu sắc danh dự, nhân phẩm. Có những người
vợ/chồng vì mâu thuẫn khơng thể giải quyết cịn tìm cách bơi nhọ, làm ảnh
hưởng đến uy tín của người kia.
Tình trạng vợ chồng thiếu tơn trọng nhau, hạn chế quyền tự do, sự
bình đẳng của người kia cũng xảy ra khá phổ biến. Nhiều người vợ/ chồng tạo
sức ép với đối phương trong vấn đề lựa chọn nơi ở ổn định, cách nuôi dạy con
cái, vấn đề việc làm hay tín ngưỡng tơn giáo… Đây cũng là những nguyên
nhân phổ biến gây ra sự căng thẳng, mâu thuẫn, lục đục trong gia đình. Hai
bên khơng có được tiếng nói chung trong việc quyết định những vấn đề liên
quan đến đời sống chung của gia đình. Sự tự do, bình đẳng đưa ra ý kiến đóng
góp khơng được đảm bảo mà nói một cách sâu sắc là đã xâm phạm đến quyền
nhân thân giữa vợ và chồng. Có nhiều trường hợp vợ/chồng bị người kia áp
đặt, ép buộc phải di chuyển chỗ ở, thay đổi việc làm, sinh thêm con hay thay
đổi tơn giáo tín ngưỡng theo u cầu của mình. Tình trạng này diễn ra khơng
ít nhưng thường được mọi người dàn xếp cho qua, chấp nhận vì nghĩ chỉ là
mâu thuẫn thường ngày. Thế nhưng cũng có những vụ việc chỉ vì thiếu đi sự
lắng nghe, thiếu sự tơn trọng quyền tự do, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng
khiến cho hôn nhân bế tắc, đổ vỡ. Giữa vợ chồng với nhau, có được bình
đẳng, dân chủ là điều cần thiết để hôn nhân bền vững.
Bên cạnh đó, về vấn đề đại diện giữa vợ và chồng cũng tồn tại nhiều
bất cập. Có những người lợi dụng điều này để dùng tài sản chung vợ chồng
cho mục đích riêng, khơng hiệu quả, khơng có sự đồng thuận của người cịn
lại. Có những giao dịch dân sự đã bị tun vơ hiệu vì có dấu hiệu lừa dối
trong xác lập giao dịch cần sự đồng ý của 2 bên vợ chồng. Cũng có trường
hợp, vợ chồng từ chối, trốn tránh việc đại diện cho người kia đã bị mất năng
12
lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự gây khó khăn cho
các cá nhân, tổ chức có liên quan.
2.2. Kiến nghị giải pháp đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân
thân giữa vợ và chồng
Có thể thấy, vấn đề xử lí, xử phạt những vi phạm liên quan đến lĩnh
vực hôn nhân gia đình khơng thực sự phổ biến, hiệu quả trên thực tế. Bởi mọi
người thường quan niệm việc vợ chồng nên để đơi bên hịa giải, tự giải quyết
với nhau, trừ những trường hợp vấn đề quá phức tạp, để lại hậu quả nghiêm
trọng. Nhất là trong lĩnh vực quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng thì
nó lại càng ít được quan tâm, khơng được kịp thời phản ánh, xử lí. Vì vậy,
giải pháp để đảm bảo được quyền nhân thân giữa vợ chồng, theo em, cần có
sự thay đổi nhận thức từ sâu bên trong mỗi người dân
Mỗi người vợ/chồng cần ý thức, nắm rõ được những quyền và nghĩa vụ
của bản thân trong quan hệ hôn nhân. Chỉ khi hiểu được địa vị pháp lí của
mình ở đâu trong mối quan hệ đó, biết được mình mong muốn điều gì từ
người bạn đời thì mới có thể cùng nhau yêu thương, san sẻ, tôn trọng, chung
thủy, xây dựng gia đình hạnh phúc. Chúng ta cũng nên dần học cách ứng xử
thoáng hơn, cởi mở hơn trước về vấn đề hôn nhân. Nếu một khi bản thân cảm
thấy không được tôn trọng trong một mối quan hệ, gắn kết mà khơng hạnh
phúc thì nên có sự thay đổi. Nhiều người vì ngại va chạm, biến cố, sợ hãi dư
luận xã hội mà chấp nhận chịu đựng, chỉ mong níu giữ được gia đình mình.
Hầu hết, những cặp vợ chồng đều không nhận thức được việc quyền nhân
thân của mình đang bị xâm phạm và bối rối, bất lực trong tình trạng đó.
Bên cạnh chế độ tài sản theo thỏa thuận, em nghĩ, việc hình thành chế
độ quyền nhân thân theo thỏa thuận cũng là một giải pháp hợp lí. Vợ/chồng
có thể cùng nhau đưa ra những ý kiến, thỏa thuận cụ thể về những
quyền/nghĩa vụ nhân thân mà mình mong muốn và văn bản đó được nhà nước
ghi nhận.
13
Các cơ quan, tổ chức có hoạt động liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hơn
nhân gia đình, hội phụ nữ cần có sự quan tâm sát sao hơn nữa, kịp thời phát
hiện các trường hợp bạo hành gia đình, giúp đỡ các nạn nhân vượt qua khủng
hoảng.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí cũng cần được tiến
hành thường xuyên, nhất là ở các địa phương ở nơng thơn, vùng núi, vùng sâu
vùng xa. Xóa bỏ được các phong tục tập quán, tư tưởng lạc hậu lỗi thời đã và
đang kìm hãm, xâm phạm đến quyền, lợi ích nhân thân của vợ/ chồng trong
hôn nhân cũng rất quan trọng.
Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ nhân
thân vợ chồng, cần hoàn thiện các chế tài, hình thức xử lí, xử phạt hành chính,
hình sự nghiêm minh nhằm mục đích răn đe, giáo dục, nâng cao ý thức của
mọi người.
Như vậy, quyền, nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng là một vấn đề pháp
lí quan trọng, có ý nghĩa đối với mỗi chủ thể. Quyền của người này là nghĩa
vụ của người kia, và ngược lại, nó khiến cho mối quan hệ hơn nhân có sự ràng
buộc, gắn kết chặt chẽ. Tuy nhiên việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ nhân thân
giữa vợ và chồng trên thực tế vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập, tình trạng vi
phạm cịn phổ biến. Có thể thấy, để thay đổi điều này theo hướng tích cực lên
trong một sớm một chiều là rất khó khăn. Nó đòi hỏi sự thay đổi trong nhận
thức của mỗi người trong quan hệ pháp luật hơn nhân gia đình. Hơn nhân là
việc của hai bên, vì vậy, khi cả hai đều có sự hiểu biết về pháp luật, nắm rõ
các chuẩn mực đạo đức xã hội thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
14
KẾT LUẬN
Khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo đó là những hệ lụy với
những mối quan hệ vơ cùng phức tạp, điều đó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến
cuộc sống của mỗi gia đình, do khơng hài hòa được cuộc sống vợ chồng,
nhiều cặp vợ chồng đã chọn giải pháp ly thân để giải quyết mâu thuẫn. Hiện
nay, Luật Hơn nhân và Gia đình nước ta (Luật HN&GĐ năm 2014) vẫn chưa
thật sự ghi nhận chế định ly thân.
Thực tế, ly thân không phải là điều mới mẻ, tuy nhiên những hậu quả
phát sinh từ ly thân lại chưa được pháp luật điều chỉnh toàn diện. Đã khơng ít
lần, Dự thảo Luật HN&GĐ sửa đổi đã từng đề xuất luật hóa chế định ly thân
nhưng cơ quan Lập pháp của nước ta vẫn còn e ngại, chưa chủ động để nhìn
thẳng vào sự vận động thực tế của xã hội về ly thân, chưa đánh giá đúng tác
động của sự thiếu hụt chế định ly thân để ghi nhận nội dung này một cách
chính thức. Tại mục 1 của Thơng báo số 26-TB/TW ngày 9/5/2011 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng về sơ kết chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của
Ban Bí thư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” đã kết luận một trong những tồn tại của gia đình xuất hiện
ngày càng nhiều và chậm được khắc phục là ly thân.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam (Nhà xuất bản
Cơng an nhân dân).
2. Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam 2014.
3. Bài viết “Quyền, nghĩa vụ nhân thân của vợ, chồng trong thời kì
hơn nhân”.
4. Trung tâm Tin tức VTV24, Báo động tình trạng ly hơn ở các gia
đình trẻ,2019
5. Linh Thư, Hợp pháp hóa ly thân cơng khai?, 2013
6. Trần Linh Chi, Nên hay khơng nên luật hóa vấn đề “ly
thân”?,2018
16