Viện khoa học và công nghệ việt nam
phân Viện hải dơng học hải phòng
0o0
Đề tài cấp nhà nớc kc-09-19
Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng
thuỷ sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu
những tác hại do chúng gây ra
Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thuộc
Báo cáo chuyên đề
tổng quan tình hình nghiên cứu vi tảo biển
độc hại ở vùng ven biển phía bắc việt nam
Ngời thực hiện:
chu văn thuộc
6132-26
02/10/2006
Hải Phòng, tháng 4/2006
1
tổng quan Tình hình nghiên cứu vi tảo biển độc hại
ở vùng ven biển phía Bắc Việt Nam
Chu Văn Thuộc
Phân viện Hải dơng học tại Hải Phòng
1. Mở đầu
Vi tảo là một hợp phần không thể thiếu đợc trong các hệ sinh thái thuỷ
vực nói chung và hệ sinh thái biển nói riêng do chúng là một trong những nguồn
chính tạo ra năng suất sơ cấp cho các hệ sinh thái này. Tiếp đó những sinh vật
tiêu thụ nh động vật phù du, động vật thân mềm ăn lọc, một số loài cá v.v. sẽ sử
dụng vi tảo nh là nguồn dinh dỡng trực tiếp, chủ yếu cho một phần hoặc toàn
bộ vòng đời của chúng. Phần lớn các loài vi tảo là có lợi, tuy nhiên có một số loài
vi tảo lại có hại cho môi trờng do bản thân các loài này có khả năng sản sinh
các độc tố gây nên các chứng bệnh cho ngời và động vật. Một vài loài tuy
không sản sinh độc tố nhng khi phát triển với mật độ cao (kể cả khi đã tàn lụi)
lại gây nên các hiệu ứng thiếu ôxy hoà tan hoặc làm tăng hàm lợng a-mô-ni-ac
trong nớc từ đó gây hại cho các sinh vật thuỷ sinh khác. Các loài vi tảo mang
một trong những đặc tính trên tạm gọi là các loài tảo độc hại. Hậu quả do các
loài vi tảo độc hại gây nên tại các vùng biển là rất lớn, đôi khi đe doạ đến sức
khoẻ cộng đồng. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu vi tảo độc hại đã đợc nhiều
quốc gia quan tâm, thậm trí một số chơng trình nghiên cứu cấp quốc tế và khu
vực đã đợc tiến hành. Cho đến nay, tại nhiều nớc trên thế giới, ngời ta đã thiết
lập đợc các hệ thống quan trắc, giám sát đối tợng này rất có hiệu quả.
ở nớc ta, việc nghiên cứu vi tảo độc hại mới đợc quan tâm trong vài
năm gần đây. Tiêu biểu cho các cơ quan nghiên cứu về vi tảo độc hại trong các
thuỷ vực nớc ngọt là Viện Công nghệ Sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.
HCM. Các cơ quan hiện đang nghiên cứu về vi tảo độc hại ở biển và vùng ven bờ
đáng kể là Viện Hải dơng học Nha Trang, Phân viện Hải dơng học tại Hải
Phòng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ
Thuỷ Sản), Đại học Huế. Ngoài ra, một số chơng trình quan trắc chuyên đề vi
tảo biển phục vụ cho xuất khẩu hải sản hai mảnh vỏ sang EU do Bộ Thuỷ Sản
thực hiện ở các tỉnh phía nam. Dới đây, điểm qua tình hình nghiên cứu vi tảo
biển độc hại ở vùng ven biển phía Bắc Việt Nam
2
2. Các hoạt động nghiên cứu liên quan đến tảo biển độc
hại ở vùng ven biển phía Bắc
2.1. Các đề tài, dự án trong nớc
Chơng trình Đài trạm quốc gia quan trắc môi trờng biển
Từ năm 1995, trạm quan trắc môi trờng ven biển miền Bắc trực thuộc đài
trạm quốc gia đợc thành lập, với nhiệm vụ là quan trắc các thông số môi trờng
nớc biển tại 6 trạm ven bờ gồm: Trà Cổ, Hạ Long (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải
Phòng), Ba Lạt (Thái Bình - Nam Định), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Nghệ An (Cửa
Lò), tần suất quan trắc mỗi quý một lần và một trạm nền ngoài khơi đặt tại đảo
Bạch Long Vỹ, tần suất quan trắc một năm một lần (vào quý II). Trong các thông
số quan trắc, thực vật phù du nói chung và vi tảo độc hại nói riêng là đối tợng
đợc quan trắc, thu mẫu trong mỗi đợt.
Đề tài cấp Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) về Vi tảo biển độc hại đợc thực hiện
trong các năm 1997 đến 2000 do GS. Đặng Ngọc Thanh làm chủ nhiệm đề tài.
Đề tài gồm hai mảng phía Bắc và phía Nam, trong đó Phân viện Hải dơng học
tại Hải Phòng chịu trách nhiệm thực hiện mảng phía Bắc. Trong các năm 1997,
1998 mảng đề tài phía Bắc đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu vi tảo độc hại tại
khu vực Cát Bà.
Đề tài cấp Bộ Thuỷ sản về Tảo độc hại tại các vùng nuôi nhuyễn thể trọng
điểm miền Bắc Việt Nam do Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì đợc thực hiện
trong các năm 2002-2003. Phân viện Hải dơng học tại Hải Phòng là cơ quan
tham gia với nhiệm vụ chính là phân tích các mẫu định tính, định lợng tảo độc
thu đợc từ các vùng nuôi ngao thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Thanh
Hoá.
Đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu về vi tảo
độc hại tại các vùng nuôi nhuyễn thể trọng điểm cả nớc do Viện Công nghệ Môi
trờng chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2003 - 2004. Trong đó, đề tài đã tiến
hành nghiên cứu về tảo độc hại tại các vùng nuôi nhuyễn thể thuộc vùng ven biển
các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá và vùng ven biển Đông Nam Bộ thuộc
TP. HCM và Bến Tre. Phân viện Hải dơng học có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo
sát về vi tảo độc hại ở vùng ven biển phía Bắc.
Đề tài cấp Nhà nớc KC-09-19 nghiên cứu về tảo độc, tảo gây hại tại các
vùng nuôi thuỷ sản tập trung vùng ven biển Việt Nam do Phân viện Hải dơng
học chủ trì, đ
ợc thực hiện trong các năm 2004 - 2005. Hiện tại, đề tài đang tiến
3
hành nghiên cứu, điều tra tảo độc hại tại vùng nuôi thuỷ sản thuộc các tỉnh Hải
Phòng, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, TP. HCM và Bến Tre. Đây là
đề tài nghiên cứu về tảo độc do nhà nớc cấp kinh phí có quy mô lớn nhất từ
trớc đến nay.
Ngoài ra, trong các đề tài nghiên cứu về đa dạng sinh học, quy hoạch xây
dựng các khu bảo tồn biển, đánh giá tác động môi trờng tảo độc hại cũng là
một trong những nội dung đợc quan tâm xem xét, tuy hàm lợng không lớn.
2.2. Các đề tài, dự án hợp tác quốc tế
Dự án HABViệt về Nghiên cứu cơ bản các loài vi tảo độc hại ở Việt Nam
nhằm bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển do Viện Hải dơng học Nha Trang chủ trì,
thực hiện từ năm 1998 đến nay. Phân viện Hải dơng tại Hải Phòng đã tham gia
vào hai pha của dự án và chịu trách nhiệm nghiên cứu phần phía Bắc. Cụ thể là
Pha I (năm 1998), Phân viện đã tiến hành nghiên cứu, điều tra về Vi tảo biển độc
hại hàng tháng (hai đợt/tháng) tại các khu vực Đồ Sơn (Hải Phòng) và Hạ Long
(Quảng Ninh) trong suốt một năm. Đại học Khoa học Huế (Đại học Huế) chịu
trách nhiệm điều tra, thu mẫu ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Tiếp đó, trong
pha II của dự án (2002-2003), Phân viện đã tiến hành khảo sát, thu mẫu mỗi
tháng một đợt, liên tục trong một năm tại các vùng ven biển có tiềm năng cao về
nuôi trồng thuỷ sản thuộc các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lu (Nghệ An). Riêng
khu vực Cửa Sót (Hà Tĩnh) do chi nhánh đề án SUMA tại Nghệ An chịu trách
nhiệm thu mẫu.
Trong khuôn khổ dự án hợp tác đa phơng giữa Nhật Bản và 5 nớc
ASEAN (trong đó có Việt Nam) về Hải dơng học ven bờ, Tảo biển độc hại là
một trong 4 nội dung chính mà dự án sẽ thực hiện từ 2001 đến 2010. Phân viện
Hải dơng học tại Hải Phòng là cơ quan đại diện cho phía Việt Nam điều phối
toàn bộ chơng trình, đồng thời cũng là cơ quan chủ trì đề tài Tảo biển độc hại.
Trong quá trình hợp tác, Phân viện đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản tiến
hành một số đợt khảo sát, thu mẫu tảo độc trong ao nuôi thuỷ sản và vùng ven bờ
các khu vực vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò và đã có một số dẫn liệu
bớc đầu.
Từ năm 2002 đến nay, Phân viện Hải dơng học tại Hải Phòng đã và đang
tiếp tục phối hợp với phía bạn nghiên cứu, tìm hiểu về khả năng tích luỹ các độc
tố tảo trong một số động vật nhuyễn thể hai vỏ có giá trị kinh tế tại các khu vực
Đồ Sơn, Cát Bà.
4
3. Một số kết quả nghiên cứu bớc đầu về tảo biển độc hại
ở vùng biển phía Bắc Việt Nam
3.1. Thành phần loài và phân bố tảo độc hại ở vùng ven biển phía Bắc Việt
Nam
3.1.1. Thành phần loài
Từ kết quả phân tích các mẫu thu thập ở vùng cửa sông, ven biển miền Bắc
Việt Nam, bớc đầu đã xác định đợc 42 loài có khả năng gây hại thuộc 16 chi, 9
họ, 7 bộ, 3 lớp, 2 ngành tảo. Trong đó, ngành tảo Silic (Bacillariophyta) có 3 loài,
2 chi, 1 họ, 1 bộ và 1 lớp; số còn lại thuộc ngành tảo giáp (Dinophyta). Trong số
các chi tảo hiện diện ở vùng nghiên cứu, chiếm u thế về số lợng loài là chi
Alexandrium (có 12 loài), tiếp đó là chi Prorocentrum (6 loài), Dinophysis (5
loài), Ostreopsis (3 loài), các chi Gambierdiscus, Amphidinium và
Gymnodinium mỗi chi có 2 loài, số còn lại mỗi chi chỉ có 1 loài (xem bảng danh
mục). Các chi Amphidinium, Cochlodinium, Coolia, Gamberdiscus, Ostreopsis
và một số loài thuộc các chi Prorocentrum (5 loài), Dinophysis (2 loài),
Gymnodinium (2 loài), Gyrodinium (1 loài.
Bảng danh mục loài tảo độc hại ở vùng ven biển phía Bắc Việt Nam
STT Tên khoa học Ghi chú
Ngành Bacillariophyta
Lớp Bacillariophyceae
Bộ Pennales
Họ Nitzschiaceae
Chi Pseudonitzschia
1 Pseudonitzschia pseudodelicatissima Tảo phù du
2 P. sp. (cf. pungens) = nt =
Chi Nitzschia
3 Nitzschia navis-varingica Tảo sống đáy
Ngành Dinophyta
Lớp Dinophyceae
Bộ Peridinales
Họ Peridiniaceae
Chi Protoperidinium
5
4 Protoperidinium crassipes
Bé Gonyaulacales
Hä Goniodomaceae
Chi Alexandrium
5 Alexandrium affine T¶o phï du
6 A. concavum = nt =
7 A. cohorticula = nt =
8 A. insuetum = nt =
9 A. leei = nt =
10 A. minutum = nt =
11 A. ostenfeldii = nt =
12 A. pseudogonyaulax = nt =
13 A. tamarense = nt =
14 A. tamiyavanichii = nt =
15 A. foedum
16 A. sp.
Chi Gambierdiscus
17 Gambierdiscus toxicus T¶o sèng ®¸y
18 G. yasumotoi = nt =
Chi Coolia
19 Coolia monotis = nt =
Chi Ostreopsis
20 Ostreopsis ovata = nt =
21 O. siamesis = nt =
22 O. lenticularis = nt =
Hä Gonyaulacaceae
Chi Gonyaulax
23 Gonyaulax polygramma = nt =
Chi Lingulodinium
24 Lingulodinium polyedra = nt =
Bé Gymnodiniales
Hä Gymnodiniaceae
Chi Amphidinium
25 Amphidinium carterae T¶o sèng ®¸y
26 A. klebsii = nt =
6
Chi Cochlodinium
27 Cochlodinium polykrikoides Tảo phù du
Chi Gymnodinium
28 Gymnodinium mikimotoi Tảo phù du
29 Gymnodinium cf. pulchellum = nt =
Chi Gyrodinium
30 Gyrodinium cf. aureolum = nt =
Bộ Dinophysiales
Họ Dinophysiaceae
Chi Dinophysis
31 Dinophysis caudata Tảo phù du
32 D. miles = nt =
33 D. mitra = nt =
34 D. rotundata = nt =
35 D. cf. fortii = nt =
Bộ Prorocentrales
Họ Prorocentraceae
Chi Prorocentrum
36 Prorocentrum concavum Tảo sống đáy
37 Prorocentrum emarginatum = nt =
38 P. lima = nt =
39 P. cf. rhathymum Tảo phù du
40 P. micans = nt =
41 P. minimum = nt =
Lớp Noctiluciphyceae
Bộ Noctilucales
Họ Noctilucaceae
Chi Noctiluca
42 Noctiluca scintillans Tảo phù du
3.1.2. Đặc điểm phân bố tảo độc hại ở vùng nghiên cứu
3.1.2.1. Phân bố theo thời gian
Trên cơ sở nghiên cứu, điều tra, thu thập mẫu định kỳ hàng tháng hoặc
hàng tuần tại các khu vực vịnh Hạ Long, Cát Bà và Đồ Sơn. Kết hợp với các mẫu
thu thập từ nhiều đề tài trên cùng một địa điểm vào các thời điểm khác nhau
7
trong năm, thấy rằng sự phân bố theo thời gian trong năm của các loài tảo độc
hại ở các vùng khảo sát không giống nhau.
Căn cứ vào thời gian xuất hiện của các loài tảo độc hại ở vùng nghiên cứu,
tạm thời có thể chia thành ba nhóm nh sau:
- Nhóm loài phân bố quanh năm, bao gồm: Prorocentrum rhathymum, P.
micans, P. minimum, Dinophysis caudata, Alexandrium leei, A. tamarense, A.
pseudogoniaulax có mặt từ 9 đến 12 tháng trong năm.
- Nhóm loài phân bố theo mùa, bao gồm: Dinophysis miles, D. rotundata,
D. cf. fortii, Noctiluca scintillans, Lingulodinium polyedra, Gonyaulax
polygramma, Alexandrium ostenfeldii, A. insuetum, A. affine, A. minutum,
Prorocentrum emarginatum, Dinophysis mitra, Pseudonitzschia spp.
- Nhóm loài cha rõ thời gian phân bố, gồm hầu hết các loài thuộc nhóm
tảo sống đáy, đó là: Gambierdiscus toxicus, G. yasumotoi, Ostreopsis ovata, O.
lenticularis, O. siamensis, Coolia monotis, Prorocentrum concavum, P. lima,
Amphidinium carterae, A. klebsii (do mới chỉ tiến hành thu mẫu trong mùa hè),
và một số loài tảo sống phù du: Alexandrium concavum, Dinophysis cf. fortii,
Gymnodinium mikimotoi, Gymnodinium cf. pulchellum, Gyrodinium cf.
aureolum, Cochlodinium polykrikoides.
Sự phân bố số lợng loài tảo độc hại trong các tháng ở vùng nghiên cứu có
khá nhiều sai khác, trong đó các tháng có nhiều loài là từ tháng III đến tháng XI
với số loài biến động từ 15 đến 25 loài. Các tháng còn lại (từ tháng XII đến tháng
II) có số loài ít hơn, biến động từ 7 đến 10 loài. Sự phân bố số lợng loài của từng
chi tảo trong năm cũng có sự sai khác, cụ thể là: chi Alexandrium thờng phân bố
chủ yếu vào các tháng II, III, IV, V, VII, IX, XI, số loài của chúng biến động
trong khoảng 5 - 8 loài, các tháng còn lại có số loài dao động từ 2 đến 4 loài. Chi
Prorocentrum thờng phân bố trong các tháng III, V, VI, VII, VIII, X với số loài
dao động khoảng 4 - 6 loài, các tháng còn lại gặp từ 2 đến 3 loài. Chi Dinophysis
phân bố chủ yếu vào các tháng III, V, VII, VIII, IX, X, XI với số lợng loài gặp
từ 3 đến 5 loài, các tháng còn lại chỉ gặp 1 hoặc 2 loài.
3.1.2.2. Phân bố theo không gian
Căn cứ vào địa điểm xuất hiện của các loài tảo độc hại có thể chia chúng ra
thành hai nhóm nh sau:
- Nhóm loài phân bố rộng: gồm những loài đã gặp ở hầu hết các địa điểm
thu mẫu, đó là các loài: Dinophysis caudata, D. miles, D. rotundata,
Prorocentrum micans
, P. rhathymum, P. lima, Lingulodinium polyedra,
8
Gonyaulax polygramma, Noctiluca scintillans, Alexandrium tamyiavanichii, A.
leei, A. tamarense, A. affine, A. pseudogonyaulax, A. ostenfeldii, A. minutum,
Prorocentrum minimum, P. emarginatum, P. concavum, Gambierdiscus toxicus,
G. yasumotoi. Dinophysis mitra, Coolia monotis, Ostreopsis ovata,
Cochlodinium polykrikoides,Gymnodinium mikimotoi, Pseudo-nitzschia spp
- Nhóm loài phân bố hẹp: gồm những loài mới chỉ phát hiện ở một hoặc
hai địa điểm khảo sát, đó là: Alexandrium cohorticula, A. concavum, A. foedum.
Phân bố theo chiều thẳng đứng trong cột nớc
Kết quả khảo sát tại các trạm thuộc vùng ven biển Hải Phòng - Quảng
Ninh cho thấy, sự phân bố tảo độc theo chiều thẳng đứng của cột nớc thay đổi
tuỳ theo từng loài, phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn, sự xáo trộn các khối nớc do
sóng lớn, độ sâu của điểm thu mẫu Trong số các loài đã gặp ở vùng khảo sát
phần lớn phân bố theo tầng tơng đối rõ ràng, thờng chỉ gặp chúng trong nớc
tầng giữa và tầng mặt (chủ yếu là tầng mặt), trừ một số trạm gần bờ có độ sâu
thấp hơn 10m có thể gặp chúng cả trong tầng đáy, chẳng hạn nh đối với một số
loài: Dinophysis caudata, Prorocentrum micans, Noctiluca scintillans. Các loài
Dinophysis miles, Gonyaulax polygramma mới chỉ gặp trong nớc tầng mặt và
tầng giữa.
Các loài thuộc chi Alexandrium và loài Prorocentrum rhathymum có thể
phân bố trong cả 3 tầng: mặt, giữa và đáy, trong đó tầng đáy thờng gặp hơn.
Kết quả quan trắc liên tục trong 24 giờ cho thấy, loài Dinophysis caudata
hầu nh không di chuyển xuống đáy theo chu kỳ di chuyển ngày đêm thờng gặp
ở các loài tảo phù du quang hợp mà chỉ phân bố chủ yếu trong tầng mặt. Điều
này có thể giải thích vì chúng là loài tảo sống dị dỡng điển hình. Trong khi đó
các loài Prorocentrum micans và Gyrodinium cf. aureolum lại có sự thay đổi về
mật độ trong cả 3 tầng, nhất là đối với G. cf. aureolum thì thể hiện rõ hơn P.
micans.
Các loài
Gambierdiscus toxicus, Ostreopsis spp., Prorocentrum lima, P.
emarginatum, P. concavum, Coolia monotis và Amphidinium carterae là những
loài sống đáy hoặc bám trên các vật thể đáy điển hình. Tuy nhiên, trong một số
trờng hợp cũng có thể thu đợc mẫu của các loài thuộc chi Ostreopsis (O.
ovata, O. siamensis), Prorocentrum (P. lima, P. emarginatum), Coolia monotis
bằng kéo lới thẳng đứng. Các kết quả quan sát từ thực nghiệm nuôi cho thấy,
đây là những loài sống bám vào các vật thể ở đáy, nhng có lúc chúng rời bỏ vật
thể bám và sống lơ lửng ở gần bề mặt đáy. Vì thế khi có sự xáo trộn mạnh (nh
9
dòng chảy, sóng, bão ) sẽ đa chúng lên trên tầng mặt và khi đó ta có thể vớt
đợc bằng lới.
Phân bố tảo độc hại trong các vùng sinh thái
Trên cở sở các kết quả khảo sát, thu thập mẫu ở các hệ sinh thái: vùng
triều, cửa sông ở miền Bắc, các rạn san hô, đầm phá Thừa Thiên - Huế và một số
ao nuôi thuỷ sản thuộc vùng nghiên cứu, chúng tôi có một số nhận xét ban đầu về
sự phân bố của tảo độc hại nh sau: Phần lớn các loài tảo độc hại phân bố khá
rộng có thể gặp ở vùng cửa sông, nơi có sự trao đổi nớc rất mạnh và độ mặn bị
chi phối theo mùa rõ rệt (chẳng hạn nh khu vực Đồ Sơn, vùng cửa sông Thái
Bình, Ba Lạt ) cho đến đầm phá - nơi có sự trao đổi nớc kém hơn vùng cửa
sông.
Vùng cửa sông, ven biển là nơi có số loài tảo độc phong phú hơn cả (gặp
trên 20 loài), đặc trng cho nhóm này là các loài thuộc chi Alexandrium (A.
affine, A. leei, A. tamarense, A. pseudogoniaulax, A. ostenfeldii, A.
tamiyavanichii, A. insuetum), chi Prorocentrum (P. micans, P. rhathymum, P.
minimum), chi Dinophysis (D. caudata, D. rontundata, D. miles) và một số loài
khác.
Tiếp theo là vùng đầm phá cũng có số loài tảo độc khá phong phú, đã gặp
14 loài, tuy nhiên số loài tảo độc trong loại hình thuỷ vực này có thể sẽ còn đợc
bổ sung nếu có điều kiện điều tra, thu thập mẫu một cách hệ thống hơn. Nhìn
chung, không có sai khác nhiều về thành phần phân bố của tảo độc ở vùng cửa
sông và đầm phá bởi vì hầu hết các loài phổ biến ở vùng cửa sông đều gặp
trongđầm phá.
Đối với hệ sinh thái rạn san hô, tuy mới chỉ tiến hành khảo sát ở một số
vùng rạn thuộc các đảo: Bạch Long Vỹ, Hạ Long, Cát Bà, Long Châu, Cô Tô -
Thanh Lân, Thợng Mai, Hải Vân - Sơn Chà nhng bớc đầu cũng đã phát hiện
đợc 12 loài tảo đáy (epiphytic) có mặt trong loại hình sinh thái này. Trong số đó
các loài: Gambierdiscus toxicus, G. yasumotoi, Prorocentrum concavum,
Coolia monotis và Ostreopsis spp., mới chỉ gặp chúng sống bám trên rong biển,
san hô chết mà cha gặp chúng phân bố trong các hệ sinh thái khác. Quá trình
khảo sát cho thấy, sự phân bố số lợng loài ở các điểm nghiên cứu cũng có nhiều
sai khác.
Kết quả điều tra ở một số ao nuôi khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trong
thời gian gần đây cho thấy, thành phần loài tảo độc hại trong thuỷ vực này không
nhiều, mới chỉ gặp 6 loài tảo, trong đó chi Prorocentrum gặp 3 loài, ba chi
Alexandrium, Dinophysis và chi Nitzschia mỗi chi gặp 1 loài. Tuy số lợng loài
10
tảo độc trong các ao nuôi thuỷ sản không phong phú nhng đó là mối nguy hiểm
tiềm tàng cho các đối tợng thuỷ sản nuôi trồng cũng nh đối với sức khoẻ con
ngời bởi vì chính các ao nuôi nhất là ao nuôi thâm canh đợc đầu t, chăm bón
nên rất giàu chất dinh dỡng, hơn nữa sự trao đổi nớc với bên ngoài lại kém hơn
so với các thủy vực khác. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho tảo độc hại
phát triển về mật độ và gây nên hiện tợng nở hoa tảo.
3.1.2.3. Phân bố mật độ tế bào tảo độc hại trong môi trờng tự nhiên
Trên cơ sở các chuyến khảo sát, thu thập mẫu định kỳ hàng tháng (1 hoặc
2 lần/tháng) ở một số khu vực: Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, đã chọn ra đợc một số
chi, loài sau đây thờng gặp ở vùng nghiên cứu: Dinophyis caudata,
Prorocentrum micans và chi Alexandrium để tìm hiểu biến động mật độ của
chúng trong năm. Ngoài ra, các loài Prorocentrum minimum, P. cf. rhathymum
tuy phân bố không đồng đều trong các tháng nhng cũng có mật độ cao vào một
số thời điểm nhất định trong năm. Dới đây là một số nhận xét sơ bộ về biến
động mật độ của một số nhóm loài trên.
Biến động mật độ tế bào của chi Alexandrium
Từ các kết quả điều tra thấy rằng, nhìn chung mật độ tế bào các loài tảo
chi Alexandrium không cao ở khu vực Hạ Long và Đồ Sơn, giá trị mật độ cao
nhất chỉ đạt 400 TB/L. Biến động về mật độ của chi này trong các tháng ở hai
khu vực không giống nhau.
ở Hạ Long, chi Alexandrium có mật độ tăng dần từ tháng V đến tháng
VIII thì đạt giá trị cao nhất (trung bình trên 200 TB/L), sau đó giảm xuống vào
tháng IX, đến tháng X mật độ của chúng lại tăng lên, tuy nhiên số lợng không
cao bằng các tháng VI, VII, VIII. Vào các tháng XI, XII mật độ của chi
Alexandrium giảm dần và không gặp chúng trong các tháng I và IV.
ở Đồ Sơn, trong năm có hai đỉnh cao về mật độ của chi tảo này: đỉnh cao
thứ nhất vào tháng II với mật độ trung bình là 400 TB/L và đỉnh cao thứ hai vào
tháng V với mật độ trung bình là 300 TB/L. Các tháng I, IV, VII, VIII, IX, X khu
vực Đồ Sơn có mật độ tảo Alexandrium rất thấp hoặc không gặp.
Kết quả khảo sát liên tục từ tháng IV đến tháng XI năm 1998 tại cảng cá
Cát Bà và Bến Bèo (đảo Cát Bà) cho thấy, chi Alexandrium, đặc biệt là loài A.
tamiyavanichii gặp khá phổ biến trong các tháng X, XI với các chuỗi tế bào dài
từ hàng chục đến vài chục tế bào. Các tháng khác hầu nh không gặp.
11
Từ kết quả tính toán chỉ số tơng quan giữa biến động mật độ chi
Alexandrium và các giá trị trung bình về nhiệt độ và độ mặn thấy rằng, có sự
tơng quan dơng giữa nhiệt độ và mật độ của chi này ở khu vực Hạ Long tuy
nhiên tơng quan này không chặt (r 0,6).
Kết quả nghiên cứu về tảo độc hại ở các vùng có tiềm năng cao về nuôi
trồng thuỷ sản tại các tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh trong năm 2002-2003 cho thấy,
tảo Alexandrium phân bố phổ biến nhất trong tháng 3/2002. Tại thời điểm này
chúng có mật độ cao nhất trong năm, các đại diện của chi hiện diện ở tất cả các
trạm thu mẫu. Tuy nhiên, mật độ cao nhất của tảo Alexandrium cũng chỉ đạt tới
xấp xỉ 800 TB/L (tại Sông Cờn). Các trạm còn lại có mật độ dao động trong
khoảng dới 100 đến 500 TB/L. Tiếp theo, vào các tháng 1 và 2/2003, tháng 11
và tháng 6/2002 tảo Alexandrium cũng thờng gặp ở vùng nghiên cứu, mặc dù
vậy mật độ cao nhất của chúng cũng chỉ dao động trong khoảng 100 400TB/L,
thậm trí vắng mặt tại một số trạm. Các tháng còn lại tảo Alexandrium có mật độ
rất thấp hoặc không gặp.
Từ kết quả nghiên cứu tại các vùng nuôi nhuyễn thể trọng điểm phía Bắc
cho thấy, chi Alexandrium có thành phần loài đa dạng hơn cả vào tháng 6 tại khu
vực Tiền Hải (gặp tới 6 loài), trong khi đó cũng vào vào thời điểm này, các khu
vực Giao Thuỷ và Hoằng Hoá chỉ gặp 1-2 loài của chi phân bố. Trong số các loài
Alexandrium hiện diện ở vùng nghiên cứu thì A. leei và A. pseudogonyaulax là
hai loài phổ biến nhất, gặp ở tất cả các điểm khảo sát ; tiếp đó là các loài A.
affine, A. cf. tamarense và A. tamiyavanchii gặp tại 3 trong 4 địa điểm thu mẫu.
Trên cơ sở kết quả phân tích các mẫu định lợng cho thấy, nhìn chung mật
độ của các loài tảo chi Alexandrium tại các vùng nuôi ngao phía Bắc còn thấp,
cao nhất mới chỉ đạt dới 5.10
2
TB/L, tại mật độ này chúng cha gây nguy hiểm
về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về phân bố mùa vụ, nhìn chung A. leei là loài phân bố khá rộng trong khi
loài A. tamiyavanichii thờng gặp chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 trong năm.
Biến động mật độ tế bào của loài Dinophysis caudata
Loài Dinophysis caudata phân bố khá phổ biến ở vùng ven bờ phía Bắc nói
chung và hai khu vực Hạ Long và Đồ Sơn nói riêng. Theo các kết quả nghiên
cứu trớc đây về khu hệ sinh vật phù du vịnh Bắc Bộ cho thấy, loài D. caudata
cũng có mật độ khá cao và thờng phân bố chủ yếu ở gần bờ [2]. Kết quả quan
12
trắc liên tục hàng tháng ở Hạ Long và Đồ Sơn cho thấy, khu vực Hạ Long có mật
độ loài D. caudata cao và đồng đều hơn khu vực Đồ Sơn. Trong khi tại Hạ Long,
mật độ cao nhất của D. caudata đạt xấp xỉ 6000 TB/L thì ở Đồ Sơn mật độ của
loài này chỉ đạt khoảng 800 TB/L. Có một sự trùng hợp về biến động mật độ loài
D. caudata ở hai khu vực khảo sát đó là chúng đều đạt mật độ cao nhất vào tháng
III.
ở Hạ Long, các tháng I, II, IV, V, IX, XI, XII đều có mật độ trung bình
của D. caudata thấp hơn 100 TB/L, các tháng còn lại (VI, VII, VIII, X) mật độ
dao động từ 100 đến 500 TB/L. ở Đồ Sơn, hầu hết các tháng đều có mật độ trung
bình thấp hơn 100 TB/L, trừ hai tháng II và V có mật độ từ 100 đến 200 TB/L.
Các kết quả khảo sát tại hai trạm Cửa Lục và Đồ Sơn từ tháng IV đến
tháng X năm 1997 cho thấy, ở Cửa Lục loài D. caudata đạt giá trị mật độ cao
nhất (khoảng 1000 TB/L) vào tháng IX, các tháng III, IV và VIII, loài này có mật
độ thấp nhất; ở Đồ Sơn chúng đạt mật độ cao nhất vào tháng V (trên 1000 TB/L),
các tháng còn lại có mật độ không đáng kể. Từ đó cho thấy, cùng một địa điểm
khảo sát nhng tuỳ theo từng thời điểm thu mẫu mà mật độ của các loài tảo độc
hại cũng khác nhau.
Trong số các loài vi tảo có khả năng gây hại nói chung và các loài thuộc
chi Dinophysis nói riêng, tảo Dinophysis caudata là loài phổ biến nhất ở vùng
ven bờ Nghệ An Hà Tĩnh, chúng dờng nh xuất hiện quanh năm tuy mật độ tế
bào ở từng trạm và vào từng thời điểm có sai khác nhau. Trong 12 đợt khảo sát
thì tảo D. caudata có mật độ cao nhất vào tháng 8/2002. Cụ thể nh tại Cửa Sót,
mật độ loài này đạt tới 1500 TB/L và đây cũng là mật độ cao nhất trong năm của
tảo D. caudata ở vùng nghiên cứu. Các trạm thuộc khu vực Lạch Vạn vào thời
điểm này cũng có mật độ khá cao, dao động trong khoảng 600 900 TB/L. Tiếp
theo, vào tháng 2/2003, tuy mật độ tảo D. caudata vào thời điểm này không cao
bằng tháng 8. Các tháng còn lại, tảo Dinophysis caudata có mật độ thấp hơn,
thờng dao động từ vài chục tới vài trăm tế bào trên lít, phổ biến dới 300 TB/L.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, có sự sai khác về phân bố tảo
Dinophysis caudata trong nớc tầng mặt và tầng đáy. Nhìn chung, tại hầu hết các
tháng khảo sát, mật độ tảo D. caudata trong nớc tầng mặt cao hơn tầng đáy, trừ
tháng 2/2003 lại có xu thế ngợc lại tức là mật độ tảo trong tầng mặt thấp hơn
tầng đáy.
13
Về phân bố mật độ loài Dinophysis caudata tại các vùng nuôi nhuyễn thể
hai vỏ thuộc các tỉnh Thái Bình và Nam Định trong các tháng 8, 9, 10 và 11/2004
nhìn chung không cao, hầu hết đạt dới 500 TB/L, chỉ có một số trờng hợp mật
độ của chúng đạt trên 500 TB/L cụ thể là vào tháng 11/2004 tại khu vực nuôi
ngao Nghĩa Hng (Nam Định) mật độ loài D. caudata đạt tới 630 TB/L. Cá biệt
vào tháng 4/2003, mật độ của loài này đạt xấp xỉ 2.10
3
TB/L tại khu vực nuôi
ngao thuộc huyện Tiền Hải. Đây là giá trị mật độ cao nhất của loài D. caudata đã
đợc ghi nhận ở vùng nghiên cứu.
Các loài còn lại thuộc chi tảo Dinophysis (nh D. miles, D. rotundata, D.
cf. fortii và D. mitra) hiện diện ở vùng nghiên cứu tuỳ theo từng mùa, trong đó
loài D. miles phân bố chủ yếu vào các tháng 10, 11. Nhìn chung, các loài tảo chi
Dinophysis (trừ D. caudata) thờng phân bố với mật độ thấp, mới chỉ phát hiện
đợc trong các mẫu định tính. Do đó khả năng ảnh hởng của các loài tảo này tới
môi trờng nuôi nhuyễn thể không lớn.
Biến động mật độ tế bào của loài Prorocentrum micans
Trong năm 1999, mật độ tế bào của loài Prorocentrum micans ở cả hai
trạm Hạ Long và Đồ Sơn đều thấp (dới 10
2
TB/L) trừ tháng III ở Hạ Long,
chúng có mật độ cao bất thờng, đạt tới 2,8.10
3
TB/L. Đây là mật độ cao nhất của
loài P. micans đợc phát hiện ở khu vực Hạ Long.
Các kết quả khảo sát trong năm 1997 ở hai khu vực trên cũng cho thấy
mật độ của P. micans không cao, ngay cả trong tháng IX khi chúng có mật độ
cao nhất ở Cửa Lục thì cũng chỉ đạt khoảng 200 TB/L; ở Đồ Sơn loài này có mật
độ cao nhất vào các tháng V và VI (khoảng 200 TB/L), các tháng còn lại có mật
độ rất thấp.
Biến động của tảo Silic chi Pseudonitzschia
Phân bố mật độ tế bào tảo silic chi Pseudonitzschia ở vùng ven biển Nghệ
An - Hà Tĩnh trong năm 2002 2003 cho thấy, trong 12 tháng khảo sát, chi
Pseudonitzschia chiếm u thế trong tháng 10/2002 và tháng 1/2003. Đặc biệt vào
tháng 1/2003, mật độ của tảo Pseudonitzschia tại 10 trong số 13 trạm thu mẫu
đều đạt trên 10
5
TB/L, trong đó giá trị mật độ cao nhất đạt xấp xỉ 9.10
5
TB/L.
Đây cũng là cũng là thời điểm tảo Pseudonitzschia có mật độ cao nhất trong
năm. Các tháng còn lại chúng có mật độ không đáng kể, thậm trí không gặp
trong các mẫu định lợng thu thập vào mùa hè (các tháng 6, 7, 8 và 9/2002).
14
Kết quả nghiên cứu về thực vật phù du ở vùng nuôi nhuyễn thể trọng điểm
phía Bắc cho thấy rằng, hàng năm tảo Pseudonitzschia thờng chiếm u thế với
mật độ cao vào các tháng cuối mùa đông và đầu mùa xuân (tháng 2 3) hàng
năm: cụ thể là vào tháng 2 tại các vùng nớc nuôi ngao thuộc Giao Thuỷ và Tiền
Hải, mật độ của chúng dao động khoảng trên 10
5
TB/L; vào tháng 3 tại Giao
Thuỷ và Hoằng Hoá mật độ của chúng đạt tới 2.10
6
3.10
6
TB/L. Bắt đầu từ
tháng 4 đến hết mùa ma, mật độ của tảo này giảm xuống. Từ tháng 9 đến tháng
11/2004, mật độ tảo Pseudonitzschia lại tăng lên tạo thành đỉnh cao thứ hai về
mật độ trong năm. Tuy nhiên, trong các tháng 9, 10,11 mật độ của chúng thấp
hơn các tháng 2 và 3, thờng dao động trong khoảng vài nghìn cho đến vài chục
nghìn tế bào trên lít, trong đó giá trị mật độ của chúng cao nhất đạt xấp xỉ 7.10
4
TB/L tại khu vực Giao Thuỷ vào tháng 10/2004. Các tháng còn lại chúng có mật
độ không đáng kể. Có thể nói rằng, đây là loài tảo độc hại phổ biến, có mật độ
cao nhất đáng quan tâm ở vùng ven bờ phía Bắc nói chung và vùng nuôi nhuyễn
thể nói riêng.
Trong các chơng trình quan trắc, giám sát tảo độc hại ở một số nớc trên
thế giới khi mật độ của các loài thuộc chi Pseudonitzschia đạt từ 10
3
(tại Anh
Bắc Ailen), 10
4
10
5
(tại Hà Lan), 1 x 10
5
(tại Canada) và 2 x10
5
TB/L (tại Đan
Mạch) v.v. ngời ta bắt đầu tiến hành quan trắc, thu mẫu thờng xuyên đối tợng
này, hoặc thu các mẫu nhuyễn thể để phân tích độc tố, đa ra các cảnh báo, hạn
chế hoặc đóng cửa các khu vực khai thác nhuyễn thể [Andersen, 1996]. Qua đó
thấy rằng, tại các vùng nuôi nhuyễn thể phía Bắc vào các tháng mùa xuân (tháng
2 -3) và các tháng 9, 10, 11 mật độ tảo Pseudonitzschia đã đạt tới mức đáng báo
động.
Biến động mật độ tế bào của một số loài tảo độc hại khác
Trong số các loài tảo độc hại có mặt ở vùng nghiên cứu, ngoài các loài đã
xem xét ở trên thì các loài Prorocentrum minimum, P. rhathymum tuy không
gặp thờng xuyên trong nớc biển nh các loài Dinophysis caudata,
Alexandrium spp. nhng đôi khi chúng lại có mật độ khá cao ở vùng nghiên cứu.
Ví dụ: ở Đồ Sơn, năm 1999 mới chỉ gặp loài P. rhathymum có mặt trong 4 đợt
trên tổng số 24 đợt thu mẫu, trong đó có 3 đợt (vào các tháng III, IV, X) mật độ
của chúng rất thấp trừ đợt tháng V, mật độ của loài này đạt trên 10
4
TB/L. Tơng
tự nh loài P. rhathymum, loài P. minimum cũng có mật độ cao bất thờng vào
tháng XII, đạt xấp xỉ 10
4
TB/L ở Đồ Sơn và 10
4
TB/L vào tháng V ở Hạ Long.
Loài này còn phát triển trong một số ao nuôi thuỷ sản Vinh Quang (Tiên Lãng,
15
Hải Phòng) với mật độ khoảng 10
4
- 10
5
TB/L vào tháng V. Các tháng còn lại
chúng có mật độ không đáng kể.
Biến động mật độ tảo độc hại sống đáy ở vùng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu về mặt định lợng tảo độc hại sống bám trên các rạn
san hô thuộc 4 khu vực: Cô Tô - Thanh Lân, đảo Thợng Mai (Quảng Ninh),
Long Châu (Hải Phòng), Hải Vân - Sơn Chà (Thừa Thiên - Huế) cho thấy có sự
chênh lệch rất lớn về phân bố tảo độc hại sống đáy tại các điểm khảo sát. Cụ thể
là ở khu vực Cô Tô - Thanh Lân, mặt cắt hòn Cá Chép có mật độ tảo trung bình
cao nhất, đạt tới 1358 TB/g và thấp nhất là Bắc Thanh Lân chỉ có 24 TB/g, hai
mặt cắt Hồng Vàn và Bắc Cô Tô có mật độ tơng ứng là 223 và 131 TB/g. Nhìn
chung, chi Ostreopsis chiếm u thế ở hầu hết các điểm khảo sát trong khu vực.
Tiếp đó là loài Prorocentrum rhathymum cũng có mật độ khá cao (trên 200
TB/g). Các loài còn lại có mật độ thấp hơn (dới 100 TB/g).
Mật độ phân bố tảo độc hại sống đáy tại đảo Thợng Mai không cao, chỉ
đạt khoảng 100 TB/g với loài u thế ở đây là Prorocentrum cf. lima với mật độ
tơng ứng là 55 TB/g.
Sự phân bố mật độ của các loài tảo độc hại sống đáy ở điểm khảo sát thuộc
quần đảo Long Châu không cao, cụ thể là trong 3 điểm khảo sát: Long Châu
đông, hòn Vụng Tầu và vụng Cây Bàng thì điểm Long Châu đông có mật độ tảo
cao nhất, khoảng 75 TB/g, tiếp đó là hòn Vụng Tầu có mật độ tảo là 49 TB/g,
Vụng Cây Bàng có mật độ tảo thấp nhất, trung bình chỉ khoảng 5 TB/g.
Nh vậy, từ kết quả khảo sát số lợng tảo độc hại sống đáy tại 4 khu vực
Cô Tô-Thanh Lân, Thợng Mai, Long Châu và Hải Vân - Sơn Chà thấy rằng, mật
độ tảo biến động khá lớn không chỉ giữa các khu vực khác nhau mà ngay cả các
mặt cắt trong cùng một khu vực cũng có nhiều sai khác. Nhìn chung, mật độ tảo
ở vùng nghiên cứu dao động trong khoảng từ 10
2
đến 10
3
TB/g. Mật độ đạt trên
10
3
mới chỉ gặp ở một số điểm thuộc Cô Tô - Thanh Lân và Hải Vân - Sơn Chà
với các loài chiếm u thế đều thuộc về chi Ostreopsis. So sánh mật độ tế bào tảo
bám trên rong quạt (Padina sp.) tại 4 điểm nghiên cứu trên thấy rằng, khu vực Cô
Tô - Thanh Lân có mật độ tảo cao nhất (927 TB/g), tiếp theo là khu vực Hải Vân
- Sơn Chà (636 TB/g), hai khu vực Thợng Mai và Long Châu có mật độ tơng
ứng là 103 và 43 TB/g.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Koike và cộng sự (1991) về tảo đáy ở
đảo Akajima, Okinawa (Nhật Bản) thấy rằng, trong khi loài Prorocentrum lima
có mật độ cao nhất tại đảo này chỉ đạt 236 TB/g, mật độ tế bào trung bình của
16
các loài dao động trong khoảng 1,8 - 75 TB/g [3] thì ở hai khu vực Cô Tô - Thanh
Lân và Hải Vân - Sơn Chà các loài chiếm u thế có mật độ cao hơn nhiều lần,
thậm chí đạt trên 1000 TB/g. Qua đó chứng tỏ rằng, tảo độc hại sống đáy phân
bố với mật độ khá cao ở vùng biển phía Bắc Việt Nam.
3.2. Một số dẫn liệu về ảnh hởng của các yếu tố nhiệt độ, cờng độ ánh sáng,
độ mặn tới sự phát triển của tảo độc hại trong điều kiện phòng thí nghiệm
3.2.1. ảnh hởng của độ mặn và cờng độ ánh sáng (CĐAS) tới tảo độc hại sống
phù du Alexandrium tamarense
Kết quả thí nghiệm nuôi tảo Alexandrium tamarense trong môi trờng ký
hiệu là T (viết tắt MT T) ở các độ mặn và CĐAS khác nhau cho thấy, tảo A.
tamarense phát triển tốt trong môi trờng nuôi có độ mặn 10%o, 16%o và hầu
nh không phát triển ở độ mặn 21%o trong cả 3 CĐAS 1000, 2000 và 3000 Lux.
Tảo A. tamarense không phát triển trong điều kiện nuôi có CĐAS yếu (500 Lux).
Khi CĐAS tăng lên thì tảo phát triển nhanh hơn. Cụ thể trong các CĐAS 500,
1000, 2000 và 3000 Lux thì tảo phát triển tốt nhất ở CĐAS 3000 Lux. Tại CĐAS
này, chúng đạt mật độ cao nhất và thời gian sinh trởng ngắn nhất so với các
CĐAS còn lại. ở CĐAS thấp hơn, sau vài ngày nuôi, tảo có hình dạng khác
thờng, tế bào có các gai, mấu hoặc dúm dó. Nguyên nhân có thể là do điều kiện
môi trờng không thuận lợi nên chúng chuyển sang dạng sống tiềm sinh (bào
xác). Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu tiếp theo để tìm hiểu thêm vấn đề này.
ở CĐAS cao hơn (3000 Lux), tế bào tảo A. tamarense có hình dạng bình
thờng và tạo thành các chuỗi 2 - 4 tế bào, rất phổ biến trong quá trình nuôi.
Trong môi trờng nuôi nghèo dinh dỡng, tảo A. tamarense không phát
triển (trong lô đối chứng do không bổ sung MT T, tảo không tăng số lợng).
Từ kết quả trên bớc đầu có thể rút ra nhận xét: trong điều kiện nuôi giống
nhau về môi trờng dinh dỡng, độ mặn, nhiệt độ và mật độ tảo giống khi CĐAS
tăng lên thì tảo A. tamarense sẽ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, để tìm đợc CĐAS
tối
u cho loài này cần có các thí nghiệm tiếp theo.
3.2.2. ảnh hởng của độ mặn tới sự phát triển của một số loài tảo độc hại sống
đáy
Kết quả nuôi tảo Prorocentrum rhathymum trong 4 độ mặn: 10%o, 16%o,
21%o và 30%o cho thấy tại các độ mặn thấp (10 và 16), tảo này hầu nh không
17
phát triển. ở độ mặn cao (30%o), chúng lại phát triển chậm và chỉ phát triển tốt ở
lô 21%o.
Đối với hai loài tảo đáy Coolia monotis, Amphidinium carterae, sự thay
đổi độ mặn của môi trờng nuôi không ảnh hởng đáng kể tới quá trình phát
triển của chúng.
3.2.3. ảnh hởng của nhiệt độ tới sự phát triển của một số loài tảo độc hại sống
đáy
Kết quả nuôi tảo Coolia monotis trong điều kiện nhiệt độ phòng thí
nghiệm (khoảng 27
o
C) và nhiệt độ tủ nuôi (15
o
C) thấy rằng, dờng nh loài này
chỉ thích hợp với nhiệt độ phòng nuôi, chúng bị tác động khá mạnh bởi sự thay
đổi nhiệt độ nuôi, thể hiện ở chỗ chỉ sau 1 ngày nuôi ở nhiệt độ thấp (15
o
C), phần
lớn các tế bào tảo chìm xuống đáy và có hiện tợng co nguyên sinh chất. Sau 7
ngày nuôi, hầu hết tảo đã chết, vỏ tế bào bị vỡ. Sau 5 tuần nuôi, loài C. monotis
tàn lụi hoàn toàn.
Nhìn chung, sự thay đổi nhiệt độ không ảnh hởng nhiều tới các loài tảo
độc hại sống đáy Prorocentrum lima, P. emarginatum, P. rhathymum và
Amphidinium carterae, thể hiện ở chỗ chúng vẫn vận động bình thờng sau
khoảng 3 tuần nuôi ở nhiệt độ thấp (15
o
C). Tuy nhiên, khả năng chịu đựng của
từng loài đối với sự thay đổi nhiệt độ không giống nhau. Các loài P. lima, P.
emarginatum hầu nh không tăng số lợng; ở loài P. rhathymum có hiện tợng
dính với nhau thành từng đám 2 - 4 tế bào, nhiều tế bào to khác thờng. Sau 5
tuần nuôi, loài P. lima cũng xảy ra hiện tợng tơng tự nh P. rhathymum. Riêng
loài Amphidinium carterae vẫn phát triển bình thờng trong suốt thời gian thí
nghiệm.
Nh vậy, trong điều kiện nuôi giống nhau về môi trờng dinh dỡng, độ
mặn, nhiệt độ, tại các CĐAS 500, 1000, 2000 và 3000 Lux thì tảo A. tamarense
sẽ phát triển tốt hơn ở CĐAS 3000 Lux. ở CĐAS này, tảo A. tamarense sinh
trởng trong môi trờng nuôi có độ mặn 16%o tốt hơn môi trờng có độ mặn
10%o và 21%o. Sự thay đổi độ mặn không ảnh hởng nhiều tới quá trình phát
triển của các loài tảo đáy Coolia monotis, Amphidinium carterae. Trong khi loài
Amphidinium carterae có khả năng thích nghi với biên độ nhiệt khá rộng, chúng
sinh trởng tốt ở cả nhiệt độ thấp (15
o
C) và nhiệt độ cao (30
o
C) thì các loài
Prorocentrum lima, P. emarginatum, P. rhathymum và Coolia monotis ít nhiều
bị tác động bởi sự thay đổi của yếu tố này.
18
3.3. Bớc đầu thăm dò ảnh hởng của tảo độc hại tới một số động vật thuỷ
sinh trong phòng thí nghiệm
3.3.1. ảnh hởng của tảo độc hại tới động vật thân mềm hai vỏ
Kết quả thí nghiệm thăm dò ảnh hởng của tảo Alexandrium tamarense
tới loài sò Anadara antiquata cho thấy, sau vài ngày nuôi ở lô đối chứng sò vẫn
khoẻ, do sục khí liên tục nên hàm lợng oxy hoà tan (DO) trong nớc luôn bão
hoà, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho quá trình hô hấp của sò. Trong khi đó ở lô thí
nghiệm (lô I), sau 1 ngày nuôi hàm lợng DO giảm mạnh, lô có tảo (I
A
) chỉ còn
lại 2,55 mgO
2
/L và lô không có tảo (I
B
) là 0,73 mgO
2
/L (đo vào lúc 20h trong
ngày). Qua đó thấy rằng, có thể do có tảo quang hợp nên hàm lợng DO của lô I
A
giảm ít hơn lô I
B
. Sang ngày thứ hai, mật độ tảo trong lô I
A
giảm xấp xỉ 9 lần (từ
1831 TB/mL giảm xuống chỉ còn 211 TB/mL), hàm lợng DO cũng giảm xuống,
chỉ còn lại 0,41mgO
2
/L. Hàm lợng DO trong lô I
B
cũng bị giảm .
Theo dõi trong quá trình nuôi thấy rằng, ở lô I
A
do sò ăn tảo nên quá trình
trao đổi chất và bài tiết xảy ra mạnh, nhiều cặn bã thải ra môi trờng lô nuôi. Có
thể quá trình phân huỷ chất cặn bã đã làm tiêu hao thêm hàm lợng oxy hoà tan
và gây ô nhiễm môi trờng nớc nuôi. Điều đó dẫn đến hàm lợng DO trong lô
I
A
luôn thấp nhất và đến ngày thứ 4 chỉ còn 0.15 mgO
2
/L, nớc trong lô nuôi
chuyển dần sang màu vàng đục, kết quả là các cá thể sò nuôi bị chết dần.
ở lô I
B
sang ngày thứ 4 hàm lợng DO rất thấp (0.16 mg O
2
/L), nớc nuôi
vẫn trong, xuất hiện một số chất vẩn trong lô nuôi nhng sò vẫn có phản xạ khép
mở vỏ nhanh. Các cá thể sò vẫn sống tuy vỏ của chúng chuyển dần sang màu
đen và chết sau 7 ngày thí nghiệm.
ở lô đối chứng, do sục khí liên tục nên hàm lợng DO luôn cung cấp đủ
cho quá trình hô hấp của sò (hàm lợng trung bình đạt 7,2 mgO
2
/L). Tuy nhiên ở
lô này cũng xảy ra hiện tợng giống nh ở lô I, đó là ở lô II
A
(lô nuôi sò với tảo).
Sau một ngày nuôi, có thể do sò ăn nên mật độ tảo trong lô II
A
giảm đáng kể (từ
mật độ ban đầu là 1636 TB/mL chỉ còn lại 359 TB/mL), chất thải trong lô này
tăng lên nên đã tiêu hao ôxy trong nớc. Hàm lợng DO trong lô II
A
luôn thấp
hơn lô II
B
(lô không có tảo). Sau 9 ngày nuôi thí nghiệm sò đã bị chết dần, nớc
trong lô có màu vàng đục và rất nhiều bọt. ở lô II
B
, do đợc cung cấp ôxy đầy
đủ, sau 10 ngày nuôi thí nghiệm các cá thể sò vẫn sống bình thờng, phản xạ
khép mở vỏ nhanh.
3.3.2. ảnh hởng của tảo độc hại tới động vật giáp xác (ấu trùng tôm)
19
Kết quả thí nghiệm thăm dò ảnh hởng của tảo Alexandrium tamarense
đại diện cho nhóm tảo độc hại sống phù du và tảo Amphidinium carterae đại
diện cho nhóm tảo độc hại sống đáy đối với ấu trùng Zoea tôm rảo Metapenaeus
ensis cho thấy, cả hai loài tảo độc hại thí nghiệm đều tác động mạnh tới sự sống
sót của ấu trùng tôm rảo. Kết quả thí nghiệm cũng đã phản ánh một xu thế chung
là tỷ lệ sống sót của ấu trùng tỉ lệ nghịch với mật độ tảo độc hại có trong môi
trờng nuôi, tức là mật độ tảo càng cao thì tỷ lệ sống sót của ấu trùng càng thấp.
Tuy nhiên, tuỳ theo từng loài mà mức độ ảnh hởng tới ấu trùng cũng khác nhau,
thể hiện ở chỗ cùng một mật độ nuôi 1000 TB/mL đối với loài Alexandrium
tamarense sau khoảng 22 giờ toàn bộ ấu trùng thí nghiệm đã chết trong khi đó
đối với loài Amphidinium carterae phải cần khoảng 30 giờ. Từ đó cho thấy, loài
Alexandrium tamarense tác động tới ấu trùng mạnh hơn loài Amphidinium
carterae.
4. Kết luận và kiến nghị
1. Việc nghiên cứu tảo biển độc hại bắt đầu đợc tiến hành ở Phân viện
Hải dơng học tại Hải Phòng từ những năm 1996. Trải qua gần một chục năm,
Phân viện bớc đầu đã xây dựng đợc một đội ngũ cán bộ cũng nh một số trang
thiết bị cần thiết để nghiên cứu đối tợng này.
2. Bớc đầu, Phân viện cũng đã có đợc một số dẫn liệu nghiên cứu về tảo
biển độc hại ở vùng ven biển phía Bắc Việt Nam, cụ thể là:
Về thành phần loài tảo độc hại ở vùng nghiên cứu, bớc đầu đã xác
định đợc 42 loài có khả năng gây hại thuộc 16 chi, 9 họ, 7 bộ, 3 lớp, 2 ngành
tảo. Trong đó, ngành tảo Silic (Bacillariophyta) có 3 loài, 2 chi, 1 họ, 1 bộ và 1
lớp; số còn lại thuộc ngành tảo giáp (Dinophyta). Trong các chi tảo hiện diện ở
vùng nghiên cứu, chiếm u thế về số lợng loài là chi Alexandrium có 12 loài,
tiếp đó là chi Prorocentrum (6 loài), Dinophysis (5 loài), Ostreopsis (3 loài), các
chi Gambierdiscus, Amphidinium và Gymnodinium mỗi chi có 2 loài, số còn lại
mỗi chi chỉ có 1 loài. Các chi Amphidinium, Cochlodinium, Coolia,
Gamberdiscus
, Ostreopsis và một số loài thuộc các chi Prorocentrum (5 loài),
Dinophysis (2 loài), Gymnodinium (2 loài), Gyrodinium (1 loài), tổng số có 5 chi,
19 loài đợc phát hiện trong nghiên cứu này là dẫn liệu mới bổ sung cho khu hệ
vi tảo biển phía Bắc Việt Nam.
Về đặc điểm phân bố, biến động số lợng tảo độc hại: Căn cứ vào thời
gian xuất hiện của chúng ở vùng nghiên cứu, tạm thời chia thành ba nhóm loài:
20
nhóm phân bố quanh năm, nhóm phân bố theo mùa và nhóm cha rõ thời gian
phân bố. Căn cứ vào địa điểm xuất hiện của tảo độc hại có thể chia ra hai nhóm:
nhóm loài phân bố rộng và nhóm loài phân bố hẹp
Phần lớn tảo độc hại sống phù du phân bố trong tầng mặt, trừ vùng gần bờ
có độ sâu thấp có thể gặp chúng trong tầng đáy. Các loài Gambierdiscus toxicus,
Ostreopsis spp., Prorocentrum lima, P. emarginatum, P. concavum, Coolia
monotis và Amphidi-nium carterae là những đại diện sống đáy điển hình.
Các loài tảo độc hại phân bố từ vùng cửa sông, ven biển cho đến đầm phá,
trong đó vùng ven biển có thành phần loài phong phú hơn cả (gặp trên 20 loài),
vùng đầm phá đã gặp 14 loài, vùng rạn san hô đã phát hiện 12 loài tảo đáy, các
ao nuôi nớc lợ mới gặp 6 loài. Mật độ tế bào tảo độc hại trong môi trờng tự
nhiên biến động tuỳ theo từng loài, từng mùa, từng loại hình thuỷ vực
Trong điều kiện nuôi giống nhau về môi trờng dinh dỡng, độ mặn,
nhiệt độ; CĐAS càng mạnh thì tảo A. tamarense càng phát triển tốt. ở CĐAS
3000Lux, tảo A. tamarense sinh trởng trong môi trờng nuôi có độ mặn 16%o
tốt hơn môi trờng có độ mặn 10%o và 21%o. Độ mặn thay đổi không ảnh
hởng nhiều tới sự phát triển của tảo độc hại sống đáy: Coolia monotis,
Amphidinium carterae. Trong khi loài Amphidinium carterae có thể thích nghi
với biên độ nhiệt khá rộng, chúng sinh trởng tốt ở cả nhiệt độ thấp (15
o
C) và
nhiệt độ cao (30
o
C) thì các loài Prorocentrum lima, P. emarginatum, P.
rhathymum và Coolia monotis ít nhiều bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ.
Tảo Alexandrium tamarense ít nhiều có ảnh hởng tới động vật thân
mềm hai vỏ, sò nuôi trong môi trờng có tảo độc chết nhanh hơn môi trờng
không có tảo. Các loài tảo Alexandrium tamarense và Amphidinium carterae đều
tác động mạnh tới sự sống sót của ấu trùng tôm rảo (Metapenaeus ensis) (giai
đoạn Zoea) theo xu thế chung là tỷ lệ sống sót của ấu trùng tỉ lệ nghịch với mật
độ tảo độc có trong môi trờng nuôi. Tuy nhiên, mức độ ảnh hởng tới ấu trùng
của từng loài tảo cũng khác nhau.
3. Một số nội dung dự kiến sẽ tiến hành trong thời gian tới
Để hiểu biết đầy đủ hơn về thành phần loài tảo độc hại, cần khảo sát các
vùng nớc ngoài khơi, đảo xa bờ. áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nh kỹ thuật hiển
vi điện tử, phân tích ADN trong nghiên cứu tảo độc hại.
Giám sát sự thâm nhập của tảo độc hại từ các vùng biển lân cận, nơi
thờng xuất hiện tảo độc nở hoa tới vùng biển nớc ta.
Nghiên cứu động thái của tảo độc hại, đi sâu nghiên cứu tác động của
các yếu tố môi trờng tới biến đổi tính đa dạng loài và sự nở hoa tảo độc.
21
Điều tra, thu mẫu bào xác (cyst) trong trầm tích nhằm phát hiện sự tồn
tại và bùng phát tảo độc trong quá khứ và khả năng xuất hiện của chúng trong
tơng lai.
Nghiên cứu sinh thái loài, phân tích, thử nghiệm độc tố để khẳng định
độc tính của chúng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và mạng lới trao đổi thông tin về tảo độc hại ở
trong nớc, khu vực và quốc tế.
22
tài liệu tham khảo
1. Đề tài KT-DL-CIS-01, 2000: Tập số liệu phân tích mẫu thực vật phù du. Tài
liệu lu trữ tại Phân viện Hải dơng học tại Hải Phòng.
2. Đội điều tra hải dơng liên hiệp Vịnh Bắc Bộ Việt Trung, 1965: Báo cáo điều
tra tổng hợp Vịnh Bắc Bộ - Phần IV: Sinh vật phù du. Tài liệu lu trữ tại
Phân viện Hải Dơng học tại Hải Phòng.
3. Koike K., Ishimazu T. and Murano M., 1991: Distribution of benthic dinofla-
gellates in Akajima Island, Okinawa, Japan. Nipp. Suis. Gakk. 57(12):
2261 - 2264.
4. Kotaki Y., Lundholm N., Koike K., Kobayashi K., Yoshida M., Thuoc C. V.,
Huyen N. T. M., Hoi N. C., Fukuyo Y., Moestrup O. and Kodama M. 2000:
Production of domoic acid and morphology of the diatom Nitzschia navis-
varingica sp. nov., isolated from a shrimp culture pond in Do Son, Vietnam.
The Ninth International Conference on Harmful Algal Blooms (7-11 Feb.
2000), Hobart, Tasmania, Australia - Conference Abstracts &
Participants, pp. 31.
5. Chu Văn Thuộc, 2001: Bớc đầu nghiên cứu tảo độc hại chi Alexandrium
Halim (Dinophyceae) ở vùng ven bờ phía Bắc Việt Nam. Tài nguyên và Môi
trờng biển, Tập VII, tr. 207-213. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
6. Chu Văn Thuộc, 2001: Dẫn liệu về thành phần loài, phân bố của vi tảo tiềm
tàng độc hại sống bám trên rạn san hô vùng biển Hải Vân - Sơn Chà (Thừa
Thiên - Huế). Tài nguyên và Môi trờng biển, Tập VIII, tr. 220 - 228. Nxb
Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội.
7. Chu Văn Thuộc, 2002: Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của vi tảo biển
độc hại sống bám trên các rạn san hô phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Sinh học
24 (2): 22-30.
8. Chu Văn Thuộc, 2002: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và thăm dò khả
năng gây hại của một số loài tảo độc hại thuộc ngành tảo giáp (Dinophyta)
ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ sinh học.
9. Chu Văn Thuộc, Nguyễn Thị Minh Huyền, 2003: Một số dẫn liệu về đặc tính
sinh thái của tảo độc trồng trong phòng thí nghiệm. Tạp chí Sinh học 25 (2):
44-48
10. Yoshida M., Ogata T., Thuoc C. V., Matsuoka K., Fukuyo Y., Hoi N. C. and
Kodama M., 2000: The first finding of toxic dinoflagellate Alexandrium
minutum in Vietnam. Fisheries Science 66, pp. 177 - 179.