Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân qua thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.82 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Học phần: Luật Hình Sự
Giảng viên phụ trách học phần: Th.S Dương Thị Cẩm Nhung

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
MÃ SINH VIÊN:
LỚP CHUYÊN NGÀNH: Luật Kinh Tế K44B


THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2021
ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Số phách

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
Học phần: Ví dụ Cải cách luật hành chính

Điểm số:


Giảng viên chấm 1:
(Ký và ghi rõ họ tên)

Điểm chữ

Giång vién cham 2
(Ký và ghi rõ họ tên)


THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN..................................................................2
1.1. Vị trí, tổ chức viện Kiểm sát nhân dân...........................................2
1.2. Hoạt động của viện Kiểm sát nhân dân..........................................3
1.2.1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo
đảm:.......................................................................................................4
1.2.2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo
đảm:.......................................................................................................4
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..........5
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.............................................................5
2.2. Đánh giá chung về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế......................................................................................6
2.2.1 Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động của Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................................6
2.2.2 Những hạn chế trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế.....................................................................................7
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế........................................................9
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN - QUA THỰC TIỄN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ......................................................................10
i


3.1. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự...............................................................................................10
3.2. Về cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ
án hình sự...............................................................................................11
3.3. Về cơng tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân
và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo
quy định của pháp luật.........................................................................13
3.4. Về công tác kiểm sát việc thi hành án...........................................15
3.5. Về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù..................................................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................19

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Bảo vệ quyền cơng dân nói chung và của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, bị án nói riêng là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và những

người tiến hành tố tụng. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát
nhân dân có vai trị trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền
công dân trong các vụ án hình sự. Thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự trong
những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Đăk Nơng cho thấy, vai trị của Viện
kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền, nghĩa vụ của công dân, của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã đạt được những thành tựu nhất định. Các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân về cơ bản đã được bảo đảm, đã hạn chế
được tình trạng oan, sai.
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình hình thành và phát
triển của mình đã có nhiều đóng góp vào thành tựu chung của ngành, đồng
thời có vai trị, vị trí hết sức quan trọng trong việc góp phần bảo vệ pháp chế
xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói
chung và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói
riêng cũng phát sinh những hạn chế, tồn tại cần phải có giải pháp để tháo gỡ,
khắc phục kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác
kiểm sát. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Viện Kiểm Sát Nhân Dân qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên
Huế” để làm đề tài nghiên cứu của mình.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1. Vị trí, tổ chức viện Kiểm sát nhân dân
Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT cơng bố

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và ngày này cũng chính là ngày thành
lập Viện kiểm sát nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Viện
kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ
chức bộ máy của các cơ quan nhà nước.
Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được tổ chức theo ngành dọc ở 4 cấp, gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh)
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện
có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(hiện có 710 Viện kiểm sát cấp huyện tại 710 quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh).
Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
- Viện kiểm sát quân sựquân khu và tương đương.
- Viện kiểm sát quân sựkhu vực.

2


Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các
cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm
kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05
năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
1.2. Hoạt động của viện Kiểm sát nhân dân
Theo điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm
sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
3


Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều
3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà
nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử vụ án hình sự.
1.2.1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố,

điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm
tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế
quyền con người, quyền công dân trái luật.
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
(điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi
tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành
chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư
pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
- Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc

4


giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp
khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của
pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải
được tôn trọng và bảo vệ;
- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi

hành nghiêm chỉnh;
- Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện,
xử lý kịp thời, nghiêm minh.
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Cùng với sự hình thành hệ thống chính quyền và tổ chức đồn thể, sau
ngày q hương hồn tồn giải phóng (26-3-1975), ngành Kiểm sát nhân dân
tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhanh chóng được hình thành. Tháng 9-1975, lực
lượng cán bộ Kiểm sát đầu tiên của Thừa Thiên Huế do Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao cử vào để thành lập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
gồm 9 đồng chí. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, đến nay Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 phòng nghiệp vụ và 9 Viện kiểm
sát nhân dân cấp huyện. Trong đó, bộ phân Lãnh đạo viện gồm có:
Viện trưởng: Ơng Nguyễn Thanh Hải
Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự VKSND tỉnh
Phó Viện trưởng: Ơng Trần Nhơn Vượng.
5


Đảng ủy viên Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Bí thư Đảng bộ VKSND
tỉnh.
Phó viện trưởng: Ơng Lại Đình Hùng
Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy
VKSND tỉnh
Phó viện trưởng: Ơng Hồ Thanh Hải
Đảng ủy viên
2.2. Đánh giá chung về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa

Thiên Huế
2.2.1 Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhìn chung, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã
tập trung giải quyết một khối lượng lớn án hình sự. Điểm nổi bật nhất là trong
số các vụ án đã giải quyết, khơng có vụ án nào q hạn điều tra, truy tố, xét
xử, khơng có vụ án nào Viện kiểm sát truy tố mà Tồ án tun khơng phạm
tội, khơng có các trường hợp hình sự hố các quan hệ dân sự, kinh tế và
ngược lại. Khơng có vụ án nào phải đình chỉ điều tra do hành vi khơng cấu
thành tội phạm. Tỷ lệ tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự sau đó phải trả tự
do chuyển xử lý hành chính từ chỗ chiếm tỷ lệ đến 30,9 % vào năm 2000 đến
nay đã khơng cịn xảy ra trường hợp nào. Khơng có trường hợp nào q hạn
tạm giữ, tạm giam, khơng có trường hợp nào bắt giữ oan sai người vơ tội. Có
thể nói, đây là thành tựu cơ bản nhất đã đạt được trong hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được trong hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Đạt được những kết quả trên đây là do Viện kiểm sát nhân dân hai cấp
đã thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
6


Các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tăng cường cơng tác
kiểm tra, tự kiểm tra, có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các đơn vị cấp
huyện mỗi quý một lần, xây dựng nhiều chuyên đề nghiệp vụ để các đơn vị
rút kinh nghiêm tḥ ực hiện. Tổ chức cho cán bộ, kiểm sát viên ở Viện kiểm
sát nhân dân hai cấp tham dự các phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp để
rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ
án hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tăng cường công tác tập huấn, bồi

dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Các
phòng nghiệp vụ ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã kịp thời hướng dẫn nghiệp
vụ, tổ chức các hội nghị triển khai công tác như công tác kiểm sát án hình sự;
cơng tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp
hành án phạt tù; công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hành chính,
kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; công tác
kiểm sát thi hành án; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; cơng tác tài chính
và cơng tác quản lý, chỉ đạo điều hành.
2.2.2 Những hạn chế trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế
Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm
tiếp nhận, quản lý, kiểm sát việc giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, công tác quản lý, kiểm sát việc giải quyết các tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân hai
cấp tỉnh Thừa Thiên Huế còn thụ động nên nguồn tố giác, tin báo do Viện
kiểm sát nắm được chủ yếu là do Cơ quan Cảnh sát điều tra cung cấp, mà
chưa có cơ chế tiếp nhận, quản lý tin báo, tố giác tội phạm ở các cơ quan Nhà
nước khác nên có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát khơng quản lý
được. Tình trạng xử lý các tố giác, tin báo tội phạm còn để kéo dài, không xử
lý dứt điểm, quá thời gian quy định,
7


Về công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, một số Kiểm sát viên
chưa theo sát được tiến độ điều tra, chưa đề ra được yêu cầu điều tra một cách
thuyết phục, không phát hiện được các vi phạm của Điều tra viên trong các
hoạt động tố tụng để kiến nghị, yêu cầu khắc phục, sửa chữa vi phạm. Do
không theo sát tiến độ điều tra nên khi hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát truy
tố mới phát hiện thiếu sót, dẫn đến việc phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ
sung. Một số trường hợp, Cơ quan điều tra chậm ra quyết định khởi tố vụ án,

khởi tố bị can để tiến hành điều tra dẫn đến việc đối tượng gây án bỏ trốn nên
sau đó phải tạm đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra mà không bắt được
bị can
Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự: Kỹ năng xây dựng bản cáo trạng, luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa
sơ thẩm; bài phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm còn thấp.
Chưa chuẩn bị chu đáo đề cương xét hỏi nên tại phiên tòa các câu hỏi của
Kiểm sát viên không đi vào trọng tâm vụ án, lan man, dài dòng, trùng lặp với
Hội đồng xét xử. Khả năng tranh luận tại phiên toà của đa số Kiểm sát viên
chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp. Chất lượng công tác
kiểm sát việc xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp chưa cao nên không phát
hiện được nhiều vi phạm để kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục, sữa chữa.
Thực trạng xét xử sơ thẩm án hình sự vẫn cịn nhiều thiếu sót, tồn tại, vi phạm
pháp luật cần phải được khắc phục sửa chữa kịp thời, đảm bảo việc xét xử
hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên hiện nay chất lượng
kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên
Huế còn thấp, số lượng án bị kháng nghị chưa nhiều, cá biệt có đơn vị trong
thời gian khảo sát chưa kháng nghị được vụ nào.
Về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động
và những việc khác theo quy định của pháp luật: Nhìn chung, chất lượng và
hiệu quả của khâu cơng tác này là khá thấp, thông thường chỉ phát hiện được
8


các vi phạm về mặt hình thức của bản án và quyết định của Tòa án, còn nội
dung vụ án thì khơng phát hiện được để ban hành kiến nghị, kháng nghị.
Về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người
chấp hành án phạt tù, công tác kiểm sát thi hành án: Một số bộ phận kiểm sát
viên chưa thường xuyên theo sát việc ra quyết định của các cơ quan Tòa án,
thi hành án nên chậm phát hiện các vi phạm để kịp thời kiến nghị, kháng nghị

nên chất lượng và hiệu quả của khâu công tác này chưa được nâng cao. Cá
biệt có Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cịn có tình trạng nể nang, né tránh
khơng đưa vào kết luận kiểm sát những vi phạm đã được phát hiện để kháng
nghị.
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Để xảy ra những hạn chế nêu trên, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên
nhân cơ bản nhất vẫn xuất phát từ đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên. Bên cạnh
những mặt tích cực, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn
đang thiếu nhiều cán bộ chuyên môn giỏi ở từng lĩnh vực công tác kiểm sát,
thiếu những đồng chí nhanh nhạy giải quyết các vấn đề khó khăn mà thực tiễn
đang đặt ra, mặt khác ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật chưa được phát
huy tốt, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác. Tư tưởng hữu khuynh, né
tránh, ngại va chạm, ý thức tự giác, tự rèn luyện của một số cán bộ còn yếu
như ngại học, ngại nghiên cứu, làm việc cầm chừng, hiệu quả chưa cao vẫn
cịn tồn tại. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của một số cán bộ, Kiểm sát viên
thật sự không thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
Nguyên nhân tiếp theo là việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của
cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Sự phối hợp công tác giữa Viện kiểm
sát nhân dân hai cấp với một số cơ quan hữu quan trong một số trường hợp
chưa chặt chẽ, nhất là trong công tác giải quyết các vụ án dân sự, hành chính,
9


kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu làm hạn chế chất lượng,
hiệu quả công tác.
Việc theo dõi, quản lý của các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh mặc dù đã có những kết quả hết sức tích cực, tuy nhiên trong một số

trường hợp cụ thể vẫn còn chưa chặt chẽ nên không kịp thời phát hiện ra
những thiếu sót, vi phạm của cấp dưới để tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh chỉ đạo rút kinh nghiệm hoặc có biện pháp khắc phục vi
phạm kịp thời. Lãnh đạo một số Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện chỉ quan
tâm đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử
các vụ án hình sự mà thiếu sự quan tâm đến các khâu cơng tác khác nên việc
bố trí cán bộ không phù hợp, vừa thiếu lại thường xuyên thay đổi, dẫn đến
chất lượng và hiệu quả cơng tác cịn thấp.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều thành
tựu trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các khâu cơng tác
kiểm sát vẫn cịn một số tồn tại, vướng mắc cần phải khắc phục, giải quyết
kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, đáp ứng yêu cầu và
nhiệm vụ của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN - QUA THỰC
TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự
Khi thực hành quyền cơng tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự,
Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm mọi hành vi phạm tội và
người phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, có căn cứ và đúng
quy định của pháp luật. Không để lọt tội phạm nhưng đồng thời không để làm
10


oan người vô tội. Tuy nhiên, qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tơi
thấy rằng do chưa có cơ chế tiếp nhận, quản lý tin báo, tố giác tội phạm nên
có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, chúng tôi kiến

nghị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cần thành lập “Vụ kiểm sát việc giải
quyết các tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố”, ở Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh cần thành lập “Phòng kiểm sát việc giải quyết các tin báo,
tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố”, ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
thì tổ chức bộ phận chun trách thực hiện khâu cơng tác này, nhằm tránh
tình trạng bỏ lọt tội phạm.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi cho
rằng Kiểm sát viên cần phải tiến hành kiểm sát điều tra ngay từ khi khởi tố vụ
án. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ chế để
Kiểm sát viên có thể theo sát tiến độ điều tra, trên thực tế để tiến hành kiểm
sát, kiểm sát viên thường liên hệ với Điều tra viên để “mượn” hồ sơ, tài liệu
đang điều tra để nghiên cứu, có Điều tra viên thì phối hợp, tạo điều kiện để
Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát nhưng có Điều tra viên lại “nại” ra các lý do
khác nhau để từ chối, mà lý do thường gặp nhất là để giữ “bí mật điều tra”. Vì
vậy, chúng tơi kiến nghị Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Công an cần
xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định này nhằm thuận tiện trong
quan hệ phối hợp và góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát.
3.2. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án
hình sự
Để nâng cao chất lượng cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát
xét xử các vụ án hình sự, chúng tơi cho rằng cần phải nâng cao kỹ năng của
Kiểm sát viên trong việc viết cáo trạng; lời luận tội tại phiên tòa sơ thẩm và

11


bài phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên
tòa phúc thẩm.
Mặc dù có một vai trị, vị trí hết sức quan trọng nhưng qua thực tế tỉnh

Thừa Thiên Huế, chúng tôi thấy rằng kỹ năng xây dựng các văn bản nêu trên
của Kiểm sát viên là chưa đáp ứng được yêu cầu. Đối với bản Cáo trạng, theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa
điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội; hậu quả của tội
phạm; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng
nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can v.v. nhưng có
Kiểm sát viên lại kể lể dơng dài về những tình tiết khơng đúng trọng tâm,
trọng điểm, không nêu được các chứng cứ để xác định tội danh của bị can.
Đối với lời luận tội, có Kiểm sát viên khơng phân tích đánh giá chứng
cứ của vụ án, xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
mà chỉ nêu lại nội dung của bản cáo trạng, thiếu sự phân tích, liên hệ với thực
tiễn của đời sống xã hội tại địa phương nơi xảy ra vụ án. Ngoài ra, do khơng
theo sát diễn biến phiên tịa, khơng căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã
được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo
vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa
nên không kịp thời sửa chữa, bổ sung vào lời luận tội, chỉ đọc lại lời luận tội
đã chuẩn bị sẵn nên khơng phát huy được vai trị của cơng tác thực hành
quyền cơng tố tại phiên tịa.
Đối với bài phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết
vụ án tại phiên tịa phúc thẩm, có Kiểm sát viên chỉ nêu chung chung về quan
điểm giải quyết án của Viện kiểm sát mà không viện dẫn được các điều luật
hoặc các văn bản pháp luật có liên quan để chứng minh cho lập luận của
mình. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp
phải thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng viết các văn bản tố tụng nêu
trên cho Kiểm sát viên, trong đó chú trọng đến việc phân biệt các nhóm tội
12


phạm trong các lĩnh vực an ninh, trật tự an tồn xã hội, kinh tế và chức vụ,
mơi trường, ma túy thì yêu cầu xây dựng các văn bản tố tụng nêu trên cũng có

sự khác nhau.
Giải pháp tiếp theo để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự là phải nâng cao chất lượng tranh
luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa.
Tranh luận tại phiên tòa là một hoạt động tố tụng, theo đó các bên tham
gia phiên tịa, trong đó Viện kiểm sát là một bên bắt buộc đối đáp với nhau
nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án để giúp Hội đồng xét xử đưa ra
phán quyết. Trong tranh luận, Kiểm sát viên có vị trí, vai trị rất quan trọng, là
bên buộc tội, đại diện cho Nhà nước giữ quyền công tố trước Tòa để đối đáp
với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.
Khi tranh luận, kiểm sát viên có trách nhiệm chứng minh sự thật khách
quan của vụ án, vừa bảo vệ quan điểm truy tố nhưng đồng thời phải tôn trọng
kết quả thẩm vấn cơng khai tại phiên tịa, bảo đảm tính hợp pháp, có căn cứ
và dân chủ trong tranh luận, khơng chủ quan, áp đặt, suy diễn về tội phạm và
người phạm tội. Để làm được các nhiệm vụ nêu trên, Kiểm sát viên phải thực
sự có bản lĩnh, tự tin, sắc sảo và có kỹ năng tranh luận tại phiên tịa. Tuy
nhiên, qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi thấy rằng khả năng tranh
luận tại phiên toà của đa số Kiểm sát viên còn thấp, chưa thật sự đáp ứng
được yêu cầu của cải cách tư pháp. Vì vậy, phải thường xuyên tập huấn, nâng
cao kỹ năng tranh luận tại phiên tòa cho Kiểm sát viên. Hướng dẫn cho
Kiểm sát viên phương pháp tranh luận trong từng trường hợp cụ thể,
đúc rút kinh nghiệm để xây dựng hướng dẫn tranh luận cho Kiểm sát viên.
Bên cạnh đó, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố tại
phiên toà phải nghiên cứu kỹ và nắm chắc hồ sơ vụ án, chuẩn bị tốt nội dung

13


xét hỏi, tranh luận với bị cáo, luật sư, người bào chữa v.v để có thể thực hiện
tốt việc tranh luận tại phiên tịa.

3.3. Về cơng tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và
gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định
của pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã không nhận
được bất kỳ khiếu nại nào của đương sự về việc thu thập chứng cứ của Toà án
để tham gia phiên toà theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, trong
khi đó tỷ lệ án dân sự sơ thẩm bị cấp phúc thẩm tuyên sửa, hủy là khá nhiều,
số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm án gửi đến Toà án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân các cấp ngày càng tăng. Điều này, có thể được lý giải
bởi nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là đa số người dân
khơng biết Tồ án thu thập chứng cứ như vậy có đúng pháp luật hay khơng để
khiếu nại hoặc có khiếu nại thì cũng khơng biết phải gửi đến Viện kiểm sát để
đề nghị Viện kiểm sát tham gia phiên toà, một điều khá tế nhị khác, là liệu
người dân có “dám” khiếu nại về việc thu thập chứng cừ của Tồ án hay
khơng, khi hồ sơ và kết quả giải quyết vụ án là hoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết
định của thẩm phán. Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 như vậy, vơ
hình đã “loại” Viện kiểm sát ra khỏi q trình giải quyết vụ án dân sự. Bên
cạnh đó, do khơng tham gia phiên tồ, khơng có hồ sơ vụ án, việc phát hiện
các vi phạm của Toà án chỉ thơng qua các bản án, quyết định của Tồ án gửi
cho Viện kiểm sát, nên chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát việc giải
quyết án dân sự, hơn nhân gia đình, kinh tế, lao động là khá thấp, thông
thường chỉ phát hiện được các vi phạm về mặt hình thức của bản án và quyết
định của Tịa án, cịn nội dung của vụ án thì khơng phát hiện được để ban
hành kiến nghị, kháng nghị. Do đó, vai trị, vị trí của Viện kiểm sát trong q
trình giải quyết các loại án này có thể nói là mờ nhạt, mang tính hình thức,
hiệu quả thấp.
14


Điểm mới quan trọng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ

luật tố tụng dân sự (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012) là mở rộng phạm vi các
trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia các phiên tòa, phiên họp giải quyết
các vụ, việc dân sự. Cụ thể là, Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm
đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án
tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản cơng, lợi ích
cơng cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa
thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Khi kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát thực hiện các quyền yêu
cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự
kịp thời, đúng pháp luật. Mặc dù mở rộng phạm vi các trường hợp Viện kiểm
sát tham gia các phiên tòa, phiên họp giải quyết các vụ việc dân sự. Tuy
nhiên, tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm thì Kiểm sát viên chỉ phát biểu ý kiến
về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm
phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng
dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị
án.
Qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi thấy rằng do Kiểm sát
viên chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng mà không phát
biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết tồn bộ vụ án (tức khơng
phát biểu quan điểm về nội dung vụ án) nên Kiểm sát viên chỉ nghiên cứu về
mặt pháp luật tố tụng mà không nghiên cứu về mặt pháp luật nội dung của vụ
án nên không thể ban hành kháng nghị về mặt nội dung của vụ án được. Vì
vậy, chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án
dân sự, hơn nhân gia đình, kinh tế, hành chính cịn khá thấp.
Để góp phần nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sát việc giải quyết các
vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những
việc khác theo quy định của pháp luật, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi các quy
15




×