Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

50 sự đóng góp của francis bacon với logic học qua tác phẩm new atlanticu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.08 KB, 86 trang )

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA FRANCIS BACON VỚI LOGIC HỌC QUA TÁC
PHẨM “ NEW ATLANTIC
sự đóng góp của francis bacon với logic học qua tác phẩm New Atlantic

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................
3
NỘI DUNG ...........................................................................................................
7
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH NẢY SINH PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP CỦA FRANCIS
BACON ................................................................................................................ 7
1.1. Francis Bacon và tác phẩm “New Atlanticc” ..................................... 7
1.2. Nội dung chính trong triết học Bacon ................................................... 9
1.2.1. Quan niệm của Bacon về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa
học. 9
1.2.2. Quan niệm của Bacon về thế giới .................................................... 10
1.2.3. Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo .......................................... 12
1.3. Khái niệm về quy nạp và những đặc điểm của phương pháp quy nạp 13
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP CỦA FRANCIS
BACON .............................................................................................................. 17
2.1. Phương pháp quy nạp của Aristotle và sự phê phán tam đoạn luận – diễn
dịch của Francis Bacon .................................................................................
17
2.1.1.
Phương
pháp
quy
nạp
của
Aristotle ................................................. 17
2.1.2. Sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon ............ 20


2.2. Học thuyết về ngẫu tượng ......................................................................
22
2.2.1. Các loại ngẫu tượng ......................................................................... 22
2.2.2. Giá trị của học thuyết ngẫu tượng của Bacon.................................. 33
2.3. Phương pháp ba bảng của Francis Bacon ..............................................
34
1


KẾT LUẬN ........................................................................................................
77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................
80

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận
Đúng như tiên đoán của C.Mác, khoa học ngày nay đã trở thành “ lực
lượng sản xuất trực tiếp”, trở thành nhân tố mang tính quyết định đối với sự phát
triển của xã hội hiện đại. Tiến bộ khoa học đã và đang trở thành một trong
những vấn đề triết học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, cấp bách.
Nghiên cứu vấn đề này, chúng ta không thể không quay lại với di sản lý luận của
F.Bacon. Chính Ơng được C.Mác coi là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và
khoa học thực nghiệm hiện đại. F.Bacon chính là người có đóng góp lớn lao
trong việc phát triển khoa học và triết học của thời kỳ cận hiện đại nói riêng và
của nhân loại nói chung. Tinh thần hăng say khám phá và phục hưng khoa học
của F.Bacon đã ảnh hưởng lớn và sâu rộng đến các trào lưu triết học Anh - Tây
Âu thế kỷ XVII – XVIII với những tác phẩm có giá trị và ý nghĩa vạch thời đại.

Với tuyên bố: “Tri thức là sức mạnh” có ý nghĩa quan trọng và trở thành
tun ngơn của thời đại lịch sử mới – thời đại văn minh khoa học và công nghệ,
F.Bacon đã khẳng định vai trị của tri thức là khơng thể thiếu được trong đời
sống xã hội hiện nay, vai trò ấy vẫn đã và đang là đề tài được tranh luận trong
các suy lý triết học phương Tây hiện đại.
Ngày nay, khi khoa học và kỹ thuật đã trở thành yếu tố quyết định của sự
phát triển xã hội, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu, khoa
học càng trở thành đối tượng quan trọng trong nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học (xã hội học, kinh tế học, chính trị học, v.v.), trong đó có triết học với tên gọi
là “triết học về khoa học”. Điều này được phản ánh rõ trong việc hoạch định các
chính sách và chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế của nhiều nước
trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển cụ thể của từng nước
mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học kỹ thuật mang tính đa
dạng và đặc thù đối với từng giai đoạn phát triển cụ thể phù hợp với hoàn cảnh,
3


điều kiện cơ sở vật chất của mỗi quốc gia. Và điều nổi bật rút ra ở các chiến
lược, chính sách đó ở tất cả các nước trên thế giới từ những nước có nền kinh tế
hiện đại đứng hàng đầu thế giới, như Mỹ, Nhật, Pháp, v.v. cho đến những nước
có nền kinh tế chậm phát triển và lạc hậu như Việt Nam, Lào , Campuchia, một
số nước Trung Đơng, - đó chính là quan điểm rằng, sự phát triển khoa học và kỹ
thuật là một định hướng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc phát triển
kinh tế quốc gia. Bởi vậy việc nghiên cứu, tổng kết, xác định vị trí và vai trị của
khoa học trong xã hội hiện đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước
trên con đường cơng nghiệp hố - hiên đại hố.
Nghiên cứu triết học của F.Bacon nói chung và tư tưởng triết học về khoa
học của ông nói riêng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, ngồi việc tái hiện và chỉ
ra những luận điểm tích cực của F.Bacon, với việc khẳng định khoa học là chìa
khóa, là điểm khởi đầu cho việc sử dụng khoa học như là: “Lực lượng sản xuất

trực tiếp” quyết định sự thành bại của một quốc gia, mà cịn thơng qua đó để
khẳng định vị trí, vai trị của khoa học kỹ thuật là yếu tố cốt tử đối với sự phát
triển của xã hội và chỉ ra những hạn chế của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ
mới” dưới ánh sáng của xã hội hiện đại, kể cả những vấn đề của xã hội việt nam
đang tồn tại.
Triết học của F.Bacon nói chung và đặc biệt là tư tưởng triết học về khoa
học của ông trong tác phẩm “Công cụ mới” chưa được nghiên cứu đầy đủ và
sâu sắc ở nước ta, do vậy việc tìm hiểu nó trở thành một nhiệm vụ tất yếu và
quan trọng đối với những người nghiên cứu và giảng dạy triết học.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn chủ đề
“Phương pháp quy nạp của Francis Bacon” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

4


Các cơng trình có nghiên cứu và đề cập đến tiền đề khoa học tự nhiên cho
sự ra đời của triết học F.Bacon có thể khái quát ở một số tác phẩm sau: Cuốn “
những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây”, tác giả Phạm Minh Lăng, Nxb.
Văn hóa thơng tin, Hn, 2001, tr121 -122; Lịch sử triết học phương Tây trước
Mác, của tác giả Trần Văn Phòng- Dương minh Đức, Nxb. Đại học sư phạm,
2003, tr 68;
Những cơng trình đề cập đến tiền đề triết học bao gồm: Luận văn “ học
thuyết của F.bacon về nhận thức” của Nguyễn Thị Hồng Diệp, khoa triết học –
Đại học khoa học xã hội nhân văn, 2012, tr 22- 25; Cuốn Lịch sử triết học của
tác giả Phương kỳ Sơn, NXB chính trị quốc gia, HN, 2000; Lịch sử triết học của
tác giả Nguyễn Hùng Hậu, NXB Chính trị - Hành chính, 2010.
Có thể nói, cho dù có nhiều cơng trình nghiên cứu về tư tưởng triết học
của F.Bacon trên các phương diện khác nhau của nó, song có một nghịch lý là
cho tới nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi vào phân tích giải pháp của

F.Bacon cho một trong những vấn đề cấu thành nội dung cơ bản của triết học
trung cổ và có tác động khơng nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của
triết học Phục hưng, - đó là vấn đề quan hệ giữa khoa học với tôn giáo trong tư
tưởng triết học về khoa học của F.Bacon. Khi có tính đến lịch sử của vấn đề này
trong triết học trung cổ, triết học Phục hưng và bản thân triết học đương thời với
F.Bacon, cũng như tính cấp bách của nó trong điều kiện hiện nay
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích nội dung về Phương pháp quy nạp của Francis Bacon, đặc biệt
trong tác phẩm “New Atlanticc”.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ điều kiện lịch sử - xã hội ra đời về phương pháp quy nạp trong tư
tưởng của Bacon.

5


Làm rõ nội dung cơ bản của các loại ngẫu tượng đó trong tác phẩm “New
Atlanticc”.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên
cứu:
Nội dung phương pháp quy nạp trong tư tưởng của Francis Bacon.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp quy nạp của Bacon, đặc biệt được thể hiện trong tác phẩm

“New Atlanticc” và các tài liệu đã được nghiên cứu trước đây.
5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý

luận:
Lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử. Lý luận cơ bản của tư tưởng triết học hiện đại.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp phân tích và tổng hợp
lý thuyết; phương pháp lịch sử. Ngồi ra trong q trình nghiên cứu, người
nghiên cứu còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tham khảo các
nguồn tài liệu có liên quan để nhận định rõ hơn về đối tượng nghiên cứu rồi
tiến hành đánh giá đối tượng.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài niên luận
Nghiên cứu giúp nắm rõ hơn về phép quy nạp trong tư tưởng triết học của

Francis Bacon.
Nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho quá trình tìm ra phương
pháp quy nạp đúng đắn cũng như là tài liệu cho các sinh viên, nhà nghiên cứu
tham khảo, đóng góp ý kiến.
7.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận

gồm 2 chương lớn nằm trong nội dung chi tiết như sau:
6


Chuơng 1. Bối cảnh nảy sinh phương pháp quy nạp của Francis Bacon.
Chương 2. Nội dung cơ bản trong phương pháp quy nạp của Francis Bacon.


NỘI DUNG
Chương 1: Bối cảnh nảy sinh phương pháp quy nạp của Francis Bacon
1.1. Francis Bacon và tác phẩm “New Atlanticc”
Francis Bacon là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Theo Mác, Bacon là ông
tổ của chủ nghĩa duy vật Anh. Theo Mác, Bacon là ông tổ của chủ nghĩa duy vật
Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ Bacon, lịch sử triết học Tây Âu bước
sang một giai đoạn mới.
Bacon sinh năm 1561 trong một gia định quý tộc Anh. Sau khi tốt nghiệp
trường đại học tổng hợp Kembrigiơ, ông công tác nhiều năm về ngoại giao cho
vương triều Xtiua. Mặc dù sống ở nước Anh thời kỳ trước cách mạng tư sản,
nhưng Bacon vẫn nhiệt liệt ủng hộ những cải cách tư sản nhằm phát triển đất
nước, ủng hộ sự phát triển khoa học và triết học Anh. Những tác phẩm lớn của
ông là “Đại phục hồi các khoa học( 1605), Công cụ mới( 1620)…
Bacon được phong tước hiệp sĩ năm 1603. Ông được biết đến là một nhân
vật quan trọng của Cách mạng khoa học và được xem là cha của chủ nghĩa duy
nghiệm và phương pháp khoa học. Mặc dù sự nghiệp chính trị của ơng bị tiêu
tan trong nỗi ơ nhục, sức ảnh hưởng của ơng vẫn cịn mãi theo thời gian cùng
với các tác phẩm của ông. Đáng chú ý nhất với vai trò một người ủng hộ triết
học và một người thực hành phương pháp khoa học trong cuộc cách mạng khoa
học.
Bacon được gọi là cha đẻ của chủ nghĩa kinh nghiệm. Những tác phẩm
của ông đã hình thành và phổ biến hóa phương pháp luật quy nạp đáp ứng cho
7


yêu cầu khoa học, và thường được gọi là "Phương pháp Bacon", hay đơn giản là
"phương pháp khoa học".
Yêu cầu của ông về một phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng tự
nhiên một cách có kế hoạch đã đánh dấu một bước chuyển mới trong khuôn khổ

mỹ từ và lý thuyết cho khoa học, phần lớn phương pháp mà ông phát minh ra
vẫn còn tồn tại bao hàm trong những quan niệm về phương pháp luận đúng đắn
ngày nay.
Francis Bacon qua đời đột ngột năm 1626, để lại New Atlantis cũng như
dự án Đại phục hồi khoa học còn dang dở. Tuy nhiên, những gì ơng đã đóng góp
cho triết học và khoa học đều có ảnh hưởng rất lớn. Sự xuất hiện của Francis
Bacon đóng vai trị như một gạch nối quan trọng, nối liền dòng chảy phát triển
triết học nước Anh, vốn bị bỏ trống trong một thời gian dài, kể từ lúc những triết
gia nổi tiếng như John Wycliffe và William xứ Ockham qua đời. Không những
vậy, triết học Bacon, với tinh thần phê phán và khám phá, còn ảnh hưởng sâu
rộng đến triết học Anh và Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII. Những thành tựu mà ông
tưởng tượng và phác họa trong New Atlantis như các công cụ đông lạnh dự trữ,
đài thiên văn, hồ lọc nước ngọt… đều đã trở thành sự thật. Điều đó cho thấy tầm
nhìn khoa học đúng đắn của Francis Bacon. Do đó, tun bố “Tri thức là sức
mạnh” của ơng như một lời khăng định về tầm quan trọng của tri thức, khoa học
trong đời sống xã hội cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
“New Atlanticc” là cuốn sách nền tảng của phương pháp khoa học. Bacon
đã nhấn mạnh về việc sử dụng các thí nghiệm nhân tạo để cung cấp các quan sát
bổ sung các hiện tượng. Chính bằng cuốn sách này, Fracis Bacon đã được coi là
“Cha đẻ của Triết học thực nghiệm”. Mặc dù các phương pháp thực nghiệm của
Bacon đến nay khơng cịn q mới nhưng cuốn sách vẫn cịn rất quan trọng bởi
vì ơng đã xem xét đến khía cạnh tâm lý của người nghiên cứu vốn rất dễ bị sa đà
vào các lời giải thích siêu hình mà khơng dựa trên quan sát thực sự.
8


New Atlanticc của Francis Bacon hướng đến việc phát minh ra các lập
luận, các mẫu thiết kế và bảng hướng dẫn cho cơng việc nghiên cứu khoa học.
Ơng phê bình hình thức tam đoạn luận là thiếu chặt chẽ và đề cao phương pháp
quy nạp khi xử lý bản tính của các sự vật. Bởi theo Francis Bacon, phương pháp

quy nạp là hình thức chứng minh chứng thực cho giác quan, những khái niệm
được rút ra theo phương pháp này đều xuất phát từ những tiên đề đã được xác
thực rõ ràng.
Bacon dành phần thứ nhất của Công cụ mới để làm công việc “dọn sạch
mặt bằng”: vạch trần những nguyên nhân tâm lý gây ra lầm lẫn của con người.
Những thái độ sai lầm – từ đó nảy sinh những lỗi tư duy – bị ông gọi là những
ngẫu tượng (idole). Ngẫu tượng là một hình ảnh bám rễ rất sâu, chiếm lĩnh tinh
thần con người, được tôn thờ nhưng lại khơng có thực chất nào cả và là những
rào cản cho nhận thức. Ngẫu tượng là thần tượng giả mạo. Với cách đặt vấn đề
như thế, Bacon không chỉ là người mở đầu cho thuyết duy nghiệm mà cịn khai
sinh mơn tâm lý học hiện đại.
Trong “Cách ngơn” thứ 39 thuộc phần đầu của quyển sách, F. Bacon viết:
“Có bốn loại ngẫu tượng bắt đầu óc ta làm tù binh...: loại thứ nhất là ngẫu tượng
Bộ lạc, loại thứ hai là ngẫu tượng cái Hang, loại thứ ba là ngẫu tượng
cái Chợ và loại thứ tư là ngẫu tượng Sân khấu”.
Ngẫu tượng Bộ lạc thuộc về bản tính chung của loài người. Ngẫu tượng
cái Hang nảy sinh trong đầu óc cá nhân mỗi người. Loại thứ ba (cái Chợ) là
những sai lầm liên quan đến ngôn ngữ, và loại thứ tư (Sân khấu) là do sự nguỵ
biện và khiếm khuyết về học vấn. Ơng dùng hình ảnh “sân khấu” với tấm màn
nhung của nó như là một biểu trưng cho bao tấn trị đời. Khơng phải ngẫu nhiên
khi cuối thế kỷ 19, người ta cứ nghĩ ông mới là tác giả đích thực của những vở
kịch mang tên Shakespeare!
9


1.2. Nội dung chính trong triết học Bacon
1.2.1. Quan niệm của Bacon về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa
học.
Theo Bacon, triết học là nền tảng của công cuộc canh tân đất nước. Chịu
ảnh hưởng của quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học – quan

niệm thống trị suốt thời cổ đại, Bacon hiểu triết học theo nghĩa: nó là tổng thể
các tri thức lý luận của con người về Thượng đế, về giới tự nhiên và về bản thân
con người. Vì vây, triết học chia làm ba học thuyết: học thuyết về Thượng đế,
học thuyết về giới tự nhiên và học thuyết về con người. Trong đó, học thuyết về
Thượng đế được coi là thần học, nhưng chỉ có bộ phận thần học tự nhiên( tức
học thuyết lý giải Thượng đế dưới góc độ nghiên cứu khoa học, vạch ra những
khía cạnh hợp lý của nó) mới thuộc về triết học. Cịn bộ phận thần học Thượng
đế( tức xem xét Thượng dế dưới góc độ tơn giáo) thì thuộc về lĩnh vực tơn giáo,
tín ngưỡng…Học thuyết về tự nhiên trong triết học được Bacon gần như đồng
nhất với các khoa học tự nhiên, cịn học thuyết về con người thì được coi là nhân
bản học. Theo Bacon, khác với bộ môn lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật
chỉ đơn thuần dựa vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người, triết học
và khoa học mang tính lý luận và khái quát cao. Tư duy triết học mang tính lý
tính, mang tính trí tuệ cao nhất.
Nhiệm vụ của triết học là “đại phục hồi các khoa học”, nghĩa là phải cải
tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. Phê phán những ai coi
khoa học như một nghề thủ cơng có lãi. Bacon cho rằng khoa học đem lại lợi ích
cho tồn thể nhân loại nói chung chứ khơng riêng cho ai.
Đánh giá cao vai trị của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Bacon
khẳng định “tri thức là sức mạnh”.
1.2.2. Quan niệm của Bacon về thế giới
10


Trước tiên, theo Bacon, phải phủ nhận sự tồn tại của ngun nhân mục
đích của các sự vật, vì đó là điểm duy tâm của Aristotle. Mọi cái trên thế gian
chỉ tồn tại ba nguyên nhân, là “hình dạng”, “vật chất” và “vận động”.
Trong đó, hình dạng của sự vật nằm trong chính bản thân sự vật, là bản
chất hồn tồn khách quan của nó. Nhà duy vật Anh hiểu phạm trù “hình dạng”
của sự vật theo mấy khía cạnh sau:

Đây là nguồn gốc bên trong của sự vật, là cái mà nhờ đó sự vật là nó chứ
khơng phải là cái khác.
Là nguyên nhân tất yếu và đầy đủ để sự vật đó xuất hiện.
Đó là phạm trù thể hiện bản chất chung của một nhóm sự vật có cùng
những tính chất giống nhau, là quy luật vận động vật chất trong các sự vật đó.
Quan niệm của Bacon về “hình dạng” thể hiện ý đồ của ơng muốn dung
hợp giữa hai hướng trong cách hiểu phạm trù này trong triết học trước đó. Xu
hướng thứ nhất giải thích được cả tính đa dạng lẫn tính thống nhất của thế giới,
nhưng lại rơi vào quan niệm vật hoạt luận trong việc lý giải nguồn gốc của vận
động – điều mà ơng khơng muốn. Cịn xu hướng thứ hai giải thích được nguồn
gốc của vận động một cách duy vật, coi đó là sự va chạm các nguyên tử, nhưng
lại khơng giải thích được sự đa dạng của thế giới.
Từ nhận xét trên, Bacon muốn dung hòa cả hai xu hướng trên, tiếp thu
những điểm hợp lý, đồng thời khắc phục những hạn chế của chúng. Nhưng ơng
đã khơng hồn tồn thực hiện được điều đó. Vì thế, khơng tránh khỏi quan niệm
vật hoạt luận. Tuy vậy, nhìn chung ơng ngả về xu hướng thứ hai hơn.
Khẳng định vận động là đặc tính của sự vật, Bacon cho rằng nhận thức
bản chất của các sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Theo nhận xét của

11


C.Mác và Ph.Ăngghen: Bacon đã hiểu rằng: “Trong những đặc tính vốn có của
vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất và quan trọng nhất, khơng phải chỉ với
tính cách là vận động máy móc và tốn học mà hơn nữa cịn với tính cách là xu
hướng, sức sống, sự khẩn trương…của vật chất”[2, 195].
Không dừng lại ở việc khẳng định tính tất yếu và phổ biến của vận động,
Bacon đã tìm cách phân loại các dạng. Theo ơng có 19 dạng vận động:
1) Vận động xung đối; 2) Vận động móc nối, kết hợp; 3)Vận động giải
phóng mà thơng qua đó sự vật hướng tới thốt khỏi áp lực; 4)Vận động, trong đó

sự vật hướng tới khối lượng và kích thước mới; 5) Vận động liên tục; 6) Vận
động có lợi; 7) Vận động tự hợp lại với quy mô lớn; 8) Vận động tự hợp lại với
quy mơ nhỏ; 9) Vận động từ tính; 10) Vận động sản sinh ra; 11) Vận động chạy
trốn; 12) Vận động thức tỉnh; 13) Vận động mô tả, ghi nhận; 14) Vận động ngoại
tuyến; 15) Vận động theo xu hướng; 16) Vận động hùng tráng; 17) Vận động tự
quay; 18) Vận động rung động; 19) Vận động đứng yên.
Ở đây, về cơ bản, Bacon phân loại các dạng vận động theo cảm tính, chưa
theo các cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các
dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học. Tuy nhiên, việc coi đứng
yên là một dạng vận động, cũng như coi vận động là đặc tính cố hữu của vật chất
ở Bacon là một quan niệm duy vật và cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi đó.
Ơng là một trong những người đầu tiên nhận thấy tính bảo tồn vật chất của thế
giới.
1.2.3. Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo
Con người, theo Bacon, là sản phẩm của tạo hóa. Do vậy, khoa học về con
người cũng chính là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu các quan niệm của Aristotle
về con nguời, Bacon chia linh hồn con người thành các dạng “linh hồn thực vật”,
“linh hồn động vật” và lý tính. Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có cả ở
12


thực vật và động vật. Trong con người chúng ta là một dạng chất lỏng được pha
loãng trong cơ thể. Chúng vận động theo các dây thần kinh tựa như các đường
ống tác động lên các giác quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể. Bộ phận
cảm tính của linh hồn này có thể bị hủy hoại cùng với cơ thể, khi con người chết.
Con người phần linh hồn lý tính thì có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là
một khả năng kỳ diệu mà Chúa ban cho con người, và do vậy mang tính thần
thánh. Và chính vì trong con người có cả hai dạng linh hồn cảm tính và lý tính,
cho nên, một mặt, con người rất gần gũi với động vật, nhưng, mặt khác, lại là
một cái gì đó siêu phàm.

Vì xuất phát từ cả hai nguồn gốc trên( tức cả giới tự nhiên và Thượng đế)
cho nên bên cạnh các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật,…con người cịn
cần đến tơn giáo. Bản tính của con người do vậy, không cho phép anh ta theo
hồn tồn lập trường vơ thần. Con người cần đến tôn giáo để vượt qua những lúc
mềm yếu, bất lực. Tôn giáo đem lại cho người ta niềm tin. Nhưng mặt khác nhà
thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, cũng như
không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người.
Nhìn chung, quan niệm của Bacon thể hiện sự thỏa hiệp của giai cấp tư
sản Anh thời đó đối với các vấn đề tôn giáo.
1.3. Khái niệm về quy nạp và những đặc điểm của phương pháp quy nạp
Quy nạp có nghĩa là quy về, dẫn về,…được hiểu là phương pháp tư duy
mà mục dicdsh của nó là phân tích sự vận động của tri thức từ các phán đoán
đơn nhất, riêng lẻ đến các phán đốn chung. Nó phản ánh bước chuyển tư tưởng
từ những mệnh đề ít chung đến những mệnh đề có tính chung cao hơn. Có thể
coi quy nạp là một dạng suy luận trong đó có sự thực hiện bước chuyển tri thức
về những đối tượng riêng biệt của một lớp đến tri thức về tồn bộ lớp đó [9,
153].
13


- Các dạng suy luận của quy nạp
Trước hết, người ta chia quy nạp ra thành quy nạp liệt kê hồn tồn và quy
nạp liệt kê khơng hồn tồn.
- Quy nạp liệt kê hồn tồn
Được thực hiện theo cơng thức sau:
S1 là P
S2 là P
………
Sn là P
Biết rằng S1, S2,…Sn là toàn bộ các đối tượng của lớp S( n là số tự nhiên

hữu hạn)
Do đó, kết luận : Tất cả S là P.
Ví dụ :
Tháng 10 ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm
Tháng 11 ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm
Tháng 12 ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm Tháng
10, 11, 12 là các tháng của mùa đơng.

Do đó, mùa đơng ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm.
Như vậy, quy nạp liệt kê hoàn toàn là một dạng suy luận quy nạp mà

14


trong đó kết luận chung được rút ra trên cơ sở đã biết tất cả về các đối tượng của
lớp cần nghiên cứu, khơng có ngoại lệ. Vị từ của các tiền đề và kết luận là cùng
một cái. Quy nạp liệt kê hoàn toàn giống với các suy luận diễn dịch trong tính
xác thực của kết luận. Trong loại quy nạp này, vị từ được chuyển từ loài sang
giống, vì vậy, nó khơng đem lại tri thức về các đối tượng khác ngồi những cái
có ở trong tiền đề.
- Quy nạp liệt kê khơng hồn tồn mà tại thời điểm rút ra kết luận không gặp
mâu thuẫn
Công thức sau :
S1 là P
S2 là P
……….
Sn là P
S1, S2,…, Sn là một phần lớp S
Do đó, tất cả S là P
Chỉ cần một trường hợp trong phần lớp S mâu thuẫn là đủ làm cho kết

luận của quy nạp liệt kê đó đã trở thành sai lầm. Một ví dụ kinh điển : “ Tất cả
các thiên nga đều trắng ” trong suốt một thời gian dài tồn tại như một điều hiển
nhiên đúng, nhưng khi ở Úc phát hiện ra một loại thiên nga có lơng đen thì ví dụ
trên đã khơng cịn đúng nữa. Như vậy, kết luận của quy nạp liệt kê khơng hồn
tồn ln mang đặc điểm xác suất.
Bên cạnh đó, người ta cịn phân chia các phương pháp quy nạp dựa trên
việc thiết lập mối liên hệ nhân quả. Trong logic học, J.Mill( 1806 – 1873) là
15


người đã xây dựng các phương pháp này một cách hồn chỉnh. Ơng đã đưa ra
bốn phương pháp quy nạp dựa trên mối liên hệ nhân quả :
- Phương pháp giống nhau duy nhất
Trường hợp
Các hoàn cảnh xảy ra
trước( nguyên nhân)

Các hiện tượng quan sát
được( kết quả)

1

A, B, C

a,b,c

2

A, D, E


a, d, e

Kết luận

Khả năng, A là nguyên nhân của a

Phương pháp này áp dụng với quan sát nhiều hơn là thực nghiệm.
- Phương pháp khác biệt duy nhất
Trường hợp
Các hoàn cảnh xảy ra
trước( nguyên nhân)

Các hiện tượng quan sát
được( kết quả)

1

A, B, C

a,b,c

2

B, C

b, c

Kết luận

Khả năng, A là nguyên nhân của a


- Phương pháp phần dư
Hiện tượng cần nghiên cứu được chia thành các hiện tượng nhỏ cùng loại
a, b, c, d. Người ta đã tìm ra những điều kiện có trước các hiện tượng trên là A,
B, C, D.
Biết : A là nguyên nhân của a
B là nguyên nhân của b
C là nguyên nhân của c
Kết luận : Khả năng cịn một hiện tượng D nào đó cùng loại với A, B, B là
nguyên nhân của d.
16


- Phương pháp cộng biến

Trường hợp

Những trường hợp xuất hiện như
là những nguyên nhân

Hiện tượng cần được
nghiên cứu

1

A, B, C, D

a

2


A1, B, C, D

a1

3

A2, B, C, D

a2

4

A3, B, C, D

a3

Kết luận

Khả năng A là nguyên nhân của a

Thực chất của phương pháp này như sau : nếu cùng với sự thay đổi của
hiện tượng A luôn kéo theo sự thay đổi của một hiện tượng a nào đó mà chúng ta
quan tâm nghiên cứu và tất cả các hiện tượng khác B, C, D cịn lại khơng thay
đổi thì khả năng A là nguyên nhân của a [9, 167].
Chương 2: Nội dung cơ bản trong phương pháp quy nạp của Francis Bacon
2.1. Phương pháp quy nạp của Aristotle và sự phê phán tam đoạn luận –
diễn dịch của Francis Bacon
2.1.1. Phương pháp quy nạp của Aristotle
Quy nạp được Aristotle nghiên cứu với tư cách là: 1) Hình thức suy luận

xác thực, 2) Hình thức suy luận biện chứng, 3) Phương pháp nhận thức cái
chung.
Quy nạp với tư cách là phương tiện chứng minh tiền đề lớn của tam đoạn
luận dạng hình I, tự nó được xác định thơng qua một tam đoạn luận đặc biệt –
được gọi là tam đoạn luận thông qua quy nạp. Loại tam đoạn luận quy nạp này
khác với tam đoạn luận thông thường – được gọi là tam đoạn luận thông qua
thuật ngữ giữa.

17


Thuật ngữ về bản chất( B) là nguyên nhân hiện thực của một tính chất nào
đó( A) của chủ từ G, được thể hiện trong kết luận. Như vậy, quy nạp là suy luận
về nguyên nhân( B) của một tính quy định này hay khác( A) thông qua sự hiểu
biết các tính chất của chủ từ G[8, 226].
Sơ đồ tam đoạn luận dạng I:
MP

Ví dụ: Mọi lồi bị sát là động vật máu lạnh

SM

Rắn là một lồi bị sát

-----

-------------------------------------------- S

P


Vậy, rắn là một lồi động vật máu lạnh

Cịn sơ đồ suy luận quy nạp có thể được thể hiện như sau:
Giả sử A có nghĩa là sống lâu, B có nghĩa là khơng có mật, G là các động
vật khơng có mật cụ thể như người, ngựa, la…Sơ đồ lúc này có dạng:

Bất kỳ động vật khơng có mật nào cũng sống lâu( B a A)
Người, ngựa, la thực chất là những động vật khơng có mật( G a B)
Vậy, người, ngựa, la sống lâu( G a A)
Nếu thuật ngữ G không bao quát tất cả các động vật không có mật, thuật
ngữ B khơng chu diên thì các tiền đề đã cho tất yếu rút ra theo dạng hình III( M
P – M S → S P) của tam đoạn luận, kết luận lúc này chỉ là phán đoán bộ phận :
Một số động vật khơng có mật, sống lâu( BiA). Trong trường hợp này là quy nạp
khơng hồn tồn. Kết luận của nó khơng là xác thực, mà chỉ là xác suất. Còn nếu
thuật ngữ G bao gồm tất cả các động vật khơng có mật thì lúc này, theo hệ
18


quả sẽ được gọi là quy nạp hoàn toàn.
Quy nạp như vậy, về thực chất là một loại tam đoạn luận, và Aristotle gọi
nó là “tam đoạn luận thơng qua quy nạp”. Đối lập với nó là tam đoạn luận thông
qua thuật ngữ giữa. Một cái như là kết luận thơng qua tri thức về các tính chất
của vật, đối lập với một cái như là suy luận về tính chất nào đó của chủ từ thơng
qua sự hiểu biết ngun nhân của tính chất này.
Bên cạnh đó, Aristotle cũng coi tam đoạn luận chứng minh là một dạng
quy nạp khác. Đây là dạng không chứng minh, mà chỉ là lập luận chiện chứng,
dẫn đến điều là : thừa nhận tri thức chung thông qua một tri thức bộ phận hoặc
đơn nhất, nói cách khác, như là một dạng lập lập, đưa các trường hợp đơn nhất
về chứng minh tính chân thực của cái chung [8, 229]. Dạng quy nạp này được
Aristotle xem xét trong “ Topics ”.

Ở chương 12, quyển I của “ Topics”, Aristotle viết : “ Sau việc này cần
nghiên cứu xem, có bao nhiêu lập luận biện chứng. Một dạng quy nạp, còn dạng
khác – tam đoạn luận. Tam đoạn luận là gì đã được nói đến trước đây. Còn quy
nạp – là bước chuyển từ cái đơn nhất đến cái chung, ví dụ, nếu người cầm lái mà
biết công việc, - là người tốt nhất, mà đồng thời người đánh xà ích – cũng là
người tốt nhất, thì nói chung người hiểu biết trong mỗi cơng việc – là người tốt
nhất. Quy nạp có khả năng thuyết phục và cam kết, trong nhận thức, nó gần với
tri giác cảm tính và được nhiều người nghiên cứu, cịn tam đoạn luận – thì có
tính bắt buộc hơn và hiện thực hơn trong mối quan hệ với những người chống
đối – hay trong những cuộc tranh luận. Ở một chỗ khác của “Topics ”, Aristotle
định nghĩa quy nạp như là bước chuyển từ cái đã biết nhiều hơn dựa trên cơ sở
của tri giác cảm tính hay là dựa trên ý kiến của đa số mọi người, đến cái chưa
biết ”.

19


Hiển nhiên là, đối với Aristotle, kết luận quy nạp trong cả hai dạng của
nó( quy nạp khơng hồn tồn và quy nạp tam đoạn luận – hoàn toàn), là khơng
chỉ sự liên kết có trong các phán đốn bộ phận và phán đốn đơn nhất, mà cịn là
dạng tri thức mới, đó chính là tri thức về cái chung, về nguyên nhân và về các hệ
quả của nó, hoặc là tri thức về tính quy luật [8, 231]. Cũng vì vậy, mà tam đoạn
luận :
Bất kỳ người nào cũng là thực thể sống
Dion là người
Vậy, Dion là thực thể sống.
Tam đoạn luận trên khơng mang lại tính hiệu quả, hay tri thức gì mới.
Trong khi đó, theo Aristotle thì cái chung là nó mà khơng phải chỉ có giá
trị “bây giờ và “ở đây”, mà nó “ln ln” và có ở “khắp nơi” – trong bất kỳ
thời gian nào và ở bất kỳ vị trí nào.

Vấn đề quy nạp như là phương pháp nhận thức cái chung xuất hiện ở
Aristotle trong mối liên hệ với học thuyết của ông về tính nhận thức được cái
chung thơng qua cái đơn nhất và sự phủ định dứt khốt tính bẩm sinh của tri
thức. Nếu cái chung khơng tồn tại ngồi cái đơn nhất và nhận thức được chỉ
thông qua cái đơn nhất, thì phương pháp nhận thức cái chung có thể chỉ là đi từ
đơn nhất đến cái chung, chỉ có quy nạp.
Từ đó, có thể thấy : vấn đề quy nạp như là một phương pháp khoa học. Và
các nguyên tắc của phương pháp nghiên cứ bằng quy nạp các mối liên hệ nhân
quả, lần đầu tiên được hình thành bởi người đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vật
Anh Francis Bacon dưới dạng các quy tắc xây dựng các bảng “ có mặt” , “vắng
mặt ” và “ trình độ”. Nhưng một trong những khuyết tất cơ bản đầu tiên của
Bacon đó là tính máy móc của các thủ pháp lựa chọn và kiểm tra.
20



×