Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Sluận văn đại học sư phạm ự biến dạng hình thểtrong tranh của francis bacon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 27 trang )

SỰ BIẾN DẠNG HÌNH THỂ
TRONG TRANH CỦA FRANCIS BACON
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
“Giới nghệ thuật Anh quốc chưa bao giê hoàn toàn thống nhất, kể từ
ngày đó. Người xem đã đứng sững trước những hình ảnh khủng khiếp vô
phương cứu vãn đến nỗi trí óc họ phải khép chặt lại khi nhìn thấy chúng” đó
chính là lời nhận xét của nhà phê bình nghệ thuật John Russel sau khi triển
lãm của Bacon diễn ra tại Lon don năm 1954.
Trong hội họa với nhiều cách thức, phương pháp, kỹ thuật giúp người
xem hiểu được tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng của mỗi tác giả qua những sáng
tác của họ. Với hoàn cảnh xã hội, tôn giáo, đặc thù sinh hoạt đó tạo ra sự biểu
hiện tính đặc trưng của xã hội nói riêng và mỹ thuật nói chung trong từng giai
đoạn đó, hội họa thời trung có với sự duy lý, kinh điển của thời Phục Hưng,
tính hào hoa của chủ nghĩa lãng mạn thì với Ên tượng, Biểu hiện, Dã thó - Đa
Đa của thời kỳ công nghiệp hiện đại với sự khước từ cái cũ, phá cách và một
xã hội nhiều áp lực hơn thì chúng ta càng nhận thấy sự hiện diện của sự biến
dạng trong hội họa. Những màu sắc hài hòa, những hình thề cân xứng chuẩn
mực đó không đủ cho những cá tính của các tác giả. Francis Bacon cũng vậy,
là một họa sĩ của biểu hiện, hậu duệ của Picasso ông đã tìm cho mình một
hướng ới riêng, một khám phá mới về hình thể và màu sắc của nó.
Trong tranh của ông Èn chứa những yếu tố mà không phải ai cũng làm
được. Những hình thể biến dạng, những vết thâm tím của cơ thể con người
tạo nên sự kết hợp nhuần nhuyễn khiến người xem không khỏi bị ám ảnh
tuột cùng.
1
Sự thực thì khi sáng tác tranh Ýt nhiều đều đã làm biến dạng về hình thề,
dù vô tình hay hữu ý. Bởi lẽ không ai có thể vẽ giống tuyệt đối như
hình ảnh thật, và khi đã không giống nguyên mẫu thì Ýt nhiều chúng ta đã
làm biến dạng hình thể và màu sắc.
Chính những điều nói trên đã kích thích tôi tìm tòi, phân tích và tìm ra


những bí mật về sự biến dạng của hình thể trong tranh Francis Bacon để học
tập và làm việc trong lĩnh vực hội họa sau này.
2.Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu.
Việc nghiên cứu về sự biến dạng hình thể trong tranh của Francis Bacon
nhằm mục đích tìm ra những giá trị nghệ thuật của việc làm biến dạng hình
thể, nhận ra sự phát triển của nghệ thuật và tìm ra một hướng ới mới phù hợp
với thời đại và điều kiện xã hội cho bản thân.
Nhiệm vụ chính của nghiên cứu là tìm hiểu về sự bóp méo của hình
thể, biến dạng trong chân dung, đẩy cao cá tính nhân vật trong tranh của
Francis Bacon.
3. Đối tượng và phạm nghiên cứu.
Trong thực tế đã có nhiều bài viết nghiên cứu về tranh hoạ cụ thể, bài
viết liên quan bộc lé sự biến dạng của hình thể trong tranh của Francis Bacon.
Đó cũng chính là đối tượng nghiên cứu của tôi trong tiểu luận này.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Với yêu cầu của đề tài, bài nghiên cứu đợc thực hiện bằng phương pháp
hệ thống, bao gồm sưu tầm tài liệu, phân tích tài liệu, so sánh và tổng hợp.
5. Dự kiến đóng góp của đê tài.
Với bản thân từ trớc tới nay chưa có sự thống kê và phân tích để hiểu
thấu đáo được hiệu quả của sự biến dạng của hình thế trong sáng tác hội họa
2
nói chung và trong sáng tác của Francis Bacon nói riêng. Với nghiên cứu của
tiểu luận sẽ góp phần làm rõ hơn những đặc tính này, thấy rõ hơn chủ ý của
tác giả đề nhận ra sự khác nhau giữa chủ động tạo hiệu quả cho tác phẩm
bằng sự biến dạng của hình thể là không phải sự sai lệch về hình hay thiếu hài
hoà về sắc. Sự khác nhau của việc chủ ý làm biến dạng hình thể và việc vô
tình tạo ra sự biến dạng để thấy cái mặt được và chưa được, ý tưởng thể hiện,
đặc tả hiệu quả hơn hay phản tác dông. Qua đó thay rõ sự phát triển cửa hội
họa, sự thay đổi trong quan niệm về hình thể của ngời nghệ sĩ.
6. Bố cục tiểu luận

A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
6. Bố cục tiểu luận
B. PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1. Tìm hiểu chung
1.1 Khái niệm về sự biến dạng của hình thể
1.2 . Cuộc đời vạư nghiệp của Francis Bacon
Chương 2. Sự biến đạng của hình thể trong tranh Francis Bacon
2.1 Bóp méo hình
2.2 Cường điệu, đẩy cao cá tính nhân vật
2.3 Trật tự mới
C. KẾT LUẬN
3
B. PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1.
TÌM HIỂU CHUNG.
1.1 khái niệm về hình thể và biến dạng của hình thể
Hình thể:là hình dạng bao quanh của vật thể nói chung.Hình thể là
những yếu tố dẽ nhận thấy nhất trong một tác phẩm.
Hình sau khi được tác giả bóp méo, làm biến dạng luôn tạo được Ên
tượng tức thì tới người thưởng thức cùng với đó là sự kết hợp của màu sắc hỗ
trợ làm nổi bật ý đồ tác giả.
Biến dạng hình thể: là hình thể bị biến đổi không còn nh ban đầu. Biến
dạng chỉ xảy ra khi có một sự tác động của khách quan lên vật thể.
Đối với một hoạ sĩ khi bớc vào ngỡng cửa dùng hình thức nghệ thuật
phản ánh cuộc sống thì đã có sự tái hiện tự nhiên và phát huy tưởng tượng, tả

thực và biến dạng hình thể. Mỗi nghành nghệ thuật đều dùa vào hiện thực
khách quan và nghệ thuật phải qua hoạt động tư duy chủ quan của con người,
qua chọn lọc, rồi mới được thể hựê n thẩm mỹ. Với yêu cầu thẩm mỹ và hứng
thó chủ quản khác nhau, thì việc tả thục hay biến dạng, nhiều hay Ýt cũng
khác nhau. Cã thể nói biến dạng là một phương thức để người nghệ sĩ truyền
tải cảm xúc, tư duy của mình tới người xem tranh một cách mạnh mẽ nhất. Sự
tạo hình của biến dạng phát huy trí tởng tợng càng có khoảng cách đối với
thực tế sẽ càng sinh động hơn so với tả thực.
Nếu nh những tác phẩm hội hoạ khởi thuỷ đơn thuần là ghi chép lại sinh
hoạt hằng ngày thì đến thế kỷ 19 các hoạ sĩ đã khớc từ cái cũ và cho rằng máy
ảnh đã làm thay con ngời. Những nhà nghệ thuật hiện đại trên cơ sở ý thức
sáng tạo mới, làm cho phạm vi biến dạng càng đợc mở rộng và khác biệt tuỳ
theo cảm thụ của môi cá nhân.
4
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Francis Bacon.
Francis Bacon (đọc là Phan - xít -Bây - Cừn) sinh ngày 28 tháng 10 năm
1909 tại Dublin nước Anh, hậu duệ của nhà triết học nổi tiếng Bacon thế kỷ
16 - 17. Ông sinh ra trong mét gia đình khá giả. Tuy nhiên Francis Bacon bị
bè đuổi khỏi nhà từ năm 16 tuổi. Trước đó ông bố dữ dằn này còn thường
xuyên bắt các người chăn Ngựa trong đồn điền của ông quất roi vào thằng con
mà ông cho là bất trị. Mới ở tuổi vị thành niên Bacon không còn gia đình bảo
trợ cho nên năm 1928 ông tới Berlin, với Paris làm nhiều nghề kiếm sống. Tại
đây ông được xem tranh của N.Poussin. Picasso và bắt đầu thiên hướng hội
họa có thể nói Picasso và những sáng tác của ông đã khơi dậy những năng
khiếu bẩm sinh về hội họa trong con người Bacon .
Xem tranh Francis ba con, ta không khỏi lên tướng đến câu nói của
André Breton khẳng định rằng : “cái đẹp phải là cái đẹp quằn quại, bằng
không sẽ chẳng thể là cái đẹp”. Điều này lúc đó được xem là chân lý nghệ
thuật. Bởi vì lúc đó danh hoạ Picasso đã hoàn thành công cuộc phá huỷ toàn
bộ ngôn ngữ biểu hình chính thống. Từ bức tranh “những cô gái Avignon -

1907” cho đến Guemica - 1937” được xem là bản cáo trạng khai huyền về
tính phí nhân trong quan hệ con người với con người. Nỗi sợ hãi, sự hỗn loạn
đã dấy lên từ sâu thẳm nhất của thời đại, trong những năm 20 này Francis
Bacon bị choán ngợp bởi hội hoạ Picasso, nhà phê bình Michael Peppiatt
đánh giá rằng ba bức “khảo hoạ cho nhân vật dưới chân thập giá” của Bacon
là câu trả lời của ông trước cú sốc Guemica nói riêng và Picasso nói chung.
Đâu chỉ có riêng hội hoạ, những môn nghệ thuật khác đua nở và đầu thế
kỷ 20, nh điện ảnh, cũng đã để lại dấu Ên quyết định trong tâm tưởng Francis
Bacon. Trong những năm sống có Paris ông đã được xem bé phim Napoleon
của Abel Gance mà đặc biệt được chiếu song song trên màn ảnh tại Opéra de
Paris. Ba màn ảnh đối chiếu cùng lúc cận cảnh và viễn cảnh đã góp phần thúc
5
đẩy Bacon hơn mười năm sau đó chọn phương tiện bộ tam bình cho các bức
hoạ về đề tài thập giá. Bên cạnh Abel Gance, phủ kể đến bé phim “Chiến hạm
Potemkin” - 1925 của nhà điện ảnh Serguei Mikhailovitch Eisenstein và bộ
phim “Con chã Andalucia” của nhà làm phim Luis Bunuel đã ảnh hưởng sâu
sắc đến Francis Bacon. Mãi sau này Bacon văn treo trên tường xưởng vẽ của
mình cảnh một nhân vật của Elsenstem trong phim “Chiến hạm Potemkin”,
đó là một phụ nữ há hốc miệng cất tiếng ró thất thanh khi nhìn thấy chiếc xe
nôi không người đẩy trượt bánh trên các bậc thềm cầu thang thành phố
Odessa. Còn đối với bộ phim “Con chã Andalucia” hai hình ảnh mang tính
siêu thực đến nay vẫn còn gây khiếp đảm. Đầu tiên cho thấy một đám mây
mỏng và dài bay cắt ngang vùng trăng sáng, tiếp nối là hình ảnh chiếc dao cạo
mổ sẻ vào con người của người đàn bà. Nhân vật của Bacon, không khí trong
tranh Bacon hình thành khi ông kế thừa cái đẹp quan quại này và nỗ vô vọng
được thể hiện một cách phi thường như vậy ở đầu thế kỷ thứ 20, nhưng có lẽ
phải tìm trong tiềm thức danh hoạ này, trong những bi kịch cuộc sống thác
loạn của ông nguồn sức mạnh phi thường cho phép ông sáng tạo những bức
tranh mang nỗi sợ truyền kiếp, chuyển tải nhiều mối đe doạ đầy bí Èn đối với
con người không tên, không mặt, một nạn nhân nặc danh hình hài tàn dã.

Năm 1929 ông thuê một gara ôtô làm xưởng vẽ ở Lodon, kiếm sống
bằng nghề vẽ trang trí nội thất.
Năm 1930 cho in ở tạp chí The Studio một bài về “phong cách nghệ
thuật trang trí Anh những năm 30” trong đó ông tuyên ngôn về khuynh hướng
nghệ thuật của mình. Bắt đầu vẽ sơn dầu và bày những tranh được gợi ý từ
Picasso. bức “đóng đinh trên thập giá” bày ở Gallery Freddy Mayor được nhà
phê bình nối tiếng Herbert Read quan tâm và ngài M.Sadler mua. Năm 1936
bày một số tranh trong triển lãm quốc tế hội họa siêu thực,. Năm 1937 tham
gia triển lãm “ họa sĩ trẻ nớc Anh” trong phòng tranh Agnew. Năm 1945 ông
cho ra đời 3 phác thảo “dưới chân thập giá” được gợi ý từ ảnh chụp thó vật.
Năm 1946 vẽ “tranh vẽ năm 1946” sau này đợc bảo tàng New York mua và
6
bức “con người trong thiên nhiên” được Tate Gallery London mua. Năm 1946
- 1950 ông chủ yếu sống ở Monte Carlo. Trong thời gian này ông mở triền
lãm cá nhân lần thứ hai ở Hanover Gallery tại Đức Sau đó ông thường xuyên
có tranh bày bán tại đây.
Năm 1950 ông đi Nam Phi thăm mẹ và có điều kiện ghé thăm Cairo Ai
Cập. Năm 1953 ông bày tranh tại phòng tranh Durlacher ở New York. Sau đó
một năm bày tranh cùng Ben Nichoson và Lusian Frend tại triển lãm Biờnal
Venise lần thứ 27. Thăm Rome, bày triển lãm lần đầu tại Ganery
Marlborough London. Năm 1958 ông trở thành thành viên của Ganery này tới
khi qua đời. Năm 1960 gặp nhà điêu khắc Giacometti tại Paris. Năm 1962
triển lãm hồi cổ tại Tate Gauery London. Vẽ bộ tranh lớn “3 nghiên cứu cho
bức thập giá”. Năm 1963 triển lãm hồi cổ tại bảo tàng Salomon Guggenheim
New York. Sau đó một năm ông gặp G.Dyer, người mà sau này dư luận cho
rằng ông chính là người tình đồng giới của Bacon. Tuy nhiên một điều chắc
chắn G.Dyer trở thành người mẫu cho nhiều tranh của Bacon, và là người bạn
tâm đầu ý hợp của ông xuất 8 năm, tiền tài, danh vọng suốt cuộc đời ông lại
đi đôi với thảm hoạ. Chính trong lóc Bacon dồn sức chuẩn bị cho cuộc triển
lãm lớn về sự nghiệp của mình thì George Dyer, tự vẫn trong một khách sạn

tại Paris. Bi kịch này sau đó được Francis Bacon thăng hoa vào loạt tam bình
tưởng nhí George Dyer. Trong số này bức nhan đề “tam bình tháng 5 tháng 6
năm 1973” là một kiệt tác hiếm hoi, phần nào giải mã được bí Èn bao trùm
lên hội hoạ Francis Bacon. Mỗi bức trong bé tam bình này là một chặng đư-
ờng hành hình trong những giê phót cuối cùng cuộc đời George Dyer.
Năm 1968 Francis Bacon triển lãm tại Gallery Marlbrrough – Gerson ở
New York. Sau đó triển lãm tại Paris. Năm 1971 lần đầu tiên mở triển lãm
cuộc đời và sự nghiệp tại Grand Palais Pais. Trong 4 năm tiếp theo ông th-
ường xuyên tới Paris.nam 1977 bày tranh tại Ganery Claude Bemanl Paris.
Năm sau ông đi Roma và gặp gỡ Bathus tại đây. Tới năm 1987 triển lãm ở
Gauery Lelong Paris. Năm 1992 ông qua đời vào tháng 4 tại Tây Ban
7
Nha.Trong suốt cuộc đời của mình, tổng số tiền bán tranh mà Bacon tích góp
được khoảng 11 triệu bảng Anh.
Cuộc đời của Francis Bacon luôn bị những cuộc xung đột triền miền đã
mãi mãi ám ảnh ông cho dù gia đình ông đã chuyển sang Anh sinh sống. Chư-
a bao giê được đào tạo từ trường líp mỹ thuật chính quy nhưng chàng trai trẻ
Francis bắt đầu có những theo đuổi riêng, nhất là với những nghiên cứu vê
hình thề con người gây xáo động thế giới nghệ thuật lúc bấy giê, có thể coi
Francis Bacon ở trong số những họa sĩ tự họa chân dung nổi tiếng nhất của
mọi thời đại. Một trong những bức chân dung Êy, được vẽ năm 1969, từng
được bày trong triển lãm cá nhân của Bacon tại Lon don năm 1975, nay được
đem đấu giá, mang vẽ cho chủ nhân của tác phẩm này hơn 15 triệu USD.
Cùng với đó là tranh sơn dầu có tên “bản thứ hai của nghiên cứu về đầu bò số
1” có thể sẽ được bán với giá khoảng 35 triệu USD. Theo Artprice - ngân
hàng dữ liệu vẽ nghệ thuật “giá tranh của Bacon gần nh tăng gấp 4 lần kể từ
năm 1997. Trong 6 tháng, người ta thực hiện 4 cuộc đấu giá tranh Bacon với
tổng trị giá vợt qua 30 triệu USD. Điều này chưa từng xảy ra với một họa sĩ
nào khác, ngay cả với Picasso.” Theo Billaut phụ trách nghệ thuật đương đại
của nhà Sotheby“s” tính nhân đạo trong tác phẩm của Bacon đã vượt qua ranh

giới văn hóa thông thường nên các nhà sưu tập trên toàn thế giới đều muốn
mua tác phẩm của ông.” điều đó đã được chứng minh vào ngày 15 - 5 - 2007
tại New York bức “Study from innocent X” của ông do nhà Sotheby's bán với
giá phá kỷ lục của họa sĩ với giá 52,68 triệu USD
Năm 2002 hơn 70 bức tranh, gồm một số tác phẩm nh đã bị Bacon phá
huỷ, vừa được tìm thấy ở phòng tranh cũ của ông. Franis Bacon cho sự nghiệp
sáng tác của mình, để lại cho nhân loại những kho tàng nghệ thuật vô cùng
quý giá.
8
Chương 2.
SỰ BIẾN DẠNG HÌNH THỂ
TRONG TRANH CỦA FRANCIS BACON
2.1. Bóp méo hình
Picasso đã nói : “tôi có thể vẽ được như Raphael khi mới 10 tuổi nhưng
tôi phải mất cả cuộc đời để vẽ được như trẻ thơ ông không muốn một tác
phẩm hội hoạ chỉ đúng về hình, sát thực về màu, lý tưởng hoá về đề tài mà
những hình đó phải được biểu hiện một cách mạnh mẽ, Ên tượng nhất. Cã thể
thấy không chỉ Picasso mà hầu hết các hoạ sĩ đều có những nhận định tương
tự qua những tác phẩm của mình như Yue Minjun với “Giữa người và động
vật”, Edvard Munch - “Tiếng thét 1893”, Sanvado Dali “Sự dai dẳng của thời
gian”…, Kandinsky - “những thế giới thu nhá II”…, George Grosz với “sự
che lấp của mặt trời”… nằm trong số đó phải kể đến Francis Bacon. Tuy ông
không vẽ tranh trừu tượng, nhưng không thể tránh khỏi cảm giác ta đang
đứng trước nhiều bí Èn.
Khi xem tranh của ông cảm giác đầu tiên là điều gì đó thật dữ dội, ngang
trái, khốc liệt đã hoặc đang diễn ra trước mắt mét đại hoạ, một tai biến đầy
tiếng động và sự phẫn nộ đang biến chúng ta thành những chứng nhân vô
tình. Khách xem tranh lúc đó thường bấu víu vào dòng chữ bên cạnh xem tên
bức tranh là gì. Ở đây bí Èn chẳng được lý giải, nhiều lúc tên bức tranh càng
đa người xem thất lạc vào mê cung. Nguyên nhân là vì chúng mang những cái

tên rất bình thường như “Figure - Hình diện”, “Portrait - Chân dung” hay
9
“Personnage - Nhân vật”. Sức mê hoặc của Francis Bacon chính là ở chỗ đó.
Tranh của ông đánh vào giác quan một cách mạnh mẽ, làm thức tỉnh tiềm
thức người xem chứ không kêu gọi đến tư duy, ví nh ba bức “khảo hoạ cho
nhân vật dưới chân thập giá”.
Thực hiện năm 1944. Đây là một bộ tam bình lớn, chiều dài hơn 2 mét
và chiều cao gần 1 mét với một nội dung như vậy được xem là truyền thống,
nói về chóa Giê - Su bị đóng đinh trên thập giá. Người xem chờ đợi ba nhân
vật này với ba gương mặt, một là của đức mẹ Maria than khóc chẳng hạn và
hai người kia có thể là những nữ thánh dịu dàng quen thuộc. Nhưng không, ba
nhân vật của Bacon không còn hình thù của con người, đó là hình thể nửa ng-
ười nửa quái vật không đầu tóc, không tay chân, không mặt mòi. Một sự hoá
thân ghê rợn đã biến ba nhân vật hành ba sinh vật quằn quại đang phôi thai,
đang thay hình đổi dạng, từ bộ mặt con người ngày trước của họ chỉ còn lại
một cái miệng đang mở rộng, đang ngoác to với hai hàm răng kinh hoàng,
như đang gào thét, gầm ró những lời nguyền rủa. Cã lẽ chẳng phải ngẫu nhiên
mà kiệt tác này nảy sinh trong những ngày tháng đen tối nhất của thế chiến
thứ hai. Hội hoạ của Francis Bacon đã đâm trồi nảy léc trên điêu tàn, bên cạnh
lò sát sinh thế kỷ 20.

Khảo hoạ cho nhân vật dưới chân thập giá -1944
(sơn dầu và phấn màu 94 -74cm)
10
Francis Bacon theo trào lưu biểu hiện, song cái ông vặn vẹo, bóp méo
hình thể con người được xây dựng trên nền tảng những quan tâm đặc biệt của
ông đối với sách y học như thể mét lý thuyết nghệ thuật vậy. Sử dụng hình
hoạ hết sức khiêu khích theo cách của ông, Francis Bacon đã đem đến một
cấp độ mới về hình thể con người, cả với các chủ đề cổ điển như Chóa bị
đóng đinh trên thập giá. Trong cách nhìn mới mẻ và đầy đau đớn Êy về số

phận con người, ông đã vẽ một bức tranh bé ba nổi tiếng nhất “Triptych tháng
5 và tháng 6 - 1973”, ông vẽ về một người đàn ông to lớn nhưng bệnh hoạn,
vô vọng …
Các nhân vật trong tranh Francis Bacon có khi nhìn nh các võ sĩ thể hình
các cơ bắp được phóng đại quá mức. Chân, đùi thường rất to, phình ra như bị
bơm hơi và có khi thì xẹp lép như mét tờ giấy. Đôi khi cơ thể các nhân vật
trong tranh lại là những khối thịt cuồn cuộn, nhưng hình thể bị bóp méo, nhào
nặn như ta nhào nặn bột nhão, giống như những pho tượng siêu thực đồ sộ và
tàn bạo.
Bé ba tháng 5 tháng 6 -1973.
Sơn dầu 198-147,5 cm
Bacon thích để người xem tù suy cho các hình thù kỳ dị, quái đản trong
tranh mét ý nghĩ nào đó . Trong tranh ông chú trọng chủ yếu đến hình thể các
nhân vật, ông tô vẽ, cào cấu, thêm những chi tiết quan trọng hoặc bớt những
11
chi tiết thừa tạo ra một hình hài mới . Nhân vật có hình thể như chưa bao giê
xuất hiện ở trên đời này nhưng lại gào khóc nỗi đau, sự tàn độc, hay niềm yêu
thương chia sẻ của con người. Francis Bacon nh mét thượng đế trong những
sáng tác của mình, ông tạo ra nhân vật rồi thổi vào đó dư vị của cuộc sống,
những tâm tư, tình cảm, yêu ghét, khổ đau.
Hình thể các nhân vật càng biến dạng bao nhiêu thì hình thể những vật
xung quanh lại đơn giản bấy nhiêu, có khi chỉ là một mảng phẳng, trên đó ông
tinh tế đa vài ba nét bót cũng tạo nên không gian của một căn phòng, những
căn phòng thường lạnh lẽo, trống trơn và đơn điệu, làm cho các nhân vật luôn
nh bị ở tù, chỉ một chiếc ô ông đã tạo ra một bãi biển, một cái cửa sổ cũng
làm nên ngôi nhà, một đường cong dừng lại ở một tấm chắn, vài ba bóng ngư-
ời thấp thoáng cũng cho thấy một đấu trường vui nhén. Hay cũng có khi chỉ
một ngai vàng cũng cho thấy cả một đế chế tàn độc, bạo lực nh trong tranh
“tranh vẽ năm 1946”. Hình của sự vật, hiện tượng, phối cảnh lớn hay chi tiết
nhá . . . đều có những đặc điểm khác nhau, nó phản ánh những đặc trưng của

sự vật hiện tượng đó, hội hoạ là một bộ môn nghệ thuật tạo hình đặc trưng bởi
sự biểu hiện của hình, màu, không gian trên tác phẩm đó là một thứ không
gian ảo, được ghi nhận bằng thị giác nhờ sự kết hợp hài hoà từ các yếu tố tạo
hình. Các cách hoạ sĩ đó đặt vấn đề, giải quyết các yếu tố đó nhẹ nhàng, mạnh
mẽ chân thực hay biến dạng đều mang lại hiệu quả khác nhau cho từng tác
phẩm.
12
Bé ba nghiên cứu con người 1970.
Sơn dầu ba tấm 198 -147,5 cm.
Nếu như Munch nhận định: “ngoài việc vẽ giống cái hình thức thì quan
trọng hơn chúng ta cần vẽ về những con người thở, cảm thấy đau khổ và yêu
thương”. cũng vì lẽ đó mà trong tác phẩm của ông âm vang cả những “tiếng
thét”, “nỗi vô vọng”, nặng trĩu u buồn. Thì ở Bacon là sự gầm ró của con
người trước thời cuộc. Con người không chỉ thở mà quằn quại trong những
bức tranh. Nếu Sanvado Dao miêu tả “sự dai dẳng của thời gian” bằng việc
biến một chất rắn thành chất dẻo dường như vĩnh cửu. Thì ở Bacon những cái
bóng đen như chảy nhão ra biểu thị số phận của ba người đàn ông trong tranh
“ba chân dung : George Dyer, tự hoạ và Lucian Freud”.
Ba chân dung: George Dyer, tự hoạ và Luclan Freud 1973.
Sơn dầu 198 – 147,5 cm.
13
Rõ ràng Bacon đã tìm ra cho mình một cách giải quyết về hình thể riêng,
không giống ai mà vẫn tạo những hiệu quả thật bất ngờ. Mặc dù ông bóp méo
hình thể nhân vật nhưng vẫn dùa trên những nghiên cứu chung về hình thể
con người. Ông cho ra đời những con người mới, như những quái nhân nhưng
người xem lại tìm thấy trong đó tính nhân đạo sâu sắc như Billault - phô trách
nghệ thuật đương đại nhà Sotheby’s thì: “tính nhân đạo trong tác phẩm của
Bacon đã vượt qua ranh giới thông thường”.
2.2. Cường điệu, đẩy cao cá tính nhân vật
Francis Bacon là một trong những hoạ sĩ tự hoạ chân dung nổi tiếng nhất mọi

thời đại. Ông vẽ chân dung theo cách nhìn mới mẻ và đầy đau đớn và giống như
Rembrandt, người mà ông ngưỡng mộ như mét bậc thầy vĩ đại, Bacon tự hoạ suốt
cuộc đời sáng tác dài lâu của mình. Nh những tự hoạ với gương mặt bị bóp méo hết
cỡ và với sắc màu mạnh mẽ, nh những thăng trầm nghiệt ngã của cuộc đời, chăn
chở mọi điều về chính cuộc sống của tác giả - những nỗi dằn vặt, ân hận, âu lo…
.còng nh trạng thái phấn khích sáng tạo.
Bacon bức bách vì sự tù tong của đời sống. Ông phẫn nộ lên án nó bằng
tranh của mình. Các gương mặt thường nhoè, mờ và nhấn mạnh vài nét chính
để vừa đủ nhận ra nhân vật như ta nhận ra người quen trong sương mù. Khi
vẽ chân dung Bacon dùng cả những phim X quang, những phản chiếu méo
mó trong gương và kính, xoay chuyển mọi bộ phận nhân tướng của nhân vật
nhưng luôn nhấn mạnh những nét đặc trưng nhất. Như ở bức “Chân dung
Michel Leiris”-1976, bức chân dung này như vẽ một con quỷ tốt bụng. Màu
sắc rất kỳ lạ. trên gương mặt leiris ta thấy cả lòng tốt lẫn nỗi buồn. Luôn cảm
thấy bức bối và bị tổn thương, còn với “Chân dung tự hoạ với cái tai bị
thương” - 1 972 Bacon tự vẽ mình với cái môi sưng vều mà một mắt bị đánh
thâm tím mọng lên toàn máu.
14
Chân dung tự hoạ với cáI tai bị thương 1972.
Sơn dầu 35,5 – 30,5 cm
Nếu sự bóp méo, biến dạng khuôn mặt của Leiris cho ta cảm giác về một
nỗi buồn u ám, thì với “Nghiên cứu bức tranh giáo hoàng x của Velasquez” lại
cho ta cảm nhận về một tên độc tài ưa la hét trong một hòm kính cách âm.
Không ai nghe thấy hắn nhưng hắn vẫn la hét một cách bất lực, hắn thu mình
trong bóng tối, rình rập mọi người. Còn với “Nghiên cứu theo tranh Innoncet
x” cho thấy một nhân vật trong lộng lẫy vàng và son, nhưng Bacon đã bóp
méo khuân mặt của hắn khiến hắn giống như một con nhện độc chóa trèn
trong hang sâu. Mussolini tên độc tài phát Italia bị nhân dân treo cổ chính
là “người mẫu” cho Bacon trong tranh này.
15


1 2
1.Nghiên cứu bức tranh Giáo hoàng x của Velasquez. 1953 ( sơn dầu 153 – 118
cm) .
2.nghiên cứu theo tranh innoncent x 1962.( sơn dầu 198 – 145 cm).
Cã rất nhiều hoạ sĩ vẽ chân dung theo lối cường điệu lên như
Picasso, Vangogh… nhưng với Francis Bacon cường điệu chưa đủ cho
ông mà phải biến dạng, nhưng biến dạng mà người xem vẫn nhận ra đặc
điểm hình thể của nhân vật trong tranh. Chân dung trong tranh được
Bacon mạnh dạn bẻ cong cái mòi, hay phân tích thành nhiều cái miệng,
cũng có khi đôi mắt chỉ còn là một hố sâu hoắm đen thui Tất cả
những cái đó giúp cho người xem có cái nhìn hoàn thiện hơn về nhân
vật.
2.3. Trật tự mới
Một yếu tố trong tranh của Bacon cũng góp phần tạo nên những hình thể
biến dạng là sự vận động. Khi nhân vật trong tranh vận động thì người hoạ sĩ
của chúng ta cũng phải nhào nặn sao cho hình thể phù hợp để truyền tải được
sự vận động đó tới người xem.
16
Bacon thích lồng ghép nhiều hình ảnh nhìn thấy một lúc để mô tả sự
chuyển động. Ông cũng rất chú trọng nghiên cứu vận động của con người
trong không gian qua các ảnh chụp, ảnh ghi lại một khoảnh khắc, một trích
đoạn của vận động. Thật ra người ta phải chồng nhiều hình tĩnh lên nhau
mới có hình ảnh thật của chuyển động. Nhưng với Bacon nhiều khi chỉ là
một lần nước bắn tung toé cũng làm nên một cơ thể con người chuyển động
đến không ngờ.
Trong bức “Nghiên cứu cơ thể” - 1987 con người trong tranh rất khoẻ
mạnh, cơ bắp cuồn cuộn và đang gào thét, đang cuồng nộ, đang vận động để
thoát ra khỏi nơi mình đang đứng. Nhưng anh ta định đi đâu ? chính anh ta
cũng không biết và anh ta mắc kẹt trong cái không gian đơn giản của mình.

Cái cổ bị lược bỏ, phần đầu dính sát vào vai thể hiện sự vận động ghê gớm
của trí não, sự lúng túng tuột cùng. Các cơ căng ra, một cánh tay biến mất vào
bóng tối. Với bức : “Bóng người viết trong gương” 1976 thì sự biến dạng của
17
hình thể cũng được Bacon căn cứ vào cử động của nhân vật để mà thêm bớt
cắt xén, phóng đại những chi tiết cần thiết. Người ngồi viết tưởng nh thanh
thản, nhưng lại gượng gạo căng thẳng, cái cổ bị bẻ quẹo lại nghiêng nghiêng
nh đang suy nghĩ. Cơ lưng được phóng đại kết hợp với bóng trong gương cho
người xem thấy cái cơ thể vặn vẹo, một t thế ngồi thật khó chịu. Bacon đã làm
biến dạng hình thể theo sự vận động của con người, sự vật. Nếu cũng miêu tả
hành động đó mà Bacon lại phóng đại cơ chân thì rõ ràng không đạt hiệu quả
cao nh vậy. Các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và các triết gia, đặc biệt là
Gilles Geleuze, đều nhìn thấy trong tranh Francis Bacon một kiến trúc sư và
một đạo diễn sân khấu. Bởi lẽ nếu không tính đến các hình ảnh nền, Bacon đã
xây dung một dạng phối cảnh trên bức tranh của mình, một dạng “tranh trong
tranh”. Về phần tính động của tranh, ông vẽ rất giỏi những cơ thể vặn vẹo.
chính vì lẽ đó tác phẩm của Bacon thực sự là lý tưởng đối với thực nghiệm
quan sát và nghiên cứu quá trình nhận thức nghệ thuật của con người. Tại
Fondation Vemy, viện bảo tàng Maillot - Paris, trong cuộc triển lãm của
Francis Bacon năm 2004, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu chuyển động của
mắt người xem khi lần đầu tiên xem những tác phẩm của ông. Họ muốn hiểu
sự nhận thức về không gian tranh và chuyển động trong tranh thông qua
đường chuyển động của mắt. Một trong những bức tranh được đem ra thử
nghiệm là bức “Nghiên cứu chã" vẽ năm 1952, hiện đang lu giữ tại Gallery
Tate ở London. Theo nhà phê bình nghệ thuật Louis-josé Lestocart, hội hoạ
chỉ đơn giản là cái nhìn đầu tiên một mặt phẳng chủ đạo, với phối cảnh, là
một “tấm thảm” bát giác đặt trên nền đỏ phía trên một con chã trong một vòng
tròn màu xanh (phẳng). Mặt phẳng kéo dài hót tầm mắt phía xa xa là một
chiếc xe hơi và một cái cây cận cảnh, nơi con chã như đang sủa vào khách
tham quan, gợi ra một hình ảnh cổ điển được gọi là “bàn phục vụ” nổi tiếng

trong bức tĩnh vật của Hà Lan và xứ Flandet vào thế kỷ 17: các đồ vật khác
nhau đặt trên một chiếc bàn trong một mặt phẳng có bối cảnh.
18
Tuy nhiên một yếu tố gieo vào đầu người xem một sự mập mờ. Một
đường chân trời thứ hai, phía bên trên, tạo cảm giác một bức tường dựng
đứng đối lập với ý nghĩ đầu tiên là chiều sâu tạo cho bức tranh một chút cảm
giác phẳng nào đó. Cảm giác gần như phẳng này là chủ đề có thể tìm thấy
rong bức “Tĩnh vật” của Tây Ban Nha do Francisco Zurbaran và Sanchez
Cotan vẽ. Trong tác phẩm của thế kỷ 17 này, nền đóng vai trò là một bức
tường trên đó nổi lên “chiếc bàn phục vụ”. Điều quan trọng là sự chuyển động
trong tranh của Bacon. Con chã có năm chân, một chân ở ngoài vòng tròn.
Bức tranh được trùm lên bởi bóng tối dưới dạng những nét gạch chải màu
xanh lá cây còn miệng khó có thể được nhìn thấy trực diện và cả nghiêng, các
hiệu ứng này nhằm tạo ra cảm nhận vềsự chuyển động. Để phân tích sự
chuyển động đó người ta mời 10 sinh viên và 19 người trong lĩnh vực nghệ
thuật khác nhau cùng ngắm bức tranh. Chuyển động của mắt họ khi xem tranh
đã được ghi lại bằng camera tốc độ cao. Những người quan sát chỉ có một
phót để xem tranh và không được cung cấp một thông tin nào có thể làm ảnh
hưởng đến nhận thức của họ. Các chuyển động của mắt người làm khoa học
không chuyên và với chuyên gia nghệ thuật là khác nhau: Các chuyển động
của mắt và sự chú ý của người không chuyên tập chung vào ba yếu tố: đầu và
chân con chã, cũng như chiếc ôtô. Một chuyển động duy nhất “nhìn” tấm
thảm được xếp nếp ở cận cảnh đường vẽ phía trên đường chân trời và phần
trên của bức tranh không ai để ý tới. Chuyên gia xem tranh theo cách khác:
Những điểm nhìn đầu tiên xuất phát từ một vị trí phía bên trái, ngoài bức
tranh, nhanh chóng được chuyển về phía tấm thảm xếp nếp. Phản ứng này trái
ngược với cách người thường xem tranh, hay tập trung vào đầu con chã, yếu
tố tự sự hoàn hảo. Chuyên gia còng xem kỹ khu vực có con chã và vòng tròn
xanh, nhưng sự chú ý của họ rộng hơn và được nhóm vào cùng một điểm. Họ
nhìn đường chân trời, hậu cảnh, các góc của hình bát giác và cuối cùng dừng

lại ở góc phải của tranh. Bề mặt được lấp đầy hoàn toàn, rộng hơn và khác với
19
sự cảm nhận của người thường chứng tỏ các chuyên gia quan tâm nhiều hơn
đến không gian.
C. KẾT LUẬN
20
Với mỗi loại hình nghệ thuật đều có những đặc thù riêng. Khi sáng tạo
mỗi loại hình đó đều có những phương tiện, cách thức thể hiện biểu đạt khác
Nhau… với tính cường điệu trong thể hiện đã góp phần tạo hiệu quả cao hơn
cho hội hoạ và tính độc đáo riêng cho mình.
Nhưng cường điệu một cách lạm dụng hoặc không điều tiết nó một cách
hợp lý thì dễ dẫn đến sự lố bịch và phản tác dụng. Một sợi dây không thể kéo
dài mãi, khi đến một mức hạn nhất định sợi dây đó tự khắc đứt ra. Một bản
nhạc hay không thể đầy ắp, liên tục, thừa thãi những nốt nhạc cao vót, mãnh
liệt và chãi tai. Một tác phẩm hội hoạ cũng không thể tràn ngập những cường
điệu bót pháp, màu sắc vô lối. Người thưởng ngoạn cần được kích thích, say
đắm, tò mò nhưng cũng cần một khoảng nghỉ, điểm dừng nhất định vừa đủ
để nhận ra và tôn lên cái vẻ đẹp cường điệu trong tác phẩm đó.
Trong quá trình làm tiểu luận tôi đã gặp phải không Ýt những khó khăn
như thu thập, sưu tầm tài liệu, lượng thời gian hạn hẹp nhưng được sự giúp đỡ
rất tận tình của các thầy giáo, và cũng đã có được những kinh nghiệm thực
hành với hội hoạ, cuối tiểu luận này cùng tiểu luận này đã được hoàn thành dù
không tránh khỏi thiếu sót trong tiểu luận này nhưng với bản thân đây là một
kinh nghiệm quý và kiến thức nhất định để hiểu rõ hơn một thuộc tính của hội
hoạ. Cũng mong tiểu luận này góp một phần cho bạn bè, sử dụng cho công
việc học tập.
PHỤ LỤC
21

1 2


3 4
22
5 6
7 8
23
9
10
24
1. chân dung George Pyer đI xe đạp. 1966 ( sơn dầu 198 – 147,5 ).
2. bóng người viết trong gương. 1976. 9 sơn dầu 198 – 147,5 cm ).
3. sự vận động của cơ thể. 1976 ( sơn dầu. 198 – 147,5 cm).
4. nghiên cứu đấu bò 1969. ( sơn dầu 198 – 147,5 cm).
5. chân dung tự hoạ 1969.
6. chân dung tự hoạ 1971.
7. chân dung người đàn ông cặp kính.
8. chân dung Michel Leris. 1976.
9. nghiên cứu cơ thể. 1987.( phấn màu 197,5 – 147,5 cm ).
10. tranh vẽ năm 1946. ( sơn dầu và màu tempera 198-132)
25

×