Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM PHẦN “DẪN XUẤT HIĐROCACBON” - HÓA HỌC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 5 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 456 (Kì 2 - 6/2019), tr 42-46

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM
PHẦN “DẪN XUẤT HIĐROCACBON” - HĨA HỌC 11
Nơng Thủy Kiều - Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn
Phạm Thị Mây - Trường Cao Đẳng Sư phạm tỉnh Thái Bình
Trần Trung Ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày nhận bài: 15/04/2019; ngày sửa chữa: 28/04/2019; ngày duyệt đăng: 03/05/2019.
Abstract: In the present context, the industrial revolution 4.0 is going strong, which has a
tremendous impact on the global economy, society and environment, and also brings opportunities
and challenges for Vietnam. STEM education has been selected and directed by the Ministry of
Education and Training to train students to achieve the necessary skills to meet the increasing
demands of human resources in the 21st century. The article introduce the process of developing
and orgnizing topic STEM “Vinegar and its uses in life” in “Hydrocarbon derivative” in Chemistry
grade 11. The experimental results at two high schools in Lang Son province showed that through
learning this topic has contributed to the development of problem solving and creative competency
for students.
Keywords: STEM teaching, vinegar, Chemistry grade 11, problem solving and creative
competency, Lang Son.
1. Mở đầu
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền
kinh tế toàn cầu, để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các
giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời
giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam, Thủ tướng
Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg [1]. Trong đó,
việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường phổ thơng mang
lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo


dục phổ thông. Học sinh (HS) được giáo dục STEM
không những nâng cao được kiến thức về khoa học, cơng
nghệ, kĩ thuật và tốn học một cách vượt trội, mà còn
phát triển cho học sinh các năng lực (NL), trong đó năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (NLGQVĐ&ST) là một
trong những NL quan trọng mà giáo dục cần chú trọng
đào tạo và phát triển [2]. Theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về
việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng, trong
đó nêu rõ: “Giáo dục khoa học tự nhiên giúp học sinh
dần hình thành và phát triển NL khoa học tự nhiên qua
quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức,
kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng
thời cùng với các mơn Tốn, Vật lí, Hố học, Sinh học,
Cơng nghệ, Tin học thực hiện giáo dục STEM, một trong
những xu hướng giáo dục được coi trọng ở nhiều quốc
gia trên thế giới và được quan tâm thích đáng trong đổi
mới giáo dục phổ thơng của Việt Nam” [3].

42

Để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS, giáo viên (GV)
cần đưa HS vào các hoạt động học tập có tính thực tiễn.
Bài viết này giới thiệu khái quát quy trình xây dựng và tổ
chức thực hiện dạy học STEM thông qua chủ đề “Giấm
ăn - hương vị cuộc sống” trong chương trình Hóa học lớp
11 nhằm phát triển NLGQVĐ&ST cho HS.
2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo

NLGQVĐ&ST của HS là khả năng cá nhân sử dụng
hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ,
động cơ, cảm xúc để phân tích, đề xuất các biện pháp,
lựa chọn giải pháp và thực hiện giải quyết những tình
huống, những vấn đề học tập và thực tiễn mà ở đó khơng
có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thơng thường, đồng
thời đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề để điều chỉnh
và vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới [3].
Các biểu hiện của NLGQVĐ&ST thơng qua mơn
Hóa học gồm: - Phân tích được tình huống trong học tập,
trong cuộc sống; - Phát hiện và nêu được tình huống có
vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; - Thu thập và làm
rõ các thơng tin có liên quan đến vấn đề phát hiện trong
các chủ đề hóa học; - Đề xuất được các giải thuyết khoa
học khác nhau; - Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề
(GQVĐ) đặt ra trên cơ sở biết kết hợp các thao tác tư duy
và các phương pháp phán đốn, tự phân tích, tự gải quyết
đúng những vấn đề mới; - Thực hiện kế hoạch độc lập
sáng tạo hoặc hợp tác nhóm; - Thực hiện và đánh giá giải
Email:


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 456 (Kì 2 - 6/2019), tr 42-46

pháp GQVĐ; - Suy ngẫm về cách thức và tiến trình
GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới;
- Đặt nhiều câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và
những ý tưởng trìu tượng; - Xác định và làm rõ thông tin,

ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác
nhau; - Phân tích các nguồn thơng tin độc lập để thấy
được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới;
- Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; - Hình
thành và kết nối các ý tưởng; - Nghiên cứu để thay đổi
các giải pháp trước khi thay đổi bối cảnh; - Đánh giá rủi
ro và có dự phịng; - Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận
ra các yếu tố sáng tạo; - Phát hiện được các điểm hạn chế
trong quan điểm của mình; - Vận dụng kiến thức tổng
hợp để đề xuất một số phương pháp, biện pháp mới, thiết
kế mơ hình, kế hoạch GQVĐ; - Chủ động sáng tạo lựa
chọn phương pháp, cách thức GQVĐ; - Có hiểu biết và
tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến
cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu
khoa học để giải quyết các vấn đề đó.
2.2. Khái niệm STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa
học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật)
và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi
bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Cơng
nghệ, Kĩ thuật và Tốn học của mỗi quốc gia. Thuật ngữ
này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mĩ
vào năm 2001. Rodger W. Bybee cho rằng, STEM đối
với hầu hết, nó chỉ có nghĩa là Khoa học và Toán học,
mặc dù các sản phẩm của cơng nghệ và kĩ thuật có ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày [4].
Với những tiếp cận khác nhau, giáo dục STEM sẽ
được hiểu và triển khai theo những cách khác nhau. Khi
đề cập tới STEM, có thể hiểu theo hai cách: Một là, tư
tưởng giáo dục, định hướng giáo dục toàn diện, thúc

đẩy giáo dục bốn lĩnh vực chủ yếu là Khoa học, Cơng
nghệ, Kĩ thuật, Tốn với mục tiêu định hướng và chuẩn
bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
các ngành nghề liên quan. Hai là, phương pháp tiếp cận
liên môn (khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật, tốn) trong dạy
học với mục tiêu nâng cao hứng thú học tập các môn
học thuộc các lĩnh vực trên; vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn; kết nối trường
học và cộng đồng; định hướng hành động, trải nghiệm
trong học tập; hình thành và phát triển năng lực và phẩm
chất người học. Như vậy, thuật ngữ STEM có thể dùng
trong hai ngữ cảnh: ngữ cảnh giáo dục và ngữ cảnh
nghề nghiệp [2], [5].

Phần Dẫn xuất hiđrocacbon, Hóa học 11 có nội dung
phong phú, có thể xây dựng một số chủ đề dạy học
STEM như sau: Chế tạo nến chứa tinh dầu xua đuổi muỗi
và côn trùng; Giấm ăn - hương vị cuộc sống; Rượu Mẫu
Sơn - sản phẩm độc đáo của xứ Lạng; Fomon và vấn đề
an toàn vệ sinh thực phẩm; Xăng sinh học và vấn đề bảo
vệ môi trường.
2.4. Thiết kế chủ đề dạy học STEM “Giấm ăn - hương
vị cuộc sống”
2.4.1. Mục tiêu chủ đề
- Kiến thức: + Hóa học: Trình bày được các ngun
liệu làm giấm ăn, thành phần hóa học của giấm ăn,
cơng dụng của giấm ăn, các biện pháp kỹ thuật để nâng
cao hiệu suất làm giấm ăn; + Sinh học: Nêu được tác
dụng của giấm ăn với sức khỏe con người; + Tin học:
Tra cứu các thơng tin cần thiết để tìm hiểu về giấm ăn,

biết sử dụng máy tính xách tay, trình chiếu PowerPoint
và phần mềm hỗ trợ thực hiện dự án; + Công nghệ: Sử
dụng các nguyên liệu điều chế giấm ăn, sử dụng các
dụng cụ thực nghiệm.
- Kĩ năng: + Phát hiện và nêu được một số vấn đề
thực tiễn, giải quyết các vấn đề thông qua các kiến thức
đã biết; thu thập thơng tin và xử lí thơng tin; + Hợp tác
làm việc, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cá nhân để
hồn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Lên ý tưởng, thiết
kế sản phẩm. Tổ chức thực nghiệm.
- Thái độ: + Nâng cao ý thức, thái độ tích cực trong
vấn đề dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm; biết
quan tâm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân và
người khác; + Tích cực chủ động làm việc một cách khoa
học, hiệu quả; + Nâng cao tinh thần hợp tác, làm việc
theo nhóm. Bồi dưỡng hứng thú, say mê mơn Hóa học,
ham tìm tịi, khám phá.
- Phát triển năng lực: NLGQVĐ&ST; NL sử dụng
ngơn ngữ Hóa học; NL vận dụng kiến thức Hóa học; NL
sử dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông; NL giao
tiếp; NL tự học.
2.4.2. Xác định kiến thức STEM trong chủ đề
- Khoa học (S): Thành phần hóa học của giấm ăn; các
phản ứng hóa học xảy ra trong q trình làm thành sản
phẩm giấm ăn; những kiến thức khoa học có liên quan
đến tác động tích cực đối với sức khỏe và đời sống kinh
tế con người.
- Công nghệ (T): Các thiết bị, dụng cụ dùng để thực
nghiệm; máy tính; các phần mềm hỗ trợ.
- Kĩ thuật (E): Sơ đồ/bản vẽ quy trình điều chế giấm

ăn; bản trình chiếu PowerPoint hoặc sơ đồ mơ tả vai trị
giấm ăn.

2.3. Một số chủ đề STEM phần dẫn xuất hiđrocacbon

43


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 456 (Kì 2 - 6/2019), tr 42-46

- Tốn học (M): Tính tốn lượng ngun liệu cần tài liệu tra cứu; Nội dung kiến thức chốt sau dự án hoàn
dùng để làm giấm ăn và giá trị kinh tế của giấm ăn thành; Trang thiết bị dạy học cần thiết để thực hiện dự
đem lại.
án, nguyên liệu cần dùng để làm thí nghiệm thực hành.
2.4.3. Chuẩn bị
- Học sinh: Sách giáo khoa, sách tham khảo, máy
- Giáo viên: Phương pháp dạy học dự án là chủ yếu; tính… kiến thức liên quan đến giấm ăn; dụng cụ, thiết bị
kết hợp dạy học nhóm; Bảng kiểm quan sát; Bộ câu hỏi học tập và các phầm mềm hỗ trợ khác.
định hướng; Phiếu đánh giá dự án của GV và HS; Nguồn 2.4.4. Quy trình triển khai dạy học chủ đề STEM
Lịch trình
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề
- Đưa ra một số tình huống liên quan đến - Căn cứ tình huống để xác định vấn đề cần
giấm ăn và tổ chức cho HS đề xuất tên dự án. giải quyết.
Đặt vấn đề
- Thống nhất đề tài: “Giấm ăn - hương vị - Thảo luận đề tài dự án.

cuộc sống”.
- Thống nhất lựa chọn tên đề tài dự án.
- Tổ chức chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm
8-10 HS).
- Các nhóm bàn bạc, thống nhất bầu nhóm
- Yêu cầu mỗi nhóm bầu một nhóm trưởng trưởng và thư kí nhóm.
và 1 thư kí.
- Cả lớp nghiên cứu tìm hiểu nội dung yêu
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để nêu cầu của GV.
được một số nội dung, nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận để đưa ra kế hoạch
- GV đưa ra bộ câu hỏi định hướng và yêu thực hiện nhiệm vụ của nhóm:
cầu HS thực hiện nhiệm vụ.
+ Xác định mục tiêu dự án.
Phân cơng
- GV cung cấp cho HS:
nhiệm vụ nhóm
+ Phân công nhiệm vụ của từng thành viên.
+ Phiếu hướng dẫn thực hiện dự án;
+ Dự kiến thời gian hoàn thành sản phẩm là
1 tuần. Báo cáo trên lớp 01 tiết.
+ Sổ theo dõi dự án;
+ Viết sổ theo dõi dự án.
+ Phiếu đánh giá sản phẩm dự án;
- Tổ chức HS thảo luận nhóm để lập kế hoạch
thực hiện dự án.
Các nhóm thống nhất cùng GV cùng lập kế
- GV theo dõi, góp ý, tư vấn cho các nhóm hoạch để giải quyết vấn đề
HS xây dựng kế hoạch một cách hợp lí.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền

- Tham gia bốc thăm và phân công chuẩn bị
GV định hướng cho HS các nội dung cần
dụng cụ thực hành.
Nghiên cứu
nghiên cứu
kiến thức
- HS tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên
- Tổ chức bốc thăm chủ đề của dự án.
có liên quan
quan.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Đề xuất giả thuyết

Thử nghiệm
giải pháp

Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Bao quát lớp
- Hoạt động nhóm: đề xuất các giải pháp.
- Khuyến khích HS thảo luận theo nhóm để
- Đưa ra giải pháp khả thi nhất, ghi vào phiếu
đề xuất các ý tưởng khác nhau, sau đó thống
hoạt động của nhóm.
nhất lựa chọn giải pháp khả thi nhất.
- Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, - Phân tích, tổng hợp thơng tin thu thập
giúp đỡ các nhóm.
được, trao đổi về ý tưởng thiết kế nội dung
sản phẩm.

GV bao quát các nhóm tham gia thực hành. Các nhóm thực hành làm giấm ăn.
Hoạt động 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm

44


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 456 (Kì 2 - 6/2019), tr 42-46

Thu
nộp
sản phẩm, báo cáo
dự án

Nhận xét, đánh giá

- Thu sản phẩm dự án của các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả,
trình bày sản phẩm.
- Theo dõi phần trình bày của các nhóm, các
hoạt động của HS.
- Nhận xét, góp ý các câu hỏi và trả lời của
HS.
GV và HS tham gia đánh giá. GV tổng hợp
điểm và cơng bố kết quả đánh giá của từng
nhóm. GV nhận xét và gợi ý cho HS hướng
phát triển tiếp theo của dự án.

2.5. Thực nghiệm sư phạm


4,0

11A1 (TN) có 35 HS và lớp 11A2 (ĐC) có 36 HS tại
Trường Trung học phổ thơng Chi Lăng. Song song q
trình TNSP có sử dụng bộ cơng cụ đánh giá
NLGQVĐ&ST của HS, sau TNSP từ 10/3/2019 đến
11/4/2019 chúng tôi tiến hành kiểm tra HS, số liệu được
xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Kết quả thu
được như sau (xem biểu đồ và bảng):

THPT CAO LỘC

THPT CHI LĂNG

Các mức phát triển
NLGQVĐ&ST

Các mức phát triển
NL GQVĐ&ST

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP)
chủ đề: “Giấm ăn - hương vị cuộc sống” tại 02 trường
trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn: lớp 11A9 thực
nghiệm (TN) có 39 HS và lớp 11A12 đối chứng (ĐC) có
39 HS tại Trường Trung học phổ thơng Cao Lộc; lớp

- Hồn thiện và nộp sản phẩm đúng thời gian
quy định.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm và báo

cáo sổ theo dõi dự án.
- Các nhóm tích cực tham gia góp ý, nhận
xét và có câu hỏi phản biện và chỉnh sửa,
hoàn thiện sản phẩm.
- Các nhóm tham gia đánh giá và tự đánh giá
(theo mẫu GV đã thiết kế).
- Đề xuất ý tưởng phát triển tiếp theo dự án
hoặc đề xuất dự án mới.

3,0
T
N

2,0
1,0
-

4,0
3,0

TN

2,0

ĐC

1,0
0,0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Biểu đồ biểu diễn đường phát triển NL GQVĐ&ST của HS
Trường
Đối tượng
Bài KT số
1
Mod
2
1
Giá trị trung bình
2
1
Độ lệch chuẩn
(SD)
2
1
T-test độc lập (p)
2
1
Mức độ ảnh hưởng
(ES)
2
1
V (%)
2

Bảng thống kê các tham số đặc trưng
Trung học phổ thông Cao Lộc
11A9 -TN

11A12 - ĐC
7
6
7
6
6,92
5,97
7,18
6,10
1,44
1,68
1,30
1,45
0,0083
0,0009
0,56
0,74
20,80
28,12
18,11
23,76

45

Trung học phổ thông Chi Lăng
11A1 -TN
11A2 - ĐC
7
6,5
7

6
7,09
6,56
7,20
6,50
1,25
1,19
1,3
1,35
0,0378
0,0158
0,55
0,54
17,64
18,15
18,75
20,00


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 456 (Kì 2 - 6/2019), tr 42-46

Căn cứ kết quả TNSP, chúng tôi nhận thấy, chất lượng
học tập của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC và chất lượng học
tập lớp TN sau tác động TNSP tốt hơn so với trước tác
động TNSP, cụ thể: Biểu đồ biểu diễn đường phát triển
NLGQVĐ&ST của HS đã mô tả rõ sự phát triển
NLGQVĐ&ST của HS tại lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Bảng thống kê các tham số đặc trưng cho thấy, điểm trung

bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC; độ lệch chuẩn (SD) và
hệ số biến thiên (V) của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC chứng tỏ,
số liệu của lớp TN ít phân tán hơn so với lớp ĐC; Giá trị
V dao động từ 17,64-28,12% (trong khoảng từ 10-30%)
cho thấy, kết quả thu được đáng tin cậy; kết quả giá trị p
trong khoảng 0,0009-0,0158 (< 0,05), nên sự khác biệt về
điểm số giữa 2 lớp TN và ĐC là có ý nghĩa; mức độ ảnh
hưởng ES đạt 0,54 đến 0,74 (trong khoảng 0,50-0,79), nên
sự tác động của nghiên cứu ở mức trung bình, do đó
nghiên cứu này có thể nhân rộng được.
Sau thực nghiệm, chúng tôi đã kiểm tra độ tin cậy
Spearman-Brown thông qua tương quan chẵn - lẻ bằng
phần mềm Excel [6]. Kết quả tính được: rhh = 0,97, suy
ra rSB = 2*0,97/(1+0,97) = 0,98 > 0,7. Do đó, số liệu thu
được là đáng tin cậy.
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động và sản phẩm
HS đạt được khi thực hiện giáo dục STEM chủ đề “Giấm
ăn - hương vị cuộc sống”:

Hình 1. HS thuyết trình sản phẩm

Hình 2. HS đang thực hành làm giấm ăn
Sau khi TNSP, kết quả sau khi xử lí thống kê cho thấy
các tiêu chí của NL GQVĐ và ST của học sinh lớp thực
nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Giá trị p < 0,05 nên sự
khác biệt về điểm số giữa 2 lớp TN và ĐC là có ý nghĩa;
mức độ ảnh hưởng ES đạt 0,54 đến 0,74 (trong khoảng
0,50-0,79), ở mức tác động trung bình, do đó nghiên cứu
này có thể nhân rộng được.


46

3. Kết luận
Như vậy, dạy học theo định hướng STEM mang lại
nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục
phổ thông. HS được giáo dục STEM không những nâng
cao được kiến thức về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và
tốn học một cách vượt trội, mà cịn phát triển NL
NLGQVĐ&ST, là một trong những NL quan trọng mà
giáo dục cần chú trọng đào tạo và phát triển trong chương
trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả nghiên cứu đã góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn Hóa học ở
trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg
về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4.
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Kỉ yếu Hội thảo “Giáo dục
STEM trong trường phổ thông Việt Nam”. Hà Nội.
[3] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thơng - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018
của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
[4] Rodger W. Bybee (2010). What Is STEM
Education?. Science 27 Aug 2010: Vol. 329, Issue
5995, pp. 996-1004.
[5] Nguyễn Mậu Đức - Dương Thị Ánh Tuyết (2018).
Dạy học chủ đề axit - bazơ (Hóa học 11) theo định
hướng giáo dục STEM. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt
tháng 8, tr 214-218; 228.

[6] Bộ GD-ĐT - Dự án Việt - Bỉ (2010). Phương pháp
nghiên cứu sư phạm ứng dụng. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Trần Thị Huế - Nguyễn Đức Dũng (2018). Phát
triển năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo cho học
sinh thơng qua một số bài tập chương nhóm Nitơ
(Hóa học 11 nâng cao). Tạp chí Giáo dục, số đặc
biệt tháng 6, tr 194-199.
[8] Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015). Dạy học tích hợp
phát triển năng lực học sinh - quyển 1 Khoa học tự
nhiên. NXB Đại học Sư phạm.
[9] Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên kiêm chủ biên,
2014). Hóa học 11. NXB Giáo dục Việt Nam.
[10] Phạm Thị Bích Đào - Bùi Thị Huệ (2017). Vận dụng
phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học
sinh thông qua tình huống dạy học và bài tập Hóa
học (chương Oxi - Lưu huỳnh, Hóa học 10). Tạp chí
Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, số 147, tr 75-80.
[11] Lê Xuân Quang (2017). Dạy học môn Công nghệ
phổ thông theo định hướng giáo dục STEM. Luận án
tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội.



×