Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.39 KB, 46 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
LỜI MỞ ĐẦU
Sau tiến trình gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường tạo ra nhiều cơ hội và
thách thức cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Đặc biệt, sự khủng hoảng kinh tế
trên thế giới, kinh tế trong nước bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng .Trong nền
kinh tế thị trường cạnh tranh là môi trường và là động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất nghiệp.. Vấn đề
sống – còn đặt ra với các doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển thì phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp trên cơ sỏ tổ
chức tốt công tác , kế hoạch đề ra. Công tác hạch toán, kế toán luôn được ưu tiên,
có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Nó cung cấp đầy đủ, kịp
thời, chính xác các tài liệu về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản để có thể
quản lý, sủ dụng tốt các tài sản đó; giám sát tình hình kinh doanh; tình hình thực
hiên các hợp đồng, các nghĩa vụ với Nhà nước…Với thông tin về kinh doanh - tài
chính đó, nhà quản lý có đầy đủ điều kiện để đưa ra các quyết định đúng đắn.
Để có thể áp dụng những kiến thức cơ bản mà chúng em đã được các thầy cô
giáo đã dạy vào thực tế thì cần phải có tính linh hoạt cao bởi công tác hạch toán –
kế toán tại DN rất đa dạng. Tùy theo quy mô, linh vực hoạt động, đặc điểm sản xuất
kinh doanh mà trình độ của bộ máy kế toán ở mỗi doanh nghiệp có một đặc thù
riêng. Do đó thời gian thực tập của mỗi sinh viên trong quá trình được đào tạo là rất
cần thiết để giúp chúng em tiếp cận thực tế nhanh hơn. Trong thời gian thực tập tại
Công Ty Cổ Phẩn (CTCP) Thực Phẩm Minh Dương em đã học hỏi và thu thập
được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu về việc vận dụng các chuẩn mực, chế độ
kế toán đối với một công ty. Từ đó có một cách nhìn tổng quát về quá trình hình
thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Dưới sự hưỡng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của chú kế toán trưởng, các cô, chú
anh chị trong phòng Tài Chính – Kế Toán của công ty, dưới sự hưỡng dẫn của cô
giáo GS.TS Đặng Thị Loan, em xin trình bày Báo cáo thực tập tổng hợp với nội
dung chính như sau:
SV: Danh Thị Dung


1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
Phần I: Khái quát chung về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức
quản lý của CTCP Thực Phẩm Minh Dương
Phần II: Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Phần III:Một số ý kiến nhận xét, đánh giá chung về tổ chức kế toán tại
CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều và trình độ còn hạn chế nên Báo cáo
thực tập tổng hợp của em không tránh khỏi thiếu xót. Bởi vậy em rất mong sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Tài Chính – Kế Toán
của công ty để báo cáo của em hoàn thiện hơn.
SV: Danh Thị Dung
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM SẢN
XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là công ty hoạt động sản xuất
kinh doanh với các mặt hàng: Mạch nha, đường Glucô, công ty tự hạch toán kinh tế
một cách độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân.
Tên gọi: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương
Tên giao dịch tiếng Anh: Minh Dương Food Fuff Joint Stock Company.
Trụ sở chính: Xã Di Trạch – Huyện Hoài Đức – TP Hà Nội.
Mã số thuế: 0500141619.
Điện thoại: 0433 669 333.
Fax: 0433 339 999.
Hiện tại công ty đã và đang đưa ra thị truờng các sản phẩm vừa là nguyên

vật liệu đầu vào, vừa là lại sản phẩm tốt có uy tín đang được ưa chuộng trên cả
nước và nước ngoài. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể được chia
ra làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1989 – 1994:
CTCP Thực Phẩm Minh Dương tiền thân là Liên Hiệp hợp tác xã công
nghiệp Thương mai Minh Dương.
Năm 1989 thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà nước, đó là chính sách tôn trọng và phát huy 5 thành phần kinh tế: kinh tế tư
nhân và kinh tế hợp tác xã (HTX),.... Là người đi đầu phong trào, dựa vào tiềm lực
kinh tế và năng lực của bản thân. Ông Nguyễn Duy Hồng đã mạnh dạn đầu tư và
đứng ra làm chủ nhiệm HTX Minh Khai với tư cách là một đơn vị kinh tế độc lập
tự chủ, và xác định nhiệm vụ là vừa kinh doanh, vừa là cầu nối trung gian tiêu thụ
sản phẩm cho các xã viên trong vùng. Với việc đầu tư đúng hướng và chính sách
quản lý tốt nên HTX Minh Khai hoạt động ngày thêm hiệu quả, không ngừng góp
SV: Danh Thị Dung
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
phần cải thiện đời sống cho xã viên trong HTX, mà còn tạo cho ngân sách địa
phương một nguồn thu lớn sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.
Giai đoạn 1994-2000:
Sau khi đã đạt được những thành công bước đầu, ông Nguyễn Duy Hồng đã
tiếp tục hợp tác với một số thành viên tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình HTX mua
bán Minh Khai, đồng thời cũng là thành viên của HTX mua bán Dương Liễu. Đến
năm 1994, khi cả 2 HTX đều phát triển tốt, xét thấy thời cơ đã đến để liên kết 2
HTX về một khối; ngày 09/3/1994 theo quyết định số 18/QĐ-UB của UBND huyện
Hoài Đức, liên hiệp HTX công nghiệp thương mại Minh Dương ra đời với 22 xã
viên, vốn điều lệ là 990 triệu đồng. Từ đó, liên hiệp bắt đầu xây dựng và đưa vào
hoạt động 2 dây chuyền sản xuất chính là: dây truyền sản xuất mạch nha và đường
Glucô. Có thể nói từ khi liên kết 2 HTX thành liên hiệp HTX Công Nghiệp Thương

Mại Minh Dương, vấn đề công ăn việc làm được giải quyết dần dần trong dân cư,
đồng thời cũng đem lại thu nhập khá ổn định và ngày càng cao cho cán bộ công
nhân viên và người lao động trong liên hiệp.
Trong 6 năm hoạt động liên tục, mặc dù không phải lúc nào cũng gặp khó
khăn nhưng bằng sự nỗ lực của mọi người đều vượt qua và ngày càng phát triển
mình lên. Song trước tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến một lần nữa liên
hiệp cần phải làm mới lại mình để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Một bước
ngoặt mới trong sản xuất kinh doanh, từ liên hiệp HTX Công Nghiệp Thương Mại
Minh Dương đã chuyển đổi thành CTCP Thực Phẩm do ông Nguyễn Duy Hồng
làm Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty.
Giai đoạn 2000 đến nay:
CTCP Thực Phẩm Minh Dương ra đời theo quyết định số
0303000001/CPTP ngày 18/01/2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây (nay
sáp nhập vào Hà Nội). Sự ra đời của công ty Minh Dương là một xu thế tất yếu và
hoàn toàn phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước trong giai
đoạn hiện nay, đồng thời nó đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc và một bước tiến
quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Liên hiệp HTX Công nghiệp Thương
mại Minh Dương. Qua đây ta còn thấy được sự nhạy bén trong nắm thời cuộc của
ban lãnh đạo HTX Minh Dương mà nay là ban lãnh đạo CTCP Minh Dương, điều
SV: Danh Thị Dung
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
này bước đầu cho ta niềm tin vào sự thành công của công ty trong tương lại. Từ khi
chuyển đổi đến nay, công ty đã đưa vào hoạt động 4 khu sản xuất đóng trên địa bàn
4 xã:
• Khu sản xuất mạch nha công nghiệp nhà máy tại xã Minh Khai.
• Khu sản xuất đường Glucô bằng công nghệ enzim nhà máy tại xã Cát Quế.
• Khu trang trại gồm cây trồng và vật nuôi đóng trên địa bàn xã Dương Liễu.
• Khu sản xuất mạch nha và đường Glucô nhà máy tại xã Di Trạch mới đưa

vào hoạt động tháng 11/ 2005. Đây là khu sản xuất được đầu tư mới hoàn
toàn với cơ sở hạ tầng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, lại xây dựng
trên diện tích đất rộng, giao thông thuận tiện.
Từ 02/2006 công ty chuyển toàn bộ hoạt động của 2 khu sản xuất mạch nha
và đường Glucô về nhà máy ở Di Trạch, đồng thời với việc di chuyển các phòng
ban lãnh đạo ra Di Trạch để điều hành quản lý. Song song vẫn tồn tại 2 nhà máy ở
Minh Khai và Cát Quê cùng hoạt động thống nhất với nhà máy ở Di Trạch và hoạt
động chịu sự quản lý của ban điều hành tại Di Trạch.
Như vậy, trụ sở chính của CTCP Thực Phẩm Minh Dương sẽ đóng tại xã Di
Trạch- Hoài Đức – Hà Nội.
Những năm gần đây, công ty đã không ngừng lớn mạnh và có sự phát triển
vượt bậc làm thay đổi cơ bản chất lượng sản phẩm dẫn đến thu nhập bình quân đầu
người cũng tăng và việc nộp thuế cho Nhà nước cũng được đảm bảo. Có được
những thành quả đó là nhờ sự đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.
1.2. Chức năng, nhiệm kỳ sản xuất kinh doanh.
1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương hoạt động với chức năng sản xuất, kinh
doanh, chế biến lương thực, thực phẩm cung cấp cho cả thị trường dưới cả 2 hình
thức là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, chế biến lương thực thực phẩm với 2 sản phẩm chính là mạch nha và đường
Glucô. Hai sản phẩm này được chế biến từ các nguồn nhiên liệu liên quan
SV: Danh Thị Dung
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
đến tinh bột và một số nguyên vật liệu phụ khác qua công nghệ enzim. Sản phẩm
mạch nha và đường Glucô là nguồn nguyên liệu đầu vào cho các công ty, nhà máy
sản xuất bánh kẹo, công ty dược phẩm, và phục vụ tiêu dùng. Ngoài ra sản phẩm
đường Glucô còn là một mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì nó có

đặc tính nổi trội so với các loại đường khác trên thị trường. Do đó có thể thấy rằng
hoạt động sản xuất, kinh doanh của 2 mặt hàng này là nguồn thu chủ yếu của công
ty.
Mặt khác CTCP Minh Dương còn xây dựng và đưa vào hoạt động khu trang
trại cây trồng và vật nuôi với diện tích rộng lớn, tương đối đa dạng về chủng loại:
hoa quả, thịt gia súc, gia cầm, đặc biệt có những sản phẩm từ hươu, cá sấu, đà điểu..
Với số lượng lớn và sản phẩm chất lượng, một mặt tao sự phong phú trên thị trường
thực phẩm, mặt khác góp phần xây dựng và phát triển mô hình trang trại trên mảnh
đất có nhiều điều kiện thuận lợi.
Ngoài ra, công ty còn mở rộng thêm sản xuất một số sản phẩm khác như:
phù trúc, giấy tinh bột, thực phẩm chay… Tuy sự đóng góp của các sản phẩm này
vào doanh thu chưa cao, song có thể nói ban lãnh đạo công ty đã rất cố gằng trong
việc tiếp cận thị trường, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới mà người tiêu dùng ưa
chuộng.
Với mục đích tồn tại và ngày một lớn mạnh, nhiệm vụ chính công ty đưa ra
là ngày càng cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm và tiêu thụ tốt đem lại lợi nhuận cao cho DN. Có làm được điều
đó mới tăng thu nhập, đảm bảo được đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao cho
cán bộ công nhân viên. 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết với nhau chúng
tạo động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Cũng như các DN khác, công ty phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và
nghĩa vụ với Nhà nước như nộp Thuế,..
Công ty cũng thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần cho cán bộ công nhân viên, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn..
1.2.2.Thị trường tiêu thụ của CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Với nguyên liệu chính sử dụng là tinh bột, mà công ty lại đóng trên địa bàn
vốn trước đó đã phát triển về với nghề làm loại sản phẩm này, nên đây là điều kiện
SV: Danh Thị Dung
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
thuận lợi để công ty có thể mở rộng sản xuất. Cùng với bộ máy quản lý hiệu quả,
ban giám đốc là những người nhanh nhậy trong đầu tư kinh doanh, nên từ khi thành
lập đi vào hoạt động đến nay các sản phẩm của công ty đã từng bước tạo được chỗ
đứng của mình trên thị trường với số lượng và chất lượng ngày càng cao
Hiện nay các sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng ở các tỉnh trong
nước và mở rộng ra nước ngoài. Công ty đã có hơn 50 đại lý trên toàn quốc.
Để quản lý tốt mạng lưới phân phối, công ty chia ra làm 3 khu vực chính, đó
là: thị trường miền Bắc, thị truờng miền Trung và thị trường miền Nam. Với sự
quản lý thị truờng theo khu vực này, công ty dễ nhận biết các đặc tính thị trường để
cho những biện pháp thích hợp:
Thị trường miền Bắc là thị trường chính của công ty: cung cấp mạch nha là
nguyên vật liệu chính cho các khu công nghiệp, công ty sản xuất các loại bánh kẹo
uy tín, các ngành sản xuất bia, các công ty dược phẩm. Sản phẩm cung cấp đến thị
truờng có chất lượng tốt, đảm bảo, giá thành hơi cao so với các sản phẩm làm thủ
công nên chủ yếu tập trung ở các thành phố, các nhà máy chuyên sản xuất các lại
bánh kẹo có chất lượng tốt. Còn thị truờng nông thôn thì hạn chế hơn.
Thị truờng miền Trung: công ty phát triển chủ yếu ở các thành phố lớn như
Vinh, Huế, Đà Nẵng…chỉ các thành phố lớn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cao.
Thị trường miền Nam cũng coi là thị truờng có tiềm năng. Tập trung chủ yếu
ở TP Hồ Chí Minh, và một số tỉnh khác. Do đặc tính của người tiêu dùng ở đây, sản
phẩm của công ty cũng được phân phối rộng khắp, tuy nhiên so sánh độ dài địa lý
nên rất là hạn chế.
Thị trường tiêu thụ của công ty còn gặp phải sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt như các loại sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như Malaisia, Thái lan, Mỹ,
Australia, Canada 1 số nước ở Châu Âu …Một mặt, do đặc tính tiêu dùng, tâm lý
thị hiếu của khách hàng,… làm việc chiếm thị trường trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, công ty cũng thực hiện xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Thị
trường chủ yếu là Trung Quốc, 1 số nước trong khu vực Đông Nam Á…nhưng nói
chung sản lượng này đóng góp vào doanh thu là rất nhỏ.

Với việc đầu tư ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo
ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt và phương châm hoạt
SV: Danh Thị Dung
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
động của công ty là lấy chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là sự sống còn
của mình, nên mạch nha và đường Glucô của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ đến
đấy và tạo được mối quan hệ tốt với bạn hàng thường xuyên của mình là những
doanh nghiệp lớn như: công ty bánh kẹo Hải Hà, công ty bánh kẹo Tràng An…các
công ty dược phẩm có uy tín và nhiều đại lý khác. Việc có được những bạn hàng
lớn, điều đó góp phần thúc đẩy, khuyến khích công ty đầu tư mở rộng sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thị phần cung cấp sản phẩm cho những bạn
hàng truyền thống của mình và tìm thêm được bạn hàng mới. Như vậy với 2 sản
phẩm chính là mạch nha và đường Glucô đã là nền tảng tạo ra sự phát triển nhanh
và khá bền vững cho công ty.
1.2.3. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương sản xuất mạch nha và đường Glucô trên dây
chuyền đồng bộ khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói tiêu thụ
sản phẩm. Mỗi công đoạn quy trình sản xuất đều được thực hiện trên máy móc, nên
đòi hỏi đội ngũ công nhân với số lượng không nhiều nhưng phải có trình độ tay
nghề cao để vận hành và sử dụng máy an toàn và có hiệu quả. Quy trình sản xuất
sản phẩm của công ty được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-1:
Quy trình sản xuất mạch nha ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
SV: Danh Thị Dung
Tinh bột Hòa sữa Dịch hóa Đường hóa
Lọc thô
Tẩy màu
Lọc tinhCô đặcĐóng góiTiêu thụ

Enzim
t
o
8
Tổng giám đốc
P. tổng giám đốc
tài chính
P. tổng giám đốc
Sản xuất
P.tổng giám đốc



Thương mại.
Phụ trách trang trại
Ban GĐ
nhà máy nha
Ban GĐ
Nhà máy đường
Trồng
cây
bảo
vệ
Chăn

nuôi
chế
biến
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan

Sơ đồ 1-2
Quy trình sản xuất đường Glucô ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và các đơn vị thành viên.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình đa bộ
phận với cơ cấu trực tuyến – chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban
trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất. Tại trụ sở chính, ban lãnh đạo hoạt động
gồm các chức vụ quan trọng từ trên xuống dưới. Tại đây các kế hoạch về hoạt
động sản xuất, các chiến lược kinh doanh được ban lãnh đạo công ty bao gồm tổng
giám đốc,trợ lý cùng các phòng ban chức năng,..cùng thảo luận, bàn bạc, trao đổi
các vấn đề phức tạp. Tổng giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó,
những quyết định quản lý do các phòng ban nghiên cứu, đề suất khi được thủ
trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền xuống cấp dưới theo trực
tuyến đã quy định Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ
hệ thống trực tuyến.
Để đạt được mục tiêu trên công ty đã thiết lập cho mình một cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý DN tương đối hợp lý, vừa phát huy năng lực chuyên môn của các
bộ phận chức năng, vừa đảm bào quyền hạn chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
SV: Danh Thị Dung
Tinh bột Hòa sữa Dịch hóa Đường hóa
Lọc thô
Tẩy màu
Lọc tinhCô đặcLy tâmNghiềnĐóng gói
Tiêu thụ
Enzim
t
o
Enzim
t
o
9

Tổng giám đốc
P. tổng giám đốc
tài chính
P. tổng giám đốc
Sản xuất
P.tổng giám đốc



Thương mại.
Phụ trách trang trại
Ban GĐ
nhà máy nha
Ban GĐ
Nhà máy đường
Trồng
cây
bảo
vệ
Chăn

nuôi
chế
biến
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
Sơ đồ: 1-3:
Sơ đồ tổ chức bộ máy CTCP Thực Phẩm Minh Dương
SV: Danh Thị Dung
10

Hội đồng quản trị
Kiểm soát viên
Tổng giám đốc
P. tổng giám đốc
tài chính
P. tổng giám đốc
Sản xuất
P.tổng giám đốc



Thương mại.
Phòng tài
chính –
kế toán
Phòng
Tổ chức
– hành
chính
Phòng kế
hoạch –
thị trường
Phụ trách trang trại
Ban GĐ
nhà máy nha
Ban GĐ
Nhà máy đường
Trồng
cây
bảo

vệ
Chăn

nuôi
chế
biến
HC
bảo
vệ
Ca
sản
xuất
số 1
Ca
sản
xuất
số 2
Ca
sản
xuất
số 3
Phân
xưởng
giấy
Phân
xưởng
chay
Tổ
bốc
vác

Ca
sản
xuất
số 1
Ca
sản
xuất
số 2
Ca
sản
xuất
số 3
Phòng
kỹ thuật
Phòng
điều
hành
sản xuất
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
. Với kế hoạch được lập một cách đầy đủ, chi tiết xuống từng phòng ban,
từng chức vụ lãnh đạo ở mỗi nhà máy, phân xưởng, trong từng ca sản xuất.. nên đã
tạo đươc sự gắn bó mật thiết giữa cấp trên với cấp dưới, đó là một yếu tố quan
trọng để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, điều hành DN. Với sự phân
công, phân nhiệm rõ ràng đến từng cá nhân trong bộ máy quản lý của mình, công ty
còn dễ dàng trong việc kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những sai lầm, đồng thời còn
nhanh chóng tìm ra được các giải pháp giải quyết phù hợp. Từ đó tạo cho DN một
căn cứ quan trọng để đề bạt, thuyên chuyển, khen thưởng đúng đối tượng. Ngoài ra
với việc tổ chức bộ máy quản lý DN hợp lý, phù hợp với trình độ và năng lực của
nhân viên, công ty còn góp phần giảm thiểu được chi phí nhân công của mình. Đó

là một điều kiện tốt để có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho
DN trên thị trường.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong một số năm gần đây.
Với chức năng nhiệm vụ toàn công ty quản triệt từ trên xuống, CTCP Minh
Dương luôn phải đề ra kế hoạch cho mình trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất
định với sự phát triển của thị trường và năng lực bản thân doanh nghiệp. Với việc
lập kế hoạch hợp lý và phương châm hoạt động là sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp
ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân
viên, lấy chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu là sự sống còn của doanh
nghiệp nên công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao.
Mặc dù công ty còn nhiều gian nan trong cơ chế thị truờng, phải cạnh tranh
chất lượng uy tín với công ty bạn song công ty biết cách dựa trên ưu thế về công
nghệ và thiết bị, với đội ngũ cán bộ năng động sáng tạo nhiệt tình, với đội ngũ công
nhân lành nghề thì công ty đã liên tục trưởng thành và phát triển, đã phát huy mọi
khả năng sản xuất kinh doanh của mình để đứng vững trên thị trường nâng cao uy
tín của công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện qua
một số chỉ tiêu ở bảng sau:
SV: Danh Thị Dung
Kế toán trưởng
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
Bảng 1-1
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị tính; VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu BH 43.999.763.877 52.786.832.137 69.608.978.680 90.018.493 575
Chi phí 40.656.365.854 50.493.432.961 62.928.624.641 85.818.907.154
Lợi nhuận 1.452.944.104 1.651.247.406 3.086.628.956 4.429.278.369
Số đã nộp

NSNN
912.000.000 1.173.731.000 2.095.012.000 2.821.680.000
Số CNV (người) 195 200 212 230
TNBQ/người/
tháng
1.100.000 1.200.000 1.500.000 2.300.000
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2005, 2006, 2007, 2008
Báo cáo tổng kết toàn công ty các năm 2005, 2006, 2007, 2008.
Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây tương
đối ổn định. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm tăng từ 11% - 13%. Các khoản nộp
NSNN hàng năm cũng tăng. Thu nhập bình quân đầu người ở mức 2.300.000đ là
tương đối cao. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Công ty luôn đặt mục tiêu và phấn đấu và sản lượng hàng hóa, doanh thu
năm sau cao hơn năm trước, điều này được thực hiện khá tốt trong các năm gần
đây. Đặc biệt là năm vừa qua, sự khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới cũng như
trong nước, đến giai đoạn suy thoái kinh tế, không ít nhà đầu tư lo sợ. Công ty
không nằm ngoài sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế chung, nhất là quý 3-
2008 sản xuất của công ty giảm mạnh so với kế hoạch đề ra nhưng về cơ bản doanh
thu cả năm vẫn tăng. Đó là một dấu hiệu tốt.
SV: Danh Thị Dung
Kế toán trưởng
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
Phần II. THỰC TÊ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CTCP
THỰC PHẨM MINH DƯƠNG.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty.
Sơ đồ 2-1
Tổ chức bộ máy kế toán.

Trong bất kỳ loại hình DN nào không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình
kinh doanh, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu thì đều phải sử dụng hàng loạt
các công cụ quản lý tài chính khác nhau, nhưng trong đó kế toán luôn được coi là
công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Với bộ máy kế toán hoạt động tốt thì thông tin về
DN sẽ được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất để Nhà nước
quản lý thu Thuế, để ban lãnh đạo công ty quản lý và đưa ra các quyết định kinh
doanh, để nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên, người lao động biết được tình hình
lao động của DN. Vì vậy cũng như nhiều DN khác, CTCP Thực Phẩm Minh Dương
luôn rất coi trọng và quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toán của mình.
Để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý của mình nói chung và để phù hợp
với quy mô đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, bộ máy kế toán của công
ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế
toán đều được tiến hành thực hiện tập trung tại phòng tài chính – kế toán của công
SV: Danh Thị Dung
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Thủ quỹ
Kế toán tại các
trang trại
Kế toán tại các
nhà máy
Kế toán bán
hàng
Kế toán hàng
tồn kho
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
ty. Các nhà máy, khu trang trại không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các

nhân viên phụ trách kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu,
thu thập các chứng từ, tập hợp chi phí sản xuất và định kỳ gửi về phòng tài chính –
kế toán của công ty để tổng hợp lên báo cáo.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bộ máy kế toán của công ty được sắp
xếp gọn nhẹ phù hợp với tình hình chung của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty gồm có 10 nhân viên được phân công bố trí
nhiệm vụ như sau:
Bảng 2-1
Bộ máy kế toán năm 2009
Chức vụ
Số
người
Trình độ
Kế toán trưởng 01 Đại học
Kế toán tổng hợp 02 Đại học
Kế toán bán hàng 01 Cao đẳng, liên thông lên đại học
Kế toán hàng tồn kho 01 Đại học
Kế toán các nhà máy 03 Cao đẳng
Kế toán trang trại 01 Cao đẳng
Thủ quỹ 01 Cao đẳng
Nguồn: Báo cáo tình hình công nhân viên quý I – 2009
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng người:
• Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng tài chính – kế toán, kiêm Phó
tổng giám đốc Tài chính chịu trách nhiệm điều hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
và kiểm tra công tác hạch toán tại công ty đồng thời có nhiệm vụ quản lý nguồn Tài
chính. Từ đó kế toán trưởng còn là người cập nhật, hướng dẫn kịp thời các chế độ,
chính sách quy định của Nhà nước, của Bộ Tài Chính và các Bộ khác có liên quan
đến công tác kế toán của DN mình. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
tổng giám đốc công ty và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

• Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp số liệu từ các chứng từ ghi sổ đã
được duyệt để ghi vào sổ tổng hợp; giám sát và kiểm tra công tác hạch toán của các
nhân viên kế toán tại các nhà máy và ở trang trại. Kế toán tổng hợp còn có nhiệm
vụ tổng hợp và tính giá thành cho những sản phẩm của công ty đồng thời xác định
SV: Danh Thị Dung
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trích lập các quỹ theo chế độ kế toán hiện
hành và giúp kế toán trưởng lập báo cáo tài chính theo quy định.
• Thủ quỹ : Phụ trách việc quản lý tiền mặt tại công ty, có nhiệm vụ thực
hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt trên cơ sỏ các chứng từ hợp lệ đã được kế toán
trưởng và Tổng giám đốc ký duyệt.
• Kế toán bán hàng: Là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết nghiệp
vụ bán hàng, ghi sổ và theo dõi các đơn đặt hàng, tình hình thanh toán với khách
hàng, quản lý hóa đơn.
• Kế toán hàng tồn kho: Là người chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp
vụ liên quan đến nhập, xuất NVL – CCDC, nhập – xuất thành phẩm… Đồng thời
theo dõi quá trình thanh toán giữa công ty và nhà cung cấp, tính ra giá trị NVL –
CCDC, hàng hóa xuất - tồn kho.
• Kế toán tại các nhà máy: Mỗi nhà máy có một nhân viên kế toán có
nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất NVL, sản phẩm hàng hóa, đồng thời theo dõi
lương của cán bộ nhân viên trong nhà máy mình phụ trách… Hằng ngày hoặc là
định kỳ nộp các chứng từ nhập mua, hóa đơn bán hàng, bảng theo dõi lương…đến
phòng TC – KT của công ty. 15auk hi nộp các chứng từ sổ sách liên quan đến phần
hành mình phụ trách, qua sự kiểm tra, tổng hợp của kế toán tổng hợp và sự phê
chuẩn của kế toán trưởng, kế toán các nhà máy cũng làm nhiệm vụ thanh toán tiền
mua NVL – CCDC, tiền lương cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong
nhà máy.
• Kế toán tại trang trại: Có nhiệm vụ tương tự như là kế toán tại các nhà

máy, chỉ khác đây là khu sản xuất, tiêu thụ cây trồng hoa quả và các sản phẩm từ
vật nuôi nên cũng có nhiệm vụ, có những chứng từ và cách hạch toán không giống
với các nhà máy.
2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ.
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ được sử dụng tại CTCP Thực Phẩm
Minh Dương.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương là một doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kinh
doanh thực phẩm nên các loại chứng từ kế toán tại đây tuy không đa dạng và phong
phú, nhưng các chứng từ được lập tại công ty luôn tuân theo đúng chế độ và ghi
SV: Danh Thị Dung
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
chép đầy đủ kịp thời đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo tính hợp pháp,
hợp lý, hợp lệ của chứng từ làm căn cứ để ghi sổ kế toán và cung cấp thông tin cho
quản lý. Các chứng từ kế toán của công ty sau khi được ghi sổ và luân chuyển sẽ
được lưu và bảo quản tại phòng TC - KT của công ty . Trong phần hành kế toán
khác nhau công ty đều sử dụng hệ thống chứng từ tương đối hoàn chỉnh, theo đúng
Quyết định số QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
Bảng 2 -2
Hệ thống chứng từ sử dụng tại CTCP Thưc Phẩm Minh Dương
STT Tên chứng từ Số hiệu
Chứng từ tiền tệ:
1. Phiếu thu 01-TT
2. Phiếu chi 02-TT
3. Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng. 03-TT
4. Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT
5. Giấy đề nghị thanh toán 05-TT
6. Biên lai thu tiền 06-TT
7. Bảng kiểm kê quỹ. 08a-TT

8. Bảng kê chi tiền 09-TT
Chứng từ hàng tồn kho:
1 Phiếu nhập kho NVL, CCDC. 01-VT
2 Phiếu xuất kho NVL, CCDC. 02-VT
3 Biên bản kiểm kê vật tư. 05-VT
4 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm,
hàng hoá
03-VT
5 Bảng kê thu mua hàng nông – lâm – thủy sản.
Chứng từ lao động tiền lương:
1 Hợp đồng thuê khoán lao động 08-LĐTL
2 Bảng chấm công. 01a-LĐTL
3 Bảnh kê khối lượng sản phẩm hoàn thành. 05-LĐTL
SV: Danh Thị Dung
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan
4 Bảng đơn giá lương khoán cho một sản phẩm.
5 Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH)
6 Bảng tính lương. 02-LĐTL
7 Bảng thanh toán tiền lương
Cụ thể lập thành Bảng thanh toán tiền lương
khoán cho từng xí nghiệp.
09-LĐTL
8 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL
9 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL
10 Phiếu làm thêm giờ. 01b-LĐTL
Chứng từ bán hàng:
1 Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho.
2 Hóa đơn GTGT 01GTKT-3LL

3 Hóa đơn bán hàng thông thường 02GTGT-3LL
4 Biên bản thanh lý hợp đồng.
5 Phiếu thu, phiếu chi…
6 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. 03 PXK-3LL
Phần TSCĐ:
1 Hợp đồng mua sắm TSCĐ.
2 Biên bản giao nhận TSCĐ. 01- TSCĐ
3 Hóa đơn mua TSCĐ.
4 Quyết định (tăng giảm TSCĐ)
5 Danh mục thiết bị bán.
6 Biên bản thanh lý TSCĐ. 02-TSCĐ
7 Phiếu thu (người mua nộp tiền đối với TSCĐ
thanh lý)
8 Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn
thành
03-TSCĐ
9 Biên bản đánh giá lại TSCĐ…. 04-TSCĐ
10 Biên bản kiểm kê 05-TSCĐ
11 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ
Nguồn: Danh mục chứng từ
2.2.2 Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu
2.2.2.1 Quy trình vận động của chứng từ:
Vì tổ chức bộ máy kế toán của công ty tập trung nên mọi chứng từ chủ yếu được
thực hiện tại trụ sở chính. Các kế toán nhà máy lẻ chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ
ghi chép nhỏ mang tính chất hàng ngày. Vì thế, xét quy trình luân chuyển chứng từ
chủ yếu ở trụ sở chính.
SV: Danh Thị Dung
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: GS.TS. Đặng Thị Loan

2.2.2.2. Khát quát chung chu trình luân chuyển.
Khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán sử dụng chứng từ ghi chép nhằm xác định các
khoản tiền vào ra quỹ tiền mặt, số hàng hóa nhập- xuất kho. Từ đó làm căn cứ thu-
chi tiền, ghi Thẻ kho, vào các sổ chi tiết có liên quan.
2.2.2.3. Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu.
 Chứng từ tiền mặt:
 Chu trình luân chuyển Phiếu thu:
Khi có tiền cần nhập quỹ, căn cứ vào hóa đơn với số tiền thực tế, kế toán bán hàng
lập phiếu thu. Phiếu thu được lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu
và ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc Kế hoạch thị
trường soát xét và ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi
đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ, ký xác nhận. Thủ quỹ giữ
lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu. Cuối ngày toàn
bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc được làm căn cứ để ghi sổ chi tiết theo dõi
khách hàng và chuyển cho kế toán tổng hợp để vào sổ tiền mặt…
 Chu trình luân chuyển phiếu chi:
Khi có đề nghị chi tiền (chi thanh toán các khoản nợ phải trả, chi xuất quỹ tiền mặt
gửi vào ngân hàng,…) cần duyệt qua kế toán trưởng rồi kế toán bán hàng viết phiếu
chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên, có xác nhận đầy đủ chữ ký của kế toán bán
hàng, kế toán trưởng, giám đốc kế hoạch thị trường. Từ đó, thủ quỹ xuất quỹ tiền
mặt và lấy xác nhận từ người nhận tiền.
Liên 1 kế toán bán hàng dùng làm căn cứ ghi sổ chi tiết thanh toán khách hàng và
sau đó lưu tại phòng TC- KT, liên 2 thủ quỹ dùng ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán
tổng hợp cùng chứng từ gốc để vào sổ kế toán liên quan khác.
 Chứng từ hàng tồn kho:
 Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho:
Khi có hàng cần nhập từ mua ngoài hay tự sản xuất, kế toán HTK lập Phiếu nhập
kho với tên hàng và số lượng nhập; sau khi xét duyệt của bộ phận kiểm tra chất
lượng (KCS). Kế toán HTK ký phiếu nhập và người giao hàng mang phiếu đến kho
chuyển cho Thủ kho chứng từ, từ đó nhập kho. Hoàn thành nhập kho thủ kho ghi

ngày, tháng, năm nhập kho, ký vào phiếu.
SV: Danh Thị Dung
18

×