Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực trạng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc ở công ty cổ phần dược trung ương mediplantex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.87 KB, 55 trang )

Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
š&›

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÊN ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU THUỐC Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Họ và tên sinh viên

:

CAO THỊ THÚY NGẦN

Mã sinh viên

:

CQ532664

Chuyên ngành

:



THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Lớp

:

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 53B

Hệ

:

CHÍNH QUY

Thời gian thực tập

:

ĐỢT II NĂM HỌC 2014 - 2015

Giảng viên hướng dẫn

:

Th.s HỒNG BÍCH NGỌC

Hà Nội, tháng 05/2015
SV: Cao Thị Thúy Ngần


CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa: Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
Viện Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế
Cô giáo giảng viên hướng dẫn chun đề thực tập:
Th.s Hồng Thị Bích Ngọc
Tơi tên là: Cao Thị Thúy Ngần
Mã sinh viên: CQ532664
Lớp: Thương mại quốc tế 53B
Tôi xin cam đoan rằng chuyên đề thực tập này là do chính tơi thực hiện. Các
số liệu thu thập và kết quả phân tích trong chuyên đề là trung thực, không sao
chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 17 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Cao Thị Thúy Ngần

SV: Cao Thị Thúy Ngần

CQ: 532664


Chun đề thực tập


GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX....................................................................3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty..........................................3
1.2 Bộ máy tổ chức quản lý của cơng ty.........................................................5
1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phịng ban trong công ty................................6
1.4 Cơ cấu lao động.........................................................................................8
1.5 Các mặt hàng thuốc mà công ty sản xuất, kinh doanh...........................9
1.5.1 Các loại thuốc mà công ty sản xuất.....................................................9
1.5.2 Các loại thuốc công ty nhập khẩu.....................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU THUỐC CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX.........................................12
2.1 Tình hình nhập khẩu thuốc của toàn ngành dược và xu thế của thị
trường thuốc hiện nay...................................................................................12
2.1.1 Tình hình nhập khẩu thuốc của ngành dược hiện nay....................12
2.1.2 Xu thế của thị trường thuốc hiện nay................................................14
2.1.3 Xu thế nhập khẩu thuốc hiện nay của cơng ty cổ phần dược trung
ương Mediplantex.......................................................................................15
2.2 Phân tích tình hình nhập khẩu thuốc của cơng ty.................................16
2.2.1 Thị trường nhập khẩu thuốc của công ty..........................................16
2.2.2 Các loại thuốc mà công ty nhập khẩu...............................................18
2.2.3 Hình thức nhập khẩu.........................................................................20
2.2.4 Các thị trường tiêu thụ thuốc nhập khẩu..........................................21
2.2.5 Nhóm khách hàng tiêu thụ thuốc nhập khẩu...................................22
2.2.6 Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu................................................24
2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty cổ phần
dược trung ương Mediplantex......................................................................25

2.3.1 Những thành tựu đạt được................................................................25
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại................................................................27
SV: Cao Thị Thúy Ngần

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

2.3.3 Ngun nhân của những hạn chế.....................................................29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU THUỐC Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG
MEDIPLANTEX...........................................................................................32
3.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty...............................32
3.1.1 Mục tiêu hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của công ty........32
3.1.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh thuốc nhập khẩu của công ty. 32
3.1.2.1 Những thuận lợi và khó khăn........................................................32
3.2.1.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu thuốc của
công ty......................................................................................................34
3.2 Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc ở công ty cổ
phần dược trung ương Mediplantex............................................................35
3.2.1 Nâng cao năng lực điều tra nghiên cứu và dự báo thị trường.........35
3.2.2 Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn..................37
3.2.3 Hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ xuất nhập khẩu...............................38
3.2.4 Các giải pháp về thị trường...............................................................39
3.2.5 Đổi mới hình thức kinh doanh..........................................................42
3.2.6 Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi.......................42
3.2.7 Một số biện pháp khác.......................................................................43

KẾT LUẬN........................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................48

DANH MỤC BẢNG
SV: Cao Thị Thúy Ngần

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự của công ty từ 2011- 2014...........................................8
Bảng 1.2: Danh mục các nhóm sản phẩm cơng ty sản xuất.................................10
Bảng 1.3: Số lượng mặt hàng thuốc nhập khẩu...................................................11
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu thuốc theo thị trường........................................17
Bảng 2.2:Kim ngạch nhập khẩu của cơng ty và tồn ngành dược.......................18
Bảng 2.3 Các loại thuốc cơng ty nhập khẩu........................................................19
Bảng 2.4: Hình thức nhập khẩu của công ty........................................................21
Bảng 2.5: Doanh thu bán hàng nhập khẩu theo khu vực.....................................22
Bảng 2.6: Doanh thu bán hàng nhập khẩu theo khách hàng................................23
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty........................24
Bảng 2.8: Kim ngạch nhập khẩu thuốc Cerebrosysin…………………………...25

SV: Cao Thị Thúy Ngần

CQ: 532664



Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý của cơng ty......................................................5
Hình 2.1: Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam...........................................13
Hình 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2014............................13
Hình 2.3:Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam 2013...........................14
Hình 2.4: Tỷ trọng trung bình các loại thuốc nhập khẩu từ 2011-2014...............19

SV: Cao Thị Thúy Ngần

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TW

:

Trung ương

DNNN

:


Doanh nghiệp nhà nước

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

KH& CƯVT :

Kế hoạch và cung ứng vật tư

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới

ETC

:

Thuốc được kê đơn

OTC

:

Hệ thống các quầy thuốc


VND
USD

:
:

Việt Nam đồng
Đô la Mỹ

KH-CN

:

Khoa học - công nghệ

SV: Cao Thị Thúy Ngần

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, chất lượng cuộc sống của con
người không ngừng được nâng cao. Cũng vì vậy, sức khỏe của con người ln
được quan tâm một cách cẩn thận nhất. Để phù hợp với những nhu cầu bảo vệ
sức khỏe của con người, trong những năm gần đây, ngành dược đã không ngừng

phát triển. Cùng kết hợp với ngành y tế, ngành dược không ngừng góp phần nâng
cao, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người một cách hiệu quả nhất, từ đó giúp cải
thiện chất lượng cuộc sống của con người. Khi con người có được một sức khỏe
tốt, khả năng làm việc và đóng góp của họ cho xã hội sẽ tăng lên, từ đó tạo điều
kiện phát triển cho các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển ngày
càng mạnh mẽ của ngành dược đã góp một phần không nhỏ vào việc tăng GDP
của đất nước, giúp đất nước phát triển lên một tầm cao mới trên bản đồ của thế
giới.
Đối với ngành sản xuất và kinh doanh dược phẩm, lợi nhuận tuy rất quan
trọng nhưng không phải là mục tiêu quan trọng nhất. Việc sản xuất, kinh doanh
những mặt hàng thuốc tốt, giúp bảo vệ và chăm sóc người tiêu dùng mới chính là
nhiệm vụ sống cịn của cơng ty. Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, cơng
ty ln phải có những chính sách hợp lý về quản lý chất lượng sản phẩm, tiến
hành nhập khẩu các loại thuốc chất lượng ở những cơng ty dược uy tín trên thế
giới và có một hệ thống bán hàng tiêu chuẩn với những dược sĩ có chun mơn,
trình độ cao. Có như thế, cơng ty mới có thể có một chỗ đứng tốt trong lịng
khách hàng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường trong
nước và quốc tế.
Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex là một trong những công
ty dược hàng đầu Việt Nam với các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất và
kinh doanh dược phẩm; kinh doanh mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh và thực phầm
dưỡng sinh, lương thực, thực phẩm; xuất nhập khẩu thuốc, dược liệu, thiết bị
máy móc y tế; kinh doanh các nguyên liệu làm thuốc, hương liệu, hóa chất…để
đáp ứng một cách đầy đủ nhất nhu cầu của thị trường dược ngày càng tăng trong
nước và để xuất khẩu. Song song với việc sản xuất kinh doanh trong nước, việc
nhập khẩu các loại thuốc đã góp phần giúp cơng ty tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường do có thể cung cấp nhiều loại thuốc khác nhau từ các quốc gia sản xuất
thuốc nổi tiếng trên thế giới, bổ sung các loại thuốc mà trong nước chưa sản xuất

SV: Cao Thị Thúy Ngần


1

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

được hay số lượng sản xuất cịn đang hạn chế, khơng đủ để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng trong nước.
Qua q trình thực tập tại cơng ty cổ phần dược trung ương Mediplantex,
tơi đã có cơ hội tiếp cận với công tác kinh doanh, xuất nhập khẩu, đặc biệt và tiếp
xúc rất nhiều với nghiệp vụ nhập khẩu thuốc của cơng ty đã góp phần giúp tơi kết
hợp với những kiến thức mà tôi đã được học tại Viện Thương Mại và Kinh Tế
Quốc Tế của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân trong những năm qua. Dưới sự
giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, giảng viên Th.s Hồng Thị Bích Ngọc
cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thực tập của các anh chị trong công ty đã
giúp tơi phần nào hiểu rõ hơn vai trị của hoạt động xuất nhập khẩu đối với một
công ty muốn vươn xa hơn nữa ở thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, tơi đã
chọn đề tài: “Thực trạng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc
ở công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex” nhằm đi sâu vào tìm hiểu,
nghiên cứu thực tế hoạt động nhập khẩu thuốc của công ty, những biến động của
thị trường cùng những mục tiêu sắp tới của công ty để đề xuất những chiến lược,
biện pháp phù hợp góp phần thúc đẩy hoạt động nhập khẩu thuốc ở công ty, giúp
giữ vững và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường Việt Nam trong điều kiện
nền kinh tế đất nước đang ngày càng biến đổi nhanh chóng với những điều kiện
sản xuất kinh doanh mới.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính:

Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần dược trung ương
Mediplantex
Chương 2: Thực trạng nhập khẩu thuốc của công ty cổ phần dược
trung ương Mediplantex
Chương 3: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc ở
công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex.

SV: Cao Thị Thúy Ngần

2

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty
Cơng ty cổ phần dược trung ương Mediplantex được cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần: Số 0100108430- Sở Kế Hoạch và Đầu
Tư Hà Nội, đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 14/3/2013.
Tên công ty: Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex
Tên giao dịch: Mediplantex National Phramareutical Joint Stock Company
Địa chỉ trụ sở chính:  358 đường Giải Phóng - Quận Thanh Xuân – Hà
Nội.
Điện thoại: 04.38643368 – 04.38647416

Fax:   04.38641584 
Website:    www.mediplantex.com
Email:
 
Logo chính thức của cơng ty:

Trước năm 1958, cơng ty có tên là cơng ty thuốc Nam- thuốc Bắc thuộc
bộ Nội Thương. Thời điểm này, công ty kinh doanh các loại thuốc nam, thuốc
bắc, các loại cây trồng dược liệu…để phục vụ cho cơng tác phịng, chữa bệnh và
sản xuất của nhà nước.
Từ năm 1958- 1961: là công ty thuốc nam thuốc bắc TW thuộc bộ Y Tế.
Từ năm 1961- 1968: Quốc doanh dược liệu cấp 1- thuộc bộ Y Tế.
Từ năm 1968- 1970: Cục dược liệu- Bộ Y Tế.
Năm 1971-1984: Cơng ty có tên là Cơng ty Dược liệu cấp I, là đơn vị kinh
tế trực thuộc khối trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn trồng trọt, thu mua và chế
SV: Cao Thị Thúy Ngần

3

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

biến dược liệu, phân phối thuốc Nam – thuốc Bắc để cung cấp ngun liệu, dược
liệu cho các cơng ty, xí nghiệp, nhà máy, bệnh viện… trên toàn quốc theo kế
hoạch của Nhà nước.
Từ năm 1984-2005: Cơng ty có tên là Cơng ty Dược liệu TW I. Công ty

được Bộ y tế xếp là doanh nghiệp loại 1 với nhiệm vụ: Sản xuất, kinh doanh xuất
nhập khẩu nguyên phụ liệu, thành phẩm Đông Nam dược, thành phẩm Tân dược,
dụng cụ y tế, hương liệu. Đây là giai đoạn cả nước chuyển đổi từ nền kinh tế bao
cấp nhà nước sang nền kinh tế thị trường, nhiều ngành kinh tế bước vào tình hình
khó khăn, khủng hoảng. Và công ty dược liệu TW I cũng khơng nằm ngồi vịng
khủng hoảng đó. Bước sang thời kỳ đổi mới, phải đối mặt với thị trường cạnh
tranh khốc liệt, sản phẩm của cơng ty khó tiêu thụ khiến công ty đứng trên bờ
vực phá sản nếu vẫn tiếp tục giữ ngun mơ hình kinh doanh cũ.
Từ năm 2005 cho đến nay: Ngày 25/04/2005 căn cứ vào quyết định số
4410/QĐ-BYT ngày 7/12/2004 của Bộ Y Tế, công ty chuyển đổi hình thức sở
hữu từ DNNN thành cơng ty cổ phần và thay đổi tên gọi từ Công ty Dược Liệu
TW I thành Công ty Cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex, với 28% vốn nhà
nước. Cơng ty chính thức hoạt động sang mơ hình cơng ty cổ phần từ tháng
4/2005, với chức năng kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng dược
phẩm, dược liệu, nguyên liệu hoá dược, tinh dầu, mỹ phẩm, máy móc thiết bị,
bao bì cao cấp ngành dược phẩm, mỹ phẩm.
Công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh với cơ ngơi và
trang thiết bị hiện đại. Hiện nay, cơng ty có xí nghiệp sản xuất thuốc viên đạt tiêu
chuẩn GMP- ASEAN, kho thuốc đạt tiêu chuẩn GLP- ASEAN, nhà máy sản xuất
thuốc đạt tiêu chuẩn GMP- WTO tại Mê Linh- Hà Nội và các xưởng chiết xuất
các nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu trong nước với trang thiết bị tiên tiến.
Hiện nay, danh mục các sản phẩm mà công ty đang lưu hành đã lên đến
hơn 300 sản phẩm thuốc có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu trong nước bao
gồm cả những loại thuốc mà công ty sản xuất và nhập khẩu. Các sản phẩm đều
được công ty kiểm tra chất lượng kỹ càng trước khi tung ra thị trường. Các sản
phẩm thuốc nhập khẩu đều được nhập khẩu từ các công ty, các nhà cung cấp
thuốc của các quốc gia sản xuất thuốc nổi tiếng trên thế giới như Ấn Độ, Hàn
Quốc, Nhật Bản…giúp phục vụ nhu cầu của người dân trong nước ngày càng đầy
đủ và hoàn thiện hơn.
Hiện tại, công ty cổ phần dược TW Mediplantex đang tham gia cấp thuốc

cho các chương trình thuốc của bộ Y Tế, các bệnh viện lớn trên cả nước như
SV: Cao Thị Thúy Ngần

4

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

Bạch Mai, Viện 108, Viện Da Liễu, Việt Đức, Viện Nhi…Hiện ngoài trụ sở
chính là nằm ở Hà Nội, cơng ty đang có các chi nhánh tại các khu vực: Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho Sài Gịn và các tỉnh Nam Bộ, chi nhánh
Bắc Giang phục vụ các tỉnh miền Bắc và hệ thống các nhà phân phối rộng khắp
63 tỉnh thành trên cả nước.
Với tinh thần lao động sáng tạo không mệt mỏi và liên tục của các thế hệ
lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty, ngay từ ngày thành lập đến nay, công
ty ln đứng vững và phát triển với vai trị là một trong những công ty đầu ngành
trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dược phẩm, đóng góp tích cực cho sự
nghiệp chăm sóc sức khoẻ người dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2 Bộ máy tổ chức quản lý của cơng ty

Hình 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý của cơng ty
Cơng ty có một bộ máy quản lý hoàn thiện, xuyên xuốt giữa các cấp với
nhau, với mỗi cấp đều có những nhiệm vụ và quyền năng nhất định để điều hành
công ty một cách hiệu quả trong thời đại kinh tế thị trường hội nhập đổi mới.
SV: Cao Thị Thúy Ngần


5

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của cơng ty, có đầy đủ
quyền hạn để thay mặt cơng ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và
lợi ích của cơng ty. Hiện, hội đồng quản trị bao gồm 7 thành viên:
1. Ơng Trần Bình Dun

Chủ tịch HĐQT

2. Ơng Trần Hồng Dũng

Phó chủ tịch HĐQT

3. Bà

Ủy viên

Đồn Thị Hồng Thúy

4. Ơng Hà Văn Sơn

Ủy viên


5. Bà

Ủy viên

Nguyễn Thị Toan

6. Ông Phùng Minh Dũng

Ủy viên

7. Ông Vũ Anh Tuấn

Ủy vên

Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đơng để kiểm sốt các hoạt động
kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. Ban kiểm soat bao gồm 5 thành viên:
1.Ông Trần Trọng Vinh

Trưởng ban

4.Bà

Đỗ Thị Nhường

Thành viên

2.Bà

Nguyễn Thị Cẩm


Thành viên

3.Bà

Trần Thị Thu Hà

Thành viên

5.Ơng Nguyễn Ích Bàng

Thành viên

Ban tổng giám đốc: Do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng
giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty và là người điều hành cao
nhất mọi hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
1.Ơng Phùng Minh Dũng

Tổng giám đốc

2. Bà

Phó Tổng giám đốc

Nguyễn Thị Toan

3. Ơng Hà Xn Sơn

Phó Tổng giám đốc

1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phịng ban trong cơng ty

Phịng tài chính kế tốn: Là cơng cụ quan trọng để điều hành, quản lý các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiểm tra việc bảo vệ, kê khai và sử dụng tài sản,
tổng hợp kết quả tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để biết được
tình hình hiên tại của cơng ty, qua đó có thể sử dụng nguồn vốn của cơng ty một
cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Phịng kho: Là nơi chứa, bảo quản hàng hóa trong quá trình từ lúc sản
phẩm được sản xuất hay nhập khẩu đến khi tiêu thụ, hàng tồn kho trong công ty
cũng như giám sát sự ra vào của các luồng hàng hóa, có ghi chép cụ thể và cẩn
thận liên quan đến các vấn đề tài chính kế tốn.
SV: Cao Thị Thúy Ngần

6

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

Phịng Marketing: Nghiên cứu và phát triển thị trường, tìm hiểu những
nhu cầu của khách hàng cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe hiện tại từ
đó phân đoạn thị trường để tìm ra thị trường mục tiêu của cơng ty, xây dựng và
thực hiện các chiến lược Marketing cũng như phát triển, hoàn thiện sản phẩm
phù hợp với nhu cầu mà thị trường mong muốn.
Phịng hành chính- tổ chức: Thực hiện những công việc thuộc lĩnh vực tổ
chức bộ máy, công tác cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, phong trào thi đua,
bảo vệ các thành quả về kinh tế, chính trị, đảm bảo việc thực hiện các cơng việc
thuộc lĩnh vực hành chính quản trị, đời sống, chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh
thần cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty.

Phịng kinh doanh: Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, liên doanh, liên kết
sản xuất các loại thuốc cho khách hàng trong nước trong phạm vi cho phép.
Phòng kinh doanh dược liệu: Thực hiện việc mua bán các loại dược liệu
do công ty sản xuất hoặc do công ty mua lại từ các nhà sản xuất khác trong nước
để phục vụ cho nhu cầu của công ty và bán lại cho các doanh nghiệp khác cần
các mặt hàng về dược liệu trong nước.
Phòng xuất nhập khẩu: Xây dựng các kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa
của cơng ty, lên phương án đàm phán kí kết các hợp đồng ngoại thương, nghiên
cứu các thị trường quốc tế đã đang và sẽ có quan hệ mua bán để hạn chế rủi ro
khi ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu thuốc, theo sát tình hình biến động của
ngoại tệ (đặc biệt là theo sát sự biến động của đồng USD) và tình hình kinh tếchính trị ở các nước có quan hệ làm ăn với cơng ty.
Phịng KH&CƯVT: Xây dựng và tổng hợp các kế hoạch hằng năm và
nhiều năm của công ty về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị
trường, tài chính, tiền lương…Cung ứng các vật tư, máy móc thiết bị cho q
trình sản xuất kinh doanh và các phịng ban trong cơng ty đảm bảo cho công ty
được vận hành một cách trơn tru, hiệu quả.
Phịng đảm bảo chất lượng: Kiểm sốt và đảm bảo chất lượng thuốc theo
tiêu chuẩn của nhà nước và tổ chức WTO bắt đầu từ khâu lựa chọn nguyên liệu
sản xuất đến khi sản phẩm thuốc được được đưa ra thị trường, đảm bảo cho việc
bảo vệ và chăm sóc người tiêu dùng được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Phòng nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu để từng bước nâng cao chất
lượng và làm phong phú hơn các sản phẩm thuốc của công ty, đưa ra các sản
phẩm mới chất lượng tốt và giá thành hợp lý đồng thời không ngừng nghiên cứu

SV: Cao Thị Thúy Ngần

7

CQ: 532664



Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

ra các thành phần trong các loại cây dược liệu để có thể tìm ra các thành phần
mới có thể chữa được các bệnh như dạ dày, tim mạnh, ung thư…
Phòng kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng thuốc một cách cẩn thận
và tỉ mỉ nhất trước khi sản phẩm được tung ra thị trường để chắc chắn rằng sản
phẩm được đưa ra thị trường là những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đảm bảo
các yêu cầu, tiêu chuẩn đề ra đối với các loại thuốc.
1.4 Cơ cấu lao động
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự của công ty từ 2011- 2014
(Đơn vị: Người)

Năm

Trên đại
học
SL

%

Đại học
SL

Cao đẳng

Trung cấp


Dược tá và
sơ cấp khác

Tổng

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

2011

7

1,8% 103

26,9%

11


2,9%

209

54,6%

53

13,8%

383

2012

8

1,9% 111

26,4%

13

3,1%

220

52,3%

69


16,3%

421

2013

8

1,8% 118

25,8%

16

3,5%

232

50,8%

83

18,1%

457

2014

9


1,8% 124

25%

18

3,6%

250

50,5%

94

19,1%

495

(Nguồn: Phịng tổ chức- hành chính)
Nhân sự của công ty từ năm 2011 đến 2014 đều có sự tăng trưởng về số
lượng qua mỗi năm, thu hút thêm một số lượng lao động tham gia làm việc cho
cơng ty. Trong vịng 4 năm, số lượng nhân viên công ty đã tăng từ 383 nhân viên
lên 495 nhân viên (tăng tới hơn 29% số lượng nhân viên của tồn cơng ty). Riêng
năm 2014, cơng ty đã tuyển thêm 70 nhân viên so với số lượng 11 người nghỉ
hưu và 21 người nghỉ việc, cho thấy công ty luôn muốn thu hút thêm những nhân
viên phù hợp để làm việc hiệu quả cho công ty.
Năm 2014, số lượng nhân viên của công ty đông nhất là ở nhà máy dược
phẩm số 2 với 184 người do đây là nhà máy chính để sản xuất ra các loại thuốc
của cơng ty, sau đó là đến chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh với 66 người, do chi

nhánh này cần có nhiều nhân viên để phụ trách việc bán hàng ở các tỉnh Nam Bộ.
Trong điều kiện nền kinh tế chưa thực sự được hồi phục hiện nay, nhiều
công ty đang có xu hướng giảm số lượng lao động nhưng cơng ty lại đi ngược lại
xu hướng đó, khơng phải là do cơng ty có bộ máy nhân sự cồng kềnh mà do cơng
ty có chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm thuốc cũng như mở rộng các hình
SV: Cao Thị Thúy Ngần

8

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

thức kinh doanh, chú trọng vào khâu tiêu thụ hàng nhập khẩu và sản xuất trên thị
trường nội địa để có thể đảm bảo các sản phẩm của công ty được phủ rộng ra trên
toàn đất nước. Ngoài ra, với việc mở thêm nhà máy dược phẩm số 2 tại Mê LinhHà Nội cũng khến cho công ty cần thêm một số lượng nhân viên làm việc cho
nhà máy.
Số lượng nhân sự có bằng trung cấp chiếm số lượng chủ yếu trong công ty
(chiếm hơn 50%), và chủ yếu là dược sĩ trung cấp. Số lượng nhân viên này chủ
yếu là làm việc ở nhà máy dược phẩm số 2 với số lượng là 115 người (năm 2014)
trong tổng số 184 nhân viên của nhà máy. Nhà máy dược phẩm số 2 là nhà máy
chính để sản xuất thuốc của cơng ty nên cần có nhiều nhân viên có tay nghề đã
qua đào tạo nên những dược sĩ trung cấp luôn là lựa chọn tốt nhất của công ty.
Tuy nhiên, số lượng nhân viên trong nhà máy còn chưa tiếp thu được hết những
kỹ thuật cao của các trang thiết bị, còn gây khó khăn cho cơng ty. Số lượng cơng
nhân điện của cơng ty cịn hạn chế (hiện tại chỉ có 3 công nhân) cũng như số lao
động lành nghề vẫn đang còn thiếu.

Số lượng đại học và trên đại học của cơng ty trong 4 năm trung bình
chiếm gần 28%, thể hiện cơng ty có đội ngũ nhân viên năng lực và trình độ đáp
ứng địi hỏi khắt khe của ngành kinh doanh dược, một ngành kinh doanh rất đặc
biệt cũng như đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường là cần những
người có khả năng lãnh đạo, chuyên môn cao, khả năng làm việc tốt.
1.5 Các mặt hàng thuốc mà công ty sản xuất, kinh doanh
1.5.1 Các loại thuốc mà công ty sản xuất
Trong những năm gần đây, công ty đã không ngừng nghiên cứu và sản
xuất ra thêm nhiều sản phẩm thuốc với những chủng loại, công dụng khác nhau
phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Nhóm thuốc mà cơng ty sản xuất nhiều
nhất hiện nay là các loại thuốc về Vitamin & Minerals (vitamin và thuốc bổ),
Antibiotics (thuốc kháng sinh), Analgesics-antipyretics (giảm đau, hạ sốt), food
supplements (thực phẩm chức năng)…với số lượng thuốc mỗi nhóm thuốc có thể
lên đến 70 loại. Cụ thể, số lượng sản phẩm công ty sản xuất được tổng hợp trong
bảng sau:

SV: Cao Thị Thúy Ngần

9

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

Bảng 1.2: Danh mục các nhóm sản phẩm cơng ty sản xuất
(Đơn vị: sản phẩm)
Năm

Danh mục nhóm sản phẩm

2011

2012

2013

2014

Anti malarials

6

6

7

7

Cerebral Activators

17

18

20

21


Anti-Inflammatories

14

15

17

18

Analgesics- antipyretics

20

22

23

26

Vitamins & Minerals

67

69

70

76


Antibiotics

43

45

48

51

Gastrointestinal

10

11

11

11

Cough Remedies

9

9

10

11


Food supplements

41

43

44

48

Miscellaneous

7

7

7

8

Osteoarthritis

6

6

7

8


Dermatologicals

6

7

7

7

Antihistamines & Antiallergics

6

6

6

7

Các nhóm thuốc khác

31

33

34

36


283

297

311

335

Tổng

(Nguồn: Phịng kinh doanh)
Về số lượng sản phẩm: Số lượng sản phầm thuốc mà công ty sản xuất
trong giai đoạn 2011-2014 không ngừng tăng lên là do công ty đã khai thác tốt
hơn các tiềm năng về trang thiết bị và lao động, có 2 nhà máy sản xuất với cơng
suất rất tốt, tạo cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn trong việc mua các sản
phẩm của công ty.
Về chủng loại sản phẩm: Cơng ty có nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau
như thuốc Vitamin & Minerals (vitamin và thuốc bổ), Antibiotics (thuốc kháng
sinh), thuốc chống sốt rét, Analgesics-antipyretics (giảm đau, hạ sốt), food
supplements (thực phẩm chức năng)…để phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia
tăng của khách hàng hiện nay.

SV: Cao Thị Thúy Ngần

10

CQ: 532664


Chun đề thực tập


GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

1.5.2 Các loại thuốc công ty nhập khẩu
Hiện nay, các loại thuốc được công ty nhập khẩu từ nhiều nước với các
mặt hàng khác nhau. Hàng năm, cơng ty có khơng ít các hợp đồng nhập khẩu từ
các thị trường nhập khẩu thuốc nổi tiếng trên thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc…Các mặt hàng nhập khẩu của công ty được chia thành các
nhóm chính trong bảng sau:
Bảng 1.3: Số lượng mặt hàng thuốc nhập khẩu
(Đơn vị: Sản phẩm)
Các loại thuốc

Năm
2011

2012

2013

2014

Thuốc dinh dưỡng thần kinh

10

8

8


9

Thuốc phòng trị tai biến

18

17

17

18

Thuốc kháng sinh

7

6

7

8

Thuốc chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng

22

20

22


22

Thuốc hướng an thần, tâm thần

11

9

10

10

Loại khác

9

8

10

11

77

68

74

78


Tổng

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Về số lượng sản phẩm: Khác với lượng hàng hóa mà cơng ty sản xuất,
tổng số lượng hàng thuốc nhập khẩu trong giai đoạn 2011-2014 của cơng ty khá
ổn định và khơng có quá nhiều sản phẩm thuốc được nhập khẩu do công ty muốn
tập trung tự sản xuất các loại thuốc cùng loại có cơng dụng, chất lượng tương
đương nhưng giá thành thấp hơn so với thuốc nhập khẩu.
Trong các dòng thuốc mà cơng ty nhập khẩu về, nhóm thuốc chống nhiễm
khẩn, ký sinh trùng có số lượng các loại thuốc được nhập về nhiều nhất với các
loại thuốc như Spocef 1g, Yuhan Cefazolin, Sanidir Sachet 300mg, Tavricide…
Tiếp sau đó là nhóm thuốc về phòng trị tai biến với số lượng khoảng 17-18 loại
thuốc, rồi đến các loại thuốc về dinh dưỡng thần kinh với loại thuốc phổ biến
nhất mà công ty nhập về là loại Cerebrolysin. Ngồi ra, cơng ty cũng nhập khẩu
một số loại thuốc về xương khớp, tiêu hóa, lợi tiểu…

SV: Cao Thị Thúy Ngần

11

CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU THUỐC CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Trong nền kinh tế của một đất nước, hoạt động nhập khẩu là khơng thể
thiếu để góp phần thúc đẩy đất nước ngày càng phát triển và hội nhập vào nền
kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động nhập khẩu thuốc của ngành dược đóng
một vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế. Nó đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp
thời lượng thuốc phục vụ cho nhu cầu của người dân trong khi nền sản xuất trong
nước chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu. Đối với công ty cổ phần dược trung ương
Mediplantex, hoạt động nhập khẩu có vai trị khơng thể thiếu trong giai đoạn hiện
nay, nó vừa giúp cho cơng ty thu được lợi nhuận, tạo ra một nguồn vốn để phục
vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước cũng như mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh. Không những thế, hoạt động nhập khẩu cịn góp một phần vào việc tìm
kiếm các mối hàng để cơng ty xuất khẩu hàng hóa được sản xuất trong nước từ
đó có thể giúp cơng ty nâng cao được vị thế ở cả thị trường trong nước và trên thị
trường nước ngồi. Chính vì vậy, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nước và xuất khẩu, cơng ty cổ phần dược trung ương Mediplantex khơng ngừng
tìm kiếm, thực hiện và đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của cơng ty.
2.1 Tình hình nhập khẩu thuốc của tồn ngành dược và xu thế của thị
trường thuốc hiện nay
2.1.1 Tình hình nhập khẩu thuốc của ngành dược hiện nay
Ngành công nghiệp dược Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 50%
nhu cầu sử dụng thuốc tân dược của người dân và 50% còn lại phải nhập khẩu,
chưa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Tổng
giá trị nhập khẩu thuốc năm 2013 trên 1,8 tỷ USD, trong khi năm 2010 con số
này chỉ mới 1243 triệu USD, tăng hằng năm trong giai đoạn 2010-2013 là 15%.
Còn với năm 2014, kim ngạch nhập khẩu dược của nước ta tăng 8,3% so với năm
2013 và đạt trên 2 tỷ USD.

SV: Cao Thị Thúy Ngần

12


CQ: 532664


Chun đề thực tập

GVHD: Th.s Hồng Thị Bích Ngọc
(Đơn vị: Triệu USD)

Hình 2.1: Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam
(Nguồn: Italian Trade Agency, Brief sector note on pharmaceutical industry in
Vietnam; ICE processing of General Statistics Office data)
Theo trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại- Bộ công Thương
(VITIC), năm 2014, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ hơn 30 thị trường trên
thế giới. Trong đó, dược phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ chiếm thị phần lớn nhất với
13,1% tổng kim ngạch, đạt 267 triệu USD tăng 7,75% so với năm 2013.

Hình 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
SV: Cao Thị Thúy Ngần

13

CQ: 532664



×