Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Vai trò của việc phát triển kỹ năng mềm đối với sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn trong thời đại 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.62 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................5
4. Câu hỏi nghiên cứu:............................................................................................5
5. Tổng quan tài liệu:..............................................................................................6
5.1.

Các nghiên cứu có liên quan:.........................................................................6

5.2.

Nhận xét về các tài liệu nghiên cứu:..............................................................7

6. Phương pháp nghiên cứu khoa học:..................................................................7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN.............8
1. Một số khái niệm.................................................................................................8
1.1.

Khái niệm kỹ năng.........................................................................................8

1.2.

Khái niệm kỹ năng mềm................................................................................8

1.3.

Đặc điểm và một số loại kỹ năng mềm........................................................10

2. Vai trị của kỹ năng mềm..................................................................................12


2.1.

Tính thiết yếu của kỹ năng mềm trong thời đại 4.0......................................12

2.2.

Tính thiết yếu của kỹ năng mềm đối với sinh viên......................................13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN......................................14
1. Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học KHXH&NV......................14
1.1.

Nhận thức của sinh viên về vai trò của việc phát triển của kỹ năng mềm:. .14

1.2.

Trình độ kỹ năng mềm của sinh viên Đại học KHXH&NV........................15

1.3.

Nguyên nhân hạn chế của việc phát triển kỹ năng mềm..............................16

2. Thực trạng vấn đề liên quan đến việc đào tạo phát triển kỹ năng mềm của
sinh viên trường Đại học KHXH&NV:..................................................................17


2.1.

Thực trạng về việc giáo dục đào tạo phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên

17

2.2.

Tổng quan về chương trình đào tạo kỹ năng mềm của trường ĐH

KHXH&NV............................................................................................................18
2.2.1.

Đặc điểm chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.................18

2.2.2.

Đặc điểm hoạt động phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên..................19

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRONG THỜI ĐẠI 4.0........21
1.

Xu thế phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời đại 4.0..............21

2.

Mục tiêu phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH KHXH&NV...........23

3.

Các giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên................................23
3.1.


Về phía sinh viên..........................................................................................23

3.2.

Về phía nhà trường.......................................................................................24

KẾT LUẬN..................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................27
PHỤ LỤC.....................................................................................................................29


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng Cơng nghiệp hóa, kinh tế - xã hội, văn hóa,
mọi mặt của cuộc sống con người trở nên tiến bộ hơn trước. Lúc này, thế giới cũng bớt
đi những cuộc chiến tranh phi nghĩa, xu hướng hịa bình, hợp tác và phát triển trở
thành chủ đạo, không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều hướng
đến phát triển xã hội, kinh tế bền vững. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HDH)
tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho quốc gia, tuy nhiên cũng gây ra nhiều thách thức
không hề nhỏ, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam ta. Cục diện thế giới đa
cực ngày càng rõ ràng, xu thế hiện tại vẫn là hịa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam
cũng muốn nhanh thoát khỏi tụt hậu nên ln tích cực tham gia vào q trình tồn cầu
hóa. Từ đó, xã hội Việt Nam bước lên một bước tiến mới.
Quá trình CHN-HDH một mặt đang tạo một điều kiện thuận lợi để con người mà
đặc biệt hơn hết là lực lượng thanh niên, sinh viên thế hệ mới có cơ hội để phát triển,
phát huy năng lực băn thân, một mặt cũng gây ra những khó khăn, thách thức đối với
thế hệ trẻ này. Nhờ xã hội hịa bình và phát triển, quy mơ giáo dục và đào tạo của nước
ta được mở rộng hơn, khả năng trí tuệ của thanh niên có bước tiến đáng kể. Năm 1945,
khi Việt Nam giành được độc lập, 95% dân Việt Nam mù chữ. Sau hơn 70 năm phát
triển, mù chữ khơng cịn là nỗi quan ngại như trước nữa. “Trong năm 2019, 99,63% trẻ

6 tuổi vào lớp 1, tăng 3,12% so với năm 2010; tỷ lệ học sinh 11 tuổi hồn thành
chương trình tiểu học là 95,63%. Năm 2018, tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS là
100%.”[1]. Bên cạnh đó, số lượng thanh niên học lên các cấp Đại học, Cao đẳng cũng
ngày một tăng lên, số lượng sinh viên ra trường, cạnh tranh để tìm kiếm việc làm cũng
trở nên khắt nghiệt hơn bao giờ hết. Thị trường và các doanh nghiệp, để phát triển và
đủ sức cạnh tranh với đối thủ, họ cần những nhân viên có thực lực để làm việc cho
cơng ty. Trong bối cảnh đầy sức ép này, bản thân sinh viên phải làm thế nào để phát
triển bản thân và đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội?
Kiến thức đã được phổ cập, nhưng chỉ có kiến thức thôi là không đủ. Kiến thức
phải đi đôi với kỹ năng, ở đây chính là kỹ năng mềm. Kiến thức giúp sinh viên có


thêm vốn hiểu biết về chun mơn từ đó có thể vận dụng vào công việc. Kỹ năng mềm
giúp sinh viên thích ứng được với mọi hồn cảnh, vận dụng để xử lý tình huống khơng
chỉ trong cơng việc mà còn là trong cuộc sống một cách hiệu quả. Kỹ năng mềm chính
là yếu tố quyết định để ghi điểm trước mọi người và khiến bạn hoàn toàn khác biệt so
với người khác. Đặc biệt, đối với thế hệ sinh viên, kỹ năng mềm càng có vai trị quan
trọng hơn để phát triển bản thân và cạnh tranh với những đối thủ khác và tăng cơ hội
tìm kiếm việc làm.
Với mong muốn có cái nhìn tồn diện và cụ thể hơn về việc phát triển kỹ năng
mềm đối với sinh viên hiện nay, tơi đã chọn đề tài “Vai trị của việc phát triển kỹ năng
mềm đối với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong thời đại
4.0”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài này nhằm tìm ra những vai trò của kỹ năng mềm đối
với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học KHXH&NV), từ
đó, nghiên cứu và chỉ ra giải pháp để phát triển kỹ năng mềm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
o Phân tích cơ sở lý luận mối quan hệ giữa kỹ năng mềm với sinh viên trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

o Khảo sát thực trạng về kỹ năng mềm của sinh viên.
o Chỉ ra những vai trò cần thiết của kỹ năng mềm đối với sinh viên Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
o Đề ra những giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng mềm đối với sinh viên trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn
- Phạm vị nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
4. Câu hỏi nghiên cứu:


Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn là gì?
Có thể làm gì để phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường Khoa học xã hội và
nhân văn trong thời đại 4.0?
5. Tổng quan tài liệu:
5.1.

Các nghiên cứu có liên quan:

Trong giai đoạn CND-HDH ngày càng mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của kinh tế
xã hội, con người cần có đủ năng lực, kiến thức, kỹ năng để phát triển cùng xã hội và
đáp ứng được các nhu cầu chung. Nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng mềm đối
với con người nói chung và sinh viên nói riêng trong sự thay đổi của xã hội và sức
cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của thị trường, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và tiến hành các nghiên cứu có liên quan.
Tiêu biểu phải kể đến là nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Lan Hương và Lê Thị
Thương năm 2011 về “Sinh viên với "kỹ năng mềm", nhận thức, mong muốn và các
yếu tố tác động đến việc học "kỹ năng mềm" của sinh viên hiện nay”. Hay nghiên cứu

của Thạc sĩ Phan Tuệ Châu năm 2014 về “Tìm hiểu nhu cầu rèn luyện kỹ năng mềm
của sinh viên ngành Sư phạm Trường Đại học An Giang”, nhằm giúp cho sinh viên sư
phạm có thể trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để tự tin đảm nhận nhiệm vụ trồng
người sau khi ra trường.
Bên cạnh đó, đối với nhận thức về vai trị của kỹ năng mềm trong thời đại CNDHDH, có nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hiếu Thảo của Trung tâm Đào tạo đại cương Phát triển kỹ năng mềm, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu về “Đổi mới tư duy nhận
thức về kỹ năng mềm trong sinh viên thời đại công nghiệp 4.0”, nghiên cứu của
PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao về “Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ
hội nhập”. Về các giải pháp cải thiện và định hướng đổi mới, có nghiên cứu của tác giả
Lại Thế Luyện về “Các biện pháp giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành
Kinh tế theo định hướng phát triển năng lực”...
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, người nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm đến
các nghiên cứu giảng viên, các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học


KHXH&NV như khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Vũ Thanh Hằng năm 2019 về
“Vai trò của tư duy trong việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên”, khóa luận tốt
nghiệp của Nguyễn Thị Linh (2020) về “Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm
cho sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”...
5.2.

Nhận xét về các tài liệu nghiên cứu:

Các kết quả nghiên cứu trên đã làm rõ được nhiều yếu tố liên quan đến kỹ năng
mềm đối với sinh viên trong thời đại 4.0 như: nhận thức về kỹ năng mềm và nhu cầu
rèn luyện của sinh viên, kết hợp đổi mới và đề ra biện pháp để nâng cao kỹ năng mềm
cho sinh viên... Các nghiên cứu trên đã trở thành nền tảng và nguồn tư liệu bổ ích để
tôi nghiên cứu và phát triển đề tài của mình. Tuy nhiên, ở đề tài này, tơi sẽ tìm hiểu
sâu hơn về vai trò kỹ năng mềm đối với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên để đáp ứng
nhu cầu của thời đại 4.0.

6. Phương pháp nghiên cứu khoa học:
Phương pháp nghiên cứu tôi sử dụng trong bài nghiên cứu này gồm có:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá về thực
trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn nói riêng.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các chuyên gia về lĩnh vực kỹ năng mềm, các
giảng viên giảng dạy các môn kỹ năng mềm tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: khảo sát sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn về việc phát triển kỹ năng mềm.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM

1. Một số khái niệm
1.1.

Khái niệm kỹ năng

Kỹ năng là một khái niệm có nội hàm rất rộng, khơng có một định nghĩa cụ thể
nhất định. Có rất nhiều những quan điểm khác nhau về khái niệm kỹ năng như:
“Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế” [2,tr. 501]
Theo nhà tâm lý học người Nga L.D.Leviton: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả
một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng
những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”[3]
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự
giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học –
tâm lí khác của cá nhân (tức chủ thể của kỹ năng đó), như nhu cầu, tình cảm, ý chí,
tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc

mức độ thành công theo chuẩn mực hay quy định.[3]
Theo tác giả Vũ Dũng thì kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về
phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương
ứng.[3]
Nói tóm lại, theo ý kiến cá nhân của tơi “kỹ năng là sự vận dụng kiến thức, kinh
nghiệm, tâm lý vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống một
cách hiệu quả”.
1.2.

Khái niệm kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là một thuật ngữ chỉ các kỹ năng quan trọng cần thiết trong cuộc
sống con người. Tuy nhiên, nó hay bị nhẫm lần với kỹ năng cứng. Thực chất, hai khái
niệm này là hoàn toàn khác nhau nhưng cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau.


Kỹ năng cứng là những kỹ năng liên quan đến kĩ thuật, cơng việc, thường dùng để
chỉ trình độ, kiến thức chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ)
của cá nhân [4] và được các doanh nghiệp đào tạo cho nhân viên mới trong quá trình
thực tập và làm việc. Nếu có một nền tảng kiến thức tốt, việc học hỏi và trau dồi kỹ
năng cứng có phần đơn giản hơn so với kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm thiên về mặt con người, xã hội, môi trường và gắn với cuộc sống
hằng ngày của chúng ta. Có rất nhiều thuật ngữ được đưa ra dưới nhiều góc độ khác
nhau để định nghĩa kỹ năng mềm. Chẳng hạn như:
Theo tác giả Forland, Jeremy thì: “Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã
hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngơn ngữ giao tiếp, khả năng
hịa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với
người. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hịa mình, chung sống
và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng”[5]
Còn theo nhà nghiên cứu N.J. Pattrick thì kỹ năng mềm nói chung là khả năng,

cách thức chúng ta thích ứng với mơi trường: “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách
thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và
trình độ chun mơn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính
cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả năng thích nghi
với mơi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân
và cả cơng việc”.[5]
Cũng có nhiều tác giả tiếp cận kỹ năng mềm dưới góc độ năng lực trí tuệ cảm xúc.
Michal Pollick cho rằng: “Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện
của EQ (Emotion Intelligence Quotion), đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng
giao tiếp, ngơn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ
với người khác và trong công việc”[5]
Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa cũng cho biết: "Kỹ năng mềm (soft
skill) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con
người như: một số nét tính cách (quản lí thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng,
sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ


năng làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan
hệ với người khác. [4,tr.79]
Tham khảo và nghiên cứu từ nhiều tư liệu khác nhau, người nghiên cứu đưa ra định
nghĩa như sau: “Kỹ năng mềm (Soft Skills) là những kỹ năng quan trọng trong cuộc
sống con người, là sự kết hợp của các đặc điểm tính cách, thái độ và hành vi cho phép
con người giao tiếp hiệu quả, hợp tác với người khác, giải quyết thành cơng các tình
huống và thích nghi với sự biến đổi của môi trường.
1.3.

Đặc điểm và một số loại kỹ năng mềm

 Đặc điểm:
Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Phạm Kim Cương Trường Đại học Thủ Dầu Một, các

đặc điểm của kỹ năng mềm có thể được chia như sau:
Đầu tiên, kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh. [6]
Mặc dù kĩ năng mềm thiên về yếu tố năng lực con người hơn là năng lực chun
mơn, nhưng nó vẫn cần sự trau dồi và rèn luyện thơng qua thực tiễn. Vì vậy, nó khơng
phải là yếu tố bẩm sinh của con người.
Thứ hai, kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của Trí tuệ cảm xúc (EQ).[6]
Có rất nhiều những khái niệm về kỹ năng mềm dựa trên góc độ năng lực trí tuệ
cảm xúc đã nêu trên, tuy nhiên điều đó là chưa đủ. Theo định nghĩa kỹ năng mềm của
người nghiên cứu, kỹ năng mềm không chỉ là kỹ năng về năng lực về cảm xúc để dễ
dàng giao tiếp và hợp tác với người khác mà còn là yếu tố giúp con người thích ứng
được với nhiều hồn cảnh khác nhau và giải quyết các tình huống một cách hiệu quả.
Thứ ba, kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm chứ không
phải là sự "nạp" kiến thức đơn thuần. [6]
Không phải là yếu tố bẩm sinh, kỹ năng mềm được hình thành qua sự học hỏi và
trau dồi, mà hơn hết là trau dồi bằng sự trải nghiệm thực tế. Hơn nữa, nó gắn liền với
đời sống con người, vì vậy nếu chỉ học những kiến thức sách vở, những định nghĩa
suông trong tài liệu mà khơng trải nghiệm thực hành thực tế thì khơng bao giờ có thể
phát triển được kỹ năng mềm.


Thứ tư, kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức chuyên môn, đặc biệt là kỹ
năng cứng. [6]
Như người nghiên cứu đã nói ở trên, kỹ năng cứng thuộc về chun mơn có mối
quan hệ mật thiết với kỹ năng mềm gắn với con người. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau,
con người hội tủ đủ hai yếu tố sẽ có đủ năng lực để hoạt động thực tế và canh tranh
trong xã hội.
Cuối cùng, kỹ năng mềm không thể "cố định" với những ngành nghề khác nhau.
[6]
Vì được trau dồi trong trải nghiệm thực tế, vậy nên kỹ năng mềm có thể sẽ khác
nhau với từng môi trường, ngành nghề khác nhau. Hiện nay, đối với một số công việc,

các doanh nghiệp luôn yêu cầu nhân viên phải có một số những kỹ năng mềm cơ bản
để hỗ trợ cho kỹ năng cứng trong công tác làm việc.
 Một số kỹ năng mềm:
Có rất nhiều kỹ năng mềm quan trọng trong cuộc sống, tiêu biểu có thể kể đến:
- Kỹ năng quản lý bản thân: là kỹ năng cơ bản để chịu trách nhiệm với bản thân và mọi
hành động của mình.
- Kỹ năng thuyết phục: là khả năng thay đổi thái độ, hành vi của một người hoặc một
nhóm về một người khác, nhóm, sự kiện, ý tưởng nào đó...
- Kỹ năng giao tiếp: là những quy tắc, hành vi, cách ứng xử, truyền đạt và phản hồi
giữa người với người.
- Kỹ năng làm việc nhóm: là những quy tắc hành động, ứng xử khi làm việc trong một
tập thể.
- Kỹ năng quản lý thời gian: là kỹ năng giúp bạn tận dụng thời gian một cách hiệu quả
để đạt thành công, hiệu quả nhất cho công việc và trong cuộc sống.
- Kỹ năng lập kế hoạch: cùng với kỹ năng quản lý thời gian, một bản kế hoạch tốt là
“chìa khóa” để thực hiện các mong muốn, công việc hiệu quả hơn.


- Kỹ năng tư duy sáng tạo: là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tịi ra những phương pháp
mới cho cơng việc hoặc một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống.
- Kỹ năng lãnh đạo: là kỹ năng tổ chức, hướng dẫn công việc cho những người khác để
thực hiện mục tiêu chung của đội nhóm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: kỹ năng giúp bạn giải quyết và vượt qua những vấn đề
trong cuộc sống.
Ngồi ra cịn có rất nhiều những kỹ năng mềm khác, tuy nhiên ở đây, người nghiên
cứu cho rằng các kỹ năng mềm trên là cần thiết với đối tượng sinh viên trong quá trình
học tập và phát triển.
2. Vai trị của kỹ năng mềm
2.1.


Tính thiết yếu của kỹ năng mềm trong thời đại 4.0

Bước vào thời kỳ CNH-HDH, nhiều biến động khôn lường về kinh tế, chính trị, xã
hội xảy ra khơng chỉ ở nước ta mà còn trong khu vực, phạm vi tồn thế giới. Những
cơng cuộc đổi mới mà Đảng ta thực hiện đã và đang giúp đưa nước ta thoát khỏi tình
trạng trì trệ về kinh tế, xã hội kém phát triển trở thành quốc gia ngày càng khẳng định
được vị thế trên trường quốc tế, kinh tế có sự phát triển tương đối bền vững, đời sống
vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng an ninh, trật tự xã hội cũng
được đảm bảo.
Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn tồn cầu như
khủng hoảng năng lượng, biến đổi mơi trường, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố hay
là các dịch bệnh, sự cạnh tranh khắt nghiệt trong thị trường… Trong bối cảnh CNHHDH phát triển nhanh chóng, cùng với sự hội nhập mạnh mẽ ấy, kỹ năng mềm được
xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người phát triển. Vì vậy, có thể
nói rằng, vai trị của kỹ năng mềm trong thời đại công nghệ 4.0 là vô cùng quan trọng,
nếu thiếu kỹ năng mềm nhiều hệ lụy khơng tưởng sẽ xảy ra, nó khơng chỉ ảnh hưởng
đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến gia đình, mơi trường, xã hội. Sau đây là một số
vai trò của kỹ năng mềm:


Kỹ năng mềm tạo sự khác biệt, gây thiện cảm và tạo dựng sự tin tưởng: đây là vai
trò của các nhóm kỹ năng như thuyết phục, giao tiếp, trình bày... Nó giúp bạn dành
được thiện cảm đối với người khác, tạo dựng niềm tin với bạn bè, đồng nghiệp, khách
hàng...
Kỹ năng mềm giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng: không chỉ trong công việc,
trong cuộc sống hằng ngày và học tập cũng vậy, việc giải quyết vấn đề nhanh chóng
giúp con người đạt được thành cơng trong học tập, công việc...
Kỹ năng mềm giúp kết nối với mọi người: sống trong cộng đồng người, chúng ta
không thể tránh khỏi việc giao tiếp và làm việc với người khác, kỹ năng mềm có
những kỹ thuật giúp con người tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc và
cuộc sống cho dù có là một người rụt rè, thiếu tự tin đi chăng nữa.

2.2.

Tính thiết yếu của kỹ năng mềm đối với sinh viên

Theo bài nghiên cứu của PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao, Trưởng Khoa Đào tạo Sau
Đại học Trường Đại học Tài chính – Marketing: “Theo số liệu của Viện Nghiên cứu
Giáo dục Việt Nam, hiện nay có đến 83% sinh viên tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là
thiếu kỹ năng mềm, 37% sinh viên khơng tìm được việc làm phù hợp do kỹ năng yếu.
Còn theo điều tra của Bộ Lao động –TB&XH, trong tổng số các sinh viên tốt nghiệp
hàng năm, hơn 13% phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được
kèm cặp lại tại nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen với công việc qua một
thời gian nhất định mới có thể thích ứng.” [7,tr4]
Để hịa nhập, đạt được thành công trong cuộc sống và công việc trong bối cảnh
này, sinh viên thế hệ mới phải tích cực trau dồi rèn luyện khơng chỉ kiến thức, kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ mà quan trọng hơn nữa là các kỹ năng mềm. Kiến thức khơng
cịn đủ để đánh giá năng lực công việc. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết
năm học 2016-2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện. [8] Với sức cạnh
tranh ngày càng mạnh mẽ, lượng sinh viên thi đại học, tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng
ngày một cao, kỹ năng mềm là cần thiết để đánh giá năng lực sinh viên. Dưới đây là
những vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên mà người nghiên cứu đã tìm hiểu:
 Vai trị của kỹ năng mềm trong q trình học tập:


Việc học tập của Đại học rất khác so với cấp THPT, thầy cơ tại Đại học khơng cịn
theo sát sinh viên như trước, việc thay đổi môi trường cần sự nhiều kỹ năng như kỹ
năng quản lý bản thân, kỹ năng giải quyết vấn đề... để giúp bản thân sinh học tập và
phát triển tại môi trường Đại học.
 Vai trị của kỹ năng mềm trong cơng việc tương lai:
Các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục giúp sinh viên tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kỹ năng cứng giúp q trình làm việc trơn tru và dễ dàng hịa nhập vào cộng đồng

doanh nghiệp, nhưng các kỹ năng mềm mới là yếu tố giúp bản thân sinh viên nổi bật
hơn so với các ứng viên còn lại và làm việc một cách lâu dài với doanh nghiệp. Trong
xã hội với nhiều người giỏi, những tấm bằng Đại học Giỏi, Khá ngang nhau nhưng
sinh viên vẫn không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, hoặc chỉ làm việc
được một thời gian ngắn vì khơng thể hịa nhập và theo kịp công việc. Kỹ năng mềm
lúc này là rấ cần thiết để các nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

1. Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học KHXH&NV
1.1.

Nhận thức của sinh viên về vai trò của việc phát triển của kỹ năng mềm:

Cơ sở để hình thành và phát triển kỹ năng mềm chính là nhận thức của bản thân
sinh viên về kỹ năng mềm. Nhiều sinh viên trường Đại học, Cao đẳng chưa có nhận
thức đúng đắn về sự cần thiết của kỹ năng mềm hoặc cho rằng kỹ năng mềm là không
cần thiết, không cần phải trau dồi mà thay vì đó học để nắm rõ kiến thức là đủ. Nhiều
bạn sinh viên bỏ nhiều thời gian, công sức để học thêm nhiều bằng cấp, nâng cao
chứng chỉ mà không tham gia các hoạt động ở trường, hoạt động tập thể v.v... Điều
này, làm sinh viên khơng có cơ hội cọ xát, trải nghiệm để phát triển bản thân, mà kỹ
năng mềm phải trau dồi qua trải nghiệm vậy nên, bộ phận sinh viên này thiếu kinh
nghiệm và kỹ năng không đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhà tuyển dụng.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh năm 2020 tại Đại học Quốc Gia Hà Nội,
những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên có 16 kỹ năng chính, trong đó kỹ năng
ngoại ngữ được cho là “Rất quan trọng”, tiếp theo đó là kỹ năng giao tiếp và tư duy
sáng tạo.


Hình 1. Biểu đồ về sự cần thiết các kỹ năng mềm cho Sinh viên ĐHQGHN [9]


Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên Đại học KHXH&NV về vai trò và sự cần thiết
của kỹ năng mềm, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát sinh viên từ năm nhất đến
năm tư về kỹ năng mềm.
Về nhận thức đối với vai trò của kỹ năng mềm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1. Nhận thức về vai trò của kỹ năng mềm của sinh viên Đại họcKHXH&NV
STT

Hiểu biết về KNM

Phần trăm

1

Rất cần thiết

55%

2

Bình thường

30%

3

Khơng cần thiết


15%

Kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số sinh viên ở trường Đại học KHXH&NV đã
nhận thức được sự thiết yếu của kỹ năng mềm. Về lý do tại sao kỹ năng mềm lại quan
trọng, các sinh viên cũng đưa ra một số câu trả lời, trong đó nhiều nhất: “Kỹ năng
mềm giúp làm việc dễ dàng và thành công” và “ kỹ năng mềm giúp tìm kiếm và có
được các cơng việc lương cao”.
1.2.

Trình độ kỹ năng mềm của sinh viên Đại học KHXH&NV

Cũng theo khảo sát, những kỹ năng mềm được các bạn sinh viên tích cực trau dồi
theo thứ tự là: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng sáng tạo.

Những kỹ năng mềm sinh viên tự tin nhất
5
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0

Kỹ năng thuyết
trình


Kỹ năng làm việc
nhóm

Kỹ năng giao tiếp

Những kỹ năng mềm sinh viên tự tin nhất

Kỹ năng sáng tạo

.

Biểu đồ 1. Những kỹ năng mềm sinh viên Đại học KHXH&NV cảm thấy tự tin nhất


Nhìn vào kết quả khảo sát, ta thấy rằng kỹ năng thuyết trình là kỹ năng đứng
đầu, sau đó là kỹ năng giao tiếp. Tại môi trường học tập tại trường, sinh viên thường
xuyên được luyện tập thuyết trình tại lớp. Việc thuyết trình khơng chỉ giúp luyện tập
kỹ năng giao tiếp, nói trước đám đơng mà cịn giúp sinh viên tự tin hơn khi trình bày
quan điểm của mình. Ở các vị trí tiếp theo là kỹ năng làm việc nhóm và sáng tạo. Làm
việc nhóm là một trong những kỹ năng dễ rèn luyện nhất, bởi vì trong mơi trường học
tập, việc làm bài tập nhóm hay trong các hoạt động trường lớp, giao tiếp và làm việc
chung với nhiều người là điều đương nhiên, thông qua các hoạt động này, sinh viên có
thể tự trau dồi kỹ năng của mình và xây dựng mối quan hệ cá nhân...
1.3.

Nguyên nhân hạn chế của việc phát triển kỹ năng mềm

Trong thế giới CNH-HDH, mọi mặt của đời sống xã hội cũng phát triển, giáo dục
đào tạo tiến bộ và tạo nhiều điều kiện cho sinh viên học tập, tuy nhiên vẫn khơng thể

tránh khỏi những thử thách, khó khăn gây ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm
của sinh viên. Trong đó, phải kể đến:
Kỹ năng mềm vẫn được đánh giá thấp hơn so với kiến thức và kỹ năng chuyên
môn. Như người nghiên cứu đã nêu ở phần I, nếu đặt lên bàn cân so sánh giữa kỹ năng
mềm, kiến thức và kỹ năng cứng, thì kỹ năng mềm có vai trị nền tảng giúp sinh viên
phát huy được kiến thức và trình độ chun mơn của mình. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm
có vai trị thiết yếu trong việc giúp sinh viên định vị và phát triển bản thân trong xã
hội.
Kỹ năng mềm chưa thật sự được ngành giáo dục quan tâm. Việc tích lũy kinh
nghiệm và trải nghiệm là yếu tố giúp cho sinh viên nâng cao trình độ kỹ năng mềm,
tuy nhiên, sinh viên vẫn cần được giảng dạy và hướng dẫn từ các chương trình học
chất lượng cao. Trong quá trình học tập, sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ thầy
cơ và những người đi trước để trau dồi bản thân.
Mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, tuy nhiên ý thức rèn
luyện và ứng dụng vào thực tế của sinh viên chưa cao. Theo khảo sát, mặc dù sinh
viên Đại hoc KHXH&NV đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, nhưng
vẫn có bộ phận sinh viên vì nhận thức chưa đủ và đúng nên sinh ra tâm lý thờ ơ, thiếu


kiên nhẫn và quyết tâm để trau dồi kỹ năng mềm của mình, một bộ phận sinh viên lại
cảm thấy mặc dù được học ở trường nhưng chưa áp dụng được nhiều trong thực tiễn,
trong nhiều kỹ năng mềm, sinh viên vẫn chưa biết được đâu là kỹ năng cần thiết để bổ
sung cho bản thân.
Chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng mềm: hiên nay tuy đã có một số chương
trình học tích hợp rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm, tuy nhiên sinh viên chưa có
nhiều cơ hội để rèn luyện những kỹ năng qua hoạt động thực tiễn, ngoại khóa...
2. Thực trạng vấn đề liên quan đến việc đào tạo phát triển kỹ năng mềm của
sinh viên trường Đại học KHXH&NV:
2.1.


Thực trạng về việc giáo dục đào tạo phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên

Nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc đang dần chú trọng hơn vào việc
đào tạo phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thế hệ mới, tích hợp các phương pháp
rèn luyện kỹ năng mềm vào công tác giảng dạy và học tập.
Sau đây, người nghiên cứu sẽ điểm qua một số chương trình đào tạo kỹ năng mềm
của các trường đại học dựa theo báo cáo của các tác giả Nguyễn Tấn Thanh, Trịnh
Ngọc Ái, Cao Gia Bảo của Trường Đại học Trà Vinh.
Tại trường Đại học Kinh tế Tài chính HCM – UEF, những kỹ năng mềm được lồng
ghép khéo léo, linh hoạt vào chương trình học chính khóa và các hoạt động ngoại
khóa. Vì các ngành nghề đặc thù tại UEF thiên về kinh tế, kinh doanh, quan hệ công
chúng... nên trường chú trọng tập trung phát triển những kỹ năng mềm như: kỹ năng
lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng xây dựng thương hiệu... [10]
Tại trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) là một trong số ít các trường đại học
tại Việt Nam chính thức đưa Kỹ năng mềm vào chuẩn đẩu ra đối với sinh viên hệ
chính quy kể từ năm học 2016-2017. Bên cạnh đó, vào 15/8/2018, BVU chính thức
quyết định thành lập Trung tâm Phát triển Kỹ năng mềm, tên gọi tắt là SDC (Soft
Skills Development Center). Chương trình KNM được SDC thiết kế linh hoạt, gắn với
thực tiễn theo hướng quốc tế hóa; giúp sinh viên từ năm đầu đã sớm xác định được
mục tiêu, động lực học tập đúng đắn, phù hợp; nâng cao kĩ năng giao tiếp, xử lý tình
huống... [10]


2.2.

Tổng quan về chương trình đào tạo kỹ năng mềm của trường ĐH
KHXH&NV

2.2.1. Đặc điểm chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên
Trường Đại học KHXH&NV với sứ mệnh giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao trong ngành Khoa học xã hội và nhân văn đã chú trọng công tác phát triển
kỹ năng mềm cho sinh viên từ bậc năm nhất trong bối cảnh CNH-HDH và hội nhập
quốc tế.
Về chương trình đào tạo giáo dụng kỹ năng mềm cho sinh viên. Trường Đại học
KHXH&NV đang rất chú trọng vào việc giáo dục đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên
để có được nguồn đào tạo chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của xã hội, giúp rèn
luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên. Các nội dung, hình thức học tập của sinh viên
được tích hợp các phương pháp giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm. Trong quá
trình học tập, sinh viên được tiếp cận với nhiều tình huống thực tế, được hướng dẫn để
đưa ra hướng giải quyết hiệu quả. Tại trường ĐH KHXH&NV, chứng chỉ kỹ năng
mềm là một trong những điều kiện để cơng nhận tốt nghiệp, vì vậy sinh viên bắt buộc
phải học các lớp học về Kỹ năng bổ trợ, sinh viên được chọn học 3/10 kỹ năng mềm
phù hợp với ngành học và yêu cầu của đơn vị đào tạo là: kỹ năng giao tiếp hiệu quả,
kỹ năng phỏng vấn tìm việc thành cơng, bí quyết cân bằng cuộc sống, kỹ năng thuyết
trình ấn tượng, bí quyết quản lý thời gian hiệu quả, sử dụng “trí tuệ cảm xúc” trong
công việc, kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính cơ bản. [8] Về hình thức học, sinh
viên được kếp hợp hai hình thức: học online và học 1 buổi trên lớp. Học online với
mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng cơ bản, kết hợp với bài
kiểm tra đánh giá để tổng kết kiến thức cho sinh viên. Với 1 buổi học trên lớp, sinh
viên được trực tiếp thảo luận và giải quyết về các tình huống xảy ra trong thực tế. Với
phương pháp giảng dạy linh hoạt, hệ thống bài giảng tài liệu trong bộ học liệu “Các kỹ
năng mềm trực tuyến chuẩn quốc tế”, sinh viên tham gia lớp học được trang bị đầy đủ
kiến thức để tiếp tục rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của bản thân. Tuy nhiên,
hạn chế là lớp học vẫn mang tính hình thức, lý thuyết cao, số lượng buổi học thực tế
cịn ít, vậy nên sinh viên phải chủ động rèn luyện thông qua các hoạt động ngoại khóa.
2.2.2. Đặc điểm hoạt động phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên


Hiện nay, sinh viên trường ĐH KHXH&NV chủ yếu rèn luyện kỹ năng mềm qua
hoạt động ngoại khóa, trường cũng chú trọng tổ chức nhiều cuộc thi, chương trình,

thành lập các Câu lạc bộ, hội nhóm để giúp sinh viên có cơ hội học hỏi và ứng dụng kỹ
năng mềm vào thực tiễn.
Các câu lạc bộ tại trường rất đa dạng và có rất nhiều hoạt động để đáp ứng nhu cầu
của sinh viên như câu lạc bộ võ thuật, câu lạc bộ khởi nghiệp, câu lạc bộ kỹ năng. Có
thể nói, tuy khơng nằm trong chương trình chính khóa song hoạt động của các CLB
trong môi trường đại học đã góp phần tạo sân chơi lành mạnh, năng động cho các bạn
sinh viên. Các CLB giúp tạo sức lan tỏa, thêm động lực để sinh viên học tập hiệu quả
hơn. Đồng thời giúp các bạn trang bị kỹ năng mềm cần thiết, làm hành trang để tự tin
bước vào công việc, sự nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường. [11]

Hình 2. Các câu lạc bộ trực thuộc Trường ĐH KHXH&NV
Ngồi ra, trường cịn tổ chức nhiều lớp học đào tạo kỹ năng mềm, các buổi tọa
đàm, cuộc thi để định hướng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên như: Chương trình
“Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0” năm 2019 nhằm tổ chức các lớp học đào tạo kỹ năng
mềm, kỹ năng số và kỹ năng kinh doanh cho sinh viên...
Mặc dù đã triển khai việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, quy định
ngưỡng đầu ra về kỹ năng mềm, tuy nhiên thực tế vẫn cho thấy sinh viên ra trường vẫn


khó tìm được việc làm phù hợp với chun mơn, vì thiếu nhiều kỹ năng cần thiết cho
cơng việc mà không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, vì thiếu
nhận thức, và ý thức rèn luyện kỹ năng mềm mà các thiếu những kỹ năng quan trọng
như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, không tham gia nhiều hoạt động nên chưa xây dựng và
phát triển mối quan hệ với những người xung quanh... Vì vậy, cần thiết phải có những
giải pháp để xây dựng chương trình phát triển kỹ năng mềm hiệu quả hơn cho sinh
viên ĐH KHXH&NV.




×