Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bàn về chế độ hạch toán dự phòng giảm giá trong doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.13 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán tài chính chính là các công cụ giúp các nhà quản lý thấy
được thực trạng quá trình kinh doanh bằng số liệu cụ thể,chính xác và khoa
học.Kế toán tài chính bao gồm rất nhiều các nội dung:Hạch toán tài sản cố
định,hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ,hạch toán thành
phẩm,tiêu thụ thành phẩm,hạch toán các nghiệp vụ đầu tư tài chính và dự
phòng,hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận…Hạch toán các nghiệp vụ
dự phòng là một phần nội dung quan trọng của kế toán tài chính.
Trong kinh doanh để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về
tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan giảm
giá vật tư,hàng hóa,giảm giá các khoản đầu tư tài chính hoặc thất thu các
khoản nợ phải thu có thể phát sinh…doanh nghiệp cần và thực hiện chính
sách dự phòng giảm giá trị thu hồi của vật tư,tài sản,tiền vốn trong kinh
doanh.Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế
chưa thực chi vào chi phí kinh doanh,chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo
cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra
trong niên độ liền sau.Dự phòng làm tăng tổng số cho phí,do vậy nó đồng
nghĩa với sự tạm thời giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo-niên độ lập dự
phòng
Vấn đề dự phòng chỉ thực sự được quan tâm từ khi nền kinh tế Việt
Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường do đó nó còn khá mới mẻ đối với
các doang nghiệp của Việt Nam.Những quy định kế toán hiện hành của bộ tài
chính đối với phương pháp kế toán các loại dự phòng vẫn còn nhiều bất cập
và thiếu sót chưa phản ánh bản chất thật sự của dự phòng.
Vì những lý do trên nên em chọn đề tài “BÀN VỀ CHẾ ĐỘ HẠCH
TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM”
Nội dung bài viết của em gồm 3 phần
-Phần I:Những nội dung kinh tế cơ bản về dự phòng giảm giá
-Phần II: Phương pháp hạch toán
-Phần III:Hoàn thiện chế độ tài chính và kế toán dự phòng giảm giá


Do còn nhiều hạn chế về trình độ và kinh nghiệm nên bài viết của em
không thể tránh khỏi thiếu sót.Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy
giáo để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Phần I:Những nội dung kinh tế cơ bản về dự phòng giảm giá
1.1.Khái niệm,bản chất
Dự phòng:Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian
Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế
chưa thực chi vào chi phí kinh doanh,chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo
cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra
trong niên độ liền sau.Dự phòng làm tăng tổng số chi phí do vậy nó đồng
nghĩa với sự tạm thời giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo-niên độ lập dự
phòng
1.2.Phân loại
Dự phòng giảm giá gồm có 3 loại:Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài
chính,dự phòng giảm giá hàng tồn kho,dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính:Là dự phòng phần giá trị bị
tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá và giá
trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp
đang đầu tư bị lỗ
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do
giá vật tư,thàng phẩm,hàng hóa tồn kho bị giảm giá(bao gồm cả hàng tồn kho
bị hư hỏng,kém phẩm chất,lạc hậu mốt,lạc hậu kĩ thuật,lỗi thời ,ứ đọng,chậm
luân chuyển,sản phẩm dở dang,chi phí dịch vụ dở dang)
Dự phòng nợ phải thu khó đòi:Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của
các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán,nợ phải thu chưa quá hạn thanh
toán nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh
toán.
Để lập dự phòng và ghi nhận vào chi phí của niên độ báo cáo,doanh
nghiệp cần tuân thủ những điều khoản quy định của chế độ tài chính hiện
hành về những điếu kiện lập dự phòng.

Phương pháp xác định dự phòng cần lập hay đã lập cần hoàn nhập được
áp dụng riêng cho mỗi đối tượng dự phòng
1.3.Chứng từ và sổ sách
1.3.1.Chứng từ
Chứng từ gồm: phiếu xuất kho,phiếu nhập kho,biên bản kiểm nghiệm vật
tư,hàng hóa,sản phẩm,hóa đơn bán hàng,hóa đơn GTGT của doanh
nghiệp,phiếu thu
1.3.2.Sổ sách
-Ghi sổ chi tiết TK 129,139,159,229,415,515,632,635,642,711
-Ghi sổ cái các TK 129,139,159,229,415,515,632,635,642,711 theo các hình
thức sổ khác nhau:
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Sổ cái
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Sổ quỹ
Sổ chi tiết
TK129,139,159,229
Chứng từ kế toán
Nhật ký sổ cái
Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp – chi tiết
Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
Chứng từ kế toán
Báo cáo kế toán
Nhật ký chung
Sổ cái TK
129,139,159,229
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp – chi tiết
Sổ chi tiết TK
129,139,159,229
Nhật ký đặc biệt

Chứng từ kế toán
Báo cáo kế toán
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK
129,139,159,229
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp – chi tiết
Sổ chi tiết TK
129,139,159,229
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ:
1.4.Vai trò và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Các khoản dự phòng làm thay đổi báo cáo tài chính của doanh nghiệp,làm
cho bảng cân đối kế toán phản ánh chính xác hơn giá trị thực tài sản của
doanh nghiệp giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn đúng về điều kiện kinh
doanh của doanh nghiệp
Ngoài ra nó còn giúp tạo lập được quỹ tiền tệ đáng nhẽ đã phân chia để
có thể bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh ở niên độ sau
Phần II: Phương pháp hạch toán
2.1.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
2.1.1.Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế
toán năm
Chứng từ kế toán
Báo cáo kế toán
Bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái TK 129,139,159,229

Bảng tổng hợp – chi tiết
Sổ chi tiết TK
129,139,159,229
Bảng kê
Doanh nghiệp không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ trong
tương lai
2.1.2.Phương pháp xác định dự phòng
Dự phòng và hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính với
mục đích đề phòng về tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có
thể bị giảm giá khi thu hồi,chuyển nhượng,bán;giá trị các khoản đầu tư tài
chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ để xác
định giá trị thực tế của các khoản đầu tư tài chính khi lập báo cáo”Bảng cân
đối kế toán”.
Trên cơ sở đó phương pháp xác định dự phòng giảm giá chứng khoán:Số
dự phòng phải lập cho niên độ liền sau niên độ báo cáo được tính toán trên 2
căn cứ:thực tế diễn biến giá chứng khoán xảy ra trong niên độ báo cáo(niên
độ N) và dự báo giá thị trường chứng khoán doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ
xảy ra trong năm liền sau(năm N+1).Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác
định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước công việc sau.
Bước 1:Kiểm kê số chứng khoán hiện có theo từng loại.
Bước 2:Lập bảng kê chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào,đối chiếu với
giá trị thị trường vào ngày kiểm kê(ngày cuối niên độ báo cáo-niên độ xảy ra
việc trích lập dự phòng)
Bước 3:Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo loại chứng khoán nào
có mức giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời điểm mua
vào của chứng khoán.
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng
giảm giá đầu tư
chứng khoán

=
Số lượng chứng
khoán bị giảm giá
tại thời điểm lập báo
cáo tài chính
x
Giá chứng
khoán hạch
toán trên sổ
kế toán
-
Giá chứng
khoán thực
tế trên thị
trường
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu
tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng
hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ
hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
Những chứng khoán không được phép mua,bán tự do trên thị trường
thì doanh nghiệp không được phép lập dự phòng giảm giá
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Đối với các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là
đơn vị thành viên,công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,công ty trách
nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở nên,công ty cổ phần,hợp danh,liên doanh,liên
kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ
chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ(trừ trường hợp lỗ theo kế
hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư
Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư
và tính theo công thức sau:

Mức dự
phòng tổn
thất các
khoản
đầu tư tài
chính
=
Vốn góp
thực tế của
các bên tại tổ
chức kinh tế
- Vốn chủ
sở hữu
thực có
x
Vốn đầu tư của doanh
nghiệp
Tổng vốn góp thực tế
của các bên tại tổ chức
kinh tế

×