Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phân tích các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng tmcp pg bank chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.81 KB, 46 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK) CHI NHÁNH HÀ NỘI.........2
1.1 Những thông tin chung về PG Bank Hà Nội....................................................2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ..........................................................................................5
1.3 Các sản phẩm dịch vụ chính của PG Bank Hà Nội.........................................6
1.3.1 Khách hàng cá nhân...........................................................................................7
1.3.2 Khách hàng Doanh Nghiệp................................................................................8
1.4 Cơ cấu tổ Chức....................................................................................................9
1.4.1 Sơ đồ tổ chức của PG Bank.............................................................................9
1.4.2 Sơ đồ tổ chức của PG Bank Hà Nội..............................................................11
1.4.3 Chức năng của từng phòng ban tại PG Bank Hà Nội.................................11
PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP PG BANK CHI NHÁNH HÀ NỘI...............................................17
2.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh.........................................17
2.2Hoạt động huy động vốn....................................................................................19
2.2.1 Quy trình huy động vốn và phát hành giấy tờ có giá.................................19
2.2.2 Hoạt động huy động vốn................................................................................22
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn......................................26
2.3 Nghiệp vụ tín dụng............................................................................................27
2.3.1 Quy trình cấp tín dụng..................................................................................27
2.3.2 Nghiệp vụ tín dụng.........................................................................................30
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng.................................30
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ..............................................33
2.4 Nghiệp vụ thanh toán..........................................................................................36
2.4.1 Đánh giá kết quả hoạt động thanh tốn...........................................................36


2.4.2 Quy trình tổ chức thanh tốn nội địa, quốc tế và phương tiện thanh toán quốc
tế................................................................................................................................37
2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán...........................................40
PHẦN III: HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VÀ ĐỀ CƯƠNG CỦA ĐỀ TÀI
TỐT NGHIỆP.........................................................................................................42
3.1 Xác định hướng đề tài tốt nghiệp .......................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................43

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

1

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trị rất quan trọng trong

hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non trẻ ở nước ta hiện nay. Hoạt động
của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân
chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Ngân hàng thương
mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bù đắp vào
nơi khan thiếu.
Là một trong những ngân hàng cổ phần thương mại đầu tiên của Việt Nam,
PGBank được biết đến là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao bền vững trong thị
trường tài chính ngân hàng với nhiều chính sách tín dụng và huy động vốn ưu đãi.
Là sinh viên ngành tài chính ngân hàng, bên cạnh được học những kiến thức về
ngành ngân hàng em còn được tham thực tậptại ngân hàng PGBank, tại bộ phận
quan hệ khách hàng chi nhánh Hà Nội.Tại đây em học được những kiến thức thực
tế, những kinh nghiệm làm việc tiếp xúc với khách hàng, các hồ sơ khách hàng vay
vốn. Qua quá trình thực tập tại đây, với những kiến thức trong nhà trường, sự giúp
đỡ của Thầy TS.Đào Thanh Bình và các anh chị trong phòng quan hệ khách hàng
PGBank- chi nhánh Hà Nợi, cùng với những kinh nghiệm tích lũy giúp em hiểu rõ
hơn về ngành ngân hàng đặc biệt là công việc của một chuyên viên khách hàng.
Báo cáo được chia làm 3 phần:
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX(PGBANK)
PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI XĂNG DẦU PETROLIMEX(PGBANK)
PHẦN III: HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VÀ ĐỀ CƯƠNG CỦA ĐỀ TÀI TỐT
NGHIỆP
Bài báo cáo của em là những kiến thức, những hiểu biết mà em học hỏi được
qua quá trình thực tập và hướng dẫn của Thầy.Mặc dù em đã cố gắng hoàn thiện
nhưng vẫn khơng tránh được những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ
của Thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
SV: Nguyễn Bá Nhật Anh


2

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

PHẦN I:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX (PG BANK)
CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 Những thông tin chung về PG Bank Hà Nội


Tên Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex – chi
nhánh Hà nội.



Địa chỉ: Số 11 – Đường Trần Hưng Đạo – Quận Hoàn kiếm - Hà Nội.

 Website: www.pgbank.com.vn


Email:




Loại hình : Doanh nghiệp cổ phần



Ngành nghề: ngân hàng

Lịch sử & Phát triển


Ngày 13/11/1993: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười chính
thức hoạt động theo giấy phép số 0045/NH-GP.



Tháng 7/2005: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Cơng ty
cổ phần Chứng khốn Sài Gịn (SSI) tham gia góp vốn vào Ngân hàng, trở
thành hai cổ đơng lớn với nhiều cam kết hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.



Ngày 12/01/2007: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho chuyển đổi mơ hình hoạt
động thành Ngân hàng TMCP đơ thị theo quyết định số 125/QĐ-NHNN.



Ngày 08/02/2007: Ngân hàng TMCP Nông thơn Đồng Tháp Mười chính
thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, gọi tắt là PG
Bank, theo quyết định số 368/QĐ-NHNN của NHNN




Ngày 26/06/2007 PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Sự
kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia
của PG bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế
trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở
rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.Là chi nhánh đầu tiên

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

3

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

của PG Bank nên chi nhánh Hà Nội được coi là một chi nhánh quan trọng,có
ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển của PG Bank. Ngày 10/10/2007:
Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng


Ngày 12/12/2007: Khai trương chi nhánh Sài Gịn – Chi nhánh đầu tiên ở
phía Nam.



Ngày 17/12/2007: Khai trương chi nhánh Đà Nẵng – Chi nhánh đầu tiên ở

miền Trung.



Ngày 01/01/2008: Triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi i-Flex
(FLEXCUBE) Core Banking



Ngày 11/11/2008: Chính thức cung cấp các hoạt động Thanh toán quốc tế,
thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường nước ngoài



Ngày 06/10/2009: PG Bank được NHNN cấp phép thực hiện giao dịch phái
sinh hàng hóa



Ngày 19/12/2008: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng



Ngày 13/10/2009: Chính thức phát hành Flexicard – Thẻ đa năng kết hợp
đầy đủ hai tính năng ghi nợ và trả trước. Đây cũng là thẻ thanh toán xăng dầu
đầu tiên tại Việt Nam.



Ngày 25/12/2009: Được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho

chuyển Hội sở chính từ Đồng Tháp ra Hà Nội theo Quyết định số 3209/QĐNHNN.



Ngày 22/03/2010: Phát hành thành công 1.000 tỷ trái phiếu chuyển đổi



Ngày 31/12/2010: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng



Tháng 12/2011: Khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn (Hà
Nội)



Năm 2011: Hệ thống Contact Center với một đầu số duy nhất 1900555574 đi
vào hoạt động



Tháng 03/2012: Ra mắt dịch vụ Mobile Banking - dịch vụ ngân hàng điện tử
qua trình duyệt web trên điện thoại di động



Ngày 02/08/2012: Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng




Tháng 05/2013: Ra mắt dịch vụ Flexipay - Chuyển tiền nhanh tại các cây
xăng của Petrolimex trên toàn quốc

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

4

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



GVHD: TS. Đào Thanh Bình

Tháng 06/2013: Ra mắt dịch vụ thẻ Visa Credit
Ngày 22/10/2013 PG Bank chi nhánh Hà Nội chính thức chuyển từ số 79
Bà Triệu Quận Hai Bà Trưng về số 11 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm Hà
Nội



Tính đến ngày 30/9/2013, tổng tài sản cảu PG Bank Hà Nội đạt trên 3.000 tỷ
đồng.



Tháng 12/2013: PG Bank được gia hạn cấp phép hoạt động lên 99 năm kể từ

13/11/1993 theo quyết định sửa đổi nội dung Giấy phép hoạt động của
NHNN

Thành tựu


4 năm liên tiếp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp hạng “Ngân hàng
loại A” (2007-2010)



Vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008” do Thời báo
Kinh tế Việt Nam và cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) bình chọn
trong 6 năm liên tiếp, (2008-2013)



Nhận danh hiệu “Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Việt Nam” do Bộ Công
thương bình chọn năm 2009 và 2013



Nhận danh hiệu "Top 100 Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ tiêu biểu 2010"
do Bộ cơng thương bình chọn



Nhận Bằng khen của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam vì đã thực hiện tốt
chính sách BHXH năm 2011




Nhận “Cờ thi đua phong trào năm 2011” do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội trao
tặng



Nhận bằng khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2009, 2010 do
Bộ Công thương trao tặng



Nhận danh vị "Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam" và "Top 500
Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam" năm 2012 do Công ty Việt Nam
Report xếp hạng

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

5

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Đào Thanh Bình

Nhận danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc 2012" do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam trao tặng


1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Ngân hàng TMCP PG bank – chi nhánh Hà Nội thực hiện đầy đủ các chức
năng nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại gồm có:
Chức năng trung gian tín dụng.
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, đóng vai trị là
cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân
hàng thương mại vừa đóng vai trị là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho
vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho
vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi
vay.
Chức năng trung gian thanh tốn.
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của họ để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM
cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm
chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu,
khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh tốn phù hợp. Nhờ đó mà các
chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp
người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào
đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được
rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh tốn an tồn. Chức năng này vơ hình
chung đã thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tốc độ lưu
chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. 
Chức năng tạo tiền .

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh


6

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với
mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển
của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vơ
hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là
chức năng tín dụng và chức năng thanh tốn. Thơng qua chức năng trung gian tín
dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại
được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ trong khi số dư trên
tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền
giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ… Với chức năng
này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế,
đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ
thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm.
do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh
tế lớn.
Nhiệm vụ :
1.Huy động vốn
2.Cho vay vốn
3.Kinh doanh ngoại hối
4.Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
5.Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo

quy định của Ngân hàng HD bank.

1.3 Các sản phẩm dịch vụ chính của PG Bank Hà Nội.
1.3.1 Khách hàng cá nhân
Sản phẩm tiền gửi:


Tiền gửi thanh tốn thơng thường: là loại hình tiền gửi khơng kỳ hạn được sử
dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

7

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc, lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi,
ủy nhiệm thu…


 Tiền gửi thanh toán lũy tiến là sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn của doanh
nghiệp được hưởng lãi suất bậc thang lũy tiến từng phần trên số dư cuối
ngày. Đây là hình thức tài khoản tiền gửi thanh toán với lãi suất hấp dẫn, phù
hợp cho các doanh nghiệp có dịng tiền ra vào thường xuyên đang tìm kiếm
cơ hội sinh lời cao nhất.




Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà người gửi
tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.



Tiết kiêm tiền lãi trao ngay: là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà quý khách
nhận được tiền lãi ngay tại thời điểm gửi tiền.



Tiết kiệm Online. là dịch vụ sử dụng Internet Banking để gửi tiền từ tài
khoản thanh tốn của mình. Hệ thống sẽ cung cấp cho khách hàng mọi thông
tin cần thiết: lãi suất, kỳ hạn, thời gian đáo hạn, tiền gốc và tiền lãi… để Quý
khách có thể nắm bắt đầy đủ thơng tin cần thiết mà khơng cần phải đến quầy
giao dịch.



Tiết kiệm Tích lũy tương lai (TK TGTLTL): Là loại hình tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn, theo đó khách hàng có thể gửi góp một số tiền cố định theo định kỳ để
có được số tiền mong muốn trong tương lai.

Khách hàng tham gia sản phẩm còn được hưởng quyền lợi bảo hiểm trong
trường hợp khơng may gặp rủi ro.
Sản phẩm tín dụng:
Cho vay bổ sung vốn lưu động

Cho vay vốn kinh doanh trung dài hạn
Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp
Cho vay góp vốn phục vụ sản xuất kinh doanh
Cho vay bất động sản
Cho vay mua xe ô tô
Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm
Cho vay tiêu dùng tín chấp
Ứng trước tài khoản cá nhân
SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

8

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm là thẻ tiết kiệm.
Sản phẩm dịch vụ:


Chi trả định kỳ



Dịch vụ Flexipay - Chuyển tiền nhanh tại các cây xăng của Petrolimex trên
toàn quốc




Dịch vụ thẻ Visa Credit



Chuyển tiền trong nước



Chuyển tiền nước ngồi



Thanh tốn hóa đơn

1.3.2 Khách hàng Doanh Nghiệp
Sản phẩm huy động dịch vụ tài chính:
Tiền gửi thanh tốn
Tài khoản linh hoạt
Tài khoản lãi suất lũy tiến
Tài khoản tiền ký quỹ
Tiền gửi có kỳ hạn
Tài khoản kỳ hạn, rút vốn linh hoạt
Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn
Tài khoản TG tích lũy tự động
Ưu đãi doanh nghiệp:
Chương trình cho vay ưu đãi doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp
phụ trợ
Chương trình tài trợ ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dịch vụ tài chính:
Thu hộ tiền mặt
Chi hộ tiền mặt
Thu tiền hóa đơn
Thanh tốn hóa đơn
Chi hộ lương - hoa hồng
Tài khoản tiền gửi tập trung

Thu NSNN và BL thuế XNK
Dịch vụ khác:

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

9

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

Giao dịch bằng hình thức fax
Thanh tốn hóa đơn tiền điện
Các tiện ích mới trên Internet Banking dành cho Doanh nghiệp
Sản phẩm thanh tốn quốc tế :
Chuyển tiền bằng điện (T/T)
Tín dụng chứng từ (L/C)
Bảo lãnh trong nước


1.4 Cơ cấu tổ Chức
1.4.1 Sơ đồ tổ chức của PG Bank
HIện nay PGBank có tổng 81 chi nhánh và phòng giao dịch nằm tại các tỉnh
thành lớn trên toàn quốc với 1.500 nhân viên. Hội sở chính đặt tai thủ đô Hà Nội

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

10

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

Cơ cấu bộ máy quản lý của PG Bank

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

11

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

1.4.2 Sơ đồ tổ chức của PG Bank Hà Nội

PG Bank – Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp 1, là nơi cung cấp đa dạng các
sản phẩn dịch vụ mọi đối tượng tại địa bàn Hà Nội và các khu vực lân cận.

Ban
giám
đốc chi
nhánh

Phịng
kế tốn
và kho
quỹ

Phịng
tín dụng

Bộ phận
tín dụng

Bộ phận
hỗ trợ
tín dụng

Bộ phận
kế tốn
tổng
hợp

Bộ phận
quỹ


Phịng
hành
chính

Bộ phận
giao
dịch

Bộ phận
kho,
quản lý
tài sản

Bộ phận
bảo vệ,
tạp vụ

1.4.3 Chức năng của từng phòng ban tại PG Bank Hà Nội
1. Ban giám đốc chi nhánh
Mơ hình ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex được áp dụng
theo mơ hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc quản lý toàn bộ các hoạt động kinh
doanh của đơn vị thơng qua việc quản lý các phịng ban, người quản lý cao nhất là
giám đốc. Mơ hình quản lý này đã đảm bảo chế độ một thủ trưởng trong quản trị,
cho phép tổ chức sử dụng hợp lý nguồn lực, giao những quyền hạn trách nhiệm cụ

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

12


MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

thể cho từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tính tối ưu, tính
linh hoạt và có độ tin cậy cao.
Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc là người
quyết định kinh doanh, kí văn bản và các hợp đồng liên quan đến hoạt động của đơn
vị mình. Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó giám đốc kí duyệt một số văn bản,
chứng từ liên quan đến hoạt động của đơn vị trong một phạm vi nhất định.
2. Phịng tín dụng
Các phịng ban có mối quan hệ tương hỗ,hỗ trợ nhau cùng phát triển.Các
trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi hoạt động của mình.Các phịng
ban trực tiếp kinh doanh đồng thời thực hiện chức năng điều hành,tham mưu về
hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho Ban giám đốc và cập nhật mọi số liệu
thông tin giúp cho việc kiểm soát kinh doanh được tốt hơn. Phịng tín dụng gồm 2
bộ phận là bộ phận tín dụng và bộ phận hỗ trợ tín dụng.
3. Bộ phận tín dụng
Đây là nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được để cho vay và thu lợi nhuận thông qua
chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn cho vay. Tín dụng có ý nghĩa quan
trọng đối với tình hình kinh doanh của ngân hàng và đồng thời cũng là nghiệp vụ
chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Việc hạn chế rủi ro tín dụng ln được ngân hàng quan
tâm đặc biệt.
Đứng đầu bộ phận tín dụng là trưởng bộ phận tín dụng. Trưởng bộ phận tín
dụng quản lý các nhân viên của bộ phận mình,chịu trách nhiệm trước cấp trên về
trách nhiệm công việc được giao.Bộ phận tín dụng thực hiện nhiệm vụ chính là :

 Tìm kiếm các hợp đồng tín dụng.
 Xây dựng hệ thống xếp loại và đánh giá khách hàng.
 Thẩm định các hồ sơ tín dụng xin vay vốn.
 Giúp khách hàng thực hiện quy trình xin vay vốn một cách dễ dàng và nhanh
chóng.
 Giám sát q trình sử dụng vốn vay của khách hàng để thu hồi vốn đúng hạn.
 Triển khai các dịch vụ tín dụng mới,các chiến lược kinh doanh mới tới khách
hàng.
SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

13

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

 Quản lý rủi ro tín dụng
 Theo dõi quản lý các khoản vay có vấn đề, phát hiện sớm và xử lý có hiệu
quả nhằm giảm tối đa tổn thất với ngân hàng.
 Quản lý tài sản đảm bảo.
 Tham gia ý kiến trong việc xây dựng các chính sách tín dụng.
4. Bộ phận hỗ trợ tín dụng
Bộ phận hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ kiểm sốt lại các điều kiện cho vay
trong Hồ sơ giải ngân của cán bộ tín dụng sau khi đã được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Khi nhận được Hồ sơ giải ngân, các cán bộ của bộ phận sẽ kiểm tra các điều
kiện trong phê duyệt để hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy trình các nghiệp vụ liên

quan của PG Bank đã được ban hành và có hiệu lực.
Một nhiệm vụ quan trọng của Bộ phận hỗ trợ tín dụng là thẩm định tài sản
đảm bảo. Cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ tiền hành kiểm tra tài sản đảm bảo theo quy định
về nhận từng loại tài sản đảm bảo của PGBank … sau đó làm hồ sơ để hồn thiện
thủ tục định giá và làm thủ tục thế chấp tài sản nhằm đảm bảo an tồn tín dụng cho
PGBank.
Hàng tháng vào ngày 26 (ngày quy định thu gốc lãi), cán bộ hỗ trợ tín dụng
sẽ tiến hành hạch tốn thu gốc và lãi cho các khoản vay tại PGBank.
Ngoài những nhiệm vụ trên, Bộ phận hỗ trợ tín dụng thường xuyên phải làm
các báo cáo phát sinh cho Ban Giám đốc, lãnh đạo Ngân hàng và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam nhằm cập nhật thường xuyên tình hình hoạt động thực tế của
PGBank để có những đánh giá nhận xét và bài học rút ra kịp thời để điều chỉnh, sửa
đổi khi phát sinh sai sót liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng.
5. Phịng kế tốn và kho quỹ
Phịng kế toán và kho quỹ được tổ chức thành các bộ phận giao dịch với
khách hàng như sau : bộ phận kế toán tổng hợp,bộ phận quỹ,bộ phận giao dịch trực
tiếp với khách hàng.Ngồi những nhiệm vụ mang tính chất đặc thù chun mơn thì
phong kế tốn và kho quỹ còn phải thực hiện những nhiệm vụ do ban giám đốc
ngân hàng giao.Đứng đầu phịng kế tốn và kho quỹ là trưởng phòng.Trưởng phòng
là người lãnh đạo mọi hoạt động của phòng theo nguyên tắc một thủ trưởng, và
SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

14

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình


cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về những sai sót
do phịng mình gây ra.
6. Bộ phận kế toán tổng hợp
Đứng đầu là trưởng bộ phận kế toán tổng hợp. Đây là người chịu trách nhiệm
chính về việc phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên cũng như kiểm tra, giám sát,
đôn đốc để công việc được giao hồn thành sớm và có hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ
chính của bộ phận kế tốn tổng hợp là:
 Tổ chức hạch tốn,phân tích tổng hợp các loại tài khoản như tài khoản thanh
toán,tài khoản nguồn vốn,…
 Hạch toán theo chế độ hạch toán báo cáo sổ, theo dõi các tài khoản tiền gửi,
tiền vay của khách hàng theo nguyên tắc kế toán chung và theo quy định của
ngành.
 Tính lãi tiền gửi ,tiền vay,thu các khoản phí dịch vụ.
 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế về hoạt động kinh doanh
của chi nhánh. Từ đó thực hiện các báo cáo phân tích, đua ra các dự báo và
đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp.
 Quản lý và giám sát việc mua sắm.
 Làm các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
7. Bộ phận quỹ
Cũng như bộ phận kết toán tổng hợp, đứng đầu bộ phận quỹ là trưởng bộ
phận – là người chịu trách nhiệm chính về cơng việc được giao. Bộ phận quỹ thu
nhận các chứng từ thu chi tiền mặt từ bộ phận giao dịch và yêu cầu các chứng từ
phải đi kèm với bảng kê phân loại tiền thu chi. Đầu ngày làm việc bộ phận ngân quỹ
sẽ xuất ra một số tiền từ kho tiền và quỹ nghiệp vụ để thực hiện giao dịch chi trả
tiền mặt cho khách hàng, tùy theo dự kiến chi trả trong ngày và số tiền tạm ứng tối
đa không vượt quá số tiền đã mua bảo hiểm nghiệp vụ cho quỹ nghiệp vụ ngoài kho
tiền.
Khi xuất kho thủ quỹ lập bảng kê các loại tiền xuất kho và ghi chép số liệu
vào sổ nhập xuất kho. Nếu trong ngày số tiền ngoài quỹ nghiệp vụ đã sử dụng hết

hoặc khơng đủ chi thì thủ quỹ báo cáo cho các bộ phận quản lý kho xuất một khoản
SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

15

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

tiền cho bộ phận ngân quỹ. Nếu số tiền quá lớn và vượt quá mức mua bảo hiểm thì
phải làm thủ tục nhập kho trước rồi sau đó mới xuất cho bộ phận ngân quỹ.
Cuối ngày làm việc toàn bộ số tiền trong quỹ nghiệp vụ sẽ được mang hết vào
kho, thủ quỹ lập bảng kê nhập kho, dựa trên số liệu đã ghi chép để xác định tồn quỹ,
kết số quỹ, làm thủ tục kết thúc các giao dịch trong ngày.
8. Bộ phận giao dịch
Đứng đầu cũng là trưởng bộ phận giao dịch. Bộ phận giao dịch bao gồm đội
ngũ nữ nhân viên trẻ, nhiệt tình, tận tâm với cơng việc nhằm hướng dẫn, giúp đỡ
khách hàng một cách chu đáo nhất khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
Các nhân viên ở bộ phận này cần đòi hỏi khá cao về mặt hình thức, cách ứng
xử so với các bộ phận khác, bởi đây là bộ mặt của ngân hàng. Dịch vụ khách hàng
có tốt thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường.Nhiệm vụ chính của bộ phận
giao dịch :
 Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng
 Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện cơng tác chăm sóc khách hàng
qua đó tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng
dịch vụ.
 Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp, hướng dẫn

khách hàng các hồ sơ thủ tục liên quan, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, kí
các hợp địng cung cấp dịch vụ (nếu có), chuyển hồ sơ cung cấp dịch vụ sang
các phòng ban chịu trách nhiệm xử lý.
 Thực hiện các nghiệp vụ chuyển khoản, thanh toán, thu hộ, chi hộ,…
 Thực hiện, triển khai, hướng dẫn công tác thực hiện các chiến dịch mới về
huy động vốn, cho vay, … của ngân hàng.
9. Phịng hành chính
Phịng hành chính khơng thực hiện các nghiệp vụ chun mơn, trực tiếp kinh
doanh của ngân hàng mà làm những công việc để cho chi nhánh có thể hoạt động có
hiệu quả. Phịng hành chính gồm hai bộ phận là bộ phận kho,quản lý tài sản và bộ
phận bảo vệ,tạp vụ. Trưởng phịng hành chính là người chịu trách nhiệm trước giám
đốc chi nhánh về cơng việc của phịng, là người trực tiếp phân công, giao việc, kiểm
tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

16

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

10. Bộ phận kho, quản lý tài sản
Nhiệm vụ chính của bộ phận kho, quản lý tài sản là thống kê, bảo quản, sửa
chữa những tài sản thuộc sở hữu của chi nhánh. Nói cách khác là quản lý tài sản về
mặt hiện vật của chi nhánh, bao gồm văn phong làm việc, cơ sở vật chất, kĩ thuật,
phương tiện vận tải, công cụ lao động, văn phong phẩm và các tài sản khác.Ngồi ra
bộ phận cịn thực hiện cơng tác văn phong,quản lý con dấu, quản lý công văn đi

đến, cơng tác thư kí, in ấn,văn thư, lưu trữ, tiếp tân, …và làm những công việc khác
khi được ban giám đốc chi nhánh giao cho.
11. Bộ phận bảo vệ, tạp vụ
Bộ phận bảo vệ, tạp vụ làm công việc quét dọn văn phịng, trơng xe của
khách hàng cũng như nhân viên chi nhánh, giữ gìn an ninh trật tự tại chi nhánh,
tránh các trường hợp gây mất trật tự trị an nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động
của ngân hàng và khách hàng đến giao dịch, quản lý các phương tiện vận chuyển
phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo và cán bộ nhân viên của chi nhánh.
Trong q trình hoạt động,các phịng ban sẽ phải phối hợp với nhau một cách
chặt chẽ, đồn kết trong cơng việc để bộ máy làm việc của chi nhánh được hoạt
động thông suốt và đạt hiệu quả cao

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

17

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

PHẦN II
PHÂN TÍCH CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP PG BANK CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Bảng cân đối kế tốn của PGBank – Chi nhánh Hà Nợi
( Đơn vị: đồng).
Chỉ tiêu


31/12/2011
Số tiền

31/12/2012
Tỷ trọng

103,741,864,93
Tiền mặt
Cho khách
hàng vay
Tài sản cố
định
khác
tài
gửi

giấy tờ có
giá
Các khoản
nợ khác

3,458,062,164,36

nợ

Vốn chủ sở
hữu
tài


1.30%

77,740,923,492

1.70%

-69.32%

144.27%

96.10%

1,285,269,451,130

52.50%

732,676,192,939

16.02%

-61.32%

-42.99%

0.20%

4,896,264,576

0.20%


0

0.00%

0.70%

1,123,692,720,131

45.90%

3,753,514,705,993

99.16%

4,522,692,549,009

1.30%

0

0.00%

46.75%

20,647,455,332

100.00%
0.00%

0


100.00%

-29.21% -100.00%

82.08% 4542.12%

2,425,036,700,247

1,616,784,127,04

9

31,825,719,742

51.95%

7

3,458,062,164,36

Tỷ trọng 12/11(%) 13/12(%)

4,572,995,499,504 100.00%

44,954,808,13

9

Số tiền


2,445,684,155,579 100.00%

1,796,323,229,18

3,458,062,164,36

Tỷ trọng

Chênh lệch

3.00%

100.00%

6

phải trả

sản nợ

24,206,435,15

7

Phát hành

Tổng

6,916,124,32


9

KH

Tổng

9

1

sản có
Tiền

3,323,197,739,95

9

Tài sản có
Tởng

1

Sớ tiền

31/12/2013

234.03%

-29.28%


86.98%

98.90%

35.00%

86.50%

0

0.00%

-100.00%

 

0.84%

50,302,950,495

1.10%

-98.72%

143.63%

2,445,684,155,579

100.00%


4,572,995,499,504

100.00%

-29.28%

 

0

0.00%

 

0.00%

 

 

4,572,995,499,504 100.00%

-29.28%

86.98%

2,445,684,155,579 100.00%

(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn từ năm 2011-2013 PGBank – Chi nhánh Hà Nội)

Về tài sản có:

Năm 2012 tổng tài sản có giảm 29.28% so với năm 2011 chứng tỏ quy mô của
chi nhánh giảm. Nguyên nhân có thể thấy là do cho vay khách hàng giảm tương đối
lớn 61.32% trong khi cơ cấu của nó trong tài sản có tài sản có lại chiếm tỷ trọng

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

18

MSV: 20104523


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Đào Thanh Bình

cao cụ thể năm 2011 là 96.1% và năm 2012 là 52.5%. Năm 2013 quy mô chi nhánh
tăng 201.8% nguyên nhân chủ yếu là do tài sản có khác chiếm tỷ trọng lớn tăng
234.03%. Tài sản có khác chiếm 45.9% vào năm 2012 nhưng sang năm 2013 tăng
lên 82.08 %. Qua bảng trên ta cũng thấy tiền mặt của ngân hàng chiếm tỷ trọng
tương đối nhỏ so với tài sản có.
Về tài sản nợ:

Năm 2012 quy mô tài sản nợ của PG Bank – Chi nhánh Hà Nội giảm 29.28%
so với năm 2011 tăng . Nguyên nhân là do các khoản nợ khác của ngân hàng chiếm
tỷ trọng lớn nhưng lại giảm mạnh ( giảm 98.72%). Qua 3 năm, tiền gửi của khách
hàng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn về cơ cấu tài sản nợ: tăng từ 51.95% lên
98.9% vào năm 2013. Qua đó cũng cho thấy nguồn vốn của ngân hàng khá dồi dào.
Tài sản nợ năm 2013 tăng 86.98% so với năm 2012 là do tiền gửi của khách hàng

chiếm tỷ trọng lớn tăng 86.50%.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGBank – Chi nhánh Hà Nội
( Đơn vị: đồng).
Khoản mục

Năm 2011
Số tiền

Năm 2012

Tỷ trọng

Số tiền

Năm 2013
Tỷ trọng

Số tiền

12/11(%)

Tỷ trọng

13/12(%)

Thu từ hoạt
động tín dụng

388,417,394,490


79.81%

21,650,942,073

51.58%

21,650,942,073

76.17%

-94.43%

0.00%

Thu từ hoạt
động dịch vụ

44,044,946,523

9.05%

8,184,463,044

19.50%

2,728,154,348

9.60%

-81.42%


-66.67%

Thu từ hoạt
động
kinh
doanh
ngoại
hối

52,744,946,523

10.84%

11,312,287,110

26.95%

3,770,762,370

13.27%

-78.55%

-66.67%

Thu nhập khác

1,500,000,000


0.31%

827,851,240

1.97%

275,950,413

0.97%

-44.81%

-66.67%

486,707,287,536

100.00%

41,975,543,467

100.00%

28,425,809,205

100.00%

-91.38%

-32.28%


Chi phí dự
phòng RR tín
dụng

76,693,259,173

60.86%

90,710,838,517

66.60%

30,236,946,172

66.60%

18.28%

-66.67%

Chi Phí quản
lý kinh doanh

49,316,580,052

39.14%

45,501,390,816

33.40%


15,167,130,272

33.40%

-7.74%

-66.67%

Tổng chi trước
thuế

126,009,839,225

100.00%

136,212,229,333

100.00%

45,404,076,444

100.00%

8.10%

-66.67%

Lợi
nhuận

trước thuế

360,697,448,311

 

-94,236,685,866

  -16,978,267,240

 

-126.13%

-81.98%

Lợi nhuận sau
th́

274,130,060,717

 

-94,236,685,866

  -16,978,267,240

 

-134.38%


-81.98%

Tởng thu

( Nguồn: báo cáo thu nhập- chi phí PGBank – Chi nhánh Hà Nội năm 2011

SV: Nguyễn Bá Nhật Anh

19

MSV: 20104523



×