Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: NHỮNG NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÀ TÂM CHÂU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: NHỮNG NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÀ TÂM CHÂU SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ


2


LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÀ TÂM CHÂU VÀ SẢN PHẨM
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY.................................................................................. 5
1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TRÀ TÂM CHÂU.................................5
2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU................................................... 6
CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TRÀ CỦA CÔNG TY TRÀ TÂM CHÂU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ....................8
1. Đặc điểm ngành trà Việt Nam............................................................................. 8

1.1. Sự ổn định của ngành:..................................................................................... 8
1.2. Dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành................................................ 8
1.3. Sự biến động theo chu kỳ hay theo mùa:......................................................... 9
1.4. Mức độ rủi ro:................................................................................................. 9
1.5. Mức độ cạnh tranh ngành.............................................................................. 10
2. Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ............................................................................. 10
2.1. Khách hàng................................................................................................... 10
2.2. Quy mô và đặc điểm thị trường..................................................................... 11
2.3. Sản phẩm....................................................................................................... 11


2.4. Cạnh tranh..................................................................................................... 12
2.5. Các quy định pháp lý liên quan đến mặt hàng chè........................................ 13
3. Đặc điểm thị trường trong nước....................................................................... 14
3.1. Môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi và sự hỗ trợ của chính phủ................14
3.2. Nhu cầu trong nước....................................................................................... 15
3.3. Môi trường kinh tế thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu........15
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU TRÀ CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ...............18
1. Nâng cao chất lượng chè và vệ sinh an tồn thực phẩm................................. 18
1.1. Về phía doanh nghiệp.................................................................................... 18
1.2. Về phía người trồng chè................................................................................ 18
2. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng chè có giá trị cao.....18
2.1. Về phía doanh nghiệp.................................................................................... 18
2.2. Về phía người trồng chè................................................................................ 19
3. Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường Mỹ...........19
KẾT LUẬN................................................................................................................ 20

3


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã được liệt kê là một trong năm quốc gia đứng đầu về sản lượng chè xuất
khẩu trên tồn cầu. Tuy nhiên, do chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế nên
xuất khẩu chè của Việt Nam có nhiều biến động. Trên cả nước đã có khoảng 125.000 ha
trồng chè và đến nay, chè Việt Nam đã có mặt ở hơn 100 nước ngồi và thị trường sản
phẩm chè cũng đang có tiềm năng phát triển, do mức độ tiêu thụ chè không ngừng tăng
trong suốt nhiều năm qua. Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 7 và là thị trường
cung cấp chè đen lớn thứ 6 cho Mỹ. Trị giá nhập khẩu chè của Mỹ từ thị trường Việt Nam
đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nguồn cung chính. Bên cạnh đó, nơng sản của Việt
Nam và Mỹ mang tính bổ trợ cho nhau chứ khơng phải cạnh tranh. Vì thế, nơng sản tại

Việt Nam khi đặt chân tới Mỹ có rất nhiều lợi thế. Là 1 trong 5 thị trường này dẫn đầu về
trị giá nhập khẩu chè trên toàn cầu, ở Mỹ, nhu cầu tiêu thụ trà của người dân rất cao. Hơn
nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam luôn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của
các cơ quan chính phủ. Do đó, ngành chè Việt Nam có rất nhiều cơ hội để có thể phát triển
mạnh mẽ hơn tại thị trường Mỹ đầy tiềm năng này. Hơn 20 năm qua, Công ty Tâm Châu
vẫn là một trong những doanh nghiệp tâm huyết nhất với cây trà, đi đầu trong việc phát
triển ngành nông nghiệp đặc trưng của Lâm Đồng. Với định hướng phát triển không
ngừng mở rộng thị trường và sản phẩm xuất khẩu, trở thành thương hiệu trà xuất khẩu có
uy tín trên thế giới. Tâm Châu đang tiến tới mở rộng các thị trường khó tính mà cụ thể là
Mỹ. Từ những lí do trên đây, chúng em lựa chọn Tâm Châu là doanh nghiệp xuất khẩu trà
tiêu biểu cho Việt Nam để phân tích những yếu tố tác động đến con đường xuất khẩu trà
sang thị trường Mỹ.

Dựa vào số liệu thực tế và từ kiến thức đã được học cũng như những hiểu biết của
bản thân, trong bài tiểu luận này, chúng em muốn đề cập đến chủ đề: “Những nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trà của công ty Trà Tâm Châu sang thị trường
Mỹ” nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về những thuận lợi và thách thức mà doanh
nghiệp xuất khẩu chè nói chung cũng như Tâm Châu nói riêng có thể gặp phải trên con
đường tiếp cận người tiêu dùng sống ở Mỹ. Từ đó, cung cấp những khuyến nghị dành
cho doanh nghiệp cũng như những người nông dân trồng chè để giảm thiểu rủi ro và
tận dụng thuận lợi khi xuất khẩu sang Mỹ.
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và kinh
nghiệm cịn hạn chế, nên khơng tránh khỏi có những sơ sót. Chúng em rất mong được
sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của các thầy để bài tập này được hoàn thành.

4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÀ TÂM CHÂU VÀ SẢN PHẨM
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TRÀ TÂM CHÂU
Giới thiệu về công ty Trà Tâm Châu
 Doanh nghiệp: Công ty TNHH Tâm Châu (tên tiếng Anh Tam Chau Company
Limited)
 Thời gian thành lập: 04/05/1999
 Trụ sở chính: 11 Kim Đồng, P.2, Tx. Bảo Lộc, Lâm Đồng
 Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các loại trà phục
vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Công ty Tâm Châu là doanh nghiệp đột phá trong việc sản xuất thành công trà Oolong
cùng với những sản phẩm trà cao cấp.
Hơn 20 năm qua, Tâm Châu vẫn là một trong những doanh nghiệp tâm huyết nhất với
cây trà, đi đầu trong việc phát triển ngành nông nghiệp đặc trưng của Lâm Đồng. Triết
lý kinh doanh: Lấy chữ tín và sự hài lịng của khách hàng làm hàng đầu. Tên Tâm
Châu mang ý nghĩa “Tấm lòng trong sáng”, “Tâm sáng như ngọc”.
Năng lực chế biến: Các nhà máy có hệ thống máy móc trang thiết bị hoàn thiện, thực
hiện sản xuất theo các quy trình bài bản và kiểm sốt an tồn vệ sinh thực phẩm, chất
lượng.
Kỹ thuật - vận hành: Kinh nghiệm trồng, chế biến và cung ứng cho nhiều thị trường
trong và ngoài nước > 20 năm. Đội ngũ > 200 nhân sự kỹ thuật, thương mại để vận
hành ngành trà, cà phê và thương mại. Hệ thống rất nhiều quy trình và quy chuẩn kỹ
thuật bài bản, chi tiết
Danh hiệu giải thưởng
 Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn
 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt

5


2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
Sản phẩm dự kiến xuất khẩu: Trà đen túi lọc hương thảo mộc.

Tâm Châu hiện sản xuất và cung cấp nhiều dòng sản phẩm trà cho thị trường trong
nước và xuất khẩu: trà Ô long, trà lài, trà xanh , trà đen, và các loại trà túi lọc với
hương vị đậm đà riêng biệt

Thị trường xuất khẩu: Hoa Kỳ
Giới thiệu chung về Hoa kỳ
- Diện tích: 9.8 triệu km2
- Dân số hiện tại của Hoa Kỳ là 335.232.887 người (2022) theo số liệu mới nhất từ
Liên Hợp Quốc.
Hoa Kỳ, gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm hồn
tồn trong Tây bán cầu: trong đó 48 bang lục địa và thủ đô Washington, D.C và New
York là thành phố lớn nhất Hoa Kỳ.
Hoa kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên
thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt.
Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng
chủng tộc, truyền thống, và giá trị.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
- 3/2/1994: Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton thông báo bãi bỏ lệnh cấm vận thương
mại đối với Việt Nam. Thượng viện Hoa Kỳ trước đó 1 tuần đã thông qua quyết
định trên.
- 28/1/1995: Hai nước mở văn phòng liên lạc.
6


- 11/7/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt
thơng báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
- 25/7/1999: Việt Nam - Hoa Kỳ ký thỏa thuận về nguyên tắc Hiệp định thương mại
song phương tại Hà Nội.
- 13/7/2000: Hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương sau 25 năm
kết thúc cuộc chiến.

- 31/5/2006: Ký kết hiệp định thương mại song phương về việc Việt Nam gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- 8/12/2006: Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Luật dành Quy chế thương mại bình thường
vĩnh viễn cho Việt Nam. Dự luật trên sau đó đã được Thượng viện Hoa Kỳ thơng

qua ngày 9/12/2006
- 10/12/2011: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực
- Ngày 27 - 28/3/2017, hai nước đã tái khởi động cuộc họp kỹ thuật của Hội đồng Hiệp
định khung về thương mại và đầu tư song phương (TIFA), đối thoại trên tinh thần cùng
có lợi, tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác mới.

7


CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU TRÀ CỦA CÔNG TY TRÀ TÂM CHÂU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

1. Đặc điểm ngành trà Việt Nam
1.1. Sự ổn định của ngành:
Tại Việt Nam, cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định, mang lại hiệu
quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động. Theo Hiệp hội Chè Việt
Nam (Vitas), tính đến năm 2021 Việt Nam có 34 tỉnh, thành phố trồng chè, với diện
tích lên đến 130 nghìn ha, đạt năng suất trung bình 8 tấn/ha, sản lượng chè khơ đạt 192
nghìn tấn/năm.
Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại với chất lượng và năng suất cao.
Một số giống chè đặc biệt được thế giới ưa chuộng như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2,
PT 14… và các giống chè nhập nội như PT 95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân...
Trong đó, chè shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời, là nguyên liệu không thể
thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản có giá trị gia tăng cao.
Các thị trường chính của sản phẩm chè Việt Nam là Pakistan, Trung Quốc, Nga và

Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc, chiếm 12-15% khối lượng chè xuất
khẩu của Việt Nam.
1.2. Dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành
Từ khi bùng dịch COVID-19 trong năm 2020 đến nay, mặc dù phải đối mặt với những
diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh song chè là một trong những sản phẩm duy
trì được sản xuất, khơng bị đứt gãy trong q trình xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu
chè của Việt Nam sang nhiều thị trường chính được đảm bảo ổn định. Năm 2021, xuất
khẩu chè đạt 126.799 tấn, kim ngạch đạt 213,88 triệu USD, giá trung bình 1.686,8
USD/tấn Dự báo trong 5 năm tới, ngành chè sẽ tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh
vực. Diện tích chè được chứng nhận an tồn khơng ngừng tăng lên; tỷ lệ chè chất
lượng cao (chè xanh, chè Ơ long…) tiếp tục tăng trưởng lên. Kiểm sốt được chất
lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón và đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật; phần
lớn cơ sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo
quy định; Giá trị xuất khẩu dự đốn đạt 250 triệu đơ vào cuối năm 2022

8


1.3. Sự biến động theo chu kỳ hay theo mùa:
1.3.1 Tính thời vụ của chè:
Cũng như tất cả các loại nơng sản khác thì cây chè cũng mang tính thời vụ rõ ràng, có
thời gian sinh trưởng theo mùa, thường thì cây chè cho thu hoạch vào mùa hè, khơng
phải mùa nào cây chè cũng cho chúng ta thu hoạch.
1.3.2 Biến động theo mùa vụ:
Vùng Miền núi phía Bắc có diện tích chè chiếm 70% so với tổng diện tích chè của cả
nước. Do đặc điểm về điều kiện khí hậu của Vùng miền núi phía Bắc nên chất lượng
chè trái vụ (vụ đông - xuân) rất tốt, cao hơn hẳn so với vụ hè - thu. Mặt khác, nhu cầu
sản phẩm chè trong vụ đông xuân là rất lớn, tuy nhiên sản lượng chè vụ đơng xn cịn
thấp, chỉ chiếm từ 8 - 10% so với tổng sản lượng chè trong năm, chưa đáp ứng được
nhu cầu của thị trường. Do vậy giá chè thời điểm này thường cao gấp 1,5 đến 2 lần giá

chè thời điểm chính vụ. Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn của địa điểm nghiên cứu,
nếu tác động các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chè vụ Đơng - Xn thì có thể nâng
sản lượng chè ở thời vụ này lên đến 25% so với tổng sản lượng chè trong năm, qua đó
nâng cao giá trị của sản xuất chè lên khoảng 20% so với sản xuất truyền thống.
1.4. Mức độ rủi ro:
Về cơ bản, sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè
cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Cụ thể, sản xuất
chè trong nơng hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mơ sản xuất nhỏ bình quân khoảng
0,2 ha/hộ. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta không đồng đều
và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguyên liệu chè cung cấp cho
các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Có tới 70% số
lượng giống chè của Việt Nam chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế
biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm 30%. Do cơ cấu giống chưa hợp lý nên chè
đen vẫn là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam với 55% sản lượng, chè xanh
chiếm 44%, các loại chè khác chỉ chiếm 1%. Trong khi đó, trên thế giới cơ cấu giống
chè đen chỉ chiếm xấp xỉ 10%; giống chế biến được cả chè đen và chè xanh chiếm
44,2%; giống chuyên chế biến chè xanh chiếm 21,2%; giống cho chế biến chè Ô long
và các chè cao cấp khác chiếm gần 25%.

9


Bên cạnh đó, khâu chế biến, tiêu thụ chè hiện cũng tồn tại nhiều bất cập. Số lượng các
doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn cịn khiêm
tốn. Hiện cả nước có 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè tới 74 quốc gia và vùng
lãnh thổ nhưng chủ yếu là sản phẩm thơ, giá trị thấp. Trong khi đó, việc tổ chức sản xuất
chè giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn, có nơi một ha chè đạt giá trị từ 500 đến 800 triệu
đồng/năm, nhưng có nơi chưa đạt đến 100 triệu đồng/ha/năm. Việc liên kết sản xuất, chế
biến chưa đạt u cầu. Vẫn cịn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối

loạn thị trường xuất khẩu, khơng kiểm sốt được chất lượng, an tồn thực phẩm. Tình
trạng thu gom ngun liệu qua nhiều khâu trung gian không những làm tăng giá đầu vào
mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng ngun liệu, tăng chi phí đầu tư,
nhân cơng trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm.

1.5. Mức độ cạnh tranh ngành
Ngày nay, chè đang được sản xuất thương mại bởi hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Trong đó, 10 quốc gia sản xuất trà hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya,
Sri Lanka, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Iran và Argentina. Tính đến
năm 2022, Việt Nam đứng thứ 5 trong diện tích trồng chè và sản lượng chè mỗi năm.
Thị trường chè của Việt Nam không ngừng được mở rộng, bao gồm châu Á, châu Phi,
Trung Đơng và Châu Mỹ. Ngồi ra, Việt Nam đang là một trong những nước xuất
khẩu chè đen lớn nhất trong thế giới những năm gần đây.
Như vậy, có thể thấy ngành chè trên thế giới có mức độ cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên,
ngành chè Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về các vấn đề như chất lượng
thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá bán, làm giảm tính cạnh tranh của sản
phẩm chè Việt Nam trên thị trường quốc tế. Giá chè xuất khẩu trung bình chỉ bằng
46,31% giá trung bình của thế giới với chỉ số cạnh tranh chỉ khoảng 0,65 - 0,70 so với
thế giới.
2. Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ
2.1. Khách hàng
Người Mỹ tiêu thụ trà thường xuyên và với số lượng lớn
Theo hiệp hội chè Hoa Kỳ (2017), trà là thức uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên
thế giới bên cạnh nước, và có thể được tìm thấy ở hầu hết 80% của tất cả các hộ
gia đình ở Hoa Kỳ.
10


Khoảng bốn trong năm người tiêu dùng uống trà, với thế hệ người trẻ là uống nhiều
nhất (87%).

Người Mỹ thích trà đá hơn trà nóng — hơn 85% trà được tiêu thụ ở Mỹ là trà ướp lạnh.
Họ cũng dành một phần cho trà túi lọc pha sẵn, chiếm phần lớn lượng trà được tiêu thụ

ở Hoa Kỳ Và người Mỹ dường như sẵn sàng chi thêm một chút cho những túi trà đắt
tiền hơn.
Loại yêu thích của người Mỹ là trà đen, chiếm hơn một nửa lượng trà được tiêu thụ trong
nước, sau đó đến trà xanh. Trà trái cây và trà thảo mộc, chỉ chiếm hơn một phần tư lượng

tiêu thụ trà của Hoa Kỳ, đứng thứ hai trong danh sách.
2.2. Quy mô và đặc điểm thị trường
Theo nguồn worldstopexports.com, trong năm 2021 Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu
chè lớn thứ 2 thế giới sau Pakistan, đạt 531,8 triệu USD, chiếm 8,1% tổng trị giá nhập
khẩu toàn thế giới.Khoảng 85% của tất cả các trà tiêu thụ là chè đen, 14%là trà xanh,
và số tiền còn lại nhỏ là Ô long, trà trắng và trà đậm (trà lên men).
Số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) thì trong năm
2021 Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ là ba nhà cung cấp chè chính cho thị trường
Hoa Kỳ. Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 7 cho Hoa Kỳ.

2.3. Sản phẩm
Mỹ tiêu thụ phổ biến các loại trà : Trà đen, xanh, Ô long, đậm và trắng
11


Trong năm 2017, hơn 69% trà nóng mua tại Hoa Kỳ là trà túi lọc, trong khi đó, trà
thảo dược được bán là vào khoảng 30% và các loại trà không bán trong túi lọc chỉ
cấu thành dưới 1% hàng bán.
Sự khác biệt giữa các loại trà trà được tiêu thụ ở Mỹ:
 Chè đen được hồn tồn oxy hóa
 Các loại trà Ơ long bị oxy hóa một phần
 Trà xanh & trắng khơng bị oxy hóa sau khi thu hoạch lá

 Trà Ô long là trà nằm giữa trà đen và trà xanh trong độ mạnh và màu sắc
2.4. Cạnh tranh
2.4.1 Cạnh tranh quốc tế
Người Mỹ thường tiêu dùng chè Argentina, Trung Quốc,Ấn Độ. Ngoài ra
trong danh sách này, Hoa kỳ còn nhập khẩu từ rất nhiều các quốc gia khác trên thế
Giới.
Như vậy, chè Việt Nam dù phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia khi nhập
khẩu vào Hoa Kỳ nhưng hiện tại tính đến tháng 1/2022 theo số liệu thống kê của Ủy
ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), khả năng cạnh tranh của Việt Nam khá tốt,
đứng thứ 5 về giá trị và khối lượng nhập khẩu.
2.4.2 Cạnh tranh nội địa
Theo trang Rate (2016)
 Phần lớn trong số hơn 48 tiểu bang không phù hợp để trồng chè. Ngay cả các bờ biển
phía tây, với nhiệt độ trung bình lý tưởng cho các nhà máy chè, cũng có mơ hình lượng
mưa theo mùa trái ngược với hầu hết châu Á, với mùa đông ẩm ướt và mùa hè khơ, trong
khi đó chè là một cây thích nghi với một mùa trồng trọt nóng, ẩm ướt.
 Hầu hết các phần còn lại của Hoa Kỳ có nhiệt độ quá lạnh cho các nhà máy chè,
trừ một khu vực ẩm ướt, được bảo vệ ở phía tây bắc Thái Bình Dương, và các khu vực
nóng ẩm ở phía đơng nam,đó là những khu vực thích hợp duy nhất. Cũng có khả năng
trồng được trà xanh xung quanh bờ biển vịnh với khí hậu nhiệt đới ơn hịa và ẩm ướt.
Ở Hoa Kỳ, có ít nhất ba khu vực trồng chè cho mục đích thương mại.
 Có một đồn điền trà thương mại lớn duy nhất ở Nam Carolina, nay thuộc sở hữu và
do công ty trà Bigelow quản lý.
 Một ở thung lũng Skagit, tiểu bang Washington, do công ty Sakuma Brothers quản
lý.

12


 Và thậm chí ít nổi tiếng hơn cả hai đồn điền trên là một đồn điền trà ở Alabama, gọi

là vườn ươm chè Fairhope, điều hành bởi Donnie Barett. Trà cũng được trồng ở Hawaii.
Vì vậy cạnh tranh nội địa là không cao.
2.5. Các quy định pháp lý liên quan đến mặt hàng chè
Các quy định nhập khẩu và thuế của Hoa Kỳ đối với chè theo Cục Hải quan và Biên
phòng Hoa Kỳ (2017) bao gồm những hạng mục như sau :
Nhập khẩu chè phải được xem xét và ra quyết định chấp nhận bởi Cục quản lý thực
phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là một thách thức vì thủ tục rắc rối .
Khơng có giới hạn hoặc hạn ngạch cho cà phê, chè, và các loại gia vị cho dù đóng
chai, ủ hoặc đóng gói, có nghĩa là khơng có giới hạn với số tiền có thể nhập khẩu vào
Mỹ. Tuy nhiên, một số sản phẩm có chứa các mặt hàng này có thể phải chịu một số
hạn chế hoặc nhiệm vụ đặc biệt (ví dụ như nước sốt, sirô, súp,...). Đây là một cơ hội vì
nếu khơng nhập nước sốt/ siro/ súp/... vị chè mà chỉ nhập chè khơ như nước ta thường
sản xuất thì sẽ không bị giới hạn số lượng.
Thuế cho mặt hàng chè với các nước
Đối với các nước thông thường, chỉ có chè xanh khơng lên men có ướp vị là phải chịu
thuế 6,4% còn chè xanh khác (bao gồm chè xanh nguyên chất) và các loại chè đen
được miễn thuế. Như vậy tồn tại cơ hội về mặt thuế cho chè đen và chè xanh nguyên
chất (có chứng nhận) đó là được miễn hồn tồn. Trong khi đó chè xanh ướp vị sẽ phải
chịu một khoản thuế 6,4% khi nhập vào Hoa Kỳ. Mặt hàng cà phê nhập vào Mỹ được
miễn thuế hồn tồn nên có thể xem khoản thuế đó là đắt nhưng nếu so với thuế nhập
khẩu chè của Việt Nam là 40% và Pakistan (đứng đầu thế giới về nhập khẩu chè) là
11% thì khoản thuế 6,4% của Mỹ là một cơ hội cho chè xanh ướp vị chứ không hẳn là
thách thức. (Pitney Bowes - Global Trade Solution , 2018)
 Các quy trình và giấy tờ nhập khẩu chè (Cục hải quan và biên phòng Hoa Kỳ, 2006)
 Tiếp nhận hàng
 Kiểm tra
 Hóa đơn
 Thuế
 Đánh dấu
 Gian lận

13


Nói chung so với thủ tục nhập khẩu vào EU, thay vì cần nhiều giấy tờ chứng nhận như
giấy chứng nhận về chè (Bộ công thương, cục xúc tiến thương mại, 2017) thì khi nhập
vào Mỹ chỉ cần đăng ký hàng hóa được kiểm định và chấp nhận theo luật của Cục thực
phẩm và thuốc của Mỹ nhưng sự kiểm định này là rất khó khăn vì họ sẽ tính đến cả
cây chè được trồng ở đâu, điều kiện vệ sinh ở đó như thế nào,... Đây rõ ràng là một
thách thức lớn cần chú ý.
3. Đặc điểm thị trường trong nước
3.1. Môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi và sự hỗ trợ của chính phủ
3.1.1 Mơi trường pháp lý
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn có được vị thế trên thị
trường quốc tế phải đối mặt với rất nhiều các yếu tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của
mình. Một trong những yếu tố nan giải nhất đó là mơi trường pháp lý. Khơng chỉ môi
trường pháp luật tại nước sở tại, doanh nghiệp Trà Tâm Châu cũng chịu ảnh hưởng rất
lớn từ các chính sách, luật lệ của chính phủ Việt Nam.
Cụ thể, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động nghiên cứu, đánh
giá, tổng hợp tình hình thị trường và các cơ chế chính sách mới về kinh tế, thương mại,
đầu tư của nước sở tại để kịp thời cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp Trà Tâm Châu nói riêng tận dụng tốt thời
cơ, thuận lợi từ các Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để mở rộng, phát triển,
đẩy mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, hệ thống Thương vụ Việt Nam cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong tìm hiểu
thị trường, kết nối đối tác và ký kết hợp đồng, thúc đẩy mở rộng hệ thống phân phối
hàng Việt tại thị trường Mỹ; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xác minh, tìm hiểu thơng
tin về đối tác tại địa bàn; giải quyết khó khăn, vướng mắc và tư vấn các vấn đề pháp lý
giúp doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cũng chủ
động tổ chức các hoạt động quảng bá, truyền thơng hình ảnh hàng hóa Việt Nam, đặc
biệt là hàng nơng sản Việt Nam theo mùa vụ, góp phần vào việc mở cửa thị trường cho

hàng nông sản của Việt Nam và cụ thể ở đây là đối với mặt hàng trà Việt Nam vốn đã
là một trong những mặt hàng thế mạnh của nước ta.
3.1.2 Sự hỗ trợ của chính phủ
Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách hỗ trợ thơng qua giảm nhẹ nghĩa vụ tài
chính, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng và đảm bảo khả năng duy trì sản xuất cho
14


doanh nghiệp. Trong các chính sách ứng phó và hồi phục kinh tế, chính sách ưu đãi
thuế ln được cân nhắc đầu tiên do tác động trực tiếp và nhanh chóng.
Chương trình hỗ trợ khơi phục nền kinh tế đang được Chính phủ triển khai rất đồng bộ
và đã có sự tính tốn kỹ lưỡng tránh sự chồng lấn giữa các giải pháp ở trong cùng một
nhóm chính sách hay giữa các nhóm chính sách với nhau. Các chính sách tập trung chủ
yếu vào nhóm chính sách tài khóa, trong đó Chính phủ xác định chi cho đầu tư phát
triển, miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí và hỗ trợ 2% lãi suất là các giải pháp
trọng tâm. Nhờ sự đồng bộ của các giải pháp, chương trình đã thu được một số kết quả
khả quan, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Cụ thể, chính sách trong một số trường hợp đưa ra các tiêu chí khơng sát đối với hoạt
động doanh nghiệp; trong một số trường hợp, các văn bản luật khi được ban hành còn
mơ hồ, thiếu hướng dẫn cụ thể, hoặc có quá nhiều văn bản hướng dẫn chồng chéo, các
văn bản luật chưa được cập nhật thường xuyên theo thực tế phát triển kinh tế, xã hội.
Nhiều văn bản luật chậm cập nhật gây khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp.
3.2. Nhu cầu trong nước
Với thị trường trong nước thì nhu cầu tiêu thụ chè của người dân Việt luôn cao, đặc
biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng. Đặc biệt, chè không đơn thuần chỉ
dùng uống hằng ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân thay lời chúc mừng,
lời chào đón…Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định.
Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh ngược lại với thị trường xuất khẩu
chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng đến 51%).
Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè

của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng.
Cùng với đó, họ có sự địi hỏi cao hơn về tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt.
Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè hịa tan, chè túi nhúng…
3.3. Mơi trường kinh tế thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu
Sau một thời gian tăng trưởng cao kéo dài, Việt Nam được cơng nhận là nước có thu
nhập trung bình thấp vào năm 2010. Tuy nhiên, tăng trưởng tiếp tục được đẩy nhanh
(tăng trưởng GDP bình quân là 6,55% trong giai đoạn 1986-2019). Tăng trưởng tiếp
tục ở mức 2,9% vào năm 2020, mặc dù Đại dịch COVID-19.
Chi phí lao động hợp lý và điều kiện kinh doanh ngày càng được cải thiện đã khiến Việt
Nam trở thành điểm đến phổ biến của FDI. Việt Nam cũng được coi là một trong những
15


nền kinh tế năng động và cởi mở nhất thế giới với 16 Hiệp định Thương mại Tự do
(FTA) được ký kết, trong đó có hai FTA “thế hệ mới” - Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt
Nam (EVFTA).
Việt Nam hiện đang tập trung vào tính bền vững trong nơng nghiệp và lâm nghiệp,
phát triển khả năng thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển
chuỗi giá trị bền vững. Cân bằng giữa phát triển kinh tế với các cân nhắc về môi
trường và xã hội tiếp tục vẫn đang được tiến hành.

Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế và cả nước (%), 1986-2020

Ngành nơng nghiệp ln đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Kể
từ những năm 2000, sản xuất nông nghiệp đã giảm dần xuống còn 14% GDP vào năm
2020, chỉ sử dụng 36% lực lượng lao động cả nước, phản ánh sự thay đổi cơ cấu kinh
tế theo thời gian. Khu vực dịch vụ hiện là ngành đóng góp lớn nhất vào sản lượng
quốc gia, chiếm 41,63% GDP và thu hút 35% lực lượng lao động vào năm 2020. Khu
vực công nghiệp chiếm 33,72% GDP, sử dụng 28% lực lượng lao động vào năm 2020.

Tuy nhiên, ngành nơng nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định
kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng kinh tế.

16


Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của Việt Nam (%), 1986-2000

Việt Nam nhập siêu nhẹ từ 1990-2011, nhưng chuyển sang thặng dư trong giai đoạn
2012-2019. Tổng thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu đã tăng nhanh chóng, ở mức
18% hàng năm trong giai đoạn 1991-2019. Năm 2019, tổng thương mại đạt giá trị kỷ
lục 51 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 39 trong năm 2009 lên vị trí thứ 23
vào năm 2019 trong số 50 nhà kinh doanh hàng hóa hàng đầu thế giới. Sự cải thiện này
chủ yếu là do sự tham gia tích cực của quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là
trong các mặt hàng sản xuất.

Cán cân thương mại, 1990-2019 (Đơn vị: triệu USD)

So với các thị trường đang phát triển khác trong khu vực, Việt Nam dẫn đầu về sản
xuất và tìm nguồn cung ứng giá rẻ bên cạnh Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam chủ
yếu làm các cơng việc gia cơng với ít giá trị gia tăng, đặt nước này vào bẫy “lao động
giá rẻ”.
17


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU TRÀ CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Nâng cao chất lượng chè và vệ sinh an tồn thực phẩm
1.1. Về phía doanh nghiệp
Trong việc cải tạo giống cây trồng và vườn chè già cỗi, người nông dân cần một nguồn

kinh phí khá lớn, vì vậy cần có sự hỗ trợ tài chính từ các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên chủ động liên hệ với một số hộ nông dân để đảm bảo
nguồn hàng; hỗ trợ họ trong việc tái canh, chuyên canh chè chất lượng cao, kĩ thuật
canh tác để quản lý được chất lượng ngay từ khâu chọn giống.
Cụ thể, trước khi thu hoạch cần có những đầu tư như ứng trước một số tiền cho nông
dân trong việc trang trải mua giống tốt, bón phân, tưới nước, chăm sóc chè. Sau thu
hoạch, hỗ trợ người dân máy móc và phương tiện để vận chuyển chè nhanh chóng về
khu vực chế biến, giúp chè không bị héo, vàng đảm bảo chất lượng trước lúc chế biến.
1.2. Về phía người trồng chè
Người nơng dân cần từng bước cải tạo các vườn chè kém chất lượng bằng cách tái
canh ghép giống các loại chè tốt, không nên sử dụng các loại cây giống thực sinh hoặc
giống do mình tự làm.
Tuân thủ các quy trình trồng trọt, chăm sóc đúng kĩ thuật nhằm đảm bảo chất lượng
chè, tránh bị nhiễm khuẩn, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm thơng qua việc thực
hành nơng nghiệp tốt GAP, quản lý cây trồng tổng hợp, quản lý dịch hại tổng hợp, thực
hành chế biến tốt. Sử dụng lượng nước tưới hợp lý, đúng thời điểm, bón cân đối phân
bón kết hợp phân hữu cơ để tăng chất lượng.
2. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng chè có giá trị cao
2.1. Về phía doanh nghiệp
Cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chè được ưa thích sang Mỹ. Đầu tư thêm máy
móc, trang thiết bị, áp dụng các quy trình và phương pháp chế biến chè mới và tiên
tiến để sản xuất các loại chè có giá trị cao, tạo ra các sản phẩm chè đặc biệt mà thị
trường Mỹ có nhu cầu cao như chè hảo hạng và các sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế.
Hỗ trợ người nông dân về vốn và kỹ thuật trong việc phát triển chè bền vững.
Ngoài ra, tăng cường các hoạt động quảng cáo, marketing, cũng như tuyên truyền lợi
ích của việc uống chè để nâng cao mức tiêu dùng trong nước cũng như Mỹ để có
những thay đổi và cải tiến sản phẩm.
18



2.2. Về phía người trồng chè
Người nơng dân cần tự ý thức trồng chè theo quy hoạch, phổ biến và hướng dẫn của
địa phương, không tự ý mở rộng diện tích bừa bãi.
Tranh thủ sự hỗ trợ về kĩ thuật, kinh phí từ các dự án trong và ngồi nước của Nhà
nước, từ hỗ trợ của doanh nghiệp để áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác chè bền
vững, đạt chứng nhận quốc tế, đang xu hướng phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.
Hạn chế và đi đến không sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu để đảm bảo thân
thiện với môi trường. Đây là những yếu tố người tiêu dùng Mỹ ngày càng quan tâm.
3. Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị trường Mỹ
Doanh nghiệp cần nhanh chóng có các kênh phân phối của mình tại Mỹ. Để xây dựng
được kênh phân phối thì cần một số vốn khá lớn, khơng chỉ lấy từ tổng cơng ty quản lý
mà có thể được đóng góp từ các cơng ty thành viên, những nhà sản xuất cam kết tham
gia xuất khẩu sản phẩm, hoặc có thể là hỗ trợ từ Nhà nước như Quỹ bình ổn sản xuất,
hỗ trợ nơng nghiệp
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương
mại của Việt Nam vào Mỹ, những buổi hội chợ, lễ hội chè để có cơ hội gặp gỡ các đối
tác lớn.
Tổ chức hội chợ thương mại, hội nghị khách hàng để giới thiệu những sản phẩm chè
mới.

19


KẾT LUẬN
Công ty Tâm Châu, với kinh nghiệm xuất khẩu chè sang các nước khác và tinh
thần không ngừng cải tiến sản phẩm của mình, đang có định hướng vươn xa hơn trên
trường quốc tế cùng những thị trường khó tính và có mức độ cạnh tranh cao như Mỹ.
Để làm được điều này, công ty cần xem xét lại việc kinh doanh của mình để đảm bảo
chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được nhu cầu của những người tiêu dùng sống
ở Mỹ.

Ngoài những thách thức đặt ra cho Tâm Châu cũng như các doanh nghiệp đang và sẽ
xuất khẩu chè sang một thị trường khó tính như Mỹ, các doanh nghiệp cũng nhận được
nhiều hỗ trợ đến từ các tổ chức chính phủ, các bộ ban ngành cũng như những doanh
nghiệp có kinh nghiệm khác. Ngồi ra, mặc dù chè đang là mặt hàng thế mạnh của Việt
Nam với nhiều nguồn lực mạnh mẽ sẵn có và lâu đời, các doanh nghiệp và những người
nông dân trồng chè cũng cần cải thiện chất lượng chè, kiểm định lại các khâu trong chuỗi
cung ứng để chất lượng sản phẩm chè mang thương hiệu Việt Nam ngày càng được cải
thiện, từ đó củng cố thế mạnh cạnh tranh với các quốc gia khác.

Với những phân tích và đánh giá trên đây, chúng em mong rằng bài tiểu luận đã
đem đến góc nhìn tổng quan về thị trường chè trong và ngồi nước, từ đó có thể giúp
doanh nghiệp và nông dân trồng chè rút ra những kinh nghiệm, bài học để áp dụng vào
chiến lược xuất khẩu sang Mỹ của mình.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trà Tâm Châu , [truy cập lần cuối 22/9/2022] Dân số Hoa
Kỳ, [truy cập lần cuối 22/9/2022] Consosukien.vn. 2022.
Giải pháp phát triển bền vững ngành Chè. [online] Available at:
/>[Accessed 26 September 2022].
Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ. 2022. Hỗ trợ doanh nghiệp để nâng cao sức
cạnh tranh trong bối cảnh mới. [online] Available at:
[Accessed 26 September 2022].
. 2022. Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thị trường ngoài nước.
[online] Available at: [Accessed 26 September 2022].
Vioit.org.vn. 2022. Ngành chè Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. [online] Available
at: [Accessed 26 September 2022].
Open Development Vietnam. 2022. Economy and commerce. [online] Available at:

/>[Accessed 26 September 2022].

21



×