Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tổng hợp tổng cục tiêu chuẩn do lường chất lượng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.27 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp 1
MỤC LỤC
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 2
A. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT
LƯỢNG VÀ TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM
I.TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng cục tiêu chuẩn chất lượng
Viện Đo lường và Tiêu chuẩn được thành lập ngày 4/4/1962 là cơ quan
quản lý nhà nước đầu tiên về đo lường và tiêu chuẩn hóa của nước Việt Nam.
Nó là cơ quan trực thuộc Ủy ban Khoa học nhà nước nay là Bộ Khoa học và
Công nghệ.
Đến ngày 31/12/1970 thì Viện Đo Lường và Tiêu chuẩn được tách
thành hai Viện đó là Viện Đo Lường và Viện Tiêu Chuẩn đều trực thuộc Uỷ
ban Khoa học và Kỷ thuật nhà nước.
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu đặt ra về quản lý chất
lượng của nền kinh tế của đất nước thì Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và
hàng hóa trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỷ thuật nhà nước đã ra đời vào
ngày 6/4/1971.
Ở miền Nam, Viện Quốc gia Định Chuẩn thuộc chính quyền Sài Gòn
được thành lập vào năm 1972. Cho đến ngày 6/4/1976 sau khi thống nhất đất
nước thì Hội đồng Chính phủ đã quyết định đổi tên Viên Quốc gia Định
chuẩn thành viện định chuẩn trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỷ thuật nhà
nước. Cũng trong khoảng thời gian này, Hội đồng Chính phủ cũng đã quyết
định đổi Viện Đo lường và Viện Tiêu chuẩn thành cục Đo lường Trung ương
và Cục tiêu chuẩn.
Ngày 13/9/1979, do yêu cầu phải phối hợp đồng bộ ba mặt công tác là
tiêu chuẩn hóa, đo lường và quản lý chất lượng Hội đồng Chính Phủ đã ra
quyết định số 325/CP về hợp nhất Cục Tiêu chuẩn, Cục Đo lường Trung
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 3


ương, Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa và Viện định chuẩn
thành Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Nhà nước.
• Ngày 8/2/1984 theo Nghị định 22/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi Trường được thành lập trên cơ sở Cục Tiêu
chuẩn – Đo lường – Chất lượng Nhà nước.
Năm 1977, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng trở thành
thành viên của tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO. Và cho đến nay, Tổng
cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng là thành viên của trên 17 tổ chức
trên thế giới và khu vực.
2. Chức năng, Nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức, các hoạt động dịch vụ chính
của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
2.1. Chức năng
Theo Quyết định 140/2004/QĐ-TTg ngày 05/08/2004 thì Tổng cục –
Tiêu chuẩn – Chất lượng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn,
đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ
Cũng theo Quyết định 140/2004/ QĐ-TTg ngày 05/08/2004 thì tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có những nhiệm vụ sau:
• .Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược.
quy hoạch phát triển về Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng và trình
các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
• Hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ kỷ thuật đối với hệ
thống các cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng bộ nghành, địa
phương.
• Thống nhất quản lý Nhà nước về hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, bao
gồm tổ chức xây dựng và áp dụng TCVN, hướng dẫn xây dựng tiêu
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 4
chuẩn ngành và cơ sở, chủ trì tham gia xây dựng, hướng dẫn áp dụng

tiêu chuẩn khu vực và quốc tế .
• Thiết lập, duy trì, khai thác và bảo quản chuẩn đo lường quốc gia,
kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo, thống nhất quản lý nhà
nước hệ thống đo lường chất lượng.
• Thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chủ
trì kiểm tra nhà nước hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa
xuất nhập khẩu.
• Quy định và hướng dẫn hoạt động công bố, công nhận và chứng
nhận chất lượng.
• Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa. Thanh tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, mã số mã vạch.
• Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo, thông tin tuyên
truyền, tư vấn và hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng bao gồm các bộ phận sau:
• Ban tiêu chuẩn
• Ban đo lường
• Ban đánh giá sự phù hợp
• Ban kế hoạch tài chính
• Ban hợp tác quốc tế
• Ban tổ chức cán bộ
• Thanh tra
• Văn phòng
• Cục quản lý chất lượng hàng hóa
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 5
• Trung tâm TCCL
• Trung tâm đo lường
• Trung tâm kỷ thuật TCĐLCL1 ( Hà Nội )

• Trung tâm kỷ thuật TCĐLCL2 (Đà Nẵng )
• Trung tâm kỷ thuật TCĐLCL3 (TP HCM )
• Văn phòng TBT và điểm hỏi đáp quốc gia Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng
• Trung tâm thông tin
• Trung tâm đào tạo
• Văn phòng công nhận chất lượng
• Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
• Trung tâm năng suất Việt Nam
• Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt Đức
• Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
• Văn phòng ủy ban CODEX Việt Nam
2.4. Các hoạt động dịch vụ chính của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng
• Cung cấp thông tin Tiêu chuẩn, Đo lường, Năng suất và chất lượng
• Đào tạo nghiệp vụ quản lý Tiêu chuẩn, Đo lường. Chất lượng
• Kiểm định, hiệu chuẩn, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm chuẩn và
phương tiện đo
• Tư vấn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, Tiêu chuẩn nghành
• Tư vấn xây dựng, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng
• Chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 6
• Thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa và công trình
• Tổ chức đánh giá, công nhận các phòng thí nghiệm, các tổ chức
chứng nhận, giám định, chuyên gia đánh giá.
II. TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm năng suất Việt Nam

Trung tâm năng suất Việt Nam có tên tiếng Anh là Vietnam
Productivity Centre viết tắt là VPC. được thành lập ngày 26/09/1997 theo
quyết định số 1342/ QĐ-TCCBKH của Bộ Khoa học và Môi Trường nay là
Bộ Khoa học và Công nghệ. Đó là cơ quan sự nghiệp khoa học trực thuộc
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Trung tâm năng suất Việt Nam có
trụ sở chính đặt tại:
Số 8, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 04 7561501
Fax: 04 756102
Email:
Hai văn phòng đại diện đặt tại:
19 Đống Đa, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Và: 25A Yên Thế, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Trung tâm năng suất Việt Nam ( VPC ) có vai trò là hạt nhân của phong
trào Năng suất chất lượng tại Việt Nam và là đầu mối thực hiện các chương
trình nâng cao chất lượng của Tổ chức năng suất Châu Á (APO). VPC có
quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước; các
Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các Tổ chức năng suất trong khu vực
( NPOs ), Tổ chức lao động quốc tế ( ILO ), Hiệp hội Châu Á về bảo vệ môi
trường… VPC đặc biệt có ưu thế trong việc trao đổi, cập nhật những kiến
thức và công nghệ mới nhất và chuyển giao thành dịch vụ hỗ trợ Doanh
nghiệp phát triển năng lực quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 7
Trải qua 10 năm hoạt động kể từ năm 1997 tới nay. Trung tâm năng suất
Việt Nam đã tạo dựng được tên tuổi và uy tín đối với các tổ chức, doanh
nghiệp, các cơ quan hành chính nhà nước trong cả nước thông qua các hoạt
động tư vấn, đào tạo, tuyên truyền quảng bá, thực hiện dự án… VPC đã thực
sự trở thành người bạn đồng hành cùng các doanh nghiệp không ngừng nâng
cao năng lực cạnh tranh và thực hiện xuất sắc vai trò đầu mối của một tổ chức

Năng suất, góp phần tạo nên những thành tích tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế
xã hội của đất nước. Trong chặng đường phát triển đó Trung tâm năng suất đã
đạt được nhiều thành tích như: được cấp chứng chỉ ISO 9001 : 2000 cho toàn
bộ hoạt động của trung tâm; tổ chức hơn 500 khóa đào tạo, 80 hội nghị hội
thảo về năng suất chất lượng với gần 30000 người tham dự đến từ các tổ
chức, doanh nghiệp trong cả nước; tổ chức 10 diễn đàn năng suất chất lượng;
gần 1000 tổ chức, doanh nghiệp đã và đang được trung tâm tư vấn hướng dẫn
triển khai áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc... Cùng với những
thành tích đó thì VPC đã đạt được các danh hiệu sau:
• Ngày18/12/2002 VPC là một trong bốn đơn vị trực thuộc Tổng cục
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng được thủ tướng chính phủ trao bằng
khen vì đã có nhiều thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
• Năm 2003 VPC nhận bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ vì
đã tích cực tham gia Hội chợ công nghệ và Thiết bị Việt Nam. Cũng
trong năm 2003 VPC đã được trao giải thưởng Môi trường trong cả
nước thong qua việc triển khai chương trình Năng suất xanh trong
các cộng đồng và các hoạt động về môi trường hỗ trợ cho các doanh
nghiệp trong cả nước.
• Ngày 3/8/2004 VPC được trao bằng khen của ủy ban thành phố Hà
Nội vì đã có nhiều thành tích trong công tác tổ chức thực hiện các hệ
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 8
thống quản lý chất lượng tiên tiến quốc tế trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
• Trong nhiều năm liền Trung tâm năng suất Việt Nam đã được tổng
cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tặng bằng khen
tập thể lao động xuất sắc và tập thể lao động tiên tiến.
• VPC còn đạt danh hiệu Tập thể Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc
2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm năng suất

2.1. Chức năng
Trung tâm năng suất Việt Nam có những chức năng chủ yếu sau:
• Hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn – Đo lường – Chất
lượng.
• Tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào nâng cao năng suất
chất lượng của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và thực
hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
• Trung tâm năng suất Việt Nam là đại diện thường trực của Việt Nam
tại Tổ chức Năng suất Châu Á ( APO ) và làm đầu mối quản lý, thực
hiện các chương trình hay dự án của APO.
2.2 Nhiệm vụ
Những nhiệm vụ mang tính chiến lược của Trung tâm năng suất Việt
Nam:
Thứ nhất là, Khởi xướng và thúc đẩy phong trào năng suất – chất lượng,
quảng bá các giải pháp công nghệ và quản lý tiên tiến tới các doanh nghiệp và
cộng đồng nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển của kinh tế xã hội
của đất nước
Thứ hai là, Tạo lập khối liên minh chiến lược với doanh nghiệp, cộng
đồng và các tổ chức chuyên môn trong nước và quốc tế.
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 9
Thứ ba là,Xây dựng một môi trường làm việc trong đó mọi người được
khuyến khích làm việc sáng tạo, không ngừng đổi mới và phát triển chuyên
môn.
Thứ bốn là,Cùng chia sẻ với doanh nghiệp, cộng đồng và các bên đối tác
và cơ quan chủ quản các giá trị và thành quả đạt được từ những nỗ lực chung.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận của
Trung tâm năng suất Việt Nam
Một tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, các bộ phận đó có thể
có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng hoạt động của từng bộ phận đó đều

nhằm vào mục tiêu chung đó là mục tiêu mà tổ chức đó đang hướng tới. Sự
kết hợp theo những cách thức nhất định của các bộ phận đó tạo nên cơ cấu tổ
chức của tổ chức. Đối với các tổ chức khác nhau tùy thuộc vào quy mô, chức
năng nhiệm vụ, mục đích hoạt động mà nó cơ cấu tổ chức khác nhau. Trung
tâm năng suất một tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệp có thu từ hoạt động
dịch vụ tư vấn, đào tạo về lĩnh vực năng suất chất lượng. Xét về quy mô thì
trung tâm có quy mô vừa, và là một đơn vị nhà nước hoạt động trong lĩnh
vực cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn chất lượng cho các doanh nghiệp.
Trung tâm năng suất Việt Nam có bộ máy tổ chức như sau:
Đứng đầu Trung tâm năng suất là giám đốc Trung tâm. Giám đốc trung
tâm có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và lợi ích của
trung tâm chịu trách nhiệm trước Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
và Nhà nước về hoạt động của cơ quan mình. Và một phó giám đốc Trung
tâm giúp việc cho giám đốc, được phân công phụ trách một số lĩnh vực và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình hoạt động.
Trung tâm năng suất Việt Nam có 9 phòng ban chức năng. Đứng đầu
mỗi phòng là một trưởng phòng có nhiệm vụ quản lý và phân công việc của
phòng cho các nhân viên trong cùng phòng , và phải chịu trách nhiệm về họat
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 10
động của phòng mình trước phó giám đốc hoặc giám đốc trung tâm. Mỗi
phòng phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời phải kết hợp với các
phòng khác để có sự thống nhất giữa các lĩnh vực hoạt động của trung tâm để
đạt được mục tiêu mà trung tâm hướng tới.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý đòi hỏi cơ cấu tổ chức đó cơ cấu phòng ban
hợp lý, chức năng và nhiệm của mỗi phòng ban được xác định rõ ràng đảm
bảo cho hoạt động của các phòng ban có sự thống nhất nhưng không trùng lặp
và chồng chéo lên nhau.Để hoạt động có hiệu quả thì các chức năng nhiệm vụ
và từng vị trí công việc trong Trung tâm năng suất được quy định trong bản
mô tả chức năng nhiệm vụ của từng phòng được tóm tắt như sau:

3.1 Phòng đào tạo (TRD): có chức năng là đầu mối triển khai và theo
dõi toàn bộ hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo của trung tâm và phối hợp
thực hiện công tác sales/marketing, quản lý các hợp đồng đào tạo của trung
tâm. Tương ứng với các chức năng đó phòng đào tạo phải thực hiện những
nhiệm vụ như: lập kế hoạnh tổ chức và triển khai các khóa đào tạo tập trung
của trung tâm; tìm kiếm và khai thác các hợp đồng đào tạo và tổ chức các
khóa đào tạo theo yêu cầu của khách hang; quản lý các tài liệu đào tạo, cơ sở
dữ liệu của khách hang đào tạo và mạng lưới giảng viên bên ngoài; tìm kiếm
các khách hàng cho các dịch vụ tư vấn của trung tâm; tham gia duy trì và phát
triển mối quan hệ với các tổ chức/ cá nhân là đầu mối của các hợp đồng tư
vấn…
3.2 Phòng phát triển dịch vụ (SDD) thực hiện chức năng tìm kiếm khách
hàng cho hoạt động tư vấn, đào tạo; chủ trì các hoạt động tuyên truyền, quảng
bá, giúp các giám đốc đưa ra các định hướng phát triển dịch vụ của trung tâm;
quản lý thư viện và làm đầu mối các chương trình phát triển dịch
vụ mới. Quản lý nội dung trang web vpc.vn của vpc. Là đầu mối quản
lý các hợp đồng và quản lý các cơ sở dữ liệu về khách hàng đã và đang sử
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 11
dụng dịch vụ tư vấn của trung tâm và đầu mối xây dựng, ban hành và quản lý
hệ thống tài liệu quảng bá của VPC.
3.3 Phòng hợp tác quốc tế (ICD) chịu trách nhiệm làm đầu mối tổ chức
thực hiện những dự án của tổ chức năng suất Châu Á APO và dự án khác của
nước ngoài (do VPC thực hiện tại Việt Nam ), tổ chức thực hiện việc lập kế
hoạch, theo dõi và đánh giá các hoạt động của chuyên gia, nước ngoài tại Việt
Nam theo các chương trình dự án tại VPC. Theo đó, ICD phải thực hiện
nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức lựa chọn và đề cử tham dự các khóa đào tạo,
hội thảo, hội nghị nước ngoài theo chương trình APO và hợp tác quốc tế khác
và lập các kế hoạch và đầu mối thực hiện các chương trình dự án APO hàng
năm ở Việt Nam, làm đầu mối trong việc đề cử cán bộ của VPC tham dự các

dự án, chương trình đào tạo của APO và của nước ngoài.
3.4 Phòng môi trường và phát triển công cộng (EDO) thực hiện chức
năng làm đầu mối triển khai các hoạt động tư vấn đào tạo về ISO
14000, SA 8000, OHSAS 18000 và ISO 22000; chịu trách nhiệm tổ
chức các hoạt động liên quan đến các dự án Môi trường và phát triển
công cộng và tham gia tư vấn, đào tạo về các mô hình , quản lý, công
cụ khác khi được yêu cầu. EDO phải tiếp nhận các phiếu yêu cầu và
phân công cán bộ tổ chức triển khai các hợp đồng tư vấn, đào tạo và
phải theo dõi và quản lý để đảm bảo các hợp đồng được thực hiện
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo các điều khoản đã cam kết với
khách hàng; phải tổ chức xử lý và báo lãnh đạo nhằm giải quyết một
cách thỏa đáng các phản hồi, khiếu nại xuất hiện trong qua trình
cung cấp dịch vụ và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nữa do trung tâm
giao cho.
3.5 Phòng kế toán (ACD) chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán
của Trung tâm, giúp lãnh đạo Trung tâm tổ chức, chỉ đạo thực hiện
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 12
toàn bộ công tác kế toán và kiểm soát tình hình tài chính của Trung
tâm do đó phòng kế toán cần phải ghi chép, tính toán phản ánh số
liệu hiện có, phát sinh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu
chi, tình hình sử dụng tài sản, tiền vốn.Phải thực hiện đúng quy định
của hệ thống tài chính kế toán và phải báo cáo số liệu kế toán cho
lãnh đạo trung tâm.
3.6 Phòng nghiên cứu năng suất (R & D) chịu trách nhiệm nghiên cứu
các biện pháp và công cụ nâng cao năng suất và chất lượng, triển khai thực
hiện các dự án nghiên cứu, hợp đồng tư vấn và đào tạo vế năng suất và chất
lượng. R & D thực hiện nhiệm vụ cụ thể đó là nghiên cứu các biện pháp, công
cụ năng suất chất lượng và đề xuất triển khai ứng dụng vào các tổ chức,
doanh nghiệp; theo dõi và quản lý để đảm bảo các dự án nghiên cứu, hợp

đồng tư vấn và đào tạo được thực hiện đúng tiến độ đảm bảo chất lượng theo
các điều khoản đã cam kết với khách hàng; tiếp nhận các phiếu yêu cầu và
phân công cán bộ tổ chức triển khai các dự án nghiên cứu hợp đồng tư vấn và
đào tạo về năng suất và chất lượng ngoài ra R&D còn phải thực hiện nhiệm
vụ cụ thể khác nữa.
3.7 Phòng đánh giá thực hành tốt (BPD) chịu trách nhiệm phát triển và
triển khai các dịch vụ liên quan tới thực hành tốt trong lĩnh vực năng suất chất
lượng. Do đó BPD có những nhiệm vụ cụ thể như làm đầu mối phát triển các
dịch vụ có liên quan tới thực hành tốt và mạng lưới thực hành tốt tại Việt
Nam; tiếp nhận các phiếu yêu cầu và phân công cán bộ tổ chức triển khai các
hợp đồng về đánh giá cấp chứng chỉ thực hành tốt 5S; tham gia thực hiện các
hợp đồng tư vấn đào tạo về năng suất chất lượng ngoài ra BPD còn thực hiện
chức năng tiếp nhận thông tin phản hồi, khiếu nại củakhách hàng về chất
lượng dich vụ; tham gia các khóa đào tạo các chuyên gia mới và phối hợp với
các phòng khác thực hiện tốt các nhiệm vụ của trung tâm.
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B
Báo cáo thực tập tổng hợp 13
3.8 Phòng tư vấn chất lượng (QCD) chịu trách nhiệm triển khai thực
hiện các hợp đồng tư vấn, đào tạo về năng suất chất lượng. Do đó, QCD thực
hiện một số chức năng cụ thể như: tiếp nhận các phiếu yêu cầu và phân công
cán bộ tổ chức triển khai các hợp đồng tư vấn đào tạo về năng suất chẩt
lượng; tiếp nhận các thông tin phản hồi, khiếu nại của khách hàng về chất
lượng dịch vụ; nắm bắt các yêu cầu về cung cấp dịch vụ của khách hàng hoặc
các tổ chức do khách hàng giới thiệu để cung cấp thông tin cho cán bộ sales
hoặc trực tiếp tham gia hoạt động tìm kiếm khách hàng…
3.9 Phòng hành chính tổng hợp (AMU) chịu trách nhiệm về công tác
hành chính, quản trị, quản lý nhân sự, đào tạo nội bộ, đầu mối tổng hợp, báo
cáo về công tác kế hoạch, quản trị mạng nội bộ. Từ những yêu cầu về trách
nhiệm như vậy phòng hành chính phải thực hiên những nhiệm vụ sau đây:
thực hiện các công việc hành chính như văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc qua

điện thoại, fax, email; quản lý việc sử dụng tài sản cố định, mua sắm trang
thiết bị, văn phòng phẩm quản lý hệ thống theo dõi kỷ luật lao động, giải
quyết các nhiệm vụ hàng ngày; tổ chức quản lý nhân sự, cấp nhật danh sách
nhân sự và tổ chức đào tạo nội bộ tuyển dụng theo yêu cầu của lãnh đạo trung
tâm; đảm bảo xây dựng, giữ gìn môi trường làm việc tốt cho toàn Trung tâm
và thực hiện tốt các nhiệm vụ khác khi được trung tâm giao cho.
Như vậy mỗi phòng ban của Trung tâm năng suất Việt Nam đều có
những chức năng nhiệm vụ cụ thể nhưng nhiệm vụ của mỗi phòng đều có mối
quan hệ với nhiệm vụ của phòng khác. Đòi hỏi các phòng phải có sự phối hợp
nhịp nhàng với nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đạt được mục
tiêu chung của Trung tâm.
Võ Thị Ngọc Bích Thương Mại 46B

×