Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.14 KB, 20 trang )

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁ NHÂN
I. THÔNG TIN CHUNG
- Họ và tên: Giới tính: Nam
- Lớp: Thực tập tại trường:
- MSSV
II. NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Đánh giá về công tác chuẩn bị trước khi TTSP
1.1. Chuẩn bị cho đời sống, sinh hoạt của bản thân
Việc chuẩn bị này phụ thuộc vào địa bàn thực tập (thành thị hay nông thôn, gần
hay xa), vào thói quen và nhu cầu cuộc sống của từng người. Nhưng những thứ cần
thiết như: tiền và các giấy tờ tuỳ thân, quần áo, giày dép, phương tiện đi lại, cặp, túi
xách, các loại thuốc thông thường…là không thể thiếu.
1.2. Chuẩn bị cho thực tập giảng dạy
- Chuẩn bị cho việc lên lớp:
Để việc lên lớp đạt kết quả cao, thì phải tìm hiểu phần kiến thức mà mình sẽ
phải dạy hoặc dự giờ trong thời gian thực tập ở trường phổ thông (qua giáo viên bộ
môn PPGD của khoa, qua các GV và HS ở trường PT, đọc SGK, tài liệu tham khảo về
những nội dung sẽ thực tập…). Sau đó tập soạn giáo án chi Tiết, tập giảng một mình
hay nhóm, tập viết bảng, tập sử dụng các phương tiện trực quan…nhưng thực tế thì đôi
khi gặp lúng túng khi lên lớp, viết bảng xiêu vẹo, trình bày lộn xộn, thiếu khoa học…
do không được tập dượt kỹ lưỡng trước khi lên lớp. Cũng cần học soạn các giáo án
điện tử, vì ngày càng có nhiều trường phổ thông yêu cầu SV phải có những Tiết dạy
bằng giáo án điện tử.
Chuẩn bị làm đồ dùng dạy học hoặc mượn các đồ dùng dạy học theo các Bài sẽ dạy
thực tập.
1.3. Chuẩn bị cho thực tập chủ nhiệm
- Đọc lại sách vở, tài liệu Tâm lý học, Giáo dục học và các tài liệu kiến thức khác liên
quan đến công tác chủ nhiệm (cách lập kế hoạch chủ nhiệm, cách xử lý tình huống…).
1
- Chuẩn bị “sổ thực tập sư phạm”, sổ ghi chép, giấy, bút…
- Chuẩn bị một số Bài hát, Tiết mục văn nghệ, những tài liệu hướng dẫn trò chơi, đồ


dùng thể thao (nếu có)…
- Tìm hiểu và nắm vững một số vấn đề về công tác Đội ở trường Phổ Thông như:
quyền hạn, nhiệm vụ người Đoàn viên, thủ tục kết nạp Đoàn viên mới, cách thức tổ
chức một buổi lễ kết nạp Đoàn viên như thế nào, cách thức tổ chức một buổi sinh hoạt
theo chủ đề…(giả sử bạn sẽ phải làm cố vấn cho HS về các vấn đề này, bạn nghĩ sao?)

1.4. Đọc và nắm vững các văn bản hướng dẫn TTSP của trường ĐHSP
Các văn bản này đã được phổ biến trước khi đi TTSP, cần ghi chép lại những
nội dung có liên quan đến công việc của mình.
1.5 Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác chuẩn bị
- Thuận lợi
+ Trước hết là sự ủng hộ và giúp đỡ của khoa, ở cơ sở thực tập, thầy cô và bạn bè đã
cho tôi có thêm động lực để hoàn thành tốt đợt thực tập này.
+ Sự nhiệt tình, quan tâm của quý thầy cô tại cơ sở thực tập giúp tôi rất nhiều trong quá
trình thực tập.
- Khó khăn
+ Việc soạn giáo án còn gặp nhiều khó khăn, do chưa được làm quen nhiều nên việc
này cũng khá vất vả.
+ Chưa nắm được hết tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm nên khó trong việc quản
lý.
+ Lạ lẫm khi phải tiếp xúc với môi trường mới.
1.6 Một số phương hướng, giải pháp
- Muốn TTSP đạt kết quả cao và thực sự tiến bộ sau TTSP, phải tiến hành quá trình
thực tập với ý thức thực sự nghiêm túc – nghiêm túc như phong cách một nhà giáo thực
thụ. Nghiêm túc trước học sinh (HS) vì chúng ta là những thầy cô giáo chính thức đối
với các em. Nghiêm túc đối với tập thể sư phạm ở trường trung học vì chúng ta là đồng
2
nghiệp, là thành viên trong tập thể đó. Đặc biệt là nghiêm túc đối với bản thân, yêu cầu
cao đối với bản thân vì chúng ta đang là những người “học nghề”.
- Trước HS, chúng ta đã là những thầy, cô giáo thực thụ nên đòi hỏi phải có một tinh

thần trách nhiệm cao. Trách nhiệm cao của một nhà giáo dục về Bài giảng, về lời nói,
về hành vi ứng xử…; trách nhiệm trước trường phổ thông về lớp do mình phụ trách
giảng dạy và chủ nhiệm.
- TTSP là lúc tập làm thầy, do đó SV phải luôn giữ một thái độ cầu tiến, khiêm tốn học
tập và chân thành rút kinh nghiệm để tiến bộ. Quá trình TTSP cũng là một quá trình
học tập: học ở thầy cô giáo hướng dẫn, học qua thực tiễn phổ thông, học qua bạn bè
trong đoàn thực tập, học ngay cả ở HS phổ thông.
3
2. Đánh giá về quá trình thực tập giảng dạy của bản thân
2.1 Kế hoạch chuyên môn cho đợt thực tập
TuYn Nội dung thực tập Dự kiến kết quả
2
17/2/2014 đến 23/2/2014
* Thứ 3:
- Tiết 1: dự giờ lớp 10A2
+ Bài 42. Ozon và hidro peoxit
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
- Tiết 4: dự giờ lớp 10CB2
+ Bài 26. Luyện tập chương 5
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
Tự rút kinh
nghiệm về kỹ
năng giảng dạy.
3
24/2/2014 đến 2/3/2014
* Thứ 2:
- Tiết 2. Dạy lớp 10CB6
+ Bài 29. Oxi – Ozon
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh

- Tiết 5. Dạy lớp 10CB6
+ Bài 30. Lưu huỳnh
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy chưa được
hoàn hảo, cần sự
góp ý và điều
ch}nh của giáo
viên hướng dẫn.
* Thứ 3:
- Tiết 4. Dự giờ lớp 10CB2
+ Bài 29. Oxi – Ozon
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
Tự rút kinh
nghiệm về kỹ
năng giảng dạy.
* Thứ 7:
- Tiết 2. Dạy lớp 10CB2
+ Bài 30. Lưu huỳnh
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
4
4
3/3/2014 đến 9/3/2014
* Thứ 2:
- Tiết 2. Dạy lớp 10CB6
+ Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh

trioxit
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
- Tiết 5. Dạy lớp 10CB6
+ Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat (tiết 1)
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
* Thứ 3:
- Tiết 2. Dạy lớp 10CB2
+ Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh
trioxit
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
* Thứ 7:
- Tiết 2. Dạy lớp 10CB2
+ Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat (tiết 1)
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
5 10/3/2014 đến 16/3/2014
* Thứ 2:
- Tiết 2. Dạy lớp 10CB6

+ Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat (tiết 2)
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
5
* Thứ 3:
- Tiết 1. Dạy lớp 10CB2
+ Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat (tiết 2)
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
- Tiết 4. Dạy lớp 10CB2
+ Bài 34. Luyện tập: Oxi – Lưu huỳnh
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
* Thứ 5:
- Tiết 4. Dạy lớp 10CB6
+ Bài 34. Luyện tập: Oxi – Lưu huỳnh
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
6 17/3/2014 đến 23/3/2014
* Thứ 2:
- Tiết 2. Dạy lớp 10CB6

+ Bài 36. Tốc độ phản ứng hóa học
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
* Thứ 3:
- Tiết 1. Dạy lớp 10CB2
+ Bài 36. Tốc độ phản ứng hóa học
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
- Tiết 4. Dạy lớp 10CB2
+ Ôn tập Chương 6. Oxi – Lưu huỳnh
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
6
* Thứ 5:
- Tiết 4. Dạy lớp 10CB6
+ Ôn tập Chương 6. Oxi – Lưu huỳnh
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
7
17/3/2014 đến 23/3/2014
* Thứ 2:

- Tiết 2. Dạy lớp 10CB6
+ Bài 38. Cân bằng hóa học (tiết 1)
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
* Thứ 3:
- Tiết 1. Dạy lớp 10CB2
+ Bài 38. Cân bằng hóa học (tiết 1)
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
- Tiết 4. Dạy lớp 10CB2
+ Bài 38. Cân bằng hóa học (tiết 2)
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
* Thứ 5:
- Tiết 4. Dạy lớp 10CB6
+ Bài 38. Cân bằng hóa học (tiết 2)
+ Giáo sinh dạy: Nguyễn Thanh Tươi
+ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
7
8
24/3/2014 đến 30/3/2014

* Thứ 3:
- Tiết 3. Dự giờ lớp 10CB2
+ Hệ thống hóa kiến thức
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
- Tiết 4. Dự giờ lớp 10CB2
+ Hệ thống hóa kiến thức
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
* Thứ 6:
- Tiết 1. Dự giờ lớp 10CB6
+ Hệ thống hóa kiến thức
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
- Tiết 2. Dự giờ lớp 10CB6
+ Hệ thống hóa kiến thức
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
Dạy khá tốt, đảm
bảo về nội dung
kiến thức.
9 31/3/2014 đến 6/4/2014
* Thứ 3:
- Tiết 3. Dự giờ lớp 10CB2
+ Hệ thống hóa kiến thức
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
- Tiết 4. Dự giờ lớp 10CB2
+ Hệ thống hóa kiến thức
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
Tự rút kinh
nghiệm về kỹ

năng giảng dạy.
8
* Thứ 6:
- Tiết 1. Dự giờ lớp 10CB6
+ Hệ thống hóa kiến thức
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
- Tiết 2. Dự giờ lớp 10CB6
+ Hệ thống hóa kiến thức
+ Giáo viên dạy: Trần Thị Kiều Oanh
Tự rút kinh
nghiệm về kỹ
năng giảng dạy.
2.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác giảng dạy
- Thuận lợi:
+ Có thể thấy yếu tố thuận lợi lớn nhất và cũng là nguồn động viên lớn nhất đối
với tôi trong quá trình thực tập là sự ủng hộ nhiệt tình của học sinh. Chính vì sự ủng hộ
của học sinh đã tạo thuận lợi rất nhiều cho tôi trong quá trình dạy học các em.
+ Tiếp sau sự ủng hộ của học sinh, một thuận lợi không nhỏ khác nữa đối với tôi
là sự hướng dẫn và ủng hộ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn. Thầy, cô luôn quan tâm
giúp đỡ chúng tôi khi gặp phải một khó khăn nào đó. Bên cạnh, Thầy, cô còn góp ý cho
chúng tôi sau những Tiết dạy, những điều mà chúng tôi làm được cũng như chưa làm
được để hoàn thiện Bài dạy, điều này làm cho tôi có thêm động lực và niềm tin hơn
+ Bên cạnh đó, trường trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ nên việc giảng dạy các
em bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học cũng trở nên sinh động
hơn, đa số các em điều ngoan và hăng say học tập.
+ Sự hướng dẫn và ủng hộ của giáo viên trường THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG và
sự tạo điều kiện của Ban ch} đạo thực tập ở trường cũng có đóng góp không nhỏ trong
quá trình thực tập của chúng tôi.
- Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục như:

+ Thiếu kĩ năng soạn giáo án có thể coi là khó khăn lớn nhất trong số các khó
khăn mà tôi gặp phải. Đa số chúng tôi đều thiếu kĩ năng này. Điều này còn tồn tại là khi
ở nhà trường sư phạm, tôi chưa có nhiều cơ hội thử sức với việc soạn giáo án, và nếu có
9
thì cũng được thực hiện qua loa, không sát với thực tế ở phổ thông. Lúng túng trong việc
lựa chọn PPDH và chưa thật sự thuyết phục học sinh trong quá trình giảng dạy cũng gây
trở ngại.
+ Một số học sinh còn lơ là trong giờ học, không chịu hợp tác xây dựng Bài.
+ Một số kiến thức còn hạn chế nên chưa thể truyền đạt hết cho học sinh.
+ Vẫn chưa tự tin lắm khi giảng dạy trước lớp.
+ Bước đầu làm quen với học sinh còn rụt rè, bỡ ngỡ.
+ Còn lúng túng trước một số tình huống sư phạm.
+ Bên cạnh đó kĩ năng trình bày bảng cũng là một vấn đề lớn đối với tôi.
2.3. Ý thức, tinh thYn, thái độ đối với công tác
- Dự giờ 5 buổi của giáo viên hướng dẫn, giáo viên trong tổ bộ môn hóa, cùng các
bạn trong nhóm, với thái độ tích cực, ý thức nghiêm túc và tinh thần học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau.
- Trước mỗi Tiết dự giờ mẫu và dạy, tôi đều soạn và hiểu giáo án, từ kiến thức
truyền thụ đến cách trình bày bảng, trình tự các bước lên lớp, tập xử lý các tình huống
trên lớp.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học liên quan đến Tiết dạy, lắng nghe sự hướng
dẫn, góp ý của giáo viên hướng dẫn và các bạn trong nhóm để rút kinh nghiệm .
- Lên lớp gồm cả chủ nhiệm, dự giờ và dạy tôi luôn có phong cách chững chạc, tự
tin, truyền đạt tri thức cho học sinh với tinh thần, trách nhiệm, tự giác, nghiêm túc,
chân thành.
- Trước Tiết dạy cũng như dự giờ, tôi đều tự đặt ra những vấn đề : Mục đích, yêu
cầu Bài dạy là gì? Trọng tâm chú ý phần gì? Cần mở rộng phần nào? Sử dụng phương
pháp truyền đạt nào? Phân bố thời gian cho từng đề mục như thế nào ? Ở Bài dạy này
có gì sáng tạo mới?
- Trong Tiết dạy, tôi rất chú trong đến các phương pháp dạy và học.

2.4 Những việc đã làm và kết quả cụ thể
- Trong thời gian thực tập tôi đã hoàn thành các Tiết dự giờ dạy mẫu và Tiết dạy
chấm điểm đúng kế hoạch và đạt yêu cầu.
10
- Dự giờ những Tiết của giáo viên hướng dẫn và các bạn cùng nhóm.
- Chuẩn bị tốt các Bài dạy: soạn giáo án và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học.
- Tập giảng trước Tiết dạy.
- Sau các Tiết dự giờ của các bạn cùng nhóm chúng tôi luôn trao đổi góp ý thẳng
thắn và rút kinh nghiệm cho bản thân.
2.5 Thu hoạch và tác dụng của công tác này
- Học hỏi nhiều Bài học kinh nghiệm quý giá.
- Sau các Tiết dự giờ, Tiết dạy đã giúp tôi trưởng thành hơn trong mọi mặt về
phong cách lên lớp cũng như các bước lên lớp.
- Một điều quan trọng trong dạy học hiện nay là dạy học làm sao học sinh là người
chủ động, làm sao để có thể phát huy tính tích cực của học sinh trong các Tiết học một
cách tối đa, học sinh làm việc nhiều hơn,học sinh tự khai thác lấy kiến thức mà giáo
viên ch} là người hướng dẫn, trọng tài cho học sinh tìm tòi đến tri thức.
- Giáo viên ch} là người định hướng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên chủ
đạo còn học sinh chủ động .Chính vì thế trong giờ dạy chuyên môn của mình tôi đã
đưa ra những câu hỏi thảo luận để phát huy tính tích cực của học sinh.
2.6 Một số đề xuất cho quá trình giảng dạy được tốt hơn
Để có một Tiết dạy thành công ta cần phải chuẩn bị cho mình một hành trang thật
đầy đủ. Phần quan trọng nhất là kiến thức chuyên môn, một kiến thức đầy đủ, hoàn
ch}nh và hệ thống cùng với một kỹ năng sư phạm tốt sẽ giúp chúng ta tự tin hơn rất
nhiều khi đứng trước học sinh.
Chuẩn bị giáo án là bước quan trọng hàng đầu, ngoài những kiến thức đã được học,
thì đọc kỹ lại sách cần dạy, sách tham khảo là một điều cần thiết, nếu sợ quên vì run, ta
có thể ghi chú riêng ra bên ngoài những gì quan trọng, bổ ích. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu
ta biết tranh thủ ý kiến ch} dạy của giáo viên hướng dẫn và cả những anh chị đi trước,
đừng ngần ngại và đừng “giấu dốt” vì nghĩ giờ ta đã là giáo viên rồi! Hãy luôn nhớ

mình đang là một người “học việc”!
11
Tiếp đến, phải luyện tập nhiều thì mới giúp ta có thể trình bày Bài giảng một cách
thuyết phục, giúp học sinh hiểu được Bài một cách đơn giản nhất. Tốt nhất khi luyện
tập nên chọn những người bạn cùng chuyên ngành để có thể bổ sung, góp ý cho nhau.
Trước khi “trình diễn chính thức”, việc “chạy chương trình” là hết sức cần thiết.
Chạy thử càng nhiều thì buổi biểu diễn chính chắc hẳn sẽ càng mỹ mãn hơn, giúp ta
tránh tình trạng “cháy” hoặc “ướt” giáo án.
Trình bày bảng cũng là một khâu rất quan trọng, ai mà chẳng muốn nhìn một bức
tranh đẹp, học sinh sẽ thấy khâm phục hơn, chú ý vào Bài học hơn, khi bạn trình bày
bảng một cách khoa học, rõ ràng và đẹp. Trong một Tiết dạy, cũng nên một vài lần đi
xuống lớp, vừa là để quan sát học sinh vừa ngoái lại nhìn xem mấy dòng chữ của mình
có lên đèo, xuống dốc gì không mà điều ch}nh. Trình bày bảng không phải là một khả
năng tự có, mà nó có được từ sự chăm ch} tập luyện của bản thân!
Khi đứng lớp, giáo sinh cần chú ý khâu diễn đạt sao cho rõ ràng và truyền cảm,
tránh lan man, ôm đồm kiến thức, nên nhấn vào trọng tâm Bài học. Trình bày bảng đẹp
và hợp lý cũng là yêu cầu cần lưu ý. Ngoài ra, giáo sinh cần có khả năng bao quát lớp,
với một phong thái chững chạc, tạo không khí Tiết học tích cực, tránh thụ động, độc
thoại. Sau Tiết học, giáo viên hướng dẫn và những người dự giờ sẽ góp ý, đánh giá Tiết
học. Giáo sinh nên lắng nghe và tiếp thu những ý kiến một cách bình tĩnh, tích cực của
một người đi học nghề, tránh những phản ứng căng thẳng, hơn thua.
Ngày nay, trường nào cũng được trang bị khá đầy đủ thiết bị công nghệ hỗ trợ việc
dạy - học, không gì tuyệt vời hơn nếu ta có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào
những giờ dạy của mình. Hãy mạnh dạn và tự tin áp dụng những gì đã được học.
Nhưng nhớ, phải sử dụng nó một cách hiệu quả, đúng ý nghĩa, chứ không đơn thuần
ch} là thay đổi phương tiện “bảng đen, phấn trắng” thành “projector, powerpoint”!
3. Đánh giá về quá trình thực tập giáo dục của bản thân
3.1 Kế hoạch thực tập giáo dục của bản thân
3.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác chủ nhiệm
TuYn Nội dung công việc Dự kiến kết

12
quả
1
10/2/2014 đến 16/2/2014
- Dự chào cờ đầu tuần.
- Trao đổi với giáo viên hướng dẫn để nắm đặc điểm, tình hình
của lớp chủ nhiệm.
- Theo dõi tình hình lớp: học tập, thi đua, k} luật, lao động,… .
- Dự giờ tiết sinh hoạt lớp tuần 24, thứ 7 (15/2/2014), tiết 3 tại
lớp 10CB2
Giáo viên chủ nhiệm: Trần Thị Kiều Oanh
Tìm hiểu được
sơ lược về tình
hình nề nếp
cũng như học
tập của lớp
2
17/2/2014 đến 23/2/2014
- Dự chào cờ đầu tuần.
- Trao đổi với giáo viên hướng dẫn để nắm đặc điểm, tình hình
của lớp chủ nhiệm.
- Lên lớp 15 phút đầu giờ.
- Theo dõi tình hình lớp: học tập, thi đua, k} luật, lao động,… .
- Tổ chức sinh hoạt lớp chủ nhiệm tuần 25 (22/2/2014)
Giáo sinh thực tập chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Tươi
Hoàn thành tốt
kế hoạch đề ra
3
24/2/2014 đến 2/3/2014
- Dự sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.

- Lên lớp 15 phút đầu giờ.
- Theo dõi thông báo của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh
niên.
- Dự giờ tiết sinh hoạt lớp tuần 26, thứ 7 (1/3/2014), tiết 3 tại lớp
10CB2
Giáo sinh thực tập chủ nhiệm: Dương Thị Diệu
Hoàn thành tốt
kế hoạch đề ra
13
4
3/3/2014 đến 9/3/2014
- Dự sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
- Lên lớp 15 phút đầu giờ.
- Theo dõi tình hình lớp: học tập, thi đua, kỷ luật, lao động,…
- Theo dõi thông báo của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh
niên.
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa – Chủ đề: “Mừng ngày quốc tế
phụ nữ 08/03”.
- Dự giờ tiết sinh hoạt lớp tuần 27, thứ 7 (8/3/2014), tiết 3 tại lớp
10CB2
Giáo sinh thực tập chủ nhiệm: Trần Ngọc Duy
Hoàn thành tốt
kế hoạch đề ra
5
10/3/2014 đến 16/3/2014
- Dự sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
- Lên lớp 15 phút đầu giờ.
- Theo dõi tình hình lớp: học tập, thi đua, kỷ luật, lao động,…
- Theo dõi thông báo của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh
niên.

- Dự giờ tiết sinh hoạt lớp tuần 28, thứ 7 (15/3/2014), tiết 3 tại lớp
10CB2
Giáo sinh thực tập chủ nhiệm: Tạ Quang Huy.
- Hướng dẫn và phân công nhiệm vụ cho HS để chuẩn bị cho hoạt
động cắm trại sắp tới.
Hoàn thành tốt
kế hoạch đề ra
6
17/3/2014 đến 23/3/2014
- Dự sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
- Lên lớp 15 phút đầu giờ.
Hoàn thành tốt
14
- Theo dõi tình hình lớp: học tập, thi đua, kỷ luật, lao động,…
- Theo dõi thông báo của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh
niên.
- Tổ chức, quản lý học sinh tham gia dựng trại.
- Tổ chức, quản lý học sinh tham gia sinh hoạt trại 26/03.
- Theo dõi tình hình lớp: học tập, thi đua, kỷ luật, lao động,…
- Theo dõi thông báo của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh
niên.
kế hoạch đề ra
7
24/3/2014 đến 30/3/2014
- Dự sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
- Theo dõi thông báo của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh
niên.
- Tổ chức sinh hoạt lớp chủ nhiệm tuần 30 (29/3/2014)
Giáo sinh thực tập chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Tươi và Dương Thị
Diệu

Hoàn thành tốt
kế hoạch đề ra
8
31/3/2014 đến 6/4/2014
- Dự sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
- Lên lớp 15 phút đầu giờ.
- Theo dõi tình hình lớp: học tập, thi đua, kỷ luật, lao động,…
- Theo dõi thông báo của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh
niên.
- Dự giờ tiết sinh hoạt lớp tuần 31, thứ 7 (5/4/2014), tiết 3 tại lớp
10CB2
Giáo sinh thực tập chủ nhiệm: Tạ Quang Huy và Trần Ngọc Duy
Hoàn thành tốt
kế hoạch đề ra
9 7/4/2014 đến 13/4/2014 Hoàn thành tốt
kế hoạch đề ra
15
- Dự sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
- Lên lớp 15 phút đầu giờ.
- Theo dõi tình hình lớp: học tập, thi đua, kỷ luật, lao động,…
- Theo dõi thông báo của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh
niên.
- Dự giờ tiết sinh hoạt lớp tuần 32, thứ 7 (12/4/2014), tiết 3 tại lớp
10CB2
Giáo sinh thực tập chủ nhiệm: Tạ Quang Huy và Trần Ngọc Duy
* Thuận lợi
+ Được sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm, cô rất nhiệt tình và
sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần, điều đó làm tôi cảm thấy tự tin và năng động hơn.
+ Đa số học sinh trong lớp đều ngoan, tích cực hợp tác.
+ Phòng được trang bị máy chiếu nên thuận tiện để cho các em chơi trò chơi, vui chơi

trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm.
* Khó khăn
+ Đa số gia đình các em đi làm xa nên không quản lý con em chặt chẽ, dẫn đến các em
lêu lỏng, ham chơi.
+ Chưa hiểu rõ hết tính cách của các em nên chưa tiếp cận sâu được tâm hồn các em.
+ Một số em còn lơ là, chưa chịu hợp tác.
+ Một số khác thì không chịu chấp hành nội quy, việc giáo dục các em còn hạn chế làm
cho công tác chủ nhiệm gặp nhiều trở ngại.
3.3 Ý thức, tinh thYn, thái độ đối với công tác chủ nhiệm và các công tác khác
- Chuẩn bị kế hoạch dự giờ, ghi nhật ký, kế hoạch chủ nhiệm, dự giờ các buổi sinh
hoạt để rút kinh nghiệm, bước đầu tập làm công tác chủ nhiệm.
- Ý thức được vai trò của mình ở trường phổ thông, có tinh thần trách nhiệm, tự
giác, nhiệt tình, luôn có ý thức phê và tự phê bình. Thái độ làm việc nghiêm túc, trung
thực, cố gắng sửa đổi và hoàn thiện mình để trưởng thành hơn.
3.4 Những việc đã làm và kết quả cụ thể
16
- Trong thời gian thực tập, tôi luôn theo sát lớp, đến lớp trước thời gian vào học 15
phút để theo dõi, đôn đốc học sinh làm vệ sinh, tổ chức truy Bài, nhắc nhở học sinh về
nề nếp, kỷ luật tác phong, đây là công việc thường ngày của tôi trong quá trình thực tập
8 tuần qua.
- Dự giờ các buổi chào cờ đầu tuần để nắm bắt kịp thời kế hoạch của trường và các
kế hoạch cần triển khai cho lớp.
- Qua đợt thực tập tại trường THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG, qua việc làm công tác
chủ nhiệm ở lớp10CB3 tôi đã thu được nhiều điều quan trọng.
- Tình hình lớp dần đi vào nề nếp, nhiều em tiến bộ.
- Phong trào lớp đi lên .
- Tình đoàn kết chặt chẽ giữa các bạn trong lớp.
3.5 Thu hoạch và tác dụng của công tác này
Khi làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của người
giáo viên chủ nhiệm. Trong thời gian thực tập, tôi cảm thấy mình mạnh dạn hơn, tự tin

hơn, hiểu rõ hơn về công việc của các thầy cô giáo chủ nhiệm, từ đó tìm những phương
pháp làm việc có hiệu quả tốt như mình mong muốn.
Sau khi nhận công tác chủ nhiệm, tôi đã vạch cho mình kế hoạch sơ lược cho
đúng với trình tự thời gian:
Buổi đầu gặp mặt làm quen với lớp. Sau đó tìm hiểu sơ qua tình hình của lớp :
Ban cán sự, học tập, nề nếp, những em cá biệt, Trong những buổi đến lớp, công việc
tôi thường làm: xem xét việc chuyên cần, vắng trễ, vệ sinh hôm đó; xem xét những giờ
học hôm qua có tốt không, em nào chưa học Bài tốt; nhắc nhở học sinh ôn lại Bài trước
khi vào Tiết; động viên các em cố gắng học tốt những giờ tiếp theo.
Trong các Tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi đã theo dõi tình hình lớp trước đó để
tổng kết chính xác, đề ra những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những nhược
điểm mắc phải. Trong Tiết sinh hoạt cần điểm lại sơ bộ tình hình tuần học vừa qua của
cả lớp: những thành tích của lớp, biểu dương những em học tốt, chăm ngoan; phê bình
những em vi phạm nội quy của nhà trường, yêu cầu các em không được tiếp tục vi
phạm; đưa ra những kế hoạch và biện pháp thực hiện trong tuần tới; tập cho học sinh
17
một số Bài hát và trò chơi nhỏ; thường xuyên gần gũi, giúp đỡ các em khi khó khăn
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
* Tác dụng của công tác này:
- Hiểu biết thêm đời sống tâm lý học sinh: hồn nhiên, trong sáng, dễ bị tác động bởi
môi trường xung quanh, các em cần sự quan tâm, dạy dỗ của người lớn, của giáo viên.
- Vai trò của GVCN: là người trực tiếp hướng dẫn quản lý, giáo dục học sinh, là
cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
- Biết thiết kế và tổ chức sinh hoạt chủ nhiệm.
3.6 Đánh giá thực trạng giáo dục của trường
Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác giảng dạy và việc học tập
của các em. Thường xuyên tổ chức họp hội đồng, họp hội phụ huynh học sinh nhằm
tạo cầu nối giữa nhà trường, giáo viên, gia đình và học sinh.
- Nhà trường đã bố trí thời gian biểu hợp lý: vào học lúc 7h buổi sáng, 13h30’

buổi chiều có 15’ truy Bài đầu giờ nhằm tạo thuận lợi cho việc học tập của các em.
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình và những giáo viên dày
dặn kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Đoàn trường thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua học tập và thể thao
giữa các lớp, các khối nhân các ngày lễ lớn nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.
- Đa số các em học sinh khá ngoan, lễ phép với thầy cô, rất năng nổ tham gia
các hoạt động do nhà trường tổ chức.
Khó khăn
- Tỷ lệ học sinh cá biệt trong mỗi lớp khá cao (từ 3-4 HS) làm ảnh hưởng đến việc
học tập và tinh thần đoàn kết của lớp.
- Một số các em chưa có ý thức tự giác trong học tập nên chưa đạt kết quả cao.
Một số học sinh thì chưa nghiêm túc trong giờ học.
- Phần lớn các em đều bị mất căn bản từ cấp dưới nên kết quả học tập chưa cao, ở
bộ môn Toán, Lý, Ngoại ngữ, đặc biệt là đối với môn Tin học còn là môn phụ nên các
em còn lơ là trong việc học.
18
3.7 Một số đề xuất cho quá trình chủ nhiệm được tốt hơn
Trước khi sinh hoạt với lớp, giáo sinh cần tìm hiểu kỹ nội qui học sinh của
trường phổ thông mà mình đến thực tập, hiểu được đặc điểm tình hình lớp, tiêu chí
đánh giá thi đua giữa các lớp học. Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo sinh nên tạo bầu không
khí thầy trò gần gũi, lắng nghe những tâm tư của học sinh, tạo cho các em sự tin tưởng,
từ đó đề ra kế hoạch phù hợp và hiệu quả. Với sức trẻ, sự sáng tạo và nhạy bén, giáo
sinh có thể tổ chức nhiều trò chơi theo chủ đề, phù hợp với nội dung buổi sinh hoạt.
Khi gặp vấn đề, giáo sinh nên kịp thời trao đổi, xin ý kiến của giáo viên hướng
dẫn về biện pháp giáo dục, hướng xử lý các vấn đề của lớp. Đồng thời, để đợt thực tập
đạt kết quả tốt, giáo sinh cần tích cực tham gia các hoạt động của tổ bộ môn và của nhà
trường.
Với công tác chủ nhiệm, ta nên nắm kỹ tình hình của lớp mình chủ nhiệm, hãy
cố gắng giành thời gian để tìm hiểu thực tế. Hãy gần gũi và biết lắng nghe những lời
tâm sự của học sinh. Một chia sẽ trong công tác chủ nhiệm là hãy biết đặt Ban cán sự

lớp mình chủ nhiệm đúng vị trí, đó là cầu nối hữu hiệu nhất giữa ta và các học sinh
khác trong lớp. Hãy xây dựng để các em là những “cộng tác viên” tích cực cung cấp
cho ta một cách trung thực và chính xác tình hình của lớp. Để từ đó hoàn thành tốt
công tác của mình.
Nếu như có một chút năng khiếu về văn nghệ, đàn hát, kể chuyện hay thể dục thể
thao thì cũng đừng ngần ngại thể hiện. Không gì giúp các ta làm công tác chủ nhiệm tốt
hơn khi trở thành “thần tượng” trong mắt các em.
Điều cuối cùng tôi muốn chia sẽ là ngoài kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật sư
phạm thì điều cần có là cái tâm với nghề, tình yêu nghề mến học sinh là điều quan
trọng nhất giúp các bạn có thể thành công. Vẫn biết, còn rất nhiều khó khăn, vất vả
trong cuộc sống, nhưng khi đã chọn cho mình “nghề giáo”, hãy yêu và hãy có tâm với
nghề, ta sẽ tìm thấy những niềm hạnh phúc riêng, mà không phải một nghề nào khác
cũng có được.
19

Sinh viên
(ký và ghi rõ họ tên)


20

×