Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận văn tốt nghiệp) nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây gừng núi đá (zingiber purpureum roscoe) tại huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN VĂN TỐN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC
VỤ GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GỪNG
NÚI ĐÁ (Zingiber purpureum Roscoe) TẠI HUYỆN
LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2021

Luan van


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN VĂN TỐN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC
VỤ GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GỪNG
NÚI ĐÁ (Zingiber purpureum Roscoe) TẠI HUYỆN
LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Lâm học
Mã số ngành: 80620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Thảo



Thái Nguyên - 2021

Luan van


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ: “Nghiên cứu một số cơ sở khoa
học phục vụ gây trồng và phát triển cây Gừng núi đá (Zingiber
purpureum Roscoe) tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tun Quang” là cơng trình
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tơi, cơng trình được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Dương Văn Thảo và sự hỗ trợ của các thầy cô trong Khoa
Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên trong thời gian từ năm
2020 đến 2021. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Văn Toán

Luan van


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun

theo chương trình đào tạo Thạc sỹ Lâm nghiệp từ năm 2019- 2021.
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận
tình đầy trách nhiệm của các thầy cơ giáo hướng dẫn khoa học Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, Hạt Kiểm lâm
huyện Lâm Bình, phịng Nơng nghiệp huyện Lâm Bình, UBND các xã thuộc
huyện Lâm Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu,
thu thập số liệu ngoại nghiệp và xử lý số liệu nội nghiệp.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn, cảm ơn chân thành tới thầy
giáo TS. Dương Văn Thảo đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
Luận văn này. Tôi cũng đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu,
Phòng quản lý Đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm
ơn về sự giúp đỡ q báu đó.
Do thời gian và trình độ cịn hạn chế, nên Luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để Luận văn được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2021
Tác giả

Nguyễn Văn Toán

Luan van


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii

MỤC LỤC .......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ....................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC ẢNH ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH (BIỂU ĐỒ)......................................................vviii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Những nghiên cứu về họ Gừng và chi Gừng trên thế giới ..................... 3
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây Gừng .......................................................... 3
1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 4
1.1.3. Công dụng và thành phần hóa học của Gừng ......................................... 8
1.1.4. Các nghiên cứu về gây trồng, phát triển Gừng ..................................... 10
1.2. Những nghiên cứu về họ Gừng và chi Gừng ở Việt Nam .................... 13
1.2.1. Nguồn gốc và lịch sử về cây Gừng ..................................................... 113
1.2.2. Phân loại .............................................................................................. 113
1.2.3. Công dụng ............................................................................................. 20
1.2.4. Bảo tồn nguồn gen ................................................................................ 22
1.2.5. Những nghiên cứu về loài Gừng núi đá.................................................. 223
1.2.6. Những nghiên cứu gây trồng và phát triển: .............................................. 24
1.3. Đánh giá chung: ....................................................................................... 28
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................. 29
1.4.1. Các yếu tố tự nhiên ............................................................................... 29
1.4.2. Các yếu tố xã hội ................................................................................... 43
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Đối tượng, phạm vi .................................................................................. 47
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 47


Luan van


iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 47
2.3.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 47
2.3.2. Phương pháp kế thừa............................................................................. 49
2.3.3. Phương pháp điều tra đặc điểm sinh học .............................................. 49
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái ........................................ 52
2.3.5. Phương pháp đề xuất kỹ thuật gây trồng .............................................. 53
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp .................................................. 54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 54
3.1. Đặc điểm nông sinh học của cây Gừng núi đá ...................................... 54
3.1.1. Đặc điểm hình thái lồi Gừng núi đá .................................................... 54
3.1.2. Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng .................................................. 59
3.1.3. Tình hình sâu bệnh hại và cách phịng trừ của người dân .................... 60
3.2. Đặc điểm sinh thái học của cây Gừng núi đá ........................................ 64
3.2.1. Đặc điểm phân bố.................................................................................. 64
3.2.2. Đặc điểm khí hậu .................................................................................. 71
3.2.3. Đặc điểm đất đai.................................................................................... 72
3.2.4. Tần số xuất hiện Gừng núi đá trên các tuyến điều tra .......................... 73
3.2.5. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo các dạng sinh cảnh ..................... 73
3.2.6. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo các dạng địa hình ....................... 74
3.2.7. Đặc điểm phân bố Gừng núi đá theo độ cao ......................................... 75
3.2.8. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi có Gừng núi đá phân bố .............. 75
3.3. Đề xuất giải pháp gây trồng và phát triển cây Gừng núi đá ................. 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 79
1. Kết luận ....................................................................................................... 79
2. Khuyến nghị ............................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC

Luan van


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn


ODB

Ơ dạng bản

OTC

Ơ tiêu chuẩn

PRA

Phương pháp điều tra nhanh nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

TCLN

Tổng cục Lâm nghiệp

UBND


Ủy ban nhân dân

Luan van


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng của Gừng trên thế giới qua một
số năm (2006-2012) .......................................................................................... 4
Bảng 3.1: Kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng của cây Gừng núi đá .... 59
Bảng 3.2: Kết quả điều tra kích thước củ Gừng núi đá ............................ 59
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại Trạm quan trắc ...................... 71
Bảng 3.4: Kết quả điều tra về đất đai tại khu vực nghiên cứu ................. 72
Bảng 3.5: Phân bố Gừng núi đá trên các tuyến điều tra ........................... 73
Bảng 3.6: Phân bố Gừng núi đá theo sinh cảnh ......................................... 73
Bảng 3.7: Phân bố Gừng núi đá theo vị trí địa hình .................................. 74
Bảng 3.8: Phân bố Gừng núi đá theo độ cao .............................................. 75

Luan van


vii

DANH MỤC CÁC ẢNH

Ảnh 3.1: Hình thái lá cây Gừng núi đá ....................................................... 56
Ảnh 3.2: Hình thái thân cây Gừng núi đá................................................... 56
Ảnh 3.3: Hình thái hoa cây Gừng núi đá .................................................... 57

Ảnh 3.4: Hình thái củ Gừng núi đá ............................................................. 58
Ảnh 3.5: Cây Gừng bị bệnh cháy lá ............................................................ 60
Ảnh 3.6: Gừng bị bệnh thối củ ..................................................................... 61
Ảnh 3.7: Lá Gừng bị bệnh thán thư ............................................................ 63
Ảnh 3.8: Lá Gừng bị bệnh mốc sương ........................................................ 64
Ảnh 3.9. Thảm thực vật có lồi Gừng núi đá phân bố .............................. 76

Luan van


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH (BIỂU ĐỒ)
Hình 3.1: Tổng hợp thơng tin về đối tượng phỏng vấn ............................. 66
Hình 3.2: Kết quả phỏng vấn về nguồn cung cấp Gừng núi đá ............... 67
Hình 3.3: Kết quả phỏng vấn về nơi phân bố Gừng núi đá ..................... 67
Hình 3.4: Kết quả phỏng vấn về mục đích thu hái Gừng núi đá ............. 68
Hình 3.5: Kết quả phỏng vấn về thơng tin sản phẩm bán ra thị trường 68
Hình 3.6: Kết quả phỏng vấn về phương thức trồng Gừng núi đá ............. 69
Hình 3.7: Kết quả phỏng vấn về Kỹ thuật trồng Gừng núi đá ................ 69
Hình 3.8: Kết quả phỏng vấn về mùa thu hái Gừng núi đá ..................... 70
Hình 3.9: Kết quả phỏng vấn về thời điểm thu hái trong ngày ............... 70

Luan van


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Họ Gừng bao gồm khoảng 47 chi và hơn 1.000 loài, phân bố ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam
hiện nay biết gần 20 chi và gần 100 lồi, trong đó Gừng núi đá là một trong
những lồi có giá trị lớn.
Gừng núi đá có tên khoa học Zingiber purpureum Roscoe, họ Gừng
Zingiberaceae, thuộc chi Gừng Zingiber, bộ Gừng Zingiberales. Gừng núi đá
vốn là loài cây mọc hoang dại tại các vùng núi cao. các vùng rừng nguyên
sinh hoặc trên các vách núi đá của các tỉnh vùng núi cao phía Bắc, Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên có độ cao từ 500 - 700 m so với mực nước biển;
Gừng mọc tự nhiên rải rác ở vùng núi thấp và trung du và được trồng rộng
rãi phổ biến trên các vùng miền từ bắc vào nam của cả nước, mọc phổ biến ở
Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc... Củ
Gừng núi đá có hương vị đặc biệt, mùi thơm rất đặc trưng không lẫn với
những loại gừng khác. Củ gừng núi đá thường được người dân giã, vắt lấy
nước làm phụ gia bảo quản để thực phẩm được tươi lâu. Đặc biệt các món ăn
truyền thống của người miền núi như lạp xường, thịt nướng sẽ rất thơm ngon
nếu có gia vị là gừng núi đá. Bên cạnh đó, Gừng núi đá cịn được làm thành
tinh bột dùng trong chế biến và là loại dược liệu q có tính kháng sinh cao,
dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, xương khớp, đau bụng, bệnh tim mạch, có
tác dụng kháng viêm, sưng tấy đau nhức, trị chứng khó chịu, chóng mặt có
triệu chứng ngất đau bụng, chữa ung thư. Do những đặc tính nói trên, cây
Gừng núi đá trong tự nhiên bị khai thác ồ ạt dẫn đến nguy cơ cạn kiệt. Để
chủ động có nguồn củ phục vụ đời sống sinh hoạt, lâu nay đồng bào các dân
tộc Tày, Nùng, Dao... thuộc huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã đưa cây

Luan van


2


gừng núi đá về trồng tại các hốc đá, dưới tán rừng, trồng trong vườn nhà để
phục vụ nhu cầu của gia đình và phát triển kinh tế.
Theo quyết định số 80/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn từ năm 2005 cây Gừng núi đá đã được xếp vào nhóm cây
thực phẩm quý hiếm cần được bảo tồn. Vì vậy Gừng núi đá rất cần có định
hướng để bảo tồn đúng đắn để phục vụ trong tương lai.
Xuất phát từ những thực tiễn trên tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
một số cơ sở khoa học phục vụ gây trồng và phát triển cây Gừng núi đá
(Zingiber purpureum Roscoe) tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”
để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Lâm học, Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được các đặc điểm nông sinh học của cây Gừng núi đá.
- Xác định được các đặc điểm sinh thái học cây Gừng núi đá.
- Đề xuất được giải pháp phát triển cây Gừng núi đá tại huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học
về đặc điểm hình thái, tên khoa học, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
cơng dụng của cây Gừng núi đá là cơ sở để bảo tồn và khai thác nguồn gen có
giá trị.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu xác định được các đặc điểm nông
sinh học, đặc điểm sinh thái học của cây Gừng núi đá là cơ sở để đưa ra các
giải pháp gây trồng và phát triển cây Gừng núi đá tại huyện Lâm Bình, tỉnh
Tuyên Quang.

Luan van


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về họ Gừng và chi Gừng trên thế giới
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây Gừng
Chi Gừng Zingiber Bochmer gồm khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở
các khu vực nhiệt đới châu Á và châu Úc. Trung tâm phong phú và đa dạng
nhất của chi Gừng là Đông Nam Á. Riêng tại Trung Quốc hiện đã biết
khoảng trên 20 loài.
Trên thế giới Gừng được gọi với các tên: Ginger (tiếng Anh),
gingivere (tiếng Anh từ Trung) Sunthi, Ardrake, Vishvabheshaja và
Srngaveran hoặc gốc sừng (tiếng Phan), Zingiber officinale (tên Latin)
Sheng jiang (tiếng Trung), Ziggiberis (tiếng Hy Lạp), Gingembre (Tiếng
Pháp), Khnheiy (Tiếng Campuchia).
Gừng đã được xuất hiện từ rất lâu đời, nó đã được sử dụng cho lợi ích
sức khỏe của con người hơn 5000 năm và được sử dụng trong y học châu Á
để điều trị đau dạ dày, buồn nôn, và tiêu chảy. Gừng được coi là một hương
liệu, dược liệu và có lịch sử lâu dài được trồng ở các nước. Gừng ở Ấn Độ
được xuất khẩu sang Rome khoảng 2000 trước. Gừng được sử dụng rộng rãi
bởi những người La Mã, nhưng hầu như biến mất khi Đế chế La Mã sụp đổ.
Nhờ chuyến đi của Marco Polo đến vùng Viễn Đông, Gừng đã được trở lại
châu Âu. Gừng đã trở thành một gia vị được biết đến, nhưng cũng là một
trong những gia vị đắt tiền.
Trong giai đoạn từ 1975 đến 1980, Ấn Độ là nhà sản xuất Gừng quan
trọng, chiếm khoảng 30-35% thị phần thế giới. Sau Ấn Độ là Trung Quốc,
với thị phần khoảng 10-15%. Tuy nhiên, ở nửa sau của thập niên 90, sản
xuất Gừng của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể và thị phần Gừng của Ấn Độ

Luan van



4

đã giảm mạnh. Chi phí đầu vào tăng và cạnh tranh nhờ giá rẻ từ Trung Quốc
là nguyên nhân dẫn đến việc Ấn Độ mất dần thị phần Gừng của mình trong
thương mại tồn cầu.
Trên thế giới được Gừng trồng rộng rãi phổ biến ở nhiều nước trong
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của Gừng trên thế giới qua một
số năm (2006-2012)
Chỉ tiêu

Năm
2006

2008

2010

2011

2012

Diện tích (ha)

415.337

275.784

278.509


317.301

322.157

Năng suất
(tạ/ha)

35.431

57.894

60.760

64.117

65.032

Sản lượng (tấn)

1.471.577

1.596.625

1.692.235

2.034.429

2.095.056


Nguồn: FAOSTAT, 2014

1.1.2. Phân loại
Họ Gừng (Zingiberraceae) có nhiều chi và gồm nhiều lồi khác nhau.
Hầu hết các cây thuộc họ Gừng phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á,
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến đã tổng kết
họ Gừng gồm 45 chi và hơn 1300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Chi Gừng (Zingiber) gồm khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở các khu
vực nhiệt đới châu Á và châu Úc. Trung tâm phong phú và đa dạng nhất của
chi Gừng là các nước Đông Nam Á.
Tại các nước trồng nhiều Gừng, có 3 lồi được nghiên cứu nhiều nhất
là Gừng trồng, Gừng tía (Z. montamum Koenig) và Gừng núi đá (Z.
zerumber Sm).

Luan van


5

Tại Malaysia người ta đã xác định được 3 giống Gừng trồng là Haliya
betai (thân rễ có màu nhạt), Halyai bara và Halyai indang (thân rễ có màu đỏ
nhạt, rất cay, được sơ chế để làm thuốc). Tại Indonesia người ta cũng xác
định có 3 giống Gừng, chúng khác nhau về độ lớn, màu sắc thân rễ cũng như
hương vị và thành phần hoá học. Tại Ấn Độ Gừng núi đá đã được nghiên
cứu sâu, Gừng núi đá là loại ngun liệu cung cấp tinh dầu cho cơng nghiệp
hố mỹ phẩm.
Trong các lồi Gừng thì Gừng núi đá có tính đa dạng cao nhất, sinh
trưởng nhanh, chống chịu khoẻ, phân bố rộng. Theo một số tài liệu cho biết
loài Gừng núi đá có ít nhất 4 dạng dưới lồi như Z. zerumber Sm var.
amaricans; Z. zerumber Sm var. aromaticum; Z. zerumber Sm var. Zerumbet và

Z. zerumber Sm var. littorale. Tại Ấn Độ người ta mới chọn lọc được giống
Gừng có hàm lượng tinh dầu lên tới 6%.
Dạng sống: Các cây trong họ Gừng gồm những cây thảo nhiều năm
thường sống nơi đất ẩm, dưới tán cây hay tán rừng, hiếm khi phụ sinh. Rễ
nhỏ, hình sợi, đơi khi đầu rễ phình to lên thành dạng củ. Thân rễ to, nạc, nằm
ngang, chứa nhiều chất dự trữ, có khi rất ngắn hoặc chỉ mang hoa, thân được
tạo thành do các bẹ lá ôm chặt lấy nhau tạo thành thân giả, rất ngắn. Thường
hay cao 1-3m, đôi khi cao tới 4-5m, không phân nhánh. Cây thường có mùi
thơm hay có mùi hắc như một số loài trong chi Zingiber.
Lá: Lá của các cây trong họ Gừng là lá đơn, mọc cách, các lá xếp thành
hai hàng, thường hướng lên trên, đôi khi nằm ngang gần như song song với
mặt đất (Kaempferia galanga, K. pulchra); có khi lá chỉ là bẹ lá dạng vảy. Lá
gồm các phần là: bẹ lá, cuống lá, lưỡi lá và phiến lá: Bẹ lá: Mở đến gốc, phần
dưới bẹ lá thường ôm chặt lấy nhau làm thành thân giả. Cuống lá: Cuống lá
khơng có hay có, ngắn hay dài (có thể dài tới 25cm), hình lịng máng nơng
hoặc sâu. Lưỡi lá (thìa lìa): Là phần giữa bẹ lá và cuống lá, từ bẹ lá kéo dài

Luan van


6

lên. Lưỡi dày hay mỏng dạng màng, đầu nguyên hay xẻ 2, cụt ngang, dài 1-2
mm tới vài cm. Phiến lá: Hình mác, hình trứng hẹp, bầu dục, ít khi gần trịn
(Kaempferia pulchra), gốc phiến nhọn, hình nêm hay gần trịn; đầu phiến
thường nhọn, đơi khi thót nhỏ thành dạng đi, hiếm khi trịn. Thơng thường,
phiến lá mầu xanh, nhưng ở một vài loài trong một số chi, mặt trên lá có đốm
trắng loang lổ (Stahlianthus) hay dọc gân chính mặt trên nâu đỏ (Curcuma)
hoặc mặt dưới nâu đỏ (Distichochlamys, Stahlianthus, Zingiber).
Cụm hoa: Cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá hay từ thân rễ sát mặt đất,

tách biệt với thân có lá, hoặc từ giữa các bẹ lá. Cụm hoa dạng chùy, chùm hay
bông. Cuống cụm hoa mọc từ thân rễ ở một số chi được bao phủ bởi các bẹ lá
dạng vảy thưa hay dày. Cụm hoa thường khơng phân nhánh, trừ một số ít lồi
trong các chi Globba, Alpinia, Elettaria, Elettariopsis.
+ Lá bắc: Lá bắc thường có dạng vảy, hình bầu dục, hình mác hay mác
thn, bao lấy lá bắc con và hoa, đôi khi lá bắc bao lấy truyền thể (Bulbil).
Các lá bắc dính với nhau ở nửa dưới làm thành dạng túi (Curcuma), hay thành
dạng chuông (Stahlianthus), hoặc xếp lợp lên nhau. Ở một vài chi, những lá
bắc ở phía dưới của cụm hoa là những lá bắc bất thụ (khơng chứa hoa),
thường có mầu sắc, hay những lá bắc này phát triển rất to bao lấy cả cụm hoa
khi non gọi là lá bắc tổng bao (nhưng thường sớm rụng). Đôi khi lá bắc khơng
có hoặc sớm rụng.
+ Lá bắc con: Nằm trong lá bắc và đính gần sát gốc lá bắc, bao lấy hoa.
Lá bắc con dạng vảy hay dạng ống, có gốc dính sát với bầu. Đơi khi lá bắc
con khơng có hoặc sớm rụng.
Hoa: Hoa lưỡng tính, mẫu 3, bầu hạ, đối xứng hai bên, có mầu sắc,
kích thước trung bình hoặc lớn. Các hoa đính trên cụm hoa dày đặc hay thưa
thớt, hoa đơn độc hay vài hoa trong một cụm nhỏ (Cincinnus) đính vào trục
cụm hoa. Hoa gồm các bộ phận:

Luan van


7

+ Đài: Có các lá đài dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần
trên chia 2-3 thùy ngắn hay dài giống dạng răng, hoặc xẻ chữ V - đầu trên
chia 2-3 thùy dạng răng.
+ Tràng: Dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần trên chia 3
thùy, thùy lưng thường to hơn 2 thùy bên, phía đầu lõm ít nhiều dạng mũ.

+ Bộ nhị: Chỉ có một nhị sinh sản duy nhất, ở phía trong thùy lưng của
tràng, gồm có chỉ nhị dạng bản mỏng hay dày, phía trên đính hai bao phấn
hướng trong, mở bằng khe dài dọc theo ơ bao phấn. Bao phấn có hay khơng
có phần phụ của trung đới, nếu có thì kéo dài lên phía trên tạo thành mào,
khơng bao lấy vịi nhụy, xẻ thùy hay nguyên, hay bao lấy vòi nhụy kéo dài
(Zingiber), hoặc kéo dài ở 2 phía cạnh ngồi hai bao phấn thành dạng cánh
(Globba). Đôi khi bao phấn khơng có phần phụ nhưng ở gốc mỗi bao phấn
kéo dài xuống phía dưới tạo thành cựa (Curcuma). Cánh mơi đối diện với nhị,
do 3 nhị bất thụ dính lại với nhau biến thành, thường to, có màu sặc sỡ. Hai
nhị lép còn lại nằm ở hai bên gốc cánh mơi, dạng cánh tràng khơng dính với
cánh mơi (Hedychium), hay dính với cánh mơi ở phía dưới (Zingiber), hoặc
tiêu giảm thành dạng răng, dạng vảy hay tiêu giảm hoàn toàn.
+ Bộ nhụy: Bộ nhụy hợp nguyên lá noãn (Syncarpous) hay hợp bên lá
nỗn (Paracarpous). Một vịi nhụy mảnh, nằm dọc theo rãnh phía trong chỉ
nhị, qua khe giữa 2 bao phấn; núm nhụy nhơ lên phía trên đầu 2 bao phấn, trừ
ở chi Zingiber, vòi nhụy kéo dài vượt quá đầu 2 bao phấn và được phần phụ
trung đới của bao phấn kéo dài bao lấy. Ngoài 1 nhụy hữu thụ duy nhất, cịn
có các vịi nhụy lép đính trên đỉnh bầu, hình dùi hay bản ngắn.Bầu hình cầu,
bầu dục, hình trụ hay đơi khi hình phễu. Bầu 3 ơ hay 1 ơ, nỗn đảo, nhiều,
đính nỗn trụ giữa hay đính nỗn bên.
Quả: Quả nang chẻ ơ, đơi khi quả mọng, quả nạc, thường hình cầu, bầu
dục, đường kính từ 0,2cm đến 2-3(4)cm, đơi khi quả có ngấn giữa (Alpinia

Luan van


8

galanga), hay có dạng quả giác (quả cải) (Siliquamomum tonkinense), hoặc quả
có gờ nổi theo chiều dọc (Elettaria, Elettariopsis). Vỏ quả có lơng hay khơng,

có gai mềm, gai phân nhánh hay khơng, hay vỏ quả có cánh dạng quả khế.
1.1.3. Cơng dụng và thành phần hóa học của Gừng
Từ 1980 đến nay Gừng đã được sử dụng rộng rãi với các công dụng
như gia vị, dược liệu, làm nước giải khát...
Ở Ấn Độ người dân sử dụng thân rễ Gừng núi đá tương tự như Gừng, ở
Malaysia, Gừng được sử dụng làm thuốc trị giun cho trẻ em, người ta còn
dùng nước sắc để uống hoặc ngâm củ trong rượu xoa vào bụng cho phụ nữ
sau khi sinh đẻ.
Công dụng: Loài thực vật thuộc họ Gừng Zingiberaceae này thường
chữa bệnh mắt hột tốt, làm giác mạc trở nên trong, giảm sự thẩm thấu dưới
niêm mạc, tăng hoạt tính sống của mô mắt. Trị đau bụng lạnh, đầy trướng
không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn, bất lực sinh lý.
Thành phần hóa học: Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu
là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), arcurcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol
monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh
dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là
zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngồi
ra, trong tinh dầu Gừng cịn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các
gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có
tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.
Năm 1999, Vimala và cộng sự khi nghiên cứu sàng lọc các hợp chất
chữa ung thư từ 7 cây thuốc dân tộc nổi tiếng của Malasya thuộc họ Gừng,
phát hiện thấy Gừng dại và nghệ vàng, có hoạt tính chống ung thư của hợp
chất zerumbol, thành phần chủ yếu, chiếm tới 72,3% trong tinh dầu Gừng

Luan van


9


núi đá trên các dòng tế bào ung thư, nhưng mới ở mức độ thử nghiệm trong
ống nghiệm. Từ năm 2003 trở lại đây, các nghiên cứu kháng ung thư của
enzymbol chủ yếu trên động vật, phương pháp nghiên cứu này gần với cơ
thể người hơn. Năm 2009, các nhà khoa học Mỹ phát hiện thấy, zerumbol
cịn có tác dụng ngăn chặn sự mất xương do ung thư gây ra. Khả năng ức
chế sự phát triển 50% số lượng tế bào ung thư trong 1ml trên nhiều dòng tế
bào ung thư như gan, tử cung… Năm 2009, người ta nhận thấy zerumbol
cịn có tác dụng gây sự tự chết của tế bào ưng thư theo lập trình.
Chi Gừng (Zingiber Miller) là một chi lớn của họ Gừng
(Zingiberaceae) có khoảng 60 loài phân bố nhiều ở rừng mưa nhiệt đới thuộc
các vùng đông nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và khắp các đảo trên Thái Bình
Dương,… (Wu D. et al., 2000). Ở Việt Nam, chi Gừng có khoảng gần 40 lồi
(Nguyễn Quốc Bình, 2005), nhiều lồi trong chi Gừng cho tinh dầu, làm
thuốc, gia vị và làm nguyên liệu đầu cho cơng nghiệp (Đỗ Huy Bích và cs
(2004), Đỗ Tất Lợi, 1999).
Gừng tía (Zingiber montanum (Koenig) Dietrich), (Syn.: Amomum
montanum Koenig, Zingiber purpureum Roscoe, Zingiber cassumunar
Roxb.). Trong y học dân tộc, Gừng tía được dùng chữa lỵ mãn tính, ngồi ra ở
nhiều nước đơng nam Á cịn dùng thân rễ chữa tiêu chảy, bệnh tả, kiết lỵ, kích
thích tiêu hóa, thuốc chữa đau dạ dày (Nguyễn Quốc Bình, 2005).
Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu lồi này ở Inđơnêxia được
Taroeno và cộng sự (1991) đã phân tích với mẫu 1 các thành phần chủ yếu là
terpinen-4-ol (10,2%), sabinen (10,1%), trans-1-(3,4-dimethoxyphenyl)
butadien (9,8%), trans-1-(3,4-dimethoxyphenyl) but-1-en (7,4%); mẫu 2 là
trans-1-(3,4-dimethoxyphenyl) butadien (8,7%), sabinen (8,1%), terpinen-4-ol
(7,8%). Khi thử nghiệm hoạt tính cho thấy trong tinh dầu có khả năng kháng
khuẩn mạnh với một số chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae,…

Luan van



10

Ngồi ra, tinh dầu cịn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và chống nấm
(Taroeno et al., 1989, 1991). Gần đây, ở Băng La đét Mohammad N. I. B. và
cộng sự (2008), cho thấy thành phần chủ yếu từ lá là sabinen (15,0%), -pinen
(14,3%), caryophyllen oxit (13,9%) và caryophyllen (9,5%). Từ rễ là 1,4-bis,
methoxy (26,5%), (Z)-ocimen (22,0%) và terpinen-4-ol (18,5%) (Mohammad
NIB et al., 2008).
Ở Thái Lan với các thành phần chính là sabinen, terpinen-4-ol và (E)1(3, 4-dimethylphenyl) butadiene, khi thử hoạt tính sinh học cho thấy, trong
đó tinh dầu có khả năng kháng khuẩn mạnh (Saowaluck B et al., 2009). Từ rễ
của loài này phân bố ở Yên Tử, Quảng Ninh được đặc trưng bởi terpinen-4-ol
(35,8%), sabinen (23,7%) và benzen (19,5%) (Đỗ Ngọc Đài và cs, 2012).
1.1.4. Các nghiên cứu về gây trồng, phát triển Gừng
Trước đây, tại các quốc gia việc bảo tồn tập đoàn Gừng chủ yếu trên
đồng ruộng, tuy nhiên gần đây đã xác định Ngân hàng gen đồng ruộng không
phải là giải pháp tối ưu đối với tập đoàn Gừng. Bởi lẽ trồng trên đồng ruộng
Gừng dễ bị các bệnh hại do nấm, virus, vi khuẩn và tuyến trùng, khi độ ẩm
đất không được quản lý tốt. Hơn nữa điều kiện đất đai và độ che bóng cũng
khơng chủ động theo u cầu của cây Gừng. Đa số các giống Gừng thu thập
đều có nguồn gốc ở các vùng trung du miền núi, khi đem về trồng trong điều
kiện thổ nhưỡng và khí hậu đồng bằng, thường không phù hợp dẫn đến hiện
tượng củ nhỏ dần, phân nhánh kém dẫn và có nguy cơ mất giống. Chính vì thế
phương pháp bảo quản lưu giữ in vitro là phương pháp đã được chú ý từ
những năm 2005 tại các nước có Ngân hàng gen phát triển.
Việc nhân giống và bảo quản Gừng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế
bào cho kết quả khả quan ở nhiều nước Đông Nam Á như ở Malaysia,
Indonesia... và Ấn độ. Có thể sử dụng mơi trường Murashige-Skoog cải tiến,
có thể bổ sung thêm 6-benzylaminopurin với liều lượng 2-3mg/l. Với


Luan van


11

phương pháp này có thể tạo những diện tích sản xuất lớn bằng những giống
Gừng có chất lượng cao, sạch bệnh và tiết kiệm giống. Hơn nữa những
nghiên cứu bổ sung chất kìm hãm sinh trưởng vào mơi trường ni cấy phục
vụ lưu giữ in vitro cũng đang có nhiều kết quả.
Tại Indonexia các thí nghiệm nhân giống và bảo quản Gừng bằng cách
nuôi cấy mô từ chồi non ở nách lá của lồi Gừng đen (Z. spectabile) trong mơi
trường Murashige-Skoog có bổ sung thêm các chất điều hồ sinh trưởng IAA
(indole-3-acetic acid), NAA (Naphthalene -acetic acid) và BA(6-benzyladenin)
đã cho kết quả khả quan (dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2003).
Để bảo tồn và phát triển trong điều kiện tự nhiên, nguồn gen của cây
Gừng phải được sinh tồn trong một mơi trường thuận lợi, ổn định, ít có
những biến đổi khắc nghiệt mang tính hủy diệt nguồn gen. Song ngày nay, ở
hầu hết các châu lục, điều kiện sinh tồn của các giống, loài Gừng đã và đang
đứng trước thảm họa xói mịn nguồn gen, có nguy cơ mất đi hàng loạt bởi
những biến đổi khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi
trường. Nhằm bảo tồn nguồn gen gừng trước nguy cơ xói mịn phục vụ cho
mục tiêu chọn tạo giống, các viện nghiên cứu, trường Đại học, Trung tâm
nghiên cứu của các quốc gia nhiệt đới đã và đang quan tâm, đầu tư với một
nguồn tài chính lớn cho các hoạt động thu thập và lưu trữ nguồn gen Gừng.
Trong đó các lồi gừng trồng, Gừng tía (Z. montamum Koenig), Gừng gió
(Z. zerumber Sm) được quan tâm đặc biệt.
Tại Malaysia người ta đã thu thập và đưa vào chương trình bảo tồn 3
giống Gừng là Haliya betai (thân rễ màu nhạt), Halyai bara và Halyai indang
(thân rễ có màu đỏ nhạt, rất cay, được sơ chế làm thuốc).
Tại Indonesia người ta cũng xác định 3 giống gừng cần được bảo tồn,

khai thác và phát triển trên quy mô lớn do các giống này có ưu điểm về độ
lớn, năng suất, màu sắc cũng như hương vị và thành phần hóa học.

Luan van


12

Tại Ấn Độ gừng gió được xem là loại nguyên liệu cung cấp tinh dầu
cho cơng nghiệp hóa mỹ phẩm, bởi vậy giống gừng cần được bảo tồn, khai
thác và mở rộng trên quy mơ hàng nghìn ha. Năm 2010, Viện công nghệ sinh
học và cải tiến giống cây trồng Ấn Độ đã tiến hành thu thập 46 mẫu giống
Gừng từ nhiều nước trên thế giới thông qua sự nhận biết Marker phân tử
RAPD và SSR. Hầu hết các mẫu giống này hiện đang được sử dụng với quy
mô hàng nghìn ha tại các nước châu Á và châu Phi. Nguồn tài nguyên này
cũng được đánh giá là có nhiều đặc tính quan trọng như có hàm lượng dược
chất cao, chống chịu tốt với biến đổi khí hậu và là nguồn thu nhập chính của
hàng nghìn nơng dân tại các vùng chuyên canh Gừng. Trên cơ sở thu thập và
lưu trữ, hàng trăm giống gừng có giá trị, cho năng suất và chất lương cao đã
được bảo tồn, giới thiệu và phát triển trong sản xuất. Tại Nhật Bản, Trung
Quốc và Hoa Kỳ người ta trồng loài Z.mioga khá rộng rãi để làm gia vị và chế
biến thực phẩm. Tại Ấn Độ Gừng gió Z. Zerumbet được trồng làm nguyên
liệu để cung cấp tinh dầu cho cơng nghiệp hóa mỹ phẩm. Thị trường tiêu thụ
và chế biến gừng tăng cao là động lực để thúc đẩy sản xuất. Một trong những
yếu tố hàng đầu để năng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất
gừng là yếu tố giống. Điều đó cho thấy cơng tác chọn tạo giống ln đóng
một vai trị quan trọng. Để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác chọn
tạo giống, việc làm giàu nguồn gen thông qua các hoạt động thu thập, lưu trữ
để tạo ra sự đa dạng về nguồn gen có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tạo ta
một kiểu gen mới cho sản xuất. Với ý nghĩa đó chủ trương làm giàu nguồn

gen gừng với sự đa dạng cao về mặt di truyền đã và đang được tăng cường ở
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và
Australia được xem là những nước đi đầu trong việc thu thập, bảo tồn và phát
triển nguồn tài nguyên thiên nhiên này với tổng số mẫu đang được lưu giữ tại
ngân hàng gen quốc gia là trên 3000 nguồn gen.

Luan van


13

1.2. Những nghiên cứu về họ Gừng và chi Gừng ở Việt Nam
1.2.1. Nguồn gốc và lịch sử về cây Gừng
Các loài Gừng ở nước ta cũng như ở các nước Đông Nam Á rất phong
phú, rất đa dạng, song hiện được nghiên cứu rất ít và hiểu biết của chúng ta về
nguồn tài nguyên còn rất hạn chế. Nhiều lồi trong chi Gừng (Zingiber spp.)
khơng chỉ là cây thuốc q mà cịn là nguồn gia vị có giá trị trong chế biến
thực phẩm. Nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ Gừng núi đá (Zingiber
purpureum Roscoe) trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Đơng
nam Á nói riêng cũng đang ngày càng tăng. Nghiên cứu khai thác, phát triển
chế biến các sản phẩm từ loài Gừng đã đang là hướng sản xuất có triển vọng ở
các khu vực miền núi và trung du nước ta.
Gừng mọc tự nhiên rải rác ở vùng núi thấp và trung du, và được trồng
rộng rãi phổ biến trên các vùng miền từ bắc vào nam của cả nước.
Ở nước ta, Gừng núi đá mọc phổ biến ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc,… hiện nay đang được trồng ở Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn,.. Hoạt tính tái phát và phịng ngừa ung thư được
nghiên cứu trên u báng sarcoma - 180 ở chuột sau phẫu thuật, kết quả cho
thấy, 30% số chuột được điều trị đều chết. Như vậy, zerumbol khơng những
có tác dụng chống một số loại tế bào ung thư, mà còn phòng ngừa, đặc biệt là

chống tái phát ưng thư. Sổ tay y học ở Việt Nam chưa thấy cơng trình nghiên
cứu gây trồng loài cây này. Tuy nhiên, được người dân đã tự phát trồng thâm
canh rất nhiều để phát triển kinh tế. Tại một số địa phương nghiên cứu cây
Gừng được trồng trên diện tích lớn tuy nhiên chỉ dựa trên những kinh nghiệm
lâu đời, kiến thức bản địa nên năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao.
1.2.2. Phân loại
Có nhiều quan điểm phân loại khác nhau, cụ thể như:

Luan van


14

Họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam hiện có 12 chi và 61 loài. Ở Việt
Nam, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê chi Gừng gồm có 11 lồi Gừng Zingiber
offinale, Gừng lá nhọn Zingiber acuminatum, Gừng nam bộ Zingiber
cochinchinensis, Gừng eberhardt Zingiber eberhardtii, Gừng lúa Zingiber
gramineum, Gừng một lá Zingiber monophylum, Gừng boc-da Zingiber
pellium, Gừng tía Zingiber montanum, Gừng đỏ Zingiber rubens, Gừng lông
hung Zingiber rufopilosum, Gừng núi đá Zingiber purpureum Roscoe. Trong
đó có các lồi sau là phổ biến: Gừng Zingiber offinale, Gừng núi đá Zingiber
purpureum Roscoe, Gừng tía Zingiber montanum.
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tài nguyên thực vật cho thấy Việt
Nam có tài nguyên cây họ Gừng phong phú cả về lồi và trong lồi. Trong
đó đặc biệt chú ý là các chi Riềng (Alpinia), Nghệ (Curcuma), chi
Gừng (Zingiber), chi địa liền (Kaempferia) và chi ngải tiên (Hedychieae) có
số lượng lồi cao và đa dạng di truyền rộng. Kết quả đánh giá cho thấy tập
đoàn cây họ Gừng thu thập từ năm 1994- 2012 ở Việt Nam bao gồm 334
mẫu giống của 22 loài khác nhau thuộc 9 chi của nguồn gen cây họ Gừng.
Trong đó chi Gừng- Zingiber có số lượng lồi và số lượng mẫu thu thập lớn

hơn cả, tới 218 mẫu giống. Hiện tại toàn bộ các mẫu giống của các loài
thuộc chi Gừng đang được bảo quản trong chậu vại tại Trung tâm Tài
nguyên Thực vật, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Ở Việt Nam chi Gừng
(Zingiber Rose) được thuần hoá sớm và trồng phổ biến và có nhiều ứng
dụng khác nhau cho con người như làm thuốc, gia vị, thực phẩm. Tuy nhiên,
nguồn gen cây họ Gừng đang có nguy cơ mất mát nhanh, rất cần có định
hướng bảo tồn đúng đắn để phục vụ xã hội trong tương lai.
Theo các nghiên cứu gần đây, họ Gừng ở Việt Nam có 19 chi với
khoảng 136-145 loài. Một số chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) có ở Việt
Nam với các đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, cụ thể như sau:

Luan van


15

* Chi 1. Alpinia Roxb. - Riềng, Sẹ
Đặc điểm: Cây thảo cao 1-3(4)m. Cụm hoa trên ngọn thân có lá, lá bắc
màu nâu hay trắng, cánh mơi có màu trắng-vàng, trắng-đỏ, vàng-đỏ sặc sỡ,
thường to rộng hơn các thùy tràng, phía đầu xẻ thành 2-3 thùy hay nguyên.
Phần lớn quả hình cầu, đơi khi có hình bầu dục rộng, hiếm khi là hình thoi
(Alpinia oxymitra).
Nơi sống: Phần lớn các lồi trong chi này ưa bóng, ưa ẩm, mọc dưới tán
rừng, dưới bóng các cây khác, nhưng có số ít lồi vẫn phát triển tốt ở nơi ít bóng.
Trên thế giới có khoảng 230 lồi, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Châu Á, một số ít ở Úc và quần đảo Thái Bình Dương. Việt Nam có 27-30 loài.
* Chi 2. Amomum Roxb. nom. cons. - Sa nhân, Thảo quả
Đặc điểm: Cây thảo lâu năm, cao 1-2-3(4-5)m. Cụm hoa mọc từ thân rễ
sát mặt đất hay từ ngay gốc của thân có lá; cánh mơi có màu trắng, vàng hay
đỏ. Quả nang thường có 3 dạng: Vỏ quả nhẵn, vỏ quả có gai mềm và vỏ quả

có cánh giống như dạng quả khế.
Nơi sống: Thường mọc ven suối, dưới tán rừng ẩm, chỉ phát triển tốt và
ra hoa quả ở những nơi nhiều bóng và ẩm. Trên thế giới có khoảng 150 lồi,
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và Úc. Việt Nam có 21-23 loài.
* Chi 3. Boesenbergia Kuntze - Bồng nga truật
Đặc điểm: Cây thảo nhỏ. Cụm hoa mọc giữa các bẹ lá, ít hoa. Mỗi lá bắc
chứa một lá bắc con và một hoa, nhị lép bên thường rộng hơn thùy tràng, cánh
mơi hình trứng ngược rộng, rộng hơn thùy tràng và nhị lép, lõm sâu hình túi,
phía gốc hẹp.
Nơi sống: Mọc hoang dại và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam, cây ưa
bóng, ưa ẩm, thường mọc ven nương rẫy, dưới tán rừng. Trên thế giới có
khoảng 50 lồi, phân bố ở Châu Á. Việt Nam có 1 lồi.

Luan van


×