Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Quản Lý Tài Nguyên Than Trên Địa Bàn Huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN

-------o0o------

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THAN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS TRẦN QUỐC KHÁNH

Sinh viên thực hiện

: LÊ THÙY TRANG

MSV

: 11124217

Lớp

: KINH TẾ TÀI NGUYÊN 54

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC


MỤC LỤC..................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNHDANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT
TẮT............................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THAN.............3
1.1 Tài nguyên than..............................................................................................3
1.1.1 Khái quát về tài nguyên than....................................................................3
1.1.2 Vai trò của tài nguyên than và ngành than..............................................4
1.1.3 Đặc điểm thị trường tiêu thụ than............................................................5
1.2 Quản lý nhà nước về tài nguyên than...........................................................9
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước tài nguyên than..........................................9
1.2.2 Yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên than.........................................9
1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý tài nguyên than................................9
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài nguyên than.................................10
1.4.1 Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách (nhân tố nội tại)..............................11
1.4.2 Nhóm yếu tố về cơng nghệ - kĩ thuật......................................................11
1.4.3 Nhóm yếu tố về tự nhiên – kinh tế - xã hội............................................13
1.4.4 Vai trò của cộng đồng.............................................................................14
1.5 Nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên than............................................17
1.5.1 Quản lý quỹ tài nguyên than...................................................................18
1.5.2 Quản lý chất lượng tài nguyên than.......................................................22
1.5.3 Quản lý mục đích sử dụng tài nguyên than...........................................23
1.6 Kinh nghiệm trọng và ngoài nước về quản lý tài nguyên than.................25
1.6.1 Giai đoạn thế kỉ 19 – 20..........................................................................25
1.6.2 Nhìn nhận hiện nay................................................................................25
1.6.3 Từ kinh nghiệm quốc tế, rút ra bài học cho Việt Nam trong bảo vệ tài
nguyên và môi trường......................................................................................28



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THAN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH............................................30
2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ...................................30
2.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................30
2.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế của huyện................................................34
2.1.3 Hiện trạng phát triển xã hội của huyện.................................................37
2.1.4 Đánh giá tổng hợp nguồn lực và ưu thế phát triển của huyện..............42
2.2 Thực trạng quản lý tài nguyên trên địa bàn huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng
Ninh..................................................................................................................... 43
2.2.1 Cách thức triển khai đường lối, pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật về tài ngun than ở huyện Hồnh Bồ...........................................43
2.2.2 Cơng tác quản lý các tổ chức kinh tế khai thác than
trên địa bàn huyện.......................................................43
2.2.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật về
quản lý tài nguyên............................................................................................50
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý tài nguyên than tại huyện Hoành Bồ
tỉnh Quảng Ninh.................................................................................................50
2.3.1 Những ưu điểm chính.............................................................................52
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân........................................................................52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THAN - HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG
NINH...................................................................................................................... 57
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành than Việt Nam.........................57
3.1.1 Quan điểm phát triển..............................................................................57
3.1.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2020, triển vọng đến năm 2030...............58
3.2 Các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về tài nguyên than tại
huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh....................................................................59
3.2.1 Căn cứ xây dựng giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên than.....................................................................................................59



3.2.2 Các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về
tài nguyên than...........................................................60
3.3 Một số kiến nghị...........................................................................................66
3.3.1 Kiến nghị với phịng Tài ngun và Mơi trường và UNBD huyện Hoành
Bồ.....................................................................................................................66
3.3.2 Kiến nghị đến các cơ quan, bộ ngành....................................................66
KẾT LUẬN............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................69


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu than trong nước giai đoạn 2015 - 2030............................4
Bảng 1.2: Đóng góp ngành than vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2015.......5
Bảng 1.3: So sánh thị trường tiêu thụ than và thị trường dầu mỏ..............................7
Bảng 1.4: Các loại than chính ở Việt Nam hiện nay................................................20
Bảng 1.5: Sản lượng khai thác than theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm
2020 tầm nhìn 2030.................................................................................................21
Bảng 1.6: Yêu cầu kĩ thuật đối với than thành phẩm...............................................23
Bảng 2.1: Nhiệt độ khơng khí và lượng mưa trung bình tháng và năm 2010...........32
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất huyện Hoành Bồ năm 2013........32
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế ngành huyện Hoành Bồ qua các năm (Đơn vị: %)..........35
Bảng 2.4: Dân số, lao động trong độ tuổi và lao động đang làm việc trong nền kinh
tế.............................................................................................................................. 37
Bảng 2.5 Thống kê các cơng trình hạ tầng xã hội....................................................41
Bảng 2.6 Khu vực khai thác và chế biến than của các đơn vị khai thác than trên địa
bàn huyện................................................................................................................45
Bảng 2.7: Các trường hợp khai thác than trái phép năm 2015.................................45
Hình 1.1: Phân bố than khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ...............................20
Hình 1.2: Bối cảnh mẫu của quản lý hệ sinh thái.....................................................28

Hình 2.1: Vị trí huyện Hồnh Bồ trong tỉnh Quảng Ninh........................................30
Hình 2.2: Sơ đồ phân vùng địa hình........................................................................31
Biểu đồ 1.1: Dự báo sản lượng khai thác than đến năm 2020 tầm nhìn 2030..........21
Biểu đồ 2.1: Nhiệt độ khơng khí và lượng mưa trung bình tháng huyện Hồnh Bồ.....32
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế ngành huyện Hoành Bồ qua các năm (Đơn vị: %)......36
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu lao động huyện Hoành Bồ 2013...............................................39


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TN và MT
TNTN

Tài nguyên và Môi trường
Tài nguyên thiên nhiên

QH

Quốc hội

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


HĐND

Hội đồng nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

QLNN

Quản lý nhà nước

GTVT

Giao thông vận tải

CSDL

Cơ sở dữ liệu

THCS và THPT

Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng

TKV

Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

GDP
SWOT

FDI
ASEAN

OECD

IEA
ISO
GIS
TCVN

Tổng sản phẩm quốc nội, viết tắt của "Gross Domestic
Product"
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; viết tắt của
"Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats"
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; viết tắt của "Foreign
Direct Investment"
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt của
"Association of Southeast Asian Nations"
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, viết tắt của
“Organization for Economic Co-operation and
Development”
Tổ chức Năng lượng Quốc tế, viết tắt của “International
Energy Agency”
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, viết tắt của
“International Organization for Standardization”
Hệ thống thông tin địa lý, viết tắt của “Geographic
Information System”
Tiêu chuẩn Việt Nam



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên hiện nay đang
là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt đối với tài nguyên
than giữ vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng, sản xuất cơng nghiệp
và đóng góp giá trị lớn trong GDP quốc gia.
Các mỏ khai thác than hiện nay tập trung chủ yếu tại Quảng Ninh với trữ
lượng khoảng 10 tỷ tấn. Quảng Ninh là tỉnh ven biển, thuộc khu vực trọng điểm
kinh tế phía Bắc có đường biên giới với Trung Quốc cả trên bộ và trên biển. Địa
hình chủ yếu là đồi núi, việc khai thác tài nguyên than cũng diễn ra chủ yếu trong
khu vực đồi núi, giao hơng khó tiếp cận gây khá nhiều khó khăn cho cơng tác quản
lý việc khai thác tài nguyên than cũng như việc kịp thời phát hiện và xử lý hiện
tượng khai thác than trái phép. Những năm qua, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản
chỉ đạo nhằm tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản. Các quy định của
pháp luật đã được phổ biến sâu rộng tới người dân để từ đó người dân tự nguyện
giám sát, phát hiện tố giác, cùng với chính quyền và các ngành chức năng chủ động
phịng, chống các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Các ngành chức năng
cũng tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số thủ tục nhằm cải cách thủ tục hành
chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Cơng tác thanh, kiểm tra được
duy trì thường xun. Bên cạnh những giải pháp cụ thể trên, để thực hiện thành
cơng mục tiêu phát triển hài hồ giữa nền kinh tế với các yếu tố về xã hội, môi
trường, Quảng Ninh cũng đang triển khai xây dựng khá nhiều quy hoạch có tầm
nhìn dài hạn, đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng
của công tác quản lý để khai thác và sử dụng than hiệu quả và bền vững, tôi quyết
định chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện Hoành
Bồ tỉnh Quảng Ninh” nhằm mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao hiểu biết
của bản thân về lĩnh vực quản lý khai thác than trên địa bản huyện Hoành Bồ tỉnh

Quảng Ninh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý tài nguyên than.


2

- Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên than đá tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng
Ninh, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về tài
nguyên than trên địa bàn huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về tài nguyên than tại địa
bàn huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh, đánh giá thực trạng từ đó đưa ra các nhóm
giải pháp.
* Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về tài
nguyên than.
- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2015, đề xuất các giải pháp cho giai
đoạn 2015 - 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh...
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, chuyên gia.
5. Kết cấu nội dung chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03
chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài nguyên than

Chương 2: Thực trạng quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện Hoành
Bồ tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên
than trên địa bàn huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THAN

1.1 Tài nguyên than
1.1.1 Khái quát về tài nguyên than
Than: là tài nguyên thiên nhiên quan trọg, được xếp vào nhóm tài ngun
khơng thể tái tạo được. Than có nhiều loại, nhưng chung quy chúng đều là nhữg
khống sản cháy được bởi q trình trầm tích sinh hóa học tạo thành. Nguyên liệu
của than chủ yếu gồm thực vật hoặc một số loại động vật sống dưới nước.
Khoa học và cơng nghệ càng phát triển thì các hiểu biết về than tích lũy được
ngày càg nhiều. Xuất phát từ những mục đích; tiêu chuẩn nghiên cứu khác nhau đã
lập nên những hệ thống phân loại than khác nhau: phân loại dựa vào nguồn gốc của
than, theo cấu trúc, theo độ ánh… Hiện nay ở nước ta, than được phân một số loại
chủ yếu như sau: than đá, than mỡ, than bùn…
Than đá - loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy
tại nơi xác thực vật được nước; bùn lưu giữ không bị ơxi hóa và phân hủy bởi vi
sinh vật. Thành phần chính của than đá là cabon (C), ngồi ra cịn có các ngun tố
khác như lưu huỳnh (S). Than đá: là sản phẩm của quá trình biến chất; là các lớp đá
có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được. Than đá: là nguồn nhiên liệu sản
xuất nhiệt điện lớn nhất thế giới, cũng là nguồn thải khí CO2 lớn nhất-được xem là
nguyên nhân hàg đầu gây nên hiện tượng nóng lên tồn cầu. Than đá được khai thác
từ các mỏ lộ thiên hoặc dưới lòng đất bằng hình thức đào hầm lị.

Than mỡ: có độ xốp cao, ít tro, chứa ít lưu huỳnh, chứa khơng nhiều các thành
phần tạo cốc cục nhỏ, đây chính là nguyên liệu sản xuất than cốc luyện kim cho
dây chuyền sản xuất gang từ quặng sắt qua cơng nghệ lị cao. Than cốc được sử
dụng để nung chảy gg, làm nhiên liệu khơng khói chất lượng cao, làm chất khử
trong luyện kim từ quặng sắt, các chất làm tơi trog phối liệu. Than cốc còn được sử
dụng như là nhiên liệu trong sản xuất gang đúc hay các mục đích sử dụng thơg
thường, trong các cơng nghiệp hóa chất và luyện các hợp kim của sắt.


4

Than bùn - hình thành do sự tích tụ cùng với phân huỷ chưa hoàn toàn tàn dư
thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục. Các vùng đất ngập nước là những
vùng có năng suất sinh học cao, điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi. Tuy
vậy, lớp thổ nhưỡng tại các vùng này luôn trog điều kiện yếm khí; vì thế, mặc dù
sinh khối các loài cỏ sống trên mặt nước tăng rất nhanh, nhưng quá trình phân giải
xác thực vật lại xảy ra chậm hơn rất nhiều và không thể đạt tới giai đoạn vơ cơ hố
dẫn đến tích luỹ hữu cơ. Cỏ là lau, lách, cây bụi, cây thân gỗ thay thế kết hợp với
quá trình kiến tạo địa chất; quá trình bồi tụ; lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây
thân gỗ khiến cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn. Than bùn đã
qua sàg và nghiền phân loại, đáp ứng cho tiêu chuẩn sản xuất phân bón hữu cơ vi
sinh;
Các mỏ than phân bố nhiều nhất ở các nước Bắc Bán cầu: Trung Quốc, LB
Nga, Châu Âu, Canada, Mỹ.... Mỏ lớn nhất của Việt Nam ở Quảng Ninh cung cấp
đầy đủ cho nhân dân sử dụg, khai thác 15 đến 20 triệu tấn/năm. Mức sản xuất than
của các nước trên thế giới TB là 5 tỉ tấn/năm.
1.1.2 Vai trò của tài nguyên than và ngành than
Làm ngun liệu cho nhóm ngành cơng nghiệp: Tài nguyên thiên nhiên than
đóng góp quan trọng trong nhiều ngàh công nghiệp được biệt là ngành sản xuất
điện, luyện kim, vai trị này sẽ cịn duy trì trong tương lai. Khoảng 39,0% lượng

điện sản xuất ra trên thế giới là từ nguồn nguyên liệu than đá. Tiêu thụ về than cho
nhu cầu trong các lò hơi tăng 1,50%/năm, sản xuất điện tăng 1,0%/năm và trong
luyện kim được dự báo tăng với tốc độ 0,90%/năm. Thị trường than lớn nhất là châu
Á: chiếm khoảng 54,0% lượng tiêu thụ than toàn thế giới, trog đó nhu cầu chủ yếu
đến từ Trung Quốc. Một số nước khác khơg có nguồn ngun liệu tại chỗ phải nhập
khẩu than vì nhu cầu về năng lượng - công nghiệp như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn
Quốc. Khơng chỉ có vậy, các nước có tài ngun than để khai thác nhưg vẫn phải
nhập khẩu để đáp ứng các nhu cầu dự trữ hay sử dụng nguồn than có chất lượng cao
hơn. Tăng trưởng của thị trường than dành cho lò đốt hơi cùng than cốc sẽ mạnh
nhất châu Á, nơi mà nhu cầu về điện; sản xuất thép; sản xuất xe hơi và nhu cầu dân
sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện.
Thúc đẩy phát triển kinh tế: Ngàh than là một bộ phận của nền kinh tế quốc
dân, phát triển của ngàhh than phải đặt trong sự phát triển của các ngành có liên


5

quan và đặt trong tổg thể phát triển kinh tế xã hội. Ngành than là một trong các
ngành công nghiệp mag tính hạ tầng và là nguồn cung cấp đầu vào phục vụ cho
nhiều ngàh kinh tế khác. Việc khai thác than có một vai trị rất quan trọg trong sự
phát triển của nền kinh tế nói chug và sự phát triển của nhiều ngành nói riêng, cụ
thể:
- Đảm bảo nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngàh như: sản xuất nhiệt
điện; luyện gang thép; vật liệu xây dựng; chất đối sinh hoạt… Hàng năm, một lượng
than lớn được cug cấp cho ngành công nghiệp luyện kim cũng như phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt.
Theo dự báo trong “Quy hoạch phát triển ngàh than Việt Nam đến năm 2020,
có xét triển vọg đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg
ngày 09/01/2012 của Thủ tướng CP, nhu cầu than trong nước thời gian tới sẽ tăng
rất cao, cụ thể là:

Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu than trong nước giai đoạn 2015 - 2030
TT

Hộ tiêu thụ

2015

2020

2025

2030

1

Tổng số (106T)

56,2

112,3

145,5

220,3

2

Các ngành khác

22,6


29,5

32,8

39,0

3

Nhiệt điện

33,6

82,8

112,7

181,3

- Ngành than đóng góp vào giá trị gia tăng của đất nước (GDP). Chia sẻ trước
thềm Đại hội Đảng bộ Tập đồn Than- Khống sản lần thứ 2, nhiệm kỳ 2015-2020,
ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
(TKV) cho biết, trong 5 năm qua, Tập đồn đã đóng góp 68.817 tỷ đồng vào ngân
sách; tăng gấp 2,66 lần so với nhiệm kỳ trước.
Bảng 1.2: Đóng góp ngành than vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2015
Năm

2011

2012


2013

2014

2015

Tỷ đồng

16500

14000

10500

12000

12500

Giải quyết các vấn đề xã hội: Ngàh than trực tiếp tạo ra việc làm cho hàng
chục nghìn lao độg và gián tiếp tạo việc làm cho hàg trăm nghìn lao động trong các


6

ngàh kinh tế khác. Ngành than không chỉ tạo việc làm cho lao động địa phương mà
còn thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động của các tỉnh thành khác. Năm 2004,
lượng lao động tham gia ngành than khoảng hơn 80 nghìn người; đến năm 2014
lượng lao động tăng lên tới 138 nghìn người với thu nhập khoảng 8 triệu
đồng/người/tháng…

Việc hình thành mới và phát triển các khu dân cư; hình thành nhiều làng mỏ;
phát triển dân số từ đó phát triển nhà ở; bệnh viện; các dịch vụ hạ tầng xung quanh
khu vực. Tại các khu khai thác mỏ sẽ hình thành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của
công nhân, phát triển của các ngành phụ trợ, tạo thêm thu nhập cho người dân. Hình
thành giai cấp cơg nhân mỏ và văn hóa vùng mỏ nhất là ở Quảng Ninh - đồng thời
thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội…. Việc phân bố lại dân cư góp phần giảm sức
ép xã hội lên các đô thị.
Tuy nhiên, trong việc khai thác hầm lị ln tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ; bục
nước; sập lún nguy hiểm. Hậu quả thiệt hại nặng nề về người và tài sản- cùng với đó
là các bệnh nghề nghiệp cho người cơng nhân….Đây là vấn đề đặt ra cho ngàh than
phải nỗ lực nâg cao an toàn và chất lượng cuộc sống cho bộ phận người lao động…
Giải quyết vấn đề an ninh năng lượng: An nih năng lượng là một vấn đề quan
trọng gắn với an ninh quốc gia. ANNL xuất hiện trong hệ thống từ điển hiện đại từ
thập niên 50 của thế kỉ 20. An ninh năng lượg không đơn thuần là các nguồn cung
cấp năng lượg (dầu mỏ, khí đốt, than….) được đảm bảo, mà cịn được hiểu một
cách toàn diện, bao quát hơn là phải đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, giá cả
hợp lý; khả năng ứng phó với các tình huống phát sinh từ các nhân tố tự nhiên; kinh
tế, chính trị bên trong và ngồi quốc gia…. Có thể nói trong bối cảnh tồn cầu hóa
ngày nay- an ninh năng lượng đang nổi nên như những vấn đề toàn cầu hết sức bức
thiết.
Nguồn than đóng vai trị lớn trong sản xuất-điện. Lượng tiêu thụ than cũng
dược dự đoán sẽ tăng ở mức 0,9% đến 1,5% từ nay đến năm 2030. Việt Nam nằm
trong nhóm những nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất so với khu vực và thế giới.
Tăng trưởng kinh tế liên tục, với tốc độ khá cao của Việt Nam giúp cải thiện mức
sống và tăg nhu cầu sử dụng năng lượng. Dự báo nhu cầu điện tiêu thụ năm 2020330–362 tỷ kWh, năm 2030 - 695-834 tỷ kWh. Nếu không đảm bảo kế hoạh khái
hợp lý, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than vào năm 2018. Điều đó cho thấy: vấn đề


7


đảm bảo nguồn than cho sản xuất điện của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trog
phạm vi quốc gia thành vấn đề thị trường quốc tế và chịu sự tác động của nó.
1.1.3 Đặc điểm thị trường tiêu thụ than
Than đá là một nguồn tài nguyên phong phú, có thể khai thác được ở khắp nơi
trên thế giới. Không giống như dầu mỏ và khí đốt, than có thể khai thác và bán buôn
với giá rẻ. Kết quả là, than đá đã được sử dụng để đáp ứng gần một nửa của sự gia
tăng nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới trong thập kỷ qua. Và theo bà Maria van
der Hoeven, Giám đốc điều hành của IEA, “thị phần than đá trong thị trường năng
lượng toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mỗi năm, nếu khơng có thay đổi trong các chính
sách hiện hành, than đá sẽ thống trị thị trường năng lượng thế giới”.
Bảng 1.3: So sánh thị trường tiêu thụ than và thị trường dầu mỏ
Đặc điểm

Giống
nhau

Thị trường than

Thị trường dầu mỏ

- Đây là một thị trường lớn do nhu cầu phong phú, đa dạng về nhiên liệu
của các quốc gia trên khắp thế giới. Trong khi mà các nguồn tài nguyên
không thể tái sinh ngày càng cạn kiệt và những nguồn năng lượng khác
chưa thể thay thế được vai trò chiến lược của dầu mỏ và than đá thì nhu
cầu về 2 loại nhiên liệu vẫn ngày một tăng.
- Châu Á là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Đặc biệt Trung Quốc
và Ấn Độ là 2 quốc gia có nhu cầu sử dụng nhiên liệu lớn phục vụ sản
xuất công nghiệp.

Khác biệt Nước xuất khẩu lớn: Úc, Mỹ và Nước xuất khẩu lớn: Nga, Arap

Canada
Saudi, Mỹ
- Trung Quốc được đánh giá là
quốc gia có ảnh hưởng lớn đến
thị trường than thế giới. Trung
Quốc trước đây là một nước xuất
khẩu than ròng, nhưng từ năm
2009 đã trở thành nước nhập
khẩu than ròng.

- Thị trường dầu mỏ hết sức nhạy
cảm với những biến động về kinh tế,
chính trị trên tồn cầu từ đó dẫn đến
những biến động trên chính thị
trường dầu mỏ. Chỉ cần xảy ra một
sự bất ổn định về mặt chính trị của
một trong những quốc gia xuất khẩu
dầu cũng có thể làm chao đảo thị
- Trung Quốc có thể ép giá than
trường dầu mỏ mà điển hình là giá


8

nhập khẩu vì Trung Quốc là thị dầu biến động lớn.
trường xuất khẩu duy nhất của
- Sự cạnh tranh giữa Nga-Mỹ-OPEC
một số nước.
dẫn đến nhiều biến động.
- Đối tác chủ yếu nhập than của - Đối tác chủ yếu nhập dầu của Việt

Việt Nam: Trung Quốc, Nhật Nam: Nhật Bản, Các nhà máy lọc
Bản, Indonesia.
dầu ở Singapore.
- Sản lượng than khai thác hiện - Việt Nam hiện nay phải nhập
tại đảm bảo nhu cầu trong nước. 100% xăng dầu, chịu sự chi phối của
Trong tương lai có xu hướng thị trường thế giới.
nhập khẩu thêm.

Có thể thấy được, thị trường tiêu thụ than ổn định hơn so với dầu mỏ do khơng
bị sự chi phối mạnh mẽ của tình hình chính trị trên thế giới như dầu mỏ. Bên cạnh
đó, giá than thấp hơn giá dầu mỏ (Tháng 5/2016: Giá dầu thô 50$/thùng – Tháng
2/2016 giá xuất khẩu than Việt Nam 166$/tấn).
Trung Quốc sẽ ln là địn bẩy chính cho thị trườg than khu vực và thế giới.
Vừa là nhà khai thác than lớn nhất thế giới, nước này cũng là quốc gia nhập khẩu
than và tiêu thụ than số một. Trung Quốc đang tiến hành các biện pháp kinh tế vĩ
mơ mạnh mẽ để đa dạng hóa nguồn cung năng lượg nhưng kết quả đạt được là chưa
tương xứng với kỳ vọng.
Các tuyến vận tải biển chuyên chở than trong khu vực Châu Á–TBD sẽ nhộn
nhịp hơn trong thời gian tới. Nhu cầu nhập khẩu than của Ấn Độ sẽ là yếu tố kích
thích thị trườg với mức tăng khoảng 9,7%/năm tương đươg với mức tăng 103 triệu
tấn quy than. Do vậy, Ấn Độ sẽ đóg góp gần một nửa trong tốc độ tăng trưởng trong
giao dịch vận chuyển than đườg biển của khu vực. Con số của chiều xuất ngược lại
sẽ là từ Úc và Indo với lần lượt là 76 và 42 triệu tấn quy than…

1.2 Quản lý nhà nước về tài nguyên than


9

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước tài nguyên than

Quản lý nhà nước (QLNN) về tài nguyên than là hoạt động của các cơ quan
nhà nước thực hiện chức năng giám sát, bảo vệ, điều tiết việc khai thác và sử dụng
tài nguyên than phục vụ nhu cầu xã hội, đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài
nguyên than hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Nhà nước là chủ thể quản lý của hoạt động QLNN về tài nguyên than. Đây là
hoạt động quản lý mang tính quyền lực nhà nước, nhà nước sử dụng bộ máy hành
chính của mình để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các hành vi của cá nhân trong
lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên than.
Đối tượng quản lý tài nguyên than bao gồm: khảo sát, thăm dò, khai thác và
chế biến TNTN than của các tổ chức, cá nhân được nhà nước cho phép; mục đích
quản lý đảm bảo hài hịa các lợi ích kinh tế của người lao động, lợi ích của nhà đầu
tư, của chủ sở hữu và lợi ích xã hội. Phươg tiện quản lý của nhà nước là pháp luật.
TNTN than là loại tài nguyên quan trọng lại phân bố chủ yếu ở các khu vực
đồi núi khó tiếp cận, chíh vì thế hoạt động quản lý tài ngun có vai trị lớn trog
việc đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững. Nếu
khôg quản lý tốt dễ dẫn đến tình trạg khai thác bừa bãi gây lãng phí tài ngun,
cùng với đó là tình trạg khai thác than trái phép dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho
xã hội.
1.2.2 Yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên than
Tính khoa học: Các quy hoạch, kế hoạch về khai thác sử dụng tài nguyên than
phải có cơ sở khoa học dựa trên các nghiên cứu tính tốn chính xác. Khi cấp phép
khai thác tài ngun phải tính tốn đầy đủ lợi ích kinh tế - xã hội, tính lâu dài của
dự án với mục tiêu sử dụng tài nguyên bền vững trong tương lai.
Đảm bảo tính tập trung thống nhất: Quản lý nhà nước về tài nguyên than phải
tuân thủ theo các chính sách và pháp luật của nhà nước mà vẫn phải đảm bảo tính
thống nhất giữa các chính sách và pháp luật của nhà nước, phươg hướng phát triển
của địa phương; tính thống nhất từ TW đến địa phương.
Nhằm mục tiêu sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả, bền vững: Tài nguyên
than là hữu hạn và không thể tái tạo được tuy nhiên nhu cầu về than được dự báo



10

ngày càng tăng trong tương lai, chính vì vậy mục tiêu khai thác sử dụng tài nguyên
hợp lý và hiệu quả là nguyên tắc hàng đầu cũng là lý do nâng cao hiệu quả công ác
quản lý tài nguyên than. Đảm bảo yêu cầu này để giữ được nguồn tài nguyên cho sự
phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Kết hợp hài hịa các lợi ích trong quản lý tài nguyên than: Các lợi ích được đề
cập đến gồm có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững và sự cân bằg giữa phát triển
và bảo vệ môi trường. Để đảm bảo yêu cầu này, công tác quản lý tài nguyên than
phải tuân thủ nguyên tắc của việc xây dựng xã hội bề vững, trên cơ sở bảo vệ môi
trường. Nguyên tắc này sử dụg trong quá trình xây dựng đường lối chủ trương, pháp
luật và chính sách.
1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý tài nguyên than
Than hiện nay cung ứng 25,0% nhu cầu năng lượng thế giới, đặc biệt than
được xem là nguồn nhiên liệu tình thế trong giai đoạn con người đang muốn thốt
khỏi sự lệ thuộc vào dầu khí và đang chuyển dần sang các dạg nhiên liệu bền vững
thân thiện với mơi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió….Trong thực
trạng giá dầu có q nhiều biến động, và tình hình an ninh chính trị tại các khu vực
khai thác dầu diễn biến phức tạp- than được dự báo sẽ đóng vai trị chủ chốt trong
việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới.
VN là nước có tiềm năng về than khoáng với trữ lượg khoảng 10,50 tỷ tấn
than antraxit tại Quảng Ninh. Tuy nhiên như đã đề cập đến nhiều lần trước đây, than
là tài nguyên không tái tạo nên nếu không khai thác hiệu quả và khoa học sẽ dẫn
đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên. Do vậy, cơng tác quản lý tài ngun trog đó có
tài nguyên than luôn được đặt lên hàng đầu.
Quản lý hiệu quả tài nguyên than mang lại nhiều lợi ích lớn:
- Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả ngành than: nhà nước có vai trị rất quan
trọng trong việc tạo điều kiện; môi trường thuận lợi cho tất cả các nhanh; các doanh
nghiệp nói chung và cho ngành than phát triển, thông qua các công cụ quản lý nhà

nước. Sử dụg các công cụ quản lý nhà nước một cách hiệu quả giúp thức đẩy và
nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doah của ngành than, đóng góp vào nền kinh tế
quốc dân.


11

- Cho phép ổn định thị trường than, chốg các hành vi khai thác trái phép: Pháp
luật về khai thác, sử dụng tài nguyên than, hạn chế xuất khẩu than thơ ra nước
ngồi, các quy định về giá trần và giá sàn giúp cho thị trường than trong nước ổn
định, tang giá trị xuất khẩu, chống các hàh vi khai thác than trái phép gây nhũng
loạn thị trường, ảnh hưởng đến các đơn vị khai thác than đã được cấp phép, hao phí
tài ngun.
- Hạn chế tối đa sự ơ nhiểm môi trườg: Các dự án khai thác than hoặc các dự
án tiến hành trên khu vực có than đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
trước, trong, sau dự án. Trong quá trình khai thác than, các doanh nghiệp khai thác
phải đảm bảo tuân đúng lượng chất thải đã cam kết. Sau khi dừng khai thác phải
phục hồi cảnh quan, môi trường. Việc quản lý sát sao giúp giảm các nguy hại đến
môi trường xung quanh khu vực khai thác.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài nguyên than
1.4.1 Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách (nhân tố nội tại)
QLNN về tài nguyên than phải dựa trên các quy định của Luật KSản 2010, các
chính sách pháp luật đã được nhà nước ban hành. NNước có chiến lược, quy hoạch
khống sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội; quốc phòng; an ninh trong từng
thời kỳ; bảo đảm TNTN khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
kiệm và hiệu quả.
Điều 4, luật Khoáng sản 2010 quy định: “Hoạt động khoáng sản phải phù hợp
với chiến lược, quy hoạch khống sản, gắn với bảo vệ mơi trường, cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên
khác; bảo đảm quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội.

Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến,
phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng
sản.”
Luật Khoáng sản, Luật Thuế tài nguyên đã được Quốc hội ban hành nhằm
tăng cường quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên. Nhiều văn bản pháp
lý khác cũng đã được ban hàh trong những năm gần đây. Mới đây, Thủ tướng CP đã
chỉ đạo các bộ nhanh cùng địa phương dừng cấp phép hoạt động khai thác khoáng


12

sản; tăng cường cơng tác rà sốt, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác
khoáng sản; đặc biệt cấm xuất khẩu khống sản thơ ra nước ngoai nhằm góp phần
ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước…
Hoạt động KSản đã và đang thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước.
Để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách- pháp luật về khoáng sản, Thủ tướng
CP ra chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi
chính sách, pháp luật về khống sản bao gồm các nội dung liên quan đến hoạt động
quản lý tài nguyên khoáng sản như sau:
- Tiếp tục quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và văn bản quy phạm
pháp luật về khoáng sản đến người dân, các tổ chức liên quan;
- Thực hiện nghiêm các chủ trương, định hướng trong điều tra, thăm dò, khai
thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản theo Chiến lược khoáng sản đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Lập quy hoạch nhà máy chế biến khoág sản phải dựa trên kết quả điều tra cơ
bản địa chất về khoáng sản; quyết định đầu tư dự án nhà máy chế biến khoáng sản
phải căn cứ vào nguồn nguyên liệu từ kết quả thăm dò hoặc các hợp đồng nhập
khẩu khoáng sản.;
- Cấp phép hoạt động khoáng sản phải căn cứ quy hoạch khoáng sản, phù hợp

với năng lực chế biến, sử dụng và bảo đảm yêu cầu về mơi trườg; khơng cấp phép
mới thăm dị, khai thác vàng sa khoáng; hạn chế và đi đến chấm dứt cấp phép khai
thác khống sản manh mún, nhỏ lẻ. Khơg xuất khẩu khống sản thơ;
- UBND các cấp rà sốt, điều chỉnh quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền
theo quy định của Luật khống sản; hồn thành dứt điểm việc khoanh định, phê
duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt độg khoáng sản trong năm 2015; Tăng cường
thanh tra, kiểm tra hoạt động khống sản; đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận
đầu tư đối với các dự án chế biến khốg sản khơng thực hiện theo cam kết và các cơ
sở gây ÔNMT nghiêm trọng; kiên quyết xử lý hoạt động khai thác, bn bán, vận
chuyển, xuất khẩu khốg sản trái phép, nhất là khu vực biên giới; xử lý nghiêm đối
với tổ chức, cá nhân bao che hoạt độg khai thác khoáng sản trái phép;
Việc Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, chính sách về tài nguyên giúp
định hướng và thống nhất công tác quản lý tài nguyên của các ban ngành liên quan.


13

Bên cạnh đó, UBND các cấp linh động và tìm ra phương pháp quản lý theo quy
định mà vẫn đảm bảo phù hợp với tình hình thực thế của địa phương để xử lý các
tình huống phát sinh nhanh chóng, hiệu quả.
1.4.2 Nhóm yếu tố về cơng nghệ - kĩ thuật
- Công nghệ khai thác tài nguyên thiên nhiên là tổng thể nói chung các phương
tiện kĩ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lí được sử dụng vào quy trình khai thác
tài ngun thiên; Cơng nghệ khai thác khác nhau thì cần các chính sách, biện pháp
quản lý nhà nước khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay có hai hình thức khai thác than phổ biến là khai thác than lộ thiên và
khai thác than hầm lị. Phương pháp khai thác mỏ lộ thiên có độ an toàn lao động
cao và điều kiện sản xuất tốt do không gian khai thác rộng. Tuy nhiên điều này
đồng nghĩa với việc diện tích rừng phải phá hủy để khai thác khá rộng lớn. Khu vực
khai mỏ lớp đá đá bị bóc sâu, khó phục hồi. Việc bố trí bãi thải để chứa đất đá, đất

bóc của mỏ tốn diện tích lớn, khu vực bãi thải nền đất khơng ổn định dễ gây hiện
tượng sụt lún nguy hiểm. Chính vì vậy, đối với hình thức khai thác này, các cơ quan
quản lý cần quan tâm nhiều tới vấn đề môi trường và các biện pháp khôi phục cảnh
quan, cùng với đó là quản lý các bãi thải, nhất là vào mùa mưa tránh tình tạng sạt
lún gây nguy hiểm cho các khu vực dân cư lân cận.
Khai thác than hầm lị một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải khoan
cắt, đào sâu xuống lớp đất đá để tiếp cận được nguồn tài nguyên cần khai thác.
Không gian khai thác hẹp dẫn tới mất an toàn lao động (vấn đề sập lị, khí độc, bụi
than…). Cùng với đó, các cửa lị đã ngừng khai thác thường bị các đối tượng khai
thác than trái phép đào bới lại để khai thác. Các đối tượng khai tahsc than trái phép
thường chọn các hầm than sâu trong núi để tiến hành khai tahsc trái phép. Chính vì
thế, các cơ quan quản lý cần phải phối hợp với doanh nghiệp khai thác than tiến
hành san lấp các cửa lò cũ, phối hợp với lực lượng kiểm lâm phát hiện và ngăn chặn
các hành vi khai thác trái phép.
- Công nghệ là một yếu tố có vai trị vơ cùng quan trọng, quyết định đến sản
lượng than khai thác được. Công nghệ khai thác hiện nay đang là mối quan tâm
hàng đầu, là ưu tiên đầu tư phát triển của các doanh nghiệp trong ngành hiện nay.
Cơng nghệ có mối quan hệ đặc biệt với hệ thống quản lý hoạt động khai thác.


14

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS)
được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại
đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã
hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ
quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân.... đánh giá được
hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các
chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thơng tin được gắn
với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.

GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các nhà
hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mơ hình hố và quan trắc.
Tại Việt Nam cơng nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay đã được ứng
dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu trữ
tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đơ thị..
QLNN về tài ngun cần nắm được các công nghệ khai thác hiện nay, nhằm
kiểm sốt hoạt động khai thác tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến suy giảm
tài nguyên. Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp đơn giản hóa việc
quản lý tài ngun mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả.
1.4.3 Nhóm yếu tố về tự nhiên – kinh tế - xã hội
Đặc điểm tự nhiên: Điều kiện tự nhiên khác nhau thì các nội dung quản lý nhà
nước cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ:
Qua quá trình thăm dị, xác định than dưới lịng Đồng bằng sơng Hồng nằm
trên diện tích 3500km2, trải dài từ Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Thái Bình...
rồi kéo thẳng ra biển. Có khoảng vài chục vỉa than với tổng trữ lượng dự báo là 210
tỷ tấn. Các vỉa than này có chiều dày lớn, dao động từ 2-3m đến 10-20m, ít lớp kẹp,
vỉa nằm thoải, duy trì ổn định, chất lượng tốt... Tuy nhiên vấn đề phức tạp nhất hiện
nay là khu vực Đồng bằng sông Hồng có cấu tạo địa chất khơng ổn định, lớp đất đá
và vách trụ mềm, rất khó khăn cho việc khai thác dễ dẫn đến sụt lún vì vậy lựa chọn
cơng nghệ khai thác phù hợp với cấu tạo khu vực là vô cùng quan trọng nếu chúng
ta muốn khai thác than tại khu vực này. Q trình từ thăm dị thử nghiệm đến khai
thác chính thức cần phải được quản lý chặt chẽ, nếu xuất hiện nguy cơ sụt lún để lại
hậu quả môi trường cần ngăn chặn và khắc phục ngay. Bên cạnh đó, Đồng bằng


15

Sơng Hồng cịn là vựa lúa lớn của nước ta, hiện nay có khoảng 180.000 hộ gia đình
sinh sống tại khu vực này, phần lớn trong số đó làm nơng nghiệp, cần có các biện

pháp đảm bảo quyền lợi của người dân trong khu vực khai thác.
Khác với khu vực Đồng bằng sơng Hồng, Quảng Ninh là tỉnh có truyền thống
khai thác than hàng trăm năm nay. Nguồn than chất lượng cao, ngành công nghiệp
khai thác phát triển, tỉnh là trọng điểm khai thác than của cả nước. Với hơn 80% đất
đai là đồi núi, cấu tạo địa chất của tỉnh ổn định để khai thác, nhiều năm qua hai hình
thức khai thác được sử dụng là mỏ lộ thiên bóc vỉa các lớp đất đá và khai thác hầm
lị. Hệ thống quản lý khai thác tài nguyên than, lập quy hoạch, kế hoạch của tỉnh
cũng được hoàn thiện cùng với kinh nghiệm quản lý qua nhiều năm.
Đặc điểm kinh tế: Đặc điểm kinh tế cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến quản
lý tài nguyên than.
Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển, là quốc gia xuất khẩu than lớn. Tuy
nhiên so với than, dầu mỏ mang lại giá trị lớn hơn nhiều cho quốc gia. Trong tình
hình giá dầu giảm, hơi đốt hạ và các kỹ nghệ tìm kiếm năng luợng thay thế đang
được đầu tư phát triển, trong 3 năm qua 20 doanh nghiệp khai thác than tại Mỹ đã
phải tuyên bố phá sản. Tháng 1/2016, Mỹ tuyên bố tạm ngừng cho thuê đất khai
thác than trong 3 năm, kiểm tra những chương trình cho thuê đất khai thác than
trong nhiều thập kỷ qua, giảm tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của ngành
công nghiệp khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Ngay tại châu Á, hai nền kinh tế lớn là Nhật Bản và Trung Quốc đang tìm mọi
cách “bảo tồn” tài ngun khống sản trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn
ngun liệu thơ ở nước ngồi để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước.
Trung Quốc – một quốc gia có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm khống sản lớn thứ
hai thế giới (sau Mỹ) cho mục đích phát triển nền cơng nghiệp của mình. Đến nay,
ngành khai khoáng Trung Quốc đã tự đáp ứng được khoảng 92% về khống sản
năng lượng, 80% về khống sản cho cơng nghiệp và khoảng 70% khoang sản cho
sản xuất vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển
trong tương lai, Trung Quốc đã có chiến lược nhập khẩu khơng hạn chế các loại tài
ngun khống sản chiến lược; mở rộng đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm
dị, khai thác tài ngun khống sản; thành lập trung tâm dự trữ các loại tài nguyên



16

khống sản chiến lược; đưa ra các mơ hình khai thác chế biến khoáng sản trong
nước theo hướng bền vững.
Việt Nam đang tăng cường phát triển ngành khai thác, đưa ngành khai thác
khoáng sản trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Là quốc gia có nền
kinh tế đang phát triển, Việt Nam cần dựa vào nguồn thu từ xuất khẩu khoáng sản…
Đặc điểm xã hội: Các đặc điểm xã hội cũng có quan hệ với các nội dung quản
lý nhà nước về tài nguyên.
Một ví dụ cho vấn đề này, đó là khi xuất hiện các đề xuất về việc khai thác
than tại vùng núi Yên Tử - TP.ng Bí đã gặp phải những phản đối dữ dội của các
nhà khoa học và nhân văn cùng người dân. Lý do cho phản ứng gay gắt trên đó là
khu di tích Yên Tử nằm trên khu vực này - biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng, trung
tâm Phật giao của nước ta. Các phương án khai thác than thử nghiệm tại đây đều
được giam sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng liên quan. Bất kì sự tổn hại nào
đến di tích đều bị ngăn chặn. Tuy đã đưa ra phương pháp bằng sức nước ít gây bụi ô
nhiễm môi trường, nhưng việc khai thác than tại núi Yên Tử vẫn vấp phải nhiều sự
phản đối. Công tác quản lý khai thác tài nguyên tại khu vực nhạy cảm về mơi
trường và văn hóa này cần phải thận trọng, suy tính kĩ các hệ quả trong tương lai để
khơng gây ảnh hưởng đến các di tích lịch sử, văn hóa qua trọng trong khu vực.
Trong khoảng thời gian đầu năm 2016, nhận được phản ánh tình trạng khai
thác than trái phép tại khu vực vành đai rừng quốc gia n Tử, TP ng Bí, tỉnh
Quảng Ninh. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra Cơng văn chỉ đạo
hỏa tốc số 2565: “Nội dung phản ánh về việc khai thác than trái phép tại rừng quốc
gia Yên Tử”, xử lý sai phạm “lách luật”, phá rừng của đơn vị khai thác là Công ty
TNHH MTV 91, thuộc Tổng Công ty Đông Bắc. UBND tỉnh rất quan tâm đến vấn
đề này, đề nghị UBND thành phố ng Bí nhanh chóng xử lý, báo cáo trước ngày
15/5/2016.
Qua các phân tích ở trên, có thể thấy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác

động rất lớn đến nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên. Trước khi đưa ra các
quyết định, các nhà chức trách cần cân nhắc các yếu tố trên.
1.4.4 Vai trò của cộng đồng


17

Để phát triển bền vững, cộng đồng và hành động tập thể là những nhân tố môi
trường quan trọng. Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một cách
tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên thiên nhiên tại địa
phương. Vì vậy, cộng đồng có vai trị quan trọng làm tăng hiệu quả quản lý nhà
nước về quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Vai trò của cộng đồng được thể hiện ở hai khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Trong q trình lập quy hoạch, kế hoạch, chính sách về quản lý tài nguyên
than, các nhà hoạch định chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch phải nghiên cứu đặc
điểm xã hội cụ thể ại địa phương, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp với điều kiện
xã hội, phong tục tập quán, nhằm mục tiêu phát huy tối đa hiệu quar của chính sách
ban hành, đưa ra được quy hoạch, kế hoạch phù hợp, hiệu quả lâu dài. Đặc biệt là
các dự án khai thác than thường tập trung tại các khu vực vùng núi, điều kiện sống
cịn thấp.
- Trong q trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch, thực thi chính sách, pháp luật
cần sự phối hợp, sự ủng hộ của nhân dân địa phương là vô cùng quan trọng. Sự ủng
hộ của nhân dân địa phương giúp cho quy hoạch, kế hoạch được thực hiện nhanh
chóng, chính xác, hiệu quả, hạn chế các rắc rối phát sinh gây cản trở quá trình thực
hiện. Tương tự với các chính sách được ban hành đến được với người dân và được
người dân thực hiện theo giúp chính sách phát huy hiệu quả của nó. Đối với ngành
khai thác than, khai thác than trái phép đang là vấn nạn, có được sự phối hợp của
người dân là yếu tố có vai trị quan trọng trong việc phòng chống khai thác than trái
phép. Về mặt nhận thức, người dân ý thức được việc khai tahsc than trái phép là trái
phép luật, là hành động sai trái gây lãng phsi tài nguyên. Về mặt hành động, người

dân không tham gia vào hoạt động khai thác trái phép, báo cáo với chính quyền địa
phương nếu phát hiện sai phạm để xử lý kịp thời. Để đạt được điều đó, giải pháp
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên thiên nhiên trong cộng đồng dân cư
đã và đang được tiến hành và đem lại được hiệu quả nhất định.
Mặc dù việc quản lý TNTN dựa vào cộng đồng đã cho thấy những thành công
và được nhận diện, nhưng hoạt động này vẫn gặp phải những thách thức gay gắt.
Một vài định kiến phân biệt dân tộc, vùng miền còn tồn tại đã gây ra các thành kiến
trước các dân tộc ít người cũng như xu hướng áp đặt các giá trị của người Kinh đa
số và các cơng nghệ hiện đại lên các nhóm dân tộc ít người. Tính nhạy cảm về văn


18

hóa ảnh hưởng sâu sắc đến tầm nhìn, động lực và ứng xử của người ngoài, đặc biệt
là các cách tiếp cận hành chính áp đặt đối việc phát triển các dân tộc. Điều này cũng
gây ra các trở ngại đối với tiến trình phân quyền, dân chủ hóa và quản lý tài nguyên
dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên với các nhu cầu và yêu cầu của thực tế cũng như của
nhà nước và xu hướng phân quyền, định hướng phát huy các giá trị văn hóa dân tộc
đã và đang được đưa ra và cụ thể hóa ở cấp trung ương cũng như địa phương. Điều
này khuyến khích các chủ thể khác nhau quan tâm đến việc học hỏi và lồng ghép
giữa luật tục với luật pháp để cải thiện tình trạng quản lý, bảo vệ tài nguyên.
1.5 Nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên than
1.5.1 Quản lý quỹ tài nguyên than
Quản lý quỹ tài nguyên than là hoạt động tập hợp thông tin phản ánh về tài
nguyên than (trữ lượng, chất lượng, phân bố…) tạo thành quỹ thông tin về tài
nguyên than, nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp chống suy giảm tài
nguyên than, bảo vệ môi trường.
Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý quỹ tài nguyên than gồm có:
a. Điều tra, khảo sát, lập hồ sơ, cơ sở dữ liệu (CSDL) về tài nguyên than
Điều tra, khảo sát về tài nguyên than là bước đầu tiên để lấy dữ liệu lập hệ

thống thông tin về tài nguyên than: trữ lượng, chất lượng, phân bố khống sản theo
khơng gian, chiều sâu, đặc điểm tiếp cận khai thác… Hồ sơ, CSDL về tài nguyên
than được các cơ quan chức năng khai thác và sử dụng trong việc quản lý tài
nguyên, cấp phép khai thác, lập quy hoạch kế hoạch dài hạn…, các doanh nghiệp sử
dụng làm cơ sở để quyết định đầu tư tiến hành khai thác tài nguyên.
Điều 7, Luật Khoáng sản 2010 quy định về việc sử dụng thông tin về khoáng
sản như sau: “ - Cơ quan quản lý nhà nước về khống sản có trách nhiệm cung cấp
thơng tin về khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp
luật.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thơng tin về khống sản phải trả phí sử dụng thơng
tin theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thơng tin về khống sản phục vụ thăm dị khống
sản phải hồn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; trường hợp sử dụng


19

thơng tin về khống sản phục vụ khai thác khống sản phải hồn trả chi phí điều tra
cơ bản địa chất về khống sản, chi phí thăm dị khống sản.
- Chính phủ quy định chi tiết việc hồn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về
khống sản, chi phí thăm dị khống sản.”
Điều 8, Luật Khống sản 2010: “Những hành vi bị cấm
- Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng thăm dị để khai thác khống sản.
- Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi
chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt
động khống sản.
- Cung cấp trái pháp luật thơng tin về khống sản thuộc bí mật nhà nước.

- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khống sản có giá trị hoặc quý hiếm.
- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.”
Việt Nam là nước có tiềm năng về than khống các loại, trong đó Quảng Ninh
là tỉnh có trữ lượng lớn nhất đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai
thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.


×