Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phòng chống tham nhũng trong quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.13 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------/--------

BỘ NỘI VỤ
-----/-----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƠ HỒNG SƠN

PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN (THAN)
Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2018


Luận văn được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. TRẦN ĐỨC LƢỢNG

Phản biện 1:

PGS. TS. Nguyễn Quốc Sửu


Phản biện 2:

GS. TSKH. Đào Trí Ưc

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp tầng 2 Nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi 9h ngày 29 tháng 01 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Phịng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
chính quyền nhà nước, góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của các cơ
quan công quyền đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân.
Quản lý tài ngun mơi trường nói chung và quản lý tài ngun khống
sản nói riêng là một trong những lĩnh vực của quản lý nhà nước, có tác động
trực tiếp đến kinh tế, xã hội, là lĩnh vực quản lý nhạy cảm, quan hệ trực tiếp với
các hoạt động kinh tế có lợi nhuận cao nên đây là một trong những lĩnh vực dễ
phát sinh tham nhũng và tham nhũng có những biến tướng phức tạp, khó kiểm
sốt, ngăn chặn. Trong suốt thời gian qua, hoạt động khai thác tài nguyên
khoáng sản diễn ra trên một số địa phương đã bộc lộ nhiều kẽ hở của pháp luật,
đặc biệt là trong khâu quản lý với biểu hiện của tệ nạn tham nhũng, lãng phí.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía đơng bắc của nước ta, là một trong

những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, bền vững và một trong những
động lực quan trọng của sự phát triển đó đến từ ngành khai thác khoáng sản mà
chủ lực là khai thác tha. Trong nhiều năm qua, bên cạnh những chính sách tích
cực khuyến khích ngành khai thác khống sản phát triển, tỉnh Quảng Ninh cũng
đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát hoạt động quản lý khai thác
than, khống sản, tỉnh ủy Quảng Ninh đã có sự chỉ đạo sát sao. Xuất phát từ thực
tiễn công tác của bản thân, từ điều kiện cơng tác, tính chất công việc của cơ
quan, đơn vị, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Phòng chống tham
nhũng trong quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận
văn thạc sĩ.
Với đề tài này tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ cả những vấn đề
mang tính lý luận và thực tiễn, đặc biệt mong muốn kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ là cơ sở để tỉnh Quảng Ninh triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả cơng
tác phịng chống tham nhũng trong quản lý tài ngun, góp phần khơng nhỏ đưa
tỉnh nhà ngày càng phát triển giàu mạnh, đáp ứng niềm tin tưởng của nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phịng chống tham nhũng khơng chỉ là vấn đề mang tính thực tiễn, mang
tính thời sự mà đây cịn là vấn đề mang tính học thuật, là đối tượng của nghiên
cứu khoa học. Nghiên cứu về vấn đề phòng chống tham nhũng nói chung và
phịng chống tham nhũng trong một số lĩnh vực cụ thể nói riêng có thể kể đến
một số cơng trình nghiên cứu sau:

1


- Đề tài khoa học cấp bộ: “Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng
trong khu vực tư ở Việt Nam” do TS. Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện
Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2015.
- Đề tài cấp cơ sở "Phòng chống tham nhũng trong các cơ quan thực
hiện chức năng phòng, chống tham nhũng" do Thạc sỹ Tạ Thu Thủy, Viện

Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm đề tài.
- Luận án tiến sĩ “ Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai ở Việt
Nam”, mã số: 62.38.01.02, tác giả nghiên cứu sinh Từ Thanh Sơn, Học viện
Khoa học xã hội.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước của tác giả Mai Quốc Bình “ Luận cứ khoa
học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu
tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đến năm 2020”.
Tuy nhiên, để nghiên cứu khách quan về phòng chống tham nhũng trong
quản lý tài nguyên và đặc biệt là tài nguyên than ở Quảng Ninh thì cịn chưa có.
Do vậy để có cái nhìn tồn diện về thực trạng cơng tác phịng, chống tham
nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh Quảng Ninh và đưa ra
những giải pháp trong thời gian tới được luận văn hướng tới nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận, thực
tiễn của pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý
tài nguyên (than). Từ đó đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật phòng, chống
tham nhũng về quản lý than ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua: Những kết
quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cũng như đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng trong
quản lý than ở Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận có liên quan đến tham nhũng, phòng
chống tham nhũng và phòng chống tham nhũng trong quản lý tài ngun,
khống sản.
Phân tích đánh giá đúng thực trạng cơng tác phịng chống tham nhũng
trong quản lý tài ngun, khoáng sản tại tỉnh Quảng Ninh, chỉ rõ những bất cập,
hạn chế, yếu kém.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, đề xuất, xây dựng các
giải pháp để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống tham nhũng trong quản lý

tài nguyên than tại Quảng Ninh.

2


4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn
về cơng tác phịng, chống tham nhũng trong quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh
Quảng Ninh, pháp luật phòng chống tham nhũng trong quản lý tài nguyên cũng
như hệ thống văn bản pháp lý có liên quan.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về mặt không gian: Giới hạn trong cơng tác phịng chống tham nhũng
trong quản lý than của cấp ủy và các cơ quan nhà nước của tỉnh Quảng Ninh,
Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam, các đơn vị ngành than trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
- Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng từ
năm 2013 đến năm 2017.
- Về mặt nội dung : Luận văn nghiên cứu nội dung trong khn khổ vấn
đề phịng chống tham nhũng đối với quản lý tài nguyên than trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và
pháp luật, nghiên cứu Hiến pháp và các chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành
Trung ương; cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh về
phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (than).
- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn kết hợp các phương pháp như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp;

Phương pháp lịch sử;
Phương pháp thống kê toán học;
Phương pháp so sánh.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Về mặt lý luận
Đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận về phòng chống tham nhũng trên lĩnh vực
quản lý tài nguyên, khoáng sản, làm sáng rõ những vấn đề học thuật liên quan
đến chuyên ngành nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là sự bổ sung
quan trọng về phương pháp, cách thức nghiên cứu đối với các đề tài cùng
chuyên ngành.

3


7.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả trực tiếp nhất của đề tài là việc xây dựng được các giải pháp hiệu
quả, có tính ứng dục và thực tiễn cao, có khả năng áp dụng và thực hiện được
trong điều kiện của tỉnh Quảng Ninh trong phòng chống tham nhũng trong quản
lý tài nguyên.
8. Kết cấu đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận, tài liệu tham
khảo, mục lục với 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực
quản lý tài ngun.
Chương 2: Thực trạng cơng tác phịng, chống tham nhũng trong lĩnh vực
quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham
nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh Quảng Ninh.

4



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Tham nhũng và phòng chống tham nhũng
Khái niệm tham nhũng được pháp luật Việt Nam quy định tại Luật phịng,
chống tham nhũng năm 2005, theo đó tham nhũng là hành vi của người có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Tham nhũng là hành động vi phạm pháp luật, có liên hệ trực tiếp với yếu tố
quyền lực, chức vụ và phục vụ lợi ích của cá nhân hoặc nhóm lợi ích.
Phịng, chống tham nhũng là hoạt động phòng ngừa, phát hiện tham
nhũng; xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống
tham nhũng
1.1.2. Khái niệm quản lý
Quản lý là hoạt động có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý tác
động lên đối tượng quản lý nhằm hướng đến đạt được mục tiêu nhất định. Hoạt
động quản lý diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, dưới nhiều cấp độ,
tính chất, mục đích khác nhau. Các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý bao gồm:
Chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; khách thể quản lý.
1.1.3. Quản lý nhà nước về tài nguyên
Quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản là hoạt động quản lý của nhà
nước sử dụng cơng cụ pháp luật và chính sách tác động vào vấn đề khai thác,
bảo vệ, quy hoạch đối với tài nguyên khoáng sản. Quản lý tài nguyên, khoáng
sản bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách về bảo vệ, sử dụng hợp
lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài ngun khống sản và phát triển cơng nghiệp
khai thác, chế biến khống sản.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khoáng sản;

- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển
nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt
động khoáng sản; đăng ký các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản
- Thẩm định, phê duyệt, đánh giá các đề án, báo cáo, thiết kế mỏ trong
hoạt động khoáng sản.
- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản
5


- Thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khống
sản được khai thác và nơi có khống sản độc hại.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản
- Tổ chức, lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về tài nguyên
khoáng sản
- Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên truyền,
phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về tài nguyên, khoáng sản.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và
xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản.
1.2. Đặc điểm, tính chất và các hành vi tham nhũng phổ biến trong quản lý tài
nguyên khoáng sản
1.2.1. Đặc điểm, tính chất của tham nhũng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tham nhũng có những đặc điểm
cơ bản như sau:
a) Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn
b) Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
c) Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi

d) Hành vi tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật, diễn ra trên nhiều
lĩnh vực với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, khó phát hiện, ngăn chặn,
phòng ngừa
1.2.2. Hậu quả của hành vi tham nhũng
Đối với sự tồn vong và phát triển của một quốc gia thì tham nhũng giống
như một căn bệnh nan ý, có diễn biến phức tạp và nếu khơng được ngăn chặn
kịp thời nó sẽ đe dọa trực tiếp đến vận mệnh của một đất nước. Hậu quả để lại
của tham nhũng có thể kể đến trên một số lĩnh vực sau:
Về mặt chính trị, tham nhũng làm suy giảm niềm tin của nhân dân, của xã
hội vào chế độ, nhà nước.
Về mặt kinh tế, tham nhũng làm thất thoát khối lượng lớn tài sản của nhà
nước, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiềm lực quốc gia.
Về mặt xã hội, tham nhũng gây mất công bằng xã hội, gây làn sóng bất
bình, phản đối của dư luận, gây bức xúc cho nhân dân.

1.2.3. Những hành vi tham nhũng phổ biến trong quản lý tài nguyên, khoáng sản
Bộ luật hình sự, Luật phịng, chống tham nhũng năm 2005 đã phân loại
tham nhũng theo hành vi. Theo đó, những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi
tham nhũng:
6


- Tham ô tài sản.
- Nhận hối lộ.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi:
- Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ,

quyền hạn để giải quyết cơng việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì
vụ lợi.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi
- Khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Đối với nhóm hành vi tham nhũng trong quản lý tài nguyên khoáng sản về
cơ bản vẫn biểu hiện đầy đủ dưới các hình thức về tội phạm tham nhũng nói
chung song có một số đặc trưng riêng biệt như sau:
- Tham nhũng trong quản lý tài nguyên khoáng sản đem lại lợi ích kinh tế rất
lớn cho đối tượng tham nhũng thậm chí gấp nhiều lần trong các lĩnh vực khác.
- Hành vi tham nhũng dễ thực hiện nhưng khó phát hiện, ngăn chặn.
Về cơ bản tham nhũng trong quản lý nhà nước đối về tài nguyên khoáng
sản mang đầy đủ những hình thức, đặc điểm của hoạt động tham nhũng nói
chung, bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, tham nhũng trong quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản
là hoạt động tham nhũng gắn liền với đặc điểm đặc thù của từng địa phương.
Thứ hai, tham nhũng trong quản lý nhà nước về tài nguyên, khống sản có
thể diễn ra ở nhiều khâu, trên phạm vi rộng, khó kiểm tra, kiểm sốt.
Thứ ba, tham nhũng trong quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản
gây thất thoát rất lớn về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Thứ tư, nạn tham nhũng trong quản lý nhà nước về tài ngun, khống
sản có nhiều chủ thể cùng tham phát hiện, phòng ngừa và xử lý.
1.3. Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên
(than)
Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (than) là hoạt
động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật quy định trong việc
7



phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng trong quá trình quản lý tài
nguyên (than) nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài
nguyên (than) , đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tập thể, tổ chức
trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản, đẩy lùi các hành vi vi phạm
pháp luật, tạo được sự hài lòng của công dân và tổ chức, bảo đảm trật tự an ninh
xã hội góp phần tạo dựng mơi trường lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội.
1.4. Vai trò của phòng chống tham nhũng đối với quản lý tài nguyên
1.4.1. Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực
1.4.2. Đảm bảo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước được quán triệt
và thực hiện
1.4.3. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tập thể, tổ chức trong
lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp
luật
1.4.4. Đảm bảo trật tự an ninh xã hội, tạo môi trường lành mạnh phát triển
kinh tế
1.4.5. Đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, củng cố sức mạnh của chính quyền
nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phòng chống tham nhũng trong
quản lý nhà nƣớc, quản lý tài ngun, khống sản
1.5.1. Yếu tố chính trị
1.5.2. Yếu tố pháp lý
1.5.3. Yếu tố kinh tế
1.5.4. Yếu tố văn hóa, xã hội
1.5.5. Yếu tố con người

8



Chương 2
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG
LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN (THAN) Ở TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát chung về tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn
80% đất đai là đồi núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là tỉnh khai thác
than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên
thế giới. Về khoáng sản, tỉnh Quảng ninh có trữ lượng khống sản đáng kể ở
mơt số nhóm sau: Than đá; Các mỏ đá vơi, đất sét, cao lanh… Các mỏ nước
khoáng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội, dân cư tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam
với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công
nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo.
Đây trung tâm lớn nhất Việt Nam về tài ngun than đá, cơng nghiệp
điện, cơ khí, xi măng, vật liệu xây dựng, Quảng Ninh có số lượng công nhân mỏ
đông nhất cả nước, là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối
hàng hóa.

2.1.3. Hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong những địa phương có nguồn tài ngun khống
sản tương đối phong phú của cả nước. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Mơi
trường, đến nay, tồn tỉnh có 243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khống sản
thuộc 6 nhóm khống sản bao gồm: Khoáng sản cháy là than đá; khoáng sản
kim loại; khống sản khơng kim loại; khống chất cơng nghiệp; khoáng sản vật
liệu xây dựng.
2.2. Hệ thống cơ sở pháp lý về phịng chống tham nhũng nói chung và
phịng chống tham nhũng trong quản lý tài nguyên nói riêng trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Hệ thống các văn bản của cơ quan Trung ương
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản của cơ
quant rung ương nói riêng là cơ sở, cơng cụ pháp lý vơ cùng quan trọng trong
đấu tranh, phịng chống tham nhũng, hiện nay hệ thống các văn bản của cơ quant
rung ương về cơng tác phịng chống tham nhũng

9


2.2.2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo
của tỉnh Quảng Ninh về công tác quản lý khoáng sản
Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/01/2014 Về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh
doanh than trên địa bàn tỉnh.
Thông báo số 288-TB/TU ngày 26/07/2016 Về công tác quản lý tài
nguyên, than, cát, đất sét, VLXD trên địa bàn tỉnh.
Nghị quyết 128/NQ-HĐND ngày 14/3/2014 về việc thơng qua Quy hoạch
thăm dị, khai thác và sử dụng khoảng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2030; Nghị quyết 170/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm
2015; Nghị quyết 17/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 6 tháng
cuối năm 2016; Nghị quyết 46/2016/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội năm 2017…
2.3. Kết quả thực hiện cơng tác phịng chống tham nhũng trong quản lý nhà
nƣớc về tài nguyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2013-2017
2.3.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh về cơng tác
phịng chống tham nhũng trên lĩnh vực quản lý tài ngun, khống sản
Đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, xác định là nội dung quan trọng trong

các chủ trương, định hướng chiến lược như Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ
tỉnh, các Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ hàng năm, các đề án chiến
lược. Thường xuyên rà soát, sơ kết, đánh giá, chỉ đạo kịp thời việc thực hiện
Nghị quyết, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo; đặc biệt từ năm 2016 đã gắn lĩnh
vực về than với lĩnh vực quản lý các khoáng sản thông thường để chỉ đạo thống
nhất, liên tục họp bàn và ban hành các thông báo số 288-TB/TU, 341-TB/TU,
391-TB/TU.
2.3.2. Kết quả hoạt động của Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Ninh trong
phòng chống tham nhũng trên lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên,
khoáng sản
Trong lĩnh vực PCTNLP, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tích cực nâng cao
chất lượng công tác nghiên cứu, đề xuất, kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ
Tỉnh ủy ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng (như Chỉ thị số 29CT/TU về tăng cường lãnh đạo công tác PCTN, Kế hoạch số 96-KH/TU về lãnh
đạo việc kê khai và kiểm sốt việc kê khai tài sản…). Tham mưu có hiệu quả
cho Thường trực Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên đối với các
cơ quan nội chính, duy trì có nề nếp chế độ giao ban định kỳ Khối Nội chính,
10


giúp Thường trực Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo.
Tham mưu, đề xuất Thường trực Tỉnh ủy đưa các vụ án, vụ việc tham nhũng, án
nghiêm trọng được dư luận quan tâm vào diện theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo tổ chức
xét xử nhằm phục vụ u cầu chính trị.
2.3.3. Kết quả phịng chống tham nhũng trong quản lý nhà nước về tài
nguyên khống sản thơng qua hoạt động thanh tra, kiểm tra
Cơng tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng: Nhìn chung vẫn được các cơ
quan, đơn vị thực hiện thường xuyên, gắn với chức năng lãnh đạo, quản lý. Hiệu
quả chủ yếu là phòng ngừa, chấn chỉnh sai phạm; răn đe các biểu hiện tiêu cực;
phát hiện, khắc phục sơ hở trong quản lý. Một số ngành có hoạt động tự kiểm tra
tiêu biểu như Thuế, Hải quan… Cá biệt có trường hợp qua tự rà soát, kiểm tra

phát hiện dấu hiệu vi phạm, đã báo cáo cấp ủy, đưa Thanh tra vào cuộc, chuyển
Cơ quan điều tra khởi tố vụ án “Tham ơ”, như vụ án tại Phịng Kinh tế - Hạ tầng
huyện Hải Hà.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra của Nhà nước: Nổi bật
với việc thực hiện chủ trương đồng bộ hóa ngày càng cao giữa kiểm tra của
Đảng, giám sát của cơ quan dân cử, thanh tra của chính quyền. Tỉnh ủy ban hành
Chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra chung (năm 2017, 2018); cơ bản loại
bỏ chồng chéo để giảm số cuộc, nâng cao chất lượng, nội dung
..
Trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng: Năm 2016, 2017, và Quý
1/2018 cấp ủy các cấp tiến hành kiểm tra 2.053 đảng viên, trong đó, có 909 cấp
ủy viên các cấp (huyện ủy viên 12, đảng ủy viên 75, chi ủy viên 822); kiểm tra
3.300 tổ chức đảng, trong tổng số tổ chức đảng được kiểm tra có 48 huyện ủy,
ban thường vụ huyện ủy và tương đương, 12 cơ quan tham mưu của cấp ủy
huyện và tương đương ...
Trong công tác thanh tra: đã triển khai 275 cuộc thanh tra kinh tế - xã
hội, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng tài
chính, ngân sách, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, chấp hành chính sách
pháp luật về đấu tranh chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nông
thôn mới...
Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng tiếp tục được
tăng cường theo tinh thần Chỉ thị 50-CT/TW và Nghị quyết 08-NQ/TU. Cơ quan
điều tra Công an các cấp đã khởi tố mới 08 vụ, 34 bị can, điển hình như tại
phịng Tư pháp thị xã Quảng Yên, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Cô Tô, chi
nhánh Trà Cổ, Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Yên, Cục Thuế tỉnh … Công tác xét
xử các vụ án tham nhũng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ; Tòa
11


án 2 cấp đã xét xử 14/49 bị cáo (còn 1 vụ đang chuẩn bị xét xử là vụ Trần Thị

Phương Thủy tham ô tài sản).
Tổ chức, hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chức
năng phòng chống tham nhũng: Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, thực
hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư
pháp, đã tăng cường chỉ đạo cơng tác xây dựng, kiện tồn tổ chức, xây dựng đội
ngũ, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận; hiện có 221 điều tra viên, 140 kiểm sát
viên, 134 thẩm phán…
Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể, báo chí và người dân trong phịng chống tham nhũng
- Hội đồng nhân dân các cấp thường xuyên tiến hành giám sát việc
thực hiện pháp luật, chính sách tại các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND
các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo chương trình. Hình thức giám sát
được đổi mới, thông qua giám sát chuyên đề; giải quyết kiến nghị của cử tri…
- Công tác tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn
thể được tăng cường, gắn với Quy chế giám sát và phản biện xã hội theo Quyết
định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Tại 186/186 xã phường đã thành lập các
Ban thanh tra nhân dân với 1.138 người, Ban giám sát đầu tư cộng đồng với 930
thành viên; hoạt động tương đối tích cực, giúp hạn chế thất thốt, lãng phí tài
sản, nguồn vốn của nhà nước và nhân dân. Phân công rõ trách nhiệm của từng tổ
chức, đơn vị, tránh chồng chéo, chú trọng giám sát việc thực thi của các cơ quan
hành chính nhà nước và tại Trung tâm hành chính cơng các cấp; tham gia nghiên
cứu, phản biện đối với việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo
dài.
- Phát huy vai trong của truyền thơng về phịng chống tham nhũng: tăng
cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN tạo sự chuyển biến nhất
định về nhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thực
hiện quyền giám sát và đấu tranh, lên án hành vi tiêu cực, tham nhũng. Báo Quảng
Ninh có chun trang “Nội chính và PCTN” 2 kỳ/tháng. Đài Phát thanh Truyền
hình tỉnh có chun mục “Cơng tác nội chính và PCTN” phát sóng trên QTV1
định kỳ vào 20h30 thứ Năm của tuần đầu tiên hàng tháng, ngoài ra đã lồng ghép

nội dung tuyên truyền về PCTN trong các chương trình thời sự, chuyên mục,
chun đề được phát sóng trên các kênh thơng tin của Đài.
- Chỉ đạo làm tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo,
phản ánh của nhân dân. Thực hiện tốt, kiếm tra giám sát thường xuyên việc
thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW và Chỉ thị 36-CT/TU về tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại tố cáo; xây dựng và thực hiện nghiêm túc Quy định số 06-QĐ/TU về
12


việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh liên quan đến tham nhũng, suy thoái
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Có cơ chế tiếp xúc, đối
thoại thường xuyên với nhân dân, hàng tháng, bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND cấp
huyện, cấp xã phải tổ chức hội nghị gặp mặt, thông tin, đối thoại với tồn bộ cán
bộ cấp thơn bản, khu phố trên địa bàn.
2.3.4. Hoạt động đấu tranh, tố giác hành vi tham nhũng trong quản lý tài
ngun, khống sản
Về tình hình tham nhũng: Từ đầu nhiệm kỳ (2015) đến nay, tình hình
tham nhũng ở tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu được cảnh báo, ngăn chặn, đẩy lùi
trên một số mặt.
Về công tác phịng chống tham nhũng: Trong gần 5 năm tích cực tổ
chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, các chỉ đạo quan trọng của
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN từ đầu nhiệm kỳ
đến nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục dành sự quan tâm lớn, lãnh đạo,
chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt cơng tác PCTN. Trong đó, đã rất coi trọng bám
sát tình hình, căn cứ thực tiễn địa phương, gắn kết với các mục tiêu, phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm để cụ thể hóa; khơng những tổ chức thực hiện đầy
đủ, mà còn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tìm kiếm những cách làm
mới, đột phá.
* Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực liên quan đến than:
Tổng cộng các vi phạm về khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh

than trong 04 năm qua là: 997 vi phạm, xử phạt VPHC 16.120,23 triệu đồng.
- Về khai thác than: Có 296 trường hợp vi phạm, xử phạt vi phạm hành
chính, xử phạt tổng số 11.625,63 triệu đồng, trong đó: Năm 2014: Có 110 vi
phạm, xử phạt VPHC 195 triệu đồng; Năm 2015: Có 143 vi phạm, xử phạt
4.518 triệu đồng, Năm 2016: Có 41 vi phạm, xử phạt 6.913 triệu đồng; Năm
2017: Có 02 vụ (vơ chủ).
- Về vận chuyển than: Có tổng số 632 trường hợp vi phạm, xử phạt VPHC
tổng số 3.555,6 triệu đồng, trong đó: Năm 2014: Có 115 trường hợp vi phạm, xử
phạt VPHC 1.006,1 triệu đồng; Năm 2015: Có 136 trường hợp vi phạm, xử phat
446,35 triệu đồng, Năm 2016: Có 158 trường hợp vi phạm, xử phạt 1.307,6 triệu
đồng; Năm 2017 có 213 trường hợp vi phạm, xử phạt 1.033,5 triệu đồng.
- Về chế biến, kinh doanh than: Có 69 trường hợp vi phạm, xử phạt VPHC
tổng số 939,0 triệu đồng, trong đó: Năm 2014: 18 trường hợp vi phạm, xử phạt
VPHC 189,5 triệu đồng; Năm 2015: 19 trường hợp vi phạm, xử phat 26,5 triệu
đồng, Năm 2016: 31 trường hợp vi phạm, xử phạt 723 triệu đồng; Năm 2017: 01
trường hợp vi phạm.
13


* Về hoạt động khoáng sản khác (cát, đá, sỏi, sét):
Tổng cộng các vi phạm về khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh
khoáng sản khác trong 04 năm qua là: 925 vi phạm; tịch thu 19.905,327m3
khoáng sản làm vật liệu xây dựng; xử phạt vi phạm hành chính 12.387,662 triệu
đồng:
+ Năm 2014 có 84 vi phạm, tịch thu hoặc bán phát mại trên 3.231,41 m3
khoáng sản làm vật liệu xây dựng; 07 phương tiện, thiết bị; xử phạt 1.084,889
triệu đồng;
+ Năm 2015 có 166 vi phạm, tịch thu hoặc bán phát trên 4.913,801 m3
khoáng sản làm vật liệu xây dựng; 05 phương tiện, thiết bị; xử phạt 2.849,411
triệu đồng;

+ Năm 2016 có 280 vi phạm, tịch thu hoặc bán phát mại trên 5.529,824 m3
khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thu 41 phương tiện, thiết bị; xử phạt 3.820,339
triệu đồng;
+ Năm 2017 có 395 vi phạm, tịch thu hoặc bán phát mại trên 6.230,301 m3
khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thu 25 phương tiện, thiết bị; xử phạt 4.633,023
triệu đồng.
Với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc
quyết liệt của các cấp, các ngành, UBND các địa phương và Ngành than; đến
nay, trên địa bàn Tỉnh khơng có các điểm phức tạp về khai thác than, khống sản
trái phép; cơng tác quản lý, bảo vệ, khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ
than và khống sản ngồi than đã được kiểm sốt tồn diện; trật tự được giữ
vững; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và Ngành than ổn định sản xuất, phát
triển; tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển của tỉnh.
Ƣu điểm, kết quả đạt đƣợc:
(1) Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, nâng cao ý thức trách
nhiệm chấp hành các quy định pháp luật đối với các đơn vị khai thác, vận
chuyển, bảo vệ khống sản, mơi trường.
(2) Được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của
Tỉnh và các ngành, địa phương, đơn vị liên quan; trách nhiệm vai trị của người
đứng đầu trong cơng tác quản lý tài nguyên khoáng sản được chú trọng, nâng
cao.
(3) Nhiều nội dung chỉ đạo tại Nghị quyết 12, Kết luận 40 đã có chuyển
biến rõ nét.

14


Tồn tại, hạn chế, khuyết điểm:
(1) Cơng tác kiểm sốt, quản lý than đầu nguồn trong ngành than cịn có
chỗ, có nơi chưa chặt chẽ, tạo nguồn than trơi nổi, gây phức tạp tình hình.

(2) Cơng tác phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với các đơn
vị ngành than đơi khi cịn chưa chặt chẽ; việc xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân
người đứng đầu có liên quan theo tinh thần Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày
24/01/2011 chưa quyết liệt; một số nơi vẫn cịn xảy ra tình trạng tái khôi phục
lại một số điểm khai thác cũ để hoạt động khai thác than trái phép.
(3) Công tác quản lý, vận hành cảng/bến tiêu thụ than, khoáng sản còn
phát sinh những vướng mắc, bất cập.
(4) Hoạt động tập kết, kinh doanh than trái phép năm 2017 đến nay đã được
ngăn chặn, tuy nhiên tổng hợp trong 04 năm qua cho thấy hiện tượng này xảy ra với
số liệu vi phạm khá lớn. Còn một số doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân thực hiện
chưa nghiêm túc cam kết với UBND tỉnh về việc vận chuyển than trên tuyến
quốc lộ gây mất TTATGT, ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong cộng đồng
dân cư.
(5) Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng Quảng Ninh với các
địa phương giáp ranh để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến
than, khống sản ngồi than (cát, sỏi…) tuy đã được quan tâm nhưng chưa có sự
chuyển biến rõ rệt. Trên địa bàn thành phố Hải Dương, Hải Phịng tình trạng lập
bến bãi để tập kết, chế biến, kinh doanh than trái phép vẫn diễn biến phức tạp.
(6) Công tác quản lý tài nguyên đất, đá, cát, sỏi, sét ở một số địa phương
chưa chặt chẽ, còn để hiện tượng khai thác trái phép xảy ra (nhất là khu vực Đông
Triều - giáp ranh với tỉnh Hải Dương).
(7) Về trách nhiệm của các đơn vị quản lý, Giám đốc các đơn vị ngành
than: Việc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xử lý trách nhiệm đối với những tồn
tại, vi phạm cịn có lúc chưa kiên quyết. Các địa phương có than, khống sản có
lúc có nơi cịn chưa làm hết trách nhiệm; khơng duy trì sự tập trung và tính
quyết liệt cần thiết.
2.4. Đánh giá cơng tác phịng, chống tham nhũng trong quản lý khoáng sản
hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh
2.4.1. Những ưu điểm
Trước hết cơng tác phịng chống tham nhũng trong quản lý khoáng sản tại

tỉnh Quảng Ninh đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía Tỉnh ủy,
UBND, HĐND, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành và
quần chúng nhân dân địa phương.

15


Thành công thứ hai phải kể đến đối với công tác phòng chống tham nhũng
ở tỉnh Quảng Ninh trong quản lý khống sản đó là việc tỉnh và các cấp chính
quyền đã xử lý tốt, nghiêm minh các hành vi vi phạm, hoặc các hành vi có dấu
hiệu vi phạm, điển hình là vụ án Nguyễn Viết Ngự - Nguyên Giám đốc Công ty
than Mạo Khê, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ án: Phạm
Hồng Long - Nguyên Giám đốc Cơng ty than Hịn Gai Thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng. Vụ: 31 cán bộ, công nhân Công ty CP than Hà Tu tham ô
tài sản...
Cùng với cơng tác phịng chống tham nhũng trong quản lý khống sản thì
việc quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn khống sản tự nhiên của tỉnh Quảng
Ninh cũng được hết sức chú trọng, đây là khâu then chốt trong phòng chống
tham nhũng. Trong quá trình quản lý, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản ở
tỉnh Quảng Ninh cơ quan chuyên mơn đã chỉ ra những dấu hiệu tham nhũng
phía sau các hoạt động khai thác trái phép, bừa bãi, chính vì vậy việc lập quy
hoạch và xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ khai thác tài ngun, khống
sản có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng chống tham nhũng,
nhận thức rõ vai trị của giáo dục pháp luật đối với cơng tác phịng chống tham
nhũng nói chung và phịng ngừa, ngăn chặn xử lý tham nhũng trong lĩnh vực
quản lý khoáng sản nói riêng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện có
hiệu quả nhiều chương trình tun truyền, phổ biến pháp luật phịng chống tham
nhũng.
Về cơng tác phối hợp hoạt động giữa các cơ quan làm nhiệm vụ phòng

chống tham nhũng trên lĩnh vực quản lý tài nguyên, khoáng sản.
Hiện nay các cơ quan tham gia vào công tác phịng chống tham nhũng
trong quản lý tài ngun, khống sản ở tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Thanh tra
tỉnh, Thanh tra Sở TN-MT, Thanh tra các quận, huyện, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh
Ủy, Ban Nội chính Tỉnh Ủy Quảng Ninh, Cơng an tỉnh Quảng Ninh, Công an
các quận, huyện...
2.4.2. Những hạn chế, khó khăn trong cơng tác phịng chống tham nhũng
trong quản lý tài ngun, khống sản
Thứ nhất, tình trạng tham nhũng nói chung và tham nhũng trong quản lý
tài nguyên, khống sản nói riêng đang diễn biến ngày càng phức tạp, tính chất vi
phạm ngày càng nghiêm trọng, các đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng có
thủ đoạn ngày càng tinh vi, hiện đại gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan
chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn.

16


Thứ hai, trong cơng tác quản lý tài ngun, khống sản của tỉnh Quảng
Ninh còn nhiều bất cập, để lộ nhiều kẽ hở cho tội phạm tham nhũng hoành hành.
Trong quản lý khống sản, chính quyền các cấp ở một số nơi cịn bng lỏng
quản lý, thiếu sâu sát với thực tiễn, khi xảy ra sai phạm thì chậm khắc phục, xử
lý, không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước.
Thứ ba, cơng tác phịng chống tham nhũng trên lĩnh vực quản lý tài
nguyên, khoáng sản chưa nhận được sự tham gia tích cực của quần chúng nhân
dân và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn. Về phía người dân,
vẫn tồn tại tâm lý né tránh, ngại va chạm, sợ bị các đối tượng tham nhũng trả
thù, không muốn đấu tranh vì lo sợ lợi ích cá nhân bị ảnh hưởng.
Thứ tư, lực lượng tham gia cơng tác phịng chống tham nhũng trong lĩnh
vực quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng còn mỏng, chưa đáp
ứng yêu cầu thực tiễn về phòng chống tham nhũng.

Thứ năm, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp
trong quản lý khai thác và sử dụng khoáng sản, trong phòng chống tham nhũng
còn chưa đồng bộ và hiệu quả.
Thứ sáu, một bộ phận cán bộ, đảng viên làm việc trong lĩnh vực quản lý
tài nguyên khoáng sản có biểu hiện tha hóa về đạo đức, lối sống, yếu kém về
năng lực chuyên môn và thiếu bản lĩnh chính trị, từ đó đã sa vào những cám dỗ
vật chất, bất chấp quy định của pháp luật, bất chấp hậu quả gây ra cho tổ chức
và xã hội, bỏ qua lỷ luật công tác của tổ chức tiếp tay cho những hành vi trái
phép trong khai thác và sử dụng tài nguyên, khoáng sản.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, sự cạnh tranh và việc đề
cao quá mức giá trị đồng tiền làm cho người sản xuất, kinh doanh có xu hướng
tối đa hố lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ cơng chức nhà nước để tạo lợi
thế trong kinh doanh.
- Cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất
quán,việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, phân biệt quản
lý nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh có phần chưa rõ. Q trình cổ
phần hố doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp và thiếu sự kiểm soát
chặt chẽ. Cơ chế quản lý tài sản công, quản lý vốn và tài sản trong doanh
nghiệp nhà nước cịn lỏng lẻo.
- Một số nét văn hố như biếu và nhận quà tặng... bị lợi dụng để thực
hiện hành vi tham nhũng.

17


- Cải cách hành chính vẫn cịn chậm và lúng túng, cơ chế “xin - cho”
trong hoạt động công vụ vẫn cịn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề,
bất hợp lý.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống

tham nhũng ở một số nơi chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc xử lý tham
nhũng chưa nghiêm.
- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống
tham nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ
thể, hữu hiệu.
- Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu. Những năm
qua, hoạt động điều tra, thanh tra, kiểm tra của tỉnh Quảng Ninh trong lĩnh vực
quản lý tài nguyên đã thu được một số kết quả tích cực nhưng trên thực tế vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng.
- Việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự tham gia
của lực lượng báo chí vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa được quan
tâm đúng mức.

18


Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÕNG,
CHỐNG THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
(THAN) Ở TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong
lĩnh vực quản lý tài nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh
Tình hình quản lý tài nguyên than và việc phát hiện các hành vi tham
nhũng trong thời gian qua đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả phòng,
chống tham nhũng trong thời gian tới:
Một là, đấu tranh chống tham nhũng trong quản lý tài nguyên than phải
găn chặt với đổi mới quản lý kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của công nhân
lao động trong lĩnh vực khai thác thanh tại Quảng Ninh, giữ vững ổn định chính
trị, tăng cường đại đồn kết toàn dân.
Hai là, chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới hệ thống

chính trị tại địa phương, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ.
Ba là, chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí trong
khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên than tại các mỏ.
Bốn là, đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây, phịng và
chống. Vừa tích cực phịng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng.
Năm là, đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải
tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, khơng nóng vội, khơng chủ quan.
Từ thực tiễn hoạt động phịng, chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý
than ở Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Trong quá trình quản lý, khai thác, sử dụng, phân phối tài
nguyên than phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về quản
lý khoáng sản, quản lý kinh tế và định hướng phát triển các ngành công nghiệp.
Thứ hai: Các quyết định quản lý, khai thác tài nguyên than phải được đảm
bảo thực hiện nghiêm túc theo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật
Khống sản, Luật Phịng chống tham nhũng và các quy định pháp luật khác có
liên quan.
19


Thứ ba: Trong quá trình quản lý tài nguyên than nếu có phát sinh những
vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật phải kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam đáp ứng
được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư: Hướng đến giảm dần các hành vi tham nhũng bằng cách chấn
chỉnh cơng tác ban hành quyết định hành chính, khơng thực hiện các hành vi
hành chính thiếu căn cứ pháp luật, xây dựng độ ngũ cán bộ, cơng chức có năng
lực, tinh thần trách nhiệm cao.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong
lĩnh vực quản lý tài nguyên than ở tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

3.2.1.1. Bổ sung, hồn thiện về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực phòng chống tham nhũng đối với quản lý tài nguyên, khoáng sản
Để nâng cao hơn nữa chất lượng của các văn bản pháp lý phục vụ cơng
tác phịng chống tham nhũng trong quản lý tài nguyên khoáng sản cần thực hiện
một số nội dung sau:
Thứ nhất, các cơ quan chuyên môn của HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh,
các cấp chính quyền địa phương tích cực xây dựng và hồn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được giao, tích cực đóng góp vào các
văn bản pháp quy của tỉnh các nội dung có liên quan đến phịng chống tham
nhũng đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
Thứ hai tiến hành song song hai hoạt động lập quy, hoạt động lập quy liên
quan đến phòng chống tham nhũng và hoạt động lập quy liên quan đến quản lý
tài nguyên, khoáng sản.
Thứ ba, tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ các văn bản quy phạm pháp
luật của tỉnh Quảng Ninh ban hành về phòng chống tham nhũng trên lĩnh vực
quản lý tài nguyên khoáng sản, thống kê đầy đủ về số lượng, đối tượng điều
chỉnh, hiệu lực thi hành, từ đó kịp thời xây dựng bổ sung các văn bản mới phù
hợp với yêu cầu công tác PCTN trong quản lý tài nguyên, khoáng sản.
Thứ tư, đối với các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Quảng Ninh cần
triển khai, quán triệt sâu sắc tới cấp ủy chính quyền các cấp cơ sở.
Thứ năm, bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, tỉnh Quảng Ninh cũng cần xây dựng đồng thời hệ thống văn bản quy
20


phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường, đây là cơ sở pháp lý vững
chắc, hỗ trợ đắc lực cho cơng tác phịng chống tham nhũng, củng cố căn cứ pháp
lý để xử lý tội phạm tham nhũng.
3.2.1.2. Xây dựng, ban hành chính sách tạo mơi trường cơng bằng, minh
bạch trong quản lý tài nguyên, khoáng sản

Xây dựng, ban hành chính sách phải đi đơi với kiểm tra việc thực hiện
chính sách, đảm bảo tính cơng khai minh bạch. Xây dựng, ban hành chính sách
phải đi đơi với kiểm tra việc thực hiện, đảm bảo tính cơng khai minh bạch.
Bên cạnh các chính sách đối với ngành khống sản, cần có chính sách đối
với các lĩnh vực khác có liên quan như bảo vệ mơi trường, các chính sách liên
quan khác.
3.2.2. Giải pháp về công tác quản lý
3.2.2.1. Giải pháp về chỉ đạo, điều hành
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng
Ninh đối với hoạt động quản lý tài nguyên khoáng sản, cơng tác phịng chống
tham nhũng nói chung và cơng tác phịng chống tham nhũng trong quản lý tài
ngun khống sản nói riêng.
3.2.2.2. Giải pháp về Quản lý nhà nước
Tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nguồn lực cho các cơ
quan quản lý nhà nước về tài nguyên và mơi trường và các cơ quan thực hiện
cơng tác phịng chống tham nhũng.
Cụ thể là:
- Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh tốn
thơng qua tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước. Cơ quan, tổ chức, đơn vị
có trách nhiệm thực hiện các quy định về thanh tốn bằng chuyển khoản.
- Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, cơng nghệ, tiến tới thực hiện
mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn... và các giao dịch khác có
sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản.
- Minh bạch hóa q trình soạn thảo, trình, ban hành chính sách, pháp
luật; q trình chuẩn bị, trình, ban hành quyết định, văn bản hành chính gắn liền
với việc cải cách thủ tục hành chính.
- Thực hiện phân cơng, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý, khắc phục tình trạng chồng
chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý.
- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán

bộ, cơng chức, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; cơ chế miễn nhiệm, bãi
21


nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
- Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, phụ cấp bảo đảm để cán bộ, cơng
chức có mức thu nhập tương đương mức thu nhập khá trong xã hội; thực hiện
chính sách tiền lương hợp lý trong một số lĩnh vực đặc thù...
- Phân định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó
được giao phụ trách các lĩnh vực; theo đó, người đứng đầu chịu trách nhiệm
chung và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực do mình quản lý, cấp phó
chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực được giao phụ trách.
- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu đơn vị, phải chịu
trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình.
3.2.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong
công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên, công khai, minh
bạch tài sản của cán bộ, công chức
Tỉnh Quảng Ninh cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, công chức đặc biệt là đối tượng cán bộ, công chức làm việc trong ngành tài
nguyên môi trường, thanh tra, kiểm tra, có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về phịng chống tham nhũng trong thực thi cơng vụ. Đẩy
mạnh tinh giản biên chế, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, công chức
không đủ năng lực, trình độ, có biểu hiện suy thối về đạo đức, lối sống, nghiêm
khắc kỷ luật các đối tượng vi phạm với hình thức thích hợp. Xác định rõ lĩnh
vực quản lý tài nguyên, khoáng sản là một lĩnh vực đặc thù có tính chun mơn
rất cao do đó địi hỏi đội ngũ cán bộ, quản lý trong ngành vừa phải giỏi về
chuyên môn, vừa phải đảm bảo năng lực quản lý. Tăng cường đội ngũ cán bộ
công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, tổ chức đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng
và tập huấn thường xuyên cho đối tượng là người đứng đầu các cơ quan PCTN.

3.2.2.4. Tăng cường sự giám sát của nhân dân và các tổ chức đồn thể,
các cơ quan báo chí và truyền thơng
Về phía nhân dân
Đối với các cơ quan báo chí và truyền thông
3.2.2.5. Giải pháp về đấu tranh, xử lý các tiêu cực liên quan đến quản lý
tài ngun, khống sản
Để cơng tác đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng đạt hiệu quả, việc xử lý
các tiêu cực liên quan đến quản lý tài nguyên, khoáng sản là cần thiết, cụ thể cần
thực hiện một số nội dung sau:
22


- Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về cơng vụ, về phịng chống tham
nhũng và quản lý tài nguyên, kiên quyết xử lý đến cùng, đúng người, đúng tội,
khơng bỏ sót tội, khơng xử lý oan sai.
- Đấu tranh, xử lý vi phạm, tiêu cực luôn đi cùng với giáo dục, thuyết
phục, tùy mức độ sai phạm có hình thức xử lý phù hợp, với các tiêu cực ở mức
độ ít nghiêm trọng cần tạo điều kiện, cơ hội để người mắc khuyết điểm sai lầm
có cơ hội sửa chữa.
- Xử lý các tiêu cực trong quản lý tài nguyên phải đi đôi với khắc phục
các hậu quả do tiêu cực đó gây ra, các đối tượng vi phạm pháp luật phải có trách
nhiệm khắc phục hâu quả.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu hồi, tịch thu tài sản vi phạm pháp luật
phòng chống tham nhũng, kiểm kê đánh giá thường xuyên số lượng, khối lượng
tài sản , tiền phạt thu được từ những tiêu cực xảy ra trong quản lý tài nguyên.
3.2.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục
Một trong những chức năng hàng đầu của pháp luật đó là giáo dục, định
hướng con người hướng đến cái tốt, cái thiện, hướng đến những giá trị, chuẩn
mực chung của xã hội, ở chiều ngược lại việc giáo dục, tuyên truyền có ý nghĩa
rất lớn đối với hiệu quả thi hành và áp dụng pháp luật.

- Đối với cơng tác phịng chống tham nhũng trong quản lý tài ngun,
khống sản hoạt động tun truyền giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng và
cần được thực hiện với một số giải pháp cụ thể như sau:
- Tăng cường công tác giáo dục pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật đối
với người dân, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức về pháp luật quản lý tài
nguyên, khống sản, pháp luật phịng chống tham nhũng.
- Sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại để thông tin về
các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên, khoáng sản thường xuyên liên tục.
- Xây dựng hệ thống các tài liệu giáo dục pháp luật cho từng đối tượng cụ
thể, lập chương trình, kế hoạch triển khai có đánh giá kết quả.
- Xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng liên quan đến quản lý tài ngun,
khống sản và thơng tin đến tồn dân để làm gương, giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật. Mỗi cán bộ, đảng viên, cơng chức trong tồn tỉnh Quảng Ninh nói
chung và trong ngành tài nguyên nói riêng phải là một tấm gương sáng về ý thức
chấp hành pháp luật, gìn giữ kỷ cương.
- Thường xun có các đợt tập huấn, bồi dưỡng nâng cao ý thức và bản
lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đối với công tác PCTN.
- Thực hiện giáo dục, tuyên truyền về quy tắc ứng xử của đội ngũ cán bộ,
công chức.
23


×