Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Marketing Sản Phẩm Than Cám Nhập Khẩu Của Công Ty Than Nam Mẫu-Vinacomin.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.15 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Phát triển dịch vụ LOGISTICS của công ty TNHH Thuận Phát
Giảng viên hướng dẫn

: TS. Mai Thế Cường

Họ và tên sinh viên

: Cao Văn Công

Mã số sinh viên

: CQ500287

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh quốc tế

Lớp

: Quản trị kinh doanh quốc tế B

Khóa

: 50


Hệ

: Chính Quy

Hà Nội, tháng 05/ 2012

0


LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên thực hiện chuyên đề : Cao Văn Công
Mã Sinh Viên

: CQ500287

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh quốc tế

Lớp

: Quản trị kinh doanh quốc tế B

Khóa

: 50

Hệ

: Chính Quy


Em xin cam đoan chuyên đề này được viết dựa trên tình hình thực tiễn tại
cơng ty TNHH thương mại và dịch vụ quốc tế Thuận Phát và những số liệu
thực tế do các bộ phận, phòng ban của Công ty cung cấp, kết hợp với những
tài liệu em thu thập được từ các giáo trình, sách, báo, tạp chí, các thơng tin
trên mạng Internet, các Website của các tổ chức, ban ngành, hiệp hội trong và
ngoài nước đã được em liệt kê đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.Từ
những tài liệu này, em đã tổng hợp ,chọn lọc sau đó tiến hành đánh giá, phân
tích để hồn thành chun đề thực tập của mình.
Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ luận văn, luận án
hay chuyên đề nào khác. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của chuyên đề chưa
được bất cứ ai cơng bố tại bất cứ cơng trình nào trước đó. Nếu sai em xin
chịu trách hoàn toàn trách nhiệm và chịu các hình thức kỷ luật của nhà
trường.
Sinh viên thực hiện

Cao Văn Công

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................8
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẬN PHÁT, DỊCH VỤ LOGISTICS
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2011 VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2008-2011..........................................................................13

1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẬN PHÁT

13

1.1.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty.....................13
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của THUẬN PHÁT................................................13
1.1.2.1. Chức năng của THUẬN PHÁT........................................................13
1.1.2.2. Nhiệm vụ của THUẬN PHÁT........................................................14
1.1.3. Bộ máy tổ chức của THUẬN PHÁT............................................................15
1.1.4. Hoạt động kinh doanh của THUẬN PHÁT...........................................19
1.1.4.1. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính........................................19
1.1.4.2. Thị trường kinh doanh.....................................................................24
1.1.4.3. Cách thức tổ chức kinh doanh.........................................................25
1.2. DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2011

26

1.2.1. Đặc điểm thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam.........................................26

2


1.2.2. Thực trạng ngành dịch vụ Logistics Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011
.............................................................................................................................29
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGISTICS CỦA THUẬN PHÁT GIAI ĐOẠN 2008-2011 30
1.3.1. Nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi cơng ty giai đoạn 2008-2011.............30
1.3.1.1. Cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động Logistics.............................30
1.3.1.2. Mơi trường chính trị - luật pháp giai đoạn 2008-2011......................32
1.3.1.3. Môi trường kinh tế giai đoạn 2008-2011..........................................34

1.3.1.4. Môi trường công nghệ giai đoạn 2008-2011....................................36
1.3.1.5. Môi trường cạnh tranh trong nội bộ ngành dịch vụ Logistics Việt Nam
giai đoạn 2008-2011....................................................................................36
1.3.2. Nhân tố thuộc môi trường bên trong công ty giai đoạn 2008-2011..............37
1.3.2.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơng ty giai đoạn 2008-2011................37
1.3.2.2. Tiềm lực tài chính của công ty giai đoạn 2008-2011........................37
1.3.2.3. Nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2008-2011...........................38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
LOGISTICS CỦA THUẬN PHÁT GIAI ĐOẠN 2008-2011.....................39
2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA THUẬN
PHÁT GIAI ĐOẠN 2008-201139
2.1.1. Nội dung cơ bản trong việc phát triển hoạt động dịch vụ Logistics của
THUẬN PHÁT.....................................................................................................39
2.1.1.1. Nghiên cứu thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam giai đoạn 2008-2011
....................................................................................................................39

3


2.1.1.2. Xác định khách hàng mục tiêu của công ty trong giai đoạn 2008-2011
.....................................................................................................................42
2.1.1.3. Xây dựng các gói dịch vụ Logistics mới để cung cấp cho khách hàng
mục tiêu của cơng ty......................................................................................44
2.1.1.4. Lập kế hoạch triển khai các gói dịch vụ mới cho khách hàng mục tiêu và
kế hoạch tăng cường bán các gói dịch vụ cũ trong giai đoạn 2008-2011.......46
2.1.1.5. Thực hiện việc cung cấp các gói dịch vụ Logistics mới cho khách hàng
mục tiêu giai đoạn 2008-2011......................................................................47
2.1.1.6. Kiểm tra việc cung cấp dịch vụ Logistics của công ty, xử lý các vấn đề
phát sinh trong giai đoạn 2008-2011............................................................49

2.1.1.7. Tổng kết và rút kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo............................49
2.1.2. Kết quả của việc phát triển hoạt động dịch vụ Logistics của cơng ty
THUẬN PHÁT giai đoạn 2008-2011....................................................................50
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH SỰ PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA THUẬN PHÁT GIAI ĐOẠN 20082011 52
2.2.1. Chỉ tiêu định lượng.....................................................................................52
2.2.1.1. Số lượng các loại hình dịch vụ Logistics mà THUẬN PHÁT cung cấp
trong giai đoạn 2008-2011...........................................................................52
2.2.1.2. Số lượng các khách hàng của THUẬN PHÁT trong giai đoạn 20082011.............................................................................................................54
2.2.1.3. Lợi nhuận trong kinh doanh dịch vụ Logistics của THUẬN PHÁT trong
giai đoạn 2008-2011....................................................................................55
2.2.1.4. Số lượng thị trường kinh doanh dịch vụ Logistics của THUẬN PHÁT
trong giai đoạn 2008-2011...........................................................................55
2.2.1.5. Chất lượng dịch vụ trong giai đoạn 2008-2011................................56
2.2.2. Chỉ tiêu định tính........................................................................................56
4


2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
CỦA THUẬN PHÁT GIAI ĐOẠN 2008-2011
56
2.3.1. Những ưu điểm trong việc phát triển dịch vụ Logistics của công ty
THUẬN PHÁT trong giai đoạn 2008-2011...........................................................56
2.3.2. Những tồn tại trong việc phát triển dịch vụ Logistics của công ty THUẬN
PHÁT trong giai đoạn 2008-2011........................................................................58
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại...................................................................58
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía cơng ty............................................58
2.3.3.2. Ngun nhân khách quan từ phía nhà nước.....................................58
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI THUẬN PHÁT TỚI NĂM

2015.................................................................................................................60
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ LOGISTICS CỦA THUẬN PHÁT TỚI NĂM 2015 60
3.1.1. Cơ hội đối với việc phát triển dịch vụ Logistics của THUẬN PHÁT tới
năm 2015..........…………………………………………………………………………..60
3.1.2. Thách thức đối với việc phát triển dịch vụ Logistics của THUẬN PHÁT
tới năm 2015........................................................................................................61
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI THUẬN
PHÁT TỚI NĂM 2015 62
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ LOGISTICS TẠI THUẬN PHÁT TỚI NĂM 2015 63
3.3.1. Giải pháp đối với công ty............................................................................64
3.3.1.1. Thực hiện các chiến lược marketing mới.........................................64
3.3.1.2. Mở rộng, nâng cấp và mua sắm cơ sở vật chất - kỹ thuật.................64
3.3.1.3. Tăng vốn cho Công ty.....................................................................64
5


3.3.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực...................................................................64
3.3.1.5. Lập phòng hoạch định chiến lược của Công ty................................65
3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước........................................................................65
3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.........................................................65
3.3.2.2. Hoàn thiện, tối ưu hoá hệ thống hải quan.........................................66
3.3.2.3. Nâng cấp, cải tạo, xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng...........................66
KẾT LUẬN.....................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................68

6



1.
TT Chữ viết tắt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Ý nghĩa

1

VNĐ

Việt Nam Đồng

Đơn vị tiền tệ Việt Nam

2

USD

United State Dollar

Đồng Đô la Mỹ

3

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

4

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

5

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

6

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

7

FDI


Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

8

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tư

9

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

10

CP

Cổ phần

11

12

3PL

4PL


Third Party Logistics

Là dịch vụ Logistics mà Công
ty cung cấp đứng ra thay mặt
chủ hàng thực hiện các công
việc như chuẩn bị bộ chứng
từ, giao nhận vận chuyển,
khai hải quan,...

Fourth Party Logistics

Là dịch vụ Logistics tích hợp
chuyên về các giải pháp quản
trị chuỗi Logistics của doanh
nghiệp

7


2.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
trang

STT

Nội dung

2.1


Các gói dịch vụ Logistics mới được xây dựng cho đối tượng
khách hàng mục tiêu của Công ty giai đoạn 2008-2011

45

2.2

Doanh thu - Lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu - lợi nhuận của
THUẬN PHÁT giai đoạn 2008-2011

50

2.3

Các dịch vụ Logistics truyền thống và các dịch vụ mới được
THUẬN PHÁT cung cấp trong giai đoạn 2008-2011

37

3.

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Nội dung

Số
trang


1.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy của cơng ty

16

1.2

Mơ hình logistics áp dụng trong dịch vụ nhập khẩu hàng hóa

22

1.3

Mơ hình logistics áp dụng trong dịch vụ xuất khẩu hàng hóa

23

1.4

Mơ hình logistics áp dụng trong dịch vụ giao nhận

24

1.5

Quy mô thị trường Logistics của Việt Nam và một số quốc gia
trong khu vực và trên thế giới năm 2010 (Tỷ USD)


26

8


1.6

Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ Logistics Việt Nam trong
giai đoạn 2008-2011 (%)

27

1.7

Tỷ trọng chi phí Logistics so với GDP của một số nước năm 2010

28

1.8

Kết quả hoạt động kinh doanh của THUẬN PHÁT từ năm 20082010

38

2.1

Số lượng các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam, 2008-2010

39


2.2

Số lượng các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam và một số
quốc gia trong khu vực, 2010

40

2.3

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 20082011(%)

41

2.4

Thị phần thị trường Logistics Việt Nam, 2008-2011

42

2.5

Số lượng tờ khai hải quan về XNK đã mở qua các năm 2008-2011

51

2.6

Số lượng các loại hình dịch vụ Logistics mà THUẬN PHÁT cung
cấp qua tưng năm trong giai đoạn 2008-2011


52

2.7

Tỷ trọng các loại hình dịch vụ của THUẬN PHÁT năm 2010

53

2.8

Tỷ trọng các dịch vụ mới giai đoạn 2008-2010

54

2.9

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của THUẬN PHÁT trong giai đoạn
2008-2011

55

9


Lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong giai đoạn mở cửa hiện nay kinh tế Việt Nam đang đứng trước rất nhiều
cơ hội phát triển. Ngành kinh doanh dịch vụ Logistics là một trong những
ngành mang lại triển vọng phát triển kinh tế mang lại kết quả tích cực cho đất
nước.

Với nền kinh tế phát triển, dịch vụ vận tải đa phương thức (logistics) đã trở
thành một ngành dịch vụ tích hợp nhiều hoạt động có giá trị gia tăng cao đem
lại nhiều lợi ích kinh tế lớn. Việt Nam với môi trường kinh doanh thuận lợi,
cơ hội phát triển cao sẽ hứa hẹn phát triển mạnh thị trường dịch vụ trong thời
gian tới.
Phát triển logistics ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có thể thúc đẩy
thương mại tăng trưởng và đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu
dùng với giá rẻ hơn và chất lượng dịch vụ đảm bảo.
Tuy nhiên ngành dịch vụ logistics ở nước ta còn nhiều hạn chế, để có thể phát
triển mạnh cần xem xét đến nhiều yếu tố và phương hướng phát triển.
Công ty TNHH Thuận Phát là một trong những công ty trong ngành dịch vụ
vận tải giao nhận ở Việt Nam những năm qua. Có thể nói đây là một trong
những cơng ty có chất lượng dịch vụ tốt nhất tuy nhiên vẫn còn những hạn
chế cần khắc phục.
Bởi vậy em chọn đề tài “Phát triển dịch vụ LOGISTICS của công ty
TNHH Thuận Phát” mong đem lại cái nhìn cụ thể về thị trường logistics nói
chung và logistics trong cơng ty TNHH Thuận Phát nói riêng.
Để có thể hồn thành chun đề này, em xin gửi lời cám ơn trân thành nhất
đến thầy giáo hướng dẫn, TS Mai Thế Cường đã tận tình chỉ dạy và hướng
dẫn em trong việc viết chuyên đề.

10


Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của em chắc chắn cịn nhiều thiếu
sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy
cơ để em hồn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin trân thành cám ơn!

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về phát triển dịch vụ logistics của công ty TNHH Thuận
Phát.
2.2.Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống số liệu liên quan phát triển dịch vụ
logistics của Công ty TNHH Thuận Phát từ năm 2009 đến hết năm 2011

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm :
 Đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics của công ty TNHH Thuận Phát
 Đề xuất giải pháp giúp công ty TNHH Thuận Phát phát triển dịch vụ
logistics của mình
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để hồn thành những mục đích trên , chun đề phải thực hiện những nhiệm
vụ sau:
- Giới thiệu tổng quan về cơng ty TNHH Thuận Phát và phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics của cơng ty giai đoạn 2009 –
2011.
- Phân tích thực trạng phát triển hoạt động dịch vụ logistics của Thuận Phát
giai đoạn 2009-2011 theo các nội dung phát triển hoạt động dịch vụ logistics
của cơng ty, tình hình thực hiện các chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động
11


dịch vụ logistics của công ty giai đoạn 2009-2011, rút ra các nhận xét, đánh
giá về ưu điểm, tồn tại của hoạt động phát triển dịch vụ logistics của công ty
và ngun nhân của những tồn tại đó.
- Phân tích những cơ hội và thách thức đối với hoạt động phát triển dịch vụ
logistics của Thuận Phát trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, chỉ ra những

mục tiêu phát triển hoạt động dịch vụ logistics của công ty trong giai đoạn từ
nay đến năm 2015, đề xuất những giải pháp cho công ty và kiến nghị đối với
nhà nước nhằm phát triển dịch vụ logistics của công ty tới năm 2015.

4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục tham khảo, toàn bộ nội dung của
bài viết bao gồm 3 chương lớn như sau:
Chương 1: Tổng quan về logsistics và phát triển dịch vụ logistics

của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển Logistics của công ty TNHH Thuận
Phát giai đoạn 2009- 2011
Chương 3. Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của công ty TNHH
Thuận Phát

12


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGSISTICS VÀ PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.Lý luận chung về Logistics.
1.1.1. Khái niệm về logistics
1.1.1.1 Lịch sử hình thành logistics
Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại
của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh
“Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu
phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an tồn từ bản doanh đến
một vị trí khác. Cơng việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống cịn tới cục diện của
chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và
tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó

dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics.
Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội
quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân
đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng
địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu
thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong
cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã
được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều
thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2 Khái niệm về logistics
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về Logistics, có thể kể đến một số
quan điểm tiêu biểu như:

13


Theo Ủy ban quản lý Logistics của Hoa Kỳ cho rằng Logistics là quá trình
lập kế hoạch, lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện và kiểm soát việc di
chuyển và bảo quản một cách có hiệu quả về mặt chi phí và thời gian ngắn
nhất đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm cùng những
thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ
cuối cùng nhằm thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng.
Trong giáo trình Quản trị Logistics do NXB Thống Kê phát hành thì
Logistics được khái niệm là q trình tối ưu hóa về vị trí, thời gian, vận
chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của dây chuyền cung ứng cho
đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”
Điều chúng ta có thể nhận ra rằng, các quan điểm này tuy có sự khác nhau về
từ ngữ diễn đạt, cách trình bày, giác độ suy luận nhưng trong nội dung, các
tác giả đều cho rằng Logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của
nguyên vật liệu từ khâu mua sắm tới quá trình lưu kho, sản xuất và phân phối

sp. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với thời gian
ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
cũng như phân phối hàng hóa một cách KỊP THỜI.
Do đó, để tóm lược một cách dễ hiểu nhất về Logistics, nhóm chúng tơi xin
lấy khái niệm sau: “Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng
hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất,
phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng”
Dưới đây là mơ hình minh họa cho một phần của hoạt động Logistics:

Điểm cung
cấp nguyên
vật liệu

Kho dự trữ
nguyên liệu

Kho

Kho

Sản xuất

Nhà
máy

Nhà
14
máy

Kho dự trữ

sản phẩm

Kho

Kho

Thị trường
tiêu thụ

A

B


Hình 1.1: hoạt động Logistics
Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một chuỗi cung ứng được đơn giản hóa, các
khâu của chuỗi cung ứng được thể hiện ở các ô, cịn Logistics thì lại được thể
hiện ở các mũi tên. các mũi tên trên thể hiện quá trình vận chuyển, giao và
tiếp nhận hàng hóa hàng hóa từ điểm này sang điểm kia, tuy nhiên Logistics
không đơn thuần chỉ là vận tải và giao nhận mà Logistics là tổng hợp của các
hoạt động từ việc nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi đến việc giải quyết
các thủ tục giấy tờ phát sinh, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kỹ mã
hiệu....... đó là một chuỗi các hoạt động được thực hiện từ giai đoạn tiền sản
xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng, đảm bảo sự tối
ưu hóa về mặt hiệu quả và tối thiểu hóa về chi phí và thời gian của cả chuỗi
cung ứng.
Tổ chức các hoạt động Logistics là một nghệ thuật, là một khoa học quản lý
bởi nó bao gồm rất nhiều các công việc, tuy nhiên, để một quy trình chuỗi
được diễn ra một cách nhịp nhàng, đảm bảo tính hiệu quả thì ngay từ việc lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện đến việc kiểm soát các hoạt động phải đảm bảo

tính tối ưu hóa về vị trí, thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ
điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Việc quản trị Logistics phải được gắn liền với hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng để sao cho mỗi khâu, mỗi công đoạn được khớp đồng bộ với nhau, trên
cả một hệ thống "dây chuyền" điều này là hồn tồn khơng dễ dàng, vậy mới
nói đó chính là một nghệ thuật.
Có ý kiến cho rằng, Logistics là sự kết hợp của giao nhận và vận tải,và ngay
trong giáo trình "Kinh doanh dịch vụ quốc tế" từ phần mở đầu chương tác giả
cũng thiên hướng về quan điểm này. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn về khái
niệm Logistics cũng như các quan điểm khác nhau thì nhóm thấy rằng
Logistics khơng chỉ bao gồm giao nhận và vận tải, thực tế thì giao nhận vận
tải chỉ là một phần trong số rất nhiều các hoạt động của Logistics bên cạnh
các hoạt động tạo giá trị gia tăng trong chuỗi dịch vụ đó như: sản xuất, hải
quan, xử lý hàng hư hỏng, lưu trữ, bảo quản, đóng gói bao bì, … Ngay trong
Luật thương mại Việt Nam 2005 đã định nghĩa "dịch vụ Logistics là hoạt
động thương mại mà doanh nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc
15


bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng..." Do đó mà thuật ngữ "giao nhận vận tải" không thể phản ánh hết được
các hoạt động của Logistics nên không thể được dùng thay thế cho thuật ngữ
này.
1.1.2. Tầm quan trọng của logistics
Có thể khẳng định rằng logistics là chìa khố giúp cho các cơng ty, nhất là
các công ty phải vận chuyển nhiều nguyên vật liệu, tồn tại và kinh doanh có
lãi. Theo một nghiên cứu thì dịch vụ logistics có tác động trực tiếp tới 33%
quyết định mua hàng của khách hàng và cả trực tiếp lẫn gián tiếp có ảnh
hưởng tới hơn 50% quyết định đó. Hiện nay ngày càng có nhiều cơng ty hoạt

động trên phạm vi quốc tế thì chức năng của logistics lại càng quan trọng.
Peter Drucker đã gọi logistics là "lục địa đen của nền kinh tế" và cho rằng
logistics là lĩnh vực kinh doanh bị bỏ quên nhiều nhất nhưng cũng lại hứa hẹn
nhiều thành công nhất.
Mục tiêu của logistics là đạt được mức độ đặt ra về dịch vụ khách hàng với
chi phí thấp nhất có thể. Nếu như trước đây, logistics được coi là một nhân tố
quyết định sự thắng lợi của một cuộc chiến thì ngày nay logistics đã trở thành
một phần quan trọng đem đến sự thành công trong kinh doanh. Logistics đã
trở thành trung tâm của hầu hết các quyết định kế hoạch và các bộ phận
logistics trong doanh nghiệp sẽ tác động qua lại với các phịng ban chức năng
chính khác của doanh nghiệp.
Dựa trên các phân tích trên, có thể thấy logistics là một nhân tố quan trọng
trong doanh nghiệp bởi vì nó có liên quan trực tiếp tới ngun liệu thơ, q
trình chuyển đổi thành thành phẩm và việc phân phối thành phẩm. Logistics
còn cung cấp sự hỗ trợ trên các điểm chuyển giao quyền sở hữu. Ngày nay
các doanh nghiệp phải tồn tại trong một môi trường chật hẹp, trong mơi
trường này doanh nghiệp vừa phải tìm kiếm các nguồn lực để sản xuất và
đồng thời tìm kiếm khách hàng tiêu thụ các sản phẩm đã sản xuất ra. Phương
tiện liên kết doanh nghiệp với môi trường hoạt động đó chính là kênh
logistics. Các kênh logistics cung cấp ngun liệu thô để tạo điều kiện phát
triển vận tải và cung cấp thành phẩm cho hệ thống phân phối vật chất.

1.1.3. Đặc điểm của logistics
16


1.1.3.1.Logistics là một dịch vụ
Logistics có chức năng là một dịch vụ. Nó tồn tại để cung cấp dịch vụ cho
doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của doanh nghiệp. Dịch vụ, đối với cả
doanh nghiệp hay khách hàng, đều được cung cấp thông qua việc tập trung

các yếu tố khác nhau, mà các yếu tố này lại được tập hợp dưới "tán ô" của
logistics. Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về
quản trị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy
nhiên, nó khơng chỉ bị hạn chế trong các dịch vụ hữu hạn này. Ngược lại, bản
chất của các chức năng cơ bản này chỉ ra các mức độ khác nhau của việc
nhấn mạnh vào các yếu tố khác của logistics.
Ngoài ra, một doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động bình thường sẽ địi hỏi
sự hỗ trợ từ các yếu tố logistics. Một yếu tố logistics cụ thể - ví dụ như việc
bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị sản xuất - sẽ được cung cấp từ một nhà
chuyên nghiệp chứ không phải từ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này
cũng không thể làm mất đi nhu cầu cho dịch vụ này, mà chỉ đơn giản là nó
được cung cấp từ một nguồn bên ngoài doanh nghiệp. Nhưng trách nhiệm đối
với chất lượng của sự hỗ trợ này lại là trách nhiệm của logistics trong doanh
nghiệp.
1.1.3.2. Logistics có chức năng hỗ trợ
Logistics có chức năng hỗ trợ, thể hiện ở điểm nó tồn tại chỉ để cung cấp sự
hỗ trợ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ q trình sản
xuất (là logistics hoạt động), nó còn hỗ trợ cho sản phẩm sau khi được
chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng (là logistics hệ
thống). Điều này khơng có nghĩa là q trình sản xuất khơng bao gồm các
yếu tố của logistics hệ thống hay là hoạt động hỗ trợ sau khi chuyển giao
quyền sở hữu không bao gồm các yếu tố của logistics hoạt động. Trên thực
tế, các khía cạnh logistics được liên kết với nhau và được sắp xếp tuần tự với
nhau.
Xem xét một ví dụ là người ta ngày càng sử dụng nhiều rơbốt trong q trình
sản xuất. Những máy móc tinh vi này địi hỏi cơng nhân phải được đào tạo để
phát triển các kỹ năng cần thiết để vận hành và sửa chữa các rôbốt. Công việc
sửa chữa lại địi hỏi phải có tài liệu kỹ thuật đặc biệt, dụng cụ đặc biệt và thiết
bị kiểm tra, thậm chí là cả một nhà máy sửa chữa. Tất cả những cái này đều
là các yếu tố của hệ thống logistics. Xem xét ở khía cạnh khác, coi như nhà

máy sửa chữa được dùng để cung cấp sự hỗ trợ tiếp sau việc chuyển giao
17


quyền sở hữu. Để sửa chữa có hiệu quả thì nhà máy đó phải duy trì một kho
chứa phụ tùng thay thế, và kho này phải được nhập hàng thường xuyên khi
các phụ tùng thay thế được sử dụng trong quá trình sửa chữa. Sự di chuyển
của phụ tùng thay thế vào trong nhà máy và hệ quả của nó là việc lưu trữ
hàng hoá cho đến khi cần dùng để sửa chữa đã tạo nên các yếu tố của
logistics hoạt động. Sự liên kết tự nhiên của logistics đã cho thấy những lý
luận cho rằng logistics hoạt động đối lập với logistics hệ thống là không
đúng. Do vậy, chỉ có một loại logisitcs với các yếu tố như vận tải (việc di
chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá), kho bãi, phụ tùng thay thế, nhân sự và
đào tạo nhân sự, tài liệu, thiết bị kiểm tra và hỗ trợ, nhà xưởng. Một doanh
nghiệp có thể kết hợp bất kỳ yếu tố logistics nào với nhau hay tất cả các yếu
tố logistics tuỳ theo cấp độ yêu cầu của doanh nghiệp mình.

1.2 .Lợi ích do logistics đem lại cho các doanh nghiệp giao nhận, vận tải
1.2.1. Giảm chi phí
Mục tiêu của logistics là tối thiểu hoá thời gian chờ đợi tại các điểm nên
người cung cấp dịch vụ logistics sẽ sắp xếp lịch trình phù hợp cho hàng hố
để hàng tới cảng là được bốc ngay lên phương tiện vận chuyển và khi tới
cảng đích là được dỡ ngay xuống giao cho chủ hàng, nên giảm được thời gian
hàng phải nằm chờ tại kho của cảng hay trên phương tiện vận tải, chủ hàng
cũng như người vận tải sẽ không tốn chi phí lưu kho hay chi phí phạt chậm
xếp dỡ hàng, những chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành cung cấp dịch
vụ giao nhận, vận tải. Việc áp dụng logistics sẽ giúp hàng hoá được luân
chuyển theo “Just In Time”, việc vận chuyển hàng hoá sẽ được quản lý sao
cho hàng hố sẽ khơng bị ùn tắc ở bất kỳ khâu nào. Do đó sẽ giúp tăng nhanh
thời gian chuyên chở hàng hoá, giảm thời gian hàng phải chờ tại các điểm

chuyển tải. Đây chính là lý do tại sao áp dụng logistics trong giao nhận, vận
tải biển lại giúp làm giảm chi phí.

1.2.2 Nâng cao mức độ linh hoạt trong các hoạt động của các doanh
nghiệp
Thực tế, hoạt động logistics giúp các DN giao nhận, vận tải biển nắm rõ lịch
trình của tàu, tình trạng hoạt động của các cầu cảng nên có thể bố trí tàu vào
18


cảng kịp thời, có kế hoạch chủ động gom hàng để chuyển đi đúng tuyến...
Trong hoạt động giao nhận hiện nay, vì các DN khơng có hệ thống kho bãi,
khơng có tàu mẹ của riêng mình nên khơng chủ động được về giá cả, mức giá
thông báo cho chủ hàng phải phụ thuộc vào mức giá của bên nước ngoài
cung. Nếu áp dụng logistics, các DN sẽ nắm bắt kịp thời sự biến động của giá
cả và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với thị trường chung.
Ngoài ra, việc áp dụng logistics còn giúp cho việc tiến hành các thủ tục thơng
quan hàng hố thuận tiện hơn. Khi hàng hố chưa về tới cảng thì các thơng
tin về tàu, về hàng đã được hải quan nước sở tại nhận được và làm sẵn thủ
tục, khi hàng hoá về tới cảng sẽ mất ít thời gian hơn trong khâu làm thủ tục.
Như vậy, hoạt động logistics giúp cho các DN có sự chuẩn bị sẵn sàng để tiến
hành giao nhận dễ dàng hơn
1.2.3 Tăng cường chất lượng dịch vụ
Mục đích của logistics là đưa đúng hàng tới đúng nơi, đúng lúc. Vì vậy, như
đã phân tích ở trên, việc ứng dụng logistics trong vận tải, giao nhận giúp
giảm chi phí, giảm thời gian "chết" phương tiện và hàng phải chờ đợi để được
giải phóng. Nhờ vậy, chất lượng của dịch vụ giao nhận, vận tải được nâng
lên. Các DN giao nhận, vận tải ứng dụng logistics trong hoạt động của mình
sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn so với các DN giao nhận, vận tải thơng thường vì
yếu tố giá cả và chất lượng của dịch vụ là hai yếu tố quan trọng nhất tác động

tới chủ hàng quyết định thuê người giao nhận, vận tải nào cung cấp dịch vụ
cho mình.
Một trong những yêu cầu cần thiết khi ứng dụng logistics là phải có hệ thống
kho tiêu chuẩn và hệ thống quản lý trên mạng chuẩn. Khi sử dụng các dịch vụ
tiêu chuẩn quốc tế như vậy thì đương nhiên chất lượng dịch vụ giao nhận,
vận tải cũng tăng theo như một hệ quả tất yếu
1.2.4 Tăng doanh thu và lợi nhuận
Việc ứng dụng logistics trong vận tải, giao nhận hang hóa đem lại nhiều lợi
ích thiết thực cho DN kinh doanh giao nhận, vận tải như giảm chi phí, giảm
thời gian làm hàng, nâng cao sức cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ, tăng
tính linh hoạt trong hoạt động của DN. Ngồi những lợi ích đó, nó còn giúp
tăng doanh thu và lợi nhuận của DN kinh doanh giao nhận, vận tải. Khi cung
ứng dịch vụ logistics, các DN này sẽ cung cấp toàn bộ các dịch vụ trong cả
chuỗi lưu chuyển hàng hoá "từ kho tới kho". Hàng hoá của các chủ hàng sẽ
19



×