Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Xuất Khẩu Thép Tại Công Ty Cổ Phần Luyện Kim Đen Thăng Long.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 48 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI................................1
2.1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................2
3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
4. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ..............................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM ĐEN
THĂNG LONG....................................................................................................3
1.1 MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN
KIM ĐEN THĂNG LONG...............................................................................3
1.2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LUYỆN KIM ĐEN THĂNG LONG.................................................................3
1.3 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM ĐEN
THĂNG LONG.................................................................................................5
1.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY........7
1.4.1 Giới thiệu các sản phẩm thép của Công ty............................................7
1.4.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty..................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THÉP CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN LUYỆN KIM ĐEN THĂNG LONG....................................................12
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU.......................................................................12
2.1.1 Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu............................................12
2.1.1.1 Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của hai sản phẩm thép
mạ kẽm và thép mạ màu............................................................................12
2.1.1.2 Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm thép


khác của Công ty.......................................................................................17
2.1.2 Thị trường xuất khẩu...........................................................................18
2.1.2.1 Thị trường xuất khẩu sản phẩm thép mạ kẽm...............................18


2.1.2.2 Thị trường xuất khẩu sản phẩm thép mạ màu...............................20
2.1.2.3 Đối thủ cạnh tranh........................................................................22
2.2 PHƯƠNG THỨC VÀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU................................24
2.2.1 Nghiên cứu thị trường.........................................................................24
2.2.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu............................................................24
2.2.3 Lập phương án xuất khẩu sản phẩm thép của Cơng ty........................24
2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH TÌNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THÉP CỦA
CÔNG TY........................................................................................................25
2.3.1 Hiệu quả xuất khẩu thép tại Công ty...................................................25
2.3.2 Những thành công và tồn tại trong quá trình xuất khẩu các sản phẩm
thép của Cơng ty...........................................................................................25
2.3.2.1 Những thành công.........................................................................25
2.3.2.2 Những tồn tại................................................................................27
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại...........................................................28
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan..................................................................28
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan..............................................................29
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU CÁC SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM
ĐEN THĂNG LONG........................................................................................31
3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM
ĐEN THĂNG LONG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY...............................31
3.1.1 Những cơ hội của Thăng Long khi thực hiện hoạt động xuất khẩu các
sản phẩm thép giai đoạn 2012-2015.............................................................31
3.1.2 Những thách thức Công ty gặp phải khi thực hiện hoạt động thúc đẩy
xuất khẩu các sản phẩm thép giai đoạn 2011-2015......................................31

3.2 ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN
KIM ĐEN THĂNG LONG ĐẾN NĂM 2015.................................................32
3.3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THÉP CỦA
CÔNG TY........................................................................................................33
3.3.1 Đẩy mạnh quá trình kinh doanh và mở rộng thị trường kinh doanh...33
3.3.2 Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm..................................34
3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..................................................35

1


3.3.4 Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long cần liên kết với các
doanh nghiệp khác để tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới..............................................................................................35
3.3.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm thép của Công ty cổ
phần Luyện kim đen Thăng Long................................................................36
3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.........................................................37
3.4.1 Tăng hiệu quả hoạt động của hiệp hội thép Việt Nam........................37
3.4.2 Hoàn chỉnh và hợp lý hóa các thủ tục hải quan về hoạt động xuất khẩu
......................................................................................................................37
3.4.3 Nhà nước cần phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho
ngành công nghiệp sản xuất thép và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.......38
3.4.4 Nhà nước cần chú trọng đào tạo nguồn lao động trong ngành thép....39
KẾT LUẬN........................................................................................................40

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1- Giá trị sản lượng và kim ngạch các sản phẩm thép mạ kẽm và mạ màu

của Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long giai đoạn 2008- 6 tháng đầu
năm 2012.............................................................................................................12
Bảng 2.2- Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thép mạ kẽm giai đoạn
2008- 6 tháng đầu năm 2012...............................................................................13
Bảng 2.3- Giá trị sản lượng và kim ngạch của sản phẩm thép mạ màu giai đoạn
2008 – 6 tháng đầu năm 2012.............................................................................14
Bảng 2.4- Giá trị sản lượng và kim ngạch các sản phẩm thép khác của Công ty cổ
phần Luyện kim đen Thăng Long giai đoạn 2008- 6 tháng đầu năm 2012..........17
Bảng 2.5- Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phẩn luyện
kim đen Thăng Long sang một số nước châu Á giai đoạn 2008-6 tháng đầu năm
2012.....................................................................................................................18

DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ các phịng ban:.....................................................................................................5
Hình 1-1. Cơ cấu bợ máy quản trị của Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long...5
Hình 1.2 Sản phẩm thép mạ kẽm...................................................................................7
Hình 1.3 Sản phẩm thép mạ màu...................................................................................8
Hình 1.4 Sản phẩm tơn cán sóng....................................................................................8
Hình 1.5: Sản phẩm phụ kiện mái..................................................................................9

1


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1- Sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thép của Công ty cổ phần Luyện kim
đen Thăng long giai đoạn (2008-2012)........................................................................13
Biểu đồ 2.2- Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm thép mạ kẽm và mạ màu.............................16
Biểu đồ 2.3- Cơ cấu thị trường xuất khẩu thép của Công ty cổ phần Luyện kim đen
Thăng Long năm 2011.................................................................................................20
Biểu đồ 2.4- Cơ cấu sản phẩm thép mạ màu xuất khẩu sang các thị trường của Công ty

cổ phần Luyện kim đen Thăng Long năm 2011...........................................................21
Biểu đồ 2.5- Số lượng doanh nghiệp trong khu vực ASEAN tham gia vào thị trường
thép khu vực châu Á....................................................................................................23

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Vai trò của xuất khẩu được nhận biết từ rất sớm và trong thời đại tồn cầu
hóa hiện nay, xuất khẩu là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khơng những tác động tích cực đến
cơng ăn việc làm, đời sống nhân dân, xuất khẩu còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, các mối quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển. Ngoài ra xuất khẩu là một
trong những nhân tố tạo đà, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thép là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia nên được hưởng
ưu đãi về thuế và các chính sách khác của Chính phủ. Tuy nhiên do xuất phát
điểm thấp và chậm với các nước trong khu vực, vốn đầu tư cho công nghệ lớn
cho nên sản lượng thép của Việt Nam xuất khẩu vẫn duy trì ở mức thấp, mới chỉ
dừng lại ở các sản phẩm thô, xuất sang các thị trường nhỏ lẻ và chưa đứng vững
trên thị trường thép thế giới.
Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long là một trong những doanh
nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm thép hàng đầu ở Việt Nam với sản
lượng khoảng 2.000 tấn/năm. Sản phẩm thép của Công ty cổ phần Luyện kim
đen Thăng Long khơng chỉ cung cấp cho rất nhiều cơng trình lớn tầm cỡ quốc
gia và các dự án lớn nhỏ trong và ngồi nước mà cịn xt khẩu sang thị trường
một số nước. Mặc dù Công ty đã quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế tuy
nhiên hoạt động xuất khẩu mới chỉ chiếm 33% tổng doanh thu mà chủ yếu là

sang thị trường như Indonesia, Malaysia, Myanma…nhưng với số lượng không
nhiều. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh hiện nay, Công ty đã và đang chú
trọng nhiều đến vấn đề phát triển mặt hàng của mình ra nhiều thị trường nước
ngồi khác.
Qua thời gian thực tập tại Cơng ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long em
nhận thấy các sản phẩm thép của Cơng ty rất có tiềm năng trên thị trường thế
nhưng thực tế tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép chưa xứng với tiềm năng
mà Công ty đang có. Do đó em quyết định lựa chọn đề tài: ” Xuất khẩu thép tại
Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long” là đề tài cho báo cáo thực tập
tốt nghiệp của em.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là trên cơ sở phân tích và đánh giá hoạt động xuất
khẩu thép của Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thăng Long đề xuất định hướng
và một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thép sang một số thị trường mới của
Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thăng Long đến năm 2015.
3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích các hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Luyện kim đen
Thăng Long giai đoạn 2008 - 2012 để giúp nhà quản trị cũng như các cổ đông
thấy được hiệu quả kinh doanh của Cơng ty.
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thép của Công ty Luyện kim
đen Thăng Long, và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động xuất
khẩu mặt hàng thép của Công ty.
- Đánh giá các nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu
của Công ty để từ đó có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

thép của Công ty đến 2015.
- Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và nhược điểm đối với hoạt động
xuất khẩu của Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long thúc, đề xuất định
hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép của Công ty đến 2015.
3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ
phần Luyện kim đen Thăng Long
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ
phần Luyện kim đen Thăng Long.
Về thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2008 - 2011 và định hướng đến
năm 2015.
3.3.Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân
tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp số liệu…
4. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thăng Long
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thép của Công ty cổ phần Luyện kim
đen Thăng Long
Chương 3: Định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép của
Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long

4



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
LUYỆN KIM ĐEN THĂNG LONG
1.1 MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM ĐEN
THĂNG LONG

Tên Cơng ty: Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long
Tên tiếng Anh: Thang Long Ferrous Metalurgy Joint Stock Company
Tên viết tắt: Thameco.,JSC
Trụ sở: Văn Phòng đại diện - Số 8B - Láng Hạ - Thành Cơng - Ba Đình Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh mua bán các loại kim loại, kim loại màu và các loại khoáng
sản khác.
- Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thuỷ lợi,
cơng trình hạ tầng đơ thị và khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu giải
trí.
- Xuất nhập khẩu các hàng hóa Cơng ty kinh doanh.
- Tư vấn, lập dự án và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khai thác mỏ,
chế biến khoáng sản và luyện kim, lĩnh vực năng lượng, sinh học, môi trường,
vệ sinh công nghiệp, xử lý và chế biến chất thải; Tư vấn, lập dự án về khống
sản và cơ khí, các dự án xây dưng, khai thác mỏ; Tư vấn lập đề án tìm kiếm,
thăm dị, khai thác, chế biến các loại khống sản; Tư vấn thi cơng các cơng trình
cơng nghiệp mỏ, cơng nghiệp khai khống, cơng nghiệp luyện kim.
- Sản xuất, mua bán than cốc và các sản phẩm luyện cốc, các sản phẩm và
nguyên liệu gang, hợp kim fero, phôi thép, vật liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa,
cán kéo và gia công kim loại…
- Kinh doanh bất động sản.
1.2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM
ĐEN THĂNG LONG

Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long được thành lập ngày 19 tháng

9 năm 2007, giấy đăng ký kinh doanh số 0103019578 cấp ngày 19/9/2007 cấp
lại lần 1 ngày 18/8/2009 do sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp, cấp lại lần 2
ngày 18/10/2010 mã số doanh nghiệp 0102366194, cấp lại lần 3 ngày 8/11/2010,
cấp lại lần 4 ngày 3/3/2011, cấp lại lần 5 ngày 27/06/2011, cấp lại lần 6 ngày
12/07/2011.

5


Ngày 19/09/2008 Cơng ty chính thức hoạt động theo mơ hình Cơng ty cổ
phần dưới tên gọi “Cơng ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long”. Công ty đã đi
vào kinh doanh sản phẩm ngay sau đó.
Cùng với quá trình phát triển đất nước, sau một khoảng thời gian đi vào
hoạt động, Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long ngày càng khẳng định vị
thế, thương hiệu của mình trên thị trường ống thép trong và ngoài nước bằng
việc cung cấp cho thị trường các sản phẩm đa dạng về chủng loại, kích cỡ, đáp
ứng tốt các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn Anh Quốc BS 1387:1985; tiêu
chuẩn của Mỹ ASTM A53, API 5L (tiêu chuẩn riêng biệt cho các ống thép dẫn
đầu đòi hỏi chịu áp lực rất cao tới 210 atm) đối với các loại ống thép tròn đen và
mạ kẽm có đường kính từ 12.7mm đến 219mm; tiêu chuẩn Hàn Quốc KS
D3568:1986 đối với các loại ống thép vuông và chữ nhật kích cỡ từ 12x12mm
đến 90x90mm và 13x26mm đến 60x120mm.
Trong 2 năm trở lại đây, sản lượng tiêu thụ của Công ty đã vươn lên vị trí
trong tốp đầu trong ngành thép tại Việt Nam, sản phẩm thép Thăng Long đã
tham gia cung cấp cho nhiều công trình lớn, các công trình có vốn đầu tư nước
ngoài như: nhà máy Kayaba Việt Nam - KCN Thăng Long, nhà máy
Kanepackage - KCN Thăng Long, nhà máy Tokyo micro Việt Nam- KCN Thăng
Long, nhà máy Konishi Việt Nam- KCN Phố Nối A, nhà máy xi măng Thăng
Long, Công ty xi măng Hoàng Thạch, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đường cao
tốc Sài Gòn - Trung Lương... Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long đã trở

thành đối tác tin cậy của nhiều chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng, các nhà sản
xuất hàng gia dụng và nội thất hàng đầu trong nước và quốc tế.
Những thành tựu đạt được của Công ty:
Bằng khen của chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho doanh nghiệp có
nhiều thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh năm 2009.
Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2009 do Bộ khoa học công nghệ
trao tặng.
Cúp vàng thương hiệu ngành xây dựng cho thương hiệu do Bộ Xây dựng
trao tặng ngày 06/09/2009.
Danh hiệu Doanh nghiệp Việt Nam uy tín - chất lượng 2009 do Mạng
doanh nghiệp Việt Nam trao tặng.
Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho doanh nghiệp đã có
thành tích xuất sắc trong công tác, kinh doanh năm 2010.
Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho bà Phan Thị Minh
Châu - Giám đốc Công ty cổ phần ống luyện kim đen Thăng Long đã có thành
tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
6


1.3 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM ĐEN THĂNG
LONG

Bà: Phan Thị Minh Châu – Giám Đốc Cơng ty
Sơ đồ các phịng ban:

Ban Giám đốc

Phịng
Tổ chức
hành

chính

Văn
phịng
Cơng ty

Phịng
Tài chính
kế tốn

Phịng
Đầu Tư

Phịng
kế
hoạch
kinh
doanh

(Nguồn: Phịng hành chính Cơng ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long)
Hình 1-1. Cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Phịng Tài chính kế tốn
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý kế toán và tài
chính, đảm bảo công việc bảo toàn và phát triển vốn tại Công ty. Thực hiện việc
đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cân đới thu
chi. Phịng giúp giám đớc chỉ đạo sản x́t kinh doanh kịp thời và có hiệu quả
kinh tế cao.
Nhiệm vụ: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tuân theo đúng trình tự và

đúng pháp luật. Thông qua các hoạt đợng tài chính, Phòng Tài chính Kế toán có
trách nhiệm phát hiện những vấn đề bất cập trong công tác quản lý, trong việc
thực hiện các chính sách chế độ tài chính kế toán. Từ đó tham mưu cho Giám
đốc Công ty các biện pháp tăng cường công tác quản lý ngày càng chặt chẽ và
hiệu quả hơn.
- Văn phòng Công ty:
Chức năng: Văn phòng Công ty là phòng chức năng tham mưu giúp Giám
đốc Công ty quản lý, điều hành các công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động,
tiền lương, an ninh bảo vệ, các thủ tục vật tư xuất nhập khẩu theo quy chế, điều

7


lệ hoạt động và các quy định của Công ty cũng như các quy định của pháp luật
liên quan.
Nhiệm vụ: Xây dựng bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ và phối hợp
công tác giữa các phòng ban trong Công ty. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, ký
kết các hợp đồng lao động, quản lý hợp lý công tác nhân sự, hồ sơ cán bộ, công
nhân viên của Công ty tuân theo đúng luật lao động. Thực hiện các chế độ báo
cáo và nhiệm vụ do Ban lãnh đạo Công ty giao. Tiến hành lập kế hoạch, tổ chức,
thực hiện công việc mua nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư... bảo đảm phục vụ kịp
thời, chính xác, hiệu quả nhu cầu về vật tư, thiết bị, các nguyên vật liệu cho các
bộ phận liên quan nói riêng và Công ty nói chung trong từng giai đoạn hoạt
động sản xuất kinh doanh cụ thể. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật
và chính quyền địa phương.
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
Chức năng: Tham mưu cho giám đốc quản lý và điều hành lĩnh vực tổ chức
thị trường, kinh doanh, xuất khẩu theo quy định của Công ty và Pháp ḷt.Phịng
tiến hành tham mưu giúp giám đớc Cơng ty dễ dang trong việc hoạch định chính
sách bán hàng, tổ chức bán hàng tại Công ty và cung ứng cho các nhà phân phối.

Tiếp thị thu nhận và xử lý thông tin, tiến hành dự báo khả năng và năng lực thị
trường qua từng thời gian kế hoạch nhằm quản lý, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu
quả cao nhất và mở rợng thị trường tiêu thụ cho Cơng ty.
Nhiệm vụ: Phịng tiến hành tổ chức, thu thập , phân tích, dự báo nhu cầu thị
trường, xây dựng về chiến lược thị trường, hệ thống đại lý và chính sách đối với
khách hàng, chiến lược sản phẩm về thị trường thép trong và ngoài nước.
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sản phẩm, kinh doanh của Công ty theo từng
tháng, quý, năm một cách phù hợp với nhu cầu của thị trường và năng lực sản
xuất của Công ty. Xây dựng, sửa đổi hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu
chuẩn thuộc lĩnh vực kinh doanh, thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và
đột suất về lĩnh vực kinh doanh theo quy định của Công ty. Thực hiện các nhiệm
vụ khác do Giám đớc giao cho.
- Phịng Tổ chức hành chính:
Chức năng: Tổ chức nhân sự, thực hiện việc nghiên cứu, đề xuất mơ hình
tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển. Đề xuất các chế độ, chính sách về nhân
sự, thực hiện các chức năng văn thư, lưu trữ và quản lý con dấu, đánh máy, quản
lý mua sắm tài sản trang thiết bị khối văn phòng và các nhiệm vụ khác về các
thủ tục hành chính của Cơng ty.
Nhiệm vụ:
Thực hiện việc giao tiếp về hành chính với bên ngồi.
8


Quản lý và theo dõi tài sản, văn phòng của Công ty.
Điều động và quản lý hoạt động của các xe ôtô 4 bánh phục vụ các hoạt
động của bộ máy Công ty.
Tuyển dụng lao động theo nhu cầu của chi nhánh; điều động, sắp xếp lao
động phù hợp với năng lực trình độ và theo sự phân cơng của tổ chức; quản lý
các vấn đề khác liên quan tới lao động như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên tại chi nhánh.
Tổ chức các hoạt động giải trí nhân dịp ngày lễ, ngày nghỉ cho cán bộ công
nhân viên.
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty các biện pháp nâng cao đời
sống cán bộ công nhân viên.
- Phòng Đầu Tư
Lập các dự án, quản lý và theo dõi đồng thời kiểm tra và triển khai các dự
án đầu tư của Cơng ty. Tiến hành tìm kiếm và phát triển các dự án mới khả thi.
Tham mưu giúp các công việc cho Giám đốc trong các báo cáo phân tích đánh
giá hiệu quả đầu tư.
1.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.4.1 Giới thiệu các sản phẩm thép của Công ty
Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long kinh doanh các sản phẩm
thép như sau:
- Sản phẩm thép mạ kẽm: đạt tiêu chuẩn của Anh BS 1387- 1985 có độ dày
lớp mạ từ 80-400g/ m2:

9


Hình 1.2 Sản phẩm thép mạ kẽm
(Nguồn: Cơng ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long)
- Sản phẩm thép mạ màu đạt tiêu chuẩn JISG 3312 tùy thuộc vào công
nghệ mạ màu sẽ tương ứng với độ dày lớp mạ màu.

Hình 1.3 Sản phẩm thép mạ màu
(Nguồn: Cơng ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long)
- Một số sản phẩm ứng dụng của thép mạ kẽm và thép mạ màu:
+ Tơn cán sóng:

Sản phẩm tơn cán sóng có nhiều loại phù hợp với mọi u cầu của khách
hàng được sản xuất từ thép mạ nhôm/kẽm hoặc phủ sơn epoxy và polyeste trên
nền thép cường độ cao. Được cán trên máy cán sóng 2 tầng CHJ-A-08 theo
tiêu chuẩn Châu Âu. Dưới đây là những sản phẩm chính theo tiêu chuẩn. Ngồi
ra, Cơng ty cịn có thể cán các kích thước hiệu dụng khác theo đơn đặt.

10


Hình 1.4 Sản phẩm tơn cán sóng
(Nguồn: Cơng ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long)
+ Xà gồ thép:
Xà gồ thép mạ kẽm hoặc không mạ kẽm được cán trên máy xà gồ.
+ Uốn vịm: Được uốn vịm trên máy móc theo tiêu chuẩn Châu Âu, kích
thước theo yêu cầu của khách hàng.
+ Phụ kiện mái: Phụ kiện được thực hiện trên máy dập thủy lực 20 feet với
lực ép 50 tấn. Sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng, hình dạng đa dạng và
phong phú theo kích thước theo quy chuẩn hoặc theo nhu cầu của khách hàng.

Hình 1.5: Sản phẩm phụ kiện mái
(Nguồn: Cơng ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long)
- Ống thép có thể chịu áp lực cao theo tiêu chuẩn của Mỹ API 5L, được sử
dụng trong công nghệ dẫn dầu, dẫn khí...với áp suất thử lớn nhất đến 210atm.
11


- Tôn cán nguội đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn JIS G314; GB 11253.
Độ dày của sản phẩm từ 0,4mm đến 2,5mm; khổ rộng từ 480-750mm; các sản
phẩm được cán mặt trắng và mặt đen.
- Thép hộp vuông và chữ nhật tuân theo tiêu chuẩn của Mỹ ASTM A500 và

Hàn Quốc KS S3568-1986. Kích cỡ của ống thép từ 12x12mm đến 100x100mm
với hộp vuông và từ 13x26mm đến 75x150mm đối với hộp chữ nhật.
1.4.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty
Thị thường Việt Nam: Công ty có hệ thống khách hàng ổn định và tương đối
tiềm năng trên khắp cả nước nhờ hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các
thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phịng, Hồ Chí Minh, Bình Dương. Sản phẩm của
Cơng ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long đã cung cấp cho cơng trình xây
dựng của một số nhà máy như: nhà máy Kayaba Việt Nam- KCN Thăng Long,
nhà máy Kanepackage- KCN Thăng Long, nhà máy Tokyo micro Việt NamKCN Thăng Long, nhà máy Konishi Việt Nam- KCN Phố Nối A.
Một số cơng trình và lĩnh vực sử dụng sản phẩm thép do Công ty cổ phần
luyện kim đen Thăng Long cung cấp:

Nhà xưởng

12


Mái che sân vận động

(Nguồn: Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long)
Thị trường nước ngoài: Trong những năm gần đây, kinh tế khó khăn, thị
trường bất động sản trong nước đóng băng, ban giám đốc đã đi đến quyết định
chuyển hướng phát triển kinh doanh mặt hàng thép sang một số quốc gia như:
Indonesia, Myanma, Malaysia…. Hiện nay hoạt động xuất khẩu chiếm 33% tổng
doanh thu của cả Công ty.
13


14



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THÉP
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN KIM ĐEN THĂNG LONG
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

2.1.1 Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
2.1.1.1 Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của hai sản phẩm thép mạ
kẽm và thép mạ màu
Sau khi các sản phẩm mạ thép và mạ màu của Công ty xuất hiện trên thị
trường vào đầu năm 2008 thì sản lượng và kim ngạch của các sản phẩm này tăng
liên tục qua các năm. Các sản phẩm của Công ty dần khẳng định được vị trí nhất
định của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Giá trị sản lượng và kim ngạch của các sản phẩm thép mạ kẽm và mạ
màu của Công ty qua các năm được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.1- Giá trị sản lượng và kim ngạch các sản phẩm thép mạ kẽm và mạ
màu của Công ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long giai đoạn 2008- 6
tháng đầu năm 2012
Năm
2008

Năm
2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012
(Q 1 & 2)


Sản lượng
( tấn )

1020,5

1401,4

1743,9

2023,3

998,4

Kim ngạch
(nghìn
USD)

1135

1314

1764

1962

939

(Nguồn: Cơng ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long)
Từ bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thép
mạ kẽm và mạ màu của Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long tăng qua

các năm như sau:

15


Biểu đồ 2.1- Sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thép của Công ty cổ phần
Luyện kim đen Thăng long giai đoạn (2008-2012)
Từ bảng số liệu trên ta thấy sản lượng xuất khẩu các sản phẩm này tăng
không ngừng qua các năm. Năm 2008 sản lượng xuất khẩu đạt 1020.5 tấn và kim
ngạch đạt 1135 nghìn USD. Đến năm 2009 sản lượng đạt 1401.1 tấn tức là tăng
37%. Công ty đạt được kết quả này là do Công ty đã làm tốt chiến lược quảng bá,
marketing sản phẩm ra thị trường quốc tế. Điều này chứng tỏ các sản phẩm thép mạ
kẽm và mạ màu của Công ty đã được thị trường quốc tế tin dùng. Năm 2010 sản
lượng xuất khẩu của Cơng ty có tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn đạt 24% đạt sản
lượng là 1743.9 tấn và kim ngạch đạt 1764 nghìn USD. Năm 2011 và năm 2012
tiếp tục chứng kiến sự gia tăng trong sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm thép của Công ty. Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng trong việc duy trì
bền vững thị trường xuất khẩu và làm tốt chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm.
- Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của thép mạ kẽm:
Bảng 2.2- Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thép mạ kẽm giai đoạn
2008- 6 tháng đầu năm 2012

Sản lượng
(Tấn)
Kim ngạch
(nghìn USD)

2008


2009

2010

2011

701,8

1007,9

1332,1

1604,5

2012
(Quý 1 & 2)
768,2

827,3

1008

1348,3

1545,1

747,3

(Nguồn: Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long)
16



Qua bảng trên có thể thấy sản lượng thép mạ kẽm của Công ty xuất khẩu ra
thị trường quốc thế ln tăng qua các năm. Tốc độ tăng trung bình hàng năm của
sản phẩm này đạt được là gần 30% so với năm trước. Đây là dấu hiệu khảng
định sản phẩm thép mạ kẽm của Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long đã
được thế giới công nhận và tin dùng.
Giá trị sản lượng xuất khẩu sản phẩm thép mạ kẽm trong giai đoạn 2008 –
2011 đạt trung bình khoảng 1857 tấn/năm. Kim ngạch trung bình đạt 1182 nghìn
USD. Điều này có thể thấy sản phẩm thép mạ kẽm của Công ty cổ phần luyện
kim đen Thăng Long đang được người tiêu dùng quốc tế tin dùng.
Năm 2008 sản lượng xuất khẩu của thép mạ kẽm đạt 701 tấn và kim ngạch
đạt 827 nghìn USD. Đến năm 2009 sản lượng đạt 1007.9 tấn tăng 22% so với
năm 2008 và kim ngạch đạt 1008 nghìn USD.
Năm 2010 sản lượng xuất khẩu tăng lên 1332 tấn và kim ngạch đạt 1348
nghìn USD tăng so với năm 2009 là 34%.
Năm 2011 sản lượng tăng so với năm 2010 là 20% và sản lượng đạt ở mức
1604 tấn và kim ngạch đạt là 1545 nghìn USD.
Trong sáu tháng đầu năm 2012, tuy nền kinh tế thế giới vẫn đang trong giai
đoạn khó khăn hơn nữa số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu
các sản phẩm thép ngày càng nhiều trong nước và thế giới nhưng sản lượng xuất
khẩu sản phẩm thép mạ kẽm của Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long
vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận với sản lượng xuất khẩu
trong 6 tháng đầu năm đạt 768 tấn và kim ngạch đạt 747 nghìn USD.
- Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm thép mạ màu:

1
2
3
4

5
6
7
8
9
1
0

Bảng 2.3- Giá trị sản lượng và kim ngạch của sản phẩm thép mạ màu
giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2012
2012
Ký hiệu sản phẩm
2008 2009 2010 2011
(Quý 1&2)
RAL5009 – LH
12
13,1
14
14,7
8,2
RAL5010- LH
17
17,5
18
19,2
10,7
RAL6021-LH
7,9
8,2
8,8

9
5,9
RAL6011-LH
8,2
8,6
9
9,4
5,2
RAL3004-LH
57
58,9
60,1
62,5
35,8
RAL3000-LH
13
14,1
15,2
16
8,9
RAL9001-LH
24
26,2
26,8
27,1
15,8
RAL9002-LH
27
27,9
28,7

29,4
17,8
RAL6005-LH
79
85,4
93,7
97
43,9
RAL6005-LH
83,6 133,6 137,5 134,5
60,2
Tổng sản lượng (tấn)
Tổng kim ngạch (nghìn

318,7
307,5
17

393,5
384

411,8 418,8
415,3 416,85

230,2
191,85


USD)
Nguồn: Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long

So với sản phẩm thép mạ kẽm thì sản phẩm thép mạ màu đa dạng hơn về
sản phẩm và mẫu mã.Sản phẩm thép mạ màu có tất cả 10 chủng loại sản phẩm
với 10 màu sắc khác nhau. Trong đó có 2 loại là RAL6005-LH (màu đỏ sẫm) và
RAL6005-LH (màu xanh da trời) được khách hàng ưa dùng nhiều nhất vì màu
sắc của nó phù hợp với nhiều cơng trình xây dựng, dễ phối màu và được sử dụng
rộng rãi trong công nghiệp xây dựng. Hai sản phẩm này có chất lượng tốt, chịu
được tác động từ thời tiết nên chúng được sử dụng làm mái che bao nhà xưởng,
mái nợp cho các cơng trình xây dựng. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại
sao sản lượng và kim ngạch của 2 sản phẩm này luôn cao hơn so với các sản
phẩm cịn lại của Cơng ty.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm thép mạ màu tăng liện tục qua các năm. Tuy nhiên sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu của sản phẩm thép mạ màu nhỏ hơn so với sản phẩm thép mạ kẽm.
Nguyên nhân của vấn đề này là do sản phẩm thép mạ màu mới xuất hiện trên thị
trường và quy mô thị trường xuất khẩu cịn nhỏ hẹp và Cơng ty gặp phải những
đối thủ lớn trong và ngoài nước.
Sản lượng năm 2009 tăng 24% so với năm 2008 đạt ở mức 393.5 tấn và kim
ngạch đạt 384 nghìn USD. Năm 2010 sản lượng tăng 30% so với năm 2008 và
kim ngạch đạt 415.3 nghìn USD. Đến năm 2011 sản lượng tăng chậm lại đạt mức
418 tấn và kim ngạch đạt 416 nghìn USD.
Nhìn chung qua các năm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm
thép mạ màu của Công ty là tăng tuy nhiên tốc độ tăng của sản lượng và kim
ngạch lại giảm nhẹ qua các năm. Điều này Công ty cần chú trọng đến việc nâng
cao chất lượng sản phẩm đề thu hút khách hàng đồng thời Công ty cần chú trọng
đến việc nghiên cứu và phát triển các thị trường mới qua đó sẽ mở rộng và gia
tăng sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép mạ màu của Công
ty.
- Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Công ty:

18



Biểu đồ 2.2- Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm thép mạ kẽm và mạ màu
Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy một cách rõ ràng, sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm thép mạ kẽm của Công ty cao hơn rất nhiều so với
sản phẩm thép mạ màu. Mặc dù sản phẩm thép mạ kẽm không đa dạng về mẫu
mã nhưng do nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và có nhiều ưu điểm hơn
so với thép mạ màu. Sản phẩm thép mạ kẽm không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực
cơng nghiệp xây dựng mà nó cịn được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp
chế tạo ô tơ. Hơn nữa sản phẩm thép mạ kẽm có màu bạc, sáng bóng nên được
người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn để làm tấm lợp, tấm che chắn cho các cơng
trình xây dựng. Các sản phẩm thép mạ màu tuy đa dạnh về màu sắc nhưng trong
quá trình sử dụng do tác động mạnh của mơi trường tự nhiên, khí hậu nên có thể
bị bong lớp sơn mạ bên ngồi khi đó rất mất thẩm mỹ.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy sản lượng thép mạ kẽm luộn chiếm trên 70% còn
sản phẩm thép mạ màu chỉ chiếm vào khoảng từ 20 đến 30%. Qua các năm có
thể cơ cấu sản phẩm thép mạ kẽm tăng dần qua các năm và cơ cấu sản phẩm
thép mạ màu thì giảm nhẹ qua các năm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
thị trường xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm của Công ty đã ổn định và đang
phát triển các thị trường mới, sản phẩm thép mạ kẽm đã được người tiêu dùng
quốc tế đặt niềm tin trong khi sản phẩm thép mạ màu do mới tham gia vào thị
trường và hơn nữa sản phẩm này chưa được Công ty chú trọng đầu tư nên sản
lượng và kim ngạch của Công ty chưa có dấu hiệu khả quan trên thị trường quốc
tế.

19


2.1.1.2 Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm thép khác
của Công ty

Do Công ty cổ phần luyện kim đen chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản
phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu nên giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
của các sản phẩm cịn lại khơng được cao so với hai sản phẩm nói trên. Giá trị sản
lượng và kim ngạch của các sản phẩm được thể hiện trong bảng cho dưới đây:
Bảng 2.4- Giá trị sản lượng và kim ngạch các sản phẩm thép khác của Công
ty cổ phần Luyện kim đen Thăng Long giai đoạn 2008- 6 tháng
đầu năm 2012
Đơn vị: Tấn & Nghìn USD
Năm

2008

2009

2010

2011

2012
(Quý 1 & 2)
Sản phẩm Sản Kim Sản Kim Sản Kim Sản Kim Sản Kim
lượng ngạch lượng ngạch lượng ngạch lượng ngạch lượng ngạch
1. Thép 201,4 528 210,2 234 215,4 230,5 213,4 213,5 210,9 205,5
chịu lực
2. Tôn cán 198,5 233 204,5 223 203,2 209,5 204,2 200,5 210,1 198
nguội
3. Ống 145,2 167 132,8 139,5 129,7 124,7 119,8 107 100,8 97
thép đen
4. Thép 79,8 107,5 87,2 105 86,7 95,3 89,2 98,5 92,7 102
hộp

5. Tôn cán 57,4 67,5 59,4 65,5 58,8 58,9 61,1 68,5 60,5 63
sóng
(Nguồn: Cơng ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long)
Do các sản phẩm này Công ty chưa tập trung tối đa nguồn lực để kinh doanh
phục vụ cho xuất khẩu nên sản lượng và kim ngạch cịn rất thấp. Sản lượng trung
bình sản phẩm thép chịu lực chỉ đạt khoảng 205 tấn trên năm, một con số tương
đối thấp. Hơn nữa do chưa có chiến lược xuất khẩu rõ ràng nên có thể dễ dàng
nhìn từ bảng ta thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này tăng
giảm không ổn định qua các năm. Bước sang năm 2009 khi nền kinh tế thế giới
phục hồi thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này của Công ty có
xu hướng tăng nhưng cũng chỉ tăng chậm với tốc độ trung bình tăng của mỗi sản
phẩm vào khoảng 10%. Tuy nhiên bước sang các năm kế tiếp sản lượng và kim
ngạch của các sản phẩm này lại duy trì mức cũ hoặc giảm chút ít. Qua đây có thể
thấy chiến lược xuất khẩu của Công ty chủ yếu tập trung vào hai sản phẩm thép
mạ kẽm và thép mạ màu và các sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu kèm với hai sản
phẩm thép mạ màu và mạ kẽm.

20


2.1.2 Thị trường xuất khẩu
2.1.2.1 Thị trường xuất khẩu sản phẩm thép mạ kẽm
Thị trường xuất khẩu sản phẩm thép mạ kẽm của Công ty là các nước thuộc
châu Á như Indonesia, Malaysia, Myanma, Campuchia… và một số nước khác.
Trong đó Indonesia và Malaysia là hai nước nhập khẩu sản phẩm thép mạ kẽm
nhiều nhất của Công ty
Bảng 2.5- Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phẩn
luyện kim đen Thăng Long sang một số nước châu Á giai đoạn 2008-6
tháng đầu năm 2012
Đơn vị: Tấn & Nghìn USD

Năm

2012
(Quý 1 & 2)
Sản Kim Sản Kim Sản Kim Sản Kim Sản Kim
lượng ngạch lượng ngạch lượng ngạch lượng ngạch lượng ngạch
2008

2009

2010

2011

Nước
Indonesia

437

528

589

568,3

677

677,4

701


699

305

300,5

Malaysia

135

157

195

198

278

288,4

434

410,5

245

234,5

Myanma


52

59,4

78

77,2

143

154,7

195

183,5

83

78

Campuchi
a
Thị trường
khác

43

48,75


92

99,4

137

135,3

179

167

92

91

34

34,4

64

65,5

97

92,1

95


86,5

43

41

(Nguồn: Công ty cổ phần luyện kim đen Thăng Long)
Thị trường Indonesia là thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm thép mạ
kẽm lớn nhất của Cơng ty. Nhìn vào bảng có thể dễ dàng nhận ra đây là thị
trường tiềm năng của Công ty. Sản lượng thép mạ kẽm của Công ty xuất sang
Indonesia ln tăng qua các năm bình qn đạt vào khoảng 600 tấn một năm.
Kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình vào khoảng 618 nghìn USD trên năm. Đây
là một kết quả đáng khích lệ trong thời buổi kinh tế cịn gặp nhiều khủng hoảng
như hiện nay. Theo dự báo có thể sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm thép của Công ty sang Indonesia sẽ tiếp tục tăng do Việt Nam chúng ta sẽ
được hưởng mức thuế suất nhỏ hơn so với thời điểm hiện tại. Nhìn vào bảng ta
thấy sản lượng và kim ngạch sản phẩm thép mạ kẽm sang thị trường Indonesia
tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 sản lượng tăng 35% so với năm 2008 đạt
mức 589 tấn và kim ngạch đạt 568,3 nghìn USD. Đến năm 2010 sản lượng đạt
677 tấn và kim ngạch đạt 677,4 nghìn USD. Trong 6 tháng đầu năm 2012 sản
21


lượng xuất khẩu của Công ty cũng đạt được 305 tấn và kim ngạch đạt 300,5
nghìn USD.
Thị trường Malaysia là thị trường đứng thứ hai trong việc nhập khẩu sản
phẩm thép mạ kẽm của Công ty. Tuy nhỏ hơn về sản lượng nhưng thị trường
này lại chứng kiến một tốc độ gia tăng qua các năm lớn hơn so với thị trường tại
Indonesia, điều này cho thấy thị trường Malaysia là một thị trường đầy tiềm
năng và triển vọng của Cơng ty. Điển hình có thể thấy trong 6 tháng đầu năm

2012 sản lượng đạt mức 245 tấn và kim ngạch đạt 234,5 nghìn USD. Sản lượng
và kim ngạch xuất sang thị trường này đã xấp xỉ bằng so với thị trường
Indonesia. Điều này một lần nữa cho thấy thị trường Malaysia là thị trường
Công ty cần chú trọng và đầu tư để sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có thể
tăng hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Thị trường Myanma là thị trường lớn thứ ba của Công ty. Sản lượng thép
mạ kẽm xuất sang thị trường này đạt trung bình vào khoảng 130 tấn trên năm và
kim ngạch đạt khoảng 120 nghìn USD. Có thể nói với sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường Myanmar đạt được như vậy là đáng ghi nhận của
Công ty nguyên nhân là do thị trường Myanmar còn nhỏ và vấn đề tham gia vào
thị trường cịn gặp nhiều khó khăn do chính sách của Myanmar cịn gây nhiều
trở ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Thị trường Campuchia là thị trường lớn thứ tư của Công ty với sản lượng
đạt 179 tấn năm 2011 và kim ngạch đạt 110 nghìn USD.
Các thị trường khác nhìn chung tốc độ tăng trưởng của sản lượng và kim
ngạch cũng tăng tuy nhiên các thị trường này chỉ đóng một phần nhỏ trong tồn
bộ sản phẩm của Công ty.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thép của Công ty năm 2011 được biểu diễn
trên biểu đồ như sau:

22


×